Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN hữu cơ (COMPOST) lục BÌNH lên NĂNG SUẤT một số LOẠI RAU màu, lúa và DƯỠNG CHẤT TRÊN đất PHÙ SA ở cái tắc, hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.91 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN TẤN NGỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ (COMPOST) LỤC
BÌNH LÊN NĂNG SUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU MÀU,
LÚA VÀ DƯỠNG CHẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở
CÁI TẮC, HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ (COMPOST) LỤC
BÌNH LÊN NĂNG SUẤT MỘT SỐ LOẠI RAU MÀU,
LÚA VÀ DƯỠNG CHẤT TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở
CÁI TẮC, HẬU GIANG


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Dương Minh Viễn
Ths. Nguyễn Minh Phượng

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Tấn Ngọc
MSSV: 3053159
Lớp: KHĐ K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

>?

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ảnh hưởng của phân
hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất một số loại rau màu, lúa và dưỡng chất trên
đất phù sa ở Cái Tắc, Hậu Giang”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tấn Ngọc, MSSV: 3053159, lớp Khoa Học Đất Khóa 31.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: ...............................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

Dương Minh Viễn

i
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

>?
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất một số loại rau
màu, lúa và dưỡng chất trên đất phù sa ở Cái Tắc, Hậu Giang”.
Do sinh viên Nguyễn Tấn Ngọc, lớp Khoa Học Đất K31 thực hiện
Ý kiến đánh giá của giáo viên phản biện: ........................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2009

Giáo viên phản biện

ii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

>?

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Đất đã chấp thuận báo
cáo đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất một số loại
rau màu, lúa và dưỡng chất trên đất phù sa ở Cái Tắc, Hậu Giang”
Do sinh viên Nguyễn Tấn Ngọc, MSSV: 3053159, lớp Khoa Học Đất K31 báo cáo
trước Hội đồng.
Ngày

tháng

năm 2009

Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: ................................................
Nhận xét của Hội đồng: ...................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2009
Chủ tịch Hội đồng

iii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Ngọc

iv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN
@&?

Họ và tên: Nguyễn Tấn Ngọc
Ngày sinh: 30/10/1987
Nguyên quán : Phương Bình - Phụng Hiệp - Hậu Giang
Là con của ông Nguyễn Văn Sĩ và bà Nguyễn Thị Nga
Nguyên quán : Phụng Hiệp - Hậu Giang
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Tốt nghiệp phổ thông trung học trường THPT Cây Dương năm 2005. Trúng tuyển vào
trường Đại Học Cần Thơ năm 2005, học chuyên ngành Khoa Học Đất khoá 31 (20052009) thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - trường Đại Học Cần Thơ.

Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa Học Đất năm 2009.

v
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập, rèn luyện và tiến hành đề tài. Luận văn tốt nghiệp của em
đến nay đã hoàn thành. Để đạt được điều này phần lớn đều do công ơn của quý
Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt những kiến thức
quý báu. Đây sẽ là hành trang vô cùng vững chắc, là vốn sống giúp em vững buớc
vào đời.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Thầy Dương Minh Viễn người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian học và
thực hiện đề tài.
Cô cố vấn học tập Nguyễn Mỹ Hoa và cô Trịnh Thị Thu Trang đã chỉ dạy, dìu dắt
em trong 4 năm qua.
Cô Nguyễn Minh Phượng, anh Nguyễn Chí Tâm và chị Ngô Thị Hồng Thắm cùng
tất cả các anh chị trong bộ môn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để đề tài em
được hoàn thiện hơn.
Cảm ơn các Thầy Cô bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai đã tận tình hướng
dẫn cho em trong suốt thời gian học tập.
Cha mẹ người đã suốt đời vất vả, tạo điều kiện tốt nhất cho con được đến trường,
luôn bên cạnh ủng hộ và động viên con trong những lúc khó khăn.
Cám ơn tất cả các bạn của tôi, tập thể sinh viên lớp KHĐ K31 đã cùng tôi chung
sức vượt qua những thử thách, khó khăn để có được ngày hôm nay. Mong rằng với
tri thức có được, các bạn cùng tôi mãi mãi là những người hữu dụng cho gia đình và
xã hội.

Nguyễn Tấn Ngọc


vi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Nguyễn Tấn Ngọc, 2009. Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng
suất một số loại rau màu, lúa và dưỡng chất trên đất phù sa ở Cái Tắc, Hậu Giang.
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Dương Minh Viễn.

_______________________________________________________________
TÓM LƯỢC
Phân hữu cơ và những hiệu quả của nó trong việc cải tạo độ phì của đất cũng như nâng
cao năng suất cây trồng ngày càng được đề cập nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp
và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp bền vững. Đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ
(compost) lục bình lên năng suất một số loại rau màu, lúa và dưỡng chất trên đất phù sa
ở Cái Tắc, Hậu Giang” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả cải tạo về mặt
hóa học đất và năng suất cây trồng của một số loại phân hữu cơ được ủ từ lục bình kết
hợp nhiều nguồn phế phẩm khác như: bã bùn mía, xác mía, rơm, phân heo.
Thí nghiệm được tiến hành trên ba loại cây là lúa, dưa leo và rau muống được bố trí
với năm nghiệm thức và bốn lần lặp lại gồm: (1) nghiệm thức đối chứng không bón
phân hữu cơ, (2) bón 5 tấn/ha compost (rể lục bình), (3) bón 5 tấn/ha compost (rể + bã
bùn mía + xác mía), (4) bón 5 tấn/ha compost (rể + rơm + phân heo), (5) bón 10 tấn/ha
compost (rể + rơm + phân heo) đối với dưa leo và rau muống và bón 2,5 tấn/ha
compost (rể + rơm + phân heo) đối với lúa. Thí nghiệm ủ khoáng hóa trong phòng với
các nghiệm thức và số lần lặp lại giống như thí nghiệm ngoài đồng gồm hai hình thức ủ
háo khí và ủ yếm khí nhằm tạo điều kiện tương tự như điều kiện ngoài đồng giúp đánh
giá khả năng khoáng hóa của phân hữu cơ trong điều kiện có thể kiểm soát được. Các
chỉ tiêu về đất sau thí nghiệm như pH, C, P dễ tiêu, NH4+, NO3-... được phân tích để
đánh giá tác động của phân hữu cơ lên đặc tính hóa học đất. Ảnh hưởng của phân hữu

cơ cũng được đánh giá thông qua năng suất của các loại cây trồng đem thí nghiệm.
Ngoài ra, còn khảo sát trong việc cải thiện dung trọng giữa đất có bón và không bón
phân hữu cơ trên đất trồng lúa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau hai vụ phân hữu cơ đã có tác dụng tích cực trong việc
cải thiện năng suất cây trồng, ở hầu hết các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ năng
suất của các cây trồng đem thí nghiệm đều tăng, đặc biệt tăng cao là ở các nghiệm thức
sử dụng phân có công thức phối trộn giữa rể lục bình + rơm + phân heo và cho hiệu
quả cao hơn hết là ở các nghiệm thức sử dụng phân có công thức phối trộn này bón với

vii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


lượng 10 tấn/ha đối với dưa leo, rau muống và bón với lượng 5 tấn/ha đối với lúa, sự
khác biệt về năng suất này có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Về mặt
cải thiện dưỡng chất đất, kết quả thí nghiệm ủ khoáng hóa cho thấy ở hầu hết các
nghiệm thức có bón phân hữu cơ các chỉ tiêu về hóa học đất đều tăng, trong đó ở
nghiệm thức bón phân hữu cơ có công thức phối trộn giữa rể lục bình + rơm + phân
heo đã làm tăng hàm lượng N dễ tiêu, P dễ tiêu, K trao đổi đã có khác biệt có ý nghĩa
so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả phân tích đất ở ba điểm trồng lúa, dưa leo và
rau muống cho thấy không có sự khác biệt về các chỉ tiêu hóa học giữa đất của các
nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ và đất của nghiệm thức đối chứng. Nhưng về mặt
vật lý đất, kết quả phân tích dung trọng trên đất trồng lúa đã cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa giữa đất có sử dụng phân hữu cơ và đất không có sử dụng phân hữu cơ. Đất
có bón phân hữu cơ phân tích cho dung trọng thấp hơn đất của nghiệm thức đối chứng.
Điều này cho thấy hiệu quả tích cực của phân hữu cơ trong việc cải thiện đặc tính vật
lý đất.

viii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



MỤC LỤC

Trang
XÉT DUYỆT LUẬN VĂN ............................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv
LỊCH SỬ CÁ NHÂN .....................................................................................................v
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC ................................................................................................................ vii
MỤC LỤC .................................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. xii
DANH SACH BẢNG ................................................................................................ xiii
Chương 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................2
2.1 Tổng quan về chất hữu cơ trong đất ......................................................................2
2.1.1 Khái niệm chất hữu cơ ............................................................................................2
2.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất............................................................................3
2.1.3 Vai trò của chất hữu cơ ...........................................................................................4
2.2 Phân hữu cơ ..............................................................................................................5
2.2.1 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất ............................................5
2.2.2 Hiệu quả của phân hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng .........................................6
2.2.3 Đối với vi sinh vật .................................................................................................7
2.3.4 Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ ..................................................................8
2.4.5 Một số dạng phân hữu cơ và vài nghiên cứu ứng dụng ..........................................8
2.3 Đặc điểm và tính chất của đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long ............... 11
2.3.1 Phân bố .................................................................................................................11
2.3.2 Đặc tính của đất phù sa .........................................................................................11
2.3.3 Một số điểm cần lưu ý để duy trì và cải thiện độ phì cho đất phù sa ...................12


ix
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.4 Nguồn gốc và đặc điểm của một số cây trồng sử dụng trong thí nghiệm .........13
2.4.1 Cây lúa ..................................................................................................................13
2.4.2 Cây dưa leo ...........................................................................................................14
2.4.3 Cây rau muống ......................................................................................................15
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................................17
3.1 Thí nghiệm ủ khoáng hóa......................................................................................17
3.1.1 Thí nghiệm ủ yếm khí ...........................................................................................17
3.1.2 Thí nghiệm ủ háo khí ............................................................................................18
3.2 Thí nghiệm đồng ruộng .........................................................................................18
3.2.1 Thí nghiệm trên lúa ...............................................................................................18
3.2.2 Thí nghiệm trên dưa leo ........................................................................................19
3.2.3 Thí nghiệm trên rau muống ..................................................................................20
3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...............................................................21
3.3.1 Phương pháp phân tích .........................................................................................21
3.3.2 Thống kê, xử lý số liệu .........................................................................................21
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................22
4.1 Tính chất của đất phù sa Cái Tắc ........................................................................22
4.2 Thành phần và tính chất của các loại phân hữu cơ đem thí nghiệm ................23
4.3 Khả năng khoáng hóa của phân hữu cơ ..............................................................24
4.3.1 Khả năng khoáng hóa của phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí ........................24
4.3.2 Khả năng khoáng hóa của phân hữu cơ trong điều kiện háo khí..........................26
4.4 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất
cây trồng và chất lượng đất ........................................................................................28
4.4.1 Hiệu quả của phân hữu cơ trong việc cải thiện năng suất cây trồng ....................28
4.4.2 Hiệu quả của phân hữu cơ trong việc cải thiện tính chất đất ................................33
4.4.3 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ ...........................................................36


x
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................37
5.1 Kết luận...................................................................................................................37
5.2 Kiến nghị.................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................38
PHỤ CHƯƠNG

xi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1

Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất

3

2


Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự khoáng hóa đạm trong đất ở
điều kiện yếm khí

24

3

Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự khoáng hóa đạm trong đất ở
điều kiện háo khí

26

4

Hình ảnh về thí nghiệm lúa ở Cái Tắc

28

5

Hình ảnh về thí nghiệm dưa leo ở Cái Tắc

30

6

Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất dưa leo

31


7

Hình ảnh về thí nghiệm rau muống ở Cái Tắc

31

8

Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất rau muống

32

9

Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện dung trọng đất

35

xii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang


1

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
phèn (sau cấy 30 ngày)

10

2

Ảnh hưởng của phân chuồng đến việc cải thiện lân trong đất phù
sa sông Hồng

11

3

Các chỉ tiêu về hóa học của đất ở Cái Tắc trước khi tiến hành thí
nghiệm

22

4

Các chỉ tiêu về hóa học của phân hữu cơ trước khi bón cho thí
nghiệm

23

5


Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự khoáng hóa lân và các cation
của đất trong thí nghiệm ủ yếm khí

25

6

Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự khoáng hóa lân và các cation
của đất trong thí nghiệm ủ háo khí

27

7

Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất lúa

29

8

Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện dưỡng chất đất trồng
lúa

33

9

Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện dưỡng chất đất trồng
dưa leo


34

10

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ ở vụ hai

36

xiii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Chương 1: GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế
nên những vấn đề năng suất cây trồng và cải thiện độ phì của đất ngày càng được mọi
người quan tâm. Ngày nay, do dân số tăng nhanh, áp lực của phát triển kinh tế cùng với
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ được thực hiện phổ biến và rộng rãi nhằm
tăng năng suất giúp nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
dân.
Tuy nhiên, thâm canh liên tục cùng với việc sử dung phân bón hóa học một cách tùy ý
trong nhiều năm có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng của đất đai, làm cho đất ngày
càng suy thoái về mặt hóa, lý và sinh học từ đó ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng.
Vì vậy, để bảo vệ được đất đai trong quá trình canh tác lâu dài cần phải có một chế độ
quản lý phù hợp chất dinh dưỡng của đất, trong đó chất hữu cơ đặc biệt được quan tâm.
Nhưng trong điều kiện khí hậu của nước ta quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra
tương đối mạnh, và tập quán sản xuất của người dân ít khi bón phân hữu cơ nên hàm
lượng hữu cơ trong đất thường không cao (Dương Minh Viễn, 2007). Do đó, bón phân
hữu cơ bổ sung cho đất được xem là biện pháp ổn định và cải thiện đất lâu dài (Võ Thị
Gương et al., 2004). Đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng

suất một số loại rau màu, lúa và dưỡng chất trên đất phù sa ở Cái Tắc, Hậu Giang” cho
ta thấy được cái nhìn tổng quát và góp phần khẳng định thêm vai trò tích cực của phân
hữu cơ trong việc cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất cây trồng cũng như
vai trò tích cực trong nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Mặt khác, vì lục bình là một loài thủy sinh có rất nhiều ở Hậu Giang, phân hữu cơ lục
bình kết hợp với các nguồn nguyên liệu khác như: bã bùn mía, xác mía, rơm, phân heo
giúp người dân có thể tận dụng được các nguồn phế phẩm sẵn có ở địa phương để làm
phân bón cho nông nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời góp phần tăng
được hiệu quả kinh tế.

1
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT
2.1.1 Khái niệm chất hữu cơ
Chất hữu cơ của đất được xem là các vật chất hữu cơ được hình thành trong quá trình
chuyển hoá các vật liệu hữu cơ sau khi xâm nhập vào đất. Chất hữu cơ là thành phần
đặc trưng tạo nên sự khác biệt đất với mẫu chất và là thành phần quan trọng tạo nên độ
phì của đất. Lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định đến nhiều tính chất hóa lý
và sinh học đất (Dương Minh Viễn, 2007).
Theo John Wiley and Sons (1990) chất hữu cơ trong đất bao gồm thành phần dễ phân
hủy và thành phần khó phân hủy. Thành phần khó phân hủy có tốc độ khoáng hoá rất
chậm, do đó khả năng phóng thích dinh dưỡng kém. Trên tầng đất mặt của tất cả các
loại đất, chất hữu cơ trong đất chứa trên 90% N và S tổng số, trên 75% P tổng số
(Stevesnon, 1994).
Theo Wolfgang Flaig (1984) chất hữu cơ trong đất có nhiều ảnh hưởng lên tăng trưởng
cây trồng. Quá trình khoáng hoá chất hữu cơ xảy ra trong suốt quá trình hình thành và

chuyển hoá của chất hữu cơ trong đất. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong sự
khoáng hoá chất hữu cơ. N, P và S thường là những nguyên tố dinh dưỡng chính được
phóng thích vào đất từ quá trình khoáng hoá chất hữu cơ. Ngay cả trên đất ngập nước,
có độ yếm khí cao như đất lúa, khoáng hóa N, P và S của chất hữu cơ cũng đóng góp
phần quan trọng trong cung cấp dinh dưỡng cho lúa (Zhao-liang Zhu et al., 1984).
Chất hữu cơ trong đất có thể chia làm hai phần: phần thứ nhất là chất hữu cơ chưa
chuyển hoá và những tàn tích hữu cơ: thân, rễ, lá thực vật, xác động vật, xác vi sinh
vật. Phần thứ hai là những chất hữu cơ đã chuyển hoá. Phần chất hữu cơ đã chuyển hoá
được chia làm hai nhóm: chất mùn và khác chất mùn. Trong đất nhóm khác chất mùn
chiếm tỷ lệ thấp trong toàn bộ chất hữu cơ thường không vượt quá 10 – 15% (trừ đất
than bùn hoặc đất dưới rừng có tầng thảm mục dày). Nhóm chất hữu cơ này gồm các
chất hữu cơ thông thường có trong động vật, thực vật như: carbonhydrate, protein,
lignin, lipid, aldehyde…Nhóm hợp chất mùn là những hợp chất cao phân tử có cấu tạo
phức tạp. Chúng chiếm tỷ lệ cao trong chất hữu cơ (khoảng 80 – 90%).

2
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Hình 1.1 Sự chuyển hóa chất hữu cơ trong đất (Dương Minh Viễn, 2003)

Chất hữu cơ có vai trò quan trọng tạo nên độ phì của đất, với những đặc trưng về tính
lý, hóa học, có nhiều ảnh hưởng lên sinh trưởng của thực vật và môi trường sống cũng
như hoạt động của vi sinh vật trong đất (Dương Minh Viễn, 2003).
Do chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong đất nên để duy trì độ phì nhiêu đất cần phải
thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất để bù đắp lượng chất hữu cơ bị mất đi do
quá trình khoáng hoá (Phạm Tiến Hoàng, 2003). Việc bổ sung chất hữu cơ cho đất đặc
biệt quan trọng ở vùng nhiệt đới do sự mất mát chất hữu cơ do khoáng hoá xảy ra
mạnh hơn so với vùng ôn đới.
2.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất

Chất hữu cơ trong đất được bổ sung từ các nguồn chính sau:
§ Xác sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật và các động vật đất). Trong đó xác
thực vật là nguồn bổ sung chủ yếu cho đất, trung bình hàng năm có 5 – 15 tấn
thân, lá, rễ/ha. Ngoài thực vật thì xác vi sinh vật, động vật đất cũng cung cấp
một phần chất hữu cơ đáng kể, mặc dù khối lượng không lớn nhưng có chất
lượng tốt (Phạm Tiến Hoàng, 2003).
§ Phân hữu cơ: Các loại phân hữu cơ được bón vào đất gồm phân chuồng, phân
xanh, Ở vùng thâm canh nông dân có thể bón đến 80 tấn/ha/năm (Phạm Tiến
Hoàng, 2003).

3
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.1.3 Vai trò của chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng
Chất hữu cơ quan trọng và giữ vai trò chính bởi vì nó ảnh hưởng đến đặc tính lý, hóa
và sinh học đất (Son and Ramaswami, 1997). Theo John Wiiley and Sons (1990) chất
hữu cơ đất là nguồn chính cung cấp N, và nguồn cung cấp quan trọng của P, S và các
nguyên tố vi lượng. Chất hữu cơ có chứa các nguyên tố như: N, P, K, Mg và các
nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng. Cây trồng có thể hút trực tiếp một lượng
nhỏ chất đạm hữu cơ dưới dạng amino acid như Alanin, Glycine, còn thông thường cây
hút dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng được phóng thích từ sự khoáng hóa chất hữu
cơ.
Theo Akio Ikono (1984), chất hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua
quá trình khoáng hóa. Chất hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng mà còn giúp duy trì chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm đạt năng suất cao
qua sự cải tạo tính chất lý- hóa và sinh học đất (Wolgang Flaig, 1984).
Chất hữu cơ trong cải thiện tính chất đất
Tác dụng cải tạo và bảo vệ đất: giúp đất ít bị rửa trôi, chất hữu cơ có tác dụng như keo

giữ lại các hạt đất nhỏ, nếu chất mùn trong đất tăng lên thì các chất dinh dưỡng do ta
bón vào cho cây ít bị rửa trôi hay bị bay hơi. Ngoài ra, nhờ vào đặc tính keo của chất
mùn mà chất hữu cơ làm tăng tính đệm của đất. Thông qua hoạt động của vi sinh vật,
chất hữu cơ bị phân hủy thành mùn và mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân tán
làm cho đất có cấu trúc tốt, thoáng khí dễ cày bừa, giữ nước và giữ phân tốt hơn. Theo
Olk et al. (2007) sự khoáng hóa đạm từ chất hữu cơ của đất có khả năng cung cấp
khoảng 50- 80% lượng đạm mà cây hấp thu.
Hầu hết các loại đất nếu chỉ bón phân đạm lâu ngày sẽ có xu hướng làm giảm pH đất.
Bón phân hữu cơ giúp duy trì pH của đất do chất hữu cơ có khả năng đệm pH. Ngoài
ra, chất mùn có thể tạo phức với nhôm, làm giảm tính di động của Al và những tác hại
do Al gây ra như: độc chất, pH thấp và gây bất động P. (Jones and Javis, 1981).
Theo John Wiley and Sons (1990) chất hữu cơ trong đất góp phần tăng khả năng hấp
phụ cation của đất, yếu tố quan trọng của sự trao đổi dinh dưỡng (Willett, 1994). Ngoài
ra, chất hữu cơ trong đất liên kết với các hóa chất hữu cơ và các loại thuốc trừ dịch hại
làm giảm sự hoạt động và di chuyển của chúng, làm giảm ảnh hưởng của chúng đến
môi trường.

4
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Chất hữu cơ liên kết với các nguyên tố vi lượng có tác dụng giảm ảnh hưởng gây độc
và giúp tăng độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng cho cây trồng. Chất hữu cơ là
nguồn cung cấp vi lượng cho đất, nhưng chúng cũng có thể làm giảm độ hữu dụng của
một số nguyên tố vi lượng, chẳng hạn như sự cố định Cu trên đất than bùn (Lê Anh
Tuấn, 2003).
Chất hữu cơ còn có khả năng làm tăng độ hữu dụng của nước, tốc độ thấm nước cũng
cao hơn, do đó hạn chế sự mất nước qua chảy tràn; giúp cây trồng hấp thu nước và
dinh dưỡng tốt hơn. Chất hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm cho
nước ngầm sâu trong đất được tốt hơn, khả năng giữ nước cao hơn, việc bốc hơi mặt

đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới, ngoài ra chất hữu cơ có tác dụng làm
cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh xói mòn (Ngô Ngọc Hưng et al.,
2004).
Về mặt sinh học đất
Chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của vi sinh vật đất, liên quan đến
đặc tính hóa sinh của đất quan trọng trong phì nhiêu đất và dinh dưỡng cây trồng (Gaur
et al., 1990) trích trong Man et al. (2007). Các nguồn như phân chuồng, phân xanh chế
phẩm của vụ mùa… khi bón vào đất sẽ kích thích quần thể vi khuẩn và nấm phát triển,
kế đến là sự phát triển của hệ động vật nguyên sinh và trùn đất, góp phần tạo nên sự
cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường đất. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất có liên
quan đến sinh khối vi sinh vật đất (Saffigna et al., 1989) trích trong Ngô Thị Hồng
Liên (2006). Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao còn góp phần tăng mật số và đa
dạng vi sinh vật, do đó tăng tính cạnh tranh góp phần giảm sự phát triển của vi sinh vật
có hại trong đất.
2.2 PHÂN HỮU CƠ
Phân hữu cơ là tên gọi chung của các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ
như xác bã thực vật, phân chuồng, phân xanh, các phế phẩm nông nghiệp, và công
nghiệp. Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu
cơ giúp tăng năng suất cây trồng do có thể cải thiện các tính chất hóa lý và sinh học
đất, qua đó nâng cao độ phì nhiêu của đất và làm tăng hiệu lực của phân vô cơ (Bùi
Đình Dinh, 1998).
2.2.1 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất
Chất hữu cơ là nhân tố không thể thiếu trong canh tác để đạt hiệu quả cao. Do đó phân
hữu cơ là nguồn cung cấp chất hữu cơ chính để tăng cường chất hữu cơ trong đất. Ngày

5
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


nay phân hữu cơ ngày càng được coi trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững do

những đặc tính có lợi của nó trong việc cải tạo đất.
Khaleel et al. (1996) khảo sát 42 ruộng thí nghiệm tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa
giữa bón phân hữu cơ và giảm dung trọng đất. Tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất
giúp tăng độ xốp của đất, tăng độ bền của đoàn lạp, giảm dung trọng đất. Theo một thí
nghiệm khác của Châu Minh Khôi et al. (2007) thí nghiệm về hiệu quả của phân hữu
cơ lên đất liếp vườn trồng cam cho thấy bón phân chuồng và bã bùn mía ủ hoai với
lượng 10t/ha/năm mỗi loại giúp gia tăng hoạt động của vi sinh vật đất, hàm lượng chất
hữu cơ, khả năng hấp phụ và trao đổi cation của đất.
Phân hữu cơ bón vào đất sau khi được phân giải sẽ cung cấp cho đất các chất khoáng
làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Theo Lê Văn Tri
(2002) phân hữu cơ luôn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như: đạm,
lân, kali, natri, magiê và các nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng không cao, đây
là một ưu điểm mà không có một loại phân hóa học nào có được. Ngoài ra, nó còn
cung cấp chất mùn làm cho cấu trúc đất ngày càng tốt hơn như đất tươi xốp giúp cho
bộ rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bốc hơi nước, chống xói mòn.
Keo hữu cơ tham gia trao đổi với các ion khoáng nhờ đó nâng cao hiệu lực của phân
khoáng bón vào. Nhận định này được Nguyễn Thị Thúy et al. (1996) chứng minh qua
nghiên cứu về khả năng hấp thu NH3 của đất dưới tác dụng của phân hữu. Cũng theo
tác giả này một đặc tính rất quan trọng của phân hữu cơ là giúp ổn định độ phì nhiêu
của đất vì chúng có khả năng chuyển hóa lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu hữu
dụng cho cây trồng. Hàng loạt thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng cho thấy nhóm
phosphate hoạt động trong đất tăng lên đáng kể và làm giảm rõ rệt sự cố định lân trong
đất. Bởi vì chất hữu cơ đã tạo phức với sắt, nhôm, ngăn cản chúng liên kết với PO4.
Bón phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất như làm mất độ cứng, làm gia tăng khả
năng giữ nước, nhiệt độ đất, cải tạo độ thoáng. Ngoài ra, bón phân hữu cơ làm gia tăng
chủng loại và số lượng vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn khoáng hóa, xạ khuẩn và các loại
nấm có ích rõ rệt, gián tiếp làm cho cấu trúc đất trở nên tốt hơn.
2.2.2 Hiệu quả của phân hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng
Phân hữu cơ sau khi bón vào đất được phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng đa
lượng và vi lượng cần thiết cho cây. Qua kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương et al.

(2004) cho thấy khi bổ sung phân hữu cơ vào đất giúp tăng hàm lượng đạm hữu cơ dễ
phân hủy và đạm hữu dụng trong đất cung cấp thêm cho đất một số nguyên tố vi lượng
cần thiết cho cây trồng như Cu, Zn…Khi môi trường đất thích hợp cho sự sinh trưởng
6
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


của cây thì sự gia tăng năng suất qua phân hữu cơ thường ít, nhưng khi môi trường đất
không thích hợp thì năng suất sẽ gia tăng hơn khi được bón phân hữu cơ. Theo Akio
Inoko (1984) bón 20 tấn phân chuồng/ha sẽ cung cấp 78 kg N, 17 kg P và 6 kg K.
Nhiều thí nghiệm cũng đã chứng minh nếu muốn có năng suất cao nhất thiết phải có sự
phối hợp dinh dưỡng giữa phân khoáng và phân hữu cơ. Theo kết quả nghiên cứu Akio
Inoko (1984) tại Nhật Bản thì phân hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng có hiệu quả
cao cho lúa ở đất không bón phân hay bốn phân khoáng với liều lượng thấp. Nếu chỉ
bón phân khoáng đơn thuần thì không đạt được năng suất cao, hơn nữa độ phì của đất
dần dần giảm xuống.
Theo Hoàng Minh Châu (1998) nhờ các acid humic trong phân hữu cơ mà nó giúp cây
hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Các chất hữu cơ cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho
cây thông qua quá trình khoáng hoá và hòa tan các chất vô cơ trong đất. Cũng theo
Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn đạm bổ sung cho đất chủ yếu từ nguồn phân hữu cơ
và sự cố định đạm của vi sinh vật sống trong đất. Ngoài ra, bản thân phân hữu cơ có
chứa các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây
trồng (Trần Thành Lập, 1998).
Theo Nguyễn Ngọc Hà (2000) bón hoàn toàn phân hữu cơ rơm rạ sẽ làm năng suất lúa
tăng 16% so với hoàn toàn không bón phân. Bón kết hợp phân hữu cơ với phân hóa
học sẽ tăng năng suất lúa 22%. Theo Bùi Đình Dinh (1984) để đảm bảo năng suất ổn
định thì phân hữu cơ chiếm ít nhất là 25% trong tổng số dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Ngoài ra khi dùng phân hữu cơ đơn thuần hoặc khi kết hợp phân hữu cơ với phân hóa
học sâu bệnh sẽ xuất hiện trễ hơn và gây thiệt hại ít hơn (đặc biệt là bệnh đốm vằn) so
với chỉ sử dụng phân hóa học đơn thuần (Nguyễn Ngọc Hà, 2000).

2.2.3 Đối với vi sinh vật
Phân hữu cơ là môi trường thích hợp cho vi sinh vật sống và phát triển. Phân chuồng
có ảnh hưởng đến vi sinh vật cố định đạm, đất được bón nhiều phân chuồng làm gia
tăng hiệu quả cố định đạm, số lượng vi sinh vật tăng lên làm khả năng khoáng hóa đạm
cũng tăng lên. Bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mật số vi sinh vật trong đất, giúp
đất có cấu trúc tốt hơn (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Bón phân hữu cơ đơn thuần hoặc
bón kết hợp phân hóa học thì vi sinh vật đất ổn định hơn, dẫn đến sự cân bằng trong đất
được tốt hơn (Nguyễn Ngọc Hà, 2000). Theo Wolgang Flaig (1984) hầu hết các vật
liệu hữu cơ được phân hủy trong đất do hoạt động của vi sinh vật, vì thế những yếu tố
ảnh hưởng đến chúng thì rất quan trọng trong việc chuyển hóa vật liệu hữu cơ, những
yếu tố ảnh hưởng là nhiệt độ, ẩm độ, điều kiện thoáng khí, dinh dưỡng trong đất.

7
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


2.2.4 Một số lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ
Phân hữu cơ có thể dùng bón lót cho cây trồng, nhưng bón phân chưa hoai có nhiều bất
lợi như: hạt cỏ, mầm bệnh từ phân gia xúc mắc bệnh, nấm bệnh, các acid hữu cơ (Vũ
Hữu Yêm, 1995 và Trần Thành Lập, 1998). Hơn nữa nguồn đạm trong phân chuồng rất
dễ mất do bay hơi (Lê Văn Khoa et al., 1996).
Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu
nhất định. Thường chúng phát triển tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng
cạn (Đường Hồng Dật, 2002). Theo Vũ Hữu Yêm (2000), muốn sử dụng phân vi sinh
có hiệu quả cao phải chú ý đến việc cải tạo môi trường đất trước khi bón phân vi sinh
vật, như khử chua nếu thấy pH đất không phù hợp với sự phát triển của vi sinh vật.
2.2.5 Một số dạng phân hữu cơ và vài nghiên cứu ứng dụng
Một số dạng phân hữu cơ
Một nền nông nghiệp bền vững và an toàn về lương thực trong quản lý tổng hợp dinh
dưỡng cho cây trồng, nhất thiết phải tính đến việc sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất

nông nghiệp. Chỉ chỉ có trên cơ sở đó thì độ phì nhiêu đất mới được bảo tồn và năng
suất cây trồng mới ổn định. Trên thế giới, trước năm 1950 khi mà công nghiệp hóa học
chưa phát triển thì người nông dân đều dùng chất thải của động vật và tàn dư của thực
vật để bón cho cây trồng. Ở Việt Nam, trước năm 1954 thì nông nghiệp Việt Nam là
nông nghiệp hữu cơ, nông dân ta có thói quen dùng phân chuồng để bón cho cây trồng.
Về sau, việc dùng phân hóa học ngày càng tăng do trong nước đã sản xuất được phân
hóa học và nhập phân hóa học từ nước ngoài càng nhiều. Tuy nhiên đến nay lượng
phân chuồng bón cho cây trồng vẫn chiếm rất cao trong tổng số phân bón hàng năm
(Phạm Tiến Hoàng, 2003).
Ở nước ta hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều dạng phân hữu cơ như: phân
hữu cơ tổng hợp chế biến từ bùn, rác thải công nghiệp, phân trùng, phân xanh, phân
hữu cơ vi sinh vật, phân chuồng…
Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân
xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy
hiệu quả sau khi được phân hủy. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót
cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số
địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta
gọi là “bón bổi”. Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loại cây
thuộc các như cỏ lào, cây quỳ dại… cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân
xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng
8
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu
thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ không khí.
Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả
năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.
Phân vi sinh vật là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có
nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm

phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân,
phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng…
Phân than bùn hiện nay được sản xuất trên cơ sở than bùn. Trên thị trường có các loại
phân hỗn hợp với các tên thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên
Giang), Biomix (Plây Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La
Ngà), Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại
phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc.
Phân tro, phân dơi: Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những
loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm. Phân dơi có hàm
lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các hang động trong núi đá, thu gom
phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông
dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng.
Phân rác là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây,
rơm rạ, chất thải rắn thành phố… được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước
giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.
Ngoài ra tại các vùng trồng mía sản xuất đường tại Vị Thanh – Hậu Giang, người dân
đã tận dụng bã bùn và xác mía còn lại ủ hoai mục làm phân bón cho cây trồng và đã
cho kết quả rất tốt.
Một số nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây, phân hữu cơ là một đề
tài luôn được quan tâm đặc biệt, có rất nhiều nghiên cứu đã được công bố và áp dụng
ngoài thực tế. Kết quả nghiên cứu của Dương Minh Viễn và Võ Thị Gương (2006) bón
phân hữu cơ từ bã bùn mía được bón trở lại cho vùng đất phèn trồng mía cho thấy hàm
lượng Al trao đổi và Al liên kết hữu cơ giảm đáng kể theo lượng tăng của phân bã bùn
mía, hàm lượng Pi (lân vô cơ) dễ tiêu trong đất tăng lên đáng kể so với không bón giúp
cải thiện Pi dễ tiêu trên đất phèn.

9
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Tân (2000) cho thấy rằng bón phân lân kết hợp
với bón phân hữu cơ cho chiều cao cây lúa, số lóng/cây, số cây/lô khác biệt có ý nghĩa
so với nghiệm thức không bón phân hữu cơ. Tương tự, kết quả của Trần Bá Linh
(1999) cho thấy phân hữu cơ từ hầm ủ biogas có tác dụng tốt trên đất phèn, hiệu lực
của phân gia tăng đáng kể ở vụ thứ hai.
Theo Tống Thị Thu Thủy (1986), đất phù sa bón phân xanh có hiệu quả làm gia tăng
năng suất lúa ở nghiệm thức bón 30 tấn/ha phân xanh so với nghiệm thức bón phân
đạm 25-100kgN/ha. Đối với đất phèn, bón phân xanh ở liều lượng 20-30 tấn/ha có tác
dụng tương tự như bón phân đạm ở mức 75-100kgN/ha. Khi bón phân chuồng kết hợp
với phân đạm và lân thích hợp (2/3 N và 1/2 P) là mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Nguyễn Công Vinh (2002), bón phân hữu cơ làm tăng năng suất và phẩm chất
cây trồng. Những nghiên cứu về cải tạo đất phiến thạch sét thoái hóa bằng phân chuồng
và phân xanh làm tăng năng suất cả hai loại cây trồng trong hệ thống xen canh (sắn,
lạc), cải tạo độ phì của đất. Ngoài ra, theo Dương Minh Viễn et al. (2006) thì sử dụng
phân hữu cơ từ bã bùn mía sẽ cải thiện dinh dưỡng P và độc chất Al trên đất phèn.
Theo Phạm Tiến Hoàng (2003), vai trò của phân hữu cơ trong việc điều hòa dinh
dưỡng tròg đất khá rõ ở nhiều yếu tố, trong đó rõ nét nhất là việc chuyển hóa lân khó
tan thành lân dễ tan cung cấp lân cho cây trồng. Với tác động của các lượng phân khác
nhau cho thấy lân tổng số và lân dễ tiêu tăng lên rõ rệt.
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất phèn (sau cấy 30
ngày)

Công thức thí nghiệm

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)

Đối chứng (không phân)

6,8


Bón phân khoáng NPK

7,5

Bón phân chuồng

12,9

Bón bèo dâu

9,4

(Nguồn: Phạm Tiến Hoàng (2003))

10
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×