Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG của LUÂN CANH lên DINH DƯỠNG KHOÁNG và cân BẰNG NPK TRÊN lúa hè THU 2010 ở QUẬN ô môn – cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT – NNS – LSĐB
-oOo-

LÊ KIM PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH LÊN DINH
DƯỠNG KHOÁNG VÀ CÂN BẰNG NPK TRÊN LÚA
HÈ THU 2010 Ở QUẬN Ô MÔN – CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Mã ngành: TT0772A1

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
-oOo-

LÊ KIM PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH LÊN DINH DƯỠNG
KHOÁNG VÀ CÂN BẰNG NPK TRÊN LÚA HÈ THU
2010 Ở QUẬN Ô MÔN – CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Mã ngành: TT0772A1
MSSV: 3077484

Giảng viên hướng dẫn:
Pgs. Ts. NGÔ NGỌC HƯNG

Cần Thơ – 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Ảnh hưởng của luân canh lên dinh dưỡng
khoáng và cân bằng NPK trên lúa Hè Thu 2010 ở Ô Môn – Cần Thơ” là công trình
nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì tài liệu nào nghiên cứu trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Kim Phương

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Ảnh hưởng của luân canh lên dinh dưỡng khoáng và cân bằng NPK trên lúa Hè
Thu 2010 ở Ô Môn – Cần Thơ”
Do sinh viên Lê Kim Phương, lớp Khoa Học Đất Khoá 33 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của Cán bộ hướng dẫn:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Ngô Ngọc Hưng

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài: “Ảnh hưởng của luân canh lên dinh dưỡng khoáng và cân bằng
NPK trên lúa Hè Thu 2010 ở Ô Môn – Cần Thơ”.

Do sinh viên Lê Kim Phương, lớp Khoa Học Đất Khoá 33 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của bộ môn:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Bộ môn

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài: “Ảnh hưởng của luân
canh lên dinh dưỡng khoáng và cân bằng NPK trên lúa Hè Thu 2010 ở Ô Môn –
Cần Thơ”.
Do sinh viên Lê Kim Phương, lớp Khoa Học Đất K33 thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ..........................................
Ý kiến đánh giá của Hội đồng:
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Chủ tịch hội đồng

iv


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin kính dâng lên Cha Mẹ suốt đời tận tuỵ vì sự nghiệp và tương lai
của con.
Thành kính biết ơn thầy Ngô Ngọc Hưng, chị Trương Thúy Liễu đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn thầy Trần Bá Linh nguyên là cố vấn học tập lớp Khoa Học Đất
khoá 33 và cô Châu Thị Anh Thy hiện là cố vấn học tập lớp Khoa Học Đất Khoá 33 đã
quan tâm, động viên, giúp đỡ, cung cấp kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt khóa học.
Anh Phan Toàn Nam, Trần Minh Giàu, và toàn thể quý thầy cô, anh chị thuộc Phòng
thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành tốt
luận văn. Kính chúc thầy cô và các anh chị luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt.
Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dìu dắt, truyền đạt kiến thức
quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Thân gởi đến tất cả các bạn lớp Khoa Học Đất khóa 33 lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các
bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.


Lê Kim Phương

v


LỊCH SỬ CÁ NHÂN
Phần I - LÝ LỊCH
Họ và tên: Lê Kim Phương
Sinh ngày: 18/01/1988
Nguyên quán: Ấp Mỹ Trung I – Xã Mỹ Thanh Trung – Huyện Tam Bình – Tỉnh Vĩnh
Long
Họ và tên cha: Lê Quang Chinh
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Thu Thủy
Phần II - QÚA TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
Năm 1994 – 1999: học tại trường tiểu học Mỹ Thạnh Trung A
Năm 1999 – 2003: học tại trường Trung học cơ sở Mỹ Thạnh Trung
Năm 2003 – 2006: học tại trường Trung học phổ thông Tam Bình
Năm 2007 – 2011: học tại trường Đại học Cần Thơ
Ngành Khoa Học Đất – Khóa 33 (2007 – 2011), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng
dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa Học Đất vào tháng 01/2010.
Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ấp Mỹ Trung I – Xã Mỹ Thanh Trung – Huyện Tam Bình – Tỉnh Vĩnh Long.
Điện thoại : 01224047012

vi


Lê Kim Phương – 2010 - Ảnh hưởng của luân canh lên dinh dưỡng khoáng và cân
bằng NPK trên lúa Hè Thu 2010 ở Ô Môn – Cần Thơ - luận văn tốt nghiệp đại họcngành Khoa Học Đất khóa 33 - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng- Trường

Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Với mục đích Khảo sát sự ảnh hưởng của luân canh bắp lai Xuân Hè trên khả năng hút thu
NPK và năng suất lúa trong vụ Hè Thu , Đánh giá khả năng cung cấp NPK của đất phèn nhẹ
trồng lúa, đồng thời đề xuất công thức phân bón cho lúa Hè Thu ở Ô Môn – Cần Thơ .Đề
tài“Ảnh hưởng của luân canh lên dinh dưỡng khoáng và cân bằng NPK trên lúa Hè Thu 2010
ở Ô Môn – Cần Thơ” Được thực hiện tại Quận Ô Môn, Cần Thơ, vụ Hè Thu 2010. Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 1 nhân tố và 4 lần lặp lại,
kết quả thí nghiệm được trình bày như sau:
Bón N, làm gia tăng năng suất lúa trồng trên đất phù sa, Ô môn, Cần Thơ , tuy nhiên hiệu
quả của bón P và K không thấy rõ rệt. Về hàm lượng NPK hút thu trong hạt và thân có khác
biệt giữa nghiệm thức bón NPK đầy đủ so với các nghiệm thức khuyết dưởng chất đạm (PK),
với nghiệm thức NK, NP không khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón NPK mặc
dù tổng hút thu có thấp hơn.
Tổng hút thu N, P, K của lô khuyết ở vụ hè thu 2010 đạt thấp nhất ở nghiệm thức không bón
đạm tương ứng là 35,30 kg/ha, 13,06 kg/ha, 43,72 kg/ha, khác biệt có ý nghĩa với nghiệm
thức NK, NP, NPK.
Hiệu quả nông học của N, P và K cho lúa trồng trên đất phù sa ở Ô Môn theo thứ tự là: 20
(kg hạt gia tăng/kg N), 3,33 (kg hạt gia tăng/kgP2O5 và 7 (kg hạt gia tăng/kg K2O, đạt cao
đối với phân N.
Với những kết quả đạt được như trên. Cần tiếp tục theo dõi sự biến động về năng suất lúa
Hè Thu ảnh hưởng bới luân canh với bắp Xuân Hè ở những năm tiếp theo.
Cần thực hiện thí nghiệm ở nhiều địa điểm và nhiều mùa vụ để đánh giá quy luật của luân canh
bắp-lúa trên tính chất đất và sinh trưởng, năng suất lúa.

vii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
LỜI CẢM TẠ
LỊCH SỬ CÁ NHÂN
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
MỞ ĐẦU
Chương 1 - LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm và tính chất của đất phù sa ở Đồng bằng Sông
Cửu Long
1.1.1 Phân bố
1.1.2 Một số đặc tính của đất phù sa
1.1.3 Một số điểm cần lưu ý để duy trì và cải thiện độ phì
cho đất phù sa
1.2 Khái quát về quận Ô Môn – Thành phố Cần Thơ
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.2 Điều kiện thổ nhưỡng
1.2.3 Khí hậu thủy văn
1.3 Hiện trạng thâm canh lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long
1.4 Ảnh hưởng của thâm canh đến năng suất lúa và môi
trường đất
1.4.1 Ảnh hưởng của thâm canh đến năng suất lúa
1.4.2 Ảnh hưởng của thâm canh đến môi trường đất
1.5 Ảnh hưởng của luân canh với cây màu đến năng suất
cây trồng và môi trường đất
1.5.1 Ảnh hưởng của luân canh cây màu đến năng suất

cây trồng
1.5.2 Ảnh hưởng của luân canh cây màu đến môi trường
đất
1.6 Vai trò và dạng của N, P và K đối với cây trồng
1.6.1 Vai trò và dạng của N đối với cây trồng
1.6.1.1 Vai trò của N đối với cây trồng
1.6.1.2 Các dạng N trong đất
1.6.2 Vai trò và dạng của P đối với cây trồng
1.6.2.1 Vai trò của P đối với cây trồng
1.6.2.2 Các dạng P trong đất
1.6.3 Vai trò và dạng của K đối với cây trồng
1.6.3.1 Vai trò của K đối với cây trồng
1.6.3.2 Các dạng K trong đất

Trang
i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
x
xi
1
2
2
2
2

2
3
3
3
3
4
5
5
5
6
6
6
7
7
7
7
8
8
9
10
10
11
viii


1.7 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa và các yếu
tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
1.7.1 Địa điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
1.7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
1.7.3 Dinh dưỡng N, P, K trong cây lúa

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện
2.2 Phương pháp
2.2.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm trong nhà lưới
2.2.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm ngoài đồng
2.3 Phương pháp lấy mẫu và thu thập số liệu
2.3.1 Chiều cao cây
2.3.2 Số chồi
2.3.3 Sinh khối thân
2.3.4 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế
2.4 Phương pháp hân tích mẫu
2.5 Các thông số sử dụng đẻ tính toán
2.6 Xử lý số liệu
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả ghi nhận các chỉ tiêu nông học và thành phần
năng suất vụ Hè Thu 2010
3.1.1 Chiều cao và số chồi/m2
3.1.2 Năng suất hạt và sinh khối rơm, Ô Môn, Cần Thơ,
Hè Thu 2010
3.2 Kết quả phân tích N, P và K tổng trong hạt và rơm lúa
ở Ô Môn, Cần Thơ, Hè Thu 2010
3.3 Tổng hút thu NPK của lúa ở Ô Môn, Cần Thơ, Hè Thu
2010
3.3.1 Tổng hút thu N, P, K trong hạt, thân giữa lô bón đầy
đủ và lô khuyết
3.3.2 Tổng lượng hút thu NPK của lúa
3.4 Đánh giá tiềm năng cung cấp N, P, K bản địa
3.4.1 Tiềm năng cung cấp dinh dưỡng tại vùng thí nghiệm
3.4.2 Hiệu quả nông học
3.4.3 Xác định công thức phân bón tại điểm thí nghiệm

Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

12
12
13
14
15
15
16
16
16
17
17
17
18
18
18
18
19
20
20
20
24
25
27
27

28
29
29
30
31
33
33
33
34

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

16
20

3.1

Chiều cao cây lúa giai đoạn 20, 45 và 65 NSKS trong nhà

lưới vụ Hè Thu 2010
Chiều cao của lúa giai đoạn 45 và 65 NSKS ở nghiệm thức
C1, C2. Ô Môn, Cần Thơ, Hè Thu 2010
Số chồi/m2 giai đoạn 20, 45 và 65 NSKS của nghiệm thức
lô khuyết và nghiệm thức NPK trong nhà lưới vụ Hè Thu
2010
Số chồi/m2 giai đoạn 45 và 65 NSKS ở nghiệm thức C1, C2.
Ô Môn, Cần Thơ, Hè Thu 2010
Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất đến
năng suất hạt (a) sinh khối rơm (b). Ô Môn, Hè Thu, 2010
Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất đến
hàm lượng N, P, K trong hạt và rơm lúa, (a) Đạm, (b) Lân,
(c) Kali, Ô Môn, Hè Thu 2010
So sánh tổng hút thu N, P, K của các nghiệm thức: (a) PK ,
(b) NK, (c) NP , (d) NPK ở Ô Môn, Cần Thơ, vụ Hè Thu
2010
Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất đến
tổng lượng hút thu N, P, K của lúa. Ô Môn, Hè Thu 2010

21

3.2
3.3

3.4
3.5
3.6

3.7


3.8

3.9

So sánh hiệu quả nông học của N, P, K trên lúa ở Ô Môn,
Hè Thu 2010

22

23
24
25

27

28

30

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1


Diễn biễn tăng diện tích 3 vụ lúa/năm ở đồng bằng
sông Cửu Long
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

4

1.2
2.1

2.3
3.1

Tính chất lý hoá học đất thí nghiệm ở Ô Môn. Chương
trình hợp tác Danida- ĐH Cần Thơ và Viện NC lúa
ĐBSCL
Mô tả nghiệm thức trong kỹ thuật lô khuyết
Hiệu quả nông học của các nghiệp thức bón phân theo
lô khuyết trong vụ Hè Thu 2010

14
15

17
30

xi


MỞ ĐẦU

Từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã
vươn lên mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội
đồng và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng,
ĐBSCL xứng đáng là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước. Từ vùng lúa nổi
mênh mông An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ Giác
Long Xuyên, với chỉ một vụ lúa mùa năng suất thấp và bấp bênh... nay đã chuyển
thành vùng lúa 2-3 vụ ngắn ngày năng suất cao.
Tuy nhiên việc khai thác đất quá mức cũng đem lại nhiều trở ngại. Hiện nay toàn khu
vực ĐBSCL có gần 3,9 triệu ha đang canh tác lúa. Diện tích đất này hằng năm được
canh tác từ 2-3 vụ lúa, điều kiện ngập nước thường xuyên đã làm ảnh hưởng đến các
tính chất lí, hóa, sinh học đất. Ngoài ra, khả năng hấp thu dưỡng chất từ đất cũng
kém đi, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm giảm
năng suất và phẩm chất nông sản.
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo với nông dân rằng việc canh tác lúa ba vụ
trong thời gian lâu dài là rất có hại đối với đất, năng suất lúa cũng sẽ dần dần bị giảm
sút. Việc thay đổi biện pháp canh tác trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết để trả
lại độ phì cho đất, gìn giữ một nguồn tài nguyên đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Hiện
tại các mô hình luân canh lúa – màu được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhằm cải thiện
độ phì cho đất, nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân...
các cây trồng được lựa chọn chủ yếu để đưa vào mô hình này như là bắp, các loại
cây họ đậu và một số loại rau màu.
Ngày nay, người dân dần nhận ra những tác động tiêu cực do việc thâm canh tăng vụ
mang lại. Chính vì lẽ đó, mô hình luân canh lúa với cây trồng cạn đang ngày càng
được áp dụng rộng rãi. Cùng với xu hướng đó, đề tài “Ảnh hưởng của luân canh
lên dinh dưỡng khoáng và cân bằng NPK trên lúa ở Ô Môn – Cần Thơ” được
thực hiện nhằm mục đích:

Đánh giá khả năng cung cấp NPK của đất phù sa trồng lúa ở Ô Môn – Cần
Thơ.


Khảo sát sự ảnh hưởng của luân canh bắp lai Xuân Hè trên khả năng hút thu
NPK và năng suất lúa trong vụ Hè Thu.

1


CHƯƠNG 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. 1 Đặc điểm và tính chất của đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long
1. 1. 1 Phân bố
Theo Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận (1977) do sự chi phối của các qui luật lắng đọng
phù sa nên địa hình và mức độ úng nước, cũng như phẫu diện, chiều sâu phân bố lớp
hữu cơ… điều có khác nhau ít nhiều ở các vùng đất. Bởi vậy đất phù sa được chia
thành hai loại đất như sau:

Vùng đất phù sa giữa châu thổ: gồm phần Đông Nam tỉnh Long An, tỉnh Hậu
Giang. Đây là vùng đất đã được khai thác lâu (trên 150 năm).

Vùng đất phù sa ở miền Tây châu thổ: đây là vùng đất có độ phì nhiêu tiềm
tàng cao hơn đất phù sa giữa châu thổ, chủ yếu được phân bố ven sông Tiền và sông
Hậu.
1. 1. 2 Một số đặc tính của đất phù sa
Theo Đoàn Thị Thu Thảo (1987) kết luận đất phù sa có các đặc tính: là loại đất chua
ít, đạm tổng số ở mức trung bình, lân tổng số và lân dễ tiêu từ nghèo đến khá, Ca trao
đổi khá, Mg trao đổi khá.
Theo Lê Viết Phùng (1987) lân dễ tiêu trong đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: pH,
sự có mặt của các ion để tạo kết tủa như Al3+, Fe2+, Fe3+, Ca2+… nên có những vùng
lượng lân tổng số cao nhưng lượng lân dễ tiêu thấp. Đối với đất phù sa do không
chứa phèn nên lân chủ yếu hiện diện ở dạng Ca-P.
1. 1. 3 Một số điểm cần lưu ý để duy trì và cải thiện độ phì cho đất phù sa
Kết quả nghiên cứu của Luu Hong Man et al. (2001), sử dụng liên tục 100% phân

hữu cơ làm tăng năng suất so với đối chứng khoảng 13,9% và sử dụng 50% phân hữu
cơ kết hợp với 50% phân vô cơ làm tăng năng suất lúa khoảng 22,5%, mật số vi sinh
vật trong đất nhiều hơn so với sử dụng 100% phân vô cơ.
Quản lý sử dụng phân hữu cơ và vô cơ có thể cải thiện năng suất cây trồng và duy trì
độ phì của đất. Bón phân hữu cơ và hóa học một cách cân đối, làm đất trong điều
kiện ẩm độ thích hợp, áp dụng mô hình canh tác luân canh với cây màu là hoạt động
cần thiết để cải thiện năng suất lúa và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững (Lê
Văn Khoa, 2003).
Luân canh lúa với cây trồng khác có ý nghĩa cải thiện năng suất lúa. Ở Cần Thơ,
năng suất lúa vụ Hè Thu đạt cao nhất 4,6 t/ha khi trồng trên nền đất vụ trước có trồng
khoai lang, kế đến trên đất vụ trước trồng đậu nành (4,2 t/ha), và bắp (3,9 t/ha), so
với đất vụ trước là lúa (3,4 t/ha). Hiệu suất sử dụng phân N của lúa trồng trên nền đất

2


vụ trước trồng khoai lang là 29,1% cao hơn so với trên nền đất trồng lúa là 18,5%
(Ngô Ngọc Hưng et al., 2005).
Quản lý chất thải thực vật trở nên quan trọng để duy trì lâu dài độ phì của đất cho hệ
thống cây trồng. Sử dụng hiệu quả chất thải thực vật có thể làm thay đổi tiến trình
hoạt động của vi sinh vật, có ảnh hưởng đến dinh dưỡng hữu dụng và năng suất cây
trồng (Oliver C. Devêvre và William R. Horwáth, 2000). Các dư thừa thực vật để lại
tại chỗ không kể hệ thống rể, cung cấp từ 10-60 kgN/ha (Võ Thị Gương, 2004).
Rơm rạ lúa khi thu hoạch được xử lý bằng chế phẩm sinh học (Trichoderma sp) để
tạo thành nguồn phân hữu cơ, Qua năm vụ lúa liên tục, ghi nhận mật số vi sinh vật,
tổng số protein trong đất khi bón hữu cơ (rơm rạ đã qua xử lý) kết hợp với phân hóa
học cao hơn trường hợp ruộng lúa không bón hoàn toàn hoặc chỉ bón phân hóa học
(Luu Hong Man et al., 2001).

1. 2 Khái quát về quận Ô Môn- Thành phố Cần Thơ

1. 2. 1 Điều kiện tự nhiên
Quận Ô Môn TP Cần Thơ phía Đông giáp quận Bình Thủy, phía Tây giáp quận Thốt
Nốt, phía Nam giáp huyện Giồng Riềng, Kiên Giang, phía Bắc giáp sông Hậu. Diện
tích đất toàn huyện là 54.856 ha, là địa bàn có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, nước ngọt quanh năm. Địa hình tương đối bằng phẳng,
biến thiên từ 0,5-2m so với mực nước biển.
1. 2. 2 Điều kiện thổ nhưỡng
Theo Nguyễn Hữu Chiếm và ctv.,(1999), Ô Môn là vùng đất không phèn được hình
thành qua sự bồi lắng của phù sa sông Hậu. Loại đất này chiếm hầu hết ở các phường
ven sông rạch, một số ít vùng trũng xa sông bị phèn do ngập úng kéo dài, phù sa
sông đến được rất ít.
Về thổ nhưỡng có bốn nhóm:

Nhóm phù sa chiếm diện tích 36.710 ha (63,3%) thuộc các vùng: Thị Trấn Ô
Môn, phường Thới Long, phường Phước Thới, một phần phường Thới Thạnh...


Nhóm phèn nhẹ có diện tích 5.467 ha chiếm 10%.



Nhón phèn trung bình có diện tích 1.839 ha chiếm 3,3%.



Nhóm đất phèn nặng có diện tích 1.628ha chiếm 2,3%.

1. 2. 3 Khí tượng thủy văn
Khí hậu huyện Ô Môn chịu ảnh hưởng gió mùa và có hai mùa mưa nắng rõ rệt.


3



Chế độ nắng: số giờ nắng trong năm là 2.591 giờ và trung bình trong ngày là
7,1 giờ. Mùa mưa số giờ nắng trong ngày trung bình là 5,2 giờ.


Chế độ nhiệt: nhiệt độ khá cao và ổn định, trung bình cả năm là 26,70C.


Ẩm độ không khí trung bình cả năm là 84,3%. Ẩm độ không khí thấp nhất là
vào tháng 3 – 4 dương lịch khoảng 78 - 82%. Sự chênh lệch ẩm độ không khí giữa
các tháng trong năm trung bình khoảng 15%.

Lượng mưa: theo số liệu của trạm thủy văn Cần Thơ, lượng mưa trung bình ở
Ô Môn là 1.697mm/năm. Lượng mưa phân phối không đều giữa các tháng trong
năm.

Gió: có hai hướng gió chính là gió Tây Nam và Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam
từ tháng 5-11 dương lịch vào mùa mưa và gió mùa Đông Bắc từ tháng 12-4 dương
lịch vào mùa khô.

Thủy văn: nguồn nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Do
quận Ô Môn nằm sát sông Hậu nên nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nông nghiệp
là từ sông Hậu và một phần từ nước mưa.

Ngập lũ: lũ thường xuyên xuất hiện vào mùa mưa, từ thựơng nguồn về kết
hợp với nước mưa tại chỗ gây ngập úng các vùng có địa hình trung bình thấp.
1. 3 Hiện trạng thâm canh lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, với sức ép gia tăng dân số thì việc đảm bảo an
toàn lương thực đã và đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển nông
nghiệp bền vững. Để giải quyết cho vấn đề này thì việc tăng sản lượng lúa – các loại
cây lương thực phục vụ cho phát triển và chăn nuôi được các nhà khoa học và nông
dân đặc biệt quan tâm. Diện tích đất canh tác ngày càng giảm do đô thị hóa, đất dành
cho phát triển công nghiệp, giao thông, trường học… nên một trong những giải pháp
để gia tăng sản lượng lúa là thâm canh tăng vụ. Việc thâm canh tăng vụ còn góp
phần điều hòa lao động, hạn chế tính thời vụ trong nông nghiệp và góp phần tăng thu
nhập cho người nông dân ( Nguyễn Hữu Chiếm, 1999).
Các chuyên gia tư vấn của FAO cho rằng, để được xếp vào một hệ thống thâm canh
thì hệ thống canh tác phải sản xuất ít nhất 8 tấn/ha/năm quy ra thóc và tốc độ quay
vòng của đất ít nhất là hai. Mô hình canh tác lúa 3 vụ/năm ở ĐBSCL tập trung chủ
yếu ở vùng đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu với diện tích thâm canh ngày càng
tăng nhanh (Bảng 1.1).

4


Bảng 1. 1 Diễn biễn tăng diện tích 3 vụ lúa/năm ở đồng bằng sông Cửu Long.

Năm

Diện tích (ha)

Nguồn

1975-1980

Rất ít


Lê Văn Khoa (1997-1999)

1985

1.108

Trần An Phong (1986)

1990

10.237

Nguyễn An Tiêm et al.(1993)

1993

95.634

Nguyễn An Tiêm et al.(1993)

2000

> 230.000

Niên giám thống kê (2000)

Tuy nhiên, việc thâm canh lúa trong thời gian dài đã tác động mạnh mẽ đến môi
trường đất cũng như ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
1. 4 Ảnh hưởng của thâm canh đến năng suất lúa và môi trường đất
1. 4. 1 Ảnh hưởng của thâm canh đến năng suất lúa

Ở ĐBSCL, sản xuất lúa góp phần an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu, tuy
nhiên tính bền vững của cây lúa ít được biết đến, vấn đề độc canh cây lúa (canh tác 2
- 3 vụ lúa/năm, thậm chí 7 vụ/2 năm) có thể dẫn đến việc gia tăng cỏ dại, sâu bệnh,
giảm độ phì đất…và cuối cùng làm giảm sản lượng lúa (Tan,1997; Hoa et al.,1998).
Schmidt – Rohr et al. (2004) cho rằng, tăng vụ lúa trong thời gian dài dẫn đến việc
giảm năng suất cây trồng một cách ý nghĩa.
Theo Nguyễn Văn Thạnh (2000), canh tác liên tiếp 3 vụ lúa/năm trên cùng một nhóm
đất trong thời gian dài sẽ làm năng suất lúa thay đổi theo chiều hướng giảm dần theo
thời gian. Trong những thí nghiệm dài hạn về việc canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm, sau
khi đạt tiềm năng năng suất tối đa thì năng suất lúa đã sụt giảm hơn 35% trong suốt
20–30 năm qua, nếu không tăng lượng phân bón vào. Sự sụt giảm năng suất không
chỉ xảy ra ở những nghiệm thức đối chứng không bón NPK hoặc không bón N, mà
còn trên những nghiệm thức có bón đầy đủ NPK và vi lượng.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hữu Chiếm et al. (1999) về ảnh hưởng của thâm
canh lúa ở ba nhóm ruộng có thời gian canh tác 3 vụ lúa/năm khác nhau (dưới 8 năm,
từ 8 - 15 năm và trên 15 năm) thì năng suất lúa có chiều hướng giảm dần theo thời
gian canh tác ở cả ba vụ ĐX, HT và TĐ; đồng thời muốn ổn định năng suất cần phải
tăng lượng phân bón vào. Một nguyên nhân khác làm suy giảm năng suất lúa có thể
là do sự suy giảm độ hữu dụng của N hữu cơ trong đất, làm hạn chế khả năng khoáng
hóa và hàm lượng N cây lúa hút thu được từ đất (Cassman et al., 1995; Dobermann
et al., 2000). Để khắc phục tình trạng sụt giảm năng suất cây trồng, hiện nay trên thế

5


giới người ta bắt đầu chú ý đến sự đa dạng hóa sinh học và cây trồng, nhất là trong
các kiểu sử dụng đất đai.
1. 4. 2 Ảnh hưởng của thâm canh đến môi trường đất
Duy trì độ phì nhiêu của đất trong điều kiện tăng vụ là vấn đề được đặt ra bởi việc
canh tác liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân làm thay đổi đặc tính đất

(Cassman et al., 1995). Trong quá trình thâm canh tăng vụ, độ phì nhiêu đất bị khai
thác ở mức độ cao mà không có sự bồi hoàn lại dinh dưỡng cho đất hoặc bồi hoàn
không cân đối làm cho dưỡng chất trong đất ngày một cạn dần (Trần Quang Tuyến,
1997).
Trong quá trình canh tác người dân có xu hướng đưa phân hóa học vào đồng ruộng
ngày càng nhiều, đặc biệt là phân đạm, nhưng thực chất cây trồng chỉ sử dụng được
một phần lượng đạm (khoảng 30%) bón vào (Lê Huy Bá, 2000). Việc bón thừa phân
hóa học là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, tác động đến
hệ sinh vật đất gây ảnh hưởng đến các tiến trình hóa học cũng như sinh học đất.
Theo Brady et al. (1996) việc canh tác liên tục đã bổ sung vào đất quá nhiều phân
bón, vôi, phân động vật chưa phân hủy,…làm hàm lượng trung bình của chất hữu cơ
ở tầng đất mặt giảm và các chất dinh dưỡng khác cũng giảm dần nên không thích
hợp cho sự phát triển và phân hủy của các vi sinh vật đất. Mặt khác, việc cày ải phơi
đất, chôn vùi rơm rạ, hay thói quen sử dụng phân hữu cơ không được chú trọng làm
cho độ xốp của đất giảm, tính thấm của đất kém,… Vấn đề quan trọng cần được chú
ý là một khi đất đã kiệt quệ về dưỡng chất, bị thoái hóa về mặt vật lý như nén dẽ, mất
cấu trúc, giảm khả năng thấm rút thì dù đất có được cải tạo và bón phân cao hơn,
năng suất cây trồng vẫn không đảm bảo. Vì thế, cần có biện pháp để quản lý, cải
thiện cũng như duy trì và cân bằng độ phì của đất để đảm bảo cho tính bền vững
trong xu thế hiện nay.
1. 5 Ảnh hưởng của luân canh với cây màu đến năng xuất cây trồng và môi
trường đất
1. 5. 1 Ảnh hưởng của luân canh cây màu đến năng suất cây trồng
Mô hình luân canh lúa - màu trên nền đất lúa rất đa dạng ở ĐBSCL. Diện tích luân
canh cây lúa với cây màu khoảng 115.000 ha (Nguyễn Văn Nhân, 2002) và gồm các
cây trồng như: bắp, đậu nành, đậu xanh, khoai lang, rau dưa,… Việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng từ độc canh cây lúa sang luân canh lúa với cây trồng cạn không những
giúp đa dạng hoá cây trồng mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu so sánh với mô
hình độc canh cây lúa (Trương Trọng Ngôn, 2003).
Khi luân canh một vụ bắp lai với hai vụ lúa hoặc hai vụ bắp lai với một vụ lúa thì sẽ

có lợi về mặt kinh tế hơn so với độc canh ba vụ lúa (Trịnh Thị Thu Trang, 1997).
6


Trồng bắp luân canh với hai vụ lúa góp phần làm giảm áp lực sâu bệnh trên ruộng
lúa so với trồng ba vụ lúa liên tục trong năm (Dương Văn Chín, 2006a).
Kết quả điều tra ở Ô Môn, Cần Thơ tháng 4/1997 cho thấy các cây trồng cạn được
đưa vào luân canh với lúa đều phát triển tốt, cho năng suất khá cao, thay đổi tùy vào
tính chất đất, trình độ canh tác, khả năng đầu tư của nông dân, ... Năng suất lúa vụ
Đông Xuân trong các cơ cấu đều rất cao, biến động từ 6,8 - 7,4 tấn/ha. Nhưng năng
suất lúa Hè Thu thấp biến động từ 3,6 - 4,5 tấn/ha. Các cây màu cũng đạt khá cao
(bắp cải 28,5 tấn/ha, dưa hấu 25,8 tấn/ha) so với các vùng khác (Trịnh Thị Thu
Trang, 1997).
1. 5. 2 Ảnh hưởng của luân canh cây màu đến môi trường đất
Luân canh cây trồng hợp lý trên một diện tích đất sẽ làm thay đổi thường xuyên kiểu
canh tác, lượng và dạng phân bón sử dụng. Điều này có tác dụng duy trì và làm tăng
độ phì nhiêu của đất. Nhu cầu về dinh dưỡng của các loại cây trồng được luân canh
là khác nhau và hệ thống rễ của chúng cũng không giống nhau trong việc hút các
chất dinh dưỡng khác nhau ở độ sâu thay đổi nên không làm mất cân đối dinh dưỡng
trong đất. Sự luân canh cây trồng với cây họ đậu là những cây có khả năng cố định
đạm khí trời, cũng góp phần làm gia tăng độ phì đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Hệ thống luân canh lúa-màu thay cho chuyên canh cây lúa, hạn chế tình trạng ngập
nước liên tục làm tăng độ tự do của sắt và thành phần chất hữu cơ tích lũy trong đất
chủ yếu từ rơm rạ lúa. Mặt khác, nó tạo ra môi trường oxy hóa thúc đẩy quá trình
khoáng hóa chất hữu cơ, góp phần đáng kể trong việc cung cấp những khoáng chất
cần thiết cho cây trồng (Trần Xuân Lạc, 1990).
Luân canh lúa-màu làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân hủy,
đạm khoáng hóa, kali trao đổi và hoạt động của các vi sinh vật (Nguyễn Thị Đan Thi,
2007), vì vậy làm gia tăng độ phì của đất và năng suất lúa trong các nghiệm thức
luân canh.

1. 6 Vai trò và dạng của N, P và K đối với cây trồng
1. 6. 1 Vai trò và dạng của N đối với cây trồng
1. 6. 1. 1 Vai trò của N đối với cây trồng
N được xem là nguyên tố quan trọng nhất đối với cơ thể sống vì nó là thành phần cơ
bản của các protein. N nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển
của cây như diệp lục và các men. Các base có đạm, thành phần cơ bản của acid
nucleic, trong các ADN, ARN của nhân tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc
tổng hợp protein và trong việc gia tăng năng suất cây trồng (Mengel và Kirkby,
1987).

7


Trên hầu hết các loại cây, bón phân N gia tăng sự sinh trưởng của cây, đặc biệt là sự
phát triển thân lá. Cây được cung cấp N đầy đủ, thân lá và chồi phát triển tốt, rễ phát
triển cân đối so với cây thiếu N (Ken, 2001). Tùy thuộc vào loại cây trồng, giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của cây mà hàm lượng N cần thiết khác nhau, thay đổi từ 2
– 5% trọng lượng khô. Khi cung cấp dưới mức tối hảo thì sinh trưỏng của cây bị
chậm lại. N là nguyên tố đa lượng di động trong lá trưởng thành và chuyển vị tới
vùng sinh trưởng mới. Do N là nguyên tố di động nên khi thiếu N thể hiện ở lá già.
Năng suất hạt có mối quan hệ chặt chẽ với N tích lũy trong cây (Cassman et al.,
1996c).
1. 6. 1. 2 Các dạng N trong đất
Trong đất N được đánh giá qua N tổng số hoặc N dễ tiêu. Hơn 95% N ở lớp đất mặt
thường hiện diện ở dạng hữu cơ. Thông qua sự khoáng hóa của vi sinh vật, một phần
N hữu cơ được chuyển thành ammonium (NH4+) và sau đó oxy hóa bởi tiến trình
nitrate hóa của vi sinh vật thành nitrite (NO2-) và nitrate (NO3-). Tiến trình ngược lại
là làm giảm nitrate thành ammonium bởi vi sinh vật và thường xảy ra ở điều kiện
ngập nước.
Lớp đất mặt có lẽ chứa đến vài ngàn kg N ha-1, hầu hết chúng được giữ trong chất

hữu cơ và không trực tiếp hữu dụng cho cây trồng. Vi sinh vật sẽ biến đổi chất hữu
cơ thành N vô cơ, N khoáng hóa là một tiến trình cơ bản quan trọng để cung cấp N
cho cả trong tự nhiên và hệ thống cây trồng. Sự khác nhau về số lượng và chất lượng
của chất hữu cơ trong đất, yếu tố thời tiết như nhiệt độ và ẩm độ, và quản lý đất như
làm đất, vùi chất hữu cơ dẫn đến ngưỡng N khoáng hóa trên đồng ruộng thay đổi
theo thời gian và không gian. N khoáng hóa có thể đo được ở điều kiện chuẩn trong
phòng thí nghiệm hoặc có thể sử dụng mô hình dự đoán thông qua hiểu biết về loại
đất, khí hậu và quản lý. Dự đoán N khoáng hóa trên đồng là vấn đề nghiên cứu quan
trọng trong thâm canh (Campbell et al,. 1993).
Nitrate vô cơ và ion ammonium là nguồn N đầu tiên được rễ cây hấp thu. Cả 2 nguồn
N có sẵn trong đất và phân N được bón là những nguồn hữu dụng cho cây trồng. Nó
chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số N trong đất. Lượng N hữu dụng cung cấp cho cây
trồng được xác định qua tính toán cân bằng giữa phóng thích N từ chất hữu cơ và N
bất động bởi vi sinh vật.
Trong đất, các hợp chất N mà cây có thể hấp thu chủ yếu là N-NH4+ và N-NO3-. Một
phần N khác có thể được phân thủy phân từ các chất hữu cơ chứa N dưới tác động
của các vi sinh vật đất cũng tạo thành N-NH4+ và N-NO3-. N-NH4+ chủ yếu được keo
đất hấp thu và sẽ phóng thích NH4+ vào dung dịch đất khi có nguồn ion trao đổi.
NH4+ hiện diện nhiều trong đất ngập nước. NO3- lại thường gặp trong môi trường
thoáng khí và khô. Ion NO3- ít bị keo đất hấp thu và dễ dàng bị rửa trôi khỏi đất. Các
8


dạng N-NH4+ và N-NO3- dễ dàng chuyển biến qua lại và động thái của chúng trong
đất khá phức tạp. Hàm lượng của chúng cho biết lượng cho biết lượng N hữu dụng
cho cây trồng.
1. 6. 2 Vai trò và dạng của P đối với cây trồng
1. 6. 2. 1 Vai trò của P đối với cây trồng
Lân (P) là một trong số những nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. P xuất
hiện trong đất ở dạng vô cơ và hữu cơ, tổng lượng P trong đất bao gồm hai dạng này

và được gọi là P tổng số, và nó không phản ánh lượng hữu dụng đối với cây trồng.
Cây trồng chỉ hút thu được P ở dạng các ion vô cơ như: H2PO4-, HPO4 2-, trong đó
dạng H2PO4- chiếm ưu thế ở đất acid và dạng HPO42- chiếm ưu thế ở đất kiềm
(Mengel 1991, Schilling 2000), các dạng này được gọi là P hữu dụng (còn gọi là P dễ
tiêu). Hầu hết P ở dạng liên kết với thành phần ít hòa tan của đất (Marschner 1995),
hàm lượng P hữu dụng trong đất thông thường trong khoảng 10–100 mg P kg-1.
Cây trồng hấp thu lân ở dạng H2PO4- hoặc HPO42-. Khác với đạm, lân luôn giữ ở
dạng oxyts hóa bên trong cây. Lân hiện diện ở dạng lân vô cơ hoặc dạng ester của
acid phosphorid, nghĩa là trong acid nucleic (DNA và RNA), lân hiện diện mang tính
không thể thay thế được cho sự tạo tính di truyền của cây trồng. Bên cạnh đó lân còn
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lượng biến dưỡng trong cây. Adenosin
triphosphate là một nucleic acid đơn, một hợp chất trữ năng lượng cho tiến trình hô
hấp hoặc quang tổng hợp trong cây. Lân là thành phần quan trọng của lipid đặc biệt
là phospholipids. Nhưng hợp chất này là thành phần chính của màng tế bào. Các
thành phần khác của lân trong cây ở dạng lân vô cơ. Các dạng này là thành phần dự
trữ của lân trong cây ở điều kiện lân được hấp thu cao (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
1. 6 .2 .2 Các dạng P trong đất
Lân có trong thành phần của hợp chất hữu cơ nên đất nào giàu mùn, nhiều chất hữu
cơ thì tỷ lệ lân cũng cao. Lân được tích lũy trên lớp đất mặt nên thông thường tầng
mặt có tỷ lệ lân cao hơn ở lớp đất dưới (Vũ Hữu Yêm, 1995). Người ta thường phân
biệt lân trong đất dựa vào lân tổng số và lân dễ tiêu.
* Lân tổng số là tổng số các hợp chất trong đất, dù kết hợp với cation nào, ở dạng
nào, hữu cơ hoặc vô cơ gộp lại thành “lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm lượng
tổng số P2O5 (Lê Văn Căn, 1985). Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng
lượng lân trong đất mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng, vì lân
trong đất được kiểm soát bởi nhiều yếu tố của môi trường, có thể bị giữ lại bởi các
hợp chất khó tan như phosphate sắt, phosphate nhôm. Mặt khác, các loại cây trồng
khác nhau thì khả năng sử dụng lân cũng khác nhau. Các đất có hàm lượng lân tổng
số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam hàm lượng lân tổng số rất thấp. Nhưng xét về phì


9


nhiêu thực tế thì lân tổng số không có ý nghĩa nhiều, vì đại bộ phận lân tổng số ở
dạng khó tiêu đối với thực vật (Nguyễn Tử Siêu và ctv., 2000).
Hai dạng chủ yếu của lân tổng số là lân vô cơ và lân hữu cơ. Lân hữu cơ được tìm
thấy trong đất mùn, lá cây và các dư thừa vật vì đây là dạng lân liên kết với chất hữu
cơ nên nó được tìm thấy chủ yếu ở lớp đất mặt. Dạng lân hữu cơ trong đất biến động
từ 10-15% lân tổng số bao gồm các phytin, nucleoprotein, lecitin, hợp chất mùn và
các acid hữu cơ chứa lân, các acid mùn chứa 4-5% lân và trong điều kiện thuận lợi
có thể giải phóng 15-20kg lân ha-1 năm -1 (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000). Trong
đất, phytin thường chiếm tỷ lệ dưới 30-40% tổng số lân hữu cơ và không hòa tan
trong nước. Phospholipid là hợp chất lân béo được tìm thấy ở thực vật, cùng với
nucleic acid chúng chiếm tỷ lệ 1-2% lân hữu cơ trong đất. Ở đất chua lân hữu cơ chủ
yếu là dạng nhôm phytate, còn ở đất trung tính chủ yếu là canxiphytate. Canxi
phytate hòa tan trong acid và không hòa tan trong môi trường trung tính hoặc kiềm,
trái lại phytate nhôm và sắt không hòa tan trong acid nhưng hòa tan trong môi trường
kiềm, (Đỗ Thị Thanh Ren, và ctv., 2004). Ngoài ra lân trong đất còn tồn tại ở cơ thể
vi sinh vật nhưng cây không thể hút trực tiếp được phải đến khi vi sinh vật chết đi và
cơ thể của chúng bị khoáng hóa cây mới hút được.
Lân vô cơ chiếm khoảng 80% lân tổng số, bao gồm phosphate K, Na, NH4, Ca, Mg,
Fe, Al...đây là những sản phẩm do phong hóa đá mẹ, do phân giải chất hữu cơ hoặc
do sự chuyển biến phân lân từ ngoài vào. Dạng dễ tan là phosphate của các cation
hoá trị I (KH2PO4; NaH2PO4), hay phosphate của kim loại kiềm thổ, phosphate Ca,
Mg, ở dạng khó tan (CaHPO4; MgHPO4; Ca3(PO4)2; Mg3(PO4)2) và còn có thể ở
dạng hydroxyt apatit Ca5(PO4)3OH khó tan hơn. Lân vô cơ nằm dưới dạng muối
phosphate. Ở đất chua giàu sắt, nhôm là các phosphate sắt, nhôm. Ở đất kiềm là các
phosphate canxi và phosphate magiê. Ở đất mặn lân vô cơ có thể là phosphate natri
(Vũ Hữu Yêm,1995).
Theo Nguyễn Tử Siêu và ctv. (2000) các nhóm phosphate vô cơ tự do và liên kết với

các cation hóa trị I hầu như không có trong dung dịch đất, dạng liên kết với các
cation hóa trị II cũng rất ít. Lân tồn tại chủ yếu dưới dạng các phosphate với các
cation đa hóa trị Fe-P, Al-P khó tan (chiếm tới 65-90%, thậm chí 95% lân tổng số).
Phosphate sắt chiếm trên 50% lân khoáng trong đất, có độ hòa tan thấp hơn P-Ca
nhưng trong môi trường chua chúng bền vững hơn P-Ca.
* Lân dễ tiêu được định nghĩa là phần hợp chất vô cơ chứa lân trong đất, có khả năng
hòa tan trong nước hoặc các dung môi yếu như các acid vô cơ có nồng độ thấp, các
muối kiềm như carbonate... phần lân đó cây trồng có thể hút thu được dễ dàng. Lân
dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả trong một thời
gian rất ngắn, ở ngay trong một loại đất, sự cân bằng P trong đất được trình bày ở

10


Hình 5.1. Mặt dù vậy lân dễ tiêu vẫn là một chỉ tiêu đánh giá độ phì của đất rất quan
trọng không thể thiếu được. Nhưng lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu tương đối
phức tạp nó chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện môi trường, của vi sinh vật
trong đó pH và các kim loại như: Fe, Al, Mn, Ca cũng như các tinh khoáng silicat và
các hydroxyt của các kim loại trên có vai trò hết sức quan trọng đối với sự hữu dụng
của lân.
Các dạng của lân dễ tiêu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ hòa tan của chúng
trong nước và mức độ hữu dụng của chúng đối với cây trồng. Hàm lượng lân dễ tiêu
trong dung dịch đất và trong cây thay đổi rất lớn tùy thuộc vào tính chất của đất,
nhiệt độ môi trường, hàm lượng lân tổng số, quá trình hình thành và phát sinh của đất
cũng như loại cây trồng trên đó.
Lân dễ tiêu trong đất rất dễ bị kết tủa: ở đất kiềm nó bị kết tủa dưới dạng phosphate
canxi, ở đất chua bị kết tủa dưới dạng phosphate sắt, nhôm. Vì vậy lượng phosphate
hòa tan khi ta bón vào đất không bao lâu sẽ chuyển thành những dạng khó hòa tan
hơn, và càng ít hòa tan thì càng chậm tiêu, khó được cây hút. Nồng độ lân hòa tan rất
thấp thường là 0,2-0,5mg P2O5 L-1. Các loại đất giàu lân có thể chứa 1mg L-1, các loại

đất nghèo lân là 0,1 mg kg-1. Cây có khả năng hút được lân từ những nồng độ rất
loãng trong dung dịch đất (Lê Văn Căn, 1985).
1. 6. 3 Vai trò và dạng của K đối với cây trồng
1. 6. 3. 1 Vai trò của K đối với cây trồng
Kali nhờ trạng thái hydrat hóa, có thể len vào giữa các bào quan để trung hòa các
acid ngay trong quá trình được tạo thành khiến cho các acid không bị ứ lại do vậy
kali kích thích quá trình hô hấp. K+ trung hòa ngay cả các acid của chu trình Krebs
nằm trong nếp gấp của các thể hạt. Kali len lỏi vào trong lòng các phiến lục lạp, lôi
cuốn các sản phẩm phụ của quá trình quang hợp làm cho nó khỏi bị ứ lại khiến cho
quá trình quang hợp được liên tục.
Kali một mặt làm tăng áp suất thẩm thấu mà nó làm tăng khả năng hút nước của bộ
rễ, một mặt điều khiển hoạt động của khí khổng khiến cho nước không bị mất quá
mức trong lúc gặp khô hạn. Nhờ việc tiết kiệm nước cây quang hợp được cả trong
điều kiện thiếu nước.
Kali hoạt hóa được nhiều loại men. Hiện nay người ta đã ghi nhận kali hoạt hóa được
đến 60 loại men trong cơ thể thực vật. Trong hoạt động hoạt hóa kali vừa đóng vai
trò trực tiếp như một coenzyme vừa đóng vai trò như một chất xúc tác.
Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp kali ảnh hưởng tích lũy đến việc trao
đổi đạm và tổng hợp protit. Thiếu kali mà nhiều đạm NH4+, thì sự tích lũy NH4+ sẽ
gây độc. Kali làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm. Thiếu kali quang hợp
11


giảm mà hô hấp tăng nên thiếu kali năng suất giảm, chất lượng rau quả kém. Thiếu
kali việc vận chuyển đường trong lá mía kém đi nhiều. Thí dụ, ở cây mía bình
thường tốc độ vận chuyển đường từ lá xuống thân là 2,5 cm/phút, ở cây thiếu kali thì
N-phi protein được tích lũy lại ở lá. Cỏ làm thức ăn gia súc thiếu kali chất lượng kém
có thể làm hại sức khỏe gia súc vì các hợp chất đạm phi protit như các amin, amit rất
có thể bị phân hủy đẩy NH3 vào dạ cỏ.
1. 6. 3. 2 Các dạng K trong đất

Kali trong đất nằm dưới ba dạng: (i) Kali nằm trong thành khoáng sét như fenpat,
mica, glauconit (K2O4R2O3.10SiO2), nêphêlin ((Na,K)2OAl2O3. 2SiO2. nSiO2) và
leuchite (K2Al2Si4O12); (ii) Kali trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất. Kali trao đổi
chỉ bằng 0,8-1,5% K2O tổng số trong đất; (iii) Kali hòa tan trong nước. Lượng kali
hòa tan trong nước rất ít chỉ chiếm 10% lượng kali trao đổi.
Kali trong thành phần khoáng sét có thể chuyển dần sang dạng trao đổi rồi đi vào
dung dịch đất, hoặc ngược lại K từ trong dung dịch đất cũng có thể bị giữ lại trong
các màng lưới tinh thể của khoáng sét, không tham gia cung cấp cho nhu cầu dinh
dưỡng của cây trồng (Vũ Hữu Yêm, 1995). Khi cân bằng K đi từ dạng giữ chặt sang
dạng K trao đổi và K hòa tan được gọi là sự phóng thích, ngược lại gọi là sự cố định.
Sự phóng thích xảy ra khi K hòa tan được cây hấp thụ mạnh hoặc trực di nhiều. Lúc
này, K trong dung dịch suy kiệt và K trao đổi sẽ chuyển ra dung dịch để thiết lập lại
cân bằng. Dạng K trao đổi luôn luôn có khuynh hướng cân bằng với K không trao
đổi, kali không trao đổi sẽ chuyển thành K trao đổi nhưng rất chậm chạp (Foth và
Ellis, 2002). Đồng thời, dưới tác động của sự phong hóa, các khoáng sét bị vỡ và giải
phóng K thành dạng hữu dụng (Brady, 1990). Ngược lại, khi đất rơi vào tình trạng
thoái hóa K, nếu bón phân K cho đất thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo hướng cố định
K, có nghĩa là K từ dung dịch đất sẽ bị hấp phụ trên keo sét trở thành K không trao
đổi, hoặc đi sâu vào giữa phiến sét trở thành K không trao đổi hoặc do ái lực mạnh
của khoáng, K bị hút sâu vào bên trong cấu trúc khoáng.
Sự cố định và phóng thích K còn liên quan đến phản ứng và tính chất đất. Khi pH
tăng, K hòa tan giảm và K dạng không trao đổi tăng lên, do làm tăng thế hấp phụ K
trên phiến sét. Tương tự, đất nhiều cation trao đổi tức CEC cao có khuynh hướng dự
trữ nhiều K hấp phụ. Đặc biệt khi có sự hiện diện của Ca và Mg trong đất cao sẽ làm
tăng lượng K mất do trực di, chảy tràn và dự trữ K sử dụng trong tương lai. Một loại
đất có khả năng cố định K cao sẽ có khả năng cung cấp K cho cây trồng trong nhiều
năm canh tác bằng khả năng “đệm K” của hệ thống (Kort và ctv., 2005). Điều chú ý
là ngay cả khi K bị cố định rồi cũng được chuyển dần sang dạng trao đổi rồi hòa tan
để nuôi cây khi cân bằng bị phá vỡ (Vũ Hữu Yêm, 1995).


12


×