Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH bền cấu TRÚC và xác ĐỊNH ẩm độ THÍCH hợp để làm đất CHO một số NHÓM đất CHÍNH TRỒNG lúa ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.2 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Lê Văn Trương

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN CẤU TRÚC VÀ
XÁC ĐỊNH ẨM ĐỘ THÍCH HỢP ĐỂ LÀM ĐẤT
CHO MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH TRỒNG LÚA Ở

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

LUẬN ÁN KỸ SƯ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ 05/2009
1
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Luận Văn Tốt Nghiệp

ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN CẤU TRÚC VÀ
XÁC
ĐỊNH
ẨM
ĐỘ


THÍCH
HỢP
LÀM
ĐẤT
Trung tâm
Học
liệu ĐH
Cần
Thơ
@ Tài liệu
họcĐỂ
tập và
nghiên
cứu
CHO MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH TRỒNG LÚA Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Giáo Viên Hướng Dẫn:

Sinh Viên Thực Hiện:

ThS. Trần Bá Linh

Lê Văn Trương (3053212)

Cần Thơ 05/2009

2
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài : “ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN CẤU TRÚC VÀ XÁC ĐỊNH ẨM ĐỘ THÍCH HỢP
ĐỂ LÀM ĐẤT CHO MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG”

do sinh viên : Lê Văn Trương
Lớp Khoa Học Đất Khóa 31 Thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.
Thực hiện từ ngày 01/12/2008 đến 01/05/2009

Trung
tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhận
xét Học
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………., tháng ………., năm 2007.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

3
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
& QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Đề tài : “ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN CẤU TRÚC VÀ XÁC ĐỊNH ẨM ĐỘ THÍCH HỢP ĐỂ
LÀM ĐẤT CHO MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG”

Do sinh viên : Lê Văn Trương
Lớp Khoa Học Đất Khóa 31 Thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ.

Trung
tâm
liệu01/12/2008
ĐH Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thực
hiệnHọc
từ ngày
đến
05/05/2009

Ý kiến bộ môn: ....................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………., tháng ………., năm 2007.
Bộ MÔN KHD & QLDD

4
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỊCH SỬ CÁ NHÂN
--- e & f ---

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ tên: Lê Văn Trương
MSSV :3053212
Năm sinh: 09 tháng 12 năm 1985 .
Nơi sinh : Phú Hữu A – Châu Thành – Hậu Giang
Nguyên quán: Phú Hữu A – Châu Thành – Hậu Giang
Họ tên cha: Lê Văn Lơ
Họ tên Mẹ: Trần Thị Mai
Địa chỉ liên hệ: 197 Phú Đông - Phú Hữu A – Châu Thành – Hậu Giang
2. TÓT
HỌCThơ
TẬP @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trung
tâmTẮT
HọcQUÁ
liệuTRÌNH
ĐH Cần
Từ năm 1992 – 1997 học tại trường Tiểu Học Phú Hữu Năm
Từ năm 1997 – 2001 học tại trường Trung Học Cơ Sở Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Từ năm 2001 – 2004 học tại trường Trung Học Phổ Thông An Lạc Thôn
Từ 2005 – 2009 học ngành Khoa Học Đất thuộc bộ môn Khoa Học Đất & Quản
Lý Đất Đai trường Đại Học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..
Ký tên

5
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CẢM TẠ
--- e & f --Trong quá trình làm luận văn, tuy đã gặp nhiều khó khăn nhưng chúng em đã
nhận được sự động viên và khích lệ của gia đình, nhất là sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô và bạn bè để chúng em hoàn thành tốt đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
• Gia đình đã động viên và hỗ trợ mọi mặt để chúng em an tâm hoàn thành tốt đề tài
này.
• Các thầy cô trong trường Đại Học Cần Thơ, nhất là các thầy cô trong khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học ứng Dụng đã nhiệt tình giúp đỡ, dạy dỗ và truyền đạt những kiến
thức quí báo để chúng em có đủ bản lĩnh, kiến thức và tự tin bước vào đời.
• Thầy Trần Bá Linh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy và tận tình giúp đỡ để chúng
em từng bước đi đến thành công như hôm nay.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

• Các anh Phạm Nguyễn Minh Trung, anh Ngô Thiện Nhựt đã tận tình chỉ dạy các

bước phân tích mẫu để chúng em có thể hoàn thành tốt số liệu của đề tài.
• Các thầy cô, anh chị trong bộ môn Khoa Học Đất &Quản Lý Đất Đai đã tạo điều
kiện thuận lợi để chúng em có thể hoàn thành tốt đề tài.
• Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè đã quan tâm và đóng góp những ý kiến quí báo để đề
tài ngày càng hoàn thiện hơn.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

6
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN
--- e & f ---

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh Giá Tính Bền Cấu Trúc Và Xác Định Ẩm Độ Thích Hợp
Để Làm Đất Cho Một Số Nhóm Đất Chính Trồng Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” là
do chính tôi thực hiện và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những số liệu trong đề tài.

Người thực hiện

Lê Văn Trương

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HỘI ĐỒNG CHẤM BÁO CÁO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Chứng nhận chấp nhận báo cáo về đề tài ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN CẤU TRÚC
VÀ XÁC ĐỊNH ẨM ĐỘ THÍCH HỢP ĐỂ LÀM ĐẤT CHO MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH
TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”

Do sinh viên : Lê Văn Trương
1.1. Lớp Khoa Học Đất K31 Thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng - trường
Đại Học Cần Thơ.
Bảo vệ trước hội đồng, ngày ……….,tháng………., năm 2009
1.1.tâm
BÁO Học
CÁO liệu
ĐỀ TÀI
NGHIỆP
ĐƯỢC
ĐÁNH
Ở MỨC
Trung
ĐHTỐT
Cần
Thơ @
Tài HỘI
liệuĐỒNG

học tập
và GIÁ
nghiên
cứu
……………………………..
Ý kiến hội đồng: ..................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………., tháng ………., năm 2007.
Chủ tịch hội đồng

8
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Lê Văn Trương, 2007 “ Đánh Giá Tính Bền Cấu Trúc Và Xác Định Ẩm Độ Thích Hợp
Để Làm Đất Cho Một Số Nhóm Đất Chính Trồng Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành khoa học đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Bá Linh

TÓM LƯỢC
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm lương thực lớn nhất nước, hàng năm cung
cấp cho xuất khẩu hàng chục triệu tấn lúa và đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia,
trong những năm gần đây việc thâm canh tăng vụ không ngừng gia tăng. Tuy nhiên do
việc canh tác quá mức đã làm cho đất ở Đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng suy

thoái về độ phì nhiêu của đất nói chung và độ phì vật lý nói riêng.
Đề tài “Đánh Giá Tính Bền Cấu Trúc Và Xác Định Ẩm Độ Thích Hợp Để
Làm Đất Cho Một Số Nhóm Đất Chính Trồng Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ”
được thực hiện nhằm xác định ẩm độ thích hợp để làm đất, giúp giảm chi phí và tạo điều
kiện thuận lợi để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và giảm sự suy thoái về vật lý
Trung
Học
liệu
đất,tâm
giúp cây
trồng
phátĐH
triểnCần
tốt. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua quá trình thu thập mẫu đất và phân tích một số chỉ tiêu vật lý đất cho thấy ẩm
độ thích hợp cho việc cày đất trên đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long biến động
từ 11 – 45% ẩm độ khối lượng tùy theo các nhóm đất chính khác nhau. Ẩm độ khối
lượng giới hạn dẻo của đất ở các vị trí nghiên cứu tương quan thuận với phần trăm cấp
hạt sét và không tìm thấy mối tương quan giữa giới hạn dẻo với hàm lượng chất hữu cơ.
Đất ở các điểm nghiên cứu có phần trăm cấp hạt sét cao, hàm lượng chất hữu cơ khá, tính
bền SQ>100 chiếm 63% trong tổng số vị trí khảo sát, độ bền đoàn lạp đất từ 60 – 100
chiếm 25% trong tổng số vị trí nghiên cứu. Giá trị độ bền SQ < 60 chiếm 12% trong tổng
số các vị trí nghiên cứu. Tính bền đoàn lạp đất có mối tương quan chặt với hàm lượng
chất hữu cơ (R= 0,85).

\

9
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



MỤC LỤC
trang
Trang phụ bìa
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

i

Xác nhận của bộ môn

i

Lịch sử cá nhân

iii

Lời cảm tạ

iv

Lời cam đoan

v

Xác nhận của hội đồng chấm báo cáo

vi

Tóm lược


vii

Mục lục

viii

Danh sách hình

xi

Danh sách bảng

xii

1
Trung tâm HọcGIỚI
liệuTHIỆU
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương 1

- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long

2

1.1.1


Vị trí địa lý

2

1.1.2

Thời tiết khí hậu

2

1.1.3

Các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu
Long
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Đồng
bằng sông Cửu Long

1.1.4
1.2

2

2
4

Sơ lược các đặc tính các nhóm đất nghiên cứu

5

1.2.1


Đất cát

5

1.2.2

Đất mặn
Đất phèn

5

1.2.3

6

10
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.2.4

Đất phù sa

1.2.5

1.3
1.4

Chương 2


7

Đất xám
Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến độ phì vật lý
đất
Ảnh hưởng của một số tính chất vật lý, hóa học đến
việc làm đất

7

1.4.1

Thành phần cơ giới

9

1.4.2

Tính bền cấu trúc đất

12

1.4.3

15

1.4.4

Tính dính của đất

Tính dẻo của đất

1.4.5

Chất hữu cơ

16

8
9

15

- PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

2.1

17

Phương tiện
2.1.1

Địa điểm nghiên cứu

17

Trung tâm Học liệu ĐH
Thơ

cứu
2.1.2CầnMẫu
đất@ Tài liệu học tập và nghiên 17
2.2
Chương 3

Phương Pháp

18

- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1

Đặc tính đất thí nghiệm

19

3.2

Thành phần cơ giới

20

3.3

Chất hữu cơ


22

3.4

Độ bền đoàn lạp đất

24

3.5

Tương quan giữa chất hữu cơ và độ bền đoàn lạp
đất
Giới hạn dẻo

26

Tương quan giữa ẩm độ giới hạn dẻo và phần trăm
sét

28

Tương quan giữa ẩm độ giới hạn dẻo và hàm lượng
chất hữu cơ

30

3.6
3.7

11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

27


Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

31

4.1 Kết luận

31

4.2 Đề nghị

31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

PHỤ LỤC

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

12
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



DANH SÁCH HÌNH
Hình
1

Tựa hình

Trang

Tam giác sa cấu theo USDA

11

3.1

Hàm lượng chất hữu cơ tại các điểm nghiên cứu

23

3.2

Độ bền đoàn lạp đất tại các điểm nghiên cứu

25

3.3

Tương quan giữa chất hữu cơ và độ bền đoàn lạp đất

26


3.4

Tương quan giữa phần trăm sét và giới hạn dẻo

29

3.5

Tương quan giữa ẩm độ giới hạn dẻo và hàm lượng chất
hữu cơ

30

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

13
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1


Phân loại các nhóm đất ở Đồng bằng sông Cửu Long

6

1.2

Phân loại đất theo thành phần cơ giới của liên hợp quốc

10

1.3

Các chỉ tiêu về kết cấu ở một số loại đất chính ở Việt Nam

14

1.4
1.5

Chỉ tiêu về tính dẻo của một số loại đất theo thành phần cơ
giới
Ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ tới các chỉ tiêu dính
dẻo

15
16

3.1

Trị pH và EC của các vị trí nghiên cứu


20

3.2

Bảng phân loại đất tại các điểm nghiên cứu theo thành phần
cơ giới

21

3.3

Ẩm độ khối lượng giới hạn dẻo

26

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

14
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


GIỚI THIỆU
Đất là một thực thể sống hình thành trong nhiều thiên niên kỹ và là một trong
những nền tảng quan trọng nhất của môi trường sống. Với vai trò là tạo giá đỡ cho các
hoạt động sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật trên trái đất ( Shin – Ichior
Vada, 2000). Do đó việc sản xuất nông nghiệp cần chú trọng đến bảo vệ các đặc tính lý
hóa học của đất để không làm giảm độ phì của đất.
Độ phì của đất là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần thiết
cho cây trồng trong một thời gian sinh trưởng. Qua đó ta thấy được vai trò của tính chất

vật lý và cơ lý đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Trong thực tiển sản xuất nông nghiệp những tính chất vật lý và cơ lý đất luôn luôn
là những yếu tố chi phối trực tiếp đến quá trình canh tác cũng như khả năng làm đất: cày,
bừa, xới xáo, sức kéo của máy móc công cụ làm đất…(Trần Văn Chính, 2006). Nghiên
cứu về tính chất cơ lý đất như tính dính, tính dẻo, ẩm độ…là cơ sở để xây dựng thời gian
làm đất, số lần làm đất và năng lượng cần thiết khi làm đất.
Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô và chất lượng đất đã trở thành vựa lúa lớn
nhất cả nước (Tôn Thất Chiểu và ctv,1991). Tuy nhiên qua nghiên cứu về độ phì đất ở
Đồng
bằng
sôngliệu
Cửu ĐH
LongCần
đã xuất
hiện @
sự suy
vật lý
đất,và
hóanghiên
học đất và
sinh
Trung
tâm
Học
Thơ
Tàithoái
liệuvềhọc
tập
cứu
học đất ở vùng canh tác 2 – 3 vụ lúa, đất chuyên màu và đất trồng cây ăn trái nhiều năm

tuổi, bước đầu cho thấy có sự giảm hàm lượng chất hữu cơ, độ nén dẻ cao, hệ số thấm
thấp. Khi đất bị nén dẻ nghiêm trọng sẽ hạn chế sự phát triển của rễ cây trồng, làm giới
hạn khả năng hút chất dinh dưỡng và nước (Võ Thị Gương, 2004).
Do đó đề tài “Đánh Giá Tính Bền Cấu Trúc Và Xác Định Ẩm Độ Thích Hợp
Để Làm Đất Cho Một Số Nhóm Đất Chính Trồng Lúa Ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long” được thực hiện nhằm đánh giá mức độ suy thoái cấu trúc của đất trồng lúa và tìm
ra ẩm độ thích hợp nhất để cày bừa giúp người dân tránh cho đất bị suy thoái cấu trúc
ngày càng nặng hơn.

15
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1 Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long trãi dài từ 8030’ đến 110 vĩ Bắc từ 104030’ đến 1070
kinh Đông, chiếm toàn bộ phía nam lãnh thổ của cả nước (Nguyễn Mỹ Hoa, 2003).
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối châu thổ sông Mêkông diện tích tự nhiên
khoảng 4 triệu hecta chiếm 7,9% diện tích vùng châu thổ, Đồng bằng sông Cửu Long có
ba mặt tiếp giáp với biển: phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp biển
Đông (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1991).
Đây là đồng bằng bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long, con sông dài 4000km có
nguồn gốc từ Tây Tạng (Võ Tòng Xuân, 1984). Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng
1.826.000 hecta đất trồng lúa, đất chuyên canh màu, cây công nghiệp ngắn ngày, 127.000
hecta đất cây lâu năm, 348.000 hecta đất mặn sử dụng vào nông nghiệp (Trần Thanh
Cảnh, 2000).
1.1.2
ThờiHọc

tiết khí
hậuĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
tâm
liệu
Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa nhiệt đới. Một
năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tháng 5 đến tháng 11, các tháng còn
lại là mùa khô. Các tỉnh phía tây của Đồng bằng sông Cửu Long được mưa sớm hơn và
lượng mưa nhiều từ 2.000 – 2.400 mm kéo dài trên 7 tháng, còn các tỉnh phía đông chỉ
được 1.000 – 1.100 mm và kéo dài chỉ trong 6 tháng.
Đồng bằng sông Cửu Long nóng đều suốt năm. Nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng
4) là 280C và nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 12, tháng 1) là 250C. nhiệt độ chênh lệch
giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 30C. Thêm vào đó là lượng ánh sáng dồi dào
đây là những yếu tố rất thuận lợi cho cây trồng phát triển (Võ Tòng Xuân, 1984).
1.1.3 Các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Ngô Ngọc Hưng Đồng bằng sông Cửu Long được chia làm tám nhóm đất
chính:
v Đất phù sa ven sông Tiền sông Hậu: chiếm diện tích nhỏ gần bốn 4% so với diện
tích các nhóm đất khác ở đồng bằng. Phân bố chủ yếu dọc theo sông Tiền sông
Hậu, tập trung ở địa hình trung bình đến cao, có độ cao tuyệt đối từ 1 – 1,2 m.

16
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Hiện trạng canh tác chủ yếu trên nhóm đất này là: lúa được trồng 2 – 3 vụ trong năm
và một số loại hoa màu khác.
v Nhóm phù sa xa sông Tiền và sông Hậu: Phân bố thành dãy dài khép kín nằm phía
trong cùng của nhóm đất phù sa ven sông được bồi hằng năm chiếm diện tích 24%
so với các nhóm đất khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

v Đất phèn: Chiếm diện tích gần 1/4 tổng diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông
Cửu Long (chiếm 1,6 triệu hecta) phân bố tập trung ở các vùng:
Vùng tứ giác Long Xuyên, Hà Tiên chủ yếu phân bố ở Hà Tiên, Hòn Đất
của tỉnh Kiên Giang và Tịnh Biên, Tri Tôn thuộc An Giang.
Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười.
Vùng phèn phía tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền và sông
Hậu.
Vùng phèn mặn bán đảo Cà Mau và Vịnh Thái Lan.
v Nhóm đất nhiễm mặn: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với biển do đó nước
biển có khả năng xâm nhập rất sâu vào vùng đất liền một cách tự nhiên hoặc theo
các hệ thống thủy nông gây ra sự nhiễm mặn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v Nhóm đất phèn nhiễm mặn: Nhóm đất này mang cả hai đặc tính vừa phèn vừa
mặn.
v Nhóm đất giồng: Phân bố tập trung ở khu vực ven biển chiếm diện tích khoảng
1,2% so với tổng diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long.
v Đất xám bạc màu: Phân bố tập trung ở biên giới Việt Nam và Campuchia chủ yếu
ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Có ba nhóm đất:
Nhóm đất bị phong hóa tại chổ.
Nhóm đất phát triển theo triền đồi và núi đá.
Nhóm đất hình thành và phát triển trên phù sa cổ.
v Nhóm đất than bùn: Chiếm diện tích 0,8%, phân bố chủ yếu ở U Minh Thượng và
U Minh Hạ (Ngô Ngọc Hưng, 2006).

17
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



1.1.4 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay do khoa học kỹ thuật phát triển, lao động máy móc đã thay thế dần lao
động chân tay, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. do đó việc cơ giới hóa
từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch đang được nông dân áp dụng.
Ngày nay cùng với những bước tiến nhảy vọt về thâm canh tăng vụ cũng như kết
quả áp dụng những kỹ thuật mới đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng xuất và sản
lượng lương thực, thực phẩm.Tuy vậy thực tiễn sản xuất đòi hỏi phải có những biện pháp
cải tạo nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất vì độ phì nhiêu của đất đai đang bị suy
thoái, do quá trình thâm canh tăng vụ của con người mà không chú ý đến việc bồi hoàn
dinh dưỡng trong đất hoặc có bồi hoàn nhưng không cân đối làm cho dinh dưỡng trong
đất ngày càng suy giảm (Trần An Phong và ctv, 1986).
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng đất có tiềm năng sản xuất nông
nghiệp lớn nhất. tuy nhiên điều này không có nghĩa là tất cả các loại đất ở Đồng bằng
sông Cửu Long đều phì nhiêu và thuận lợi cho việc canh tác. Mặt khác đồng bằng lại có
cả hai vấn đề về tài nguyên nước mặt là dư thừa nước vào mùa mưa và thiếu nước vào
mùa khô. Thực tế cho thấy điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp
và cả đời sống con người trong vùng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Dù vậy diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng lúa có khuynh hướng tăng
chậm từ năm 1990. Nhìn chung tổng sản lượng lúa cũng tăng nhưng với tốc độ chậm,
trong những năm gần đây cũng như sự sụt giảm năng suất đã bắt đầu xãy ra trên một số
vùng. Các kết quả ghi nhận được nêu lên ở trên có thể được lý giải do các nguyên nhân
khác nhau trong đó việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác là một trong những yếu
tố quan trọng (Lê Văn Khoa, 2003).

Nhiều vùng đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được khai thác và sử dụng khá
triệt để qua nhiều thế hệ, đặc biệt là vùng ven sông. Để có được năng suất và sản lượng
cao người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp canh tác khác nhau như: làm đất

thủ công hoặc cơ giới hóa, rửa phèn, bón phân… với những cách quản lý này, cùng với
quá trình tự nhiên của đất có thể làm cho đất bị suy thoái hoàn toàn, nếu như các hoạt
động này không phù hợp và tiêu cực. Cuối cùng làm nảy sinh sự phát triển của nền nông
nghiệp không bền vững trên toàn vùng nếu không có những nghiên cứu và công tác
khuyến nông hợp lý (Lê Văn Khoa, 2003).
Đồng bằng sông Cửu Long có ba nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất: đất phèn, đất
phù sa, đất mặn (chiếm 90 % diện tích đất đồng bằng) những nhóm đất này giữ vai trò
quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp (Tôn Thất Chiểu, 1991). Qua đó tiềm năng sản
18
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


xuất lương thực đặc biệt là cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn, và là nơi bảo
đảm an toàn lương thực quốc gia. Tuy nhiên do tình hình sản xuất hiện nay làm cho đất
ngày càng suy thoái gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Theo Võ Quang Minh, qua khảo sát đánh giá một số đặc tính hóa lý đất trên vùng
thâm canh ba vụ lúa tại Tiền Giang cho thấy: tầng đất mặt do ngập nước liên tục có hiện
tượng lầy thụt, tầng B có xu hướng bị tụ sét và bị nén dẻ theo thời gian. Đa số nông dân
chuẩn bị đất bằng cơ giới hóa và độ sâu cày mỏng 10 – 15 cm nên sự nén chặt càng
mạnh. Nông dân chuẩn bị đất trong lúc đất ngập nước nên tiến trình rửa trôi theo chiều
sâu đất càng tăng mạnh, chiều dài của tầng đế cày càng tăng theo thời gian canh tác, tầng
đế cày làm tăng khả năng giữ nước trên ruộng nhưng độ dầy tầng đế cày sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng (Võ Quang Minh, 2006).
1.2 Sơ lược những đặc tính các nhóm đất nghiên cứu
1.2.1 Đất cát
Đất cát ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất cát giồng phần lớn diện tích
phân bố ở ven biển đông (Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng) thành từng dãy
hình vòng cung song song với bờ biển, nhô cao hơn so với vùng phù sa xung quanh.
Những dãy cát giồng là dấu vết minh chứng cho quá trình tiến ra biển của Đồng bằng
Trung

tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sông Cửu Long, nơi mà móng đá chìm xuống sâu, quá trình hoạt động bờ biển của sông
đã tác động mạnh mẽ hình thành giồng cát. Càng xa biển giồng cát càng thấp do đỉnh bị
bào mòn, vật liệu tràn lấp xuống các trũng giữa giồng có nơi cát giồng bị lấp hoàn toàn
dưới lớp phù sa như ở Gò Công Đông, Gò Công Tây (Tiền Giang). Vật liệu hình thành
đất giồng cát gồm có cát thạch anh và những khoáng vật khác. Trong điều kiện nhiệt, ẩm
cao của Đồng bằng sông Cửu Long cát giồng tiếp tục phong hóa, phẫu diện đất đã hình
thành tầng tích tụ, thành phần cơ giới tầng đất mặt có nơi đã là thịt nhẹ.
Đất cát giồng thường có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cát 60 – 70%. Màu
sắc đất vàng sáng, vàng xẫm. Tầng B có các vệt đỏ nâu và có nơi có kết von. Độ xốp đất
16 – 22% nhưng do địa hình cao và thực bì thưa thớt, đất giồng thường bị hạn ở tầng đất
mặt. Đất có phản ứng ít chua tầng đất mặt và trung tính ở tầng dưới sâu. Hàm lượng hữu
cơ 0,79 – 1,2%, mức độ khoáng hóa hữu cơ cao C/N = 5 – 7. Độ phì nhiêu tự nhiên của
đất giồng rất thấp, N = 0,03 – 0,08% (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1991).
1.2.2 Đất mặn
Nhóm đất mặn có diện tích khoảng 786.300 hecta bằng 19,90% diện tích đồng
bằng, là loại đất tương đối phì nhiêu nhưng nhiễm mặn nên hạn chế năng suất và khả

19
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


năng tăng vụ do thiếu nước ngọt (Nguyễn Mạnh Hùng và ctv, 1986). Đất mặn được chia
làm bốn nhóm:
v Đất mặn phần lớn dưới rừng ngập mặn, diện tích 56.022 hecta phân bố nhiều ở
ven biển thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
v Đất mặn nhiều, diện tích 102.103 hecta. Phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
v Đất mặn trung bình, diện tích 148.934 hecta phân bố ở Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

v Đất mặn ít, diện tích 437.488 hecta. Phân bố tương đối đồng đều ở các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đất mặn ở Đồng băng sông Cửu Long là mặn do muối trong nước biển, chủ yếu là
NaCl. Đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long thường có thành phần cơ giới nặng, hàm
lượng sét 50 – 60% có khi cao hơn. Vùng đất mặn thuộc Bến Tre, Trà Vinh có tầng dưới
sâu của phẫu diện đất thành phần cơ giới nhẹ hơn (sét 35 – 48%) .
Đất mặn có hàm lượng hữu cơ và đạm trung bình, lân tổng số trung bình. Lượng
Magie trong cation trao đổi luôn lớn hơn Canxi thể hiện ảnh hưởng mạnh mẽ của nước
Trung
Học
liệu
ĐH
@hưởng
Tài liệu
họcbiển
tậpít và
cứu
biển,tâm
tuy vậy
ở đất
mặn
ít vàCần
trungThơ
bình ảnh
của muối
hơnnghiên
và được sử
dung
canh tác nhiều nên tỷ lệ Ca/Mg cao hơn đất mặn nhiều (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1991).
1.2.3 Đất phèn

Nhóm đất phèn có diện tích khoảng 1.863.128 hecta. Được hình thành do sản
phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (vật liệu chứa lưu huỳnh) (Nguyễn Thế Đặng
và ctv, 1999).
Đất phèn được chia làm hai phụ nhóm: đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động, tùy
theo độ sâu xuất hiện tầng phèn mà ta có thể chia thành các tiểu nhóm khác nhau như:
phèn nặng, phèn trung bình, phèn nhẹ. Ở Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn phân bố ở
các vùng:
v Vùng phèn tứ giác Long Xuyên, Hà Tiên bao gồm các biểu loại đất chính sau:
Sulfuric Humaquepts, Typic Sulfaquepts, Sulfuric Tropaquepts.
v Vùng phèn Đồng Tháp Mười, đại diện có các biểu loại đất: Sulfuric Humaquepts,
Sulfudic Humaquepts, Typic Sulfaquepts và Umbic Sulfaquepts.
v Vùng phèn phía tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền và sông Hậu gồm
các biểu loại đất: Sulfuric Humaquepts, Sulfudic Humaquepts, Typic Sulfaquepts.
20
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


v Vùng phèn mặn bán đảo Cà Mau và Vịnh Thái Lan (Trần Kim Tính, 2003).
1.2.4 Đất phù sa
Nhóm đất phù sa phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu, là lớp phủ trầm tích
nước ngọt trẻ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đất phù sa được chia làm các loại:
v Đất đang được bồi lắng phù sa hàng năm: xếp vào đất phù sa được bồi, đây là các
dãy đất thấp ven sông và phần lớn các cồn giữa sông. Chiếm diện tích 83.914
hecta tập trung ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ.
v Đất phù sa mới đã thoát khỏi quá trình bồi đắp hàng năm của hệ thống sông Cửu
Long, xếp vào đất phù sa không được bồi. Đây là các dãy đất phù sa ven sông.
Chiếm diện tích 96.885 hecta tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Bến Tre,
Hậu Giang.
v Đất phù sa không được bồi có quá trình Glây trong phẫu diện đất trung bình hoặc
mạnh, thể hiện ở hình thái phẫu diện có tầng sét màu xám xanh. Chiếm diện tích

355.646 hecta tập trung ở các tỉnh (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1991).
1.2.5 Đất xám
Nhóm đất xám là một trong những nhóm đất có vấn đề ở Đồng bằng sông Cửu
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Long phân bố tập trung ở ven biên giới Việt Nam và Campuchia, chủ yếu ở các tỉnh:
Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Nhóm đất này có thể chia ra thành
các phụ nhóm sau:

v Nhóm đất xám bị phong hóa tại chổ, nhóm đất này chiếm khoảng 0,04% so với
tổng diện tích đồng bằng, phân bố ở địa hình núi, chủ yếu là ven các chân núi lớn
như Thất Sơn của tỉnh An Giang.
v Nhóm đất xám phát triển theo triền đồi và núi đá: nhóm này phần lớn phân bố ở
vùng núi Thất Sơn thuộc tỉnh An Giang, chiếm khoảng 0,3% so với tổng diện tích
đồng bằng, nhóm đất này định vị trên các ngọn núi có chiều dầy mỏng thay đổi từ
0 – 40 cm và bị xói mòn rất mảnh liệt.
v Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ, chiếm diện tích khoảng 2,7% so với diện
tích đồng bằng, nhóm đất này phân bố chủ yếu dọc theo biên giới Việt Nam và
Campuchia thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang. Nhìn
chung nhóm đất này rất nghèo về dinh dưỡng (Trần Kim Tính, 2003).

21
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Bảng 1.1 Phân loại các nhóm đất ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nhóm đất
1. Đất cát

2. Đất mặn
3. Đất phèn
3.1 Đất phèn tiềm tàng
3.2 Đất phèn hoạt động
4. Đất phù sa
5. Đất lầy và than bùn
6. Đất Xám
7. Đất đỏ vàng
8. Đất xói mòn

Diện tích (hecta)
43.318
744.547
1.600.263
421.867
1.178.396
1.184.857
24.027
134.656
2.42
8.787

Phần trăm (%)
1,1
19,1
41,1
10,7
30,1
30,4
0,6

3,5
0,06
0,2

( Tôn Thất Chiểu,ctv,1991 )

1.3 Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến độ phì vật lý đất
Đối với bất kỳ một loại cây trồng nào trước khi trồng đều phải làm đất và làm đất
còn có ý nghĩa quan trọng đối với canh tác lúa.
Việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng, hạt gieo có mọc mầm tốt hay không cây
con có phát triển và cho năng xuất cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị đất
Trung
Học
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Lê tâm
Văn Ký
và ctv,
1986).
Làm đất giúp cải thiện kết cấu đất giúp việc giữ và thấm nước qua các lổ hổng của
đất được dễ dàng, đất cày có tỷ lệ tế khổng 70% sau đó các trận mưa sẽ làm dẻ đất tỷ lệ tế
khổng trở lại mức chưa cày.
Việc làm đất có những ưu điểm:
v Đất thoáng khí giúp cho các hiện tượng sinh học trong đất thuận lợi.
v Diệt cỏ dại giúp cây trồng khỏi cạnh tranh với cỏ dại về nước dinh dưỡng và ánh
sáng.
v Chôn các dư thừa thực vật hay các loại phân đã bón cho đất (Võ Tòng Xuân,
1984).
v Làm đất làm thay đổi độ xốp của đất, thay đổi khe hở mao quản và phi mao quản,
đã làm tăng khả năng giữ nước và thấm nước của đất.

v Làm đất có độ chặt hợp lý, khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất sẽ tốt hơn.
v Làm đất hợp lý tạo ra kích thước hạt đất phù hợp, làm tăng tính thấm nước nên giữ
được các hạt đất tại chổ. Đối với những loại đất nặng và đất có lớp đất mặt và lớp

22
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


bên dưới khác nhau, làm đất sâu kết hợp với lật đất có thể cải tạo được thành phần
cơ giới, độ xốp của đất, tính chất hóa học và sinh học đất có lợi cho cây trồng
(Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
Tuy nhiên việc làm đất cũng gây một số ảnh hưởng không tốt đến tính chất vật lý
đất:
v Việc làm đất với ẩm độ không thích hợp sẽ làm cho đất mất kết cấu, tăng độ dầy
tầng đế cày.
v Làm đất bằng cơ giới hóa nặng lâu ngày làm lớp đất mặt bị nén chặt và phá vỡ cấu
trúc của đất (Lê Đức, 2006).
v Làm đất không hợp lý có thể làm tăng độ phân tán đất, tăng xói mòn, tăng cỏ dại,
… (Chu Thị Thơm và ctv, 2006).
1.4 Ảnh hưởng của một số tính chất vật lý, hóa học đến việc làm đất
1.4.1 Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới là tỷ lệ phần trăm của những cấp hạt đất chứa trong đất. Các
loại đất có thành phần cơ giới khác nhau phân biệt bằng tỷ lệ cấp hạt khác nhau trong đất.
Trong thực tế sản xuất thành phần cơ giới của đất có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lớn đến khả năng phân bố cây trồng và các biện pháp canh tác, thành phần cơ giới cũng là
yếu tố rất khó thay đổi (Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Trần Văn Chính thì trong quá trình hình thành đất đã tạo ra được các hạt đơn
đất có kích thước và hình dạng khác nhau. Những hạt đơn đất đó được gọi là “thành phần

cơ giới”. Như vậy các phần tử cơ giới đất có thể có nguồn gốc từ hữu cơ, vô cơ hay hữu
cơ – vô cơ.
Người ta chia thành phần cơ giới ra thành ba cấp hạt : cấp hạt cát - bụi (>0,02),
cấp hạt thịt (0,02 – 0,002), cấp hạt sét( <0,002 ).
Do thành phần hoá học cũng như tính chất của các cấp hạt khác nhau nên đất có
thành phần cơ giới khác nhau thì việc sử dụng và cải tạo cũng khác nhau (Trần Văn
Chính, 2006). Vì thành phần cơ giới khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về tỷ trọng, dung
trọng, tính dính, khả năng hấp thụ và trao đổi ion và khả năng dự trữ dinh dưỡng trong
đất (Mai Văn Quyền và ctv, 2005).
Ngoài ra thành phần cơ giới còn được định nghĩa là tỷ lệ giữa các cấp hạt cát, thịt,
sét trong đất (Henry D.Foth, 1990).

23
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cấp hạt nhỏ nhiều, nên đất sét chứa nhiều dinh
dưỡng hơn đất cát. Ở đất có tỷ lệ hạt nhỏ, về cơ bản là giàu dinh dưỡng là do khả năng
giữ dinh dưỡng của nó tốt hơn đất có tỷ lệ cát cao. Tuy nhiên, nếu đất sét không được bổ
xung dinh dưỡng và không có biện pháp bảo vệ thì vẫn bị thoái hóa (Trần Trọng Nghĩa,
2004).
Đối với tính chất vật lý nước và cơ lý đất cho thấy kích thước hạt càng giảm đã
làm giảm tốc độ thấm nước, tăng tính mao dẫn, tăng tính trương co, tăng sức dính cực đại
(Nguyễn thế Đặng, 1999).
Trong canh tác nông nghiệp nếu đất có tỷ lệ sét cao hàm lượng hữu cơ thấp thời
gian canh tác lâu thì sẽ gây nên tình trạng nén dẻ (Võ Thị Gương, 2004).
v Phân loại đất theo thành phần cơ giới
Cơ sở của việc phân loại đất theo thành phần cơ giới dựa vào hàm lượng của thành
phần cấp hạt hoặc nhóm thành phần cấp hạt, đôi khi dựa vào cả hai nhóm: cát vật lý (
cấp hạt lớn hơn 0,01 mm ) hoặc sét vật lý (cấp hạt nhỏ hơn 0,01 mm) (Trần Kông

Tấu, 2005).
Bảng 1.2 Phân loại đất theo thành phần cơ giới của liên hợp quốc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
học
và nghiên cứu
Tỷ lệ các
cấptập
hạt (%)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Loại đất
Đất cát
Đất cát pha
Đất thịt pha cát
Đất thịt nhẹ
Đất thịt trung bình
Đất thịt nặng

Đất sét nhẹ
Đất sét pha cát
Đất sét pha thịt
Đất sét trung bình
Đất sét
Đất sét nặng

Cát
85 - 100
55 - 85
40 - 45
0 - 55
55 - 85
30 - 35
0 - 40
55 - 75
0 - 30
10 - 55
0 - 55
0 - 35

Thịt
0–5
30 – 45
30 – 45
45 – 100
0 – 30
20 – 45
45 – 75
0 – 20

45 – 75
0 – 45
0 – 55
0- 35

Sét
0 - 15
0 - 15
0 - 15
0 - 15
0 - 15
15 - 25
15 - 25
15 - 25
25 - 45
25 - 45
45 - 65
65 - 100

( Nguồn: Tôn Thất Chiểu, 1991 )

Theo Trần Văn Chính thành phần cơ giới có vai trò rất quan trọng, nông dân ta từ xưa
đã dựa vào những nhận xét ngoài đồng ruộng trong quá trình sản xuất để chia đất ra thành
các loại: đất cát già, cát non, đất sét…mỗi loại đất phù hợp với một loại cây trồng nhất
định và cần có biện pháp canh tác thích hợp. Hiện nay khoa học thổ nhưỡng đã phát triển,
việc phân loại đất theo thành phần cơ giới đã có tiêu chuẩn cụ thể trên cơ sở tỷ lệ tương
đối giữa các cấp hạt (Trần Văn Chính, 2006).
24
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



Trên thế giới có nhiều bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới khác nhau
nhưng phổ biến nhất là bảng của Liên Xô, của USDA

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1 Tam giác sa cấu theo USDA
v Tính chất các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau: có ba loại đất có thành
phần cơ giới khác nhau là: đất cát, đất sét và đất thịt.
Đất cát: đất cát có tỷ lệ cấp hạt cát cao có thể lên đến 100%. Đất cát có những nhược
điểm sau: dễ bị khô hạn do tổng diện tích khe hở lớn, làm nước dễ thấm và bốc hơi,
nghèo mùn do điều kiện oxy hóa tốt nên quá trình khoáng hóa chất hữu cơ mạnh, dễ bị
đốt nóng và mất nhiệt nên bất lợi cho vi sinh vật phát triển, kết cấu rời rạc nên dễ cày
bừa, nhưng giảm khả năng hấp phụ nước và giữ phân kém do chứa ít keo. Tuy nhiên đất
cát có ưu điểm là cây trồng dễ vươn rễ ra xa mà không bị chèn ép. (Nguyễn Như Hà,
2006).
Đất sét: Là loại đất có tỷ lệ sét cao. Đất sét có các hạt sét bé nên khe hở giữa chúng
nhỏ dẫn đến thoát nước kém, dễ bị úng gây tác hại cho cây trồng cạn, độ thoán khí thấp,
chất hữu cơ phân hũy chậm. Đất chứa nhiều sét sức cản lớn, tính dính cao gây khó khăn
cho việc làm đất. Tuy nhiên đất sét là loại đất có hàm lượng hữu cơ cao, nếu kết cấu đất
25
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×