Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN hữu cơ (COMPOST) lục BÌNH lên NĂNG SUẤT RAU MUỐNG và cải THIỆNTÍNH CHẤT hóa học đất PHÈN ở hòa AN PHỤNG HIỆP hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.28 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN QUỐC THĂM

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ (COMPOST)
LỤC BÌNH LÊN NĂNG SUẤT RAU MUỐNG VÀ
CẢI THIỆN TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT PHÈN
Trung tâm Học Ở
liệu
ĐH AN
Cần- Thơ
@ Tài
liệu -học
tậpGIANG
và nghiên cứu
HÒA
PHỤNG
HIỆP
HẬU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ (COMPOST)
LỤC BÌNH LÊN NĂNG SUẤT RAU MUỐNG VÀ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CẢI THIỆN TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT PHÈN
Ở HÒA AN - PHỤNG HIỆP - HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Dương Minh Viễn
Ths. Nguyễn Minh Phượng

Sinh viên thực hiện:
Phan Quốc Thăm
MSSV: 3053195
Lớp: KHĐ31

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----o0o----


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
Ngành Khoa Học Đất với đề tài:
“Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất rau
muống và cải thiện tính chất hóa học đất phèn ở Hòa An – Phụng Hiệp - Hậu
Giang”
Do sinh viên: Phan Quốc Thăm, MSSV: 3053195 thực hiên từ ….......
đến.............

Trung
tâm
Học
ĐH Cần
Nhận
xét của
cánliệu
bộ hướng
dẫn: Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


Cần Thơ , ngày.... tháng.... năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

i
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QLĐĐ
Xác nhận đề tài:“Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên
năng suất rau muống và cải thiện tính chất hóa học đất phèn ở Hòa An –
Phụng Hiệp - Hậu Giang”
Do sinh viên: Phan Quốc Thăm - Lớp Khoa Học Đất K31- Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2009
đến 05/2009, tại Hòa An – Phụng Hiệp - Hậu Giang và Bộ Môn Khoa Học Đất &
QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Ý kiến của Bộ Môn:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2009

ii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Ảnh hưởng
của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất rau muống và cải thiện
tính chất hóa học đất phèn ở Hòa An – Phụng Hiệp - Hậu Giang”
Do sinh viên: Phan Quốc Thăm, MSSV: 3053195 thực hiện và bảo vệ trước
hội đồng ngày…tháng... năm 2009
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…
Ý kiến của hội đồng:

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2009
Chủ tịch hội đồng

iii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LÝ SỬ CÁ NHÂN
----o0o---Họ và tên: Phan Quốc Thăm
MSSV: 3053195
Lớp: Khoa Học Đất khoá 31
Năm sinh: 1984
Tại: Phong Thạnh - Cầu Kè – Trà Vinh
Quê quán: Số 37 - Cả Chương - Phong Thạnh - Cầu Kè - Trà Vinh
Là con của ông, bà:
Họ tên cha: Nguyễn Văn Trạng
Họ tên mẹ: Huỳnh Thị Đẹp
Quá trình học tập:
Năm 2004 tốt nghiệp trường PTTH Cầu Kè
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2005-2006, học ngành Khoa Học Đất

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Khoa Học Đất năm 2009


iv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trước đây.
Tác giả luận văn

Phan Quốc Thăm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CẢM TẠ

ͯÎ
Bốn năm học đã trôi qua, gần một học kỳ vừa học vừa làm việc, vừa nghiên cứu lý
thuyết vừa tiến hành thực nghiệm, em đã hoàn thành xong đề tài luận văn tốt
nghiệp"ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ (COMPOST) LỤC BÌNH LÊN NĂNG
SUẤT RAU MUỐNG VÀ CẢI THIỆN TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT PHÈN Ở HÒA
AN - PHỤNG HIỆP - HẬU GIANG ”. Đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin
chân thành cảm ơn:
Ø Cha mẹ cùng anh, chị, em trong gia đình động viên, an ủi và tạo mọi điều
kiện tinh thần và vật chất cho em trong suốt quá trình học tập.
Ø Thầy Dương Minh Viễn trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời

gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Ø Cô cố vấn học tập Nguyễn Mỹ Hoa, Cô Trịnh Thị Thu Trang và thầy
Nguyễn Minh Đông đã chỉ dạy, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ø Cô Nguyễn Minh Phượng, anh Nguyễn Chí Tâm và chị Ngô Thị Hồng

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thắm cùng tất cả các cán bộ trong bộ môn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để
đề tài em được hoàn thiện hơn.
Ø Gia đình anh Trần Thanh Phong đã hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tại Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang.
Ø Tập thể các bạn lớp Khoa Học Đất K31 đã hết lòng giúp đỡ em trong bốn
năm học qua.
Luận văn tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
hạn chế. Rất mong sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô, sự đóng góp chân thành của các
bạn, nhất là những ai có quan tâm đến vấn đề này.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phan Quốc Thăm

vi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TÓM LƯỢC
Trên đất phèn pH thấp gây hại trực tiếp cho cây trồng và ảnh hưởng gián tiếp đến sự hòa tan
Al3+, Fe2+, Fe3+ và độ hữu dụng của lân do tạo thành hợp chất khó tan với phosphate, nồng
độ Al, Fe cao sẽ gây độc cho cây trồng. Để tăng độ hữu dụng của lân và giảm độc chất Al,

Fe, nhiều nghiên cứu cho rằng nên bón lân kết hợp với phân hữu cơ vì phân hữu cơ có khả
năng cung cấp thêm lân trong quá trình khoáng hóa, bên cạnh đó các phân tử hữu cơ đính
kết trên bề mặt các khoáng sét sẽ ngăn cản sự hấp phụ ion phosphate của các khoáng sét đó,
tạo phức bền với sắt, nhôm hoạt động có trong đất, và ngăn cản sự tạo thành phosphate
nhôm, sắt khó tan.
Đề tài “Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất rau muống và cải
thiện tính chất hóa học đất phèn ở Hòa An – Phụng Hiệp - Hậu Giang” được thực hiện nhằm
đánh giá hiệu quả cải thiện của các loại phân hữu cơ sản xuất từ rễ lục bình kết hợp với các
chất thải nông nghiệp khác như bã bùn mía, xác mía, rơm, phân heo lên năng suất cây trồng
và độ phì nhiêu đất.
Đề tài được tiến hành với hai thí nghiệm: Khảo sát khả năng khoáng hoá háo khí và yếm khí
phân hữu cơ lục bình trên đất phèn và thí nghiệm đồng ruộng trên rau muống
Kết quả thí nghiệm ủ khoáng hóa sau thời gian 1 tháng cho thấy hàm lượng Pdt (ủ yếm khí),
K+, Ca2+ ở các nghiệm thức có bón phân hữu cơ lục bình tăng lên rõ rệt so với nghiệm thức
đối chứng
không bón
cơ. Quá
trình
thấy hàmcứu
Trung
tâm Học
liệuphân
ĐHhữuCần
Thơ
@khoáng
Tài hóa
liệutrong
họcủ háo
tậpkhívàchonghiên
lượng Pdt tăng lên rõ rệt ở nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân RLB + PH + Rơm, hàm lượng

nhôm trao đổi trong đất có bón phân hữu cơ có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Đối
với hàm lượng Ndt thì kết quả ủ khoáng hóa cho thấy trong điều kiện háo khí hàm lượng
NH4+ gia tăng có ý nghĩa trong các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ (trừ nghiệm thức
bón 5 tấn/ha (RLB+BBM+XM) so với nghiệm thức đối chứng, trong khi ở điều kiện yếm khí
thì có sự gia tăng của NO3- ở nghiệm thức bón 5 tấn/ha (RLB + PH + Rơm) so với nghiệm
thức không sử dụng phân hữu cơ.
Thí nghiệm đồng ruộng thực hiện trên đất phèn tại Hòa An cho thấy, sử dụng phân hữu cơ
lục bình với liều lượng từ 5 tấn – 10 tấn/ha kết hợp với phân vô cơ theo khuyến cáo có tác
dụng làm gia tăng năng suất và chiều cao của rau muống. Đối với độ phì nhiêu đất, qua một
vụ sử dụng phân hữu cơ trên đất trồng rau muống cho thấy, hàm lượng Ca, Mg trong đất ở
các nghiệm thức sử dụng 5tấn/ha (RLB + BBM + XM) và 10 tấn/ha (RLB + PH + Rơm) gia
tăng có ý nghĩa so với chỉ sử dụng phân vô cơ. Trong khi đó, hàm lượng CHC, K và pH chưa
thấy có sự cải thiện rõ rệt.
Kết quả đề tài bước đầu cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ trên đất phèn có hiệu quả cải
thiện năng suất và độ phì của đất, tuy chưa rõ rệt. Điều này có thể là do thí nghiệm mới chỉ
được tiến hành qua 1 vụ, do đó cần có các thí nghiệm dài hạn để có thể đánh giá rõ hơn hiệu
quả cải thiện của phân hữu cơ trên năng suất cây trồng và độ phì đất.

vii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................ i
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QLĐĐ ................ ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO............................................ iii
LÝ SỬ CÁ NHÂN .................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................... vi

TÓM LƯỢC ............................................................................................ vii
MỤC LỤC............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................... xii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................. xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... xiv

Chương
LƯỢC
TÀI LIỆU
Trung
tâm 1:Học
liệuKHẢO
ĐH Cần
Thơ...................................................................
@ Tài liệu học tập và nghiên1cứu
1.1 Chất hữu cơ ..................................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về chất hữu cơ ........................................................................ 1
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ ............................................................................ 1
1.2 Phân hữu cơ .................................................................................................... 2
1.2.1 Vai trò của phân hữu cơ ........................................................................... 2
1.2.1.1 Vai trò của phân hữu cơ đối với cây trồng ....................................... 2
1.2.1.2 Vai trò của phân hữu cơ đối với đất .................................................. 2
1.3 Đất phèn .......................................................................................................... 5
1.3.1 Sự phân bố của đất phèn .......................................................................... 6
1.3.2 Phân loại đất phèn .................................................................................... 6
1.3.3 Đặc tính bất lợi của đất phèn .................................................................... 6
1.3.4 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất phèn ..................................................... 7

viii

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.3.4.1 Biện pháp thủy lợi ............................................................................. 7
1.3.4.2 Biện pháp canh tác ............................................................................ 8
1.3.4.3 Biện pháp hóa học ............................................................................. 8
1.3.4.4 Biện pháp bố trí cây trồng hợp lý ...................................................... 8
1.4 Vài nét về cây trồng ........................................................................................ 9
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 10
2.1 Phương tiện ................................................................................................... 10
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 10
2.1.2 Các phương tiện vật tư .......................................................................... 10
2.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................... 10
2.2.1 Thí nghiệm đồng ruộng trên rau muống ................................................ 10
2.2.2 Thí nghiệm ủ khoáng hóa ....................................................................... 11
2.2.2.1 Ủ yếm khí ......................................................................................... 12
2.2.2.2 Ủ thoáng khí .................................................................................... 12
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.3 Phương pháp phân tích ................................................................................. 13
2.4 Thống kê và xử lý số liệu .............................................................................. 13
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 14
3.1 Đặc tính đất thí nghiệm ................................................................................. 14
3.2 Tính chất của phân hữu cơ lục bình .............................................................. 15
3.3 Khả năng khoáng hóa của phân hữu cơ lục bình sử dụng trên đất phèn ..... 16
3.3.1 Kết quả ủ khoáng hóa phân hữu cơ trong điều kiện háo khí: Ảnh hưởng
lên dưỡng chất khoáng và một số tính chất hoá học đất phèn ........................ 17
3.3.2 Kết quả ủ khoáng hóa phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí: Ảnh hưởng
lên dưỡng chất khoáng và một số tính chất hoá học đất phèn ........................ 20
3.4 Hiệu quả của phân hữu cơ lục bình ảnh hưởng lên năng suất và chiều cao rau

muống ................................................................................................................. 22

ix
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


3.4.1 Hiệu quả của phân hữu cơ lục bình ảnh hưởng lên năng suất rau muống
......................................................................................................................... 22
3.4.2 Hiệu quả của phân hữu cơ lục bình ảnh hưởng lên chiều cao rau muống
......................................................................................................................... 23
3.5 Hiệu quả của phân hữu cơ lục bình trong cải thiện độ phì nhiêu đất ........... 24
3.5.1 pH đất và chất hữu cơ ............................................................................ 24
3.5.2 Hàm lượng các cation base trao đổi trong đất........................................ 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 27
Kết luận ............................................................................................................... 27
Kiến nghị ............................................................................................................. 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 28

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

QLĐĐ


Quản lý đất đai

SHƯD

Sinh học ứng dụng

KC

Phân vô cơ theo khuyến cáo (100-60-60)

RLB

Rễ lục bình

BBM

Bã bùn mía

XM

Xác mía

PH

Phân heo

Pdt

Lân dễ tiêu


Al-tđ

Nhôm trao đổi

pHH2O

pH trích bằng nước

NSKG

Ngày sau khi gieo

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Ngày
Thơsau
@khi
Tài
học tập và nghiên cứu
NSTH
thuliệu
hoạch

xi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa hình

Trang

3.1 Hiệu quả của phân hữu cơ lục bình lên năng suất của rau muống ............. ...22
3.2 Hiệu quả của phân hữu cơ lục bình lên chiều cao của rau muống ................ 23

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Tính chất của đất thí nghiệm ............................................................. 14

3.2

Tính chất của phân hữu cơ lục bình .................................................. 15

3.3


Hàm lượng NH4+, NO3-, K+ và Ca2+ trong đất ủ thoáng khí.............. 17

3.4

Hàm lượng pH, Al 3+ và P trong đất ủ thoáng khí............................... 18

3.5

Hàm lượng NH4+, NO3-, K+ và Ca2+ trong đất ủ yếm khí.................. 20

3.6

Hàm lượng Al 3+và P trong đất yếm khí........................................... ..21

3.7

pH và chất hữu cơ trên đất trồng rau muống vụ một........................ 24

3.8

Hàm lượng Ca2+, K+, Mg2+ trên đất phèn rau muống vụ một .......... 26

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xiii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên đất phèn thì có những trở ngại lớn như pH đất thấp, giàu hợp chất Fe, Al,

H2S, Mn và nghèo các dưỡng chất N, P, K, Ca và Mg (Võ Thị Gương, 2003). Vì
vậy, để sản xuất có hiệu quả cần thiết phải có sự kết hợp giữa bón phân hoá học
với phân hữu cơ trong quá trình canh tác. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chất
hữu cơ có khả năng tạo phức với Al, Fe di động và Al, Fe hoạt động trong khoáng
sét và trên bề mặt của tinh thể oxide và hydroxide Al, Fe (Dương Minh Viễn,
2007). Do đó, chất hữu cơ sẽ giúp giảm sự hình thành phosphate Al, Fe, qua đó sẽ
cải thiện độ hữu dụng của P (Dương Minh Viễn, 2007). Việc sử dụng phân hữu cơ
góp phần làm giảm thành phần Al, Fe hoạt động, tăng độ hữu dụng của lân, giảm
độc chất Al, Fe đối với cây trồng.
Ngoài ra, bón phân hữu cơ còn góp phần cải thiện các tính chất lý, hoá và sinh học
của đất. Qua đó nâng cao độ phì nhiêu của đất và làm tăng hiệu lực của phân vô
cơ, giúp giảm chi phí đầu tư cho phân bón, góp phần nâng cao lợi nhuận cho
người sản xuất (Bùi Đình Dinh, 1988).
Đề tài “Ảnh hưởng của phân hữu cơ (compost) lục bình lên năng suất rau
muống và cải thiện tính chất hóa học đất phèn ở Hòa An – Phụng Hiệp - Hậu
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Giang” được nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ lục bình trong
việc cải thiện năng suất rau muống và độ phì nhiêu của đất.

xiv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Chất hữu cơ
1.1.1 Khái niệm về chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa từ đá mẹ
để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ và là nguồn
nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu của đất. Số lượng và tính chất của chất hữu cơ

quyết định đến nhiều tính chất hóa lý và sinh học của đất (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn
Thế Hùng, 1999)
Chất hữu cơ là bộ phận của đất có thành phần phức tạp và có thể chia làm 2
phần: Phần thứ nhất là chất hữu cơ chưa bị phân hủy và những tàn tích hữu cơ như:
Thân, rễ, lá thực vật, xác động vật, xác vi sinh vật. Phần thứ hai là những chất hữu cơ
đã phân giải. Trong phần chất hữu cơ đã phân giải chia làm hai nhóm: Nhóm những
hợp chất hữu cơ ngoài mùn và nhóm những hợp mùn. Nhóm những hợp chất trong đất
ngoài mùn chiếm tỉ lệ thấp trong toàn bộ chất hữu cơ thường không vượt quá 10-15%
(trừ than bùn hoặc đất dưới rừng có tầng thảm mục dày). Nhóm chất hữu cơ này gồm
các chất hữu cơ thông thường có trong động vật, thực vật và vi sinh vật như:
protein,
andehyde…..Nhóm
những
là những
hợp
Trungcarbonhydrate,
tâm Học liệu
ĐHlignin,
Cầnlipid,
Thơ
@ Tài liệu học
tậphợp
vàmùn
nghiên
cứu
chất cao phân tử có cấu tạo phức tạp. Chúng chiếm tỉ lệ cao trong chất hữu cơ ( khoảng
85-90%).
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ
Nguồn gốc của chất hữu cơ trong đất là mô thực vật: Thân, rễ, lá cây sau khi chết đi sẽ
bị mục nát, hoa màu sau khi thu hoạch thì phần còn lại như: Lá hay rễ cũng bị phân

hủy để cung cấp chất hữu cơ cho đất. Ngoài ra, động vật cũng là nguồn cung cấp chất
hữu cơ cho đất (Thái Công Tụng, 1969 trích trong Lê Tuấn Anh, 2003). Cụ thể chất
hữu cơ được bổ sung vào đất từ các nguồn sau đây:
• Xác sinh vật (còn gọi là tàn tích sinh vật): Đây là nguồn hữu cơ chủ yếu. Sinh
vật đã lấy thức ăn từ đất để tạo nên cơ thể chúng và khi chết đi để lại những tàn
tích hữu cơ cho đất. Trong xác sinh vật có tới 4/5 là từ thực vật. Tính trung bình
hàng năm đất được bổ sung từ thực vật 5-18 tấn thân, rễ và lá trên ha (Nguyễn
Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999). Ngoài thực vật thì xác vi sinh vật và động
vật đã cung cấp một phần hết sức đáng kể, mặc dầu khối lượng không lớn
nhưng có chất lượng tốt.

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

1


• Phân hữu cơ: Đối với đất đang canh tác thì lượng chất hữu cơ do con người bón
vào là nguồn hữu cơ đáng kể. Những nơi thâm canh cao người ta có thể bón đến
80 tấn phân hữu cơ trên ha. Nguồn phân hữu cơ bao gồm: Phân chuồng, phân
xanh, phân rơm rác, bùn ao…..tùy thuộc vào loại phân hữu cơ khác nhau mà
chất lượng khác nhau.
1.2 Phân hữu cơ
Là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư
thừa thực vật, phân chuồng, phân xanh, các chất thải thực vật, các phế phẩm nông
nghiệp và công nghiệp được ủ thành phân. Sau khi phân hủy có khả năng cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng, làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ
phì nhiêu cho đất.
Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm
bảo năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào

phân vô cơ không là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh
dưỡng (Bùi Đình Dinh, 1998).
1.2.1 Vai trò của phân hữu cơ
trò liệu
của phân
cơ đối
với @
cây Tài
trồngliệu học tập và nghiên cứu
Trung1.2.1.1
tâm Vai
Học
ĐHhữu
Cần
Thơ
Từ lâu vấn đề này được biết đến, chất hữu cơ trong đất có ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây trồng, nó không thể giải thích thông qua sự thêm chất dinh dưỡng đơn độc.
Chất hữu cơ chứa các nguyên tố N, P, K, Mg, Ca, S….. và nhiều nguyên tố vi lượng
cần thiết cho cây. Cây có thể hút trực tiếp một lượng chất đạm hữu cơ dưới dạng amino
acid như: Alanine, glycine, còn thông thường thì cây hút các chất dinh dưỡng dưới
dạng muối khoáng có được từ sự khoáng hóa chất hữu cơ. Kết quả nghiên cứu trên lúa
cho thấy lúa có thể sử dụng đến 80% N từ sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ngay
cả khi đất được bón phân N (Ponnam Peruma,1984 trích trong Đỗ Thị Thanh Ren,
1993). Bón kết hợp thích đáng giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng tăng
năng suất cây trồng.
1.2.1.2 Vai trò của phân hữu cơ đối với đất
Phân hữu cơ cải thiện lý hóa tính và đặc tính sinh học của đất, làm đất tơi xốp, thoáng
khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…..tạo điều
kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các vi sinh vật hữu ít trong đất, giúp bộ rễ cây
trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh các quá trình phân giải các hợp chất vô cơ,

hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K và các nguyên tố vi lượng,….để cây

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

2


trồng hấp thụ, qua đó giảm các tổn thất do bay hơi, rữa trôi gây ra. Phân hủy các độc tố
trong đất, tiêu diệt các loại nấm bệnh, các loại vi sinh vật gây hại, làm giảm mầm mống
sâu bệnh trong đất, góp phần làm sạch môi trường, cho nông sản sạch, an toàn trong
tiêu dùng, chất lượng cao.
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết
quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất
phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng
bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân
xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N
kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3
tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha (Thông tin từ Cục Trồng Trọt,
).
Việc bón rơm rạ sẽ có hiệu quả tốt cho cây lúa. Bằng chứng là để đạt năng suất
cao, các nông dân Nhật Bản đã bón từ 8-30 tấn phân ủ hoai mục cho một ha. Nghiên
cứu cũng cho thấy, bón phân xanh cho lúa đem lại hiệu quả cao ( Phan Thị Công,
2006).
Cải tạo hóa tính đất và bồi dưỡng đất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất toàn diện, đặc biệt là nó cải tạo nhiều đặc tính xấu
của đất (như nén dẻ, đóng ván lớp đất mặt, nghèo kiệt dinh dưỡng,…). Ngoài việc cải

tạo tình trạng dinh dưỡng của đất, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn
trong đất mà phân hóa học không có được (Trần Văn Hai, Trần Thị Ba, 1999).

Thiếu chất hữu cơ, đất dốc dễ bị xói mòn và bạc màu. Chất hữu cơ có tác dụng
như keo giữ các hạt đất nhỏ tạo thành các đoàn lạp bền, làm gia tăng khả năng thấm và
giữ nước, đồng thời, nếu hàm lượng mùn trong đất tăng lên thì các chất dinh dưỡng do
ta bón cho cây trồng như: N, P, K,….cũng ít bị rửa trôi hay bay hơi, làm gia tăng hiệu
quả của phân bón sử dụng. Ngoài ra, phân hữu cơ cũng làm gia tăng khả năng đệm của
đất, nghĩa là khi bón các loại phân hóa học hoặc vôi vào đất thì tính chất hóa học của
đất như: Chua, kiềm, mặn…. ít thay đổi đột ngột nên cây trồng ít bị thiệt hại. Bón phân
hữu cơ vào các loại đất nhẹ, đất xám, đất cát làm cho đất không có cấu trúc rời rạc, nhờ
đó hạn chế sự bốc thoát hơi nước và thấm lậu xuống các tầng đất bên dưới, làm gia
tăng lượng nước hữu dụng cho cây trồng, giúp cây có thể chống chịu tốt hơn trong điều
kiện khô hạn, Ngược lại, đối với đất thịt nặng hoặc đất sét, nếu được bón nhiều phân
hữu cơ thì đất trở nên tơi xốp hơn do đó trong điều kiện mưa nhiều đất ít bị dính chặt

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

3


hay ít bị ngập úng tạo điều kiện tốt cho rễ cây trồng phát triển (Preston Sullivan, 2000;
Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
Bón phân hữu cơ sẽ cung cấp thêm các khoáng chất cần thiết cho cây trồng,
đồng thời phân hữu cơ có tác dụng làm tăng khả năng hòa tan một số khoáng chất khó
tan.
Phức hữu cơ – vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên
tố khoáng làm hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây.
Các chất hữu cơ sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi chất của đất. Đặc

tính này quan trọng đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ.
Cây trồng lấy từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn, nhiều chất bị rửa trôi, bay
hơi nên cần phải trả lại lượng dinh dưỡng cho đất để duy trì độ phì nhiêu và đáp ứng
nguồn thức ăn cho cây trồng. Bón phân hữu cơ có tác dụng cung cấp cho đất gần như
đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết: N, P, K, Mg, Ca, ….. và nhiều chất vi lượng khác
mà phân hóa học không có đặc điểm này (Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004) phân hữu cơ còn cung cấp CO2 cho sự quang tổng
hợp chất hữu cơ, làm giảm khả năng trực di các cation. Vì vậy, làm tăng hiệu quả của
hóaHọc
học bón
đất….
Bón
phân@
hữuTài
cơ làm
lượng
tiêu, tăngcứu
dung
Trungphân
tâm
liệuvào
ĐH
Cần
Thơ
liệutăng
học
tậplân
vàdễnghiên
+
tích hấp thu (CEC) và tăng khả năng hấp thu NH4 .

Cải tạo lý tính của đất
Theo Ngô Ngọc Hưng và Đỗ Thị Thanh Ren (1993), chất hữu cơ ảnh hưởng đến các
tiến trình vật lý đất như:
• Cải thiện cấu trúc đất: Ảnh hưởng trực tiếp do làm mất độ cứng của đất, chất
mùn trong phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo
nên cấu trúc bền, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn đất,
làm cho cây trồng thu hút các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Ảnh hưởng gián
tiếp là do hoạt động của vi sinh vật làm cho cấu trúc trở nên tốt hơn.
• Gia tăng khả năng giữ nước của đất: Ảnh hưởng trực tiếp bởi sự liên kết nước
với chất hữu cơ và ảnh hưởng gián tiếp bởi bởi sự cải thiện cấu trúc đất. Phân
hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm cho nước ngấm sâu trong
đất được thuận lợi hơn, khả năng giữ nước cao hơn, và bốc thoát hơi mặt đất ít
đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới.

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

4


• Cải thiện độ thoáng khí của đất. Vì vậy, tăng khả năng cung cấp oxy cho rễ cây
từ không khí và tạo ra con đường thoát CO2 từ không gian rễ. Phân hữu cơ có
tác dụng làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh sự xói mòn.
• Làm gia tăng lượng nhiệt trong đất: Ảnh hưởng trực tiếp do mùn có màu sẫm,
làm gia tăng sự hấp thu nhiệt của đất và ảnh hưởng gián tiếp do cải thiện cấu
trúc đất.Ví dụ sự rút ra nhanh chóng lượng nước dư thừa trong các chổ nứt làm
gia tăng nhiệt độ nhanh hơn.
• Theo nghiên cứu của Lê quang Trí, Võ Thị Gương, Trần Kim Tính trích trong
Nguyễn Thanh Bình (2001), đã nghiên cứu cho thấy rằng: Chất hữu cơ trong đất
và chất hữu cơ vùi vào trong đất có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ tiêu hóa lý của

đất. Bón phân hữu cơ đã cải thiện được các đặc tính vật lý có lợi cho cây trồng.
Sau hai năm vùi chất hữu cơ liên tục dung trọng bé dần và độ xốp tăng lên rõ,
độ ẩm đất cao hơn.
Tác dụng đến đặc tính sinh học của đất
Quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật (cả
thức ăn khoáng và thức ăn hữu cơ) tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể vi sinh vật phát
nhanh,
cả vi ĐH
sinh vật
tự dưỡng
sinh liệu
vật dịhọc
dưỡng,
vùivà
phân
hữu cơ vào
đất
Trungtriển
tâm
Họckểliệu
Cần
Thơ và
@viTài
tập
nghiên
cứu
ngay cả giun đất cũng phát triển mạnh.
Một số hoạt tính sinh học được hình thành lại tác động đến việc tăng trưởng và
trao đổi chất của cây. Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng nhiều thì độ phì nhiêu
phục hồi càng nhanh.

Chức năng vệ sinh bảo vệ
Tăng cường phân hủy sinh học nông dược dư tồn trong đất thông qua việc kích thích
hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất. Hấp phụ các chất làm ô nhiễm đất như tạo phức
với kim loại nặng, một số nông dược (Dương Minh Viễn, 1999).
1.3 Đất phèn
Đất phèn là nhóm đất thường tập trung ở địa hình thấp trũng, tầng mặt thường chứa
nhiều chất hữu cơ và các tầng bên dưới là các tầng phèn (Jarosite), hoặc tầng đất chứa
vật liệu sinh phèn (pyrite). (Theo hệ thống phân loại của Mỹ, USDA-soil taxonomy).

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

5


1.3.1 Sự phân bố của đất phèn
Ở Việt Nam đất phèn tập trung lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Châu
thổ ĐBSCL là một đồng bằng trẻ được hình thành vào khỏang 6.000 năm lại đây với
diện tích ước khoảng 7 triệu ha đất canh tác ở ĐBSCL thì có 1,4 triệu ha là đất phèn,
nếu kể cả đất nhiễm mặn bên dưới có nhiều pyrite thì tổng diện tích đất phèn lên tới 2,6
triệu ha tập trung nhiều ở hai vùng: Đồng Tháp Mười (576.000 ha) và Tứ Giác Long
Xuyên – Hà Tiên (250.000 ha) còn lại phân bố rãi rác ở các tỉnh.
1.3.2 Phân loại đất phèn
Theo kết quả khảo sát của chương trình 60-02 (1984-1986) và chương trình 60B
(1985-1988), có thể phân chia đất phèn ở ĐBSCL thành những loại hình cơ bản sau:
• Đất phèn tiềm tàng: Tập trung lớn nhất ở mũi Cà Mau, đất thường ở dạng thô
không thuần thục thường lẫn xác bã hữu cơ bán phân hủy, tầng chứa vật liệu
sinh phèn thường bị oxy hóa, chua nhanh chóng khi bị oxy hóa.
• Đất phèn hoạt động: Phân bố rãi rác hầu như ở các vùng đất phèn nội địa.


Trung

• Đất phèn mặn: Phân bố chủ yếu ở vùng ven biển Đông – Vịnh Thái Lan và vùng
bán đảo Cà Mau, những khu vực còn ảnh hưởng nước triều từ biển xâm nhập
tâmvào.
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
• Đất phèn thoát ly hẳn ảnh hưởng bởi mặn: Phân bố ở những khu vực sâu trong
nội địa.

1.3.3 Đặc tính bất lợi của đất phèn
Theo Phan Thanh Sĩ (1991) đất phèn có những đặc tính sau:
• pH: Trong đất phèn, pH thường thấp và dao động từ 3-4.5 thậm chí có nơi chỉ
có 2,5). Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng như rễ cây trồng phát triển kém….. (Võ Thị Gương, 2009) và gây độc
gián tiếp cho cây trồng như: Làm tăng hàm lượng độc Al3+, Fe2+, SO42-…..đồng
thời làm giảm độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất P, Mo, Cu….( Lê
Viết Phùng, 1987).
• Al3+ trao đổi: Al gây độc trực tiếp làm cản trở sự tăng trưởng của tế bào, làm rối
loạn sự phân cắt tế bào do cầu nối Al – DNA. Ngoài ra Al cao còn cản trở sự
hấp thu K, Ca, Mg…của tế bào lông hút rễ. Al3+ trao đổi hiện diện cao trong đất
tạo điều kiện rửa trôi K+, Ca2+, Mg2+ và phân đạm, phân kali trong đất và kết
hợp với các dạng phân lân dễ tiêu khi bám vào đất thành những chất khó tan,
Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

6


nồng độ Al cao còn làm xấu đi lý tính của đất (Nguyễn Văn Ni, Bản tin trồng
trọt số 5).

• EC: Đối với đất phèn cũng như vùng đất mặn EC là yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây trồng, thông thường đất phèn bị ngập nước nồng độ EC từ 24ms/cm. Nhưng khi vượt quá 4ms/cm sẽ gây hại cho cây trồng
(ponnamperuma, 1976).
• Fe2+ và Fe3+: Fe3+ là ion gây độc hơn so với Fe2+, khi Fe3+ bị khử cho ra Fe2+,
lượng Fe2+ trên 300-500 ppm sẽ gây hại cho cây trồng (CT-WHO, 1982).
• Lưu huỳnh: Trong đất phèn dạng gây độc của lưu huỳnh là H2S hàm lượng
SO42- cao trong điều kiện khử tạo ra H2S là chất độc đối với bộ rễ, nó làm giảm
khả năng oxy hóa, ngăn cản hô hấp và hấp thu chất dinh dưỡng, xúc tiến ngộ
độc Fe (Bản tin trồng trọt số 2, 1985).
• Thiếu lân: Trong đất phèn dạng gây độc hại về Fe, Al, độ mặn thì sự thiếu lân sẽ
biểu hiện rõ nhất. Trong đất phèn yếu tố thiếu lân giới hạn sự tăng trưởng của
cây trồng. Sự thiếu lân do pH thấp nồng độ Fe, Al cao sẽ cố định các dạng lân
dễ tiêu đã làm cho đất rất nghèo lân.

Trung1.3.4
tâm
Học
liệu
Thơ
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Biện
pháp
cải ĐH
tạo vàCần
sử dụng
đất@
phèn
Theo Phan Thanh Sĩ (1991) khi sử dụng có thể kết hợp đồng thời một số biện pháp
nhằm cải tạo đất phèn và canh tác hợp lý như sau:
1.3.4.1 Biện pháp thủy lợi

Đối với nhóm đất phèn tiềm tàng: Đặc điểm của loại đất này có chứa tầng pyrite, đất và
nước không bị chua nhưng trong đất có chứa nhiều H2S, CH4. Vì vậy biện pháp quan
trọng nhất được sử dụng là luôn giữ được nước ngập trên mặt ruộng hoặc ít nhất giữ
được nước trên tầng sinh phèn (FeS2). Trong điều kiện đó, đất luôn ở trạng thái khử
nên không chua, nhưng nếu giữ ngập nước lâu ngày thì các ion Fe2+ và các chất H2S,
CH4 tăng dần đến mức độ cao sẽ gây độc cho cây, nếu chủ động được lượng nước thì
tiêu bỏ ngay lượng nước cũ lấy lượng nước khác.
Nhóm đất phèn hoạt động: Có nhiều đặc tính bất lợi như: pH rất thấp, độc tố rất
cao, biện pháp tốt nhất là tạo mương rảnh rửa phèn để đưa các ion Al3+, Fe2+, SO42thoát ra mương từ đó thoát ra sông rạch. Hiệu quả của việc rửa phèn này tùy thuộc vào
khoảng cách mương rảnh và tính thấm của loại đất, độ sâu mương phèn, tùy thuộc vào
độ sâu xuất hiện jarosite, ở nơi chủ động được thủy triều đưa nước vào mương rảnh để
khống chế sự trở thành acid.
Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

7


1.3.4.2 Biện pháp canh tác
Cày ải vào mùa khô là biện pháp làm đất có hiệu quả nhất, cày ải nhằm mục đích cắt
đứt mao dẫn của các chất sinh phèn, cày ải giúp đất thoáng khí, thúc đẩy quá trình oxy
hóa, sau đó nhờ nước mưa đầu nguồn hòa tan và rửa trôi độc chất (Võ Đức Nguyên,
1982).
1.3.4.3 Biện pháp hóa học
Vôi có khả năng cải tạo lý tính đất làm cho đất có cấu trúc tốt hơn, bón vôi có tác dụng
nâng cao pH đất làm giảm độc chất Al và Fe. Trong đất phèn, khi bón lân vào đất sẽ bị
cố định ngay bởi Al và Fe, do đó trước khi bón lân nên tiến hành bón vôi trước (Võ
Đức Nguyên, 1982).
Theo Dương Minh Viễn và ctv (2006), phân hữu cơ ủ từ bã bùn mía được bón trở lại
cho đất phèn vùng trồng mía nguyên liệu chính ở ĐBSCL nhằm cải thiện độc chất Al

và dinh dưỡng lân. Trên đất phèn, hàm lượng Al hoạt động, Al trao đổi, Al hòa tan
cũng như các thành phần Al khác như Al liên kết với hữu cơ đều giảm đáng kể cùng
với tăng lượng bón phân bã bùn mía. Hầu hết P dễ tiêu trong phân bã bùn sau khi bón
đều chuyển sang Al-P và Fe-P. Phân bã bùn mía cải thiện được sinh trưởng của rễ bắp
trồng trên nền đất phèn nhờ giảm độc chất Al.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy phân hữu cơ có tác dụng làm tăng năng suất lúa ở 2 và 3
vụ sau khi bón phân hữu cơ liên tục. Lượng phân hữu cơ có hiệu quả nhất là 2
tấn/ha/vụ (Nguyễn Kim Chung, 2007).
Theo Trần Bá Linh và ctv (2008), đối với các cây trồng cạn, sau 2 vụ canh tác có sử
dụng phân hữu cơ dung trọng, độ bền đoàn lạp đất được cải thiện so với không bón
hữu cơ. Trên đất lúa, thí nghiệm được thực hiện từ năm 2002 cho đến nay, cũng cho
thấy ảnh hưởng cải thiện của phân hữu cơ lên dung trọng và độ bền đoàn lạp ở tầng
canh tác.
1.3.4.4 Biện pháp bố trí cây trồng hợp lý
Đặc điểm của đất phèn là pH thấp (pH từ 3-4.5 thậm chí có nơi chỉ có 2,5), độ độc của
Al và Fe cao, hàm lượng lân nhất là lân dễ tiêu thiếu nghiêm trọng. Nếu như lai tạo
được một giống cây trồng nào đó nói chung có khả năng chống chịu phèn cao sẽ tốt
hơn, vì các biện pháp cải tạo hóa học nhưng thường rất tốn kém.

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

8


Hiện nay, ngành nông nghiệp đang cố gắng tìm kiếm những loại cây trồng có
khả năng thích nghi được trong điều kiện đất phèn như: Khóm, mía, khoai mì, bạch

đàn, tràm,… có thể cho năng suất nào đó mà trong điều kiện trước mắt chưa có khả
năng đầu tư cải tạo.
Trong điều kiện đất quá chua chưa sử dụng được trong nông nghiệp, người ta
đề nghị dùng đất này trồng tràm hoặc lên liếp trồng khóm, mía,… nước mưa sẽ rủa
phèn làm ngọt dần (Võ Đức Nguyên, 1982).
1.4 Vài nét về cây trồng
Rau muống
Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang
Convolvulaceae. Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím,
quả nang chứa 4 hạt có lông màu hung.
Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á,
nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương.
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống được
ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng. Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: Đất sét, đất
Trungcát,tâm
Học
ĐH
Cần
@được
Tàibón
liệuphân
học
vàđộnghiên
đất pha
cát,liệu
đất ẩm
giàu
mùnThơ
hoặc đất
hữutập

cơ, có
pH= 5,3 –cứu
6,0.
Trên đất phèn thì có những trở ngại lớn như pH đất thấp, giàu hợp chất Fe, Al, H2S,
Mn và nghèo các dưỡng chất N, P, K, Ca và Mg (Võ Thị Gương, 2003). Vì vậy, để sản
xuất có hiệu quả và bền vững, cần thiết phải có sự kết hợp giữa bón phân hoá học với
phân hữu cơ trong quá trình canh tác. Theo Violante và Gianfreda (1993) cho rằng hàm
lượng P trong phân hữu cơ có ảnh hưởng đến độ hữu dụng của P vì khi chất hữu cơ bị
khoáng hoá sẽ phóng thích P vào trong dung dịch đất, đồng thời làm giảm sự hấp phụ P
và gia tăng P di động trong đất. Trong khi đó, sự hấp phụ Al bởi các gốc carboxyl và
hydroxyl của chất hữu cơ có vai trò quan trọng đối với tính đệm pH của đất cũng như
tính hoà tan của Al trong đất chua (Tipping and Woof, 1991). Xuất phát từ yêu cầu thực
tế trên kết hợp với nguồn nguyên liệu hữu cơ phong phú tại địa phương (lục bình, rơm,
phân heo, bã bùn mía,...), người nông dân ở vùng đất phèn Hậu Giang có thể sử dụng
các nguồn chất thải này để sản xuất phân hữu cơ ở qui mô hộ gia đình và sử dụng nó
cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, bảo
vệ môi trường và duy trì độ phì nhiêu đất. Vì thế, đề tài này được thực hiện với mục
tiêu: Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ lục bình trong việc cải thiện năng suất rau
muống và độ phì nhiêu của đất.

Trang
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

9


×