Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ một số đặc TÍNH vật lý đất vườn TRỒNG MĂNG cụt ở cái RĂNG và PHONG điền TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.61 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QLĐĐ

TRẦN VĂN TUY

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT
VƯỜN TRỒNG MĂNG CỤT Ở CÁI RĂNG
VÀ PHONG ĐIỀN - TP.CẦN THƠ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG
CỤT Ở CÁI RĂNG VÀ PHONG ĐIỀN-TP.CẤN THƠ”
là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên
cứu nào trước đây.

Tác gi ả Luận văn

Trần Văn Tuy



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

i
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QLĐĐ

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG
CỤT Ở CÁI RĂNG VÀ PHONG ĐIỀN-TP.CẤN THƠ”
Do sinh viên Trần Văn Tuy thực hiện và đề nạp.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
----------------------------------------------------------------------------------------------------Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
C ần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Cán b ộ hướng dẫn

Ths. Tr ần Bá Linh

ii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QLĐĐ
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với đề tài :
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG
CỤT Ở CÁI RĂNG VÀ PHONG ĐIỀN-TP.CẤN THƠ”
Do sinh viên Trần Văn Tuy thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ngày … tháng … năm 2009
Luận văn được đánh giá ở mức :-----------------------------------------------------------Ý kiến Hội đồng : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
CHỦ NHIỆM KHOA

iii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

* PHẦN I: LÝ LỊCH
Ø Họ và tên: TRẦN VĂN TUY
Ø Sinh ngày: 10 tháng 06 năm 1985, tại Long Mỹ Hậu – Giang.
Ø Nguyên quán: Ấp 6 – Xã Long Trị – Huyện Long Mỹ – Tỉnh Hậu Giang.
Ø Họ và tên Cha: TRẦN VĂN TÔN
Ø Họ và tên Mẹ: NGUYỄN THỊ XÊ
* PHẦN II: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN

Ä Năm 1992-1997: học Tiểu học Trường Tiểu học Long Trị II
Ä Năm 1997-2001: học Trung học cơ sở Trường THCS Long Trị I
Ä Năm 2001-2004: học Trung học phổ thông Trường THPT Long Mỹ
Ä Năm 2005-2009: học Đại học Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Khoa Học Đất - Khóa 31 (2005-2009), Khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng và đã tốt nghiệp Kỹ sư Ngành Khoa Học Đất vào tháng 06/2009.
* PHẦN III: ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Trung tâmFHọc
liệu
Thơ
Tài Long
liệu Mỹ
học
tậpHậu
vàGiang.
nghiên cứu
Số nhà
62, ĐH
Ấp 6 Cần
– Xã Long
Trị@
– Huyện
– Tỉnh
F Điện thoại: 0973623232

iv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên Tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ.
Tôi xin ghi ơn Ths. Thầy Trần Bá Linh đã tận tình hướng dẫn, động viên tinh
thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành bài luận văn này.
Chúc Thầy sức khỏe và thành công.
Chân thành biết ơn cô Nguyễn Mỹ Hoa là cố vấn học tập của lớp Khoa học
Đất - Khóa 31 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Chúc Cô nhiều niềm vui và sức khỏe.
Xin gởi lời biết ơn nhất đến quý Thầy Cô trong Bộ môn Khoa học Đất và
Quản lý Đất đai, quý Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Kính chúc quí thầy cô
luôn được nhiều niềm vui và công tác tốt.
Xin cảm ơn các cô bác nông dân ở huyện Phong Điền-TP.Cần Thơ đã nhiệt
tình giúp đỡ, trả lời phỏng vấn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Chúc các cô bác sức khỏe và được mùa.

Trung

Xin cám ơn anh Ngô Thiện Nhựt và anh Hiền (Bộ môn Khoa học Đất và
QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ) đã
tâm
liệuđỡĐH
Cầnquá
Thơ
Tài
liệu
học
tậpcácvà

cứu
nhiệtHọc
tình giúp
tôi trong
trình@
thực
hiện
đề tài.
Chúc
anhnghiên
nhiều thành
công và hạnh phúc
Tôi thân gởi lời chúc sức khỏe – thành đạt nhất đến tất cả các bạn lớp Khoa
Học Đất Khóa 31, những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập. Chúc các bạn được nhiều sức khỏe và thành công trên con đường học vấn
của mình.
Trân trọng kính chào !!!

v
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT VƯỜN TRỒNG
MĂNG CỤT Ở CÁI RĂNG VÀ PHONG ĐIỀN-TP.CẦN THƠ” được thực hiện nhằm đánh
giá các đặc tính vật lý, hóa học đất giữa 3 độ tuổi liếp vườn trồng măng cụt trên đất phù sa
ven sông tại Cái Răng và Phong Điền-TP.Cần Thơ. Kết quả điều tra cho thấy rằng, vùng
đất này đã canh tác măng cụt rất lâu đời từ những năm 1930. Trong canh tác nông dân sử
dụng rất nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho vườn trồng măng cụt mà
không bón phân hữu cơ, phân xanh và vôi. Trên đất thâm canh măng cụt nông dân có tập

quán trồng xen canh với cây trồng khác đối với măng cụt có độ tuổi liếp < 40 năm tuổi.
Đối với vườn trồng măng cụt có độ tuổi liếp vườn 40-60 năm tuổi và vườn >60 năm tuổi
thì nông dân trồng chuyên một loại cây măng cụt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất trồng
măng có độ tuổi càng cao có các trị số dung trọng, độ xốp, hệ số thấm nước, lượng nước
tối đa mà đất giữ được, độ bền đoàn lạp ở các tầng đất đều được đánh giá ảnh hưởng đến
chất lượng đất. Đất thâm canh măng cụt có độ tuổi cao >60 năm tuổi có dung trọng cao,
độ bền đoàn lạp thấp, độ xốp thấp. Nguyên nhân là do quá trình thâm canh đã diễn ra liên
tục trong thời gian dài làm cho các tính chất vật lý bị thoái hóa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan

i

Chứng nhận Luận văn tốt nghiệp

ii

Xét duyệt của Hội đồng khoa học

iii


Lý lịch cá nhân

iv

Lời cảm tạ

v

Tóm lược

vi

Mục lục

vii

Danh sách hình

x

Danh sách bảng

xi

Trung tâm
1
MỞHọc
ĐẦU liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


2

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU

2

1.1.1. Vị trí địa lý

2

1.1.2. Địa hình

2

1.1.3. Khí hậu

2

1.1.4. Đất đai

3

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY MĂNG CỤT

3

1.2.1. Nguồn gốc và phân bố cây măng cụt

3


1.2.2. Đặc điểm sinh học cây măng cụt

4

1.3. CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG CÂY MĂNG CỤT

6

1.3.1. Thành phần cơ giới

6

vii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.3.2. Độ bền đoàn lạp

8

1.3.3. Tính liên kết đất

9

1.3.4. Tỷ trọng

10

1.3.5. Dung trọng


11

1.3.6. Độ xốp

14

1.3.7. Hệ số thấm Ksát

15

1.3.8. Lượng nước hữu dụng

15

1.3.9. Tính dính của đất

16

1.3.10. Tính dẻo của đất

16

1.4. CÁC TÍNH CHẤT HÓA HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY TRỒNG

17

1.4.1. pH


17

1.4.2. Độ dẫn điện của dung dịch đất (EC)

17

1.4.3. Ảnh hưởng của chất hữu cơ đến độ phì vật lý

17

19
1.4.4.Học
Ảnhliệu
hưởng
vườn
nhiềuThơ
năm tuổi
đến các
tínhhọc
chấttập
vật lývà nghiên cứu
Trung tâm
ĐH
Cần
@ Tài
liệu

CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21


2. 1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

21

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

21

2.1.2. Thời gian thực hiện

21

2.1.3. Các phương tiện hổ trợ cho đề tài

21

2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.2.1. Điều tra và lấy mẫu

21

2.2.2. Cách lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích

21

2.2.3. Phương pháp phân tích


22

2.2.3.1. Chỉ tiêu vật lý

22

2.2.3.2. Chỉ tiêu hóa học

23

viii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

3.1. Tổng quan tình hình canh tác cây măng cụt tại điểm các nghiên cứu

24

3.2. Thành phần cơ giới

24

3.3. Độ chua hiện tại của đất

25


3.4. Độ mặn của đất

26

3.5. Dung trọng

27

3.6. Tỷ trọng

28

3.7. Độ xốp

28

3.8. Khả năng giữ nước lớn nhất của đất

29

3.9. Tính thấm nước của đất

30

3.10. Độ bền đoàn lạp

31

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


32

4.1. KẾT LUẬN

32

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
32
4.2. KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

ix
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1.

Tam giác xác định sa cấu đất của USDA (theo Soil Taxonomy)


8

1.2.

Sự chuyễn hóa chất hữu cơ trong đất (Dương Minh Viễn, 2003)

19

3.1.

Đồ thị dung trọng giữa các tầng đất của 3 độ tuổi liếp vườn

27

3.2.

Đồ thị độ xốp giữa các tầng đất của 3 độ tuổi liếp vườn

29

3.3.

Đồ thị độ bền đoàn lạp của vùng đất nghiên cứu

31

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên Bảng

Trang

1.1

Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế

7

1.2

Bảng phân chia cấp hạt của của Quốc tế, Mỹ và Liên Xô cũ

7

1.3

Tỷ trọng (g/cm3) của một số loại khoáng điển hình

10

1.4


Tỷ trọng của một số loại đất

11

1.5

Thang đánh giá tỷ trọng

11

1.6

Quan hệ giữa dung trọng đất với thành phần cơ giới và thành phần
vật liệu cấu tạo ở một số loại đất (Trần Văn Chính,2006)

12

1.7

Giá trị dung trọng của một số loại đất thích hợp với cây trồng (Trần
Kông Tấu, 2005).

13

1.8

Thang đánh giá dung trọng

13


1.9

Đánh giá độ xốp đất theo N.A.Karchinski, 1965 (trích trong Bài
giảng Phì Nhiêu Đất và Phân Bón của Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).

14

1.10 Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất ở Việt Nam (Trần
Văn Chính, 2006).

15

3.1 Thành phần cơ giới của vùng nghiên cứu

25

3.2 Giá trị pH của đất khu vực nghiên cứu

26

3.3 Giá trị EC (mS/cm) các tầng đất giữa 3 độ tuổi liếp vườn

26

3.4 Tỷ trọng các tầng giữa 3 độ tuổi vườn.

26

3.5 Khả năng giữ nước lớn nhất của đất ở vùng nghiên cứu


30

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.6 Tính thấm nước của đất vùng nghiên cứu

30

xi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất

MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất
và là nơi xuất khẩu cây ăn trái lớn nhất cả nước. Mô hình trồng cây ăn trái ở Đồng
bằng sông Cửu Long được hình thành từ lâu đời tập trung ở vùng ven sông Tiền và
sông Hậu.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện còn một số vườn măng cụt với diện tích
khoảng 0,05-3 ha, tuổi vườn thường trên 30 năm, chủ yếu là vườn tạp và được canh
tác chủ yếu theo tập quán cũ chưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, chất
lượng măng cụt chưa tốt và sản lượng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu thị
trường trong và ngoài nước (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000).

Trung

Măng cụt là một cây trồng có tuổi đời cao, trồng khoảng 6-10 năm mới cho
trái, măng cụt có giá trị kinh tế cao. Nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên đất nên đề

tài “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ ĐẤT VƯỜN TRỒNG MĂNG
CỤT Ở CÁI RĂNG VÀ PHONG ĐIỀN-TP.CẦN THƠ” được thực hiện nhằm
đánh giá giữa 3 độ tuổi vườn khác nhau về các đặc tính như dung trọng, tỷ trọng, độ
xốp, độ bền đoàn lạp, khả năng giữ nước. Thông qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở
khoa học khuyến cáo ngành nông nghiệp và nông dân quản lý và sử dụng đất một
tâm
ĐH
cáchHọc
hợp lýliệu
và hiệu
quả.Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích
tự nhiên 1.390km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà
Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ).
Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây
giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
Cái Răng và Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập

theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-1-2004 của chính phủ. Cái Răng và
Phong Điền có vị trí như sau phía bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thủy, phía
đông giáp quận Ninh Kiều, phía tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía nam giáp tỉnh Hậu
Giang.
Với diện tích là 182,01 km2, dân số 179.913 người, đơn vị hành chính gồm
có 7 phường và 6 xã.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.2 Địa hình (topography)

Cái Răng và Phong Điền nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông
Mê Kông, có địa hình đặc trưng cho đa dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
1.1.3 Khí hậu
Cái Răng và Phong Điền nằm trong vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ
trung bình các tháng từ 26 đến 28 độ. Có số giờ cao nhất trong năm vào các tháng
1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các thánh này từ 190 giờ đến 240 giờ. Thuận lợi
cho viêc thu hoạch và bảo quản lúa và cây ăn trái.
Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình
các tháng mùa mưa thường từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10
trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối
mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 2



Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
1.1.4 Đất đai
Với 84,6% diện tích đất tự nhiên là đất vườn và ruộng, phát triển nông
nghiệp chất lượng cao luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Cái Răng và
Phong Điền. Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng cách
tăng cường những cây con có giá trị kinh tế cao; phát triển các mô hình luân canh
hiệu quả như 2 lúa-1 màu, lúa-cá. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có hơn 420 ha đất
nông nghiệp cho thu nhập từ 50 triệu ha trở lên (www.chinhphu.ogv.vn).
Đặc biệt, do có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, những vườn cây ăn trái của
Cái Răng và Phong Điền luôn sum xuê tươi tốt. Phát huy lợi thế này, trong thời gian
qua, Cái Răng và Phong Điền đã chú trọng khôi phục, phát triển kinh tế vườn thông
qua việc vận động nông dân trồng các loại cây ăn quả phù hợp, tổ chức nhiều lớp
tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con để cải tạo các vườn cây ăn quả bị suy
thoái.

Trung

Ngoài các cây ăn quả chính là cam, sầu riêng, chanh, vú sữa. Cái Răng và
Phong Điền còn nổi tiếng với sản phẩm cam mật và dâu Hạ Châu. Trong đó, đặc
sản cam mật đang có xu hướng được tái đầu tư, khôi phục diện tích hơn 2.000 ha.
Cây măng cụt là một loại cây trồng với tuổi thọ rất cao và đem lại kinh tế cao cho
Cái Răng và Phong Điền, vì thế cho nên đã và đang được Huyện đầu tư nghiên cứu
sự hình
thành
và ĐH
phát triển
củaThơ
nó trên@
vùng

vàng học
này. tập và nghiên cứu
tâm
Học
liệu
Cần
Tàiđấtliệu
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY MĂNG CỤT
1.2.1 Nguồn gốc và phân bố cây măng cụt
Có thể nói nguồn gốc của cây măng cụt là ở Đông Nam Á, có lẽ là vùng
Arehipelgado của Malaysia và những vùng xích đạo kế cận Indonesia (Erickson và
Atmowidjoj, 2001). Hầu hết các giống măng cụt hiện nay đều bắt nguồn từ một
dòng, mặc dù nó được trồng từ hạt (Horn,1940; Hume,1947).
Trên thế giới nước trồng măng cụt nhiều nhất là Thái Lan, Campuchia,
Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Srilanca (Vũ Công Hậu, 2000). Ngoài ra măng cụt
còn tìm thấy ở Autralia, Brazil, Burma, các nước Trung Mỹ, Hawaii, Malaysia, Việt
Nam và các nước nhiệt đới khác (Erickson và Atmowdjoj, 2001).
Ở Việt Nam, măng cụt được trồng tập trung tại các vườn cây ăn quả ở Lái
Thiêu, Bình Dương với diện tích khoảng 0.5-2.0 ha và được trồng cách nay 40 năm.
Hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long còn rải rác một số vườn với diện tích
khoảng 0.05-3.00 ha và được trồng cách đây trên 30 năm (Trần Văn Minh và
Nguyễn Lân Hùng, 1999).

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất

Nguyễn Ngọc Ẩn (1999) cho biết măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Vĩnh Long và Thành Phố Hồ Chí Minh.
Măng cụt (Garcinia mangosteen Linn) thuộc họ Guttiferae đây là hai họ lớn
có tới 35 giống và hơn 800 loài thuộc lục địa nhiệt đới có hai loài ở Việt Nam là G.
morella và G. loureiti (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).
Măng cụt Đồng bằng sông Cửu Long sau 30 năm trồng thường cao 6-8 m và
cho tán rộng 6-10 m (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).
Đất trồng măng cụt thích hợp nhất thường là có ẩm độ cao trên 80%, lượng
mưa trên 1.200mm/năm, nhiệt độ khoảng 25-35oC nếu dưới 20oC cây ngưng phát
triển. Măng cụt thích hợp loại đất phì nhiêu, sét pha cát giữ được nước không bị
ngập úng, lớp đất mặt dày 2m, pH=5-6, không nhiễm phèn nhiều. Đất sét sẽ làm
cho tán cây xum xuê, dáng cây thẳng đứng, vỏ quả mỏng, trọng lượng ít nhưng ngọt
(Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).
1.2.2 Đặc điểm sinh học cây măng cụt
v

Trung

Rễ

Hume (1950), Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (1999) cho rằng rễ cây
măng cụt yếu, không có lông hút. Theo Verheij và Coronel (1992) cây măng cụt
phát Học
triển chậm
một hệThơ
thống@
rễ yếu
bởi vìhọc
nó không
hút . Dưới

tâm
liệubiểu
ĐHthịCần
Tàiớtliệu
tập có
vàlông
nghiên
cứu
những điều kiện thuận lợi rễ mầm sẽ mọc ở một bên của hạt còn thân sẽ mọc ở phần
đối diện bên kia hạt. Bordeaut và Moreuil (1970) mô tả sự phát triển của hệ thống rễ
măng cụt ở Ivory Coast như sau ở cây măng cụt cao 3-8 m, đường kính tán 2-5 m rễ
chỉ ăn sâu xuống đất từ 5-30 cm. Rễ dài nhất không lan rộng hơn 1 m kể từ thân
chính.
v

Thân

Cây măng cụt là loại cây có dáng trung bình, đẹp. Khi trưởng thành cây cao
khoảng 10-25 m với đường kính thân 25-30 cm (Trần Thượng Tuấn và ctv..1994).
Dáng cây thẳng đứng và vững chắc, tán hình chóp nón, cành từ thân đâm ra với một
bán kính đồng đều (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999). Các cành trên
thân cách đều nhau, gốc cành và thân to, đầu cành hơi rũ xuống (Vũ Công Hậu,
2000). Cây tăng trưởng chậm nhưng là một trong những loại cây có đời sống dài
nhất, vỏ cây có màu nâu đen hoặc đen, nhăn và có khuynh hướng như muốn tách ra
khỏi thân (Yacoob và Tindall, 1995).
v



Lá măng cụt là loại lá đơn to, hình bầu dục hơi dài, lá dày, mọc đối. Cuống lá

dẹp và dày cứng. Phiến lá nguyên, thuôn dài, dày và có gân giữa nổi rõ. Lá xanh

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
xẩm và bóng ở mặt trên lá, xanh vàng và mốc ở dưới mặt dưới lá. Lá dài 12-25 cm,
rộng 7-13 cm, cuống ngắn (1.2-2.0 cm) vát thành gốc tù. Mỗi cuống lá mộc ra từ
cánh và đối diện nhau (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999)
Downton và ctv.(1990), trích bởi Trần Thượng Tuấn và ctv.(1994), cho biết
lá măng cụt quang hợp rất kém. Tuy nhiên nếu tăng nồng độ CO2 trong không khí
lên gấp đôi so với bình thường, cây có thể hấp thụ thêm 40-60% lượng khí CO2 để
tạo ra chất khô và cây tăng trọng được 77%. Không khí giàu CO2 cũng giúp cây
trồng có nhiều nhánh ngang, gia tăng diện tích lá, trọng lượng lá, giúp cây quang
hợp có hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp bộ rễ cây gia tăng gấp đôi so với điều kiện
bình thường.
v

Hoa

Hoa thường mọc đơn độc hoặc từng cặp ở ngọn các nhánh non. Hoa cứng,
mọc từ ngọn của nhánh non có thể là lá hoa đơn hoặc lá hoa kép. Khi hoa có đường
kính 4-6 cm, thì cuống hoa dài 1.5-2.0 cm, dày 7-9 mm. Hoa có 4 đài gồm 2 cánh
nhỏ khép chặt ở phía trong và 2 cánh lớn (dài 2cm) bao bọc bên ngoài có màu xanh
hơi vàng. Bốn cánh hoa màu xanh có viền đỏ hoặc đỏ, kích thước 2,5 cm x 3,0 cm,
hình bầu dục tương đối tròn, dày, chắc (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng,
1999).


Trung tâm Học
ĐH CầnsựThơ
Tài
liệu
nghiên
cứu
Theoliệu
Verheij.(1991)
ra hoa@
được
đánh
dấuhọc
từ khitập
chồivà
ngọn
phồng lên.
Thời kỳ ra hoa khoảng 25 ngày và trái chín khoảng 100-120 ngày sau đó. Cây măng
cụt có thể ra hoa 1-2 lần trong năm và thường ra hoa sau giai đoạn sinh trưởng chồi
một thời gian ngắn. Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng (1999) cho biết tại miền
nam Việt Nam măng cụt thường ra hoa vào tháng 1-3dl và cho trái chín vào tháng
5-8dl (khoảng 120 ngày sau khi nở hoa). Theo Vũ Công Hậu, (1987) điều kiện
thuận lợi để ra hoa là vào năm thứ 6-7 sau khi gieo. Nếu bất lợi hoa ra sau 10-12
năm, thậm chí đến 15-20 năm nếu trồng ở nhiệt độ thấp.
v

Trái

Trái măng cụt từ khi bắt đầu nở đến khi kết trái chỉ khoảng 24 giờ. Khi kết
trái màu cánh hoa giống như màu da và mọng nước rồi rụng, nhị đực khô dần và

sẫm đen. Lúc mới đậu trái nhụy cái màu vàng nhạt. Trong trái đã hình thành cơm
nhưng chưa tách ra khỏi vỏ. Sau khi đậu trái cần tưới nước thường xuyên và tăng
dần theo độ lớn của trái. Trái bắt đầu già thì giảm lượng nước tưới để tăng hương vị
cho trái sau này (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).
Măng cụt chậm cho trái, thường trên 10-15 năm trồng. Cây tốt có thể cho trái
từ 7-9 năm tuổi. Tại Dawao (Phillippine), trồng dưới vườn dừa, măng cụt cho trái
sau 4 năm. Mùa cho trái của Phillippine từ tháng 6-12dl. Tại miền nam Việt Nam,

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
măng cụt trổ hoa vào tháng 1-2 dl và bắt đầu thu hoạch trái từ tháng 5-8 dl ( Trần
Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 1999).
Cây măng cụt thường có khuynh hướng cho trái cách năm (Hume, 1947;
Vietmeyer và ctv…1975). Tại Srilanka và một số nơi, năm thất mùa cho 100
trái/cây, trong khi năm trúng mùa cho trên 500-600 trái/cây. Năng suất măng cụt
năm trúng mùa ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể đạt 300-500 trái/cây, đất tốt cây
có thể cho 800 trái/cây trong 1 năm.
1.3 CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ ĐẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
CÂY TRỒNG
Độ phì đất được các nhà khoa học định nghĩa là: Khả năng cung cấp nước,
chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần thiết cho cây trong một thời gian sinh
trưởng (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Vật lý đất nghiên cứu về những tính chất lý học, những qúa trình vật lý học ở
trong đất và ảnh hướng những quá trình đó nhằm không ngừng nâng cao độ phì
nhiêu của đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999).


Trung

Những tính chất này đặc biệt là dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, tính dính, tính
dẻo, độ chặt, sức cản… là những chỉ tiêu phản ánh được chế độ nước, chế độ không
khí, chế độ nhiệt độ đất và nó thường được quyết định bởi các thành phần khoáng
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vật (nguyên sinh, thứ sinh), thành phần các cấp hạt (cát, thịt, sét), thành phần chất
hữu cơ có trong đất và tính liên kết giữa các thành phần trên để tạo ra kết cấu của
đất (Trần Văn Chính, 2006).
1.3.1 Thành phần cơ giới (Soil texture)
Tỉ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong đất
được biểu thị theo phần trăm trọng lượng (%) được gọi là thành phần cơ giới.
(Nguyễn Thế Đặng, 1999). Phần tử cơ giới đất là các hạt có đường kính to nhỏ khác
nhau do sự phong hóa đá và khoáng vật tạo thành (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Thành phần cơ giới là một trong những chỉ tiêu quan trọng, khi ta muốn thể
hiện đặc tính của đất hoặc tầng đất ở ngoài đồng ruộng cũng như khi ở phòng thí
nghiệm. Vì vậy, việc xác định thành phần cơ giới đất là rất có ý nghĩa. (Lê Đức,
Trần Khắc Hiệp, 2006).
Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng lớn đến tính chất đất và cây trồng. Khi tỷ
lệ các cấp hạt có kích thước khác nhau, ở mỗi loại đất, mỗi tầng đất khác nhau sẽ
tác động trực tiếp đến tính chất đất là khác nhau và từ đó ảnh hưởng đến cây trồng
(Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999).

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 6



Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
Bảng 1.1: Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế.

Loại đất
Cát
Thịt

Thịt nặng

Sét

% Trọng lượng
Cát
Bụi
2 - 0.02 0.02 mm
mm
1. Đất cát
85-100
0-5
2.Đất
cát
pha 55-85
0-45
3.Đất thịt pha cát 40-54
30-45
4. Đất thịt nhẹ
0-55
45-100
5. Đất thịt trung bình 55-85

6.Đất
thịt
nặng 30-55
7. Đất sét nhẹ
0-40
8.Đất sét pha cát 55-75
9.Đất sét pha thịt 0-30
10.Đất sét trung bình 10-55
11.Đất
sét 0-55
0-35
12. Đất sét nặng

Sét
0.002 0.002 - 0.0002
mm
0-15
0-15
0-15
0-15

0-30
20-45
45-75
0-20
45-75
0-45
0-55
0-35


15-25
15-25
15-25
25-45
25-45
25-45
45-65
65-100

Bảng 1.2: Bảng phân chia cấp hạt của Quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ)
(Nguồn: Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999)

Trung

Tên
Đá vụn
tâm
CuộiHọc
Sỏi
Cát

Quốc tế
>2
liệu
ĐH Cần
2 – 0.2 thô
0. – 0.02 mịn

Thịt (bụi)


0.02 – 0.002

Sét

0.002 – 0.0002

Keo

<0.0002

Mỹ
Liên Xô (cũ)
Thơ>2@ Tài liệu học 3>3
tập
– 1 và nghiên cứu
2–1
1 – 0.5 thô
1 – 05 thô
0.5 – 0.25 trung bình
0.5 – 0.25 trung bình
0.25 – 0.2 mịn
0.25 – 0.05 mịn
0.2 – 0.05 rất mịn
0.05 – 0.005
0.05 – 0.01 thô
0.01 – 0.005 trung bình
0.005 – 0.001 mịn
< 0.005
0.001 – 0.0005 thô
0.0005 – 0.0001 mịn

<0.0001

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 7


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Mỹ (theo Soil Taxonomy)

3

1

2

5
6

4
8

9

11
12

10


7

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 1.1. Tam giác xác định sa cấu đất của USDA (theo Soil Taxonomy)

Trong đó:
1.

Đất sét

7.

Đất thịt pha cát

2.

Đất sét pha cát

8.

Đất thịt

3.

Đất sét pha thịt

9.

Đất thịt trung bình


4.

Đất thịt trung bình pha sét

10. Đất thịt nặng

5.

Đất thịt pha sét

11. Đất cát pha

6.

Đất thịt pha sét và cát

12. Đất cát

1.3.2 Độ bền đoàn lạp
Tính bền cấu trúc đất là sự sắp xếp các phần tử đất lại với nhau trong đoàn
lạp. Tính bền của đất được xem như là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá chất lượng đất đai. Tính bền của đất có thể tác động mạnh mẽ đến đặc tính đất
cả về hóa học và lý học (Lê Văn Khoa, 2003).

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 8



Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
Cấu trúc đất bị tác động mạnh mẽ bởi hoạt động vi sinh vật trong đất và sự
thay đổi trong hình thức quản lý sử dụng đất (Danniel Hillel, 1982).
Đất có thành phần cơ giới nặng và trung bình (đất thịt trung bình, thịt nặng,
đất sét) ở mức độ khá lớn phụ thuộc vào cấu trúc của chúng vì cấu trúc ảnh hưởng
đến chế độ sinh học, không khí, nước nói riêng và dinh dưỡng cho đất (Trần Kông
Tấu, 2005; Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Ở những vùng trồng lúa có thể rất hữu ích khi xác định sức bền cơ học của
đất đa cấu trúc và đất chưa thuần thục vì các loại đất đó thường có tính chống chịu
kém (Trần Kim Tính, 2003).
Ở Việt Nam, đối với những loại đất có thành phần cơ giới nặng thì độ bền
đoàn lạp trong nước thể hiện khá cao 84-89%. Đất xám bạc màu phát triển trên phù
sa cổ có độ bền trong nước kém nhất 5%. Đất nâu đỏ trên bazan có tính chất cấu
trúc tốt nhất, chúng có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng sắt tổng số và sắt di động,
có hàm lượng mùn cao (48%) và điện tích hấp phụ của đất cũng cao hơn cả (Trần
Kông Tấu, 2000).
1.3.3 Tính liên kết của đất

Trung

Tính liên kết của đất là sự dính kết giữa các phần tử đất với nhau (khi đất khô
tính chất này biểu hiện rõ) những loại đất có tính liên kết lớn thường tạo thành trong
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đất những kiểu kết cấu tảng cục lớn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính liên kết của đất là: Thành phần cơ giới, độ
ẩm đất, cấu trúc của đất, hàm lượng mùn và thành phần cation hấp phụ trong đất.
Đất có thành phần cơ giới nặng do chứa nhiều sét nên tính liên kết của chúng
rất lớn, ngược lại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát, do có tỷ lệ các hạt cát
cao nên có tính liên kết kém. Độ ẩm đất chi phối đến khả năng liên kết của đất, ở

những loại đất có tính liên kết lớn như đất sét nếu đất càng khô thì tính liên kết của
đất thể hiện càng mạnh. Hàm lượng mùn cao trong đất có tác động chung hòa rất tốt
đến tính liên kết của một số loại đất có kết cấu kém hoặc không có kết cấu như đất
cát và đất sét nặng (Trần Văn Chính, 2006).
Ý nghĩa thực tiễn: Tính liên kết của đất ảnh hưởng rất lớn đến việc làm đất
và áp dụng các biện pháp canh tác. Đất có kết cấu tốt (như dạng kết cấu viên) lực
liên kết giữa các hạt đất không lớn, do đó rất dễ cày, bừa. Ngược lại, ở những loại
đất sét có kết cấu tảng lớn thì việc làm đất rất khó khăn, đặt biệt là khi đất bị khô
vừa phải cày bừa và vừa phải đập cho đất vỡ vụn ra (Trần Văn Chính, 2006).

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 9


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
1.3.4 Tỷ trọng (density)
Là tỉ lệ khối lượng của thể rắn đối với khối lượng của nước có cùng thể tích.
Hoặc có thể định nghĩa như sau: Tỷ trọng là khối lượng của đất trên một đơn vị thể
tích. Đất ở trạng thái khô kiệt và không tính đến thể tích các lỗ rổng trong đất
(g/cm3). Tỷ trọng ký hiệu là ρp (Dương Minh Viễn, 2003).
Để tính tỷ trọng ta áp dụng công thức:
ρp = Msp/Vw=(Ms – Me)/(Ms- Me) – (Msw – Mw)
Trong đó: ρp: Tỷ trọng khô, g/cm3 hoặc kg/m2.
Msp: Khối lượng các hạt đất khô, g, kg.
Vw: Thể tích nước trong bình pycnometer được thay bởi mẩu đất, cm3 hoặc
m3.
Me: Khối lượng bình pycnometer (sạch và khô) có nắp, g.
Ms: Khối lượng đất khô + bình pycnometer có nắp, g.

Msw: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng + đất, g.
Mw: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng, g.
Đất được hình thành trên các loại đá mẹ có thành phần khoáng khác nhau, có
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tỷ trọng khác nhau. Các loại đất khác nhau có tỷ trọng rất khác nhau (Nguyễn Thế
Đặng, 1999).
Bảng 1.3: Tỷ trọng (g/cm3) của một số loại khoáng điển hình

Loại khoáng
Thạch anh
Phenpat
Micaden
Ogit
Limonit
Kaolinit
Monmorilonit
Mica trắng

Tỷ trọng
2,65
2,54 – 2,57
2,70 – 3,10
2,9 – 3,4
3,5 – 3,95
2,6 – 2,65
2,0 – 2,2
2,76 – 3,0

Tỷ trọng đất lớn hay nhỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ

trong đất. Bởi vì tỷ trọng của chất hữu cơ rất nhỏ chỉ khoảng 1,2 – 1,4 g/cm3 cho
nên các loại đất giàu mùn có tỷ trọng nhỏ hơn đất nghèo mùn. Vì thế tỷ trọng của
lớp đất mặt nhỏ hơn tỷ trọng của các lớp đất dưới (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có tỷ trọng khác nhau (Trần
Văn Chính, 2006).

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất

Bảng 1.4: Tỷ trọng của một số loại đất

Loại đất

Tỷ trọng

Đất cát

2,65

Đất cát pha

2,70

Đất thịt


2,70

Đất sét

2,74

Dựa vào tỷ trọng đất, Katrinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi xác định tỷ
trọng của đất trồng như sau (Trần Văn Chính, 2006).
Bảng 1.5: Thang đánh giá tỷ trọng

Loại đất
Đất cát
Đất cát pha
Đất thịt
Đất sét

Tỷ trọng
2,65
2,70
2,70
2,74

Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn: Tỷ trọng đất được sử dụng trong các công thức tính toán
độ xốp, công thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp hạt đất (cát, thịt, sét)
trong phân tích thành phần cơ giới. Thông qua tỷ trọng đất người ta cũng có thể đưa
ra được những nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ
sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó (Trần Văn Chính, 2006).
1.3.5 Dung trọng

Dung trọng (còn gọi là trọng khối hoặc tỉ trọng xương của đất) là trọng lượng
(tính ra gam) của 1 cm3 đất ở trạng thái không bị phá hủy, còn gọi là tỉ lệ giữa trọng
lượng đất khô tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên (có cả khoảng hổng) của một thể tích
xác định với trọng lượng nước cùng thể tích ở 4oC. Hay dung trọng là khối lượng
của một thể tích đất tự nhiên (không xáo trộn) bao gồm cả chất hữu cơ, không khí.
Đơn vị tính là kg/m3 hoặc g/cm3.
Dụng trọng được tính theo trọng lượng đất khô. Dung trọng và tỉ trọng có thể
dùng để đánh giá, ước lượng sự nén dẽ của một loại đất nào đó. Giá trị dung trọng
bình quân của đất thịt có tầng canh tác biến động trong khoảng 1,1 – 1,4 g/cm3. Để
cho sự phát triển của cây trồng được tốt hơn, dung trọng nên giới hạn trong các giá
trị sau:

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 11


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
-

<1,4 g/cm3 với đất sét.

-

< 1,6 g/cm3 với đất cát (Lê Văn Khoa, 2000).

Dung trọng của đất thường được xác định theo phương pháp dùng ống trụ
bằng kim loại (ring) đóng thẳng góc bề mặt đất ở trạng thái tự nhiên với một thể
tích nhất định ( V = 98,125 cm3), sau đó đem sấy ở 105oC đến khi đất khô kiệt, cân

khối lượng, rồi tính theo công thức:
ρb = (Wov – Wr)/Vr
Trong đó:
ρb: Dung trọng khô của đất, (g/cm3).
Wov: Khối lượng mẫu đất đất sau và ring sau khi sấy khô ở 105oC, (g).
Wr: Khối lượng của ring, (g).
Vr: Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu đất, (cm3).
(Trần Bá Linh và Nguyễn Minh Phượng, 2007).
Như vậy, dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể tích đất
khô kiệt được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe hở tự nhiên có
trong đất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 1.6: Quan hệ giữa dung trọng đất với thành phần cơ giới và thành phần vật liệu cấu tạo
ở một số loại đất (Trần Văn Chính, 2006).

Thành phần cơ giới

Dung trọng (g/cm3)

Cát

1,55

Thịt pha cát

1,40

Cát mịn


1,30

Đất thịt

1,20

Đất thịt mịn

1,15

Đất thịt pha sét

1,10

Đất sét

1,05

Sét vón cục

1,00

Vật liệu hữu cơ
Than bùn

0,5 – 0,6*
0,5*

(*): Khi sấy khô đất bị mất nhiều nước dẫn đến đất có tỷ trọng thấp.


Dung trọng đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, độ chặt, kết cấu đất và
hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Các loại đất tơi xốp, giàu hữu cơ và mùn
thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những loại đất chặt, bí, kém tơi xốp và

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp Khoa Học Đất
nghèo chất hữu cơ thường có dung trọng lớn. Dung trọng được coi là thích hợp đối
với đa số đất trồng khi chúng có những trị số sau:
Bảng 1.7: Giá trị dung trọng của một số loại đất thích hợp với cây trồng (Trần Kông Tấu,
2005).

Dung trọng (g/cm3)

Loại đất
Đất sét và đất thịt

1,00 – 1,30

Đất thịt nhẹ

1,10 – 1,40

Đất cát pha

1,20 – 1,45


Đất cát

1,25 – 1,60

Quy luật thay đổi dung trọng trong phẫu diện đất thông thường là tăng dần
khi càng xuống sâu. Chủ yếu có thể là do những nguyên nhân sau:
v Xuống càng sâu, hàm lượng mùn càng giảm.
v Do quá trình tích tụ các khoảng hổng và những mao quản ở các tầng dưới
được tích đọng do những chất bị rữa trôi từ các tầng trên xuống làm cho đất càng
chặt.
v Do áp suất vĩnh cửu của các tầng trên đối với các tầng dưới. Đất càng bị
nén chứng tỏ quả trình tích tụ càng mạnh.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Taylor, 1966, đã đưa ra cách đánh giá dung trọng của một số loại đất có
thành phần cơ giới từ thịt đến sét như sau:
Bảng 1.8: Thang đánh giá dung trọng

Dung trọng

Đánh giá

(g/cm3)
0,9 – 1,2

Đất canh tác gần đây, đất mới xới xáo

1,1 – 1,4


Đất canh tác lâu đời, hạn chế bộ rễ phát triển

< 1,4 – 1,6

Đất thịt

<1,6 – 1,8

Đất cát và cát pha thịt

> 1,3

Đất sét

Các biện pháp canh tác, kỹ thuật canh tác khác nhau sẽ có tác dụng thay đổi
dung trọng đất. Với hệ thống cây trồng tăng cường chất hữu cơ cho đất như trồng
xen canh, luân canh, sử dụng cây họ đậu, bón phân hữu cơ… sẽ làm giảm dung
trọng đất, đặc biệt là dung trọng lớp đất mặt.
Dung trọng đặc trưng cho độ chặt của đất nên thường được dùng để tính độ
xốp của đất, trữ lượng các chất dinh dưỡng, trữ lượng mùn, trử lượng nước… có
trong đất. Dựa vào đặc tính nén của đất, dung trọng còn được dùng để kiểm tra chất

SVTH: Trần Văn Tuy
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Trang 13


×