Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN sán ký SINH ở bò tại THỊ xã TRÀ VINH TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN ÂN NHÂN

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN
KÝ SINH Ở BÒ TẠI THỊ XÃ TRÀ VINH
TỈNH TRÀ VINH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

Tên đề tài:

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN
KÝ SINH Ở BÒ TẠI THỊ XÃ TRÀ VINH
TỈNH TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Đỗ Trung Giã



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Ân Nhân
MSSV: 3042821
Lớp: Thú Y K30

BỘ GIÁO Cần
DỤCThơ,
VÀ ĐÀO
2009 TẠO

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HOC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở bò tại Thị xã Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh”. Do sinh viên: Nguyễn Ân Nhân thực hiện tại phòng E202,
Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp v à Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học
Cần Thơ từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2009.

Ngày…. tháng…. năm 2009

Ngày… tháng …năm 2009

Duyệt bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn


Đ Ỗ TRUNG GIÃ

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

iii


LỜI CAM ĐOAN

---------Tôi xin cam đoan đây là đ ề tài do chính tay tôi làm và k ết quả nghiên cứu
chưa được công bố ở bất kỳ công tr ình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009

Nguyễn Ân Nhân

iv


LỜI CẢM ƠN

---------Xin kính dâng!
Cha, Mẹ đã hết lòng quan tâm bảo dưỡng vì tương lai của con.
Xin tri ân!
Thạc sĩ Đỗ Trung Giã đã hết lòng giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Quý Thầy, Cô trong Bộ môn Thú y, Khoa Nông Nghiệp v à Sinh Học
Ứng Dụng , Trường Đại học Cần Thơ đã tận tụy chỉ dạy em những kiến thức vô giá.

Quý Thầy, Cô trong Hội đồng đã có nhiều góp ý sửa chữa cho luận
văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Xin cảm ơn!
Các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Trạm Thú y Thị xã Trà Vinh,
Chi cục Thú y tỉnh Trà Vinh đã quan tâm giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình em thực
tập tốt nghiệp.
Ông, Bà chủ lò mổ, các Anh, các Chú thợ mổ đã giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình thực tập.
Các bạn cùng thực tập tại phòng E202 đã có nhiều giúp đỡ tôi và động
viên tôi sớm hoàn thành luận văn này.
Các bạn tập thể lớp Thú y K30 đã giúp đỡ và động viên tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

v


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA................................ ................................ ................................ .............. i
TRANG DUYỆT................................ ................................ ................................ ........ ii
LỜI CẢM ƠN ................................ ................................ ................................ ........... iii
MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................ ................................ ................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................ ................................ ................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................ ................................ ................................ viii
TÓM LƯỢC................................ ................................ ................................ .............. ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................ ................................ ...................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................ ................................ ................ 2
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU GIUN SÁN TRÊN THẾ GIỚI ............................... 2

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU GIUN SÁN KÝ SINH Ở B Ò TRONG NƯỚC
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................ ................................ ..... 2
2.2.1. Tình hình nghiên cứu giun sán ký sinh ở bò trong nước. ........................... 2
2.2.2. Tình hình nghiên c ứu giun sán ký sinh ở b ò ở Đồng Bằng sông Cửu
Long. ................................ ................................ ................................ .......................... 5
2.3. GIUN SÁN VÀ BỆNH DO GIUN SÁN GÂY RA ................................ .............. 6
2.3.1. Sán lá và bệnh sán lá gan bò ................................ ................................ ..... 6
2.3.2 Giun sán và bệnh sán dạ cỏ ................................ ................................ ...... 15
2.3.3. Giun chỉ và bệnh giun chỉ xoang bụng ở b ò ................................ ............ 20
2.3.4. Sán dây và bệnh sán dây ................................ ................................ ......... 22
2.3.5. Bệnh giun phổi ................................ ................................ ....................... 25
2.4. TÁC HẠI CỦA BỆNH KÝ SINH TR ÙNG ................................ ....................... 26
2.4.1. Tác hại của một số loài giun sán ký sinh ở bò ................................ ......... 26
2.4.2. Liên hệ đến bệnh truyền nhiễm ................................ ............................... 28
2.4.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con ng ười................................ ........................ 28
2.5. PHƯƠNG PHÁP PH ÒNG TRỊ BỆNH GIUN SÁN ................................ ........... 29
2.6. MỘT SỐ THUỐC TẨY GIUN SÁN CHO GIA SÚC ................................ ........ 31
vi


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
3.1. SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 34
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH TRÀ VINH ................................ ...................... 34
3.2.1. Vị trí địa lý ................................ ................................ ............................ 34
3.2.2. Diện tích ................................ ................................ ................................ . 35
3.2.3. Địa hình................................ ................................ ................................ .. 35
3.2.4. Khí hậu ................................ ................................ ................................ ... 36
3.3. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI THÚ Y TỈNH TRÀ VINH................................ ...... 38
3.3.1. Tình hình chăn nuôi ................................ ................................ ................ 38
3.3.2. Tình hình quản lý Thú y................................ ................................ .......... 39

3.3.3. Kiểm dịch động vật – Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh thú y........... 39
3.4. ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA – THÍ NGHIỆM ................................ ..... 33
3.5. ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM ................................ ................................ .............. 33
3.6. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHI ỆM ................................ .............. 40
3.6.1. Vật liệu thí nghiệm ................................ ................................ ................. 40
3.6.2. Phương pháp thí nghi ệm ................................ ................................ ........ 41
3.6.3. Chỉ tiêu theo dõi ................................ ................................ ..................... 45
3.6.4. Cách xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ................................ ......... 45
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả tình hình nhiễm giun sán ở trâu bò tại lò mổ Trà Vinh .................. 46
4.2. Kết quả tình hình nhiễn giun sán theo lứa tuổi b ò ................................ ...... 47
4.3. Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh ở bò tại lò mổ thị xã Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh ................................ ................................ ................................ ............ 49
4.4. Kết quả tỉ lệ nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở bò theo tuổi bò.......... 54
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ ....... 62
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................ ................................ ................................ .......... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ........................ 64
PHỤ CHƯƠNG................................ ................................ ................................ ........ 65

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ctv:

cộng tác viên

ĐBSCL:


Đồng Bằng Sông Cửu Long

F. gigantica:

Fasciola gigantica

F. Hepatica:

Fasciola hepatica

M. expansa:

Moniezia expansa

M. benedeni:

Moniezia benedeni

Feb:

Febanylel

Fenb:

Fenbendazole

Thiab:

Thiabendazole


Iverm:

Invermectin

Levam:

Levamizole

Pip:

Piperazin

SCKT:

Số con kiểm tra

SCN:

Số con nhiễm

TLN:

Tỉ lệ nhiễm

CĐN:

Cường độ nhiễm

STT:


Số thứ tự

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh đặc điểm của Fasciola gigantica và Fasciola hepatica .................. 8
Bảng 2.2: Một số thuốt tẩy giun, sán cho gia súc ................................ ...................... 31
Bảng 2.4: Hiệu lực tẩy sán của thuốc thí nghiệm ................................ ..................... 31
Bảng 4.1: Tỉ lệ nhiễm giun sán tại lò mổ thị xã Trà Vinh................................ .......... 46
Bảng 4.2: Tỉ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi b ò................................ ........................ 47
Bảng 4.3: Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh ở bò tại lò mổ thị xã Trà Vinh
tỉnh Trà Vinh ................................ ................................ ................................ ............ 49
Bảng 4.4: Tỉ lệ nhiễm giun sán theo lo ài giun sán ở từng lứa tuổi bò ở thị xã Trà
Vinh ................................ ................................ ................................ ......................... 51
Bảng 4.5: Tỉ lệ nhiễm ghép các lo ài giun sán ký sinh ở bò theo tuổi bò .................... 54

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Phân biệt hình dạng F. gigantica và F. hepatica ................................ .......... 8
Hình 2.2 Vòng đời của Fasciola hepatica ................................ ................................ 10
Hình 2.3 : Bò bị sán lá gan gầy ốm (a) ; Tr ên mặt gan của thú bị bệnh có các vết di
hành của sán màu vàng trắng và xuất huyết do các mô bị phá hủy (b) ; Ống mật chủ
trong gan dày lên rõ rệt (c) ; Fasciola hepatica (d), (e) ; Nang kén của Fasciola
hepatica (f) ; Trứng của Fasciola hepatica (g) ; Ốc Lymnaea vật chủ trung gian của

Fasciola hepatica (h)................................ ................................ ................................ 11
Hình 2.4 Paramphistomum japonicus ................................ ................................ ..... 17
Hình 2.5 Ceylonocotyle orthocoelium ................................ ................................ ...... 17
Hình 2.6 Ceylonocotyle dicranocoelium ................................ ................................ . 17
Hình 2.7 Gastrothylax glandiflomis ................................ ................................ ......... 17
Hình 2.8 Fischoelius elongatus ................................ ................................ ................ 17
Hình 2.9 Ceylonocotyle scolicoelium ................................ ................................ ....... 17
Hình 2.10 Paramphistomum cervi ................................ ................................ .......... 18
Hình 2.11 Paramphistomum liorchis ................................ ................................ ....... 18
Hình 2.12 Paramphistomum gotoi ................................ ................................ ........... 18
Hình 2.13 Gigantocotyle bathycotyle ................................ ................................ ....... 18
Hình 2.14 Ceylonocotyle atriptocoel ium ................................ ................................ .. 18
Hình 2.15Cotilophoron cotilophorum ................................ ................................ ...... 18
Hình 2.16 Setaria digitata 1: Phần đuôi cá thể đực;2,3: phần đầu; 4: phần đuôi cá
thể cái................................. ................................ ................................ ...................... 22
Hình 2.17 Setaria labiato và papiltosa 1: Phần đầu cơ thể; 2: Lát cắt ngang đỉnh
đầu; 3: đầu; 4: đuôi cá thể đực; 5: đuôi cá thể cái; 6: ấu tr ùng; 7: trứng. ................... 22
Hình 2.18 Đầu và đốt thân Moniezia expansa ................................ .......................... 23
Hình 2.19 Đầu và đốt thân Moniezia benedeni ................................ .......................... 22
Hình 2.20: Bò bệnh khó thở (a) ; Giun trong khí quản (b) ; Giun trong phế quản (c)
; Dictycaulus viviparous (d)................................ ................................ ...................... 26
Hình 3.1: Vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh (Trần Dũng, 2003) ................................ .......... 35

x


Hình 3.2 : Qui trình nhuộm mẫu ................................ ................................ ............... 43
Hình 3.3 : Tiến hành nhuộm mẫu................................ ................................ ............. 44
Hình 4.1: So sánh tỉ lệ nhiễm giun sán theo lớp ở b ò ................................ ............... 46
Hình 4.2: So sánh tỉ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi b ò ................................ ........... 48

Hình 4.3: So sánh tỉ lệ thành phần loài giun sán ký sinh ở bò tại lò mổ thị xã Trà
Vinh tỉnh Trà Vinh ................................ ................................ ................................ ... 50
Hình 4.4: So sánh tỉ lệ nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở bò theo tuổi............. 54
Hình 4.5 Ống dẫn mật tăng sinh ................................ ................................ ............... 56
Hình 4.6 Gan bị xơ hóa................................ ................................ ............................. 56
Hình 4.7 Sán lá gan trong ống dẫn mật ................................ ................................ ..... 57
Hình 4.8 Gan có nhiều sán lá gan ................................ ................................ ............. 57
Hình 4.9 Sán lá dạ cỏ ở bò................................ ................................ ........................ 58
Hình 4.10 Dạ cỏ có nhiều sán ................................ ................................ ................... 58
Hình 4.11 Gigantocotyle bathycotyle ................................ ................................ ........ 59
Hình 4.12 Ceylonocotyle atriptocoelium ................................ ................................ .. 59
Hình 4.13 Paramphistomum cervi ................................ ................................ ........... 59
Hình 4.14 Ceylonocotyle orthocoelium ................................ ................................ ..... 59
Hình 4.15 Fasciola hepatica và Fasciola gigantica ................................ .................. 60
Hình 4.16 Paramphistomum explanatum ................................ ................................ .. 60
Hình 4.17 Setaria labiato và papiltosa đầu và đuôi cá thể cái ................................ ... 61
Hình 4.18 Setaria digitata. Phần đầu và đuôi cá thể đực ................................ ......... 61

xi


TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực hiện đề tài: “ Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở bò tại
Thị xã Trà Vinh tỉnh Trà Vinh” từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009. Bằng ph ương
pháp mổ khám từng phần của Viện sĩ K.I.Skrjabin, chúng tôi đ ã tiến hành mổ khám
121 bò với các kết quả như sau:
Bò mổ tại lò mổ nhiễm giun sán với tỉ lệ cao: 92, 56%.
Tỉ lệ nhiễm giun sán chủ yếu ở 2 lớp:
Trematoda chiếm 92,56 %.
Nematoda chiếm 10,33%.

Bò nhiễm giun sán theo lứa tuổi nh ư sau:
Trematoda:
+ Nhiễm 31,58% ở lứa tuổi nhỏ hơn 2 năm tuổi.
+ Nhiễm 85,71% ở lứa tuổi 2 – 4 năm tuổi.
+ Nhiễm 100% ở lứa tuổi lớn hơn 4 năm tuổi.
Nematoda:
+ Không nhiễm giun tròn ở lứa tuổi nhỏ hơn 2 năm tuổi.
+ Nhiễm 23,80% ở lứa tuổi 2 – 4 năm tuổi.
+ Nhiễm 6,65% ở lứa tuổi lớn hơn 4 năm tuổi.
Thành phần loài giun sán ký sinh ở bò gồm 12 loài thuộc lớp Trematoda và
2 loài thuộc lớp Nematoda, trong đó loài Fischoederius elongatus nhiễm cao nhất là
69,42% và loài Fasciola hepatica nhiễm thấp nhất là 0,82%.
Các loài giun sán ký sinh ch ủ yếu ở gan, dạ cỏ, ruột non, xoang bụng gây n ên
các bệnh gây tác hại trong chăn nuôi bò. Do đó, cần phải có những biện pháp ph òng
trừ bệnh giun sán gây ra ở b ò. Hầu nâng cao năng suất chăn nuôi, mang lại hiệu quả
cao nhất cho người chăn nuôi trâu bò ở Trà Vinh.

xii


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta hiện nay đang chiếm một vị trí quan trọng trong
ngành nông nghiệp, không những cung cấp nguy ên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm mà còn cung cấp sức kéo, phân bón,…
Bên cạnh những tiến bộ mới về cải tạo giống, dinh dưỡng thức ăn và sử dụng
Vaccine phòng chống bệnh truyền nhiễm, trong chăn nuôi c òn gặp một số trở ngại,
đó là vấn đề dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn v à tổn thất cho
người chăn nuôi. Ngoài những bệnh do virus, vi khuẩn,… còn có những bệnh làm

cho trâu, bò gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất cũng nh ư sức đề kháng, tạo
điều kiện để các bệnh truyền nhiễm khác phát triển , đó là bệnh do các loại ký sinh
trùng gây ra.
Đồng Bằng Sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằng chịt kết hợp với
khí hậu nhiệt đới gió mùa, ruộng lúa rộng lớn, cây cối xanh tốt quanh năm, thuận
lợi cho sự phát triển của giun sán và ký chủ trung gian như ruồi, muỗi, nhện, ốc…
Bệnh không gây thành ổ dịch lớn, nhưng thường kéo dài âm ĩ, ít gây chết hàng loạt
nên người chăn nuôi ít quan tâm xây dựng quy trình phòng trừ bệnh giun sán tốt nên
mầm bệnh vẫn phát tán ra xung quanh.
Ngoài gây ra những thiệt hại trong chăn nuôi, một số bệnh do giun sán gây ra
trên bò còn có khả năng lây bệnh cho con ng ười gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe con người như bệnh sán lá gan, bệnh gạo bò,…
Xuất phát từ những nhu cầu tr ên, được sự chấp thuận của Bộ môn Thú y –
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi
thực hiện đề tài “ Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở bò Thị xã Trà Vinh tỉnh
Trà Vinh” thời gian thực hiện từ tháng 0 2 đến tháng 05 năm 2009.
Với mục tiêu đề tài như sau:
+ Xác định tình hình nhiễm giun sán ở bò.
+ Xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun sán theo lứa tuổi.
+ Xác định thành phần loài giun sán phát hiện.
+ Tỉ lệ nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở bò.
Qua đó biết được loài nào gây bệnh chủ yếu, làm cơ sở khoa học để khuyến
cáo người chăn nuôi về cách ph òng ngừa và điều trị bệnh giun sán góp phần nâng
cao năng suất đàn bò ở hiện tại và trong tương lai.

13


CHƯƠNG 2


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU GIUN SÁN TRÊN THẾ GIỚI
Giun sán và bệnh do giun sán gây ra luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học, bác sĩ thú y. Sơ lược một số công trình nghiên cứu giun sán
ký sinh ở bò trên thế giới:
Sán lá gan được phát hiện và mô tả đầu tiên vào năm 1370 ở Jean De Brie.
Skrjabin (1925) đã mô tả tỉ mỉ về các đặc điểm của 42 lo ài giun sán trên thế
giới và đã chỉ ra những loài gây tác hại nhiều cần tập trung ph òng ngừa.
Cobbold (1855) đã phát hiện sán lá gan gây bệnh rất phổ biến ở vùng Châu Á
và Châu Phi.
Swammerdam (1752) phát hiện những vĩ ấu (Cercaria) của sán lá gan ở một
con ốc Gasteropoda. 130 năm sau (1882), Thomas và Lenkrat g ần như cùng một
lúc tạo được chu trình sinh học hoàn chỉnh của sán lá gan. Hiện nay thường có hai
loài là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU GIUN SÁN KÝ SINH Ở BÒ TRONG
NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.2.1. Tình hình nghiên cứu giun sán ký sinh ở bò trong nước.
Lê Ngọc Mỹ (1987) kiểm tra 521 bê nuôi tại 7 cơ sở tập trung các giống b ê
nội, Bramann, Zêbu, Lai sind, Lang trắng đen. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm giun
phổi của bê bình quân 24,97 ± 7,49%, b ệnh phân bố rất rộng ở trung du, đồng bằng
và miền núi nước ta. Qua điều tra tại 10 nông trường quốc doanh nuôi bò, tỉ lệ
nhiễm như sau:
+ Nông trường Điện Biên Phủ (Lai Châu)

50%

+ Nông trường Bắc Sơn (Bắc Thái)

33%


+ Nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phú)

40%

+ Nông trường Bố Hạ (Hà Tây)

33%

+ Nông trường Hà T rung (Thanh Hóa)

80%

+ Nông trường Thống Nhất (Thanh Hóa)

66%

+ Nông trường 1/5 (Nghệ Tĩnh)

100%

+ Nông trường Đông Hiếu (Nghệ Tĩnh)

100%

14


+ Nông trường Đông Triều (Hải H ưng)

25%


+ Nông trường Đồng Giao (Hà Nam Ninh)

12%

Trần Anh Nhân (2004) cho biết kết quả của việc mổ khám 150 con bò tại lò
mổ tập trung ở thị trấn Dĩ An – Bình Dương, nguồn bò được ghi nhận từ 3 tỉnh:
Bình Dương - Đồng Tháp – Phú Yên, trên mỗi bò hạ thịt, kiểm tra và thu nhặt mẫu
vật ở cơ quan như dạ múi khế, dạ cỏ, gan, xoang bụng . Kết quả đã phát hiện được
99 bò nhiễm giun sán, trong đó có 37 bò nhiễm sán lá gan, tỉ lệ nhiễm sán lá gan ở
bò từ 1 – 2 năm tuổi là 16,66%, bò từ 3 – 4 năm tuổi là 23,43%, bò từ 5 – 6 năm
tuổi là 25%. Riêng loài Fasciola gigantica 21,33%.
J. Droz, A. Malezevski (1967), ở miền Bắc nước ta tỉ lệ nhiễm Fasciola
Gigantica ở trâu 76,9%, ở bò 36%, dê 20%. Bệnh phân bố khắp trong n ước nhưng
súc vật nhiễm nặng ở đồng bằng nhất l à những nơi ẩm ướt, lầy lội, nhiều vũng
nước.
Houdemer(1938) đã phát hiện Fasciola gigantica nhiễm 64,7% trên trâu,
23,9% trên bò. Trịnh Văn Thịnh có nhận xét : trâu trưởng thành ở các tỉnh phía Bắc
nhiễm sán lá gan chủ yếu là Fasciola gigantica, ở các tỉnh phía Nam qua điều tra ở
lò mổ Chánh Hưng – Sài Gòn thấy tỉ lệ nhiễm sán lá gan l à 60%.
Phan Địch Lân, Nguyễn Công Ph úc và Trần Tuấn Sa (1963), ở Thái Nguyên,
qua kiểm tra 1.043 trâu bò tại lò mổ Thái Nguyên thì có 57% trâu bò bị nhiễm sán
lá gan.
Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng (1974), tỉnh Lào Cai là vùng cao có bò bị
nhiễm sán lá gan với tỉ lệ nhiễm là 20,8 – 26,6%, thấp hơn đồng bằng, và phát hiện
thấy có ốc nước ngọt ký chủ trung gian của sán lá gan có tên là Limnaeaa viridis,
chúng phân bố rất rộng và chúng nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỉ lệ cao. Ở Nam Hà,
trâu bò cũng bị nhiễm sán lá gan chiếm tỉ lệ 51 – 57%.
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh(1978) thì kết quả của việc thu nhận tất cả
các loài ký sinh trùng lấy ở lò mổ thịt Chánh Hưng (Sài Gòn) với tổng số là 4.638

bò. Những súc vật này được đưa đến từ 28 tỉnh miền Nam Việt Nam có t ỉ lệ nhiễm
sán lá gan là 60%.
Qua nghiên cứu ký sinh trùng Việt Nam(1978) Trịnh Văn Thịnh đ ã có nhận
xét chung: hệ sán lá (Trematoda) ở đồng bằng phong phú h ơn ở miền núi. Bò mắc
bệnh với tỉ lệ cao, ở tuổi non chủ yếu l à các loại giun tròn (Nematoda) ở tuổi trưởng
thành chủ yếu nhiễm các loại sán lá (Trematoda). Tuy nhiên tình hình nhiễm nặng
hay nhẹ đối với một loài giun sán có quan hệ với điều kiện địa hình, khu hệ sinh vật
và tập quán, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi ở t ùng vùng (vùng trồng lúa hay vùng
trồng hoa màu, điều kiện chăn nuôi hay phân tán, nuôi nhốt nay thả rong, điều kiện
vệ sinh chuồng và xử lý phân, thức ăn …). Đến năm 1978, tác giả đã phát hiện được
37 loài Trematoda, 7 loài Cestoda, 40 loài Nematoda ký sinh ở gia súc nhai lại ở
nước ta.

15


Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1980) qua điều tra các tỉnh phía Bắc có
kết luận trâu bò vùng đồng bằng có tỉ lệ nhiễm là 55%, trung du là 48%, mi ền núi là
40%.
Phan Địch Lân (1985) khi điều tra các lo ài ốc ký chủ trung gian của sán lá gan
trên 15 tỉnh phía bắc nhận thấy có sự hiện diện của 2 loài ốc Limnaeaa viridis và
Limnaeaa swinhoei, mật độ vụ đông xuân lớn h ơn vụ hè thu:
Vụ đông xuân:
Vụ hè thu:

Limnaeaa viridis

123± 54 con/m 2

Limnaeaa swinhoei


146±49 con/m 2

Limnaeaa viridis

64±17 con/m 2

Limnaeaa swinhoei

59±33 con/m 2

Vũ Sỹ Nhân và Đỗ Trọng Minh (1989), tại tỉnh Phú Khánh là vùng chăn nuôi
bò tương đối nhiều cũng không tránh khỏi việc nhiễm bệnh sán lá gan, kết quả
nghiên cứu cho thấy bò nơi đây nhiễm sán lá gan là 21,92 – 30%.
Tạ Ngọc Liên (2002), khảo sát 60 trâu và 40 bò tại lò mổ Trung Tâm Củ Chi
bằng phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin, tỉ lệ nhiễm sán lá gan
thuộc loài Fasciola gigantica là 53%.
Trần Văn Quang (1998), b ò ở đồng bằng có tỉ lệ nhiễm cao hơn vùng miền
núi, cụ thể là: Đồng bằng nhiễm Fasciola gigantica là 60,23%, miền núi nhiễm
Fasciola gigantica là 29,33%. Và có tỉ lệ nhiễm sán lá gan trên bò tăng dần theo
tuổi. Vùng đồng bằng: Bò dưới 4 tuổi nhiễm sán lá gan là 37,14%, bò từ 4 – 7 tuổi
nhiễm sán lá gan là 55,31%, bò trên 7 tuổi nhiễm sán lá gan là 72,58%. Vùng miền
núi: Bò dưới 4 tuổi nhiễm sán lá gan là 6,89%, bò từ 4 – 7 tuổi nhiễm sán lá gan là
27,74%, bò trên 7 tuổi nhiễm sán lá gan là 37,06%.
Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh, Huỳnh Hữu L ợi (2001) điều tra các
vùng sinh thái trong cả nước cho biết tỉ lệ nhiễm sán lá gan ở bò từ 25,96 – 58,46%
tùy theo vùng miền, cao nhất là vùng núi và trung du Bắc Bộ. Cũng theo các tác giả
tỉ lệ nhiễm ở các lứa tuổi b ò như sau: < 4 năm tuổi là 10,66%; 4 – 7 năm tuổi là
32,15% và > 7 năm tuổi là 44,95%.
Drosda (1964) phối hợp với một số cán bộ Việt Nam (t ài liệu công bố năm

1967) đã mổ khám 13 trâu, 14 bò, 8 cừu, 5 dê của 8 tỉnh miền Bắc đã thấy 42 loài
Trematoda, 5 loài Cestoda, 24 loài Nematoda. Trong đó sán thuộc họ Fasciolidae,
Paramphistomatidae và Eurytrema panereaticum là quan trọng nhất do số lượng và
tác hại của chúng. E. panereaticum thấy 75% ở bò con, 50% ở bò trưởng thành và
một số trưởng thành. Họ Fasciolidae có hai loài F.gigatica (76,9% ở trâu, 36% ở
bò) và Fasciola hepatica. Họ Paramphistomatidae có 38 loài thuộc 8 giống (100%
ở trâu, 90,4% ở bò) trong bộ phụ Gastrothylax crumemijer (30,3% ở trâu, 36,6%ở
bò). Đối với Nematoda có 24 loài trong đó những loài quan trọng nhất là
Dictyocaulus viviparous, Haemonchus contortus, Bunotomun sp, Trichostrongylus
prepelurus.

16


2.2.2. Tình hình nghiên cứu giun sán ký sinh ở bò ở Đồng Bằng sông Cửu
Long.
Theo báo cáo của Đỗ Trung Giã (1985 - 1990) tình hình nhiễm giun sán ở
trâu bò Đồng bằng sông Cửu Long, với kết quả :
Địa điểm

Trematoda(%)

Nematoda(%)

Kiên Giang

100

66,64


Hậu Giang

100

69,72

An Giang

100

36,63

Nguyễn Hữu Hưng và ctv (1991) qua mổ khám trên 130 trâu bò (86 trâu, 44
bò) tại một số huyện thị trong tỉnh Hậu Giang và qua kiểm tra phân trên 82 trâu bò
(49 trâu, 33 bò), với kết quả:
+ Trâu bò tỉnh Hậu Giang nhiễm giun sán tỉ lệ c ao 100% cả trâu và
bò, trong đó: lớp Trematoda nhiễm 100%; lớp Nematoda nhiễm 44,62%; lớp
Cestoda nhiễm 1,53%.
+ Trâu bò huyện Thốt Nốt nhiễm giun sán tỉ lệ cao 1 00% cả trâu lẫn
bò, trong đó: ở trâu nhiễm sán lá gan với tỉ lệ 51,20%, nhiễm sán lá dạ d ày với tỉ lệ
100%; ở bò nhiễm sán lá gan với tỉ lệ 33,33%, nhiễm sán lá dạ d ày với tỉ lệ 100%.
Lâm Thị Hằng(2008) tiến hành mổ khám 105 bò tại thành phố Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp và quận Ô Môn thành phố Cần Thơ cho kết quả chung ở 2 địa điểm nh ư
sau: tỉ lệ nhiễm giun sán là 69,57% trong đó lớp Trematoda là 61,90%; lớp
Nematoda là 16,19%; lớp Cestoda là 4,76%.
Phạm Kiều Trang(2001) tiến hành mổ khám 215 trâu bò (100 trâu, 115 bò)
tại lò mổ thành phố Cần Thơ cho kết quả tỉ lệ nhiễm giun sán cao 95,35% (trâu
98%, bò 93%), trong đó: lớp Trematoda nhiễm 93,35% (trâu 98%, b ò 93%); lớp
Nematoda nhiễm 6,5% (trâu 8%, bò 5,2%).
Huỳnh Ân Giao (2002), qua khảo sát bằng phương pháp mổ khám 60 con bò

ở Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp có tỉ lệ bò nhiễm sán lá gan loài Fasciola gigantica 30
%, tỉ lệ nhiễm tăng dần theo độ tuổi.
Lê Văn Thạnh(1978) đã kiểm tra 215 mẫu phân, mổ khám 10 trâu b ò thuộc
huyện Châu Phú tỉnh An Giang phát hiện b ò nhiễm 39.06% Fasciola sp, 68.83%
Paramphistomum sp; trâu nhiễm 20% Fasciola sp, 10% Paramphistomum sp.
Võ Thị Tuyết Nga(2002) mổ khám bằng phương pháp mổ khan từng phần 100
trâu và 125 bò thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long cho kết quả nh ư sau:

17


+ Trâu bò mổ nhiễm giun sán tỉ lệ cao 94, 67%, trong đó: trâu nhiễm
97%; bò nhiễm 92,8%.
+ Trâu nhiễm Trematoda 97%, Nematoda 8%; bò nhiễm Trematoda
92,8%, Nematoda 7,2%.
+ Thành phần giun sán ký sinh ở bò gồm 12 loài thuộc lớp Trematoda
và 2 loài thuộc lớp Nematoda, trong đó loài Fischoedeirus elongates nhiễm cao nhất
94,67% và loài Dictyocaulus viviparous nhiễm thấp nhất 1,33%.
2.3. GIUN SÁN VÀ BỆNH DO GIUN SÁN GÂY RA
2.3.1. Bệnh sán lá gan bò
2.3.1.1. Căn bệnh
Bệnh do Fasciola hepatica, Fasciola gigantica , ngoài ra còn có
Pharamphistomum explanatum, Dicrocoelium dendriticum gây ra, kí sinh chủ yếu ở
ống dẫn mật, gan gây hiện tượng gan hoại tử, thời kì di hành còn thấy ở phổi, tim,
hạch lamba, tuyến.
2.3.1.2. Phân loại
Ngành: Plathelminthes Slathelminthes Schneider , 1873.
Lớp: Trematoda Pudolphi, 1808.
Phân lớp: Prpsostomidea Skrjabin et Guschanskaja , 1962.
Bộ: Fasiolida Skrjabin et Schulz , 1937.

Phân bộ: Fasiolida Skrjabin et Schulz , 1937.
Họ: Fasiolidae Railliet, 1895, Paramphistomatidae Fischoedr ,1901.
Phân họ: Fasiolida Stiles et hasalt, 1898.
Giống : Fasicola và Paramphistomum Fischoeder , 1901.
2.3.1.3. Hình dạng
Fascicola hepatica (Linnaeus 1758)
Dài từ 20 đến 30mm và rộng từ 8 đến 13mm. Thân hẹp, hình lá cây, thường
màu nâu nhạt, phía trước rộng ra rồi đột ngột thót lại (đầu hình nón), phía sau hẹp
và tù. Trừ đoạn sau, toàn thân có phủ vẩy. Giác miệng nhỏ tròn và ở chóp đầu sán,
giác bụng hơi to hơn, hình ba cạnh, cách giác miệng từ 3 đến 5 mm.
Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái(1978), cũng như nhiều loài sán lá khác, sán
lá gan có hệ sinh dục lưỡng tính (có cả bộ phận sinh dục đực v à cái trên cùng một

18


cá thể). Sán lá có hai giác bám, giác mi ệng ở phía đầu sán, giác bụng tr òn và ở gần
giác miệng. Sán lá gan không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Hệ bài tiết gồm nhiều ống
nhỏ, phân nhánh và thông với hai ống chính. Hai ống này hợp lại với nhau ở cuối
thân rồi thông ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Trứng to, hình bầu dục và đầu có nắp, kích thức trứng 0,130 – 0,145 (0,070 –
0,090)mm.
Fascicola gigantica (Cobbold 1885)
Dài từ 25 - 75mm, rộng từ 3 – 12mm. Đầu hình nón, nhưng sau đầu thì thân
không mở rộng thành hai vai rõ rệt như F. hepatica. Đường kính giác miệng khoảng
1mm ; giác bụng rộng hơn một chút. Ruột chia thành nhiều mảnh nhỏ.
Trứng 0,160 – 0,190 (0,070 – 0,090)mm.
2.3.1.4. Kí chủ
Kí chủ trung gian: Là loài ốc nước ngọt thuộc các loài Limnaeaa viridis,
Limnaeaa swinhoei, L. truncatula, L. modicella, L. viatrix, L. auricularia,…. và 29

loài ốc khác. Trong đó Limnaeaa truncatula là quan trọng nhất trong lan truyền
Fasciola gigantica.
Kí chủ cuối cùng: Chúng thường ký sinh ở ống dẫn mật, gan, túi mật của trâu,
bò, dê, cừu và cả ở người. Gây viêm gan hoại tử, thời kỳ di hành còn thấy ở phổi,
tim, hạch lâm ba và tuyến tuỵ. Ký sinh ở bò thường do hai loài Fasciola gigantica
và Fasciola hepatica.
Ngoài ra còn có một số loài ký sinh ở tuyến tuỵ, ống dẫn mật, túi mật của gia
súc nhai lại: Paramphystomum explanatum và Dicrocolium Dendriticum ký sinh ở
ống dẫn mật, gan của bò, dê, cừu.

Bảng 2.1: So sánh đặc điểm của Fasciola gigantica và Fasciola hepatica

Đặc điểm
Dài thân
Rộng
Phía trước
Phía đuôi
Hai rìa mép
Giác bụng

Fasciola gigantica
25 – 75 mm
5 - 12 mm
Không tạo vai

Gần song song


Fasciola hepatica
20 - 30 mm

3 - 13 mm
Tạo vai
Nhọn
Không song song


Nhánh ruột

Có nhiều và thấy rõ

Ít hơn

19


Hình 2.1 Phân biệt hình dạng F. gigantica và F. hepatica.
(http//www paru.cas.cz)

2.3.1.5. Vòng đời phát triển


Giai đoạn phát triển bên ngoài kí chủ

Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật, túi mật của gan trâu, b ò, dê,
cừu,…. Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Trứng cùng dịch mật vào
ruột, sau đó tiếp tục theo phân ra ngo ài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 220C
- 260C, pH = 5 – 7,7, có ánh sáng, nước, đủ oxy) trứng sẽ nở sau 9 – 21 ngày thành
Micracidium(mao ấu) dài khoảng 130pm.
Miracidium ra ánh sáng bật nắp trứng chui ra ngoài bơi lội tự do trong nước
nhờ lông xung quanh, chúng sống không quá 48 giờ ở môi tr ường ngoài và rất mẫn

cảm với chất hóa học. Chúng chủ động tìm ốc nước ngọt họ Limnaeaa chui vào gan
tụy của ốc biến đổi th ành Sporocyst có kích thước 300pm. Sau 3 – 7 ngày cứ một
Micracidium biến đổi thành một Sporocyst (bào ấu).
Sporocyst chứa nhiều tế bào phôi, nó to dần sau 15 - 30 ngày phát triển thành
Redia (lôi ấu). Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động chứa nhiều tế b ào mầm. Khi
Sporocyst có những Redia chứa bên trong tăng đến mức độ nhất định, Redia sẽ phá
vỡ Sporocyst chui ra nội tạng của ốc. Mỗi Sporocyst có thể sinh ra 10 - 15 Redia.
Mỗi Redia có thể sinh ra nhiều Redia con bằng lối sinh sản vô tính nh ư trên.
Sau khoảng 35 - 49 ngày, khi dài tới 1 mm, mỗi Redia có thể sinh 3 – 5 Cercaria
(vĩ ấu) có kích thước 300pm x 230pm. Việc sinh sản theo lối sinh sản vô tính đã
làm cho số lượng Redia trong ký chủ trung gian tăng lên và tăng số lượng vĩ ấu.
Cercaria chui ra khỏi ốc, vĩ ấu giống như con nòng nọc, đuôi dài, kích thước nhỏ
hơn bơi lội tự do trong nước từ 10 – 24 giờ, rụng đuôi và tạo kén (Metacercaiae) có
đường kính 200pm. Theo Phan Lục và Phạm Văn Khuê (1996) cứ một Micracidium
nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể cho ra 150 – 200 Cercaria. Sau 2 – 24 giờ bám

20


vào cây cỏ dưới nước hay gần nước, vỏ cây, đất nước. Khi được vật chủ cuối cùng
nuốt vào sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
Thời gian từ lúc Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển th ành Cercaria
cần khoảng 50 - 80 ngày.


Giai đoạn phát triển bên trong kí chủ

Khi vật chủ cuối cùng ăn phải kén Metacercariea, tùy theo tình trạng sức
khỏe, khả năng đề kháng, khả năng cảm thụ của vật chủ m à sán có thể di hành về
gan theo một trong hai con đường sau đây:

 Theo hệ thống tuần hoàn đến gan: Đi theo mạch máu về tĩnh mạch cửa của
gan, chui qua tĩnh mạch về ống dẫn mật v à túi mật.
 Ấu trùng Adolescaria chui qua màng ruột đi vào khoang bụng rồi tấn công
vào gan.
Trong thời kì di hành, ấu trùng Fasciola có thể đi qua các cơ quan như phổi,
hạch lamba, dưới da, tuyến tụy,… Chúng trú ở đó v à gây ra những tổn thương. Khi
đến gan chúng phá thành mao mạch rồi xâm nhập vào ống dẫn mật và phát triển
thành dạng trưởng thành. Theo Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã (2001) thời
gian từ khi gia súc ăn phải nang ấu đến khi thành thục trong kí chủ cuối cùng là 3 –
4 tháng. Tith và ctv (1999) mất 58 – 86 ngày. Fasciola gigantica có thể sống trong
gan bò 3 năm 4 tháng (Alicata và ctv, 1941) .

Hình 2.2 Vòng đời của Fasciola hepatica
(http:// www.pdp.cdc.gov)

Chu trình phát triển của sán lá gan được xác định với các khoảng thời gian
như sau:

21


- Ở trong môi trường nước (ao, hồ, rãnh, …): trứng sán lá gan nở thành mao
ấu sau 14 – 16 ngày.
- Ở trong ký chủ trung gian :
+ Mao ấu phát triển thành bào ấu trong 7 ngày.
+ Bào ấu thành lôi ấu trong 8 – 21 ngày.
+ Lôi ấu thành vĩ ấu non trong 7 – 14 ngày.
+ Vĩ ấu non thành vĩ ấu già trong 13 – 14 ngày.
- Ở trong nước (ao, hồ, rãnh,…): vĩ ấu rụng đuôi thành kén gây bệnh sau 2 –
24 giờ.

- Ở trong vật chủ trung gian cuối c ùng: thời gian sán phát triển tr ưởng thành
là 79 – 88 ngày.
Tóm lại vòng đời của sán lá gan khá dài khoảng 4 tháng. Phát triển bên ngoài
cơ thể vật chủ hơn 1 tháng trong ốc, 3 tháng phát triển trong kí chủ.
2.3.1.6. Triệu chứng, bệnh tích:
Phụ thuộc vào mức độ nhiễm sán, tình trạng sức khỏe, tuổi, mùa vụ và tình
hình quản lí, chăm sóc.
Con vật suy nhược ăn ít, niêm mạt nhợt nhạt, lông xù xì, thủy thủng mí mắt,
gan to, tiêu chảy xen kẽ táo bón, thỉnh thoảng có ho.
Giảm thể trọng, gầy mòn, giảm sản lượng sữa.
Thiếu máu, tiêu chảy mãn tính.
Sưng ở phần hàm dưới. Thân thịt gầy còm, thiếu máu hoặc phù nề trong
trường hợp nhiễm sán nặng, mãn tính.
Có sán ở ống mật và nhu mô của gan, ống dẫn mật sưng to và dày lên.
Các ổ ấp xe ở gan và nhiễm khuẩn kế phát.
Các ống dẫn mật bị canxi hóa.
Các vật chất của kí sinh trùng màu đen (chất bài tiết ở trong gan phổi, hoành
cách mô và màng bụng).
Các vết xuất huyết do sán non di h ành trong phổi, gan trong trường hợp nhiễm
cấp tính.
Các hạch lamba ở phổi và gan có màu đen do chất thải của sán.

22


Vàng da do tổn thương gan.

(a)

(c)


(b)

(d)

(f)

(e)

(g)

(h)

Hình 2.3 : Bò bị sán lá gan gầy ốm (a) ; Tr ên mặt gan của thú bị bệnh có các
vết di hành của sán màu vàng trắng và xuất huyết do các mô bị phá hủy (b) ; Ống
mật chủ trong gan dày lên rõ rệt (c) ; Fasciola hepatica (d), (e) ; Nang kén của
Fasciola hepatica (f) ; Trứng của Fasciola hepatica (g) ; Ốc Limnaeaa vật chủ trung
gian của Fasciola hepatica (h).

2.3.1.7. Đường lây lan cho người và cách phòng bệnh
Người ăn phải thực vật có nan g ấu trùng sẽ bị mắc bệnh, chúng sẽ chui qua
vách ruột vào ổ bụng, chui vào gan tìm đến ống dẫn mật và trưởng thành. Trên
đường đi sán ăn vô gan kí chủ và gây ra các triệu chứng nặng. Đôi khi sán non có
thể lọt vào một tĩnh mạch về đại tuần ho àn và định vị ở những nơi xa như mô dưới
da, phổi, mắt, …(trường hợp kí sinh trùng lạc chỗ).
Cách phòng bệnh:
- Tránh ăn cá sống hoặc nấu chưa chín.
- Xử lí phân hợp vệ sinh không phóng uế bừa b ãi.
- Tiêu diệt ốc trung gian truyền bệnh.
- Phát hiện và điều trị người mắc bệnh.

- Định kì kiểm tra cho người.

23


2.3.1.8. Dịch tể lọc
Nguồn gieo rắc mầm bệnh chủ yếu l à vật nuôi: trâu bò, dê, cừu và những loài
thú hoang dại khác.
Fasciola phân bố rộng rãi khắp thế giới. Theo Nguyễn Ngọc Tuân (2002)
F.hepatica là loài sán lá gan thường thấy trong gan trâu b ò ở các quốc gia Châu Âu,
Châu Mỹ. Trong đó F.gigantica gây thiệt hại lớn cho trâu bò ở vùng Châu Á như
Indonesia, Nepal, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam.
Ở Việt Nam tỉ lệ trâu bò nhiễm Fasciola khá cao là 60 – 70%. Những vùng
lầy lội ẩm thấp, vào mùa nóng ẩm mưa nhiều tỉ lệ nhiễm có thể lên đến 90%.
Mỗi ngày một sán có thể đẻ 20.000 trứng, trứng đề kháng khá tốt với môi
trường bên ngoài.
Trứng sán rất nhạy cảm với khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt
trời. Ở môi trường khô hạn, phôi ngừng phát triển v à trứng sán chết sau 8 – 9 ngày.
Ở môi trường ẩm ướt trứng có khả năng duy tr ì sức sống khá lâu (tồn tại đến 8
tháng). Trên đất cát, không có cỏ cây che phủ và bóng mát trứng bị chết nhanh
chóng. Ở nhiệt độ thấp (-5 đến -150C) phôi sẽ bị chết sau 2 ngày. Nhiệt độ 10 –
200C trứng ngừng phát triển. Nhiệt độ 40 – 500C phôi bị chết sau vài phút.
2.3.1.9. Phòng trị bệnh
Phòng bệnh
Định kỳ kiểm tra toàn đàn phát hiện xem có nhiễm sán lá gan không, nếu có
thì dùng thuốc tẩy trừ. Định kỳ tẩy sán lá gan một năm 2 lần cho to àn đàn trâu bò.
Những trang trại chăn nuôi tập trung cần có kế hoạch chăn thả luân phi ên đồng cỏ.
Tất cả trâu bò trước khi nhập đàn phải kiểm tra để xác định có bị nhiễm sán lá
gan hay không.
Diệt mầm bệnh ở môi trường tự nhiên : Ủ phân theo phương pháp sinh học để

tiêu diệt trứng và ấu trùng giun sán nói chung tránh hi ện tượng phân tán mầm bệnh.
Diệt ký chủ trung gian: tháo cạn nước, làm khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy
lội, ẩm ướt. Dùng những chất hóa học có khả năng diệt ốc nh ư: vôi bột,
CuSO4….Phát triển chăn nuôi những súc vật ăn ký chủ trung gian nh ư: vịt, ngan,
ngỗng, cá…để tiêu diệt các loài ốc tránh truyền lan các mầm bệnh.
Vệ sinh thức ăn nước uống, không chăn thả súc vật ở n ơi lầy lội, ẩm ướt. Khi
bắt buột phải chăn thả ở những n ơi lầy lội, ẩm ướt phải cắt cỏ cao hơn mặt nước để
tránh gặp Adolescaria. Sau đó phơi khô cỏ, nguồn nước uống phải sạch không có k ý
chủ trung gian và không có Adolescaria này.
Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt đàn trâu bò để nâng cao thể trọng và sức đề
kháng chống đỡ bệnh sán lá gan v à cũng như các bệnh giun sán khác.
24


Trị bệnh
Có hai loại thuốc đều trị bệnh sán lá gan hữu hiệu l à Vime-Fasci và VimeOno. Tuy nhiên ta nên sử dụng luân phiên hàng năm để tránh hiện tượng lờn thuốc.
Vime-Fasci: Tiêm lần đầu 1ml/30-35kg thể trọng trâu bò hoặc 1ml/15-20kg thể
trọng dê cừu, sau đó 3 tuần tiêm lập lại lần hai để đảm bảo ti êu diệt hoàn toàn sán lá
non và sán lá trưởng thành còn sống sót.
Vime-Ono cho uống 1g/15-20kg thể trọng trâu bò hoặc 1g/10-15kg thể
trongjdee cừu , sau đó 4-6 tuần lập lại lần hai để đảm bảo ti êu diệt hoàn toàn sán lá.
Sau khi cấp thuốc nên cho trâu, bò nghỉ ngơi, ăn uống tốt, tránh ra ngoài nắng.
- Dovenix (Nitroxinyl): 10mg/kg P, tiêm dưới da hoặc cho uống.
- Vim – Fasci: 1ml/25 – 35 kg P, tiêm dưới da cổ của hãng Vimedim (Cần
Thơ).
- Bio – Dewormer: 1ml/ 9-10 kg P, cho uống.
- Bithionol: chế phẩm hỗn hợp của Bithionol + Levamisol + Bivemyl. Liều
dùng 40 – 60 mg/kg P, diệt sán non lúc 8 tuần.
- Flukare C: thành phần Triclabendazole, liều d ùng 5ml/50 kg P, cho uống.
- Hexachlorotetan (Fasciolin) : liều dùng 0,1 g/kg P, cho uống.

- Hetol: liều dùng 0,2 – 0,3 kg P, cho uống.
2.3.1.10. Tác hại của bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá gan còn gây thiệt hại về kinh tế cho ng ười chăn nuôi bò, sán lá
gan có thể làm cho bò chậm tăng trưởng và giảm sinh sản, giảm phẩm chất thịt, sữa,
da, lông. Bò sữa bị nhiễm sán lá gan có con giảm sản l ượng sữa tới 40%. Khi mắc
bệnh này bò sẽ dễ mẫn cảm với các mầm bệnh truyền nhiễm khác do giảm sức đề
kháng (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Hồ Thị Thuận (1984) cho biết ở H à Lan, hàng năm bệnh sán lá gan gây thiệt
hại cho ngành kinh doanh sữa là 135 triệu Phơ – răng. Ở lò sát sinh Anh, hàng năm
phải loại thải 120 tấn gan t ươi trị giá 2,8 triệu Phơ – răng.
Trần Hữu Danh (1995) cho biết tác động sán lá gan đối với ký chủ b ò phụ
thuộc vào độc lực của chúng, sức chống đỡ của ký chủ, giai đoạn phát dục của sán
lá gan, ảnh hưởng của vật môi giới. Tác động của sán lá gan đối với c ơ thể ký chủ
bò ở nhiều mặt: tác động cơ giới, tác động chiếm đoạt, tác động đầu độc v à tác
động truyền bệnh.
Đáng chú ý nhất là bệnh sán lá gan vừa gây bệnh cho vật nuôi vừa gây bệnh
cho người. Ở nước ta có hai trường hợp bệnh trên người, trong đó một trường hợp

25


×