Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG vật NGOẠI ký SINH TRÊN cá TRA NUÔI THÂM CANH tại HUYỆN CHÂU PHÚ – TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHÂU VĂN THANH

TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH TẠI HUYỆN
CHÂU PHÚ – TỈNH AN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009

a


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

TÌNH HÌNH NHIỄM NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT
NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon
hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH TẠI HUYỆN
CHÂU PHÚ – TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN HỮU HƯNG



Sinh viên thực hiện:
CHÂU VĂN THANH
MSSV: 3042836
Lớp: TY K30

Cần Thơ, 2009

b


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh tại huyện Châu Phú – tỉnh
An Giang; do sinh viên CHÂU VĂN THANH thực hiện tại huyện Châu Phú –
tỉnh An Giang từ tháng 12/2008 đến tháng 03/2009.

Cần Thơ, ngày tháng
Duyệt Bộ Môn

năm 2009

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

TS. NGUYỄN HỮU HƯNG


Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, kết quả hoàn toàn
trung thực và chưa được ai công bố.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2009
Sinh viên thực hiện

CHÂU VĂN THANH

ii


LỜI CẢM ƠN
* Kính dâng lên cha mẹ
Trọn đời con không quên công ơn của cha mẹ luôn luôn quan tâm và ủng hộ
con về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập.
* Mãi mãi biết ơn
Thầy NGUYỄN HỮU HƯNG đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp kiến
thức và kinh nghiệm cho tôi hoàn thành luận văn.
* Chân thành cảm ơn

Cô cố vấn học tập HUỲNH KIM DIỆU đã hết lòng lo lắng và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Các thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi thú y đã hướng dẫn và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Chú Nguyễn Thanh Tùng - Cán bộ ủy ban xã Mỹ Hòa Hưng, anh Phan Hoàng
Minh - Cán bộ khuyến ngư huyện Châu Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu.
Chị Bùi Ngọc Giàu - Cán bộ chi cục Thú Y tỉnh An Giang, anh Nguyễn Phi
Bằng - học viên cao học Thú y k 13 đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

iii


MỤC LỤC
TRANG DUYỆT ....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...............................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................ix
TÓM LƯỢC ..............................................................................................................x
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng ..................................................3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá trên thế giới .............3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam ..............4
2.2 Đặc điểm sinh học cá tra...................................................................5
2.2.1 Phân loại.....................................................................................5

2.2.2 Phân bố......................................................................................6
2.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý và môi trường sống ..........................6
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng..................................................................7
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng..................................................................8
2.2.6 Đặc điểm sinh sản.......................................................................8
2.3 Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ..................................................9
2.4 Một số bệnh do nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra .......10
2.4.1 Bệnh trùng bánh xe Trichodinosis.............................................10
2.4.2 Bệnh trùng loa kèn....................................................................13
2.4.3 Bệnh trùng quả dưa Ichthyophthyriosis.....................................15
2.5 Bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trên cá tra ...................................18
2.5.1 Bệnh đốm đỏ ............................................................................18
2.5.2 Bệnh gan, thận mủ ....................................................................19
2.5.3 Bệnh trắng da............................................................................21
2.6 Một số yếu tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản ........................22
2.6.1 Chỉ số pH..................................................................................22
2.6.2 Độ kiềm ....................................................................................23
2.6.3 Chỉ số NH3................................................................................23
2.6.4 Chỉ số NO2................................................................................24

iv


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................26
3.1 Nội dung..........................................................................................26
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................26
3.3 Phương tiện thí nghiệm....................................................................26
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................26
3.3.2 Dụng cụ và hoá chất..................................................................26
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................27

3.4.1 Phương pháp thu mẫu ...............................................................27
3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu......................................................27
3.4.3 Phương pháp cố định và nhuộm mẫu ký sinh trùng...................27
3.4.4 Phương pháp xác định mật độ nuôi và mức độ nhiễm ký sinh
trùng..........................................................................................28
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu.........................................................29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................30
4.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi cá tra tại huyện Châu Phú - tỉnh
An Giang ........................................................................................ 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội ......................................................30
4.1.2 Tình hình nuôi cá tra tại huyện Châu Phú.................................31
4.2 Kết quả điều tra yếu tố mật độ ảnh hưởng đến tình hình nhiễm
nguyên sinh động vật ngoại ký sinh..................................................32
4.3 Kết quả tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá
theogiai đoạn tại huyện Châu Phú ....................................................33
4.3.1 Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra tại
điểm khảo sát ...........................................................................33
4.3.2 Tình hình nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra
theo giai đoạn nuôi ..................................................................34
4.3.3 Thành phần giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở trên da
cá tra ........................................................................................35
4.3.4 Thành phần giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở trên
mang cá tra................................................................................36
4.3.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các giống nguyên sinh động vật ngoại ký
sinh trên cá tra..........................................................................37
4.4 Các bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra mẫu .............................38
4.5 Mối quan hệ giữa nguyên sinh động vật ngoại ký sinh với một số
bệnh truyền nhiễm ............................................................................40
4.6 Một số hình ảnh ghi nhận được........................................................41


v


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................44
5.1 Kết luận...........................................................................................44
5.2 Đề nghị............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................45

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn về chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản. .......................... 24
Bảng 4.1 Diện tích ao nuôi cá tra tại huyện Châu Phú qua các năm......................... 31
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra theo mật độ nuôi
tại huyện Châu Phú. ................................................................................ 32
Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra tại các ao. ......... 33
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở cá tra theo giai đoạn... 34
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở da cá tra. .... 35
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên mang
cá tra........................................................................................................ 36
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các giống nguyên sinh động vật ngoại ký sinh
trên cá tra................................................................................................. 37
Bảng 4.8 Tỷ lệ các bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra. .................................... 38
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm ghép giữa các bệnh do nguyên sinh động vật ngoại ký sinh
với các bệnh truyền nhiễm. ..................................................................... 40

vii



DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) .................................................. ..6
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa môi trường, mầm bệnh và ký chủ ................................... 10
Hình 2.3 Cấu tạo của Trichodina............................................................................. 11
Hình 2.4 Một số trùng bánh xe gây bệnh ................................................................. 11
Hình 2.5 (A) giống Apiosoma, (B) tập đoàn của Apiosoma, (C) giống Epistylis ...... 14
Hình 2.6 Chu kỳ phát triển của Ichthyophthyrius..................................................... 16
Hình 4.1 So sánh diện tích ao nuôi cá tra tại huyện Châu Phú qua các năm từ
2006 - 2008 ................................................................................................ 31
Hình 4.2 Trùng bánh xe Trichodina ........................................................................ 41
Hình 4.3 Trùng loa kèn Apiosoma ........................................................................... 41
Hình 4.4 Trùng quả dưa Ichthyophthyrius ............................................................... 42
Hình 4.5 Cá bị bệnh gan, thận mủ ........................................................................... 42
Hình 4.6 Cá bệnh vàng da ....................................................................................... 42
Hình 4.7 Cá bị bệnh đốm đỏ.................................................................................... 42
Hình 4.8 Cá bị loét da, thối đuôi (bệnh trắng da) ..................................................... 43
Hình 4.9 Cá bị bệnh gan trắng, mang trắng ............................................................. 43

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
TLN: tỷ lệ nhiễm.
CĐN: cường độ nhiễm.
SMKT: số mẫu kiểm tra.
SMN: số mẫu nhiễm.

MĐN: mật độ nuôi.

ix


TÓM LƯỢC

Qua thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009
kiểm tra 215 mẫu, trong đó có 72 mẫu cá giống, 143 mẫu cá thịt để tìm nguyên sinh
động vật ngoại ký sinh. Chúng tôi phát hiện được 3 giống nguyên sinh động vật
ngoại ký sinh trên cá tra là: Trichodina, Ichthyophthyrius và Apiosoma, với tỷ lệ
nhiễm là 77,78% ở cá giống và 34,97% ở cá thịt
Ở giai đoạn cá giống thường nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh ở da
và mang. Trong đó Trichodina là giống thường xuất hiện với tỷ lệ nhiễm 43,06% ở
da và 23,61% ở mang nhiều hơn so với 2 giống còn lại Apiosoma 26,39% ở da và
16,67% ở mang, Ichthyophthyrius 8,33% ở da và 2,78% ở mang.
Ở giai đoạn cá thịt thì mức độ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh thấp
hơn so với cá ở giai đoạn giống. Trong đó Trichodina 16,08% ở da và 4,90% ở
mang, Apiosoma 3,50% ở da và 2,09% ở mang, Ichthyophthyrius 6,29% ở da và
4,90% ở mang.
Về mật độ nuôi: ở giai đoạn cá thịt trong tổng số 44 ao điều tra có 26/35 ao
nuôi ở mật độ cao nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh chiếm tỷ lệ 74,29% và
2/9 ao nuôi ở mật độ vừa nhiễm chiếm tỷ lệ 22,22%. Ở cá giống có 11/12 ao nuôi với
mật độ thấp nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh, chiếm tỷ lệ 96,67% và 1/1 ao
nuôi ở mật độ vừa nhiễm, chiếm tỷ lệ 100%.
Qua quá trình kiểm tra 57 ao nuôi cá tra có 48 ao phát hiện bệnh truyền nhiễm
với tỷ lệ là 84,21%. Hầu hết các ao bệnh truyền nhiễm đều có sự hiện diện của
nguyên sinh động vật ngoại ký sinh, trong đó Trichodina là giống nguyên sinh động
vật có tỷ lệ nhiễm ghép cao nhất với bệnh đốm đỏ là 54,55%, bệnh gan, thận mủ là
52,94%, bệnh gan trắng, mang trắng là 66,67% và bệnh vàng da là 100%.


x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế phát triển làm giàu từ thủy sản như hiện nay việc nhiều người
dân chuyển hướng sang nuôi trồng thủy sản đang là một vấn đề thời sự rất được quan
tâm. Đối tượng thủy sản được ưu tiên phát triển nhiều nhất chính là cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus), là một loại cá da trơn được nuôi phổ biến ở hầu
hết các nước Đông Nam Á, trong đó bốn nước thuộc hạ lưu sông Mêkông như
Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đã có nghề nuôi cá tra truyền thống từ
lâu do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Người dân ưu chuộng nuôi cá tra vì đặc
tính thích nghi của cá là sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, dễ nuôi, mau lớn hơn loài
cá da trơn khác và điều đặc biệt là giá trị kinh tế mà nó đem lại rất cao.
Từ nửa đầu thế kỷ XX, việc nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở Đồng
Bằng Nam Bộ và đối tượng nuôi là cá tra. Bước đầu nuôi cá chỉ ở qui mô nhỏ lẻ và
chưa có kỹ thuật nên sản lượng và chất lượng nuôi trong ao chưa cao mặt khác là do
chưa chủ động được nguồn cá giống (chủ yếu là vớt cá bột trong tự nhiên). Một điều
đáng lưu ý lúc này là thị trường tiêu thụ cho con cá tra chưa được mở rộng chủ yếu là
tiêu thụ trong nước.
Với thời buổi kinh tế phát triển hội nhập thì phong trào nuôi cá tra xuất khẩu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long vào những năm gần đây tăng rất nhanh, nó không những
đem lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn đem về cho đất nước một nguồn ngoại
tệ rất lớn. Bên cạnh đó do phát triển quá nhanh không theo quy hoạch nên bệnh trên
cá tra nuôi hiện nay xảy ra ngày càng nhiều nhưng việc điều trị lại kém hiệu quả
đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của người nuôi cá và cả các nhà chuyên môn.
Trong đó bệnh ký sinh trùng gây tổn thất về sản lượng cá nuôi rất lớn, nó không
những là tác nhân chính gây bệnh mà nó còn đóng vai trò là yếu tố mở đường cho vi

khuẩn, virus cũng như nấm tấn công gây bệnh. Do đó, việc thực hiện đề tài nghiên
cứu về ký sinh trùng trên cá tra là công việc có giá trị rất lớn không những về
phương diện nghiên cứu khoa học mà nó còn đem lại giá trị sản xuất thực tế, giúp
chẩn đoán xác định tác nhân gây dịch bệnh từ đó tổ chức việc phòng và trị bệnh có
hiệu quả hơn góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng trong nuôi cá tra nói riêng và
nuôi trồng thủy sản nói chung.
Được sự cho phép của Bộ Môn Thú Y - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình nhiễm
nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi
thâm canh tại huyện Châu Phú – tỉnh An Giang”.

1


Mục tiêu của đề tài
Điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình nuôi cá tra tại huyện Châu Phú
tỉnh An Giang.
Xác định tỷ lệ nhiễm nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra theo giai
đoạn nuôi.
Khảo sát mối quan hệ giữa bệnh do nguyên sinh động vật ngoại ký sinh đối
với bệnh truyền nhiễm.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá trên thế giới
Ký sinh trùng cá đã được nghiên cứu từ thời Linnae (1707 – 1778). Ở Liên Xô

cũ viện sỹ V. A. Dogiel (1882 – 1956) đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh trùng
cá. Viện sỹ Bychowsky và các cộng sự, năm 1962 đã xuất bản cuốn sách “Bảng phân
loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô”, mô tả 1211 loài ký sinh trùng của khu
hệ nước ngọt Liên Xô. Tiếp tục năm 1984, 1985, 1987 công trình nghiên cứu khu hệ
ký sinh trùng cá nước ngọt Liên Xô đã xuất bản thành hai phần gồm 3 tập, do O. N.
Bauer là chủ biên chính, S. S. Schulman chủ biên tập 1, A. V. Gussev chủ biên tập 2,
O. N. Bauer chủ biên tập 3, ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu ký sinh trùng lâu
năm của Liên Xô cũ. Công trình đã mô tả hơn 2.000 ký sinh trùng của 233 loài cá
thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là nước có rất nhiều nhà
khoa học nghiên cứu ký sinh trùng trên cá sớm nhất, toàn diện và đồ sộ nhất (Bùi
Quang Tề, 2001).
Viện sỹ V. A. Dogiel (1882 – 1956) đã đặt nền móng cho nghiên cứu ký sinh
trùng cá, tác giả đã đưa ra phương hướng phát triển mới cho nghiên cứu về các khu
hệ ký sinh trùng và các loại bệnh cá do ký sinh trùng gây ra với việc đưa ra “phương
pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá”. Sau nhiều năm phát triển và từ kết quả
nghiên cứu của nhiều tác giả (Từ Thanh Dung, 2005).
Việc nghiên cứu ký sinh trùng ở cá được bắt đầu với rất nhiều nhà khoa học ở
Châu Âu và Châu Mỹ vào cuối thế kỷ qua: E. Brumpt, O. Butschli, F. Doflein, R. R.
Gurley… Năm 1904 Bruno Hofer đã kết luận rằng: protozoa là tác nhân mở đường
cho các bệnh nguy hiểm trên cá là một phần bệnh học ở cá hoặc ký sinh trùng trên cá
(Từ Thanh Dung, 2005).
Jiri Lom và Iva DyKova (1992) cung cấp những thông tin cơ bản rằng
protozoa chỉ sống ngoài môi trường hoặc trên mặt bề mặt của cơ thể cá. Ngày nay có
khoảng 2420 loài protozoa gây nhiễm cho cá đã được ghi nhận, trong đó một số loài
protozoa đưa đến một số bệnh nghiêm trọng cho cá.
Ở Châu Á cũng có một số công trình nghiên cứu điển hình như ở:
Thái Lan, năm 1926, 1927, 1928, nhà khoa học Mỹ Charles Branch Wilson đã
mô tả 2 loài của Argulus và Caligus từ cá nước ngọt. Năm 1985, Paiboon – Yutisri,
Apirum – Thuhanruksa khi điều tra khu hệ ký sinh trùng của một số cá sống tự nhiên
ở một số vùng ở Thái Lan đã phát hiện 16 loài ký sinh trùng trong đó có 13 loài nội


3


ký sinh ở cá bống tượng (Oxyeleotris marrmorrtus) với tỷ lệ cảm nhiễm 69% và giun
sán ở cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) (Bùi Quang Tề, 2001).
Năm 1991, 1993, 1994, Supranee đã nghiên cứu sán lá đơn chủ trên một số cá
nước ngọt. Năm 1997, Lerssuthichawal đã nghiên cứu sán lá đơn chủ ký sinh trên cá
trê ở Thái lan (Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Indonesia, khi nghiên cứu sán dây, sán lá song chủ và giun đầu gai trên cá
nước ngọt ở Java, Bovien (1926, 1927, 1933) đã mô tả một giống mới và một loài
mới Djombangia penetras tìm thấy ở cá trê trắng (Clarias batrachus), Isoparorchis
eurytremum ở cá Wallagoattu. Nhà khoa học người Đức Buschkiel (1932-1935) đã
nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào (Ichthyophthyrius multifiliis) ở một số loài cá nước
ngọt ở Indonesia. Một số tác giả viện nghiên cứu cá nước ngọt Bogor đã nghiên cứu
ký sinh trùng ở cá nuôi, Darnas Dana (1978), một trong số tác giả trên đã nghiên cứu
Myxosporidia ở cá nước ngọt (Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Trung Quốc, Chen Chil – Leu (1973) đã biên soạn quyển sách ký sinh trùng
cá nước ngọt ở tỉnh Hồ Đắc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được 375 loài
ký sinh trùng. Trong đó, sán lá đơn chủ (Monogenea) có 116 loài, sán dây (Cestoda)
10 loài, sán lá song chủ (Trematoda) có 33 loài, giun tròn (Nematoda) 21 loài,
nhuyễn thể (Mollusca) 1 loài, giáp xác (Crustacea) 26 loài và động vật đơn bào
(Protozoa) có 159 loài (Bùi Quang Tề, 2001).
Ở Nhật Bản, Nagasawa, Awakura, Urawa (1989) đã tổng kết nghiên cứu ký
sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokaido – Nhật Bản và xác định được 96 loài ký sinh
trùng bao gồm: Monogenea 11 loài, Trematoda 22 loài, Cestoda 10 loài, Nematoda
15 loài, Acanthocephala 7 loài, Mollusca 2 loài, Copepoda 6 loài, Branchuira 1 loài,
Protozoa 21 loài, Isopoda 1 loài và 38 loài chưa xác định được tên loài (Bùi Quang
Tề, 2001).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam

Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng cá ở Việt Nam là nhà ký sinh trùng
người Pháp, bác sĩ Albert Billet (1856 – 1915). Ông đã mô tả một loài sán lá song
chủ Distomum hypselobagri (1898) ký sinh trong bóng hơi cá nheo ở Việt Nam,
Chevey và Lemasson (1936) đã nghiên cứu ký sinh của trùng mỏ neo Lernaea
carassii, Tidd 1933 (Syn. của L. cyprinacea Linne, 1758) ở cá chép nuôi (Bùi Quang
Tề, 2001).
Từ năm 1960 đến 1990 các công trình nghiên cứu về bệnh động vật thuỷ sản ở
Việt Nam, nhưng cũng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng và các
bệnh do ký sinh trùng gây ra ở cá. Công trình nghiên cứu đầu tiên “Nghiên cứu khu
hệ ký sinh trùng và bệnh của cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam” của Hà Ký, nghiên
cứu này được thực hiện trong 15 năm (1960-1975), đã mô tả được 120 loài ký sinh

4


trùng ký sinh trên cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có 42 loài ký sinh
trùng mới, một giống và một họ phụ mới đối với khoa học.
Công trình nghiên cứu “khu hệ ký sinh trùng trên 41 loài cá nước ngọt ở
ĐBSCL” của Bùi Quang Tề và ctv (1984-1990), công trình này đã phát hiện được
157 loài ký sinh trùng.
Công trình nghiên cứu “Khu hệ sinh thái ký sinh ở 20 loài cá nước ngọt ở
miền Trung và Tây Nguyên” của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hoà (1980-1985)
công trình đã phát hiện được 57 loài ký sinh trùng.
Công trình nghiên cứu “Thành phần ký sinh trùng trên một số loài cá biển có
giá trị kinh tế tại Phú Khánh (Khánh Hoà )” của Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hoà
(1978-1980) công trình này đã phát hiện được 80 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá
biển. (Bùi Quang Tề, 2001).
Theo Bùi Quang Tề (2001) có 23 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá tra nuôi ở
các giai đoạn, giai đoạn cá thịt gặp 10 loài, giai đoạn cá nhỏ gặp 16 loài.
Một số ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm cho cá tra nuôi ở ĐBSCL là trùng

bánh xe (Trichodina, Trichodinella, Tripartiella), trùng quả dưa (Ichthyophthyrius),
trùng loa kèn (Aspiosoma), sán lá đơn chủ (Silurodiscoides), giun tròn (Spectatus)
(Bùi Quang Tề, 2001).
2.2 Đặc điểm sinh học cá tra
2.2.1 Phân loại
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong số 11 loài thuộc họ cá tra
(Pangasiidae) đã được xác định ở sông Cửu Long. Tài liệu phân loại gần đây nhất
1996 của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm trong giống cá tra dầu. Cá tra dầu rất ít
gặp ở nuớc ta và còn sống sót rất ít ở Thái Lan và Campuchia, đã được xếp vào danh
sách cá cần bảo vệ. Cá tra của ta cũng khác với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus
punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Phân loại cá tra
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ cá nheo: Siluriformes (cá da trơn)
Họ: Pangasiidae (shark catfishes)
Giống cá tra dầu: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)
()

5


Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

2.2.2 Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mêkông và Chao
Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và

cá giống tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao
nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên ở địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược
dòng sông Mêkông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư
của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và
di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm ().
Cá tra là loài cá di cư, vào mùa lũ khi mực nước dâng cao cá di chuyển về
vùng thượng nguồn đẻ trứng. Khi mực nước sông xuống thấp cá trở về vùng hạ
nguồn để tìm nơi cư trú.
2.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý và môi trường sống
Cá có kích thước tương đối lớn, là loại cá da trơn không có vẩy, có thân dài,
dẹp ngang, màu xám, hơi xanh ở trên lưng, hai bên hông và bụng nhạt. Đầu nhỏ vừa
phải, mắt tương đối to, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Vây lưng và vây ngực là gai
cứng, có vây mỡ nhỏ. Phần cuối đuôi vây hơi đỏ (Mai Đình Yên và ctv, 1992).
Môi trường sống cho cá tra thích hợp và phát triển tốt là môi trường nước
ngọt, không bị nhiễm mặn, không bị nhiễm phèn, pH từ 7 - 8, nhiệt độ 26 – 30oC,
oxy hòa tan trên 3 mg/l. Tuy nhiên, cá tra nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên vẫn sống
được ở môi trường khắc nghiệt như: đất nhiễm phèn pH = 4 - 4,5 (pH dưới 4 thì cá
bỏ ăn, bị sốc), nước bị nhiễm bẩn từ nước thải sinh hoạt, môi trường dưỡng khí thấp
với oxy hoà tan trên 2 mg/l, cá ít chịu đựng được nhiệt độ thấp dưới 15oC nhưng chịu
nóng tới 39 oC ().

6


2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài ăn tạp, sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như: bèo, cám,
rau muống, gạo, ngũ cốc… những thức ăn có nguồn gốc động vật thường có tác dụng
làm cá lớn nhanh hơn ()
Về mặt cơ thể học cá tra có dạ dày hình chữ U và co dãn được, ruột cá ngắn
không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay bên dưới bóng khí và

tuyến sinh dục, dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt.
Cá tra sau khi nở 30 - 32 giờ thì hết noãn hoàng, cá tra bắt đầu tìm kiếm thức
ăn bên ngoài. Ở giai đoạn cá bột cá thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục các loại
như: luân trùng, trứng nước và các loại động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Đến
ngày thứ 8 cá ăn được lăng quăng, ấu trùng muỗi đỏ, trùng chỉ, mùn bã hữu cơ. Cá
bắt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ 11, kể từ ngày thứ 25 cá chuyển sang ăn
tạp và tính ăn như cá trưởng thành (Dương Nhựt Long, 2003).
Cá tra có đặc tính ăn những con cá nhỏ hơn, vì thế cá tra khi hết noãn hoàng
thì chúng thích ăn mồi tươi sống nên thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau. Do đó,
chúng ăn lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá hương
không được cho ăn đầy đủ (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Trong quá trình nuôi, ở giai đoạn cá giống cỡ nhỏ (khoảng 2g) cho cá ăn thức
ăn có độ đạm 26 - 30% thì cá sẽ tăng trưởng tốt, giảm giá thành sản xuất đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Còn ở giai đoạn nuôi thịt, thức ăn có độ đạm thích hợp dao động
khoảng 18 - 28%.
Ngoài ra khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên cho thấy
thành phần thức ăn đa dạng, trong đó cá ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức
ăn trong ruột cá ngoài tự nhiên như sau:
Nhuyễn thể:
35,4%
Cá nhỏ:
31,8%
Côn trùng:
18,2%
Thực vật dương đẵng:
10,7%
Thực vật đa bào:
1,6%
Giáp xác:
2,3%

(http:// www.khuyennong.org.vn)

7


2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 - 12 cm (14 - 15 g). Từ
khoảng 2,5 kg trở đi là bước vào thời kỳ tích mỡ mức tăng trọng lượng nhanh hơn so
với tăng chiều dài cơ thể nên cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để cá phát dục
tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường, mật độ
nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp. Độ béo cũng tăng dần theo sự phát
triển của cá. Ở những năm đầu tiên, độ béo tăng nhanh, qua các năm sau độ béo biến
đổi không đáng kể. Cá có trọng lượng 11,20 g có độ béo là 0,99%, cá nặng 560 g có
độ béo là 1,60% nhưng cá 3 năm tuổi nặng 3,62 kg có độ béo 1,62% (Trần Thanh
Xuân, 1994).
Cá trong tự nhiên, có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg
hoặc có mẫu dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài.
Nuôi trong ao một năm cá đạt 1 - 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá
tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 - 6 kg/năm ().
2.2.6 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: cá tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái ở tuổi thứ 3 trở
lên. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên chỉ nhìn hình dáng
bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục
ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay
noãn sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đoạn II
tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích
thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần
sang màu trắng sữa.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch, cá

có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt
Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và
Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới
Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa
giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15
kg với buồng trứng đã thành thục.
Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila
asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản
nhân tạo ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3
dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong một năm. Số lượng

8


trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản
tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới
135 ngàn trứng/kg cá cái. Lượng trứng vuốt được của mỗi cá thể cái chỉ chiếm từ 70
- 80% số trứng có trong buồng trứng. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ và
có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm. Sau khi đẻ ra và hút
nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6 mm. Phải mất hơn 3 năm
cá tra cái mới có khả năng động dục, dù nuôi trong bè, ao hồ hay sống ngoài tự
nhiên. Khó có thể xác định khả năng động dục của cá tra bằng kích cở ngoại hình của
chúng, song người ta có thể nhận biết tương đối, khi cá tra dài khoảng 54 cm và cân
nặng tối thiểu 3- 4 kg thì chúng sẽ có khả năng này. Cá tra sẽ thành thục tốt khi thức
ăn có hàm lượng prôtêin 30 - 50%, phải cung cấp thức ăn hàng ngày cho cá
().
2.3 Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh
Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển rất mạnh ở cả nước nói chung
và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Người nuôi đã tận dụng mọi nguồn có

thể huy động được nhằm đạt hiệu quả cao. Điều này dẫn đến mật độ nuôi cao, thức
ăn nghèo dinh dưỡng, quản lý ao nuôi kém, chất lượng nước nuôi xấu,…làm cá yếu
đi và mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá (Từ Thanh Dung, 2005). Riêng
đối với cá tra trong nuôi tăng sản với mật độ cao là một vấn đề rất được quan tâm, vì
điều đó sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc giữa cá và ký sinh trùng.
Môi trường nước là môi trường sống tất yếu của cá, nhưng nếu nước ô nhiễm
nặng, thiếu oxy trầm trọng,…thì cá vẫn không sống nổi. Trong môi trường nước luôn
luôn tồn tại mầm bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,…và nó có khả năng trở
thành tác nhân gây bệnh cho cá.
Theo Snieszko (1974) đã giải thích mối quan hệ giữa: môi trường, mầm bệnh
và vật chủ dựa theo 3 vòng tròn (hình 2). Bệnh xảy ra là kết quả tác động của ba yếu
tố: môi trường, mầm bệnh và ký chủ, bệnh xảy ra khi sự cân bằng của ba yếu tố này
bị xáo trộn. Hội đủ ba yếu tố trên thì bệnh có thể xảy ra, tuy nhiên nếu môi trường
thuận lợi cho cá và bản thân cá có sức đề kháng tốt thì cá sẽ không bị bệnh (Từ
Thanh Dung, 2005).

9


MT
KC

Chú thích:
MT: môi trường

B

MB: mầm bệnh
KC: ký chủ


MB

B: bệnh

Hình 2.2 Mối liên hệ giữa môi trường, mầm bệnh và ký chủ

Trong mối quan hệ giữa 3 yếu tố trên thì yếu tố môi trường là quan trọng nhất
vì nó điều khiển mối quan hệ giữa vật chủ và môi trường theo hướng có lợi hoặc bất
lợi.
Theo Từ Thanh Dung (2005) bệnh được chia làm 2 nhóm: bệnh truyền nhiễm
và bệnh không truyền nhiễm:
 Bệnh truyền nhiễm: do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây ra, có tính
chất lan truyền rất nhanh, có thể gây thành ổ dịch làm cá chết hàng loạt. Do đó, nuôi
cá với mật độ cao sẽ làm mầm bệnh lây lan nhanh chóng, thức ăn dư thừa tích tụ
dưới đáy ao và nguồn nước dơ bẩn là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển và xâm
nhập vào cơ thể cá gây bệnh.
 Bệnh không truyền nhiễm: do dinh dưỡng, môi trường và độc tố, không có
tính chất lây lan. Thức ăn kém dinh dưỡng, oxy thấp, pH không thích hợp là nguyên
nhân làm cá dễ mắc bệnh. Mặt khác, do ngẫu nhiên hay một lý do nào đó mà các độc
tố từ thức ăn, thuốc trừ sâu,…cũng làm cá chết hàng loạt.
2.4 Một số bệnh do nguyên sinh động vật ngoại ký sinh trên cá tra
2.4.1 Bệnh trùng bánh xe Trichodinosis
* Tác nhân gây bệnh
Trùng bánh xe
Lớp Peritricha Stein, 1859
Bộ Peritrichida F.Stein, 1859
Bộ phụ Mobilina Kahl, 1993
Họ Trichodinidae Clauss, 1874
Giống Trichodina Ehrenberg, 1830
Giống Trichodinella Sramek – Husek, 1953

Giống Tripartiella Lom, 1959

10


Chú thích:
A Quan sát mặt bên
B Quan sát 1 bộ phận mặt cắt dọc
1 Rãnh miệng và đai lông tơ
miệng
2 Miệng
3 Nhân nhỏ
4 Không bào
5 Lông tơ trên
6 Lông tơ giữa
7 Lông tơ dưới
8 Đường phóng xạ
9 Nhân lớn
10 Hầu
11 Vòng răng
12 Màng biên
13 Đai lông tơ biên

Hình 2.3 Cấu tạo của Trichodina

Trùng bánh xe hay còn gọi là trùng mặt trời, mặt bụng có hình dạng tròn
giống cái dĩa, nhìn nghiêng có dạng hình chuông. Có 2 - 3 vòng tiêm mao trùng dùng
để bơi trong nước. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên
có tên là trùng bánh xe. Nhìn chính diện có một đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên
đĩa có một răng và các đường phóng xạ, vòng răng có nhiều thể răng có dạng như

hình chữ “V” bao gồm thân răng ở phía ngoài dạng hình lưỡi rìu, hình tròn hay hình
bầu dục, còn móc răng ở phía trong thường dạng hình kim. Các thể răng xếp chồng
lên nhau. Hình dạng, số lượng và đường phóng xạ khác nhau ở mỗi loài. Xung quanh
cơ thể có lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt. Cơ thể
có một hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa và một hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh
hạch lớn. Trichodina bám vào da và mang nhờ móc bám bằng kitin ở mặt bụng.
Giống Trichodinella và Tripartiella ký sinh chủ yếu ở mang cá (Đỗ Thị Hòa và ctv,
2004).
Trùng bánh xe sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính phân chia đơn giản,
tùy theo từng loài chúng sinh sản quanh năm như: Trichodina nigra, Tripartiella
bulbosa thì sinh sản trong thời tiết ấm, nhiệt độ 22 – 28oC; Trichodina pediculus có
thể sinh sản trong điều kiện thời tiết lạnh, nhiệt độ 16 oC trùng vẫn có thể sinh sản
được. Trùng bánh xe có thể sống tự do trong nước (ngoài ký chủ) từ 1 - 1,5 ngày.
Họ trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống, nhưng ở Việt Nam thường
gặp các loài thuộc 3 giống trên ký sinh ở cá nước ngọt, nước mặn, lưỡng thê và bò
sát. Những loài thường gặp: Trichodina nigra, Trichodina nobilis, Trichodina

11


pediculus, Trichodina domerguei, Trichodina mutabilus, Trichodinella siluri,
Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
1

2

5

6


3

4

7

8

Hình 2.4 Một số trùng bánh xe gây bệnh
(1- Trichodina centrostrigata, 2- T. domerguei domerguei, 3- T. heterodentata, 4- T. nigra, 5- T. orientalis, 6Trichodinella epizootica, 7- Tripartiella bulbosa, 8- T. clavodonta)

()

* Dấu hiệu bệnh lý
Trùng bánh xe ký sinh ở da và mang cá làm tổn thương niêm mạc, khi mới
mắc bệnh thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn khi bắt
cá lên cạn, da cá chuyển màu xám, cá bị ngứa, từng phần mang bị thối loét, bạc màu,
chức năng hô hấp bị phá hoại khiến cá bị ngạt. Cá bị bệnh nặng thường ngoi đầu lên
mặt nước và lắc đầu nên được gọi là “bệnh lắc đầu”, mang đầy nhớt và bạc trắng cá
bơi lung tung không định hướng, cá lật bụng mấy vòng chìm xuống đáy ao rồi chết.
Người nuôi cá tra giống còn gọi bệnh này là “bệnh trái”, vì sau mấy ngày trời u ám
không nắng, nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng gây thành dịch
khiến cá chết hàng loạt. Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu nếu không xử lý bệnh kịp
thời thì cá sẽ chết nhiều (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
Theo Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (2000) cho rằng nếu tỷ lệ cảm nhiễm
90 - 100%, cường độ cảm nhiễm 20 - 30 trùng/thị trường 9 x 10 là nguy hiểm cho cá.
Đàn cá phát bệnh khi cường độ cảm nhiễm 50 - 100 trùng/thị trường 9 x 10. Bệnh
nặng cường độ cảm nhiễm có khi đến 200 - 250 trùng/thị trường 9 x 10, trùng bám
dày đặc trên da, vây và mang cá.
* Phân bố và lan truyền

Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) trùng bánh xe phân bố rất rộng và gây bệnh ở
nhiều loài cá khác nhau như: cá chép, cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trê, cá
tra,…Gần đây, một số loài cá biển nuôi như cá mú cũng bị nhiễm tác nhân này.

12


Trong các ao ương cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân,
đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam mùa khô ít gặp hơn.
Trùng bánh xe ký sinh ở hầu hết ở các loại cá nhưng chúng gây hại chủ yếu
cho cá hương, cá giống trong các ao ương có mật độ dày, điều kiện sống không tốt,
thức ăn thiếu thốn,…(Từ Thanh Dung, 2005).
* Chẩn đoán
Quan sát các biểu hiện bệnh lý của cá trong ao nuôi.
Kiểm tra nhớt, vây và mang dưới kính hiển vi để xác định tỷ lệ và cường độ
cảm nhiễm.
* Cách phòng bệnh
Trước khi ương nuôi phải được tẩy vôi, tiêu độc ao.
Không nuôi cá ở mật độ quá dày.
Xử lý lớp mùn bã hữu cơ trong đáy ao.
Tránh gây sốc cho cá nuôi, nhất là sốc do nhiệt độ.
* Cách trị bệnh
Dùng Formol với nồng độ 30 ml/m3 phun khắp ao. CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7
ppm (0,5 - 0,7 g cho 1 m3 nước) phun khắp ao hoặc bằng cách tắm với nồng độ 3 - 5
ppm trong thời gian 10 - 15 phút. Sau 3 ngày có thể phun 2 lần. Ngoài ra có thể sử
dụng nước muối NaCl 2 - 3% tắm cho cá 10 - 15 phút (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004).
2.4.2 Bệnh trùng loa kèn
* Tác nhân gây bệnh
Trùng loa kèn
Lớp Peritricha Stein, 1859

Bộ Peritrichida F.Stein, 1859
Bộ phụ Sesslina Kahl, 1933
Họ Epistylididae Kahl, 1933
Họ phụ Epistylidinae Kahl, 1933
Giống Epistylis Ehrenberg, 1836
Họ phụ Apiosomatinae Banina
Giống Apiosoma Blanchard, 1885
Họ phụ Vorticellidae
Giống Vorticella
Giống Zoothamnium

13


×