Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ẢNH HƯỞNG của LUÂN CANH,MẬT độ sạ và LIỀU LƯỢNG đạm TRÊN NĂNG SUẤT và hấp THU NPK của lúa TRỒNG TRÊN đất PHÙ SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.42 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN NGỌC NIỀM

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH, MẬT ĐỘ
SẠ VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM TRÊN NĂNG
SUẤT VÀ HẤP THU NPK CỦA LÚA
TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ-2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH, MẬT ĐỘ
SẠ VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM TRÊN NĂNG
SUẤT VÀ HẤP THU NPK CỦA LÚA
TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


PGS-TS. Ngô Ngọc Hưng

Nguyễn Ngọc Niềm

KS. Trương Thúy Liễu

MSSV: 3053164

Cần Thơ-2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH, MẬT ĐỘ SẠ VÀ LIỀU LƯỢNG N
TRÊN NĂNG SUẤT VÀ HÚT THU NPK CỦA LÚA TRỒNG
TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG PHÈN

Do sinh viên Nguyễn Ngọc Niềm thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…...tháng…..năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

PGS TS. Ngô Ngọc Hưng


KS. Trương Thúy Liễu

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Khoa Học Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH, MẬT ĐỘ SẠ VÀ LIỀU LƯỢNG N
TRÊN NĂNG SUẤT VÀ HÚT THU NPK CỦA LÚA TRỒNG
TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG PHÈN
Do sinh viên Nguyễn Ngọc Niềm thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp …………………………...........
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức: ………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2009

Trưởng Khoa Nông Nghiệp

Chủ tịch Hội Đồng


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH, MẬT ĐỘ SẠ VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM
TRÊN NĂNG SUẤT VÀ HẤP THU NPK CỦA LÚA
TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

Do sinh viên Nguyễn Ngọc Niềm thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…...tháng…..năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

PGS TS. Ngô Ngọc Hưng

KS. Trương Thúy Liễu

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Khoa Học Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH, MẬT ĐỘ SẠ VÀ LIỀU LƯỢNG ĐẠM
TRÊN NĂNG SUẤT VÀ HẤP THU NPK CỦA LÚA
TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA

Do sinh viên Nguyễn Ngọc Niềm thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp …………………………...........
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức: ………………..

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2009

Trưởng Khoa Nông Nghiệp

Chủ tịch Hội Đồng

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Niềm

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LÍ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Niềm
Sinh năm: 1987
Nơi sinh: Phụng Hiệp – Hậu Giang
Con ông Nguyễn Văn Bảy và bà Liễu Thị Tuyền
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2005, tại trường Trung Học Phổ Thông
Phụng Hiệp.
Từ năm 2005 theo học tại trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học
Đất, khoá 31, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Tốt nghiệp đại học năm 2009.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CẢM TẠ
Luôn nhớ ơn cha mẹ suốt đời tận tuỵ vì sự nghiệp và tương lai của con.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
Thầy Ngô Ngọc Hưng, chị Trương Thúy Liễu đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận
văn.
Chân thành biết ơn

Cô Nguyễn Mỹ Hoa , cố vấn học tập đã quan tâm, động viên và giúp đỡ
chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
Anh Phan Toàn Nam, Trần Minh Giàu, và toàn thể các anh chị thuộc
Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất & Quản Lý Đất Đai đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn.
Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dìu dắt, truyền
đạt kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.

Nguyễn Ngọc Niềm

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Nguyễn Ngọc Niềm- 2009- Ảnh hưởng của luân canh, mật độ sạ và liều lượng Đạm
đến năng suất và hấp thu NPK trong cây lúa trên đất phù sa - luận văn tốt nghiệp đại
học- ngành Khoa Học Đất khóa 31- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng DụngTrường Đại học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Việt Nam những năm gần đây đã vươn lên từ tự túc được lương thực đến đẩy mạnh việc
xuất khẩu lúa gạo ra nước ngoài đứng nhất nhì thế giới. Tuy việc này đã giúp cho đời
sống nông dân ngày càng khấm khá nhưng việc đẩy mạnh thâm canh lúa để phục vụ xuất
khẩu như hiện nay cũng ảnh hưởng không ít đến sự bảo tồn độ phì tự nhiên của đất về
lâu dài. Mặt khác, trong canh tác lúa người nông dân có thói quen sạ dày và bón nhiều
phân N vớisuy nghĩ sẽ giúp gia tăng năng suất. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho rằng
việc sạ dày và bón nhiều phân N không làm gia tăng năng suất đáng kể mà còn làm cho
cây dễ bị sâu bệnh tấn công, dễ đỗ ngã và tốn kém về tài chính. Để tìm hiểu ảnh hưởng
của luân canh, mật độ và lượng phân N đến năng suất lúa, khả năng cung cấp dưỡng
chất của đất, ảnh hưởng của phương pháp canh tác và mùa vụ đến khả năng hút thu
dưỡng chất của lúa, đề tài “Ảnh hưởng của luân canh, mật độ sạ và liều lượng phân
Đạm trên năng suất và hấp thu NPK của lúa trồng trên đất phù sa” đã được thực hiện.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 1 nhân tố và 4 lần
lặp lại. Nhân tố là hệ thống cây trồng (bắp Xuân Hè-lúa Hè Thu và lúa Xuân Hè-lúa Hè
Thu) các chỉ tiêu được thu thập ở vụ Hè Thu 2008. Các chỉ tiêu thu thập như sinh khối
rơm, số chồi, năng suất, các chỉ tiêu hóa học như Đạm tổng số, Lân tổng số, Kali tổng số
trong rơm và hạt lúa sau thu hoạch. Ngoài ra, các nghiệm thức về mật độ và liều lượng N
cũng được bố trí trong vụ Đông Xuân 2007-2008, vụ Hè Thu 2008. Các nghiệm thức lô
khuyết được bố trí trong vụ Xuân Hè và Hè Thu 2008.
Kết quả đạt được cho thấy:
Năng suất hạt giữa nghiệm thức luân canh và độc canh chưa thể hiện sự khác biệt trong
thống kê. Lượng P và K được cung cấp từ đất gần như đủ đáp ứng nhu cầu của cây lúa
riêng lượng N mà cây nhận được từ đất rất hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của cây
dẫn đến năng suất thấp. Khả năng hút thu dưỡng chất N từ đất thể hiện sự khác biệt giữa
vụ Xuân Hè(93.77kg) và vụ Hè Thu (84kg). Ngoài ra, nghiệm thức về mật độ và liều
lượng N theo khuyến cáo cho kết quả không có khác biệt trong thống kê so với biện pháp
canh tác của nông dân.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

ii

Cảm tạ

iii


Tóm lược

iv

Mục lục

v

Danh sách hình

vi

Danh sách bảng

vii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.3 Đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long

2

1.4 Khái quát về quận Ô Môn- Thành phố Cần Thơ


2

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

2

1.4.2 Điều kiện thổ nhưỡng

3

1.4.3 Khí tượng thủy văn

3

1.5 Hiện trạng canh tác lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
1.5.1 Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục đối với đạm trong đất
1.5.2 Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

4


đến năng suất cây trồng
1.5.3 Chức năng của ba nguyên tố đa lượng đối với cây trồng
1. 6 Sự luân canh lúa với cây trồng cạn
1. 6.1 Lợi ích của việc luân canh

6
7

11
11

1.6.2 Ảnh hưởng của việc luân canh lúa với cây trồng cạn
đến năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của
luân canh lúa-màu

12

1.6.3 Ảnh hưởng của luân canh lúa với cây trồng cạn
đến độ phì của đất

13

1.7 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sinh trưởng và năng suất
lúa cao sản

CHƯƠNG 2-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

15

17

2.1 Thời gian và địa điểm

17

2.2 Phương tiện

17


2.3 Phương pháp

18

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

18

2.3. 2 Chỉ tiêu nông học

20

2.3.3 Phân tích thống kê các số liệu

21

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

22


3.1 Hàm lượng NPK trong cây lúa

22

3.2 Tổng lượng NPK hấp thu


26

3.3 Số lượng chồi/ m2

29

3.4 Năng suất

31

3.5 Hiệu quả nông học

34

CHƯƠNG 4 -KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37

4.1 Kết luận

37

4.2 Đề nghị

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38


PHỤ LỤC

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

1

Chưng cất N bằng máy Kjeldahl

2

Ảnh hưởng của mật độ sạ và liều lượng phân N đến

Trang

20

hàm lượng N, P, K trong hạt và rơm lúa. Ô Môn. Đông Xuân
2007-2008.
3

22

Ảnh hưởng của mật độ sạ và liều lượng phân N

đến hàm lượng N, P, K trong hạt và rơm lúa. Ô Môn.
Hè Thu 2008.

4

22

Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất
đến hàm lượng N, P, K trong hạt và rơm lúa. Ô Môn.
Xuân Hè 2008.

5

24

Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất
đến hàm lượng N, P, K trong hạt và rơm lúa.
Ô Môn. Hè Thu 2008.

6

24

Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất
đến tổng lượng hấp thu NPK của lúa. Ô Môn,
(a) Xuân Hè, (b) Hè Thu 2008.

7

Ảnh hưởng của luân canh đến tổng NPK hấp thu được

của cây lúa. Ô Môn, Hè Thu 2008.

8

26

28

Ảnh hưởng của mật độ sạ và liều lượng phân N
đến số chồi ở các giai đoạn khác nhau của lúa.
Ô Môn. Hè Thu 2008.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

29


9

Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất
đến sinh khối rơm (a) và năng suất hạt (b).
Ô Môn, Xuân Hè, 2008.

10

31

Ảnh hưởng của việc bón đầy đủ và khuyết dưỡng chất
đến sinh khối rơm (a) và năng suất hạt (b).
Ô Môn, Hè Thu, 2008.


11

31

Ảnh hưởng của luân canh, mật độ sạ và liều lượng N
trên năng suất rơm (a) và hạt (b) của lúa.
Ô Môn, Hè Thu 2008.

12

33

So sánh hiệu quả nông học của ba nguyên tố đa lượng
trên lúa. Ô Môn, Hè Thu 2008.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

35


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1


Hàm lượng lân trong một số loại cây chính

9

2

Tỷ lệ kali ở một số cơ quan chính của cây

10

3

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

14

4

Tính chất lý hoá học đất thí nghiệm ở Ô Môn.
Chương trình hợp tác Danida- ĐH Cần Thơ
và Viện NC lúa ĐBSCL.

5
6

Liều lượng và thời kỳ bón N – P – K cho cây lúa
trong thí nghiệm

17


17

Hiệu quả nông học của các nghiệp thức bón phân
theo lô khuyết trong vụ Hè Thu 2008.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

34


1

MỞ ĐẦU
Từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã vươn lên mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông
nội đồng và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên
đồng ruộng, ĐBSCL xứng đáng là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước. Từ
vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp
Mười, Tứ Giác Long Xuyên, với chỉ một vụ lúa mùa năng suất thấp và bấp
bênh...nay đã chuyển thành vùng lúa 2-3 vụ ngắn ngày năng suất cao.
Tuy nhiên việc khai thác đất quá mức cũng đem lại nhiều trở ngại. Hiện nay toàn
khu vực ĐBSCL có gần 3,9 triệu ha đang canh tác lúa. Diện tích đất này hằng
năm được canh tác từ 2-3 vụ lúa, điều kiện ngập nước thường xuyên đã làm ảnh
hưởng đến các tính chất lí, hóa, sinh học đất. Đất ngày càng yếm khí, vi sinh vật
không hoạt động được, độ phì của đất cũng giảm đi đáng kể. Ngoài ra, khả năng
hấp thu dưỡng chất từ đất cũng kém đi, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản.
Thực tế cho thấy việc trồng lúa liên tục thì môi trường đất ngày càng bị ảnh
hưởng (Nguyễn Bảo Vệ, 2003), và khi canh tác lúa nhiều vụ trong năm hàm

lượng N tổng số trên tầng đất mặt bị giảm, bề dày tầng đế cày ngày càng tăng
lên, pH đất bị chua, EC đất ngày càng gia tăng (Trần Quang Tuyến, 1997;
Nguyễn Hữu Chiếm và ctv., 2000)
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo với nông dân rằng việc canh tác lúa ba
vụ trong thời gian lâu dài là rất có hại đối với đất, năng suất lúa cũng sẽ dần dần
bị giảm sút. Việc thay đổi biện pháp canh tác trong giai đoạn hiện nay là rất cần
thiết để trả lại độ phì cho đất, gìn giữ một nguồn tài nguyên đang có nguy cơ bị
cạn kiệt. Hiện tại các mô hình luân canh lúa-màu được phổ biến rộng rãi ở
ĐBSCL nhằm cải thiện độ phì cho đất, nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu
nhập cho người nông dân...các cây trồng được lựa chọn chủ yếu để đưa vào mô
hình này như là bắp, các loại cây họ đậu và một số loại rau màu.
Việc luân canh này sẽ góp phần làm cho đất được thoáng khí, vi sinh vật hoạt
động tốt hơn, các tính chất lí, hóa, sinh học đất từ đó cũng sẽ được cải thiện theo
chiều hướng có lợi.
Đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của luân canh, mật độ sạ và liều lượng Đạm trên
năng suất và hấp thu NPK của lúa trên đất phù sa” được tiến hành với mục tiêu:

Khảo sát ảnh hưởng luân canh, mật độ sạ và liều lượng N trên năng
suất lúa trồng trên đất phù sa không phèn ở Ô Môn-Cần Thơ.

Xác định khả năng cung cấp dưỡng chất của đất thông qua kỹ thuật lô
khuyết.


Ảnh hưởng của phương pháp canh tác và mùa vụ trên khả năng hấp thu

dưỡng chất của lúa.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



2

CHƯƠNG 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.3 Đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đất phù sa sông Cửu Long có diện tích khoảng 850000 ha, phân bố dọc theo hai bên
bờ sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. Đây là lớp phù sa trẻ nhất của đồng bằng
nước ta. Hàm lượng phù sa trong nước sông Cửu Long thấp hơn sông Hồng, trong
mùa mưa lũ cũng chỉ đạt khoảng 250g/m3 trong khi ở sông Hồng con số này là 9001300g/m3. Tuy nhiên với tổng lượng nước chảy qua sông hằng năm rất lớn khoảng
1400 tỷ m3 nên tổng lượng phù sa bồi đắp hằng năm cũng rất lớn (khoảng 1-1.5 tỷ
m3), lượng phù sa này lan tỏa theo các hệ thống kênh rạch chằng chịt dài hơn 3000
km ở đây.
Điều kiện và quá trình hình thành
Khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển hình
(không có mùa đông) với hai mùa mưa và mùa khô phân chia rõ rệt trng năm. Đặc
biệt mùa khô ở đây kéo dài đã chi phối tới hình thái đất khá rõ, phần lớn các phẫu
diện đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang lỗ đỏ vàng đặc trưng.
Do phù sa thường xuyên bồi đắp và lan tỏa khá đều trên toàn bộ bề mặt nên bề mặt
đất đai ở đây khá bằng phẳng. Nằm ở cuối hệ thống sông dài nên phù sa chủ yếu là
phù sa mịn điều này đã quyết định đến thành phần cơ giới của đất. Nhìn chung, đất ở
đây có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét và thành phần cơ giới này không có sự
biến động lớn
Do những hoạt động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa và môi trường ngập mặn... đã
làm cho lớp phủ thổ nhưỡng ở nơi đây có những đặc điểm riêng, đất phù sa thường
có sự xen kẽ khá phức tạp với những vùng đất phèn và đất
1.4 Khái quát về quận Ô Môn- Thành phố Cần Thơ
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
Quận Ô Môn TP Cần Thơ phía Đông giáp quận Bình Thủy, phía Tây giáp quận Thốt
Nốt, phía Nam giáp huyện Giồng Riềng–tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp sông Hậu.
Diện tích đất toàn huyện là 54.856 ha, là địa bàn có điều kiện tự nhiên tương đối

thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nước ngọt quanh năm.
Ô Môn có địa hình tương đối bằng phẳng, biến thiên từ 0,5-2m so với mực nước biển
1.4.2 Điều kiện thổ nhưỡng
Theo Nguyễn Hữu Chiếm và ctv.,(1999), Ô Môn là vùng đất không phèn được hình
thành qua sự bồi lắng của phù sa sông Hậu. Loại đất này chiếm hầu hết ở các phường

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


3

ven sông rạch, một só ít vùng trũng xa sông bị phèn do ngập úng kéo dài, phù sa
sông đến được rất ít.
Về thổ nhưỡng có năm nhóm:
Nhóm phù sa chiếm diện tích 36.710 ha (63,3%) thuộc các vùng: Thị Trấn Ô Môn,
phường Thới Long, phường Phước Thới, một phần phường Thới Thạnh...
Nhóm phèn nhẹ có diện tích 5.467 ha chiếm 10%.
Nhón phèn trung bình có diện tích 1.839 ha chiếm 3,3%.
Nhóm đất phèn nặng có diện tích 1.628ha chiếm 2,3%.
1.4.3 Khí tượng thủy văn
Khí hậu huyện Ô Môn chịu ảnh hưởng gió mùa và có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
Chế độ nắng: số giờ nắng trong năm là 2,591 giờ và trung bình trong ngày là 7,1 giờ.
Mùa mưa số giờ nắng trong ngày trung bình là 5,2 giờ.
Chế độ nhiệt: nhiệt độ khá cao và ổn định, trung bình cả năm là 26,7oC.
Ẩm độ không khí trung bình cả năm là 84,3%. Ẩm độ không khí thấp nhất là vào
tháng 3-4 dương lịch khoảng 78-82%. Sự chênh lệch ẩm độ không khí giữa các tháng
trong năm trung bình khoảng 15%.
Lượng mưa: theo số liệu của trạm thủy văn Cần Thơ, lượng mưa trung bình ở Ô Môn
là 1.697mm/năm. Lượng mưa phân phối không đều giữa các tháng trong năm.
Gió: có hai hướng gió chính là gió Tây Nam và Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam từ

tháng 5-11 dương lịch vào mùa mưa và gió mùa Đông Bắc từ tháng 12-4 dương lịch
vào mùa khô.
Thủy văn: nguồn nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Do quận Ô
Môn nằm sát sông Hậu nên nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nông nghiẹp là từ
sông Hậu và một phần từ nước mưa.
Ngập lũ: lũ thường xuyên xuất hiện vào mùa mưa, từ thựơng nguồn về kết hợp với
nước mưa tại chỗ gây ngập úng các vùng có địa hình trung bình thấp.
1.5 Hiện trạng canh tác lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hiện nay, với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha, trong tổng số 7,30 triệu
ha diện tích gieo trồng lúa cả nước (chiếm 53,4%), ĐBSCL đã đóng góp hơn 18,2
triệu tấn lúa trong tổng sản lượng khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỷ lệ
50,5%. Hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ ĐBSCL. (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2006).

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


4

Vị trí đầu ngành trong xuất khẩu gạo của cả nước đã thúc đẩy người nông dân đi theo
xu hướng canh tác lúa ba vụ trên cùng một chân đất ruộng. Nguyên nhân dẫn đến
hiện trạng canh tác này một phần còn là vì việc sản xuất lúa ba vụ sẽ điều hòa sử
dụng lao động trong năm, hạn chế tính thời vụ trong nông nghiệp, góp phần tăng thu
nhập cho nông hộ. Tuy nhiên việc sản xuất lúa ba vụ cũng phần nào làm ảnh hưởng
xấu đến sinh thái nông nghiệp:
Ø
Về lâu dài, độ phì của đất sẽ giảm đi do chỉ độc canh một loại cây
trồng, đất không được nghỉ ngơi, hạn chế việc bồi đắp phù sa trên đồng ruộng.
Ø
Sâu bệnh có điều kiện tốt để sinh sôi, phát triển, do đó người nông dân

phải sử dụng một khối lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, có tác hại xấu cho môi
trường.
Khi đất khóang hoặc đất hữu cơ bị ngập nước thì nảy sinh những điều kiện khử. Khi
nước lấp đầy các khoảng trống trong các tế khổng thì lượng oxy khuếch tán qua tầng
đất giảm đi đáng kể. Sự khuếch tán của oxy trong dung dịch nước thấp hơn khoảng
10000 lần sự khuếch tán của oxy qua môi trường xốp khi đất được tiêu nước. Sự
khuếch tán thấp dẫn đến kỵ khí nhanh và điều kiện khử chiếm ưu thế. Sự thiếu hụt
oxy hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí của hệ rễ thực vật và tác động mạnh đến tính
dễ tiêu của các chất dinh dưỡng
Những tác hại xấu của việc thâm canh lúa ba vụ có thể được khắc phục khi người
nông dân thay đổi tập quán canh tác, áp dụng các mô hình luân canh lúa-màu nhằm
tạo điều kiện cho đất có giai đoạn thoáng khí, giúp cây trồng hấp thu tốt hơn các
dưỡng chất trong đất, cải thiện độ phì cho đất, giảm tác hại đến môi trường, thúc đẩy
đa dạng sinh học, tăng thu nhập cho người nông dân. Một số mô hình luân canh đang
được khuyến cáo như là luân canh hai lúa - một màu hoặc hai màu - một lúa, với một
số loại cây trồng như: bắp, đậu xanh, đậu nành...đang được nông dân một số nơi áp
dụng.
1.5.1 Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục đối với đạm trong đất
Trong ruộng lúa nước 2-3 vụ, việc giữ nước ngập liên tục là giữ được đạm trong đất,
trước đây được xem là cách quản lý lý tưởng để giữ đạm trong đất (Ponnamperuma,
1985). Ngày nay nó không còn hiệu quả để duy trì sức sản xuất lâu dài. Khi ruộng bị
ngập nước liên tục, đất nằm trong tình trạng khử cao độ nên tốc độ phân hủy chất
hữu cơ và sự khoáng hóa đạm xảy ra rất chậm. Tốc độ khoáng hóa đạm được cải tiến
nhanh hơn khi đất có giai đoạn khô (Trần Quang Tuyến, 1997).
Theo Nguyễn Bảo Vệ (1999), đất trồng lúa 3 vụ tuy hàm lượng N tổng số có cao hơn
đất trồng lúa 2 vụ hoặc đất trồng màu nhưng phần trăm N khoáng hóa ở đất lúa 3 vụ
xảy ra chậm nhất (bảng 1). Có thể do đất trồng lúa 3 vụ bị ngập nước hầu như quanh

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



5

năm nên đã dẫn đến sự tích lũy chất hữu cơ do tốc độ phân hủy chất hữu cơ chậm, và
do chất lượng hữu cơ kém đã ảnh hưởng đến khả năng khoáng hóa N của đất trồng
lúa.
Trần Quang Tuyến (1997) cho rằng canh tác 3 vụ lúa càng dài thì càng ảnh hưởng
đến đất đai. Qua phân tích đất thâm canh lúa 3 vụ/năm cách đây 2-4 năm tại Chợ
Mới, An Giang thì hàm lượng N trung bình là 0,19% được đánh giá ở mức trung bình
đến khá. Hàm lượng đạm có khuynh hướng giảm dần theo thời gian canh tác 3 vụ từ
0,24% dưới 8 năm còn 0,20% khi canh tác từ 15 năm trở lên (Huỳnh Hiệp Thành,
1997). Đạm tổng số trong tầng đất mặt giảm dần theo thời gian canh tác lúa (TRần
Quang Tuyến, 1997).
Khi thâm canh cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hoàn lại cho đất mới đảm bảo giữ
được độ phì của đất. Theo Đỗ Ánh (1993), hằng năm cây trồng đã lấy đi từ đất 100
triệu tấn đạm nhưng con người chỉ trả lại cho đất có 12 triệu tấn. Do đó đã làm cho
đất đai ngày càng bị kiệt màu. Nếu chúng ta chú ý đến những dư thừa thực vật sau
thu hoạch để hoàn lại một phần dinh dưỡng vào đất sẽ giảm được đầu tư phân bón.
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), rơm rạ chứa khoảng 0,6% N, thân bắp chứa 0,60,9% N, cây đậu phộng từ 0,8-0,9% N,… đây sẽ là nguồn cung cấp đạm quan trọng
cho đất. Trong năm 1981 trên toàn thế giới sản xuất vào khoảng 408 triệu tấn lúa, giả
sử tỷ lệ hạt : rơm là 2 : 3 thì tổng lượng rơm rạ trên là 600 triệu tấn. Lượng rơm rạ
này chứa khoảng 3,6 triệu tấn đạm (Ponnamperuma, 1984; Võ Thị Gương trích
2002). Các dư thừa thực vật để lại tại chỗ, không kể hệ thống rễ, tùy theo loại thực
vật có thể cung cấp từ 10-60 kg N/ha. Kimura và csv (1980) cũng kết luận rằng
lượng đạm tổng số và dễ tiêu trong đất là kết quả của lượng chất hữu cơ được tích
lũy trong đất nhiều hơn từ việc bón phân N. Trần Quang Tuyến (1997) đã kết luận
rằng trên đất thâm canh 3 vụ lúa thì phân đạm được sử dụng với lượng rất lớn thừa
thải so với khuyến cáo. Nếu bón nhiều phân đạm thường xuyên, đặc biệt là bón rải
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài rong tảo không cố định đạm.
Như thế các loài này sẽ ức chế một phần hoặc toàn bộ vi khuẩn cố định đạm (Ngô

Ngọc Hưng, 2003). Các vi khuẩn Rhizobium bị giảm khả năng cố định đạm khi hàm
lượng đạm hữu dụng trong đất cao hoặc khi bón nhiều phân đạm (Đỗ Thi Thanh Ren,
1999). Trong điều kiện thiếu đạm các loài vi khuẩn cố định đạm sẽ phát triển dồi dào
trong đất nếu các yếu tố môi trường khác không hạn chế. Trong thí nghiệm bón các
mức đạm khác nhau, Okuda và Yamaguchi (1952) đã nhận thấy mật số các vi khuẩn
cố định đạm cao ở các nghiệm thức không bón N. Đất lúa ngập nước đặc biệt quan
trọng trong việc duy trì độ phì đất khi cây lúa được trồng nhiều năm không bón N.
Trong điều kiện này N được cung cấp chủ yếu từ sự cố định đạm sinh học và đó là
nguồn cung cấp N quan trọng để duy trì năng suất lúa cổ truyền, N được cung cấp từ

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


6

tự nhiên là 15-50 kg/ha. Tảo lam là tác nhân chính cố định đạm sinh học trong đất lúa
ngập nước (Koyama và App, 1977; Cassman và ctv. trích 1995).
Hệ thống lúa thâm canh đã được phát triển nhanh chóng từ năm 1960. Từ nhu cầu về
lương thực để đáp ứng với sự tăng nhanh dân số toàn cầu, ước tính việc sản xuất lúa
phải tăng thêm 50% giữa 1992 và 2020 (IRRI, 1993). Do đó các hệ thống thâm canh
lúa xuất hiện cùng với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tạo ra nhiều giống
lúa có năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu đã
cho thấy việc thâm canh lúa đã dẫn đến nhiều vấn đề về chiều hướng năng suất giảm,
sự ô nhiễm môi sinh, tình trạng bạc màu đất,… Do vậy, vấn đề cải thiện hệ thống lúa
thâm canh trên cơ sở sinh học để làm tăng tính bền vững sản lượng lúa và sử dụng
đất đai ần phải được quan tâm.
Mặc dù một số đất lúa ngập nước được sản xuất liên tục hàng trăm năm, thậm chí
hàng ngàn năm cho thấy nếu chỉ có tính sản xuất liên tục và tính ổn định năng suất
thì chưa thể chứng minh được việc giữ năng suất cây trồng ở mức cao và gia tăng
hơn nữa trong thâm canh (Cassman và ctv., 1995).

1.5.2 Ảnh hưởng của thâm canh lúa liên tục đến năng suất cây trồng
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv. (1999) về ảnh hưởng của
thâm canh lúa ở ba nhóm ruộng có thời gian canh tác ba vụ lúa khác nhau (dưới 8
năm, từ 8-15 năm và trên 15 năm) thì năng suất lúa có chiều hướng giảm dần theo
thời gian canh tác ở cả ba vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông; đồng thời muốn ổn
định năng suất cần phải tăng lượng phân bón vào.
Cassman và Descalsota (1992) đã kết luận rằng, năng suất lúa giảm mỗi năm từ 50240 kg/ha theo thời gian canh tác liên tục trong gần 30 năm ở những thí nghiệm thâm
canh lúa ở Philippines và Ấn Độ. Sự giảm năng suất xảy ra không chỉ ở những thí
nghiệm có bón đầy đủ NPK và vi lượng mà còn trên những nghiệm thức đối chứng
không bón N hoặc không bón NPK. Không có trường hợp gia tăng năng suất theo
thời gian canh tác kể cả khi thay thế những giống cũ bằng giống mới có tiềm năng
năng suất cao hơn. Giảm năng suất ngoài những yếu tố do giống, bức xạ mặt trời còn
do các yếu tố khác của đất như: sự mất cân đối về dưỡng chất, ngộ độc hữu cơ, sự
thay đổi hệ vi sinh vật đất do dùng nhiều thuốc hóa học,...
Khi độc canh cây lúa sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, do đó phải dùng một
lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (Trần Quang Tuyến, 1997). Rayney và ctv. (1996)
cho biết việc sử dụng nông dược một cách thường xuyên liên tục đã làm giảm sự
phong phú và giảm thành phần loài sinh vật

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


7

1.5.3 Chức năng của ba nguyên tố đa lượng đối với cây trồng
Đạm
Là thành phần không thể thiếu được trong tế bào thực vật. : Là thành phần nguyên
sinh chất tế bào và hợp phần của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, acid nucleic, protein
(ADN và ARN) và các enzyme., là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục
làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây và kích thước lá thân, đạm còn dùng để

tạo ra chất kích thích sinh trưởng cho các cơ quan của cây phát triển , ngoài ra đạm
còn dùng để tạo ra những phần tử sống khác của tế bào cây như tế bào chất, các chất
xúc tác, chất sinh tố.
Tỷ lệ đạm trong cây
Tùy vào loài cây, giai đoạn phát triển và bộ phận của cây.Trong cây trồng tỷ lệ đạm
trung bình từ 1-3% trọng lượng chất khô. Ví dụ trong thân ngô tỷ lệ đạm chiếm 0.600.80 % chất khô.
Các dạng đạm trong cây
Đạm Aminoaxit: là những hợp chất đạm đơn giản, cần thiết cho cây trồng.Ví dụ:
alanin, glyxin, serin,glutamine…có vai trò trong quá trình trao đổi chất và tạo thành
những protit khác nhau.
Đạm protit: gồm nhiều aminoaxit hợp lại. Có 2
holoprotit: Protit chỉ chứa aminoaxit như: anbumin, globulin…

loại

đạm

protit

Heteroprotit: là những protit mà ngòai aminoaxit ra nó còn chứa thêm những hợp
chất khác xen vào như hydrat cac bon, axit photpholipit, sắc tố…
Đạm ancaloit: là những hợp chất kiềm phức tạp đặc biệt của giới thực vật.
Nitrogen: kí hiệu N, được cây hấp thu qua hai dạng chính là NO3- và NH4+.
Trong cây trồng tỷ lệ đạm trung bình từ 1-3% trọng lượng chất khô. Trong số các
loại cây trồng thì những cây họ đậu có hàm lượng đạm khá cao, biêt là trong cây đỗ
tương.
Khả năng hút đạm của cây
Vấn đề hút đaml của cây phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường như nồng độ ion
H+ trong đất, khả năng hấp phụ và điều kiện oxy hoá-khử trong đất...Nhiều nhà
nghiên cứu đã cho rằng khả năng hút đạm của cây tốt nhất là trong khoảng Ph đất từ

4-7
Chức năng: Là thành phần nguyên sinh chất tế bào và hợp phần của chất hữu cơ cấu
tạo diệp lục tố, acid nucleic, protein (ADN và ARN) và các enzyme.
Làm tăng trưởng và phát triển các mô sống.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


8

Cải thiện phẩm chất rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.
Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm
cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây và kích thước lá thân.
Trong đất ngập nước, lượng phân đạm bón vào thường mất đi do nhiều nguyên nhân
khác nhau, có thể bị cố định trong keo đất, bị trực di xuống tầng dưới hoặc bốc hơi
dưới dạng NH3...Do đó tỷ lệ đạm cây hút được trên lượng đạm bón vào chỉ khoảng
30-50% ở vùng nhiệt đới(De Data, 1981), tùy vào tính chất đất, phương pháp, số
lượng, thời gian bón đạm và những kỹ thuật khác. Tỷ lệ này có xu hướng cao khi
mức đạm bón thấp, bón đạm sâu vào đất, bón ở các thời kỳ sinh trưởng về sau.
Ảnh hưởng của đạm đối với cây trồng
Khi thiếu đạm cây phát triển chậm, diệp lục tố khó thành lập nên cấu trúclá bị vàng
úa, cây còi cọc, lù, lá hẹp, trái mau chín, năng suất kém, số lá, số chồi, số nhánh ít,
kích thước lá nhỏ. Triệu chứng thiếu trên xuất hiện ở các lá già bị vàng trong khi các
lá non vẫn còn xanh do sự di chuyển đạm sang các bộ phận non của cây và trên
cuống lá có đốm màu tím do sự tích tụ sắc tố anthocyanine (Lincoln Taiz and
Eduardo Zeiger, 1998).
Cây trồng thiếu N có tỉ lệ carbohydrate/protein cao, lá nhỏ hẹp, trái nhỏ, tỉ lệ thân
lá/rễ và tỉ lệ trái/thân lá thấp hơn so với bón đủ N. Lá phát triển kém và có màu
vàng do hàm lượng diệp lục tố giảm. Lá già vàng khô và rụng sớm.
Bón đạm quá nhiều sẽ làm cây tăng hấp thu đạm, tăng lượng đạm dự trữ trong cây do

không sử dụng hết. Lượng đạm dư thừa này được trữ trong các bộ phận của cây làm
tế bào cây trở nên mềm hơn, màu sắc xanh hơn và mượt mà hơn rất hấp dẫn côn
trùng, cây phát triển nhiều cành lá làm gia tăng ẩm độ dưới tán cây do ánh sáng
không xuyên qua được tán cây làm hình thành tiểu khí hậu có độ ẩm cao dưới tán lá
tạo điều kiện cho côn trùng sinh sống, chích hút và nhân mật số (Đường Hồng Dật,
2002)
Cung cấp quá nhiều Nitrogen cho cây trồng là nguyên nhân thay đổi quá trình sinh
hoá trong cây và có thể đẫn đến tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng (Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Khi N được cung cấp cao nhưng các nguyên tố khác như P và K thiếu, đưa đến tình
trạng mất cân đối về dưỡng chất, triệu chứng thừa N càng gia tăng, cây bị lốp dỗ, dễ
nhiễm sâu bệnh.

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


9

Lân
Kí hiệu P, được cây hấp thu qua ba dạng chính là PO43-, HPO42- và H2PO4.
Tỷ lệ lân trong cây chiếm trung bình vào khoảng 0,3-0,4% chất khô. Trong hạt tỷ lệ
lân thường cao hơn trong rơm rạ.Khi cây bắt đầu ra hoa thì một phần lân được
chuyển vào hạt.
Bảng 2. 1. Hàm lượng lân trong một số loại cây chính

STT

Loại cây trồng

Bộ phận cây


Hàm
lượng
P2O5 (%)

1

Lúa

Hạt

0,60-0,80

Rơm rạ

0,20-0,40

Hạt

0,50-0,60

Thân

0,25-0,30

Hạt

1,00-1,20

Thân lá


0,30-0,40

2

Bắp

Đậu nành

3

(Nguồn: Phan Toàn Nam, 2004)

Chức năng:
Lân khi hiện diện trong cây dưới dạng một saccarophosphate nó có vai trò trung tâm
trong quá trình trao đổi chất, chủ yếu trong quá trình quang hợp, hô hấp và tổng hợp
các dạng carbon hydrat phức tạp.
Thành phần có trong phosphatides, acid nucleic, protein, phospholipids, coenzym
NAD, AND, ATP, NADP...
Cần cho sự phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc thể, kích thích sự phát
triển của rễ cần thiết cho sự phân chia tế bào mô phân sinh.
Giúp cho sự phát triển của mô phân sinh, kích thích ra hoa, nảy hạt và phát triển trái.
Lân còn giúp thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ
phát triển, giúp cây mau lại sức sau khi cấy, nở bụi mạnh, kết nhiều hạt chắc, tăng
phẩm chất gạo, giúp lúa chín sớm và đồng đều hơn.
Điều hòa những thay đổi đột ngột phản ứng môi trường trong cây.
Khả năng cung cấp lân của đất cho cây:

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



×