TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP& SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
ĐỖ MINH TUẤN
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ LỤC
BÌNH KẾT HỢP VỚI RÁC CHẤT THẢI NƠNG NGHIỆP KHÁC TRÊN
NĂNG
LÚAĐH
TRỒNG
TRÊN
PHÈN
HỊA
AN- HẬU
Trung
tâmSUẤT
Học liệu
Cần Thơ
@ ĐẤT
Tài liệu
học Ở
tập
và nghiên
cứu
GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Cần Thơ, 05/2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP& SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
ĐỖ MINH TUẤN
HIỆU QUẢ VỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC SẢN XUẤT
TỪ LỤC BÌNH KẾT HỢP VỚI RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TRÊN NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN Ở HÒA
AN- HẬU GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Chuyên ngành: Khoa Học Đất
Mã số: TT0572A1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN MỸ HOA
KS. NGUYỄN CHÍ TÂM
Cần Thơ, 05/2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Đề tài:
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ LỤC
BÌNH KẾT HỢP VỚI RÁC CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP KHÁC TRÊN
NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN Ở HÒA AN- HẬU
GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên ĐỖ MINH TUẤN thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
TP. Cần Thơ, ngày…. tháng… năm 2009
TS. NGUYỄN MỸ HOA
CẦN THƠ- 05/2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chấp nhận luận văn tốt nghiệp ngành khoa học đất với đề
tài:
HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ LỤC
BÌNH KẾT HỢP VỚI RÁC CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP KHÁC TRÊN
NĂNG SUẤT LÚA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN Ở HÒA AN- HẬU
GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
Do sinh viên ĐỖ MINH TUẤN thực hiện và báo cáo trước hội đồng.
Ý kiến
hội liệu
đồngĐH
chấmCần
luận Thơ
văn tốt@
nghiệp:
Trung
tâmcủa
Học
Tài liệu học tập và nghiên cứu
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ......................................................
Duyệt Khoa
Cần Thơ, ngày… tháng…. năm 2009
Trưởng Khoa Nông Nghiệp& Sinh Học Ứng Dụng
Chủ tịch hội đồng
CẦN THƠ- 05/2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
MỞ ĐẤU
Sự suy thoái đất hay đất bị giảm độ phì nhiêu tự nhiên về mặt hóa, lý và sinh học thể
hiện rõ nhất là sự mất dần chất hữu cơ trong đất và giảm khả năng cung cấp các nguyên tố
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đất suy thối chiếm 25% đất nơng nghiệp thế giới, chủ
yếu tập trung ở các nước đang phát triển và là vấn đề đang được quan tâm. Những thách thức
về khoa học đất liên quan đến sự phát triển bền vững là thách thức lớn đối với các nước vùng
nhiệt đới (Pedro,2002).
Sự mất dần chất hữu cơ trong đất làm đất bị nén dẻ, giảm khả năng thấm nước, thoát
nước làm giảm hoạt động của các loài vi sinh vật đất, giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng là nguyên nhân làm cho đất bị suy thoái, bạc màu, do đó làm giảm năng suất
cây. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh có thể cải
thiện được các yếu tố bất lợi trên. Do đó đề tài “Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh được sản
xuất từ Lục Bình kết hợp rác thải nông nghiệp trên năng suất lúa trồng trên đất phèn trồng
lúa ở Hòa An-Hậu Giang trong điều kiện nhà lưới” được thực hiện với mục tiêu đánh giá
hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trong gia tăng năng suất cây trồng ở Hòa An-Hậu Giang
nhằm khuyến khích sử dụng lục bình và rác thải nơng nghiệp làm phân hữu cơ trong gia tăng
năng suất cây trồng.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Chương 1.
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. ĐẤT PHÈN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1.1.Sự phân bố của đất phèn
Đất phèn chiếm diện tích khá lớn trên thế giới 12,6 triệu ha (Nguyễn Tử Khiêm,
1997), trong đó 6,7 triệu ha ở châu Á, 3,7 triệu ha ở châu Phi và 2,1 triệu ha ở Châu Mỹ La
Tinh.
Ở Việt Nam đất phèn tập trung lớn nhất ở ĐBSCL. Theo tài liệu của Bộ Quy Hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp (1997), trong 4 triệu ha đất canh tác ở ĐBSCL thì 1,4 triệu ha là đất
phèn, nếu kể cả đất nhiễm mặn bên dưới có nhiều Pyrite thì tổng diện tích đất phèn lên đến
2,6 triệu ha tập trung nhiều nhất ở 2 vùng : Đồng Tháp Mười (576000 ha) và Tứ Giác Long
Xuyên-Hà Tiên (250000 ha) còn lại phân bố rải rác các tỉnh khác.
Ở ĐBSCL đất nhiễm phèn chiếm diện tích rất lớn gần một nửa tổng diện tích tự nhiên
của vùng, tập trung chủ yếu ở các vùng:
+ Vùng phèn Tứ Giác Long Xuyên.
+ Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười.
+ Vùng phèn phía Tây Sơng Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền và Sông
Hậutâm
(Lê Văn
Khoa,
Trung
Học
liệu2000)
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Mai Văn Quyền (1996), ở ĐBSCL đất phèn chiếm 1,6 triệu ha, phèn nặng
chiếm 0,55 triệu ha, phèn trung bình và phèn nhẹ chiếm 1,05 triệu ha gây bất lợi cho sản xuất
nông nghiệp.
Trong 2 loại đất phèn là phèn tiềm tàng và phèn hoạt động, thì phèn tiềm tàng phân bố
ở vùng trũng Đồng Tháp Mười , Tứ Giác Long Xuyên, vùng Đước Cà Mau, rừng U Minh,
rải rác các vùng trũng Hậu Giang, Cửu Long đơi khi tìm thấy những vệt khơng liên tục như
vùng ven biển ở Bến Tre (Phạm Thị Thu Hà,1989).
1.1.2. Sự hình thành của đất phèn
Sự hình thành của đất phèn chủ yếu là do sự tạo thành các Pyrite vô cơ (FeS2), một số
hợp chất của lưu huỳnh và sắt. Các Pyrite này trong điều kiện oxy hóa sẽ biến thành acid
Sulfuric (H2SO4) và hình thành đất phèn dưới 2 dạng:
+ Phèn sắt Fe2(SO4)3
+
Phèn nhơm Al2(SO4)3
Pyrite được hình thành chủ yếu bởi các phản ứng sau:
SO42- + 10 H+ +e- ↔H2S + H2O
2
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
2FeOOH + 3H2S ↔ 2FeS + S + H2O
FeS + S
↔ FeS2
Tổng quát có thể viết:
Fe2S3 + 4SO4 2- + 8CH2O + ½O2 ↔ 2FeS2 + 8HCO3ˉ + 4H2O
Điều kiện chủ yếu để hình thành đất phèn:
+Sự tích lũy lưu huỳnh với một hàm lượng lớn được đưa đến từ nước biển.
+Sự cung cấp các gốc muối SO42- luôn luôn thay mới.
+Đất bị ngập nước liên tục.
+Quá trình phát triển và bị vùi lấp của rừng đã để lại một khối lượng chất hữu cơ khá
lớn. Hàm lượng chất hữu cơ phong phú tạo điều kiện bổ sung và hình thành Pyrite sản phẩm
của đất phèn.
1.1.3. Sự Oxy hóa Pyrite thành đất phèn hiện tại.
Đất phèn tiềm tàng bị Oxy hóa khi mực nước ngầm hạ thấp xuống khỏi tầng Pyrite
trong vài tuần. Khi đất bị khô, các khe nứt hình thành và khơng khí sẽ xâm nhập vào.
Sự oxy hóa xảy ra theo phản ứng sau:
FeS2 + 7/2O2 + H2O ↔ Fe2+ + 2SO42- + 2H+
Sự oxy hóa Pyrite xảy ra rất chậm nhưng sự oxy hóa sẽ gia tăng sự hiện diện của
nhóm
vi khuẩn
NhữngThơ
vi khuẩn
có liệu
thể phát
triểntập
đượcvà
ở pH<2,
lấy năng
Trung
tâm
HọcThiobacillus.
liệu ĐH Cần
@này
Tài
học
nghiên
cứu
lượng từ sự oxy hóa những hợp chất lưu huỳnh bị khử và trong trường hợp vi khuẩn là
T.ferroxidans sẽ oxy hóa Fe2+ thành Fe3+, Fe3+ hịa tan sẽ oxy hóa Pyrite theo phản ứng:
FeS2 + 14Fe3+ +8H2O ↔ 15Fe2+ +16H+ + 2SO42+
FeSO4 được tạo thành sẽ bị oxy hóa (ra khỏi tầng Pyrite) và cho nhiều H+.
Fe2+ + SO42- + ¼O2 + 5/2H2O ↔ Fe(OH)3 +2H+ + SO42Hoặc
Fe2+ + SO42- + ¼O2 + 3/2H2O + 1/3K+ ↔ 3Kfe(SO4)(OH)6 + H+ + 1/3SO42Acid sulfuric (H2SO4) được phóng thích trong q trình oxy hóa Pyrite làm cho đất
phèn tiềm tàng bị chua hóa và hình thành đất phèn hiện tại. Độ chua cao làm cho hịa tan
khống sét, phóng thích nhơm hịa tan cao, gây độc cho cây trồng. Q trình oxy hóa Pyrite
cũng sản sinh nhiều sắt nhị hịa tan gây độc cho cây trồng (Ngơ Ngọc Hưng, 2000).
1.1.4. Dinh dưỡng trong đất phèn
1.1.4.1. Dinh dưỡng đạm
Hiện nay trở ngại lớn nhất trong đất phèn là độ chua cao và độc chất Al3+, Fe2+ cao có
thể gây độc cho cây trồng. Nếu chú trọng vấn đề dinh dưỡng hợp lý thì có thể hạn chế độ
3
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
độc, trong đó đạm được xem là nguyên tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây
trồng đồng thời giúp cây phát triển nhanh để vượt qua khả năng gây độc, đạm giúp gia tăng
sự sinh trưởng của cây đặc biệt là sự phát triển thân lá còn đối với cây lúa thì đạm góp phần
phát triển chiều cao, tán lá, tăng sự nẩy chồi và trọng lượng hạt…Ngồi ra đạm cịn là
ngun tố mà cây cần từ khi gieo đến giai đoạn chín sữa.
Trong cây lúa hàm lượng N chiếm từ 1-3% trọng lượng khô hạt và trong đất N chiếm
khoảng 95% ở dạng hữu cơ và 5% ở dạng khoáng. Đạm trong đất thường ở ba dạng là:
NH4+, NO3ˉ, NO2ˉ, nhưng việc hấp thu đạm của cây lúa là dạng NH4+ vì sự tăng trưởng của
cây trồng cịn phụ thuộc vào pH, đồng thời NH4+ thích hợp cho khoảng pH hẹp từ 5-6 và khi
pH cao hoặc thấp hơn đều làm giảm tốc độ tăng trưởng của cây (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv,
1999)
Thông thường hàm lượng đạm cao nhất ở lớp mặt và giảm dần theo độ sâu, đồng thời
nó có mối quan hệ rất chặt với chất hữu cơ trong đất. Hiện nay việc cung cấp đạm chỉ dựa
vào nguồn phân Ure, nhưng trên thực tế thì việc sử dụng phân Ure của cây lúa rất thấp
thường chỉ khoảng 30-40%, số còn lại bị mất theo con đường thấm lậu, bốc hơi và chảy tràn
(Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
1.1.4.2. Dinh dưỡng lân
LânHọc
là yếuliệu
tố giúp
bộ Cần
rễ phát Thơ
triển mạnh
vào giai
đoạn
đầu tập
của thời
sinh trưởng,
ở
Trung tâm
ĐH
@ Tài
liệu
học
vàkỳnghiên
cứu
giai đoạn đầu cây rất cần lân, lân tồn tại trong đất ở dạng phosphate vô cơ hoặc tạo thành các
hợp chất hữu cơ (Phytin, Cenllulose,…). Thường thì cây lúa hấp thụ lân ít hơn đạm và kali
nhưng lân lại là nguyên tố cần cho cây lúc sạ và lân còn làm tăng sản lượng và phẩm chất
hạt.
Khi cây lúa được bón lân thì có khả năng hút thêm đạm và khi bón kết hợp với đạm
thì có tác dụng xúc tiến sự phát triển bộ rễ và tăng sự đẻ nhánh cũng như làm cho lúa trổ
bơng sớm, giảm lép, chín tập trung, tăng phẩm chất gạo (Nguyễn Thị Thanh Hồng, 2002).
Tuy nhiên hàm lượng lân được cây lúa hấp thu trong vịng 42 ngày sau khi cấy và nó được
chuyển vào hạt, cịn ở giai đoạn sau thì lân được hút vào sẽ chuyển vào rơm rạ.
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1987) thì hàm lượng lân hữu cơ ở tầng mặt chiếm tỉ lệ từ
21-64% lân tổng số, trong đó đất phù sa có hàm lượng lân hữu cơ thấp và ở đất phèn có hàm
lượng lân hữu cơ cao hơn. Nhưng trên thực tế thì lân trong đất phèn thường nghèo bởi có sự
cố định Fe và Al, vì vậy lân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa trên đất
phèn, do đó khi bón super Lân là tốt nhất để lúa ra rễ sớm chống phèn từ đầu (Lâm Minh
Triết và Lê Duy Bá).
4
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Do đó việc phóng thích lân ở đất phèn cịn phụ thuộc vào pH và sự cố định của Fe, Al
thông thường lân trong đất tồn tại ở ba dạng là H2PO4ˉ, HPO42-, PO43-, nhưng cây lúa chỉ hút
H2PO4ˉ và H2PO4ˉ phản ứng rất nhanh với Fe, Al nên nó làm cho hợp chất lân không tan (Đỗ
Thị Thanh Ren và ctv, 1999; Lê Văn Khoa, 2000).
Al3+ + H2PO4ˉ + 2H2O = 2H+ + Al(OH)2H2PO4
Khơng tan ở đất chua
Hịa tan
1.1.4.3. Dinh dưỡng kali
Kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ đối với cây trồng, kali được cây hấp thu
với số lượng lớn hơn các nguyên tố khác ngoại trừ N (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv, 1999). Kali
cịn có tác dụng giúp cây đứng vững, tăng tính chống chịu sâu bệnh, đổ ngã, làm giảm sự
thoát hơi nước, giúp cây chống hạn tốt và chống chịu được với sương giá cịn đối với cây lúa
thì kali giúp làm chắc hạt, tăng lượng N trong hạt.
Ngoài ra kali cũng được cây hút nhiều nhất trong đất, nhiều hơn so với Mg và Ca, kali
thường ở dạng muối KCL, K2SO4, khi ở trong đất thì có ba dạng là: dạng kali hữu dụng chỉ
chiếm 1-2% cịn kali khơng hữu dụng thì chiếm 90-98% của K tổng số trong đất và kali hữu
dụng chậm. Theo Võ Thị Gương và ctv (1995), thì khả năng cố định kali cao nhất ở liều
lượng
bónHọc
100mgK/100g
đấtCần
phèn, kế
đến là
phù liệu
sa, do học
đó việc
hấp và
thu K
ở đất phèn
sẽ
Trung
tâm
liệu ĐH
Thơ
@đấtTài
tập
nghiên
cứu
kém hơn Fe2+ và Al3+. Hàm lượng K ở trong cây thường ở dạng khoáng và cao nhất là thời
kỳ đẻ nhánh rồi giảm dần. Đồng thời kali còn giúp cho tế bào của cây lúa phát triển dài hơn
và kali trong bộ phận non mới thành lập nhiều hơn trong bộ phận già, tuy nhiên K đối kháng
với Mg nhưng nó thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng tốt N, P, Fe.
1.1.4.4. Dinh dưỡng canxi (Ca).
Canxi rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng, mặc dù lượng Ca cây trồng hấp
thu và tích lũy trong thân lá cao nhưng theo yêu cầu thực sự của nguyên tố này đối với cây
trồng rất thấp (Võ Thị Gương và ctv, 1999). Lượng Ca chứa trong hạt từ 0,2-0,5%, đồng thời
canxi cũng cần thiết cho việc hình thành hệ thống rễ, làm giảm độ thấm của màng tế bào và
giảm việc hút nước của cây.
Do đó Ca cũng là nguyên tố có tác dụng giải độc cho cây trồng trong đất phèn và đất
phèn trung bình. Trong đất phèn thì hàm lượng Ca rất nghèo, đối với đất phèn ở nước ta thì
rất thiếu Ca và chỉ đạt 0.05-0.08% (Lâm Minh Triết và Lê Huy Bá) khi cây hút Ca thì thường
ở dạng Ca2+ và sự hiện diện của Ca trong môi trường rễ thường cao hơn cây cần hút cho sự
sinh trưởng (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv, 1999). Ngồi ra Ca cịn làm tăng pH nên giúp cho vi
5
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
sinh vật hoạt động tốt và làm giảm độc chất trong đất phèn, cho nên sự hiện diện của Ca
trong đất phèn còn phụ thuộc vào nồng độ CO2 và chất hữu cơ có trong đất vì vậy việc tích
lũy Ca trong lá thường cao hơn trong thân (Yoshida, 1985).
1.1.4.5. Dinh dưỡng Magie
Magie được xem là nhân của chất diệp lục và chất diệp lục này sẽ quyết định sự
quang hợp của cây để tạo ra vật chất khô, khi thiếu magie thì lá mất màu xanh lục do diệp
lục khơng hình thành và khi đó chỉ có gân lá màu lục. Thường thì Mg có nhiều ở bộ phận
non và tập trung ở trong hạt(0.2%), còn ở trên đất phèn thì Mg thường ở dạng MgSO4 nhưng
với số lượng ít, cịn đối với đất càng nhiều acid thì thiếu Mg hữu dụng trong đất, khi hàm
lượng pH càng cao thì lượng Mg hữu dụng càng nhiều.
Khi đất có hàm lượng kali trao đổi cao thì có thể làm trở ngại cho cây khi hút Mg vì
Mg đối kháng với kali và sự đối kháng này chủ yếu xảy ra ở đất có hàm lượng Mg thấp (Đỗ
Thị Thanh Ren và ctv, 1999). Ở trong đất thì hàm lượng Mg thường biến thiên từ 0.1-3% và
được tạo thành từ sự phân hủy các lồi đá ngun sinh.
Đối với cây thì lượng Mg hữu dụng mà cây hấp thu là ở dạng trao đổi hoặc hòa tan
trong nước. Cho nên sự hấp thu Mg của cây tùy thuộc vào nồng độ Mg hiện diện trong đất,
pH đất, mức độ bão hòa Mg, sự hiện của các ion trao đổi khác và loai khoáng sét (Đỗ Thị
Thanh
và ctv,
1999).
Trung
tâmRenHọc
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.5. Một số đặc tính hóa học của nhóm đất phèn hiện tại
* pH đất
Đất phèn hoạt động là loại đất phèn chua nhiều, có pH thấp, thường thì địa hình thấp
trũng có tầng phèn gần mặt đất, q trình oxy hóa xảy ra mãnh liệt phóng thích cho ra nhiều
H2SO4 và độc chất làm cho pH thấp, đất thường phát triển kém.
Độ pH thấp từ 3,5-4, vào mùa khơ có những nơi rất chua pH từ 1,5-2 (Trần Kim
Châu,1999). Độ chua thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa hình, khí hậu,…mặt khác nó cịn
phụ thuộc rất lớn vào trình độ khai thác và sử dụng đất có hợp lý hay khơng.
* EC của đất
Là chỉ tiêu cho biết nồng độ các muối có trong dung dịch đất.
EC vượt qua giá trị 4 mmhos/cm đa số các loại cây trồng bị ảnh hưởng, trên đất phèn EC
tăng cao khi ngập nước, có thể đạt đến khoảng 3 mmhos/cm (Ngô Ngọc Hưng,2000).
* Chất hữu cơ và đạm tổng số
Thông thường đất hữu cơ sẽ giàu đạm tổng số, nhìn chung các loại đất phèn đều có
đạm tổng số cao. Ba nhóm đất có đạm tổng số và chất hữu cơ giảm dần từ nhóm Sulfquaepts
6
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
đến Pale Sulfietropaquepts, các chỉ tiêu này có hướng cao ở tầng mặt, giảm dần khi xuống
sâu (Trần Kim Châu, 1999).
1.2. CÂY LÚA
1.2.1. Nguồn gốc cây lúa trồng.
Cây lúa trồng (Oryza Sativa L.) là một cây thân thảo sinh sống hàng năm. Thời gian
sinh trưởng của các giống dài ngắn khác nhau và nằm trong khoảng 60-250 ngày. Về phương
diện thực vật học lúa trồng hiện nay là do lúa dại Oryza fatua hình thành thơng qua q trình
chọn lọc nhân tạo lâu dài, họ hàng với cây lúa trồng là các loài trong chi Oryza. Người ta
khảo sát và thấy có 22 lồi trong chi Oryza với 24 hoặc 28 nhiễm sắc thể (IRRI- RRAT,
1997).
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa trải qua 3 thời kì lớn. Ở mỗi thời
kỳ cây lúa không chỉ biến đổi về lượng mà cịn biến đổi về chất để hồn thành chu kỳ phát
triển. Người ta phân biết ba thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa là: Thời kỳ sinh trưởng
sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ hình thành hạt và chín (IRRI-1991).
• Ba thời kỳ sinh trưởng của cây lúa trải qua 10 giai đoạn phát triển được ký hiệu từ 0-9
như sau:
Trung tâm−Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng gồm 4 giai đoạn: 0-3.
− Thời kỳ sinh trưởng sinh thực gồm 3 giai đoạn: 4-6.
− Thời kỳ chín gồm 3 giai đoạn: 7-9.
1.2.2.1.Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng
Ở thời kỳ này theo Vũ Văn Hiển và ctv (1999) cho rằng đây là thời kì cây lúa hình
thành nhánh, lá và một phần của thân. Cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và simh
trưởng lá sao cho số nhánh mới sinh ra đều có khả năng sinh ra lá gần với tổng số lá vốn có
của giống. Các nhánh ra muộn số lá ít sẽ khơng có khả năng chuyển sang thời kỳ thứ hai,
thời kỳ sinh trưởng sinh thực và trở thành nhánh vô hiệu.
1.2.2.2. Thời kỳ sinh thực
Cây lúa hình thành hoa, tập hợp nhiều hoa thành bơng lúa. Nếu chăm sóc chu đáo thời
kỳ thứ nhất đã đẻ nhánh, thời tiết thuận lợi thì số hoa của bơng lúa sẽ được hình thành tối đa,
tiền đề có nhiều hạt trên bông (Vũ Văn Hiển và ctv, 1999).
7
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
1.2.2.3. Thời kỳ chín
Ở hoa lúa được thụ tinh xảy ra q trình tích luỹ tinh bột và phát triển hồn thiện về
phơi. Nếu dinh dưỡng đầy đủ, sâu bệnh khơng phá hại, thời tiết thuận lợi thì các hoa được
thụ tinh phát triển thành hạt chắc, sản phẩm chủ yếu của cây lúa (Vũ Văn Hiển và ctv, 1999).
1.2.3. Điều kiện ngoại cảch tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa
1.2.3.1.Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Nhiệt độ quá
cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng khơng tốt đến đời sống cây lúa. Nhiệt độ thích hợp cho cây
lúa sinh trưởng tốt là 20-30 oC. Cây lúa trồng trong điều kiện ngập nước, mực nước khác
nhau nên ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa là không
tránh khỏi. Nhiệt khơng khí và nước ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng phát triển của cây
lúa là ảnh hưởng tới vị trí điểm sinh trưởng (Tsunoda, Mastsushima, 1962).
1.2.3.2. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống cây lúa. Ánh sáng có thể làm
thay đổi nhiều bộ phận của cây, ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu rét và tính chống chịu sâu
bệnh của cây. Ánh sáng ảnh hưởng cây lúa thông qua hai yếu tố, cường độ chiếu sáng và số
giờ chiếu sáng trong ngày (Tsunoda, Mastsushima, 1962).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.3.3. Lượng mưa
Lượng mưa và sự phân bố của nó có tính chất quyết định đến các vụ trong năm.
Lương mưa cần thiết cho cây lúa trung bình 6-7 mm/ngày trong mùa mưa, 8-9 mm/ngày
trong mùa khô. Lượng nước thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5-0,6 mm/ngày (Đinh Văn Lữ,
1978).
1.2.3.4. Điều kiện đất đai
Đất trồng lúa được hình thành trong điều kiện khác nhau về đá mẹ, địa hình, mực
nước ngầm và chế độ nước... Nhưng nói chung đều mang đặc điểm chung của loại hình đất
ngập nước có những q trình diễn biến khác đất cạn. Đất ngập nước Fe2+ nhiều nó có thể
chuyển hố thành FeS khơng có hại cho cây lúa, nhưng thiếu oxy có nhiều chất độc hại khác
phát sinh làm cho rễ bị đen và trở nên thối rễ. Rễ phát triển kém ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây lúa do hấp thụ dinh dưỡng kém. Cho nên cần dựa vào đặc
tính cơ bản của loại đất lúa để có biện pháp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt nhất (Đinh Văn
Lữ, 1978).
8
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Đất lúa vùng ĐBSCL có những đặc tính như sau: hàm lượng mùn 1,5-2,5%, N tổng
số 0,1-0,2%, K tương đối cao1,5-2%, pH( KCl) = 4,5-5 ( Vũ Văn Hiển, 1999).
1.3. PHÂN HỮU CƠ
1.3.1. Phân hữu cơ
Là tên gọi chung của các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ xác bã thực
vật, phân chuồng, phân xanh, các chế phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Sau khi phân giải
có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu cơ giúp tăng năng suất năng suất
cho cây trồng do có thể cải thiện các tính chất hóa lý và sinh học đất, qua đó nâng cao độ phì
nhiêu của đất và làm tăng thêm hiệu lực của phân vơ cơ (Bùi Đình Dinh, 1998).
Chất hữu cơ trong đất là một trong bốn nhân tố quan trọng nhất trong cấu tạo và duy
trì độ bền của cấu trúc đất. Nó cịn là yếu quan trọng nhất để đánh giá độ phì nhiêu và ảnh
hưởng đến nhiều tính chất: tính chất hóa học, sinh học và vật lý của đất.
Theo Hoàng Minh Châu (1998), nhờ các acid humic trong phân hữu cơ mà nó giúp
cây hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng, chất hữu cơ cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho
cây trồng do mùn bị phân hủy và hịa tan các chất vơ cơ trong đất. Chất hữu cơ không chỉ là
nguồn cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp đạt năng suất cao nhất, nhờ con đường khống
hóa và cải tạo tính chất hóa lý đất. Cũng theo Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn đạm bổ sung
chotâm
đất chủ
yếu từ
nguồn
phân
hữu cơ
và sự@
cố Tài
định đạm
vi sinh
sống
trong đất.cứu
Trung
Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
liệucủa
học
tậpvậtvà
nghiên
Ngoài ra, bản thân phân hữu cơ có chứa các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg và nhiều nguyên tố
vi lượng cần thiết cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998).
Khaleel et al (1996) khảo sát 42 ruộng thí nghiệm thấy sự tương quan có ý nghĩa giữa
bón phân hữu cơ và giảm dung trọng đất. Tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất giúp tăng độ
xốp của đất, tăng độ bền của đoàn lạp, giảm dung trọng đất. Cũng theo một nghiên cứu khác
của Châu Minh Khơi và ctv (2007), thí nghiệm về hiệu quả của phân hữu cơ lên đất liếp
vườn trồng cam cho thấy bón phân chuồng và bã bùn mía ủ hoai với lượng 10 tấn/ha/năm
mỗi loại giúp gia tăng hoạt động của vi sinh vật đất, hàm lượng hữu cơ, khả năng hấp thụ và
khả năng trao đổi cation của đất.
Chất hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm cho nước ngầm sâu trong
đất được thuận lợi hơn, khả năng giữ nước cao hơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà
tiết kiệm được nước tưới, ngồi ra chất hữu cơ có tác dụng làm cho đất thơng thống tránh sự
tạo váng và tránh sói mịn (Ngơ Ngọc Hưng và ctv, ).
Ngồi ra chất hữu cơ cịn có khả năng hấp thụ Al, Fe, hấp thụ hóa chất bảo vệ thực vật
và các hợp chất hóa hữu cơ trong đất. Sự hấp thu của các chất hữu cơ là mấu chốt của sự
9
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
chuyển hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, bao gồm: hoạt động sinh học, lưu tồn, phân hủy
sinh học, lọc và bay hơi. Chất hữu cơ và sét là các thành phần quan trọng trong đất thường
hấp thụ và liên kết với các hóa chất bảo vệ thực vật (Dương Minh Viễn, 2007).
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta, khả năng phân hủy của chất hữu cơ trong
đất là tương đối mạnh. Ngoài ra việc cung ứng phân hữu cơ vào đất thường không cao, dẫn
đến sự thối hóa đất. Do đó, bổ sung thêm chất hữu cơ cho đất giúp cây trồng tăng năng suất
và giảm lượng phân vơ cơ, điều hịa được mơi trường đất. Chất hữu cơ hiện nay được nhiều
nhà khoa học khuyến khích sử dụng.
1.3.2. Tác dụng của phân hữu cơ:
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và cịn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một
số cơng trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng
80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sơng Cửu Long 90
– 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn
thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ,
thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xn, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn
ngơ hạt/ha.
1.3.2.1. Cải thiện đặc tính hóa học đất.
Theo
Vũ Hữu
Nguyễn
cho rằng:
phân hữu cơ
khi
Trung tâm
Học
liệum
ĐH(1995)
CầnvàThơ
@Ngọc
TàiNơng,
liệu (1999)
học tập
và nghiên
cứu
bón vào đất khi phân giải sẽ cung cấp thêm chất khoáng làm phong phú thêm thành phần
thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất. Đặc biệt là các
Humic acid trong phân có tác dụng khống hóa đạm rất tốt trong đất (Nguyễn Bảo Vệ, 1996)
Chất hữu cơ sẽ có tác dụng đệm trong hầu hết các loại đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1998).
Hay tạo phức chất HC-khoáng (RC-M) để khắc phục các yếu tố độc hại trong đất (Hồng
Minh Châu, 1998). Hữu cơ cịn là nhân tố tham gia tích cực vào việc chuyển hóa lân trong
đất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng ( Nguyễn Thị Thúy và ctv,
1997)
Lê Duy Phước(1968) thì cho rằng tăng cường bồi dưỡng đất bằng phân hữu cơ kết hợp
với sử dụng vơi, phân hóa học hợp lí để cải tạo thành phần lý hóa đất, cải tạo nhanh chóng
đất bạc màu. Qua thực tế ở Thái Bình của Nguyễn Ngọc Triều (1968) cũng có kết quả tương
tự.
Bên cạnh, chất hữu cơ còn phát huy tác dụng của các chất điều hòa tăng trưởng sinh ra
trong đất ( Hoàng Minh Châu, 1998).
10
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
1.3.2.2. Cải thiện dặc tính lý học đất.
Việc trộn chất hữu cơ vào trong đất làm tăng độ ổn định kết cấu đất (Vũ Hữu Yên,
1995), giúp làm tơi xốp đất hơn, do hoạt hóa của vi sinh vật đất và tạo lớp phủ bề mặt cho
đất (Hoàng Minh Châu, 1998). Phân hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước trong đất làm
cho nước ngầm vào đất thuận lợi hơn, khả năng giữ nước của mặt đất cao hơn, việc bốc hơi
mặt đất ít đi. Bên cạnh chất hữu cơ cịn hạn chế đóng váng bề mặt (Vũ Hữu m , 1995 và
Nguyễn Ngọc Nông, 1999).
P.D.P Vervacke và Phùng Quang Minh, 1997 cũng cho thấy sự thối hóa về cấu trúc
đất do quá trình canh tác cũng như các biện pháp quản lý đất canh tác có liên quan rất nhiều
đến chất hữu cơ đất , đều này thậm chí vẫn xảy ra trên đất Haplic Ferralsol ở Bảo Lộc và vai
trò của chất hữu cơ đất đối với cấu trúc đất trên đất Ferralsol không phải là nhỏ như chúng ta
từng suy nghĩ.
Đỗ Thị Thanh Ren (1998) cho thấy thông qua hoạt động của vi sinh vật chất hữu cơ
phân hủy biến thành chất mùn. Mùn có khả năng liên kết những hạt đất phân tán làm cho đất
có cấu trúc tốt, thống khí, tăng độ xốp đất, dễ cày bừa, giữ nước và phân tốt hơn ( Nguyễn
Thị Thúy và ctv ,1997), tác giả còn cho biết ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tiến trình vật lý
đất thể hiện rõ trên đất trồng màu( dryland crop soils) hơn là trên đất lúa nước( flooded rice
soils)
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Lê Duy Phước(1968) thì phân hữu cơ rất cần thiết trong việc nâng cao tỉ lệ mùn
cho đất bạc màu và cải thiện tính chất vật lý của đất. Bón thêm nhiều phân hữu cơ cho đất
chua mặn vẫn là một yêu cầu quan trọng nhằm cải tạo tính chất nặng bí của đất, làm cho đất
xốp dần. Chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao như rơm rạ và trấu có ảnh hưởng nhiều đến tiến trình
vật lý đất hơn là chất hữu cơ đã phân hủy hay bán phân hủy. Phân hữu cơ ( phân chuồng,
phân xanh, phân họ đậu, tàn dư thực vật…) đóng vai trị quan trọng trong việc phục hồi và
nâng cao độ phì nhiêu đất thối hóa, khơi phục lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì
độ phì nhiêu phục hồi càng nhanh ( Lê Hồng Tịch và Lương Đức Loan, 1997)
1.3.2.3. Cải thiện hệ vi sinh vật đất.
Sau khi vùi phân hữu cơ vào trong đất thì tập đồn vi sinh vật đất phát triển rất nhanh,
và nó cịn giúp làm phong phú thêm tập đoàn vi sinh vật đất có ích cũng như có hại (Vũ Hữu
m , 1995 và Nguyễn Ngọc Nông, 1999).
Chất hữu cơ là môi trường tốt cho vi sinh vật sống và phát triển nhanh chóng, chất mùn
trích từ phân chuồng làm tăng hiệu quả cố định đạm của Rhizobium và Azobacter và khả
năng nitrate hóa của đất cũng tăng lên (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv, 1993). Nó cũng là sản
11
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
phẩm năng lượng là nguồn thức ăn đối với vi khuẩn đất và cũng là nguồn vi sinh vật đất
cung cấp cho đất. Bên cạnh đó, khi bón phân hữu cơ một cách hệ thống sẽ cải thiện những
tính chất lý-hóa-sinh học và chế độ nước, chế độ nhiệt của đất ( Lê Văn Khoa và ctv, 1996)
Phân hữu cơ là mơi trường thích hợp cho vi sinh vật sống và phát triển. Phân chuồng có
ảnh hưởng đến vi sinh vật cố định đạm , số lượng vi sinh vật tăng lên làm khả năng khống
hóa đạm cũng tăng lên. Bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mật số vi sinh vật trong đất,
giúp đất có cấu trúc tốt hơn (Võ Thị Gương và ctv.,2004).Bón phân hữu cơ đơn thuần hoặc
bón kết hợp phân hóa học thì vi sinh vật đất ổn định hơn (Nguyễn Ngọc Hà, 2000). Theo
Phạm Tiến Hồng (1995) trích dẫn bởi Trần Kim Châu (1999), bón thêm váo đất 1% chất
hữu cơ thì có thể tạo cho đất có khả năng giữ đạm từ 3-6 mg N/100 g đất. Theo Wolfgang
Flaig (1984) hầu hết các vi sinh vật hữu cơ được phân hủy trong đất do hoạt động của vi sinh
vật, vì thế những yếu tố ảnh hưởng đến chúng thì rất quan trọng trong việc chuyển hóa vật
liệu hữu cơ, những yếu tố ảnh hưởng là nhiệt độ, ẩm độ , điều kiện thống khí, dinh dưỡng
trong đất.
1.3.3. Các phương pháp ủ phân
Có 3 phương pháp ủ phân:
* Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có
nềntâm
khơngHọc
thấm liệu
nước,ĐH
nhưngCần
khơngThơ
được @
nén.Tài
Sau đó
tướihọc
nướctập
phânvà
lên,nghiên
giữ độ ẩmcứu
trong
Trung
liệu
đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% với bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp
phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên
ngồi đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật
phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế.
Do tập đồn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt
mức cao. Để đảm bảo cho các lồi vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân
tơi, xốp, thoáng. Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại
trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ
có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
* Ủ nguội : Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp
phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt.
Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền
đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1.5 – 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên
12
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
ngoài. Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, mơi trưởng trở lên yếm khí,
khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống
phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amơn
cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniắc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.Theo
phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng
phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
* Ủ nóng trước, nguội sau : Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay.
Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạng trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60 oC tiến
hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí. Sau khi nén chặt lại xếp lớp
phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến
nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt. Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát
bùn phủ chung quanh đống phân. Q trình chuyển hố trong đống phân diễn ra như sau: ủ
nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ
cho đạm không bị mất. Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng
một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm
vào lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so
với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.Tuỳ theo thời gian có nhu cầu
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng
lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.
1.3.4. Sự cần thiết ủ phân
Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân
chuồng tươi cịn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của
nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ
tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn
trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khống
hố để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật
phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất
dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây. Ủ phân làm cho trọng
lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm
cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một
13
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân
huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều lồi vi sinh vật hoại sinh. Trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân
huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt
nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.
Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương
pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của
tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng
đến chất lượng và khối lượng phân ủ. Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh
vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền khơng thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng
nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có
hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ
độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh.
1.3.5. Một số dạng phân hữu cơ
Phân chuồng: Loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc ni nhốt trong
chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 1.1 Lượng phân chuồng từ gia súc
Lợn
1.8 – 2.0 tấn/con/năm
Dê
0.8 – 0.9 tấn/con/năm
Trâu bò
8.0 – 9.0 tấn/con/năm
Ngựa
6.0 – 7.0 tấn/con/năm
Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, ni dưỡng,
chất liệu độn chuồng và cách ủ phân. Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng
như ở bảng sau:
14
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
Bảng 1.2:Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng (%chất khô) (Nguồn
/>Loại phân
H2 O
N
P2O5
K2 O
CaO
MgO
Lợn
82.0
0.80
0.41
0.26
0.09
0.10
Trâu bò
83.1
0.29
0.17
1.00
0.35
0.13
Ngựa
75.7
0.44
0.35
0.35
0.15
0.12
Gà
56.0
1.63
1.54
0.85
2.40
0.74
Vịt
56.0
1.00
1.40
0.62
1.70
0.35
Phân xanh là loại phân hữu cơ sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân
xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu
quả ngay sau khi được phân hủy. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho
cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (ủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa
phương vùng Trung bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón
bổi”. Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy cũng có một số loại loài cây thuộc các họ
khác như cỏ lào, cây quỳ dại…cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân xanh có
nhiều
lồiHọc
được gieo
mục đích
bón,học
nhưng
cũng
một số lồicứu
cây
Trung
tâm
liệutrồng
ĐHvớiCần
Thơdùng
@làm
Tàiphân
liệu
tập
vàcónghiên
mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các lồi cây họ đậu thường có các vi sinh vật
cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ khơng khí. Lượng đạm này về sau có thể cung
cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu cịn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những
lớp đất sâu mạnh hơn nhiều các loài cây khác.
Phân vi sinh vật là những chế phẩm rong đó có chứa các lồi vi sinh vật có ích. Có
nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân
bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vạt cố định đạm, hòa tan lân, phân giải các
chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,…
Phân than bùn hiện nay được sản xuất trên cơ sở than bùn. Trên thị trường có các loại
phân hỗn hợp với các tên thương phẩm như: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix
(Plâyku), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà), Compomix (Bình
Điền II), phân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều
tỉnh phía Bắc.
Phân tro, phân dơi: tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những
loại đất thiếu Kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm. Phân dơi có hàm lượng
15
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
lân rất cao. Nhiều gia đình nơng dân đã vào các hang động trong núi đá, thu gom phân dơi về
bón ruộng, bón cho cây trồng và đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để
lấy phân bón ruộng.
Phân rác là loại phân được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ,
chất thải rắn thành phố… được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân,
vôi… cho đến khi hoai mục.
Ngoài ra tại các vùng trồng mía sản xuất đường tại Vị Thanh-Hậu Giang người dân đã
tận dụng bã bùn và xác mía cịn lại ủ hoai mục làm phân bón cho cây trồng và đã cho kết quả
rất tốt.
1.3.6. Một số nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học những năm gần đây, phân hữu cơ là một đề tài
luôn được quan tâm đặc biệt, có rất nhiều nghiên cứu đã được cơng bố và áp dụng ngoài thực
tế. Theo Lê Văn Khoa và ctv (1996), để bón phân chuồng có hiệu lực cao trước hết phải bảo
quản phân chuồng cho tốt, ngoài ra cần có phương pháp làm tăng phẩm chất của phân
chuồng hay hạn chế đến mức tối đa sự mất mát dinh dưỡng. Phân chuồng chủ yếu cung cấp
đạm nên dùng bón lót là tốt nhất. Tuy nhiên, phân chuồng thật oai và có nhiều nước phân,
nước tiểu thì bón thúc vẫn có hiệu lực nhanh chóng (Trần Thành Lập, 1998). Theo Nguyễn
Thịtâm
Thúy Học
và ctv liệu
(1997)ĐH
thì cho
rằngThơ
hiệu lực
phânliệu
chuồng
phụtập
thuộcvà
nhiều
vào chấtcứu
Trung
Cần
@củaTài
học
nghiên
lượng phân, lượng bón cũng như điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, đặc tính sinh học của
cây trồng, thời kỳ bón và kỹ thuật bón phân. Tốt nhất là sử dụng phân chuồng kết hợp với
phân hóa học và phân chuồng bón xong thì phải vùi ngay.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Tân (2000) cho thấy rằng bón phân lân kết hợp
với phân hữu cơ cho chiều cao cây lúa, số lóng/cây, số cây/lơ khác biệt có ý nghĩa so với
nghiệm thức khơng bón phân hữu cơ. Tương tự, kết quả của Trần Bá Linh (1999) cho thấy
phân hữu cơ từ hầm ủ biogas có tác dụng tốt trên đất phèn, hiệu lực của phân gia tăng đáng
kể ở vụ thứ 2.
Theo Tống Thị Thu Thủy (1986), đất phù sa bón phân xanh có hiệu quả làm gia tăng
năng suất ở nghiệm thức bón 30 tấn/ha phân xanh so với nghiệm thức bón phâm đạm từ 25100kgN/ha. Đối với đất phèn, bón phân xanh ở liều lượng 2030 tấn/ha có tác dụng tương tự
như bón phân đạm ở mức 75100kgN/ha. Khi bón phân chuồng kết hợp với phân đạm và lân
thích hợp (2/3N và 1/2P) là mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Nguyễn Cơng Vinh (2002), bón phân hữu cơ làm tăng năng suất và phẩm chất
cây trồng. Những nghiên cứu về cải tạo đất phiến thạch sét thối hóa bằng bón phân chuồng
16
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version