TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
HUỲNH MINH TRÍ
TÌNH
NHIỄM
Trung tâm Học
liệuHÌNH
ĐH Cần
ThơSTAPHYLOCOCCUS
@ Tài liệu học tậpAUREUS
và nghiên cứu
VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN CHÓ BỊ BỆNH VIÊM
TỬ CUNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ, Tháng 7/2006
Mục Lục
Trung
Lời Cảm Tạ................................................................................................................i
Mục Lục ...................................................................................................................ii
Danh Sách Biểu Bảng ..............................................................................................iv
Danh Sách Hình........................................................................................................ v
Tóm Lược................................................................................................................vi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 2
2.1 Nguyên nhân bệnh viêm tử cung ............................................................ 2
2.1.1 Staphylococcus aureus....................................................................... 2
2.1.2 Escherichia coli............................................................................... 12
2.2 Triệu Chứng ......................................................................................... 15
2.2.1 Viêm tử cung cấp tính....................................................................... 15
2.2.2 Viêm nội mạc tử cung mãn tính ........................................................ 15
2.2.3 Tử cung tích mủ ............................................................................... 16
2.3 Chẩn đoán .............................................................................................. 16
2.4 Phòng bệnh và trị bệnh ........................................................................... 16
2.4.1 Phòng bệnh........................................................................................ 16
tâm Học
liệu
ĐH ............................................................................................
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4.2
Trị Bệnh
17
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................... 18
3.1 Phương tiện thí nghiệm ........................................................................... 18
3.1.1. Địa điểm............................................................................................ 18
3.1.2. Thơi gian ........................................................................................... 18
3.1.3. Hóa chất ............................................................................................ 18
3.1.4. Môi trường ........................................................................................ 18
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................... 18
3.1.6. Máy móc thiết bị................................................................................ 18
3.1.7. Các loại kháng sinh ........................................................................... 18
3.2.8 Phương pháp lấy mẫu ......................................................................... 18
3.2.9 Phương pháp nuôi cấy phân lập .......................................................... 18
3.2.10 Phương pháp làm kháng sinh đồ ....................................................... 21
3.2. Phương pháp thí nghiệm......................................................................... 22
3.2.1 Cở mẫu............................................................................................... 22
3.2.2 Phương pháp thống kê ........................................................................ 22
ii
Chương 4 Kết Quả Thảo Luận ............................................................................ 23
4.1 Tỷ Lệ viêm tử cung của chó theo lứa tuổi................................................ 23
4.2 Tỷ lệ viêm tử cung của chó theo giống .................................................... 23
4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli trên dịch
viêm tử cung và dịch bình thường của chó. ............................................................. 24
4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli trên dịch
viêm tử cung của chó theo lứa tuổi.......................................................................... 25
4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli trên dịch
viêm tử cung của chó theo giống............................................................................. 26
4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli trên dịch
viêm tử cung ở chó tơ và chó sinh sản..................................................................... 27
4.7 Kết quả sự nhạy cảm đối với kháng sinh của các các vi khuẩn phân lập
được trên dịch viêm tử cung và dịch bình thường của chó....................................... 30
Chương 5
KẾT LUẬN VA ĐỀ NGHỊ................................................................ 32
5.1. Kết Luận ................................................................................................. 32
5.2. Đề Nghị................................................................................................... 32
Tài Liệu Tham Khảo............................................................................................... 33
Phụ Chương............................................................................................................ 34
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
Danh Sách Biểu Bảng
Bảng 1: Tỷ lệ viêm tử cung của chó theo lứa tuổi.................................................... 23
Bảng 2: Tỷ lệ viêm tử cung của chó theo giống....................................................... 23
Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E. coli và nhiễm ghép trên dịch viêm
tử cung và dịch bình thường của chó....................................................................... 24
Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E. coli và nhiễm ghép trên dịch viêm
tử cung của chó theo lứa tuổi ................................................................................. 25
Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E. coli và nhiễm ghép trên dịch viêm
tử cung của chó theo giống ..................................................................................... 26
Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E. coli và nhiễm ghép trên dịch viêm
tử cung ở chó tơ và chó sinh sản ............................................................................. 27
Bảng 7: Kết quả sự nhạy cảm đối với kháng sinh của Staphylococcus aureus......... 30
Bảng 8: Kết quả sự nhạy cảm đối với kháng sinh của E.coli. .................................. 30
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
Danh Sách Hình
Hình 1: Khuẩn lạc E.coli trên môi trường EMB ...................................................... 28
Hình 2: Phản ứng lên men đường Mannitol của Staphylococcus aureus.................. 28
Hình 3: Phản ứng đông Huyết Tương của Staphylococcus aureus........................... 29
Hình 4: Phản ứng sinh hoá của E.coli...................................................................... 29
Hình 5: Kết quả kháng sinh đồ................................................................................ 31
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
Tóm Lược
Trung
Bệnh viêm tử cung chó là một trong những bệnh thường xảy ra đối với
chó cái sau khi sinh sản hay phối giống. Nó do nhiều nguyên nhân mà một trong
những nguyên nhân quan trọng thường gặp đó là sự nhiễm khuẩn Staphylococcus
aureus và E. coli. Nó gây thiệt hại trên chó và có khả năng gây nhiễm khuẩn cho
người chủ nuôi. Qua thời gian thực hiện đề tài “ Tình hình nhiễm Staphylococcus
aureus và Escherichia coli trên chó bị bệnh viêm tử cung tại Thành Phố Cần Thơ”
chúng tối rút ra được một số vấn đề sau: trong 40 chó bị viêm tử cung đem đến điều
trị tại Bệnh Xá Thú Y có tỷ lệ viêm tử cung cao nhất ở giống chó ta (40%) và trong
giai đoạn 3 - 6 năm tuổi (37,5%) và thấp nhất là giai đoạn dưới 1 năm tuổi (10%).
Qua 100 mẫu khảo sát cho thấy tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus là 53%, E. coli
là 27% và nhiễm ghép là 15%, tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E. coli và nhiễm
ghép trên dịch viêm là (65%, 32,5%, 20%) cao hơn ở dịch bình thường (45%,
23,3%, 11,7%), tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus, E. coli và nhiễm ghép trên dịch
viêm không phụ thuộc vào giống, lứa tuổi và cả ở chó tơ và chó sinh sản.Vi khuẩn
Staphylococcus aureus nhạy cảm với Norfloxacin (83%) và Cephalexin (60,4%). Vi
khuẩn E. coli nhạy cảm với Gentamycin (81,8%), Ciprofloxacin (70,4%) và
tâm
Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cephalexin
(55,65%).
vi
Chương 1
Trung
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa con người đã thuần hóa và nuôi dưỡng chó sớm nhất, nhằm mục
đích là đi săn hay giữ nhà. Ngày nay chó đã trở thành con vật cưng, là người bạn
thân thiết của con người. Nó được con người chăm sóc, gần gũi và vui đùa với
chúng sau những giờ lao động vất vả.
Một số loài vi khuẩn sống trong môi trường và cơ thể của chó là những
nguy cơ truyền bệnh cho người. Trong đó có các loài vi khuẩn Staphylococcus
aureus, E. coli là loài vi khuẩn gây viêm mủ và những bệnh nguy hiểm khác cho
người như nhiễm khuẩn huyết, viêm da, viêm phổi, nhiễm độc thưc ăn, viêm ruột….
Các loại vi khuẩn này thường khu trú ở niêm mạc của gia súc, khi sức đề
kháng của cơ thể giảm và gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sinh sản, phát triển đủ
số lượng để gây bệnh cho gia súc. Trong đó thường gặp là bệnh viêm tử cung chó
xảy ra sau những ca đẻ khó hoăc đôi khi cả những ca đẻ bình thường hay cả trên
chó tơ chưa từng sinh sản. Bệnh này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh về sinh sản
chiếm 48.6% ở Tp Cần Thơ (Nguyễn Văn Hào,2001)
Hiện nay do người dân sử dụng nhiều loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn
rộng để phòng ngừa hay trị bệnh cho gia súc, gia cầm không theo một liệu trình
thích hợp. Do đó dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của nhiều loại vi khuẩn.
tâm
liệuýĐH
Thơ
tậpTình
và Hình
nghiên
cứu
ĐượcHọc
sự đồng
của Cần
bộ môn
thú @
y tôiTài
tiếnliệu
hànhhọc
đề tài:
Nhiễm
Staphylococcus aureus và Escherichia coli Trên Chó Bị Bệnh Viêm Tử Cung
Tại Thành Phố Cần Thơ
Mục đích là :
Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli trên chó bị
viêm tử cung và tỷ lệ mang trùng trên chó không viêm nhiễm
Kiểm tra sự nhạy cảm đối với kháng sinh của các chủng Staphylococcus
aureus và E. coli phân lập được.
1
Chương 2
Trung
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bệnh viêm tử cung chó thường xảy ra sau những ca đẻ khó khăn hay đôi
khi cả ở những ca đẻ bình thường. Bệnh viêm tử cung có nhiều dạng như viêm nội
mạc tử cung mãn tính, viêm tử cung cấp tính và bệnh tích mủ tử cung.
2.1 Nguyên nhân bệnh viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung thường xảy ra sau khi đẻ với những trường hợp như
thao tác đở đẻ, can thiệp sản khoa trong các ca đẻ khó, sẩy thai, nhiễm trùng thai,
sót nhau nó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhiễm và gây bệnh. Một số biến cố
làm cho tử cung không co bóp, kết quả là tử cung phình to, mềm nhũn, các nếp gấp
tử cung dãn nở tạo điều kiện cho vi khuẩn khu trú và gây bệnh. (Bloomberg, Dee,
Taylor, 1998)
Viêm tử cung củng có thể xảy ra trong lúc phối giống hay con đực bị viêm
cơ quan sinh dục, trong lúc gieo tinh nhân tạo hay phối giống nhiều lần trong một
chu kỳ
Viêm tử cung thường do một số loài vi khuẩn mà thường gặp nhất là
Staphylococcus aureus và E. coli (Vương Đức Chất, Lê Thị Tài, 2004)
2.1.1 Staphylococcus aureus
Tụ cầu khuẩn là loại vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng đám hình chùm nho.
tâm
@ Tài
liệu học
tập và nghiên
cứu
TheoHọc
hội liệu
nghị ĐH
quốc Cần
tế về Thơ
xếp loại
Micrococcus
(Warsaw,1975)
thì giống
Staphylococcus bao gồm 3 loại: Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidis và Staphylococcus saprophyticus.
Staphylococcus aureus là loài gây bệnh thường gặp nhất, nó có vai trò và ý
nghĩa đối với y học, thú y học, khỏang 30% người khỏe mạnh mang Staphylococcus
aureus ở trên da và ở trên niêm mạc. Khi có những tổn thương trên da và niêm
mạc hay những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng Staphylococcus aureus dễ
dàng xuất hiện.
Staphylococcus aureus cũng gây nên nhiễm trùng ở các loài gia súc nhất là
trong cơ sở chăn nuôi tập trung có mật độ đàn gia súc lớn gây nhiều thiệt hại về
kinh tế đáng kể.
Những nhiễm trùng do Staphyloccus aureus có thể gây nên nhiều biểu hiện
khác nhau như: các nhiễm trùng da, tổ chức dưới da, hay trong các cơ quan nội tạng
gây mưng mủ điển hình, một số trường hợp chuyển sang huyết nhiễm trùng, chứng
bại huyết. Staphylococcus aureus còn hình thành độc tố ruột trong thực phẩm, do đó
có thể gây chứng nhiễm độc ( Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương, 1997).
Da và niêm mạc là nơi khu trú chủ yếu của tụ cầu khuẩn, ngoài ra còn có các
tổ chức khác như long móng, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lổ chân lông, mũi, mắt, họng,
niêm mạc đường tiêu hóa. Thực tế người ta gọi tụ cầu khuẩn là vi khuẩn ký sinh của
da, niêm mạc và đường tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2
* Hình thái và tính chất bắt màu
Tụ cầu khuẩn hình cầu, đường kính 0,7 - 1µm, không di động, không sinh
nha bào và thường không có vỏ nhày, không có lông.
Trong bệnh phẩm, tụ cầu thường xếp thành từng đôi, từng đám nhỏ hình
chum nho. Trong canh khuẩn chúng thường xếp thành từng đám giống hình chùm
nho.
Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu G +.
* Đặc tính nuôi cấy
Tụ cầu sống hiếu khí hay kỵ khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp là 32 – 370C,
pH thích hợp 7,2 -7,6. Dễ mọc trong các môi trường nuôi cấy thông thường.
- Môi trường nước thịt
Sau khi cấy 5-6 giờ vi khuẩn đã làm đục môi trường, sau 24 giờ môi trường
đục rõ hơn, lắng cặn nhiều, không có màng.
Trung
- Môi trường thạch thường
Sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to, dạng S
(Smouth), mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ nhẵn đều, khuẩn lạc có màu trắng, vàng thẩm
hay vàng chanh. Màu sắc của khuẩn lạc là do vi khuẩn sinh ra, sắc tố này không tan
trong nước, căn cứ vào màu sắc khuẩn lạc, Nguyễn Vĩnh Phước (1976) và Taylor
(1990)
cho liệu
rằng chỉ
khuẩn Thơ
lạc của@
Staphylococcus
aureus
có màu
vàng thẩm cứu
là
tâm
Học
ĐHcó Cần
Tài liệu học
tập
và nghiên
có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc màu vàng chanh và
màu trắng không có độc lực và không gây bệnh.
- Môi trường thạch máu
Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành những khuẩn
lạc tròn, lồi, nhẵn, và đục mờ. Nếu là tụ cầu loại gây bệnh sẽ gây hiện tượng dung
huyết dạng β xung quanh khuẩn lạc. Khuẩn lạc có thể sinh sắc tố trắng, vàng hoặc
vàng chanh.(Carter, 1975).
- Môi trường thạch Chapman
Đây là môi trường đặc biệt dùng để nuôi cấy và phân lập tụ cầu.
Môi trường Chapman là môi trường thạch có 750/00 muối ăn và 100/00
mannitol màu vàng cam. Khi cấy tụ cầu vào môi trường thạch Chapman nếu là tụ
cầu gây bệnh sẽ lên men đường mannitol làm pH thay đổi (pH=6,8) môi trường
Chapman trở nên vàng, nếu là tụ cầu không gây bệnh, sẽ không lên men đường
mannitol (pH=8,4) môi trường Chapman không đổi màu.
- Môi trường Gelatin
Cấy môi trường theo đường cấy trích sâu, nuôi ở nhiệt độ 200C sau 2-3
ngày Gelatin bị tan chảy ra tạo thành phiểu ở giữa, phần đản bạch ở keo bị tan là do
một thứ men làm tan keo. Staphylococcus aureus làm tan Gelatin rất rõ.
3
* Đặc tính sinh hóa
Tụ cầu có thể lên men đường glucose, lactose, levulose, mannose,
saccharose… Không lên men inulin, riffinose, salicin, galactose.
Catalase dương tính. Enzyme này xúc tác gây phân gi ải H2O2 => O2 + H2O.
Catalase có ở tất cả tụ cầu mà không có ở liên cầu.
Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã
được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt Staphylococcus
aureus với các tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các chủng Staphylococcus aureus.
Hoạt động của coagulase như Thrombokianase tạo thành một áo fibrinogen trong
huyết tương.
Coagulase có hai loại: một loại tiết ra môi trường gọi là coagulase tự do và
một loại bám vào vách tế bào gọi là coagulase cố định. Chúng có tác dụng tạo ra các
cục máu đông xung quanh tế bào vi khuẩn. Do vậy Staphylococcus aureus tránh
được tác dụng của kháng thể và thực bào. Trong các mao mạch các cục máu đông
này gây viêm tắc mao mạch.
Các phản ứng khác: Indol âm tính, H 2S âm tính, MR dương tính, hoàn
nguyên Nitrat thành Nitrit (Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, 2001).
Vi khuẩn có thêm men phosphatase và desoxyribonuclease là enzyme phân
giải ADN.
* Cấu
trúcĐH
kháng
nguyên
Trung tâm Học
liệu
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cấu trúc kháng nguyên của Staphylococcus aureus là hỗn hợp của hơn 30
loại kháng nguyên. Kháng nguyên bề mặt ở thành tế bào gồm: kháng nguyên thân O
chủ yếu gồm 2 loại là peptidoglican và protein A.
Peptidoglican là một polysaccharit của thành tế bào có tác dụng giữ cho
thành tế bào vững chắc đồng thời kích thích monocyte sản xuất Interleukin để lôi
cuốn thực bào thực hiện quá trình thực bào. Peptidoglican kích thích cả hai loại
miễn dịch tế bào và dịch thể.
Protein A là kháng nguyên đặc biệt có ở các chủng Staphylococcus aureus,
90% protein A được tạo thành trong tế bào kết hợp với peptidoglican. Ở hầu hết các
loài động vật protein A kích thích tạo kháng thể kết hợp bổ thể.
Sở dĩ kháng nguyên này mang tên protein A là vì protein này gắn được
phần Fc của IgG, điều này dẫn tới làm mất tác dụng của IgG, chủ yếu là mất đi
opsonin hóa (opsonisation) nên làm giảm thực bào. Sự gắn Fc của IgG cũng làm
mất đi vị trí để bổ thể có thể gắn trên bề mặt và hoạt hóa theo đường thay đổi, làm
giảm tác dụng bảo vệ cơ thể. Những Staphylococcus aureus sản sinh ra nhiều
protein A thì tác dụng thực bào giảm đi rõ rệt (Lê Huy Chính, 2003).
Ngoài ra còn có acid teichoic là kháng nguyên ngưng kết chủ yếu cùa tụ
cầu và làm tăng tác dụng hoạt hóa bổ thể. Đây còn là chất bám dính của tụ cầu vào
niêm mạc mũi. Acid này gắn vào polysaccharide vách tụ cầu. Đây là kháng nguyên
O.
4
Kháng nguyên Adherin (yếu tố bám): giống như nhiều loại vi khuẩn khác,
tụ cầu có protein bề mặt đặc hiệu, có tác dụng bám vào receptor đặc hiệu tế bào.
Adherin có thể là các protein: laminin, fibrionectin, collagen. Sự bám này có liên
quan đến sự định vị của tụ cầu trên mô, sự xâm nhập và chống thực bào.(Tô Minh
Châu, Trần Thị Bích Liên, 2001).
Trung
* Các loại độc tố
Độc tố dung huyết
Là loại ngoại độc tố có thể làm tan hồng cầu thỏ dê và ở các động vật khác.
ở canh trùng nước thịt sau 3-4 ngày đã có nhiều độc tố, sau 7-10 ngày thì độc tố lên
đến mức cao nhất. Độc tố dung giải có thể thông qua lọc, dung huyết tố không chịu
được nóng, bị nhiệt độ 65oC tiêu diệt sau 30 phút.
Khi cấy tụ cầu vào thạch máu có 5% máu cừu hoặc thỏ thì thấy tan huyết rõ
rệt. Để tủ ấm 360C sau 24 giờ thì thấy chung quanh khuẩn lạc có một vòng dung
huyết .
Dung huyết tố của tụ cầu là một kháng nguyên hoàn toàn nếu tiêm độc tố
với liều không làm chết động vật vào cơ thể thỏ hoặc động vật thì sản sinh một thứ
kháng độc tố đặc hiệu gọi là kháng dung giải tố của tụ cầu. Khi thí nghiệm thấy
kháng dung giải tố có thể trung hòa dung giải tố của tụ cầu (ứng dụng chuẩn độ
dung giải tố của tụ cầu).
Có 4 loại chính
0
Dung
huyết
anpha (α)
gây @
dungTài
giải liệu
hồng cầu
ở 37và
C. Dung
huyết cứu
tố
tâm Học
liệu
ĐHtố Cần
Thơ
họcthỏtập
nghiên
này cũng gây hoại tử da và gây chết. Đây là loại ngoại độc tố, bản chất là protein,
bền với nhiệt độ là một kháng nguyên hòan toàn gây hình thành kháng th ể kết tủa
và kháng thể trung hòa. Dưới tác dụng của formone và nhiệt độ nó biến thành giải
độc tố có thể dùng làm vaccine.
Dung huyết tố beta (β) gây ly giải hồng cầu cừu ở 40C dung huyết tố này
kém độc hơn dung huyết tố anpha.
Dung huyết tố denta (δ) gây dung giải hồng cầu người, cừu , thỏ, ngựa và
gây hoại tử da.
Dung huyết tố gamma (γ) khác với các loại trên, loại này không tác động
lên hồng cầu ngựa.
Trong 4 loại trên thì dung huyết tố anpha là đặc điểm cần thiết của các
chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh.
Độc tố diệt bạch cầu
Làm cho bạch cầu chết, không hoạt động biến thành không bào, tan rã
thành hạt, mất tính di động, nhân bị phá hủy. Độc tố diệt bạch cầu giữ vai trò quan
trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.
Độc tố bạch cầu thông qua lọc, ít chịu nhiệt hơn độc tố dung huyết, ở nhiệt
độ 56- 58oC đã bị phá hoại.
5
Độc tố hoại tử
Chế bằng cách lọc canh trùng tụ cầu. Tiêm vào thỏ độc tố pha lõang
(0,2 ml) qua 24h ở chỗ tiêm phát sinh phản ứng hoại tử, chung quanh nóng và ứ
máu.
Độc tố làm chết ( hay độc tố tác động toàn thân)
Nếu tiêm vào tĩnh mạch động vật cảm nhiễm nước lọc canh trùng tụ cầu thì
sẽ sinh ra độc tố làm chết con vật. Với lượng 0,1- 0,75 ml có thể làm chết con thỏ
nặng 1kg. Sau khi tiêm 15ml, thỏ bị co giật rất mạnh, thở khó, mê man rồi chết, nếu
độc tố không mạnh lắm thì chuột sẽ chết sau 1 ngày.
Độc tố ruột (Enterotoxin)
Độc tố ruột chỉ do một số chủng tụ cầu tiết ra, nó gây nên các bệnh đường
tiêu hóa: nhiễm độc do thức ăn , viêm ruột cấp.
Độc tố ruột có 4 loại trong đó có 2 loại đã biết.
Độc tố ruột A: tạo ra do 1 chủng phân lập trong quá trình nhiễm độc thức
ăn
Độc tố ruột B: tạo ra do 1 chủng phân lập trong các bệnh nhân viêm ruột.
Độc tố ruột là những loai độc tố bền với nhiệt độ và không bị phá hủy bởi
dịch vị (Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương, 1997).
Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc (Toxic shock syndrome toxinTSST)
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Độc tố này khó phân biệt với Enterotoxin F của tụ cầu vàng. TSST kích
thích giải phóng TNF (Tumor necrosis factor) và các interleukin I,II. Cơ chế gây
shock gống như nội độc tố.
Exfoliatin toxin hay Epidermolytic toxin
Đây là ngoại độc tố nó gây hội chứng phổng rộp và chốc lở da (seaded skin
syndrome) ở trẻ em. Hội chứng này đã được biết khá lâu, nhưng mãi đên năm 1971
người ta mới biết đến Exfoliatin. Độc tố này được tạo bởi gen của 85% các chủng tụ
cầu vàng (Staphylococcus aureus) thuộc loại phage nhóm 2. Nó gồm 2 loại A và B
và đều là polypeptide có trọng lượng phân tử là 2400 dalton và có tính đặc hiệu
kháng nguyên riêng biệt. Loại A bền vững với nhiệt độ 1000C/20 phút, còn loại B
thì không. Có thể xác định chúng bằng kỹ thuật ELISA hay miễn dịch khuếch tán.
Kháng thể đặc hiệu có tác dụng trung hòa độc tố này.
Alphatoxin
Độc tố này gây tan bào các bạch cầu có nhân đa hình và tiểu cầu, từ đó gây
ra các ổ apxe, gây hoại tử da và tan máu. Alphatoxin là một loại protein trọng lượng
phân tử 33.000-36.000 dalton. Nó gắn kết trên màng tế bào và thể hiện các thuộc
tính hoạt động bề mặt.
Độc tố của nó có tính kháng nguyên nhưng kháng thể của nó không có tác
dụng chống nhiễm khuẩn.
6
Ngoại độc tố sinh mủ (pyogenic exotoxin)
Vào 1979, Sehlivent và cộng sự đã tách biệt được một độc tố từ tụ cầu
vàng. Về phương diện độc tố này tương tự pyogenic exotoxin của liên cầu. Protein
ngoại độc tố này có tác dụng sinh mủ và phân bào lymphocyte, đồng thời nó làm
tăng nhạy cảm về một số phương diện đối với nội độc tố như gây shock và hoại tử
cơ gan, cơ tim.
Sau đó người ta phân biệt được 3 loại pyogenic exotoxin ký hiệu là A,B,C.
Ba loại này khác nhau về trọng lượng phân tử (theo thứ tự:12000,18000 và 22000
dalton) về tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng giống nhau về khả năng sinh mủ và
phân bào. (Lê Huy Chính, 2003)
* Các loại enzyme
Trung
Men đông huyết tương (coagulase)
Men này làm đông huyết tương của người và thỏ, nó tác dụng lên globulin
trong huyết tương
Men này là một protein bền vững với nhiệt độ có tính kháng nguyên yếu.
Coagulase là một yếu tố cần thiết của các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây
nên các huyết cục trong tĩnh mạch và gây nên nhiễm khuẩn huyết .
Ngoài ra còn có coagulase cố định, nó tác động trực tiếp lên Fibrinogen,
chất Học
này gắn
vào ĐH
vi khuẩn
tạoThơ
thành @
một Tài
loại vỏ
xung
quanh
vi khuẩn
giúp cho cứu
vi
tâm
liệu
Cần
liệu
học
tập
và nghiên
khuẩn chống lại hiện tượng thực bào
Lấy tụ cầu khuẩn trong canh trùng cho vào huyết tương thỏ hay người có
citrat natri trộn đều rồi để tủ ấm 24 giờ thì thấy huyết tương bị đông lại.
Men làm tan tơ huyết (Fibrinolyzin hay Staphylokinase)
Đây là một loại men đặc trưng cho các chủng gây bệnh ở người. Muốn có
loại men này người ta phải nuôi lên vi khuẩn trong vài ngày sau khi vi khuẩn đã
mọc. Những chủng tụ cầu tiết ra men này phát triển trong cục máu, làm cục máu vỡ
thành những mảnh nhỏ, những mảnh này dời chỗ và gây tắc mạch nhỏ hoặc gây
mưng mủ, đôi khi gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn di căn. Có thể dùng rượu hay
axeton làm kết tủa loại men này.
Men Deoxyribonuclease
Đây là loại men có khả năng thủy phân Acid deoxyribonucleic và gây tổn
thương các tổ chức.
Men Hyaluronidase
Men này có tác dụng thủy phân Acid hyarominic là chất cơ bản của mô liên
kết, giúp vi khuẩn lan tràn trong cơ thể.
7
Men Penicilinase
Men này có thể có ở tụ cầu gây bệnh, men này làm cho Penicillin mất tác
dụng. Đây là cơ chế cần thiết của sự kháng Penicillin.
* Sức đề kháng
Vi khuẩn không có nha bào nên đối với các nhân lý hóa đề kháng kém.
Nhiệt độ 700C diệt vi khuẩn trong môi trường trong 1 giờ, 800C trong vòng
10 – 30 phút, đun sôi 1000C vài phút vi khuẩn mới chết.
Vi khuẩn đề kháng với sự khô lạnh và đóng băng. Ở nơi khô ráo vi khuẩn
sống trên 200 ngày. Đối với chất sát trùng acid Fenic 3-5% giết vi khuẩn sau 3-15
phút. HgCl2 10/00 giết vi khuẩn trong 30 phút hay lâu hơn, 0,50/00 trong 1 giờ.
Formol 1% trong 1 giờ, cồn nguyên chất không có tác dụng đối với tụ cầu
khuẩn, cồn 700 diệt vi khuẩn trong vài phút. Tím gentian 1/300000 có thể ngăn
được tạp khuẩn phát triển (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Trung
* Sự kháng kháng sinh
Sự kháng kháng sinh của tụ cầu vàng là một đăc điểm rất đáng lưu ý. Đa số
tụ cầu kháng Penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được penicillinase nhờ gen của
R.plasmid. Một số còn kháng lại được Methicillin gọi là Methicillin resistance
Staphylococcus aureus (viết tắc là MRSA), do nó tạo ra các protein gắn vào vị trí
tác động của kháng sinh. Hiện nay một số rất ít tụ cầu còn đề kháng được với
Cephalosporin
thế hệ.
Kháng
sinh@
đượcTài
dùngliệu
hiện học
nay làtập
Vancomycin.
tâm
Học liệucácĐH
Cần
Thơ
và nghiên cứu
Sự dung nạp kháng sinh năm 1977 người ta ghi nhận rằng một số chủng
Staphylococcus aureus, mặt dù bị ức chế bởi Penicillin ở các nồng độ thông thường,
nhưng nó chỉ bị diệt ở các nồng độ cao hơn. Hiện tượng này gọi là sự dung nạp
kháng sinh, cơ chế của sự dung nạp chưa hoàn tòan rõ, nhưng nó liên quan đến sự
không tan bào của các chủng vi khuẩn này khi có mặt của kháng sinh ở nồng độ
nhạy cảm bình thường. Có lẽ vi khuẩn đã ức chế được hiện tuợng tan bào. Sự dung
nạp kháng sinh đã được phát hiện trong trường hợp điều trị viêm nội tâm mạc.
Trong trường hợp này nên thay kháng sinh hay phối hợp kháng sinh (Lê
Huy Chính, 2003)
Sức kháng Penicillin G của những chủng Staphylococus gây bệnh thường
sản sinh ra penicillinase. Chúng được cấu thành hơn 70% ở những chủng
Staphylococcus phân lập được ở cộng đồng Mỹ. Và tính nhạy cảm với nhóm Beta
lactam kháng Penicillin là Cephalosporins hoặc Vancomycin. Còn sức kháng
Methicillin thì không phụ thuộc vào sự sản sinh Beta lactamase và sự phát hiện
trong một thành phần nhỏ của nhóm vi khuẩn. Đây là nền tảng đáng tin cậy và tần
suất bệnh thay đổi rất lớn ở những nước khác nhau (Mỹ nhỏ hơn 0,1%, Denmark
40%, 1970). (Jawetz, Melnick, 1980).
8
Ở Denmark sức kháng Nafcillin của Staphylococcus aureus chiếm 40% các
chủng phân lập được năm 1970 và chỉ có 10% năm 1980. Còn ở Mỹ sức kháng
Nafcillin của Staphylococcus aureus chỉ có 0,1% chủng phân lập năm 1990 và các
năm tiếp theo thì có đến 20-30% của các chủng phân lập được từ các nhiễm khuẩn ở
một vài bệnh viện.(Janetx, Melnick & Adelberg, 2001).
Trung
* Tính gây bệnh
Trong phòng thí nghiệm
Thỏ cảm nhiễm nhất
Tiêm vào tĩnh mạch thỏ canh trùng 38-48 giờ làm cho thỏ chết, nếu là độc
lực yếu thì 1-2 tuần mới chết vì chứng huyết nhiễm mủ, mổ khám thấy nhiều apxe
nhất là ở phủ tạng, thận, bắp thịt, xương, tủy, ở phổi ít có apxe, ở khớp xương, ở
lách không có. Lấy mủ ở bệnh tích phân lập được vi khuẩn đơn thuần
Nếu lấy tụ cầu khuẩn tiêm dưới da thì gây apxe cục bộ.
Trong thiên nhiên
Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng yếu
hay do sự nhiễm trùng trên da với vi khuẩn có độc lực mạnh gây hiện tượng sưng
mủ trên da hay niêm mạc, gây ung nhọt, apxe, viêm vú ở bò và cừu, nhiễm độc do
độc tố đường ruột ở người. Sự xâm nhập của vi khuẩn vào nang lông gây hoại tử da.
Khả năng gây bệnh của Staphylococcus aureus là do sự phối hợp của các
chất ngoại bào (enzyme và độc tố). Vi khuẩn có thể gây hiện tượng nhiễm trùng
máu Học
và có thể
đến Cần
các hiện
tượng@
nhiễm
viêm
viêm thận
tâm
liệuđưaĐH
Thơ
Tàitrùng
liệukhác
họcnhưtập
vàphổi,
nghiên
cứu
cấp, viêm màng nảo, viêm khớp ở ngựa, viêm tuyến sữa ở trâu bò và người, viêm
tủy xương và các xoang trong cơ thể. Như vậy nếu nhiễm trùng cục bộ nếu không
được điều trị, với vi khuẩn có độc lực cao sẽ đưa đến tử vong.
Tụ cầu khuẩn có thể theo đường máu gây ra mưng mủ ở nội tạng từ đó gây
ra bại huyết và nhiễm độc huyết
Trong các loại vật ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, lợn, cừu. Gia cầm
có sức đề kháng cao với tụ cầu khuẩn.
Một số bệnh ở chó do Staphylococcus aureus gây ra là: viêm tử cung cấp
tính, bệnh tích mủ tử cung, viêm vú có nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng
quang, viêm mủ nếp gấp, viêm da mỏm (Nguyễn Văn Biện, 2001).
* Miễn dịch
Miễn dịch thu được đối với tụ cầu nói chung là thấp. Hàng rào tế bào tự
nhiên, trong đó tế bào thực bào đóng vai trò quan trọng nhất.
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có xảy ra với việc tiết ra các
lymphokin và hoạt hóa đại thực bào. Tuy vậy nhưng không làm tăng sự diệt khuẩn.
Miễn dịch dịch thể cũng xuất hiện để chống lại các yếu tố độc lực (độc tố
và enzyme). Nhưng nó không có vai trò, ý nghĩa bảo vệ vì tụ cầu ít tiếp xúc với
kháng thể hoặc tế bào sản xuất kháng thể. Do vi khuẩn này ẩn trú trong các ổ apxe,
trong các cục Fibrin và trong các tế bào bạch cầu (Lê Huy Chính, 2003)
9
Thú nhiễm bệnh không có khả năng hình thành miễn dịch. Người ta thấy
rằng khi nhiễm lần thứ 2 có hiện tượng thực bào nhanh hơn. Một số loài gia súc có
thể hình thành Antitoxin trong sữa đầu.( Trần Thị Bích Liên, 2001)
Như vậy miễn dịch tích cực chống nhiễm tụ cầu ít có vai trò bảo vệ.
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán vi khuẩn học
Lấy bệnh phẩm
Lấy bệnh phẩm phải đúng qui cách, tuyệt đối vô trùng để tránh nhiễm các
vi khuẩn khác. Trong trường hợp lấy mủ trong các ổ apxe thì dùng xylanh hút mủ.
Kiểm tra dưới kính hiển Vi
Lấy bệnh phẩm (mủ) phiết kính, nhuộm Gram, soi kính thấy tụ cầu tập
trung thành hình chù nho.
Nuôi cấy phân lập
Cấy trên môi trường thạch máu (có 5% máu cừu) bệnh phẩm để phân lập
tụ cầu. Khi nghi là bại huyết thì lây máu cấy vào nước thịt theo tỷ lệ 0,2% có cho
thêm 0,25 đường Glucose. Sau khi cấy 18-20 giờ thì thấy tụ cầu mọc
Dựa vào tính chất nuôi cấy và phản ứng sinh hóa để quyết định.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tiêm động vật thí nghiệm
Để việc chẩn đoán được toàn diện hơn, có thể tiêm vào tĩnh mạch tai thỏ từ
1-2ml canh trùng non, thỏ chết sau 36-48 giờ.
Mục đích của việc chẩn đóan là xác định xem tụ cầu có gây bệnh hay không.
Cần kiểm tra các đặc tính sau đây:
Sinh sắc tố
Làm dung huyết
Làm đông huyết tương
Lên men đường Mannitol
- Chẩn đóan huyết thanh học
Bệnh do Staphylococcus aureus không có miễn dịch lâu dài do kháng thể
không tồn tại lâu trong cơ thể. Do đó trong công tác chẩn đóan, chẩn đóan huyết
thanh học không có giá trị thực tế nên người ta chẩn đoán vi sinh vật kết hợp với
các biểu hiện lâm sàng là chủ yếu.
10
* Phòng bệnh và chữa bệnh
- Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng vệ sinh: chủ yếu là giữ vệ sinh chung trong các thao tác
sản khoa, ngoại khoa phải đảm bảo vô trùng. Những vết thương phải được điều trị
để tránh trở thành chỗ xâm nhập của vi khuẩn gây nên nhiểm khuẩn nặng
Phòng bằng vaccine: có thể dùng vaccine tụ cầu chết hoặc vaccine giải
độc tố chế từ các chủng phân lập tại địa phương nơi có dịch gọi là vaccine chuồng.
Việc dùng vaccine phòng bệnh tụ cầu cho kết quả chưa cao nên ít được sử dụng.
Trung
- Chữa bệnh
Chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh
Do đặc điểm của tụ cầu rất dễ kháng thuốc, hoặc gặp phải chủng kháng
kháng sinh nên khi dùng thuốc kháng sinh ta nên làm kháng sinh đồ.
Những loại kháng sinh thường dùng:
Nhóm Beta lactamin: Penicillin, Methicillin, Oxallin. Các loại thuốc này
mất tác dụng khi tụ cầu có Penicillinase
Nhóm Aminoglycosides: trong đó thường dùng Kanamycin và Gentamycin
Chữa bệnh bằng Vaccine
Trong những trường hợp vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh người ta có thể
dùng vaccine để điều trị, vaccine thường dùng là vaccine tự liệu hoặc vaccine trị
liệu Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
Vaccine tự liệu là loại vaccine lấy chính chủng tụ cầu gây bệnh ở đàn gia
súc đó để sản xuất vaccine điều trị cho đàn gia súc đó
Vaccine trị liệu là loại vaccine dùng tụ cầu của nhiều chủng khác nhau để
chế vaccine.
* Một số nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus gây ra trên người
Nhiễm khuẩn ngoài da
Do tụ cầu vàng ký sinh trên da và niêm mạc mũi, nên có thể xâm nhập vào
các lổ chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dưới da. Sau đó gây nên các nhiễm khuẩn
sinh mủ như: mụn nhọt, đầu đinh, các ổ apxe, eczema, … Mức độ các nhiễm khuẩn
này phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và độc lực của vi khuẩn. Nhiễm tụ cầu
ngoài da thường gặp ở trẻ em và người suy giảm miễn dịch.
Nhiễm khuẩn huyết
Tụ cầu vàng là loài thường gây nhiễm khuẩn huyết nhất. Do chúng gây nên
các lọai nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn ngoài da. Từ đây vi khuẩn xâm
nhập vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết. Đây là loại nhiễm trùng rất nặng. Từ
nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng đi tới các cơ quan khác nhau và gây nên các ổ apxe
(gan, nảo, tủy xương) hoặc viêm nội tâm mạc, có thể gây viêm tắc tĩnh mạch. Một
số nhiễm trùng khu trú này trở thành viêm mãn tính như viêm xương.
11
Viêm phổi
Viêm phổi do tụ cầu vàng ít gặp. Nó chỉ xảy ra sau khi viêm đường hô hấp
do virus (như cúm) hoặc sau khi nhiễm khuẩn huyết. Tuy vậy cũng có viêm phổi
tiên phát do tụ cầu vàng ở những người suy yếu hay trẻ em
Tỷ lệ tử vong của bệnh này khá cao vì thế nó được coi là bệnh nặng.
Nhiễm khuẩn bệnh viện do tụ cầu
Thường rất hay gặp, nhất là đối với nhiễm trùng vết mổ, vết bỏng… Từ đó
dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Các chủng tụ cầu này có khả năng kháng kháng sinh
rất mạnh. Tỷ lệ tử vong của bệnh này rất cao.
Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp
Ngộ độc thức ăn tụ cầu có thể do ăn uống phải độc tố ruột của tụ cầu, hoặc
do tụ cầu vàng vốn cư trú ở đường ruột chiêm ưu thế về số lượng. Nguyên nhân là
do sau một thời gian dài bệnh nhân dùng kháng sinh có phổ hoạt rộng dẫn đến các
vi khuẩn chí bình thường của đường ruột nhạy cảm với kháng sinh bị tiêu diệt và
tạo điều kiện cho tụ cầu vàng (kháng kháng sinh) tăng trưởng về số lượng.
Triệu chứng của ngộ độc thức ăn do tụ cầu thường rất cấp tính. Sau khi ăn
phải thức ăn nhiễm độc tố tụ cầu từ 2-8 giờ, bệnh nhân nôn, đi ngoài dữ dội, phân
lẫn nước, càng về sau phân và chất nôn đều là nước. Do mất nhiều nước và điện giải
có thể dẫn đến shock.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hội chứng da phồng rộp (scalded skin syndrome)
Một số chủng tụ cầu vàng tiết ra độc tố exfoliatin gây viêm da hoại tử ly
giải và phồng rộp. Bệnh này thường gặp ở trẻ em mới đẻ và tiên lượng xấu.
2.1.2 Escherichia coli
Trực khuẩn ruột già E. coli còn có tên là Bacterium coli commune, Bacillus
coli communis được Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em.
E. coli thường xuất hiện sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh,
chúng thường ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày và ruột non. Trong nhiều trường
hợp còn tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
* Hình thái
E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2-3 * 0,6µm. Trong cơ thể
có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuổi ngắn. Có khi trong
môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4-8µm, những loại này thường
gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh thân,
nhưng một số không thấy di động, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô
12
* Tính chất bắt màu
Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẩm ở hai đầu
khoảng giữa nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể thấy giáp mô,
còn khi soi tuơi thì không thấy được
Trung
* Đặc tính nuôi cấy
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, một
số chủng có thể phát triển được ở các môi trường tổng hợp đơn giản nên người ta đã
chọn chúng làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học
E. coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yêm khí tuỳ tiện có thể sinh trưởng ở
nhiệt độ từ 5-400C, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH thích hợp là 7,2-7,4, có thể phát
triển được ở pH từ 5,5-8
Thạch thường: Sau 24 giờ hình thành khuẩn lạc tròn, uớt, không trong suốt
mà có màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành
gần như nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R
và M
Nước thịt : phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt, lắng
xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có mùi
phân thối
Trong môi trường Mueller Kauffman và môi trường lục Malasit: E. coli
không mọc.
Môi liệu
trườngĐH
Vinson
Blai:Thơ
E. coli@
bị ức
chếliệu học tập và nghiên cứu
tâm Học
Cần
Tài
(Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương, 1997)
Môi trường Endo: E. coli có khuẩn lạc màu đỏ ánh kim, bờ tròn đều, đường
kính 0,5mm
Môi trường EMB: E. coli có khuẩn lạc đỏ tía bờ tròn đều đường kính 0,5mm
Môi trường SS: E. coli có khuẩn lạc đỏ
Môi trường DA (Desoxycholate Agar): E. coli có khuẩn lạc có màu, dẹt, tròn
và khô đường kính 0,5mm (Lê Đình Hùng, 1997)
* Đặc tính sinh hoá
E. coli lên men sinh hơi các loại đường glucose, fructose, levulose, xylose,
rammose, mannitol, lactose.
Có thể lên men hoặc không lên men các loại đường saccharose, rafinose,
xalixin, esculin, dunxit, glyxerol
Không lên men dextrin, amidon, glycogen, inosit, α-metylglucosit (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977)
Tất cả E. coli đều lên men đường lactose nhanh và sinh hơi đó là đăc điểm
quan trọng mà người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella. Tuy nhiên
cũng có một vài chủng E. coli không lên men đường lactose
Sữa: đông sau 24-72 giờ ở 370C
Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông: không tan chảy
13
H2S âm tính, VP âm tính, MR dương tính, Indol dương tính, hoàn nguyên
nitrat thành nitrit
Trung
* Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên
O, H, K, kháng nguyên K cũng có nhiều loại L, A, B nên có nhiều tiếp huyết thanh
khác nhau
Kháng nguyên O: có tính chất giống như kháng nguyên O của các vi
khuẩn đường ruột khác. Phần lớn E. coli có kháng nguyên K phủ kín kháng nguyên
O nên khi còn sống vi khuẩn không gây ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng
Mỗi type vi khuẩn có một kháng nguyên O riêng, chúng có những yếu tố
khác nhau ghi bằng số I, II, III, IV, và có gần 150 type
Kháng nguyên H: kháng nguyên H của E. coli chỉ có một pha biểu thị
bằng số 1, 2, 3, 4
Kháng nguyên K: gồm ba loại L, A, B
Kháng nguyên L : ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi khuẩn
sống xảy ra, khi đun 1000C trong 1 giờ kháng nguyên H bị phá huỷ
Kháng nguyên A: ngăn hiện tượng ngưng kết O, kháng huyết thanh A
trộn với E. coli có kháng nguyên A gây hiện tượng phình vỏ, với nhiệt độ 1200C
trong 2 giờ kháng nguyên A mới bị phá huỷ
Kháng nguyên B: gồm nhiều thành phần B1, B2, B3, B4, B5. Kháng
nguyên
B cũng
ngưng
O của
vi khuẩn
đun 1000cứu
C
tâm
Học
liệungăn
ĐHkhông
CầnchoThơ
@kếtTài
liệu
học sống
tập xảy
và ra,
nghiên
trong 1 giờ kháng nguyên này bị phá huỷ một phần
Dựa vào cấu tạo kháng nguyên O, E. coli được chia làm nhiều nhóm, căn
cứ vào cấu tạo kháng nguyên O, K, H của E. coli lại chia làm nhiều type, mỗi type
đều được ghi thứ tự các yếu tố kháng nguyên O, K và H
Trong 28 type huyết thanh phổ biến có 8 chủng gây bệnh là O11B4, O86B7,
O55B5, O127B8, O26B6 (Mỹ), O128B12 (Anh), 408 và 145.
(Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương, 1997)
* Sức đề kháng
E. coli bị diệt ở nhiệt 550C trong 1 giờ, 600C trong 30 phút, đun sôi 1000C
chết ngay. Các chất sát trùng thông thường như acid phenic, biclorua thuỷ ngân,
formol, hydroperoxit 1 0/00 diệt vi khuẩn sau 5 phút
E. coli đề kháng với sự sấy khô
Tuy nhiên ở môi trường bên ngoài, các chủng E. coli độc có thể tồn tại
đến 4 tháng
* Tính gây bệnh
E. coli có sẵn trong ruột động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật kém đi, lúc động vật gầy yếu, chăm sóc quản lý kém, bị cảm lạnh
hay cảm nóng, mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh giun sán. E. coli thường gây bệnh
cho súc vật mới đẻ từ 2-3 ngày có khi từ 4-8 ngày.
14
* Chẩn đoán vi khuẩn và huyết thanh học
Dùng bệnh phẩm cấy trên các môi trường phân lập, quan sát hình thái
trên tiêu bản, làm các phản ứng huyết thanh ngưng kết và phản ứng sinh hoá, sau đó
thử độc lực trên động vật thí nghiệm.
* Phòng và trị
Do E. coli có rất nhiều type kháng nguyên nên việc chế vaccine và huyết
thanh phòng bệnh là hết sức phức tạp, người ta thường chế vaccine và kháng huyết
thanh đa giá, cũng có thể chế vaccine tại chổ.
Kháng sinh và các hợp chất Nitrofuran dùng trị đối với colibacillosis là
rất có hiệu quả.
Trong số kháng sinh thường sử dụng là biomycin, teramycin, xitomycin
Các hợp chất Nitrofuran gồm furazolidon và furazidin. Với furazolidon
có thể dùng với liều lượng 50mg/kg thể trọng đối với gia súc.
Cần chú ý việc điều trị phải tiến hành sớm mới đạt hiệu quả cao.
Có thể dùng Sulfamid dễ hấp thụ tác động chung như Sulfamerazin,
sulfathiazol, loại sulfamid ít hoà tan ít hấp thụ có tác động duy nhất đến ruột như
sulfaruanidin, phtalyl và succimyl sulfathiazol, sulfaxetamit và các loại kháng sinh
khác như : Streptomycin, Teramycin, Colimycin, Oreomycin …
Trung
2.2 Triệu chứng
2.2.1liệu
ViêmĐH
tử cung
cấpThơ
tính @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm Học
Cần
Sốt, suy nhược, biếng ăn, giảm lượng sữa, mất bản năng của con mẹ,
chất dịch chảy ra từ âm đạo có mủ, máu, mùi hôi thối
Thường có dấu hiệu đau vùng hông, con vật thường quay đầu về phía sau,
đi lại bồn chồn.
Nếu không điều trị kịp thời dịch từ tử cung và âm đạo chảy ra nhiều hơn
có lẫn mủ máu, mùi tanh khẳm và con vật có thể ói mữa
2.2.2 Viêm nội mạc tử cung mãn tính
-Viêm cata: Đặc trưng bệnh này là niêm mạc tử cung mềm nhảo và dầy
lên, có khi bị loét và tổ chức liên kết tăng sinh.
Chó bị bệnh không có triệu chứng toàn thân, thân nhiệt hơi tăng, ăn uống
và lượng sữa giảm, chu kỳ sinh dục bình thường hoặc có khi bị rối loạn. Phối nhiều
lần không đậu hoặc có rồi sau đó lại sẩy, nhiều trường hợp sẩy thai liên tục
Kiểm tra thấy niêm mạc âm đạo bình thường hoặc hơi sung huyết, âm
đạo có những lợn cợn, cổ tử cung hơi mở, sưng và sung huyết, có khi chảy ra niêm
dịch đục và lợn cợn. Niêm dịch chảy nhiều khi con vật động hớn. Cũng có trường
hợp cổ tử cung đóng chặt nên niêm dịch không chảy ra.
-Viêm cata lẫn mủ: đặc trưng của bệnh này giống viêm nội mạc tử cung
mãn tính thể cata nhưng nặng hơn. Niêm mạc tử cung sưng phù, ứ huyết và sung
huyết nặng, có mủ nhiều, tổ chức thượng bì thoái hoá, hoại tử và tróc ra, tuyến của
tử cung có thể biến thành những u nang.
15
Chó có triệu chứng toàn thân, ủ rủ, kém ăn, gầy sút, thân nhiệt tăng cao,
chu kỳ động hớn rối loạn, có trường hợp hoàng thể tồn tại nên không động hớn. Từ
âm hộ chảy ra nhiều niêm dịch lỏng màu trắng và có mủ. Gốc đuôi, mông và dưới
âm hộ có thể bết lại những đám mủ khô màu vàng xám. Kiểm tra thấy âm đạo và cổ
tử cung sung huyết, sưng phù, có khi có cả mủ. Cổ tử cung hơi mở, buồng trứng có
hoàng thể tồn tại hoặc u nang.
-Viêm có mủ: đặc điểm là khi cổ tử cung mở là có mủ chảy ra. Thường
có mủ đặc, thối, chảy ra từ âm hộ, nhất là khi con vật nằm mủ chảy ra càng nhiều. Ở
xung quanh âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều mủ. Nếu lâu thì mủ khô và bết lại thành
những đám vẩy.
2.2.3 Tử cung tích mủ
Sau khi đẻ hoặc trong khi chửa, cổ tử cung bị viêm có mủ và mủ tích lại
bên trong tử cung.
Thường ít có triệu chứng toàn thân, có khi thân nhiệt hơi cao, ăn uống
giảm sút, do hoàng thể không tiêu nên không động hớn, nhưng nếu bệnh kéo dài,
hoàng thể tiêu đi thì vẫn có động hớn. Kiểm tra thấy niêm mạc âm đạo và tử cung
sung huyết, sưng to, có khi thấy âm đạo có mủ. Buồng trứng có hoàng thể tồn tại
hoặc u nang (Nguyễn Văn Hào, 2001).
Trung
2.3 Chẩn đoán
tử cung
phảiTài
dựaliệu
trên cơ
sở lịch
bệnh,
triệu chứng
tâm HọcChẩn
liệuđoán
ĐHviêm
Cần
Thơthì@
học
tậpsử và
nghiên
cứu
lâm sàng, chẩn đoán bằng hình ảnh và các test xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.
Lấy mẫu phân lập các tác nhân gây bệnh và làm các test kiểm tra sự nhạy
cảm với kháng sinh.
Lấy dịch đem nhuộm có thể thấy tế bào biểu mô, sự thoái hoá của bạch
cầu trung tính và có cả vi khuẩn.
Chụp X quang hoặc siêu âm xoang bụng có thể thấy những đoạn phình
chứa dịch của tử cung.
(Quinn, Donnelly, Carter, Markey,Torgerson, Breathnach,1997)
Kiểm tra lâm sàng khi thấy con vật có triệu chứng bệnh toàn thân sau khi
đẻ hoặc có dịch tiết bất thường chảy ra từ âm đạo, khi sờ nắn có thể cảm giác được
tử cung lớn và nhảo.
2.4 Phòng bệnh và trị bệnh
2.4.1 Phòng bệnh
Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước
muối hay thuốc tím nhất là trước khi phối giống.
Tay của các kỹ thuật viên hay các dụng cụ sử dụng trong các thao tác
khám thai, đở đẻ hay can thiệp đẻ khó, mổ bắt con đều phải vô trùng.
Sau những ca phẩu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm
khuẩn và thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay chloramphenicol 4%.
Cho con vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng mát, vệ sinh.
16
2.4.2 Trị Bệnh
Dùng một trong các loại kháng sinh sau:
Penicillin 1000UI/kg/ngày tiêm bắp
Ampicillin 10.000UI/kg/ngày tiêm bắp
Kanamycin 10mg kg/ngày tiêm bắp
Điều trị liên tục trong thời gian 5-7 ngày
(Vương Đức Chất, Lê Thị Tài, 2004)
Dùng kháng sinh từ kết quả kháng sinh đồ hoặc dùng kháng sinh có phổ
rộng. Tốt nhất là những kháng sinh có khuynh hướng chống E. coli như:
Cephalosporin với liều 20-40mg/kg ngày 2-3 lần cho uống hoặc tiêm
Enrofloxacin với liều 5-15mg/kg ngày 2lần cho uống hay 5mg/kg/ngày
1lần tiêm dưới da
Dùng Prostaglandin F2α (0,25mg/kg ngày 2 lần tiêm dưới da trong 2-3
ngày) hoặc Oxytocin (5-20 đơn vị, tiêm bắp 1lần) để đẩy các chất chứa trong tử
cung ra ( Nguyễn Văn Biện, 2001).
Trung
Bởi vì bản chất tự nhiên của bệnh, nên kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng có
thể điều trị tức thời tại chỗ. Các loại kháng sinh nhập nội có thể đặc trị khi có kết
quả của các test kiểm tra sự nhạy cảm với kháng sinh thì có thể dùng được.
Enrofloxacin
và Cephalosporin
thì thường
có hiệu
lựchọc
khi điều
Kháng
sinh điều
tâm
Học liệu
ĐH Cần Thơ
@ Tài
liệu
tậptrị.và
nghiên
cứu
trị nên tiếp tục ít nhất là 2 tuần bởi sự bài thải thuốc của tử cung.
Ngoài ra nên sử dụng thuốc kích thích co rút tử cung. Khi sử dụng nên kỹ
lưỡng để tránh làm thoát vị tử cung. Các loại thuốc thích hợp bao gồm: Oxytocin,
PGF2α và Ergonovine. Oxytocin có hiệu lực nếu sử dụng trong 24 giờ sau khi sinh,
PGF2α (0,1-0,25mg/kg/ngày tiêm bắp 3-5 ngày), Ergonovine maleate (0,2mg/15kg
tiêm mạch 3-5 ngày) thì đẩy nhanh sự bài thải của tử cung.
(Quinn, Donnelly, Carter, Markey, Torgerson, Breathnach, 1997)
Các loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như: Choramphenicol,
Cephalosporin, Trimethoprim sufate, Ampicillin có thể sử dụng kết hợp với những
thuốc làm co thắt tử cung như: oxytocin thường được sử dụng từ 0,5-1 IU/kg và
không nên sử dụng quá 20 đơn vị tiêm cơ và có thể tiêm nhắc lại sau 1-2 giờ, tuy
nhiên oxytocin có thể không có hiệu quả khích thích co thắt tử cung. (Bloomberg,
Dee, Taylor, 1998)
17
Chương 3
Trung
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1. Địa điểm
Bệnh Xá Thú Y và Phòng Vi Sinh và Miễn Dịch, Bộ Môn Thú Y, Trường
Đại Học Cần Thơ.
3.1.2. Thời gian
Từ 01/04/2006 đến 30/06/2006
3.1.3.Hóa chất
Nước cất, dung dịch thuốc nhuộm Gram
Thuốc thử Kowacs, VP1, VP2, Methyl Red
3.1.4. Môi trường
Môi trừơng đường Mannitol
Thạch Máu
(BA)
Mueller Hinton Agar (MHA)
Trypticase Soy Agar(TSA)
Levine Eosin Methylene Blue Agar (EMB)
Methyl Red Voges Proskauer Broth (MR-VP)
Simmons Citrate Agar
Môi
trường
nước
peptone
tâm Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nutrient Broth (Nước thịt)
3.1.5.Dụng cụ thí nghiệm
Ống nghiệm, ống hút, đĩa petri, đèn cồn, tampon, que cấy, chai 100ml,
200ml, 500ml, kéo, pen….
3.1.6. Máy móc thiết bị
Tủ ấm, tủ sấy, tủ lạnh
Autoclave, Kính hiển vi
3.1.7.Các loại kháng sinh
Penicillin, Ciprofloxacin, Tetracycline, Kanamycin, Gentamycin,
Norfloxacin, Erythromycin, Streptomycin, Bactrim, Cephalexin
3.2.8. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu được lấy là dịch viêm tử cung, dịch tử cung của chó bằng que tampon
vô trùng cho vào thùng trữ lạnh và đem về phòng thí nghiệm.
3.2.9. Phương pháp nuôi cấy phân lập
* Phương pháp nuôi cấy:
Staphylococcus aureus: lấy mẫu từ que tampon cho vào nuôi cấy trên môi
trường nước thịt để tủ ấm 370C trong 24 giờ. Lấy 1 vòng que cấy, cấy trên
môi trường BA để tủ ấm 370C trong 24 giờ. Chọn khuẩn lạc tròn, rìa gọn, khô,
dung huyết cấy sang môi trường TSA ủ 370C trong 24 giờ sau đó làm các phản ứng
sinh hoá.
18
E. coli: lấy mẫu từ que tampon cho vào nuôi cấy trên môi trường nước thịt
để tủ ấm 370C trong 24 giờ. Lấy 1 vòng que cấy, cấy trên môi trường EMB để tủ ấm
370C trong 24 giờ . Chọn khuẩn lạc có màu tím, ánh kim loại cấy sang môi trường
TSA ủ 370C trong 24 giờ sau đó làm các phản ứng sinh hoá.
Dịch tử cung
Nước Thịt
370C, 24 giờ
Thạch Máu
Khuẩn lạc gây dung huyết
TSA
Nhuộm
Gram
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu
học
tập và nghiên cứu
Cầu khuẩn Gram (+)
370C, 24 giờ
Đông huyết tương thỏ
Lên men đường Mannitol (+)
Staphylococcus aureus
Sơ đồ 1 : Phân Lập Staphylococcus aureus
19