Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ điều TRỊ BỆNH VIÊM tử CUNG, VIÊM DA, VIÊM KHỚP và TIÊU CHẢY của THUỐC OTC – FLUX TRÊN HEO tại TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.95 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
BỘ MÔN THÚ Y
---***---

LÊ MINH TRANG

THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG, VIÊM DA, VIÊM KHỚP
VÀ TIÊU CHẢY CỦA THUỐC OTC – FLUX
TRÊN HEO TẠI TP. CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tháng 10 -Năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

---***---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Thú Y

ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
VIÊM TỬ CUNG, VIÊM DA, VIÊM KHỚP


VÀ TIÊU CHẢY CỦA THUỐC OTC – FLUX
TRÊN HEO TẠI TP. CẦN THƠ

Giảng viên hướng dẫn:
NGUYỄN THU TÂM
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

Sinh viên thực hiện:
LÊ MINH TRANG
MSSV: Lt10536
Lớp: Thú Y LT K36

Tháng 10 -Năm 2012

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung, viêm da, viêm khớp
và tiêu chảy của thuốc OTC-Flux trên heo tại TP. Cần Thơ;
Do sinh viên: Lê Minh Trang thực hiện tại Công ty SXKD Vật tư và Thuốc
Thú Y Vemedim, TP. Cần Thơ từ 7/2012 – 9/2012

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …


Duyệt bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN!

Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, sự phân
công, chấp thuận của Chi cục thú y TP. Cần Thơ, Công ty Thuốc Thú Y Vemedim,
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh viêm tử
cung, viêm da, viêm khớp và tiêu chảy của thuốc OTC-Flux trên heo tại TP.
Cần Thơ”. Tuy thời gian thực tập không dài nhưng tôi đã được học hỏi thêm kiến
thức về chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, đó là hành trang cần thiết cho bước
đường lập thân sau này.
Con xin cảm ơn cha mẹ và gia đình đã bỏ bao khó nhọc và công sức để nuôi dạy
con thành người!
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe cô Nguyễn Thu Tâm đã hết lòng lo lắng,
tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quí báu giúp em hoàn thành tốt
luận văn này.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Công ty CP SXKD Vật tư và Thuốc Thú Y
Vemedim, cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Trưởng phòng Kinh Doanh và chăm sóc
khách hàng, anh Huỳnh Minh Trí và các cô chú, anh, chị tại phòng Kinh doanh,
phòng vi sinh thuộc Trung tâm R&D đã tạo điều kiện, hướng dẫn tận tình cho em
trong thời gian qua! Chúc các cô chú, các anh chị công tác tốt!
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe đến quí thầy cô thuộc Bộ môn Thú y –

Khoa Nông Nghiệp & SHƯD đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quí báu
trong thời gian chúng em theo học ở trường. Đồng thời đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho chúng em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Lê Minh Trang
Lớp : Thú Y liên thông K36
MSSV: Lt10536

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................... i
Trang duyệt .............................................................................................. ii
Lời Cảm Ơn .............................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu ............................................................. vii
Danh mục bảng biểu.................................................................................. viii
Danh mục hình ảnh .................................................................................. ix
Danh mục các sơ đồ ................................................................................. xi
Tóm lược .................................................................................................. xii
I.

Đặt vấn đề .............................................................................................. 1

II.

Cơ sở lý luận ........................................................................................... 2


2.1 Những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy vả viêm tử cung................ 2
2.1.1 Những nghiên cứu trong nước .................................................................. 2
2.1.2 Những nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 2
2.2 Đặc điểm chung của một số vi khuẩn ............................................................. 3
2.2.1 Streptococcus ............................................................................................ 3
2.2.2 Escherichia coli ........................................................................................ 4
2.2.3 Staphylococcus ......................................................................................... 5
2.2.4 Shigella ..................................................................................................... 6
2.3 Đặc điểm sinh lý của heo ................................................................................ 7
2.4 Những bệnh thường gặp trên heo do vi khuẩn gây ra ...................................... 8
2.4.1 Bệnh do Streptococcus gây ra .................................................................... 8
2.4.2 Bệnh do Escherichia coli gây ra................................................................. 11
2.4.3

Bệnh do Staphylococcus gây ra................................................................. 12

2.4.4 Bệnh do Shigella gây ra ............................................................................. 13
* Hội chứng MMA (Mastitis Metritis Agalactiae) ................................................ 13

iv


2.5 Tác dụng của thuốc Oxytetracycline và Flunixin ........................................... 15
2.5.1 Thuốc kháng sinh Oxytetracycline............................................................. 15
2.5.2 Thuốc kháng viêm Flunixin ....................................................................... 16
III.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................... 19


3.1 Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................... 19
3.1.2

Nội dung thực hiện ................................................................................... 19

3.2 Phương tiện nghiên cứu................................................................................... 19
3.2.1 Đối tượng khảo sát..................................................................................... 19
3.2.2 Sử dụng thuốc ........................................................................................... 19
3.2.3 Mẫu bệnh phẩm ........................................................................................ 20
3.2.4 Dụng cụ và hóa chất ................................................................................. 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 20
3.3.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................ 20
3.3.2 Xác định đối tượng có bệnh ....................................................................... 20
3.3.3 Phương pháp lấy mẫu ................................................................................ 20
3.3.4 Phân lập vi khuẩn ...................................................................................... 21
3.3.5 Lập kháng sinh đồ...................................................................................... 31
3.3.6 Sử dụng thuốc điều trị............................................................................... 32
3.3.7 Ghi nhận kết quả điều trị bệnh của thuốc OTC - Flux ................................ 33
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 34
3.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của gia súc ............................... 34
3.4.2 Tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn trước khi điều trị ......................................... 34
3.4.3 Tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm ............................ 34
3.4.4 Tỷ lệ được điều trị khỏi bệnh trong thực tế ................................................ 34
Chương 4: Kết quả và thảo luận ....................................................................... 35
4.1 Kết quả của quá trình khảo sát ........................................................................ 35
4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn............................................................................... 36
4.3 Kết quả kháng sinh đồ..................................................................................... 38

v



4.4 Hiệu quả điều trị của thuốc.............................................................................. 40
4.5 Phản ứng phụ của thuốc trong quá trình điều trị ............................................. 41
Chương 5: Kết luận và đề nghị ......................................................................... 43
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 43
5.2 Đề nghị ......................................................................................................... 43
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 44
Phụ lục ............................................................................................................... 47

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT

Viết tắt và ký hiệu

Chữ được viết tắt

1

ASTS

Chương trình giám sát quốc gia về tình hình kháng thuốc
của vi khuẩn gây bệnh thường gặp

2

BA


Blood Agar

3

EMB

Eosin Methylene Blue

4

I

Độ nhạy cảm trung bình

5

g

Giờ

6

KIA

Kligler Iron Agar

7

MC


MacConkey Agar

8

MR-VP

Methyl Red-Voges-Proskauer

9

MSA

Mannitol Sald Agar

10

NA

Nutrient Agar

11

NSAIDs

Nonsteroidal anti-inflammatory drugs

12

P


Trọng lượng

13

R

Không nhạy cảm (kháng thuốc)

14

S

Nhạy cảm

15

Shi.

Shigella

16

SL

Số lượng

17

SS


Môi trường thạch Salmonella- Shigella

18

Sta.

Staphylococcus

19

Str.

Streptococcus

20

TSA

Tryptic Soy Agar

21



Tổng

vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

1

Những vi khuẩn cơ hội gây hội chứng MMA

14

2

Các phản ứng sinh hóa định danh Streptococci

22

3

Các phản ứng sinh hóa định danh E.coli

25

4

Các phản ứng sinh hóa định danh Staphylococcus aureus

27


5

Các phản ứng sinh hóa định danh Shigella spp.

29

6

Điều kiện vòng vô khuẩn chuẩn của Oxytetracycline

32

7

Các bệnh trên heo đã được điều trị bằng OTC - Flux khi thử nghiệm

35

8

Tỷ lệ nhiễm các loại vi khuẩn trước khi điều trị

36

9

Tỷ lệ mẫu bị nhiễm ghép 2 loại vi khuẩn trước khi điều trị

37


10

Tỷ lệ mẫu bị nhiễm ghép 3 loại vi khuẩn trước khi điều trị

37

11

Tỷ lệ kháng thuốc Oxytetracycline của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm

38

12

Tỷ lệ nhạy của Oxytetracycline 30µg trong phòng thí nghiệm

38

13

Kết quả điều trị của OTC – Flux đối với các bệnh đã khảo sát

40

14

Tổng kết số liệu theo dõi và điều trị của thuốc OTC – Flux

47


15

Kết quả kháng sinh đồ của Sta. aureus đối với một số loại thuốc

47

16

Kết quả kháng sinh đồ của Shigella spp. đối với một số loại thuốc

48

17

Kết quả kháng sinh đồ của E. coli đối với một số loại thuốc

48

18

Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus spp. đối với một số loại thuốc

49

19

Tóm tắt kết quả phân lập và kháng sinh đồ của thuốc Oxytetracycline

49


viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

Trang

1, 2

Streptococcus spp.

4

3, 4

Escherichia coli

5

5, 6

Staphylococcus aureus

6

7, 8


Shigella spp.

7

9

Heo bị viêm khớp

14

10

Nái bị viêm tử cung

14

11

Nái bị viêm da

14

12

Heo con bị tiêu chảy

14

13


Lấy mẫu dịch viêm ở âm đạo

21

14

Nhuộm Gram Streptococcus

23

15

Ống NaCl 6,5% đối chứng (trái) và ống bị Streptococcus làm đục (phải)

23

16

Phản ứng dung nạp NaCl 6,5% của mẫu Thạnh (-) và mẫu Án (+)

23

17

E. coli trên môi trường EMB

25

18


E. coli trên môi trường MC

25

19

Các phản ứng sinh hóa định danh vi khuẩn E. coli

25

20

Staphylococcus trên MSA

27

21

Phản ứng catalaza dương tính

27

22

Phản ứng đông huyết tương (2 ống bên trái) và không đông (bên phải)

27

23


Shigella trên môi trường SS

29

24

Các phản ứng sinh hóa định danh Shigella spp.

29

25

Chan canh khuẩn trên đĩa thạch NA

31

26, 27 Chuồng trại ẩm thấp

36

ix


28

Nấu thức ăn cho heo

36


29

Dụng cụ chứa thức ăn không được vệ sinh thường xuyên

36

30

Kháng sinh đồ của các loại vi khuẩn đối với Oxytetracycline 30µg

39

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1

Quy trình phân lập vi khuẩn Streptococcus spp.

24

2


Quy trình phân lập vi khuẩn E. coli

26

3

Quy trình phân lập vi khuẩn Staphylococcus

28

4

Quy trình phân lập vi khuẩn Shigella spp.

30

xi


TÓM LƯỢC

Chúng tôi tiến hành khảo sát hiệu quả thuốc OTC – Flux (tên thương mại) trên các bệnh
viêm tử cung, viêm khớp, viêm da và tiêu chảy tại điạ bàn thành phố Cần Thơ từ tháng
7/2012 đến tháng 9/2012. Qua quá trình thử nghiệm điều trị chúng tôi nhận thấy hiệu quả
điều trị thực tế trên địa bàn lại rất khả quan, tổng số ca điều trị là 52 ca. Tỷ lệ điều trị khỏi
của viêm khớp và viêm da là cao nhất 100%, viêm tử cung là 80%, nhưng không có hiệu
quả khi điều trị bệnh tiêu chảy (0%), chưa nhận thấy các phản ứng phụ nào của thuốc
trong thời gian thử nghiệm. Song song đó, chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm về nuôi cấy, phân
lập được 10 mẫu, chủ yếu là hai bệnh viêm tử cung (7 mẫu) và tiêu chảy (3 mẫu). Tỷ lệ
nhiễm vi khuẩn E. coli và Staphylococcus là khá cao, chiếm 90% tổng số mẫu bệnh phẩm

thu thập được. Trong đó, 100% các mẫu phân lấy từ các ca bị tiêu chảy có E. coli và
Staphylococus. Các mẫu dịch mủ âm đạo của bệnh viêm tử cung cũng bị nhiễm hầu hết E.
coli (85,71%) và Staphylococcus (85,71%). Tỷ lệ nhiễm của Streptococcus trên mẫu bệnh
phẩm viêm tử cung là 42,86%, chiếm 30% tổng số mẫu bệnh phẩm, không phân lập được
Streptococcus trong phân của heo bị tiêu chảy. Đối với Shigella, cũng không tìm thấy trên
mẫu phân, tỷ lệ nhiễm 42,86% mẫu bệnh phẩm của viêm tử cung. Kết quả kháng sinh đồ
cho thấy hầu hết các E. coli và Staphylococcus kháng với oxytetracycline, lần lược là
87,5% và 90%. Tất cả các mẫu Streptococcus và Shigella phân lập được đều kháng với
oxytetracycline.

xii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi heo là một ngành truyền thống đã gắn liền với cuộc sống của
người dân nông thôn. Từ việc chăn nuôi nhỏ lẻ ban đầu, người ta bắt đầu đầu tư vào
các mô hình chăn nuôi tập trung công nghiệp và bán công nghiệp. Việc này đã giúp
kinh tế ngành chăn nuôi heo ngày càng tăng trưởng tốt, giúp cho chất lượng cuộc
sống người dân ngày càng được nâng cao.
Tuy heo là loài gia súc mang lại hiêu quả kinh tế và tương đối gần gũi với đời sống
người chăn nuôi nhưng cũng là một trong những loài dễ mẫn cảm với các mầm
bệnh. Trong môi trường tự nhiên, các mầm bệnh luôn biến đổi để có thể thích nghi
với đối tượng vật nuôi và để tồn tại, chúng biến chủng thành các dạng mạnh hơn,
kháng thuốc … Do đó, sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm thú y là hết sức
quan trọng. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm dược thú y nói chung và thuốc điều
trị nói riêng xuất hiện ngày càng phong phú và đa dạng từ dược liệu đến xuất xứ.
Điều này góp phần làm công tác điều trị bệnh trên heo cũng như các loại gia súc gia
cầm khác của cán bộ thú y được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn một sản
phẩm mới chúng ta thường phân vân về các vấn đề như hiệu quả của thuốc, đối

tượng sử dụng rộng hay hẹp, tác dụng phụ …
Xuất phát từ những vấn đề trên và với mục đích nâng cao tay nghề, học hỏi kiến
thức thực tế; cũng như được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường, Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, sự phân công, chấp thuận của Chi cục thú y TP. Cần Thơ, Công
ty SXKD Vật tư và Thuốc Thú Y Vemedim, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung, viêm da, viêm khớp và tiêu
chảy của thuốc OTC-Flux trên heo tại TP. Cần Thơ.”
Mục tiêu đề tài:
Xác định hiệu quả điều trị của thuốc OTC-Flux đối với một số bệnh do vi khuẩn
gây ra trên heo nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh trên đàn gia súc của người chăn
nuôi.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và viêm tử cung
2.1.1 Những nghiên cứu trong nước
Theo ASTS (1999), ở Việt Nam, hơn 75% chủng phân lập E. coli, hơn 60% chủng
Sta. aureus, hơn 50% Acinetobacter, hơn 80% Salmonella typhi và hơn 60% chủng
phân lập Enterococcus kháng tetracyclin. Do đó không thể dùng oxytetracyclin để
điều trị theo kinh nghiệm thường lệ, khi nghi ngờ bệnh do những vi khuẩn đã liệt kê
ở trên gây nên. Nói chung, cần hạn chế sử dụng oxytetracyclin để thay đổi tình
trạng nghiêm trọng này.
Võ Thành Thìn et al. (2010) cho biết vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy heo con đề
kháng với nhiều loại kháng sinh với tỷ lệ khá cao. Trong đó gần như kháng tuyệt
đối oxacillin (99,46%), tetracycline (94,57%), colistin (85,33%).
Lê Thị Hải Yến (2009) đề cặp: trong 355 heo nái khảo sát có 247 heo nái bị viêm
đường sinh dục sau khi sinh. Tỷ lệ viêm đường sinh dục ở một số trại chăn nuôi tại

An Giang là khá cao 69,58%. Trong đó, viêm tử cung thể cata chiếm 82,19%, viêm
thể mủ là 17,81%. Đối với vi khuẩn thì E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất 63,16%,
Staphylococcus: 40,49%, Streptococcus: 33,6%. Sau khi thực hiện kháng sinh đồ
với oxytetracycline cho kết quả E. coli có tỷ lệ kháng R: 75,68%, I: 1,35%, S:
22,97%; Staphylococcus có tỷ lệ R: 22,41%, I là 24,14%, S là 53,45%; tỷ lệ kháng
của Streptococcus là 26,53%, trung bình là 38, 78% và nhạy là 38,78%.
Phạm Thị Hồng Hạnh (2008) đã khảo sát 30 mẫu dịch viêm tử cung heo nái bị viêm
tử cung từ một trại heo tỉnh Bình Dương và nhận thấy tần số xuất hiện của vi khuẩn
là Sta. aureus 46,43%, Streptococcus spp. 42,76%, E. coli 7,14% và Enterobacter
aerogenes là 3,37%.
2.1.2 Những nghiên cứu ngoài nước
Lyuskanov M.(2011) cho biết tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy bình quân của heo sau cai
sữa do E. coli là 23,59%; dao động từ 17,5 % - 51,53%; gây chết trong trang trại từ
9,5 – 33,6%. Trong đó có 92% E. coli gây ra bệnh tiêu chảy trong tuần đầu tiên sau
cai sữa.
Khi kiểm tra tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân lập được từ heo con
theo mẹ bị tiêu chảy tại Cộng Hòa Slovakia, Vũ Khắc Hùng và Pilipcinec (2004) đã

2


nhận thấy vi khuẩn này đã kháng lại một số loại kháng sinh như Lincomycin
(100%), oxytetracycline (86,0%), doxycycline (70,0%), streptomycin (56%).
Lapierre et al. (2010), cho biết: heo nuôi tại Chile nhiễm E. coli đề kháng với
Oxytetracycline (97,0%), amoxicillin (33,3%), amoxicillin/ acid clavulanic (31,8%),
streptomycin (17,3%).
Theo Young Do Han et al. (1992), các vi khuẩn phân lập được từ cơ quan sinh dục
bị viêm bao gồm: Corynebacterium pyogenes (37,7%), Staphylococcus spp.
(30,2%), Proteus spp. (26,4%), Streptococcus (9,4%), Pasteurella spp. 18,9%). Đối
với viêm nội mạc tử cung có mủ Corynebacterium pyogenes (67,7%), tiếp theo đó

là Staphylococcus spp., E. coli, Proteus spp., Streptococcus spp..
Zaneta Laureckiene et al. (2006) cho rằng các tác nhân gây viêm đường sinh dục
thường là Streptococcus spp., Staphylococcus spp., E. coli và Enterobacter spp.,
ngoài ra, Chlamydia, Brucella spp. cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Theo Scuka et al. (2006), các vi khuẩn gây nên hội chứng MMA phân lập được phổ
biến nhất là E. coli, Klebsiella spp., Mycoplasma, Streptococcus spp.,
Staphylococcus spp..
2.2 Đặc điểm chung của một số loại vi khuẩn
2.2.1 Streptococcus
Theo hai tác giả Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), họ Streptococcaceae
gồm những vi khuẩn dạng cầu, bắt màu Gram dương, thường xếp thành đôi hay
chuỗi, không tạo bào tử, phần lớn không tạo nha bào và lên men đường lactose tạo
acid lactic, cho phản ứng Catalase âm tính, phân bố rộng trong tự nhiên, một vài
loài gây bệnh cho người và động vật. Hiện nay, có khoảng trên 40 loài vi khuẩn
khác nhau.
Về đặc điểm nuôi cấy và nhu cầu tăng trưởng: vi khuẩn này thuộc loại kỵ khí tùy
nghi, một số yếm khí bắt buộc, nhiệt độ thích hợp ở 37 0C nhưng cũng có loài mọc
được ở 15 - 450C. Là vi khuẩn tương đối khó nuôi cấy cần môi trường giàu dưỡng
chất như môi trường thạch máu, thạch huyết thanh…
Về sức đề kháng: đa số các vi khuẩn bị diệt ở 500C trong 30 – 60 phút, bằng sự tiệt
trùng Pasteur, có thể diệt hầu hết Streptococcus có trong sữa. Với các chất sát trùng
thông thường như acid fenic, formol, xút… vi khuẩn cũng dễ bị tiêu diệt. Nhạy cảm
với kháng sinh Penicillin, Ampicillin, sự nhạy cảm tùy theo từng nhóm, nhóm A

3


(Str. pyogenes) nhạy cảm, một số loài trong nhóm B (Str. agalactiae) có sự nhạy
cảm thấp.


Hình 1, 2: Streptococcus spp.
/>20L&D/GBS.htm
/>nte/conteudo.htm

Cũng theo hai tác giả này, Streptococcus có thể gây bệnh viêm vú ở bò, ngựa, cừu;
viêm khớp ở heo; viêm tử cung ở bò; viêm nội tâm mạc ở gia cầm và viêm phổi ở
người, … Có thể chuẩn đoán bệnh bằng phương pháp phân lập và giám định vi
trùng.
2.2.2 Escherichia coli
Vi khuẩn sống bình thường trong ruột người và động vật, nhiều nhất là ở ruột già.
Vi khuẩn thường theo phân ra ngoài nên ta thường thấy vi khuẩn trong đất, nước và
không khí. E. coli là trực khuẩn Gram âm, kích thước dài hay ngắn tùy thuộc vào
môi trường nuôi cấy. Nhưng nhìn chung có kích thước trung bình từ 0.5 x 1 - 3µ,
hai đầu tròn, không bào tử, tạo giáp mô mỏng, có lông quanh cơ thể, một số có lông
bám.
Về đặc điểm nuôi cấy và yêu cầu tăng trưởng thì đây là loại vi khuẩn hiếu khí hay
hiếu khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp khoảng 37 0C, pH: 7,4.
E. coli bị diệt ở 600C trong 15 – 30 phút, 95% bị diệt ở nhiệt độ đông lạnh trong 2
giờ. Các chất sát trùng như a.fenic, HgCl, formol diệt E.coli trong 5 phút, nhạy cảm
với Streptomycin, Sulfamid, Trimethoprim.

4


Hình 3, 4: Escherichia coli
/>ex_gram_stain_images.html
/>
Vi khuẩn lên men sinh hơi lactose, glucose, mannit, lên men không đều saccarose,
không lên men dextrin và glycogen. Các phản ứng khác: sinh Indol, phản ứng MR
dương tính, VP âm tính, Citrat âm tính (gọi tắt là phản ứng IMVC), không tạo H2S

và Nitrat dương tính.
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2010), E. coli chỉ gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật bị sút kém, khi quản lý chăn nuôi kém, thiếu vệ sinh.
2.2.3 Staphylococcus
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1980), hiện nay có ít nhất 28 loài, trong đó co 18 loài có
trong bảng phân loại của Bergey, còn 9 loài mới được miêu tả gần đây, loài
Staphylococcus aureus là quan trọng nhất trong số những loài trên.
Giống Staphylococcus thuộc họ Micrococcaceae, là những cầu khuẩn Gram dương,
sắp xếp như chùm nho đôi khi đơn lẻ hoặc chuỗi ngắn. Không hình thành nha bào,
không di động, hình thành sắc tố không tan trong nước, mọc dễ dàng trong nhiều
loại môi trường.
 Loài Staphylococcus aureus
Phân bố rộng, vi khuẩn thường thấy trên da, niêm mạc của của người và gia súc,
trong các sản phẩm động vật như thịt, trứng, sữa… là vi trùng mang tính chất cơ
hội, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua vết thương. Là loại yếm khí tùy nghi, vài

5


chủng đòi hỏi bổ sung CO2. Mọc ở nhiệt độ từ 30 – 370C, pH thích hợp 7,0 – 7,5, dễ
mọc trong môi trường dinh dưỡng thông thường.
- Trên môi trường canh dinh dưỡng sau 24 giờ (g), nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp,
môi trường đục đều, để lâu có nhiều cặn ở đáy.
- Trên môi trường thạch chuyên biệt Chapman hoặc Mannitol salt agar (MSA),
chuyển màu môi trường từ hồng sang màu vàng.
- Trên môi trường Baird – Parker agar hình thành khuẩn lạc màu đen xung quanh
có màu sáng.

Hình 5, 6: Staphylococcus aureus
/> />

Vi khuẩn có sức đề kháng cao, kháng với sự khô hạn, tồn tại nhiều tháng trong mụn
khô, chịu được nồng độ muối cao nhưng lại bị ức chế bởi gentian, acid phenic, bị
diệt ở 60 0C trong 30 phút, phenol 1% trong 35 phút.
Về đặc tính sinh hóa: Sta. aureus lên men không sinh hơi một số loại đường như
glucose, maltose, manit, sacharose… Các phản ứng khác: Indol âm, H2S âm tính,
phản ứng MR dương tính, hoàn nguyên Nitrat thành Nitrit. Vi khuẩn cho phản ứng
Catalaza dương tính (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
2.2.4 Shigella
Được phát hiện năm 1898 bởi Shiga từ phân của người bệnh kiết lị, là trực khuẩn
Gram âm, không có lông, giáp mô và không nha bào. Là loại vi khuẩn hiếu khí tùy

6


nghi, pH: 7 – 7,4, nhiệt độ thích hợp là 370C, vi khuẩn dễ mọc trên môi trường
thông thường.
Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt, cho đặc điểm sinh hóa: thuộc nhóm không
lên men Lactose, lên men không sinh hơi Glucose, maltose; Indol dương hoặc âm,
MR dương, VP âm, citrat âm, H2S âm. Dựa trên tính chất sinh hóa và huyết thanh,
người ta chia Shigella ra thành 4 nhóm, A, B, C, D.
-

Nhóm B: lên men manitol (đôi khi có vài loài âm tính) đại diện cho Shi. slexnevi
được chia thành 6 type huyết thanh học (1 -6).

-

Nhóm C: Shi. boydii lên men mannit gồm 15 type.

-


Nhóm D: Shi. sonei lên men lactose chậm có 1 type hyết thanh học nhưng kháng
nguyên tiến triển liên tiếp là R và S.

Phân nhóm B thường có kháng nguyên K và dễ bị phá hủy ở 1000C trên 1 giờ, vì
vậy, trước khi làm phản ứng ngưng kết phải đun sôi 1000C/ 1 giờ để hủy bỏ K (Tô
Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).

Hình 7, 8: Shigella spp.
/Biopharma/Applications/Live-Vaccines.asp
/>
2.3 Đặc điểm sinh lý của heo
-

Thân nhiệt:

380C – 39,5 0C.

-

Tần số hô hấp:

20-30 lần / phút.

-

Nhịp đập tim:

Heo con 100-110 lần/phút; Heo lớn 60-80 lần / phút.


7


Những yếu tố liên quan đến sinh sản:
-

Trưởng thành phái tính (thành thục): Heo đực: 8-9 tháng.
Heo cái: 6-7 tháng.

-

Chu kỳ động dục:

21 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 3 – 5 ngày.

-

Thời gian mang thai:

114 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày).

-

Trọng lượng trung bình lúc sinh:

1,1 kg.

-

Trọng lượng trung bình lúc 2 tuần:


4,5 kg.

-

Trọng lượng tối đa sau cai sữa:

5 tuần: 11 kg; 6 tuần: 13 kg.

-

Thời gian vỗ béo:

26 tuần, đạt 100kg.

- Những dấu hiệu lúc động dục trên heo nái: Heo lên giống lần đầu vào lúc 6 –7
tháng tuổi, biểu hiện của động dục là: heo ăn ít, bỏ ăn, buồn bực, phá phách chuồng
trại, kêu rên suốt ngày, âm hộ sưng to, màu đỏ mọng, tiết chất nhờn đôi khi có lẫn
máu. Nái đứng yên khi thấy heo nọc thay vì kêu và bỏ chạy như lúc không động
dục. Thời điểm phối giống tốt nhất là lúc âm hộ teo lại, có dịch nhờn (đặc), ấn tay
lên mông nái đứng yên (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.4 Những bệnh thường gặp do vi khuẩn gây ra
2.4.1 Bệnh do Streptococcus gây ra
Vi khuẩn gây bệnh cho nhiều loài gia súc và gia cầm, gây bệnh viêm vú ở bò, ngựa,
cừu, viêm khớp ở heo, viêm tử cung ở bò, viêm nội tâm mạc ở gia cầm, viêm phổi ở
người và gia súc.
Loài Str. agalactiae và Sta. aureus là nguyên nhân quan trọng và thường gặp nhất
trong bệnh viêm vú trên gia súc, viêm vú, viêm tử cung ở heo. Streptococcus nhóm
B được tìm thấy trong hệ vi khuẩn hầu họng, đường ruột và sinh dục. Khoảng 15 –
20% động vật có thai có vi khuẩn này trong đường sinh dục. Vi khuẩn có thể truyền

cho con gây nhiễm khuẩn máu, nhiễm trùng da hay viêm não. Ở con vật đang cho
sữa có thể gây viêm tuyến vú cấp tính và có thể lây cho người.
Nhóm C gây bệnh cho động vật nhiều hơn cho người. Str. equi gây viêm hạch
truyền nhiễm cho ngựa. Str. dysagalactiae trong viêm vú truyền nhiễm ở bò. Ở
người thường gặp Str. equisimils, loại này có trong đường hô hấp ở người, heo, trâu,
bò, ngựa. Nó được coi là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng hầu họng, đường sinh

8


sản, nội tâm mạc, viêm phổi, nhiễm trùng vết thương … nó không gây viêm thận
cấp (khác nhóm A) (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
 Bệnh liên cầu khuẩn heo
Nguyên nhân
Vi khuẩn Streptococcus thường có trong miệng, mũi - hầu và hạch amygdal, một
vài nhóm sống trong đường ruột của người và các loài động vật. Chúng gây bệnh ở
đường hô hấp trên, gây nhiễm trùng vết thương, viêm thận tiểu cầu, sốt ban đỏ, sốt
thấp khớp, viêm nội tâm mạc và viêm màng não cấp tính. Bình thường, chúng sống
“hòa bình” với người và động vật nhưng một khi cơ thể suy yếu vì bất cứ lý do gì
thì vi khuẩn sẽ trỗi dậy và gây bệnh.
Vi khuẩn Streptococcus được chia thành nhiều nhóm A, B, C, D.... Trong đó,
Streptococcus suis thuộc nhóm D trong bảng phân loại của Lancefield.
Streptococcus suis được tìm thấy ở những nơi chăn nuôi heo trên khắp thế giới, là
một nguyên nhân chính gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm nội tâm mạc,
viêm khớp và viêm phổi trên heo con đặc biệt ở các trại chăn nuôi heo quy mô lớn.
Nó cũng là nguyên nhân gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết
trên người khi tiếp xúc với heo.
Vi khuẩn Streptococcus suis sống ở hạch amygdal và đường hô hấp trên của heo từ
5-10 tuần tuổi, tỷ lệ mang trùng trên heo có thể cao khoảng 80%, một nghiên cứu
gần đây ở Úc cho thấy hơn 70% heo được giết mổ thịt ở Úc có mang trùng

Streptococcus suis. Trên heo bệnh, đầu tiên vi khuẩn gây biếng ăn, sốt, các dấu hiệu
của viêm màng não được khởi đầu bằng tai biến, liệt và chết (Lê Minh Trí và Lê Thị
Phương Hà, 2009).
Triệu chứng
Lê Minh Trí và Lê Thị Phương Hà (2009) cũng cho biết:
S. suis týp 1 gây các trường hợp bệnh đa khớp rải rác và đôi khi viêm màng não trên
heo con theo mẹ, nhưng ảnh hưởng không đáng kể.
S. suis týp 2 gây bệnh viêm màng não thể cấp tính, thường gây tử vong cho heo lẻ
bầy và heo vỗ béo. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn heo ở vùng dịch địa phương thường dao
động từ 2-15% và vẫn là vấn đề khó giải quyết dứt điểm. Viêm màng não có thể xảy
ra khi heo mới bệnh lần đầu hay khi heo mang trùng bị stress với các triệu chứng
gồm suy nhược, sốt, run rẩy, mất phối hợp vận động, hôn mê, co giật, mù mắt và
điếc.

9


Ở một vài nước, S. suis týp 2 thường gây ra viêm phổi- phế quản hơn là viêm màng
não, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng về vai trò chủ yếu của S. suis trong các
bệnh này. Sự chết đột ngột do viêm nội tâm mạc và / hoặc viêm cơ tim, các bệnh về
đường sinh dục của heo nái (gồm cả xảy thai) đã được báo cáo xảy ra rải rác ở một
vài nước. Viêm khớp và chứng đi khập khiểng thường phổ biến.
Bệnh tích
Da có thể xuất huyết những mảng đỏ, hạch lâm ba triển dưỡng và sung huyết, và
thường gặp là viêm đa thanh dịch có sợi huyết, màng bao khớp có thể dày lên, có
thể có dịch khớp trong hoặc đục. Mặc dù màng não biểu hiện bình thường, nhưng
có thể bị sung huyết và phù thủng, chứa nhiều dịch não tủy trong hoặc đục. Phổi bị
viêm có thể biểu hiện nhiều cấp độ: về độ chắc và bị viêm phổi- phế quản có mủ và
sợi huyết (Lê Minh Trí và Lê Thị Phương Hà, 2009).
Chẩn đoán

Lịch sử bệnh và dấu hiệu lâm sàng có thể giúp nhận biết bệnh nhiễm S. suis, xét
nghiệm bệnh lý mô học và xét nghiệm kháng thể huỳnh quang (FA) có thể giúp xác
định mầm bệnh được rõ hơn; mặc dù xét nghiệm FA không đặc hiệu. Chẩn đoán
xác định bệnh căn cứ vào việc phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh; tuy nhiên,
bệnh có thể lầm lẫn với các bệnh do nhiễm Streptococcus khác; hoặc có thể nhầm
lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn khác như dấu son, phó thương hàn, chứng mất nước
hoặc bệnh giả dại.
Các chủng S. suis týp 2 khác nhau về độc lực, khả năng gây bệnh gắn liền với yếu
tố protein ngoài tế bào (EF). Từ trước đến nay, việc xác định heo mang trùng dựa
trên kết quả phân lập và định danh vi khuẩn, tuy nhiên phương pháp này rất tốn chi
phí và nhân sự, hơn nữa phương pháp này rất chuyên sâu. Gần đây, ID-DLO đã
phát triển phương pháp PCR để phát hiện S. suis týp 2. Phương pháp này dựa trên
phân tích gen bằng việc mã hóa protein EF. Mẫu bệnh phẩm là hạch amygdal của
heo từ các đàn mà trước đó chưa hoặc đã nhiễm S. suis týp 2, sau đó so sánh kết quả
với phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn. Phương pháp PCR rất nhạy, độ
tin cậy cao và nhanh, thực hiện trực tiếp trên bệnh phẩm lâm sàng vì thế có thể dùng
để kiểm soát bệnh S. suis týp 2 trên heo (Lê Minh Trí và Lê Thị Phương Hà, 2009).
Điều trị
S. suis týp 2 gây viêm màng não, viêm khớp và chết đột ngột trên heo con. Heo
trưởng thành mang trùng nhưng không thể hiện triệu chứng, vì thế, muốn kiểm soát
được bệnh, hạn chế lây lan thì phải phát hiện và loại trừ heo mang trùng.

10


Mọi cố gắng ngăn cản sự xâm nhập của heo mang trùng, từ đàn heo trong vùng dịch
bệnh địa phương, là khó thực hiện triệt để vì dạng bệnh tiềm ẩn khó phát hiện và
không có xét nghiệm đáng tin cậy để phát hiện sự hiện diện của mầm bệnh. Hơn
nữa, mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua các nguồn lây nhiễm khác như ruồi.
Ngoài ra, khi có trận dịch mới xảy ra, những chủng gây bệnh nhẹ có sẵn trong vùng

dịch có khả năng biến đổi trở nên có độc lực mạnh hơn. Trong một đàn heo, một khi
mầm bệnh có khuynh hướng gây thành dịch bệnh địa phương, thì các biện pháp
tiêm phòng hay các biện pháp điều trị thông thường đều không có khả năng hạn chế
mầm bệnh. Mặc dù vaccin chết đã được sử dụng nhưng hiệu quả của vaccin chưa
được chứng minh. Cần áp dụng biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi nhằm giảm
stress môi trường và giảm bệnh lâm sàng. Có thể sử dụng thuốc phòng bệnh bằng
cách trộn vào thức ăn, nước uống hay tiêm các kháng sinh có tác động kéo dài.
Mầm bệnh có khuynh hướng đề kháng với tetracycline và sulfonamide. Hầu hết các
mầm bệnh phân lập được đều mẫn cảm với penicillin nhưng kháng sinh này mau
chóng mất tác dụng khi đem trộn vào thức ăn và do đó có thể gây thất bại trong
kiểm soát bệnh.
Trong một nghiên cứu về hiệu quả của 2 loại kháng sinh: cefquinome và
amoxycillin trong điều trị viêm màng não do S. suis trên heo cai sữa, tỷ lệ chữa khỏi
là 67% đối với nhóm dùng cefquinome và 58% đối với nhóm dùng amoxycillin; tỷ
lệ chết đối với nhóm dùng cefquinome là 24% và 33% đối với nhóm dùng
amoxycillin cho thấy dùng cefquinome 1 lần/ ngày/3-5 ngày có thể điều trị heo con
bị viêm màng não (Lê Minh Trí và Lê Thị Phương Hà, 2009).
2.4.2 Bệnh do Escherichia coli gây ra
 Các yếu tố dẫn đến bệnh
- Heo mới sinh cũng có thễ bị nhiễm bệnh. Sữa đầu có chứa kháng thể đặc hiệu
ngăn cản sự sinh sản của E. coli trong ruột. Nếu heo con không được bú sữa đầu sẽ
dễ mắc bệnh.
- Nhiệt độ môi trường thấp (<250C), nhu động ruột giảm, E. coli không bị tống
khỏi ruột sẽ gây tiêu chảy.
-

Do nhiệt độ môi trường lên xuống bất thường.

-


Do chuồng trại ẩm ướt, không vệ sinh, gió lùa.

-

Do thay đổi thức ăn từ dễ tiêu đến khó tiêu.

11


 Triệu chứng
- Bệnh có thể xảy ra 2-3 giờ sau khi sinh. Những heo không được điều trị có thể
chết 24 – 48 giờ sau khi tiêu chảy. Heo con có thể tiêu chảy nặng hay nhẹ, phân có
màu trắng, vàng, có đốm nâu, có khi toàn nước trong, phân dính hậu môn, hậu môn
ướt, đỏ, đuôi xụ, mắt thụt sâu, da tái xanh. Tỉ lệ chết cao từ 60 – 75%, có khi lên
đến 100%. Một số trường hợp heo ói, thể trọng giảm sút nghiêm trọng.
- Tiêu chảy ở heo con sau khi cai sữa: Triệu chứng giống như trường hợp tiêu
chảy ở heo con sơ sinh nhưng không trầm trọng bằng, bệnh ít gây chết nhưng tiêu
chảy làm heo con giảm thể trọng, chậm lớn, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn.
- Đối với bệnh phù thủng do E. coli: thường xảy ra trên heo con sau cai sữa, heo
lứa với đặc trưng là bệnh diễn biến nhanh, heo mắc bệnh không sốt, ứ nước dưới da,
thanh mạc, các xoang, thở gấp, đi loạn choạng, bại liệt và chết nhanh. Ở thể quá
cấp: heo chết đột ngột trước khi có triệu chứng lâm sàng; phần lớn heo biến ăn,
hoặc bỏ ăn, lừ đừ, bụng căng to, da bóng mượt trước khi chết 1 – 2 ngày. Thể cấp
tính: Bệnh thường phát ra ở những heo con to nhất trong bầy, thường xảy ra lẻ tẻ,
heo chỉ sốt nhẹ 1-2 ngày đầu, sau đó thân nhiệt bình thường. Heo mắc bệnh thường
mệt mỏi, biếng ăn táo bón, phù thủng vùng đầu, mí mắt, cổ họng, da hồng, bụng căn
to; thở khó, thở gấp do dịch phù tràn vào phế nang hoặc do tích nước xoang ngực và
bụng làm chèn ép phổi, tiếng kêu khàn do phù thanh quản, hai chân sau yếu, đi
loạng choạng, ngồi tư thế như chó, một số trường hợp có triệu chứng thần kinh, heo
ngã về một bên, chân bơi giống như bệnh dịch tả heo. Heo chết sau vài ngày (Hồ

Thị Việt Thu, 2006).
2.4.3 Bệnh do Staphylococcus gây ra
Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng yếu hay do sự
nhiễm trùng trên da với vi khuẩn có độc lực mạnh, gây hiện tượng sưng mủ trên da
hay niêm mạc, gây ung nhọt, áp xe, gây viêm vú ở gia súc. Sự xâm nhiễm của vi
khuẩn vào nang lông gây hoại tử da. Staphylococcus làm mưng mủ các vết thương,
nơi sây sát trên da, làm các tổ chức bị sưng, tạo thành ổ mũ. Khả năng gây bệnh của
Sta. aureus là do sự phối hợp giữa các chất ngoại bào (enzyme và độc tố). Vi khuẩn
có thể gây nhiễm trùng máu và có thể đưa đến các nhiễm trùng khác như viêm phổi,
viêm thận cấp, viêm màng não, viêm khớp ở heo, viêm tuyến sữa ở trâu bò và
người, viêm tủy xương và các xoang trong cơ thể. Như vậy từ nhiễm trùng cục bộ
nếu không được điều trị, với vi khuẩn có độc lực cao có thể dẫn đến tử vong (Tô
Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).

12


×