Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM ký SINH TRÙNG ở ĐƯỜNG TIÊU hóa ở CHÓ QUA KIỂM TRA PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ nổi và SO SÁNH HIỆU QUẢ một số THUỐC tẩy TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 55 trang )

Trang bìa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN PHẠM TÚ

TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Ở CHÓ QUA KIỂM TRA PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ
NỔI VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC TẨY TRỪ

Luận văn tốt nghiệp
NGÀNH: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ 2009

Tờ

i


Trang tựa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
NGÀNH: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:
TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA


Ở CHÓ QUA KIỂM TRA PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ
NỔI VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC TẨY TRỪ

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Dương Bảo

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phạm Tú
MSSV: 3042934
Lớp Thú Y K30

Cần Thơ 2009

ii


Trang duyệt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa ở chó qua kiểm tra phân
bằng phương pháp phù nổi và so sánh hiệu quả một số thuốc tẩy trừ do sinh viên:
Nguyễn Phạm Tú thực hiện tại:Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ từ 01/2009
– 04/2009.

Cần thơ, ngày
tháng
Duyệt bộ môn


năm 2009

Cần thơ, ngày
tháng
năm 2009
Duyệt giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày
tháng năm 2009
Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi đến cha mẹ tôi lòng biết ơn sâu sắc, người đã nuôi dưỡng, chăm sóc,
yêu thương, tạo mọi điều kiện cho tôi được hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn Thầy Nguyễn Dương Bảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, động
viên tôi trong suốt quá trình thực tập luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong bộ môn đã tận tình truyền đạt kiến thức,
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn thầy cô và các anh, chị ở Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần
Thơ ở đã tạo điều kiện thuận lợi tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn bạn bè cùng lớp, cùng phòng đã luôn ở bên cạnh tôi, khích lệ tôi,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tốt nghiệp.

iv



MỤC LỤC
Trang bìa ...........................................................................................................................i
Trang tựa ..........................................................................................................................ii
Trang duyệt .................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC........................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ix
TÓM LƯỢC.....................................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................2
2.1.
Sinh lý của chó...............................................................................................2
2.1.1.
Một số hằng số sinh lý của chó ..............................................................2
2.1.2.
Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của chó ..............................................2
2.2.
Các bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa thường gặp ớ chó.........................3
2.2.1.
Bệnh giun thực quản ..............................................................................3
2.2.2.
Bệnh giun dạ dày....................................................................................4
2.2.3.
Bệnh giun đũa.........................................................................................5
2.2.4.
Bệnh giun móc .......................................................................................8
2.2.5.
Bệnh giun tóc .......................................................................................13
2.2.6.

Bệnh giun lươn .....................................................................................14
2.2.7.
Bệnh sán dây ........................................................................................16
2.3.
Tính chất dược lý và cơ chế tác dụng của những thuốc tẩy trừ...................19
2.3.1.
Ivomec ..................................................................................................19
2.3.2.
Levamisol .............................................................................................20
2.3.3.
Exotral ..................................................................................................21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................23
3.1.
Thời gian và địa điểm thí nghiệm................................................................23
3.2.
Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................23
3.3.
Phương tiện..................................................................................................23
3.4.1.
Dụng cụ ................................................................................................23
3.4.2.
Hóa chất................................................................................................23
3.4.3.
Thuốc....................................................................................................23
3.4.
Nội dung và phương pháp thí nghiệm .........................................................23
3.4.1.
Hỏi bệnh ...............................................................................................23
3.4.2.
Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi Willis, 1927 .................23

3.4.3.
So sánh hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ ký sinh trùng.....................25
3.4.4.
Phân tích thống kê ................................................................................25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................27
4.1.
Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh ở đường tiêu chó.................27
4.2.
Kết quả xác định thành phần ký sinh trùng ở đường tiêu hóa chó ..............28
4.3.
Kết quả xác định cường độ nhiễm giun sán ở đường tiêu hóa chó .............30
v


4.4.
Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm giun sán ở đường tiêu hóa theo lứa tuổi. ......31
4.5.
Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm giun sán ỏ đường tiêu hóa theo giống chó....33
4.6.
So sánh hiệu quả ba loại thuốc tẩy trừ giun sán ở đường tiêu hóa ..............34
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................35
5.1.
KẾT LUẬN .................................................................................................35
5.2.
ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................36
PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................................38

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm tẩy trừ ký sinh trùng đường tiêu hóa
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa.
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm đơn và nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở đường
tiêu hóa chó
Bảng 4.3. Tỷ lệ cường độ nhiễm các loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa của
chó.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu ở chó theo các nhóm tuổi.
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa ở chó ta và chó ngoại.
Bảng 4.6. Kết quả tẩy sạch trứng từng loài giun sán ở các nghiệm thức điều trị.

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhiễm đơn các loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó
Biểu đồ 3: Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó
Biểu đồ 4: Tỷ lệ cường độ nhiễm các loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa của
chó
Biểu đồ 5: Tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu ở chó theo các nhóm tuổi
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa ở chó ta và chó ngoại.

viii


DANH MỤC HÌNH


Hình 1: Trứng Spirocerc lupi
Hình 2: Trứng Toxocara canis
Hình 3: Trứng Toxascaris leonina
Hình 4: Trứng Ancylostoma caninum
Hình 5: Trứng Uncinaria stenocephala
Hình 6: Trứng Trichuris vulpis
Hình 7: Trứng Strongyloides stercoralis
Hình 8: Mẫu thuốc Ivomec
Hình 9: Mẫu thuốc Levamisol
Hình 10: Mẫu thuốc Exotral
Hình 11: Cường độ nhiễm +
Hình 12 : Cường độ nhiễm ++
Hình 13: Cường độ nhiễm +++

ix


TÓM LƯỢC
Sau 3 tháng thực hiện đề tài: “Tình hình nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu
hóa ở chó qua kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi và so sánh hiệu quả một
số thuốcc tẩy trừ” tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ trong thời gian từ
ngày 01/01/2009 đến ngày 30/03/2009, điều tra 255 chó ở mọi giống và mọi lứa tuổi
được đem đến bệnh xá thú y qua kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi Willis và
tiến hành tẩy trừ cho 58 chó bị phát hiện nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa bằng
3 loại thuốc Exotral, Ivomec và Levamisol có kết quả và kết luận như sau:
Chó bị nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa với tỷ lệ 45,88%.
Chó nhiễm giun móc là 63,25% và cao hơn so chó nhiễm giun đũa là 27,35%. Ở
trường hợp nhiễm ghép, chó nhiễm cao nhất là nhiễm ghép giun móc và giun đũa với
tỷ lệ 5,89%.
Chó nhiễm giun đũa và giun móc ở các cường độ khác nhau và nhiều nhất ở

cường độ 1+. Chó nhiễm giun tóc và sán dây tập trung chủ yếu ở cường độ 2+. Tỷ lệ
nhiễm giun sán giảm dần ở các cường độ cao hơn.
Chó dưới 3 tháng tuổi nhiễm giun móc và giun đũa cao nhất. Chó nhiễm giun
đũa có tỷ lệ nhiễm giảm dần theo tuổi, nhưng đối với giun móc chó càng lớn tỷ lệ
nhiễm càng tăng.
Chó ta nhiễm giun sán cao hơn chó ngoại.
Kết quả thử hiệu lực tẩy trừ của 3 loại thuốc thì Levamisole có hiệu quả tẩy trừ
cao nhất.

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Với những đặc tính tốt như: dễ thương, thông minh, trung thành ... nên chó
sống rất gần gũi và được người nuôi yêu thương. Ở các thành phố chó được nuôi để
giữ nhà và làm cảnh. Ở các vùng nông thôn chó được nuôi chủ yếu là để giữ nhà.
Ngoài ra, một số chó còn được huấn luyện làm công cụ góp phần điều tra phá án bảo
vệ an ninh trật tự xã hội.
Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói
riêng có khí hậu quanh năm nóng ẩm rất thuận lợi cho vi trùng, nấm, ký sinh trùng tồn
tại, phát triển và gây bệnh cho các loài vật nuôi. Có rất nhiều bệnh ký sinh trùng xảy
ra trên chó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ đẹp của chó, một số bệnh còn lây sang
người làm tốn nhiều thời gian, tiền bạc để điều trị.
Nhằm vân dụng những kiến thức đã học được tại trường vào thực tiễn, cùng
với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô bộ môn Thú Y, Bệnh Xá Thú Y Trường đại
học Cần Thơ tôi tiến hành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ
SINH TRÙNG Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở CHÓ QUA KIỂM TRA PHÂN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP PHÙ NỔI VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ THUỐC TẨY
TRỪ”.
Mục tiêu của đề tài:

Sơ bộ nắm được tình hình chó nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa ở chó.
Xác định hiệu của 3 loại thuốc tẩy trừ nhằm tìm ra thuốc có tỷ lệ khỏi bệnh
cao, nhưng thời gian điều trị ngắn và chi phí điều trị thấp.

1


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Sinh lý của chó
2.1.1. Một số hằng số sinh lý của chó
Thân nhiệt bình thường của chó trưởng thành là 38o - 38o5 C, chó con là 38o5 39oC. Mùa hè có thể tăng 0,2oC mùa đông giảm 0,2oC. Thân nhiệt sinh lý giữa cá thể
trong loài có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý, điều
kiện thời tiết.
Nhịp tim 70-130 nhịp/phút. Mùa hè tăng 5 nhịp/phút, mùa đông giảm 5
nhịp/phút. Khi hoạt động tăng 10-15 nhịp/phút.
Nhịp thở 10-40 nhịp/phút. Mùa hè tăng 5 nhịp/phút, mùa đông giảm 5
nhịp/phút. Khi hoạt động tăng 10-15 nhịp/phút.
Hồng cầu: từ 5,2 - 8,4 triệu/mm3 máu, trung bình 6,2 triệu/mm3 máu.
Hemoglobine: từ 11 – 17 gram/100ml máu, trung bình là 14 gram/100ml máu.
Bạch cầu (White blood cell) từ 7000 – 17000/mm3 máu, trung bình là
12000/mm3 máu (Hồ Văn Nam, 1982).
2.1.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh sản của chó
Một năm chó có 2 kỳ động dục, và biểu hiện của sự động dục chia làm 4 kỳ:
Giai đoạn trước động đực.
Giai đoạn động đực.
Giai đoạn sau động đực.
Giai đoạn nghỉ ngơi.
Tuổi thành thục
Chó đực: Đối với giống lớn con: 14-16 tháng tuổi, giống nhỏ con từ 10-12
tháng tuổi.

Chó cái: Đối với giống chó lớn là 10-12 tháng tuổi, giống nhỏ con là 8-10
tháng tuổi.
Thời gian mang thai: khoảng 58 - 63 ngày.
Số con trung bình ở mỗi lứa đẻ.
Giống lớn con: từ 3 - 4 con.
Giống nhỏ con: khoảng 2 - 4 con.
Giống chó ta: từ 6 - 8 con
Chó con sau khi sinh khoảng 12 - 15 ngày thì mở mắt (Phạm Sĩ Lăng và Ctv,
2006).

2


2.2.

Các bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa thường gặp ớ chó
Bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa ở chó gồm có: bệnh giun thực quản, bệnh
giun dạ dày, bệnh giun đũa, bệnh giun móc, bệnh giun tóc, bệnh giun lươn, bệnh sán
sây, bệnh sán lá ruột, bệnh sán máng và một số loài ký sinh trùng gây các bệnh khác
(Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.2.1. Bệnh giun thực quản
Là bệnh gây ra do một loài giun tròn (Spirocerca lupi) hình thành những búi ở
thực quản, dạ dày hay động mạch chủ. Bệnh thường thấy ở hầu hết ở các vùng nhiệt
đới trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh thấy có ở nhiều nơi, riêng ở Đồng Bằng sông Cửu
Long tỷ lệ nhiễm từ 17-62% (Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.2.1.1. Ký sinh trùng
Giun có tên là Spirocerca lupi, con trưởng thành có màu đỏ chói, con đực dài
40mm, con cái dài 70 mm, thường thấy ký sinh trong những nốt thực quản, dạ dày
hay thành động mạch chủ. Con đực dài 3-5.4 cm có hai gai giao hợp không bằng
nhau, con cái dài 5-8 cm. Trứng rất nhỏ có kích thướt 0.035-0.039 mm * 0.014-0.023

mm bên trong có chứa ấu trùng (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Vòng đời: Giun đẻ trứng, một số trường hợp trứng theo phân ra ngoài, trứng
này được bọ cánh cứng ăn phân là ký chủ trung gian ăn phải. Trong đường tiêu hóa
của các bọ hung đó, ấu trùng giun xuyên qua thành ruột vào xoang bụng, lột xác ở đây
hai lần và trở thành ấu trùng giai đoạn L3 gây nhiễm. Chó bị nhiễm giun thực quản do
ăn phải ký chủ trung gian như bọ cánh cứng nói trên hay các ký chủ dự trữ như loài
chim, bò sát, gậm nhấm đã ăn bọ cánh cứng có ấu trùng. Trứng của giun có thể xuất
hiện trong phân của chó sau 5 - 6 tháng nhiễm bệnh (Nguyễn Phước Tường, 2000).

Hình 1: Trứng Spirocerc lupi
(httpwww.flourishingfairies.co.zaWorms_filesimage009.jpg)
2.2.1.2. Triệu chứng
Đặc trưng của bệnh giun thực quản là tạo thành khối u cứng ở thực quản và dạ
dày, kích thướt khối u có thể bằng hạt đậu hoặc lớn hơn, khối u được tạo thành từ
những sợi bó mô liên kết co dãn và có những đường rỗng chứa đầy chất mủ lỏng màu
đỏ, trong đó giun Spirocerca lupi sống thành bó cuộn lấy nhau (Vương Đức Chất, Lê
Thị Tài, 2004).
3


Khi bệnh tích ở thực quản quá lớn hay trở thành tân bào thì chó sẽ biểu lộ triệu
chứng như: nuốt khó khăn và ói mửa nhiều lần khi cố gắng nuốt thức ăn. Những con
chó như thế thường tiết nước bọt rất nhiều và cuối cùng sẽ gầy còm đi. Những dấu
hiệu lâm sàng này đặc biệt nếu có đi kèm với chứng viêm đốt sống hoặc phì đại phần
xương tứ chi thì phải nghĩ tới bệnh giun thực quản, đặc biệt là ở vùng có bệnh lưu
hành. Có khi chó chết thình lình do sự xuất huyết trầm trọng ở vùng xoang ngực vì vỡ
động mạch chủ do khối giun ở đây phát triển bất thường. Có bằng chứng cho thấy
giun di hành vào màng xương, nhất là các đốt sống ngực làm biến dạng các xương
này. Ngoài ra giun cũng có thể xâm nhập vào khí quản, phế quản hình thành những
nốt gây cản trở hô hấp (Nguyễn Văn Biện, 2001).

2.2.1.3. Chẩn đoán
Tìm trứng trong phân. Chó chết mổ khám tìm giun (Đỗ Trung Giã, Nguyễn
Hữu Hưng, 2002).
2.2.1.4. Điều trị
Việc điều trị kém hiệu quả. Các loại thuốc có thể dùng là:
Disophenol: 10mg/kg uống hai lần cách nhau một tuần.
Doramectin, thế hệ mới của ivermectin.
Ngoài ra có thể dùng Levamisole với liều 7mg/kg ngày môt lần, uống trong 7
ngày (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
2.2.1.5. Phòng bệnh
Việc phòng bệnh là rất quan trọng bằng cách tránh chó ăn bọ cánh cứng, ếch,
nhái, chuột, các loại gậm nhấm, thịt gà sống (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng,
2002).
2.2.2. Bệnh giun dạ dày
Là bệnh do một vài loài giun tròn gây ra, giun ký sinh ở dạ dày của chó và
mèo. Bệnh xảy ra gần như trên khắp thế giới. Chúng thường tấn công vào màng nhầy
của dạ dày hoặc tá tràng bằng cặp môi rất mạnh. Đặc biệt có loài Gnathostoma
Spinigerum có thể lây sang người, đã tìm thấy ở miền Nam nước ta.
Ký sinh trùng
Ở dạ dày chó có thể thấy nhiều loại giun ký sinh.
Physaloptera spp: con đực dài khoảng 30mm, con cái dài khoảng 40mm.
Trứng có hình bầu dục, kích thước 32 x 55 µm có vỏ nhầy và hình thành ấu trùng bên
trong. Các ấu trùng của các loại giun dạ dày đã tìm thấy ở một số loài bọ cánh cứng,
gián, dế. Chuột và ếch nhái có thể là ký chủ dự trữ. Sự nhiễm bệnh thường xảy ra sau
khi chó mèo ăn phải ký chủ trung gian hay ký chủ dự trữ. Từ đó ấu trùng của giun
phát triển đến trưởng thành trong cơ thể chó hay mèo (Nguyễn Văn Biện, 2001).
4


Spirura rytipleuritis: có vòng đời giống như Physaloptera.

Gnathostoma Spinigerum: con đực dài 11-25mm, con cái dài 25-54 mm.
Vòng đời của Gnathostoma Spinigerum: trứng theo phân ra ngoài sau 4 ngày
nở thành ấu trùng L1 có thể bơi trong nước, L1 bị các loài cyclop ăn vào, đây là ký
chủ trung gian thứ nhất của giun, sau đó một số loài cá nước ngọt là ký chủ trung gian
thứ hai ăn phải các cyclop này. Tiếp theo đó các loại cá có mang ấu trùng cảm nhiễm
bị ăn bởi các loài như ếch nhái, bò sát và nhiều động vật có vú khác thì ký sinh trùng
sống trong các loài này như những ký chủ dự trữ. Khi chó ăn phải ký chủ trung gian
thứ hai như một số loài cá nước ngọt hoặc ký chủ dự trữ thì mắc bệnh. Ấu trùng khi
xâm nhập vào cơ thể thì di hành vào xoang bụng và cơ của ký chủ trong môt thời gian
dài trước khi định vị ở thành dạ dày.Ngoài ra Spiracerca lupi cũng thường thấy ký
sinh ở dạ dày (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Triệu chứng
Giun Physaloptera spp gắn vào mang nhày dạ dày, tá tràng gây viêm dạ dày và
viêm tá tràng, từ đó gây cho con vật ói mửa, bỏ ăn, phân có màu sậm. Có tác giả cho
rằng giun này có thể hút máu. Khi ký sinh trùng di chuyển đi chỗ khác nó để lại
những vùng chảy máu, lở loét ở màng niêm mạc dạ dày hay tá tràng, trong tường hợp
nhiễm nặng con vật sẽ bị thiếu máu, sụt cân. Hầu hết Gnasthostoma không gây ra
triệu chứng gì ở chó (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán bệnh thường là nội soi dạ dày hoặc tìm trứng giun
trong phân (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Điều trị
Dichlorvos cho uống 11-22mg/kg, lặp lại sau 3 tuần.
Fenbendazole 50mg/kg/ngày uống trong 3 ngày. Nhắc lại sau 3 tuần (Nguyễn
Văn Biện, 2001).
2.2.3. Bệnh giun đũa
Giun đũa ký sinh ở ruột non chó, bệnh thường xảy ra nặng ở chó con. Bệnh có
thể lây cho người. Qua một số điều tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho thấy tỷ lệ
nhiễm khá cao ở chó con và giảm dần khi chó lớn.
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hằng và Lương Văn Huấn (1989) trên chó

nuôi tại Thành Phố Hồ Chí Minh tỷ lệ nhiễm giun đũa là: Toxocara canis 11,75%,
Toxascaris leonina 5,85%.
Phạm Văn Khuê và Ctv (1995) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun sán trên chó tại Hà
Nội và Hải Phòng cho kết quả chó nhiễm giun đũa như sau:
 Hà nội chó nhiễm Toxocara canis 20,2%.
5


 Hải Phòng chó nhiễm Toxocara canis 26,9-27,8%, Toxascaris leonina
17,8-23,1%.
Theo Nguyễn Thị Kim Thành, Phan Địch Lân, Lê Nguyên Ngật (1997) cho
biết tỷ lệ chó nhiễm giun đũa khá cao và phân chia theo lứa tuổi: chó từ 1-3 tháng tuổi
nhiễm 59,82% (Toxocara canis) và 54,76% (Toxascaris leonina), chó từ 4-6 tháng
tuổi nhiễm 35% (Toxocara canis) và 36% (Toxascaris leonina), chó từ 7-12 tháng
tuổi nhiễm 19,05% (Toxocara canis) và 4,76%(Toxascaris leonina), chó từ 12 tháng
tuổi trở lên chỉ nhiễm loài Toxocara canis với tỷ lệ 11,75% (Trích Trong Lê Thị Oanh
Kiều, 2007).
Theo Lê Thị Oanh Kiều (2007) tỷ lệ nhiễm giun đũa ở các chó được đem đến
Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Hoc Cần Thơ là 33,58%.
Ký sinh trùng
Giun đũa thường gây bệnh cho chó, mèo thường thấy có ba loài Toxocara
canis, Toxascaris leonina và Toxocara cati.
Toxocara canis có vòng đời 26-28 ngày ký sinh ở ruột non chó, thường thấy ở
chó dưới 6 tháng tuổi. Con đực dài 50-100 mm, con cái dài 90-180 mm. Vỏ trứng dày
màu vàng có lợn cợn như tổ ong. Phát triển ở niêm mạc ruột, ấu trùng có thể qua nhau
để vào thai, ở chó con 21 ngày tuổi có thể xét nghiệm thấy trứng giun đũa trong phân.
Ấu trùng loài này có thể di hành trong cơ thể người.

Hình 2: Trứng Toxocara canis
(httpwww.catnmore.comanimalsmicrogallery.htm)

Vòng đời của Toxocara canis: trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận
lợi sau 5 ngày phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm L2. Vật chủ cuối cùng ăn
phải tới ruột ấu trùng được giải phóng theo mạch máu về gan lột xác thành L3, lên
tim, lên phổi sau đó ra khí quản được chó mèo nuốt trở lại ruột non lột xác lần 2 phát
triển thành con trưởng thành sau 1 tháng. Ấu trùng có thể di hành qua bào thai về phổi
6


của thai và lột xác thành L3. Khi được thai nhi nuốt xuống ruột hát triển thành con
trưởng thành sau 3 tuần. Khi chó con bú mẹ lẫn L3 vào ruột lột xác lần 2 thành con
trưởng thành (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Toxascaris leonina cả chó và mèo đều nhiễm, nhưng chó con dưới 6 tháng thì
ít thấy. Giun có vòng đời 2-3 tháng. Con đực dài 40-80 mm, con cái dài 60-100 mm.
Trứng hơi tròn, bên ngoài lớp vỏ nhẵn, đường kính 0.075-0.085 mm gồm 2 lớp vỏ dày
màu vàng nhạt.

Hình 3: Trứng Toxascaris leonina
(httpwww.capcvet.orgcopypicsToxascaris-leonina-egg.jpg)
Vòng đời của Toxascaris leonina: trứng theo phân ra ngoài, nếu gặp điều kiện
nhiệt độ 19-220C hình thành trứng có ấu trùng L2, nhiệt độ 28-300C cần 2,5 ngày.
Nhiệt độ cao hơn 40oC trứng bị chết. Khi chó ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ
giải phóng ở ruột xâm nhập vào vách ruột, lột xác và phát triển thành giun trưởng
thành. Thời gian từ khi ăn phải trứng đến khi thành giun trưởng thành và có khả năng
đẻ trứng mất 74 ngày xâm nhập vào hệ tiêu hoá, đi theo tĩnh mạch ruột đến gan rồi
theo hệ tuần hoàn đến phổi, phế nang, sau đó chó ho lên và nuốt trở lại vào hệ tiêu
hoá (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Toxocara cati bệnh thường thấy ở mèo, ấu trùng có thể qua sữa mèo để nhiễm
vào mèo con (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Chó ta nhiễm giun đũa 29%, trong đó chó con 17-20 ngày tuổi nhiễm nặng,
triệu chứng rõ. Chó con từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi nhiễm giun đũa 52%. Tuổi chó

càng tăng thì nhiễm giun đũa càng giảm và chó trưởng thành chỉ nhiễm 12%. Chó
ngoại và chó cái nhiễm cao hơn chó ta và chó đực (Chu Thị Thơm, Nguyễn Thị Lài,
Trương Văn Tó, 2006).
Triệu chứng
Chó mẹ có thể chứa giun đũa nhưng thường chỉ là vật mang mầm bệnh, không
biểu hiện triệu chứng bệnh. Chó con trong bụng mẹ đã có thể nhiễm giun, sau khi sinh
7


21 ngày có thể xét nghiệm thấy trứng giun trong phân chó con. Chó con nhiễm giun
mất tính thèm ăn, gầy còm, lông xù, bụng căng nổi cộm, có thể nhận biết từng đoạn
ruột căng cứng. Nhiễm nặng có thể gây tắc ruột, nôn, bỏ ăn, thuỷ thủng, tích nước
xoang bụng.
Chẩn đoán
Xét nghiệm phân tìm trứng hoặc dựa theo triệu chứng ói mửa, gầy còm, những
lúc ói mửa có cả giun ra đường miệng (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Điều trị
Bệnh nên điều trị sớm nhất là chó con. Nên bắt đầu cho chó con uống thuốc lúc
hai tuần tuổi và chó mẹ nuôi con cũng nên điều trị lúc này. Sau đó lập lại khi kiểm tra
phân thấy trứng giun. Các thuốc điều trị có hiệu quả như:
Piperazine 100mg/kg cho uống lần đầu lúc 21 ngày tuổi, lặp lại sau 1 tháng và
6 tháng.
Mebendazole 22mg/kg ngày uống một lần, uống trong ba ngày. Thuốc không
sử dụng cho mèo.
Levamisole cho uống 7mg/kg.
Dichlorvos cho uống 11-22mg/kg, lặp lại sau 3 tuần.
Nếu chó quá kiệt sức thì phải trợ sức, bồi dưỡng (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu
Hưng, 2002).
Phòng bệnh
Thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại, sân chơi. Tẩy sạch giun cho chó bị

nhiễm và không làm phán tán trứng giun ra ngoài môi trường. Định kỳ kiểm tra phân
hàng tháng đối với chó con và 3 tháng /lần đối với chó lớn (Chu Thị Thơm, Nguyễn
Thị Lài, Trương Văn Tó, 2006).
Chó cái 3 tuần trước khi đẻ cho đến hai ngày sau khi đẻ cho uống hằng ngày
Fenbendazole 25mg/kg.
Chó con bắt đầu cho uống thuốc lúc hai tuần tuổi và cách hai tuần một lần cho
đến mười hai tuần tuổi (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
2.2.4. Bệnh giun móc
Bệnh giun móc ở chó là rất phổ biến và gây bệnh nặng trên chó nhất là ở chó
con. Ở nước ta đã phát hiện được 3 loài Ancylostoma caninum, A. brazilisene,
Uncinaria stenocephala. Một số nơi ở nước ta tỷ lệ nhiễm giun móc rất cao, có thể lên
trên 70%. Đặc biệt chó trên 12 tháng tuổi tỷ lệ này có thể lên đến 96%. Tỷ lệ nhiễm
của chó tăng dần theo lứa tuổi, chó 20 – 30 ngày tuổi có thể nhiễm giun móc (Phạm
Sỹ Lăng, 2006).

8


Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao, cao nhất là Ancylostoma. Theo Đỗ Hải
(1972) chó Bắc bộ nhiễm Ancylostoma 83,83%.
Theo Trần Thị Thanh Hằng và Lương Văn Huấn (1989). Chó nuôi tại thành
phố Hồ Chí Minh nhiễm:
Ancylostoma caninum 91,17%
Ancylostoma braziliense 82,35%
Uncinaria stenocephala 41,17%
Theo Trịnh Văn Thịnh và Phạm Văn Khuê (1982). Tỷ lệ nhiễm giun móc ở
chó săn là 75 – 82%. Tỷ lệ này tùy thuộc theo lứa tuổi và giống chó.
Chó sơ sinh đến 4 thàng tuổi nhiễm 82%
Chó 6 – 12 tháng tuổi nhiễm 75%
Chó lớn nhiễm 74%

Chó ngoại nhiễm 83%
Chó nội nhiễm 63%
Theo Phạm Văn Khuê (1967). Tỷ lệ nhiễm giun móc cao và thường gây bệnh
nhất ở chó con, giun móc đẻ rất nhiều trứng, do vậy rất dễ tìm thấy trứng trong phân.
Theo Nguyễn Văn Nghĩa (1998) tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm giun
móc ở Thành phố Cần Thơ, kết quả kiểm tra 280 mẫu phân và mổ khám 35 con chó
thấy như sau tỷ lệ nhiễm giun móc là 78,93%. Thành phần loài giun móc ký sinh ghi
nhận có ba loài với tỷ lệ như sau Ancylostoma caninum 87,50%, Ancylostoma
braziliense 81,25%, Uncinaria stenocephala 43,75%.
Theo Trần Đệ Quang (1998), khảo sát tình hình nhiễm nội ký sinh trùng trên
đàn chó tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả xét nghiệm 220 mẫu phân và mổ khám
232 con chó cho thấy như sau tỷ lệ nhiễm ở phương pháp kiểm tra phân là 69,55% và
tỷ lệ nhiễm qua phương pháp mổ khám là 69,55%. Trong đó, loài Ancylostoma
canium chiếm tỷ lệ 76,29%, cường độ nhiễm 9,02 ± 2,26.
Theo luận án thạc sĩ của Ôn Hòa Thịnh (1999), tiến hành điều tra tình hình
nhiễm giun sán ký sinh ở ống tiêu hóa chó Thành phố Long Xuyên, tỷnh An Giang,
kết quả xét nghiệm phân 244 chó cho biết tỷ lệ nhiễm như sau tỷ lệ nhiễm chung 75%
với 6 loài thuộc lớp giun tròn và 1 loài thuộc lớp sán dây trong đó Ancylostoma
caninum 59,84%, Ancylostoma braziliense 26,64%, Uncinaria stenocephala 15,57%.
(trích Nguyễn Thị Mỹ Hiệp, 2006)
Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiệp (2006) và Lê Thị Oanh Kiều (2007) thì tỷ lệ chó
nhiễm giun móc ở thành phố cần thơ lần lượt là 60,45% và 60,58%.
Ký sinh trùng

9


Bệnh do nhiều loài gây ra. Trong đó Ancylostoma caninum là chính. Bệnh này
trên chó có gây ra sức miễn dịch cho cơ thể (Nguyễn Phước Tương, 2000).
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả như Trịnh Văn Thịnh (1982), Lương Văn

Huấn và Lê Hữu Khương (1996), Kolevatova (1959), Geori. Jay. (1969), Fraser
(1986): Ở 23 – 300C thích hợp nhất cho trứng và ấu trùng phát triển. Ở 12 – 170C toàn
bộ trứng và ấu trùng ngừng phát triển. Ở 400C trứng và ấu trùng bị diết rất nhanh
(trích Nguyễn Thị Mỹ Hiệp, 2006).
Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó, mèo, hổ, báo. Ancylostoma
caninum thường sống ở không tràng, tá tràng hoặc kết tràng. Con đực dài 9-12 mm,
con cái dài 10-20 mm giun cái đẻ từ 7.700-28.000 trứng/ngày. Trứng hình bầu dục,
hai đầu thon đều, có lớp vỏ mỏng, trứng mới thải ra bên ngoài có 8 tế bào phôi. Bệnh
do Ancylostoma caninum lây nhiễm qua đường tiêu hoá do chó ăn phải trứng hay ấu
trùng chui qua da. Khi chui qua da ấu trùng gây viêm da. Bước tiếp ấu trùng đến phổi
rồi trở lên khí quản, hầu để được nuốt vào ruột non, còn ở chó cái ấu trùng thường
nằm nghỉ ở cơ, chờ khi chó cái có thai ấu trùng sẽ hoạt động và truyền cho chó con
qua sữa. Sau 14-16 ngày ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành trong ruột chó.
Thời gian giun móc ký sinh trong ruột chó từ 43-100 tuần (Phạm Sỹ Lăng, 2006).

Hình 4: Trứng Ancylostoma caninum
(httpwww.capcvet.orgcopypicshookworm2.-A.caninum-eggs.jpg)
Uncinaria stenocephala ký sinh ở ruột non chó, mèo, hổ, báo. Uncinaria
stenocephala nhỏ hơn A. caninum chỉ dài trung bình khoảng 9-12 mm. Trứng theo
phân ra ngoài, sau đó trứng sẽ phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm L3, từ đây ấu
trùng có thể xuyên qua da gây viêm da, hoặc được chó ăn vào để đến ruột non và
trưởng thành ở đây.

10


Hình 5: Trứng Uncinaria stenocephala
(httpwww.veterinaria.orgasociacionesvetuyarticulospequenos0500001imagesancilosto
ma.jpg).
Ancylostoma. brazilisene ký sinh ở ruột non chó mèo có khi ở người. Con đực

dài 6-6.75 mm, con cái dài 7-10 mm, giun cái đẽ được 4.000 trứng/ngày. Trứng giống
như Ancylostoma caninum, trứng mới thải ra bên ngoài có 8 tế bào phôi.
Chu kỳ phát triển của các loài trên đều phát triển trực tiếp, không cần có sự
tham gia của vật chủ trung gian. Trứng theo phân thải ra ngoài, gặp điều kiện thuận
lợi sau 20 giờ đến một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui khỏi
trứng qua 6-7 ngày, lột xác lần 2 để trở thành ấu trùng gây nhiễm L2. Ấu trùng gây
nhiễm dài 0.56-0.69 mm có thể bò ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. nếu gia
súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào trong phổi lột xác L3 tạo thành L4, xuống ruột và
lột xác thành L5 sau 14-20 ngày trở thành dạng trưởng thành. Đường lây nhiễm chủ
yếu cho chó mèo và gia súc là đường chui qua da. Chó non dễ bị ấu trùng xâm nhập
qua da hơn chó già.. Ấu trùng gây nhiễm dạng còn non dễ xâm nhập hơn ấu trùng già.
Khi xâm nhập qua da chỉ 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn
của chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và
phát triển thành dạng trưởng thành. Trong khi cho con bú, L3 trong máu sẽ truyền qua
sữa và gây nhiễm cho chó con. Ấu trùng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà
không phát triển thành dạng trưởng thành (Đỗ Trung Giã, Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Triệu chứng
Giun gây bệnh thông qua hai tác nhân cơ học và độc tố. Đầu giun có móc kitin
bám vào rột gây tổn thương chảy màu và viêm ruột nhiễm trùng. Ngoài ra giun còn
tiết độc tố kháng đông làm cho máu chảy lâu dài. Chó bệnh thường biểu hiện thiếu
máu, bỏ ăn, ói mửa liên tục có khi có máu, tiêu chảy có máu và dịch nhà. Con vật mất

11


máu, mất nước, kiệt sức rồi chế; nhất là chó nhỏ dưới 4 tháng tuổi rất dễ chết. Trong
một số trường hợp nếu nuôi dưỡng tốt chó có thể vượt qua (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chó bị bệnh giun móc ở hai thể cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính: chón non 2-4 tháng bị nặng hơn chó trưởng thành với các triệu
chứng như nôn mửa liên tục, nôn ra máu, ăn ít hoặc bỏ ăn, tiêu chảy nặng, phân có

màu đỏ sẫm như bã cà phê do giun móc gây chảu máu ruột, chó thường chết do mất
máu, mất nước. Bệnh kéo dài 3-5 ngày tỷ lệ chết là 30-50% (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
Thể mãn tính: triệu chứng cũng giống như thể cấp tính nhưng nhẹ hơn và kéo
dài trong suốt thời gian ký sinh của giun móc. Trong thể này thấy rõ nhất là chó gầy
còm, thiếu máu, phân có lẫn màu sẫm như bã cà phê. Thỉnh thoảng còn thấy hiện
tượng nôn ra máu. Chó suy nhược, thiếu máu và chết do kiệt sức. (Phạm Sỹ Lăng,
2006).
Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào kết quả kiểm tra phân tìm trứng giun móc. Các dấu hiệu lâm
sàng ở chó như thiếu máu, phân lỏng có màu bã cà phê cũng góp phân giúp chẩn đoán
lâm sàng bệnh giun móc ở chó (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
Điều trị
Kết hợp tẩy giun, trị nhiễm trùng, trợ sức.
 Thuốc tẩy giun có thể dùng là:
Mebendazole (hiệu quả nhất đối với giun móc) 22mg/ngày, uống trong ba
ngày.
Levamisol 7mh/kg cho uống hay tiêm dưới da.
Pyrentel pamoate 5mg/kg cho uống sau bữa ăn, lặp lại sau 7 đến 10 ngày.
Exotral cho uống 1 viên/5kg.
Dichlorvos cho uống 11-22mg/kg, lặp lại sau 3 tuần.
 Kháng sinh chống nhiễm trùng thứ phát:
Tetracyline 25-50mg/kg, ngày cho uống ba đến bốn lần hoặc dùng 7mg/kh
ngày hai lần tiêm thịt hay tiêm mạch.
Kanamycin 10-20mg/kg cho uống ngày 4 lần hoặc 5-7,5 mg/kg tiêm dưới da
hay tiêm thịt ngày 2 lần.
 Bồi dưỡng trợ sức:
Vitamin K, truyền dịch (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Phòng bệnh
Phải tẩy sạch giun trước khi cho chó mẹ phối giống. Sau đó trong suốt thời kỳ
mang thai cũng như đẻ con, cho con bú phải giữ chó ở môi trường sạch để tránh tái

nhiễm và nhiễm cho chó con.
12


2.2.5. Bệnh giun tóc
Bệnh giun tóc cũng có thể thấy ở chó nhưng bệnh thường không nặng, các
triệu chứng không rõ ràng. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có nơi nhiễm đến 25%
(Nguyễn Văn Biện, 2001).
Ở các tỉnh phía Bắc phát hiện hầu hết chó bị nhiễm giun tóc. Tại trại nuôi chó
D24, Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1979) phát hiện chó nhiễm giun tóc là 16,3%
(Phan Địch Lân và Ctv, 2005).
Ký sinh trùng
Giun tóc ký sinh ở chó có tên Trichuris vulpis, con trưởng thành của giun tóc
dài 40-70 mm, một đầu thì mãnh, còn một phần ba đầu kia thì to (Nguyễn Văn Biện,
2001). Con đực dài 45-60,5 mm có một gai giao hợp rất dài 8,31-11,10 mm, con cái
dài 62-75 mm, con cái đẻ khoảng 2000 trứng /ngày. Chó trưởng thành thường nhiễm
T. vulpis nặng hơn chó 2-4 tháng tuổi (Phan Địch Lân và Ctv, 2005).

Hình 6: Trứng Trichuris vulpis
(httpcal.vet.upenn.eduprojectsparasit06websiteimagestrichuris%20vulpis.gif).
Giun tóc ký sinh chủ yếu ở manh tràng, nơi đây chúng gắn chặt vào màng nhày
của ruột. Trứng giun tóc có vỏ dầy, hai đầu có nút, ta có thể tìm thấy trứng trong phân
sau khi chó bị nhiễm 2-4 tuần ở nơi có khí hậu nóng ẩm. Mặc dù trứng giun có khả
năng sống được ở ngoài môi trường thích hợp tới 6 tháng nhưng chúng dễ bị tiêu diệt
khi môi trường bị làm khô. Trứng giun tóc phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung
gian. Sau khi chó ăn phải trứng thì ấu trùng phát triển trong thành không tràng và
trưởng thành ở manh tràng sau đó 11 tuần. Giun này có thể sống được trong cơ thể
chó tới 16 tháng (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Triệu chứng
Đầu của T .vulpis xuyên sâu vào niêm mạc ruột già để hút chất dinh dưỡng, tạo

ra các tổn thương gây chảy máu. Các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong hệ tiêu hóa ( E.

13


coli dung huyết, các chủng Streptococcus...) sẽ gây viêm từ những chỗ tổn thương do
T .vulpis gây ra (Phan Địch Lân và Ctv, 2005).
Khi chó bị nhiễm nhẹ thì thường không có dấu hiệu gì. Nhưng khi số lượng
giun ký sinh tăng lên thì có thể gây xuất huyết, viêm ở manh tràng, lúc này các triệu
chứng có thể thấy rõ hơn như tiêu chảy, sụt cân. Đối với những trường hợp nặng hơn
thì thấy tiêu chảy có máu, có khi chó biểu hiện thiếu máu (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Chẩn đoán
Biện pháp chủ yếu là xét nghiệm tìm trứng trong phân. Mổ khám chó chết do
bệnh để tìm giun trưởng thành (Phan Địch Lân và Ctv, 2005).
Điều trị
Các thuốc có thể dùng là:
Mebendazol 22mg/kg ngày uống một lần, uống trong 3 ngày. Thuốc không sử
dụng cho mèo.
Dichlorvos cho uống 11-22mg/kg lặp lại sau 3 tuần.
Fenbendazole 50 mg/kg ngày một lần, uống trong 3 ngày, lặp lại sau 3 tuần
(Nguyễn Văn Biện, 2001).
Phòng bệnh
Ngoài việc tẩy giun, ta nên làm khô, sạch môi trường sống xung quanh chó.
(Nguyễn Văn Biện, 2001).
2.2.6. Bệnh giun lươn
Đây là một loài giun khá nhỏ, bệnh lại khá giống với các bệnh ký sinh trùng
đường ruột khác nên ít được chú ý. Bệnh đã thấy phân bố trên khắp thế giới, nhất là
những nơi có khi hậu nóng ẩm, giun Strongyloides thường ký sinh ở ruột non chó và
ruột già mèo. Loài này cũng gây bệnh cho người. Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều nơi
(Nguyễn Văn Biện, 2001).

Ký sinh trùng
Bệnh gây ra do Strongyloides canis hoặc Strongyloides stercoralis, là một loại
giun tròn, mãnh, dài khoảng 1,5 mm. Giun hầu như trong suốt, khó thấy bằng mắt
thường, ký sinh dưới lớp màng nhày đoạn trước ruột non. Giun có thể nhiễm cho
người. Loài S. cati thì được tìm thấy nhiễm trên mèo (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Các loài giun của giống Strongyloides có thể cảm nhiễm chéo giữa một số loài
ăn thịt. Chó và chồn mắc bệnh sớm nhất vào tuần tuổi năm, thú trưởng thành mắc
bệnh nhẹ hơn thú còn non (Phan Địch Lân và Ctv, 2005).

14


Hình 7: Trứng Strongyloides stercoralis
(httpworkforce.cup.edubuckelewimagesStrongyloides%20egg%20from%20free%20li
ving%20female.jpg)
Vòng đời:
Tất cả giun ký sinh đều là con cái. Trứng giun hình thành phôi trong ruột ký
chủ và hầu hết đều được nở ra trước khi được thải ra ngoài theo phân ký chủ. Dưới
không khí nóng giun phát triển rất nhanh, có thể đạt đến ấu trùng giai đoạn 3 chỉ sau
hơn một ngày. Một số ấu trùng này chuyển qua giai đoạn cảm nhiễm dạng filariform;
số khác trở thành những giun sống tự do mà nó giao phối, sản sinh ra thế hệ con cháu
giống như là những giun ký sinh.
Đối với những ấu trùng dạng filariform thì có thể xâm nhập cơ thể ký chủ bằng
cách xuyên qua da hoặc qua con đường màng nhày miệng. Từ đó chúng vào máu rồi
đến phổi, ở đây ấu trùng được ho ra, rồi lại nuốt vào đường tiêu hóa và đến ruột non,
nơi đây chúng trưởng thành. Có thể lây truyền qua sữa. Những giun xâm nhập được
vào ruột thường thải trứng ra phân sau 7-10 ngày (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Triệu chứng
Đối với những con nhiễm nặng thường thể hiện bệnh sau khi nhiễm bệnh vài
tuần. Con vật tiêu chảy có máu, có màng nhày là đặc trưng của bệnh. Bệnh thường

thấy xảy ra trong hầy hết chó con trong vùng có khí hậu nóng ẩm. Cơ thể con vật bị
gầy mòn đi, sự tăng trưởng phát triển giảm đi có thể là một dấu hiệu cần lưu ý của
bệnh này. Giai đoạn đầu của bệnh con vật vẫn ăn ngon miệng và hoạt động bình
thường, trong giai đoạn này chó chỉ thấy sốt nhẹ hoặc không thấy sốt. Giai đoạn tiếp
theo thấy con vật thở cạn, nhanh và sốt là lúc chó bệnh trầm trọng. Khi mổ khám thì
chỉ thấy phổi bị nhiễm giun, ruột bị viêm xuất huyết, những mảng màng nhày bị tróc
ra, phân có tính chất rất nhày (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Giun Strongyloides sống trong niêm mạc của ruột non chó, gây tác hại cơ học.
Trường hợp nhiễm nặng gây viên ruột non cấp: tiêu chảy và xuất huyết đường tiêu

15


×