Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

HIỆU QUẢ PHÂN hữu cơ bã bùn mía TRONG cải THIỆN một số đặc TÍNH hóa học đất PHÈN TRỒNG gấc tại TRI tôn AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.01 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN THANH TÙNG

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ BÃ BÙN MÍA
TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
HÓA HỌC ĐẤT PHÈN TRỒNG GẤC
TẠI TRI TÔN-AN GIANG
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ BÃ BÙN MÍA
TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
HÓA HỌC ĐẤT PHÈN TRỒNG GẤC
GIANG


Trung tâm Học liệu ĐHTẠI
CầnTRI
ThơTÔN-AN
@ Tài liệu
học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Võ Thị Gương
Ks. Phạm Nguyễn Minh Trung

Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Thanh Tùng
MSSV: 3053217
Lớp: Khoa Học Đất K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

***
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hiệu quả phân hữu
cơ bã bùn mía trong cải thiện một số đặc tính hóa học đất phèn trồng gấc tại Tri
Tôn-An Giang”.
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thanh Tùng, MSSV: 3053217, lớp Khoa Học Đất
Khóa 31.

Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………..........
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
…………………………………………………………………………………
............................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua
C ần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2009
Cán b ộ hướng dẫn

Võ Th ị Gương

i

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

***
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Đất đã chấp thuận báo
cáo đề tài: “Hiệu quả phân hữu cơ bã bùn mía trong cải thiện một số đặc tính hóa
học đất phèn trồng gấc tại Tri Tôn-An Giang”.
Do sinh viên Lê Văn Thanh Tùng, MSSV: 3053217, lớp Khoa Học Đất K31 báo
cáo trước Hội đồng.

Ngày 28 tháng 05 năm 2009
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: ………………………
Nhận xét của Hội đồng: ………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2009
Ch ủ tịch Hội đồng

ii

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

***
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài: “Hiệu quả phân hữu cơ bã bùn mía trong cải thiện một số đặc tính hóa học
đất phèn trồng gấc tại Tri Tôn-An Giang”.
Do sinh viên Lê Văn Thanh Tùng, MSSV: 3053217, lớp Khoa Học Đất K31 thực
hiện.
Ý kiến đánh giá của giáo viên phản biện: ……………………………………..
………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
C ần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2009
Giáo viên ph ản biện

iii

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN

***
Họ và tên: Lê Văn Thanh Tùng
Ngày sinh: 1987
Nơi sinh: Thị Trấn Chợ Vàm, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
Quê quán: Thị Trấn Chợ Vàm, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang
Họ và tên cha: Lê Văn Thanh Sơn
Họ và tên mẹ: Ngô Thị Y
Quá trình học tập:
Năm 2005 tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh.
Năm 2005 trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học Đất
khoá 31 (2005 – 2009), thu ộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


Trung tâm
ĐHĐại
Cần
@ Tài
tậpchuyên
và nghiên
cứu
NămHọc
2009 liệu
tốt nghiệp
HọcThơ
Cần Thơ,
kỹ sưliệu
Nônghọc
Nghiệp,
ngành Khoa
Học Đất.

iv

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CẢM TẠ
Thành kính biết ơn cô Võ Thị Gương và anh Phạm Nguyễn Minh Trung đã tận
tình hướng dẫn, quan tâm sâu sắc, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả thầy cô và các anh chị trong phòng phân tích đất tại Bộ môn Khoa
Học Đất và Quản Lý Đất Đai đã chỉ bảo trong suốt thời gian làm việc tại phòng.
Cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã là người động viên và giúp đỡ con về mọi mặt

trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và giúp đỡ của các bạn lớp Khoa Học Đất K31
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Luận văn tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chế. Vì vậy rất mong sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự đóng góp chân thành của tất
cả bạn bè.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
Cần Thơ, ngày 25 tháng 05 năm 2009

Lê Văn Thanh Tùng

v

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa
học của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực.

Tác giả luận văn

Lê Văn Thanh Tùng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Lê Văn Thanh Tùng, 2009. “Hiệu quả phân hữu cơ bã bùn mía trong cải thiện một
số đặc tính hóa học đất phèn trồng gấc tại Tri Tôn-An Giang”. Luận văn tốt nghiệp
ngành Khoa Học Đất. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học
Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Với những đặc tính bất lợi của đất phèn đã gây ra không ít trở ngại trong quá
trình canh tác của nông dân. Để tận dụng một cách tốt nhất quỹ đất này vào sản xuất
phải có biện pháp cải tạo và canh tác hợp lý. Do đó, đề tài được thực hiện với mục
đích khảo sát hiệu quả của phân hữu cơ bã bùn mía trong cải thiện đặc tính hóa học
đất phèn.
Thí nghiệm được thực hiện so sánh giữa nghiệm thức có bón phân hữu cơ và
nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ ở 3 giai đoạn đầu vụ, 48 ngày và 82 ngày sau khi
trồng.

Trung

Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức có bón phân hữu cơ bã bùn mía ở
giai đoạn 48 ngày sau khi trồng đều có tác dụng tốt trong cải thiện đặc tính hóa học
tâm
Học
ĐHgiảm
Cần
Tàiđổi
liệu
họctrăm

tậpAlvà
cứu
đất như
cải liệu
thiện pH,
hàmThơ
lượng@
Al trao
và phần
bãonghiên
hòa, gia tăng
hàm lượng P dễ tiêu và tăng nhẹ hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất. Đặc
biệt, ở giai đoạn này khả năng khoáng hóa của chất hữu cơ với thời gian 14 ngày là
tốt nhất làm gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu, giảm lượng Al trao đổi trong đất. Giai
đoạn này quá trình khoáng hóa chất hữu cơ trong đất với thời gian 28 ngày có xu
hướng chậm nên P dễ tiêu trong đất có xu hướng tăng nhẹ.
Ở giai đoạn 82 ngày sau khi trồng do không tiếp tục bổ sung phân hữu cơ nên
lượng P dễ tiêu có xu hướng giảm, Al trao đổi và phần trăm Al bão hòa có xu
hướng tăng.

vii

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
phèn (sau cấy 30 ngày)

12

1.2

Ảnh hưởng của phân chuồng đến việc cải thiện lân trong đất phù
sa sông Hồng


12

2.1

Thành phần hóa học của phân hữu cơ bã bùn mía

16

2.2

Các chỉ tiêu hóa học đất đầu vụ

17

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang


3.1

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến pH đất qua các giai đoạn

19

3.2

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến hàm lượng Al trao đổi trong đất qua
các giai đoạn

20

3.3

Ảnh hưởng phân hữu cơ đến phần trăm Al bão hòa trong đất qua
các giai đoạn

21

3.4

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng P dễ tiêu trong đất qua
các giai đoạn

22

3.5

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng N hữu cơ dễ phân hủy

trong đất

23

3.6

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng P dễ tiêu do ủ khoáng
hóa qua các giai đoạn

24

3.7

Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng Al trao đổi do ủ
khoáng hóa qua các giai đoạn

25

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỞ ĐẦU
Chất hữu cơ trong đất được xem yếu tố chính ảnh hưởng đến các đặc tính
hóa, lý, sinh học và độ phì nhiêu đất, do đó quyết định khả năng sản xuất của đất và
duy trì chất lượng đất (Robinson & et al, 1994). Chất hữu cơ là nhân tố không thể
thiếu trong canh tác để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên với tình hình sản xuất tăng vụ

như hiện nay, hàng năm đã tiêu hao một lượng lớn chất hữu cơ trong đất. Hơn nữa
đất không có thời gian phục hồi do quá trình canh tác liên tục nên chất hữu cơ trong
đất ngày càng cạn kiệt. Vì thế hướng lâu dài và ổn định trong cải thiện đất, giúp
tăng năng suất cây trồng bền vững là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Trong đó, phân hữu cơ là nguồn cung cấp chất hữu cơ chính để tăng cường chất hữu
cơ trong đất. Hiện nay phân hữu cơ là nguồn phân quí trong sản xuất nông nghiệp
bền vững do những đặc tính có lợi của nó trong việc cải tạo đất.

Trung

Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên trên 3,9 triệu ha (Tổng cục
thống kê, 2002). Nhưng lại có hơn 1,5 triệu ha là đất phèn (Soil Survey, 1994). Đây
là loại đất có nhiều trở ngại trong canh tác và quản lý bởi những đặc tính bất lợi như
pH thấp, hàm lượng độc chất nhôm, sắt cao, nhiều lân khó tiêu nhưng nghèo lân dễ
tiêu (Ichiki & et al, 1981). Để khắc phục một cách hiệu quả loại đất này vào sản
tâm
Cần
Thơpháp
@truyền
Tài liệu
tậpdân
vàtrước
nghiên
xuất,Học
thay vìliệu
canhĐH
tác theo
phương
thốnghọc
của nông

đây là cứu
sử
dụng phân bón hóa học, tốn khá nhiều chi phí mà lại không có hiệu quả lâu dài, thì
không còn cách nào khác là phải cung cấp phân hữu cơ vào đất nhằm duy trì độ phì
cho đất một cách ổn định và cải thiện đất lâu dài (Võ Thị Gương & et al, 2004). Bên
cạnh, sản phẩm phân hủy của chất hữu cơ có khả năng tạo phức humate với các ion
Fe2+, Al3+, làm giảm ngộ độc sắt, nhôm và giảm sự cố định lân trên đất phèn (Lê
Văn Căn, 1979).
Do những đặc tính bất lợi của đất phèn nên cây trồng rất khó phát triển tốt.
Vì vậy, việc chọn loại cây trồng trên đất phèn cũng là một trong những yếu tố nan
giải. Trong khi đó gấc là cây trồng dễ mọc, sinh trưởng tốt không đòi hỏi điều kiện
khắc khe. Bên cạnh đó, sản phẩm viên nang tinh dầu gấc với thương hiệu chất
lượng cao mang tên Vinaga do Việt Nam sản xuất năm 2002 đã được xuất khẩu
sang Mỹ. Nhưng hiện nay cây gấc vẫn chưa được trồng phổ biến, vì thế gặp rất
nhiều khó khăn ở vấn đề nguyên liệu đầu vào.
Phân hữu cơ còn tận dụng được các phế phẩm như bã bùn mía, xác mía, chất
thải từ các trại gia xúc giúp tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và giảm ô
nhiễm môi trường. Mặt khác, kết hợp với các dòng nấm, vi khuẩn đã được nghiên
cứu thành công tại Trường Đại Học Cần Thơ nhằm tạo ra phân hữu cơ vi sinh, giúp
kiểm soát một số bệnh cây trồng và tăng cường khả năng hòa tan các hợp chất lân
1

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


khó hòa tan trong đất. Yếu tố này kết hợp với việc phát huy tiềm năng nông nghiệp
của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nguồn lợi nhuận to lớn từ việc xuất khẩu viên nang
dầu gấc, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững và nông nghiệp hữu cơ nên mục
tiêu của đề tài “Hiệu quả phân hữu cơ bã bùn mía trong cải thiện một số đặc tính
hóa học đất phèn trồng gấc tại Tri Tôn-An Giang” là đánh giá hiệu quả phân hữu

cơ trong việc giảm độc chất nhôm, cải thiện độ hữu dụng của lân và một số dưỡng
chất khác trong đất phèn. Từ đó khuyến cáo áp dụng rộng rãi phân hữu cơ vào sản
xuất nông nghiệp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


CHƯƠNG I.

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 CHẤT HỮU CƠ
1.1.1 Khái niệm chất hữu cơ
Chất hữu cơ được định nghĩa bao gồm một phần vật chất được phân hủy, vi
sinh vật, động vật nhỏ tham gia vào tiến trình phân hủy, và các sản phẩm phụ (Võ
Thị Gương, 2004).
Chất hữu cơ của đất được xem là các vật chất hữu cơ được hình thành trong
quá trình chuyển hoá các vật liệu hữu cơ sau khi xâm nhập vào đất. Chất hữu cơ là
thành phần đặc trưng tạo nên sự khác biệt đất với mẫu chất và là thành phần quan
trọng tạo nên độ phì của đất. Lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định đến
nhiều tính chất hóa lý và sinh học đất (Dương Minh Viễn, 2007).
Chất hữu cơ có thành phần phức tạp và có thể chia làm hai phần: Chất hữu
cơ chưa bị phân giải và chất hữu cơ đã phân giải.
Chất hữu cơ chưa bị phân giải gồm các thải thực vật như rễ cây, lá cây,
cỏ, phần còn lại sau thu hoạch; xác động vật và vi sinh vật.
cơ đã

phânThơ
giải gồm
chất hữu
ngoàivà
mùnnghiên
(chiếm tỉ cứu
lệ
Trung tâm HọcChất
liệuhữu
ĐH
Cần
@ những
Tài liệu
họccơtập
thấp) và những hợp chất hữu cơ ngoài mùn (chiếm tỉ lệ cao)

Theo Brady (1974) trích dẫn từ Trần Nguyễn Thanh Tâm (2007) thành phần
chung của chất hữu cơ bao gồm:
Carbohydrates như đường đơn, tinh bột, cellulose, là những hợp chất hữu
cơ quan trọng nhất trong cây.
Lignin là hợp chất phức tạp với cấu trúc vòng thơm được tìm thấy trong
mô cây đặc biệt là mô gỗ, chúng rất khó bị phân hủy.
Chất béo và dầu có cấu trúc phức tạp hơn carbohydrates, nhưng ít phức
tạp hơn so với lignin.
Thành phần protein gồm có C, H, O, N và một lượng nhỏ các nguyên tố
cần thiết như S, Mg, Cu, Fe. Protein là nguồn cơ bản của những nguyên tố cần thiết
này.
1.1.2 Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất
Nguồn gốc cơ bản của chất hữu cơ trong đất là từ rễ, thân, lá của cây sau khi
chết hoặc phần còn lại của mùa vụ sau khi thu hoạch để lại. Những vật liệu này

được vi sinh vật trong đất phân hủy và cung cấp chất hữu cơ lại cho đất. Bên cạnh,

3

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


xác bã động vật và sinh vật chỉ được xem là nguồn hữu cơ thứ cấp cung cấp cho đất,
mặc dù khối lượng không lớn nhưng chất lượng tốt.
1.1.3 Vai trò của chất hữu cơ trong đất
Sản xuất nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thâm canh, tăng vụ, phụ
thuộc nhiều vào phân bón vô cơ, bón phân không cân đối, không có thói quen sử
dụng phân hữu cơ đã làm cho đất canh tác ngày càng bạc màu và suy thoái. Nông
dân phải đầu tư nhiều chi phí hơn cho mỗi đơn vị diện tích canh tác và dẫn đến
giảm lợi nhuận. Cùng đi đôi với việc thoái hóa đất do sự suy kiệt chất hữu cơ trong
đất, mất cân đối dinh dưỡng do bón phân dư thừa là sự xuất hiện nhiều bệnh hại cây
trồng dẫn đến sự suy giảm sức cạnh tranh, đối kháng của các quần thể vi sinh vật có
lợi trong đất. Do đó, nông dân càng phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn
và từ đó vấn đề ô nhiểm môi trường càng diển ra nghiêm trọng hơn, tác động bất lợi
đến sự đa dạng và số lượng của quần thể vi sinh vật trong đất. Vòng lẩn quẩn của
những bất lợi do không chú trọng đến phân hữu cơ làm cho diện tích đất bị suy
thoái ngày càng gia tăng.

Trung

Theo thống kê của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tổng số 21
triệu ha đất đang sử dụng canh tác nông, lâm nghiệp ở nước ta, thì diện tích đất có
hàm lượng chất hữu cơ thấp và nghèo dinh dưỡng là đáng kể. Theo nghiên cứu của
Lan Học
và Gerhard

cho thấy
việc@
sử dụng
quá mức
và tập
khôngvà
hợpnghiên
lý đất nông
tâm
liệu (2004)
ĐH Cần
Thơ
Tài liệu
học
cứu
nghiệp đã làm cho đất vùng đồi cao bị bạc màu sau bốn năm sử dụng, đưa đến giảm
năng suất cây trồng rõ rệt. Theo nghiên cứu của Võ Thị Gương & et al (2004) về đất
vườn trồng cây ăn trái lên liếp lâu năm đã kết luận rằng đất được lên liếp và canh
tác càng lâu năm thì thể hiện càng rõ tính chất bất lợi, cụ thể là pH, hàm lượng chất
hữu cơ, đạm hữu dụng, những nguyên tố vi lượng Cu, Zn, các cation trao đổi và độ
bão hòa base đều có giá trị thấp hơn những vườn có tuổi liếp trẻ hơn. Cũng theo
một nghiên cứu khác của Châu Minh Khôi & et al (2007), thí nghiệm về hiệu quả
của phân hữu cơ lên đất liếp vườn trồng cam cho thấy bón phân chuồng và bã bùn
mía ủ hoai với lượng 10t/ha/năm mỗi loại giúp gia tăng hoạt động của vi sinh vật
đất, hàm lượng chất hữu cơ, khả năng hấp phụ và trao đổi cation của đất. Bên cạnh
đó, việc bón phân bã bùn mía còn giúp gia tăng lượng lân hữu dụng trong đất do
lượng lân dễ tiêu cao trong phân bã bùn mía.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp cải thiện sự suy thoái đất như kỹ thuật làm
đất, luân canh cây trồng hợp lý, bón phân vô cơ hoặc phân hữu cơ cung cấp dinh
dưỡng trong đất,… Nhưng về lâu dài và bền vững là phải nâng cao là hàm lượng

chất hữu cơ trong đất. Theo Syers và Craswell (1995), tính bền vững của hệ thống
sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào việc duy trì dự trữ chất hữu cơ trong đất ở mức
tối thiểu cần để bảo vệ đất và duy trì sản lượng cây trồng.

4

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Trong điều kiện tự nhiên, nguồn chất hữu cơ trong đất là từ thải thực vật như
rễ cây, lá cây, cỏ và phần còn lại sau thu hoạch. Nhưng với tình trạng canh tác như
hiện nay, những nguồn chất hữu cơ này không đủ cung cấp bù lại phần chất hữu cơ
bị mất đi do khoáng hóa và quá trình canh tác liên tục. Cho nên việc bổ sung chất
hữu cơ cho đất bằng hình thức bón phân hữu cơ là vấn đề cần thiết. Ngoài ra, phân
hữu cơ còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng và góp
phần làm giảm các độc chất trong đất đã gây trở ngại cho sự phát triển của cây
trồng.
1.1.3.1 Đối với đặc tính lý học
Chất hữu cơ liên kết các hạt đất thành một tập hợp, làm tăng cấu trúc và độ
xốp của đất, là những đặc tính quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của rễ, trao
đổi khí, sự giữ nước và di chuyển của nước trong đất. Khi hàm lượng chất hữu cơ
trong đất cao giúp gia tăng mật số cũng như đa dạng quần thể vi sinh vật đất. Đặc
biệt khi quần thể nấm gia tăng, các sợi nấm sẽ liên kết các hạt đất lại với nhau, cải
thiện độ bền của đoàn lạp, giúp đất có cấu trúc tốt hơn. Hiệu quả của chất hữu cơ
lên tính chất vật lý quan trọng khác là độ hữu dụng của nước (Võ Thị Gương & et
al, 2008)

Trung

Nghiên cứu của Hamblin (1995) về ảnh hưởng của cấu trúc, sự bền vững của

đất trong
nước,Thơ
vận chuyển
hút nước
rễ và
cây nghiên
cho thấy các
tâm
Họcviệc
liệukiềm
ĐHgiữCần
@ Tàivàliệu
họcbởi
tập
cứu
polysaccharides được sinh ra từ rể cây và vi sinh vật đất làm tăng, làm bền vững
đoàn lạp. Nói chung, đó là sự cân bằng giữa tế khổng nhỏ giữ nước và tế khổng lớn
vận chuyển nước trong đất liên quan đến khả năng kiềm giữ nước, tính thấm và sự
đâm xuyên của rễ cây một cách hiệu quả. Sự giảm liên tục chất hữu cơ trong đất do
canh tác hoặc giảm bón phân hữu cơ đều ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đất, gây ra
những khó khăn trong việc gieo trồng, phát triển của cây con và rể do sự nén dẻ củ
đất. Khaleel et al (1996) khảo sát 42 ruộng thí nghiệm tìm thấy sự tương quan có ý
nghĩa giữa bón phân hữu cơ và giảm dung trọng đất. Tăng hàm lượng chất hữu cơ
trong đất giúp tăng độ xốp của đất, tăng độ bền của đoàn lạp, giảm dung trọng đất.
Chất hữu cơ còn còn có khả năng làm tăng độ hữu dụng của nước, tốc độ
thấm nước cũng cao hơn, do đó hạn chế sự mất nước qua chảy tràn; giúp cây trồng
hấp thu nước và dinh dưỡng tốt hơn. Chất hữu cơ ảnh hưởng đến tuần hoàn nước
trong đất làm cho nước ngầm sâu trong đất được tốt hơn, khả năng giữ nước cao
hơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới, ngoài ra chất
hữu cơ có tác dụng làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh xói mòn

(Ngô Ngọc Hưng & et al, 2004).
Phế phẩm của mùa vụ trước để lại trên bề mặt đất, và sự mùn hóa của những
vật liệu này xảy ra sau đó có tác dụng to lớn lên tính chất vật lý đất, làm giảm khả

5

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


năng bị xói mòn, cải thiện đất như một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
cây như giảm nhiệt độ, sự rắn chắc và nén dẻ của đất. Do đó, cấu trúc của tế khổng
được cải thiện bền vững, hoạt động của vi sinh vật mạnh hơn, sự thấm nước nhanh
hơn, giảm sự chảy tràn và mất đất (Cassel và Lal, 1992).
1.1.3.2 Đối với đặc tính hóa học
Phần lớn đất Đồng Bằng Sông Cữu Long thuộc nhóm đất chua. Đây là loại
đất có nhiều hạn chế trong độ phì như pH thấp, hàm lượng Al, Fe di động rất cao và
yếu tố dinh dưỡng lân bị hạn chế. Phần lớn lân trong đất là vô cơ, liên kết với Al, Fe
trong đất chua. Lân hữu cơ chiếm khoảng 30-60% trong tổng số lân trong đất
khoáng, chủ yếu ở các dạng inositol phosphate, phospholipids, nucleic acids và
trong các thành phần ổn định, bền như acid humic (Stevenson, 1982)
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính hóa
học đất. Ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp đến khả năng cung cấp chất dinh
dưởng của đất:

Trung

Tác động trực tiếp: thành phần các nguyên tố trong chất hữu cơ đặc biệt
là C, N, P, S (Jenkinson, 1988), tỷ số C/N giữa C hữu cơ và N hữu cơ hầu như
không thay đổi ở đa số các loại đất, thường dao động từ 10-14. Tương tự đó là tỷ số
giữa C hữu cơ và S hữu cơ khoảng 7-8. Mặt khác, C hữu cơ trong đất ít liên kết với

tâm
Học
liệuđấtĐH
Thơ
@vàTài
liệu
họcđất.
tậpThêm
và vào
nghiên
cứu
P hữu
cơ trong
hơn Cần
so với N
hữu cơ
S hữu
cơ trong
đó, P hữu
cơ ít được khoáng hóa một cách dễ dàng so với P vô vơ sẵn có, điều này xảy ra
tương tự với N, S. Nguyên nhân có thể do phần lớn P hữu cơ trong đất hiện diện ở
dạng inositol phosphates khá bền. Sự kết hợp của N, S thành những dạng hữu cơ, vì
thế sự khoáng hóa chậm của N, S, P xảy ra cùng lúc với nhu cầu của cây trồng sẽ
làm giảm sự rửa trôi các nguyên tố do thấm lậu.
Tác động gián tiếp: Nghiên cứu của Willett (1994) cho thấy rằng vai trò
tích cực của chất hữu cơ trong việc tăng cường khả năng trao đổi cation (CEC),
Chất hữu cơ liên kết với các nguyên tố vi lượng có tác dụng giảm ảnh hưởng gây
độc và giúp tăng độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng cho cây trồng; chất hữu
cơ có ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh dưỡng là nâng cao khả năng
trao đổi cation của đất, điều này quan trọng đối với đất cát, nơi mà chất hữu cơ đóng

vai trò cực kì quan trọng đến CEC của đất. Chất hữu cơ là nhân tố thiết yếu đối với
khả năng đệm của đất, là nguồn cung cấp dưỡng chất từ sự khoáng hóa. Một tác
động có lợi của chất hữu cơ đối với đất phèn là làm gia tăng hiệu quả của đất, và
việc sử dụng phân lân vì chất hữu cơ giảm sự cố định lân trong đất phèn. Ngoài ra,
chất hữu cơ còn có khả năng tạo phức với các kim loại, mùn có khả năng tạo phức
với nhôm, làm giảm nhôm trao đổi và nhôm hòa tan trong dung dịch, do đó hạn chế

6

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


được khả năng gây độc của nhôm đối với cây trồng (Hargrove và Thomas, 1981;
Bell và Edwards, 1987).
Chất hữu cơ và độc chất nhôm trong đất:
Trên đất có pH thấp, nhiều nhóm định chức có chứa oxy như cacboxyl và
hydroxyl có ái lực đối với Al mạnh hơn khoáng sét, nên Al được phóng thích từ quá
trình phong hóa phần lớn được hấp phụ bởi chất hữu cơ. Al hấp phụ trên chất hữu
cơ cũng như Al hấp phụ trên khoáng sét sẽ ít chua hơn khi các thành phần trên hấp
phụ H+. Khi liên kết với chất hữu cơ Al vẫn có thể tham gia vào các phản ứng trung
hòa. Ở pH > 7, Al liên kết với chất hữu cơ vẫn bị kết tủa ở dạng Al(OH)3, nhưng có
phần bị hạn chế so với dạng tự do Al3+ (Maison et al, 1994, Walker et al, 1990).
Trong đất nhôm có thể ở dạng Al2(SO4)3 hoặc có trong thành phần của Jarosite.
Trong dung dịch đất Al3+ được giải phóng từ alumium silicate khi pH giảm (Lê Huy
Bá, 2000).

Trung

Al3+ hòa tan và các dạng monomer Al là độc chất đối với cây và ức chế sinh
trưởng đối với cây. Rất nhiều chất hữu cơ và vô cơ hòa tan có khả năng tạo phức

với Al và có độ bền khác nhau. Các chất này có thể là chất hữu cơ và các thành
phần vô cơ như phosphate, F, carbonate, hydroxyl và sulfate. Các anion có th ể tạo
thành phức bền với Al (như acid humic, fluvic, các acid hữu cơ khác, phosphate và
F) cóHọc
thể giảm
chất
của Al
nhờ @
giảmTài
độ hoạt
Al3+và
và nghiên
monomer Al
tâm
liệuđộc
ĐH
Cần
Thơ
liệuđộng
họccủatập
cứu
(Cameron et al, 1986; Pavan et al, 1982)
Hóa tính của Al trong dung dịch thì phức tạp bởi vì Al thủy phân phụ thuộc
vào pH để tạo thành nhiều phức hợp khác nhau với gốc hydroxyt. Khi pH đất thấp
hơn 4,5 thì Al 3+ có khả năng hòa tan cao, pH càng thấp thì nhôm hòa tan càng nhiều
(Bloomfield và Coolter, 1973). Theo Ann Hedlund (1996) nhôm ở dạng monomoric
hydroxyt thì gây độc cho cây trồng trong khi nhôm ở dạng phức với các acid hữu
cơ, Fluoride hoặc Sulfate thì không gây độc.
Chất hữu cơ và độ hữu dụng của P trong đất:
Độ hữu dụng của P trong đất chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế hấp phụ, phóng

thích P và sự cân bằng giữa chúng. Yếu tố chính ảnh hưởng lên hấp phụ và phóng
thích P là hàm lượng sét và thành phần khoáng, lượng oxyhydroxides Fe và Al vô
định hình có trong đất, lượng carbonate, chất hữu cơ có trong đất, môi trường dung
dịch đất như pH, lực ion, sự cạnh tranh giữa các anion, tình trạng oxy hóa khử. Một
đặc điểm khác trong hấp phụ P là các phản ứng ban đầu thường xảy ra rất nhanh,
các phản ứng tiếp theo xảy ra chậm, có thể kéo dài hàng tuần, chủ yếu là kết tủa bề
mặt, khuếch tán và hấp phụ P ở bề mặt trong của thể rắn.

7

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Theo Iyamuremye và Dick (1996) cho rằng khi bón phân hữu cơ vào đất có
bốn yếu tố dẫn đến tăng độ hữu dụng của P:
Acid hữu cơ có thể tạo phức với Al và Fe trong thể rắn, giúp giảm khả
năng các thành phần này tương tác với P, do đó ngăn chặn P bị hấp phụ.
Acid hữu cơ có thể cạnh tranh với P, với các orthophosphate vào các vị
trí hấp phụ trên khoáng sét và các oxyhydroxides Al, Fe vô định hình.
Acid hữu cơ có thể tác động làm gia tăng điện tích âm của keo đất và
ngăn cản sự hấp phụ các anion như orthophosphate.
Chất hữu cơ có thể hòa tan P nhờ vào các phản ứng hòa tan giữa các
nhóm định chức carboxyl, hydroxyl và các ion kim loại trong thể rắn, nhờ vào đó
giảm các vị trí có thể hấp phụ P.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả phụ thuộc nhiều vào loại chất hữu cơ,
loại đất và pH của đất về ảnh hưởng của phân hữu cơ lên độ hữu dụng của P hay
hấp phụ P (Hue, 1992; ohno và Crannel., 1996). Nghiên c ứu của Violante và
Gianfreda (1993) trích dẫn từ Võ Thị Gương & et al (2008) cho rằng hàm lượng P
trong phân hữu cơ có ảnh hưởng đến độ hữu dụng của P vì khi chất hữu cơ bị
khoáng hóa sẽ phóng thích P vào trong dung dịch đất, giảm sự hấp phụ P và gia

tăng P di động trong đất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chất hữu cơ và khả năng trao đổi cation trong đất (CEC)

Theo John Wiley and Sons (1990) chất hữu cơ trong đất góp phần tăng khả
năng hấp phụ cation của đất, yếu tố quang trọng của sự trao đổi dinh dưỡng. Ngoài
ra, chất hữu cơ trong đất liên kết với các hóa chất hữu cơ và các loại thuốc trừ dịch
hại làm giảm sự hoạt động và di chuyển của chúng, làm giảm ảnh hưởng của chúng
đến môi trường.
Chất hữu cơ liên kết với các nguyên tố vi lượng có tác dụng giảm ảnh hưởng
gây độc và giúp tăng độ hữu dụng của các nguyên tố vi lượng cho cây trồng; chất
hữu cơ có ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh dưỡng là nâng cao khả
năng trao đổi cation của đất (Willett, 1994) trích dẫn trong Ngô Thị Hồng Liên
(2006).
1.1.3.3 Đối với đặc tính sinh học:
Chất hữu cơ là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài vi sinh vật sống trong
đất. Phần lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu
của nhóm này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn
thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia
tăng của các loài vi sinh vật có hại. Bởi sự đào bới đất, tiêu thụ và phân phối lại vật

8

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


liệu hữu cơ, giun đất làm thay đổi môi trường vi sinh vật đất và rễ cây, làm tăng sự
thoáng khí trong đất. Theo Saffigna & et al (1989) cung cấp chất hữu cơ vào đất có
thể kích thích gia tăng sinh khối đất, ví dụ như sự hoàn trả từ xác bã cây lúa trong

khoảng 1/5 năm làm tăng sinh khối C xấp xỉ 15%, trong khi lượng C hữu cơ tổng số
gia tăng thêm chỉ 9%. Tỷ lệ phân hủy chất hữu cơ trong đất và độ lớn sinh khối dao
động bởi những thay đổi của các chất trong xác bã hữu cơ và điều kiện môi trường.
Hô hấp đất, là chỉ tiêu đánh giá hoạt động của vi sinh vật đất. Bossuyt et al (2001)
thấy rằng sự hô hấp, hoạt động của vi sinh vật đất gia tăng khi chất hữu cơ thêm vào
đất và khi tỉ lệ C/N trong chất hữu cơ phù hợp thì hoạt động của vi sinh vật càng gia
tăng.
1.1.3.4

Chất hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng

Theo John Wiley and Sons (1990) chất hữu cơ đất là nguồn chính cung cấp
N, và nguồn cung cấp quan trọng của P, S và các nguyên tố vi lượng. Chất hữu cơ
có chứa các nguyên tố như: N, P, K, Mg và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây
trồng. Cây trồng có thể hút trực tiếp một lượng nhỏ chất đạm hữu cơ dưới dạng
amino acid như Alanin, Glycine, còn thông thường cây hút dinh dưỡng dưới dạng
muối khoáng được phóng thích từ sự khoáng hóa chất hữu cơ.

Trung

Theo Akio Ikono (1984) chất hữu cơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồngHọc
qua quá
Chất
cơ liệu
khônghọc
chỉ làtập
nguồn
cấp dinh
tâm

liệutrình
ĐHkhoáng
Cầnhóa.
Thơ
@hữu
Tài
vàcung
nghiên
cứu
dưỡng cho cây trồng mà còn giúp duy trì chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm
đạt năng suất cao qua sự cải tạo tính chất lý, hóa và sinh học đất (Wolgang Flaig,
1984).
1.2 PHÂN HỮU CƠ
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Vũ Ngọc Nông (1999) phân hữu cơ là các loại
chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, phân hủy và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây. Quan trọng hơn nửa là phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất rất tốt. Phân
hữu cơ là tên gọi chung của các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như
xác bã thực vật, phân chuồng, phân xanh, các phế phẩm nông nghiệp, và công
nghiệp. Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Phân
hữu cơ giúp tăng năng suất cây trồng do có thể cải thiện các tính chất hóa lý và sinh
học đất, qua đó nâng cao độ phì nhiêu của đất và làm tăng hiệu lực của phân vô cơ.
1.2.1 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện vật lý đất
Phân hữu cơ bón vào đất sau khi được phân giải sẽ cung cấp cho đất các chất
khoáng làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Theo Lê
Văn Tri (2002) phân hữu cơ luôn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
như: đạm, lân, kali, natri, magiê và các nguyên tố vi lượng khác nhưng hàm lượng

9

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



không cao, đây là một ưu điểm mà không có một loại phân hóa học nào có được.
Ngoài ra, nó còn cung cấp chất mùn làm cho cấu trúc đất ngày càng tốt hơn như đất
tươi xốp giúp cho bộ rễ phát triển nhanh hơn, hạn chế bốc hơi nước, chống xói mòn.
Trong quá trình canh tác đất được làm quá tơi, nếu không được phủ bằng
một lớp hữu cơ thì sau khi tưới hoặc sau khi mưa đất sẽ tạo thành một lớp váng
ngăn cản sự thông khí, thấm nước, nên hạn chế nảy mầm của hạt. Do đó, bón phân
hữu cơ sẽ cải thiện độ thoáng khí của đất, cung cấp oxi cho rễ cây, tạo ra con đường
thoát CO2 từ không gian rễ (Ngô Ngọc Hưng & et al, 2004). Bên cạnh, khi bón phân
hữu cơ vào đất còn cải thiện độ nén dẽ của đất. Tại điều kiện cùng ẩm độ của đất
cao, nghiệm thức bón cây phân xanh có lực cản giảm đáng kể, khác biệt có ý nghĩa
so với đối chứng (Ngô Thị Hồng Liên, 2006).
1.2.2 Hiệu quả phân hữu cơ trong cải thiện hóa học đất
Keo hữu cơ tham gia trao đổi với các ion khoáng nhờ đó nâng cao hiệu lực
của phân khoáng bón vào. Nhận định này được Nguyễn Thị Thúy & et al (1996)
chứng minh qua nghiên cứu về khả năng hấp thu NH3 của đất dưới tác dụng của
phân hữu cơ.

Trung

Sau khi bón phân hữu cơ vào đất sẽ được phân giải và cung cấp thêm các
chất khoáng làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây trồng. Cũng theo Nguyễn
tâm
Học&liệu
Cần
@rấtTài
tập hữu
và cơ
nghiên

cứu
Thị Thúy
et alĐH
(1996)
một Thơ
đặc tính
quanliệu
trọnghọc
của phân
là giúp ổn
định độ phì nhiêu của đất vì chúng có khả năng chuyển hóa lân từ dạng khó tiêu
sang dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng. Hàng loạt thí nghiệm trong phòng và
ngoài đồng cho thấy nhóm phosphate hoạt động trong đất tăng lên đáng kể và làm
giảm rõ rệt sự cố định lân trong đất. Bởi vì chất hữu cơ đã tạo với sắt, nhôm thành
các chelate hay phức hệ hữu cơ- khoáng, các ion Fe, Al mất khả năng liên kết với
PO4.
1.2.3 Phân hữu cơ ảnh hưởng đến vi sinh vật đất
Phân hữu cơ là môi trường thích hợp cho vi sinh vật sống và phát triển. Phân
chuồng có ảnh hưởng đến vi sinh vật cố định đạm, đất được bón nhiều phân chuồng
làm gia tăng hiệu quả cố định đạm, số lượng vi sinh vật tăng lên làm khả năng
khoáng hóa đạm cũng tăng lên. Bổ sung phân hữu cơ vào đất làm tăng mật số vi
sinh vật trong đất, giúp đất có cấu trúc tốt hơn (Võ Thị Gương & et al, 2004). Bón
phân hữu cơ đơn thuần hoặc bón kết hợp phân hóa học thì vi sinh vật đất ổn định
hơn, dẫn đến sự cân bằng trong đất được tốt hơn (Nguyễn Ngọc Hà, 2000). Theo
Wolgang Flaig (1984) hầu hết các vật liệu hữu cơ được phân hủy trong đất do hoạt
động của vi sinh vật, vì thế những yếu tố ảnh hưởng đến chúng thì rất quan trọng
trong việc chuyển hóa vật liệu hữu cơ, những yếu tố ảnh hưởng là nhiệt độ, ẩm độ,
điều kiện thoáng khí, dinh dưỡng trong đất.
10


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.2.4 Hiệu quả của phân hữu cơ trong tăng trưởng cây trồng
Theo kết quả nghiên cứu Akio Inoko (1984) tại nhật Bản thì phân hữu cơ là
nguồn cung cấp dinh dưỡng có hiệu quả cao cho lúa ở đất không bón phân hay bốn
phân khoáng với liều lượng thấp. Nếu chỉ bón phân khoáng đơn thuần thì không đạt
được năng suất cao, hơn nữa độ phì của đất dần dần giảm xuống.

Trung

Phân hữu cơ sau khi bón vào đất được phân giải sẽ cung cấp thêm các chất
khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây. Qua kết quả nghiên cứu của Võ Thị
Gương & et al (2004) cho thấy khi bổ sung phân hữu cơ vào đất giúp tăng hàm
lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy và đạm hữu dụng trong đất cung cấp thêm cho đất
một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng như Cu, Zn… . Khi môi trường
đất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây thì sự gia tăng năng suất qua phân hữu cơ
thường ít, nhưng khi môi trường đất không thích hợp thì năng suất sẽ gia tăng hơn
khi được bón phân hữu cơ. Theo Akio Inoko (1984) bón 20 tấn phân chuồng/ha sẽ
cung cấp 78 kg N, 17 kg P và 6 kg K. Nhiều thí nghiệm cũng đã chứng minh nếu
muốn có năng suất cao nhất thiết phải có sự phối hợp dinh dưỡng giữa phân khoáng
và phân hữu cơ. Theo Hoàng Minh Châu (1998) nh ờ các acid humic trong phân hữu
cơ mà nó giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng. Các chất hữu cơ cũng là nguồn cung
cấp dinh dưỡng cho cây thông qua quá trình khoáng hoá và hòa tan các chất vô cơ
trong đất. Cũng theo Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn đạm bổ sung cho đất chủ yếu
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
từ nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của vi sinh vật sống trong đất. Ngoài ra,
bản thân phân hữu cơ có chứa các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg và nhiều nguyên tố vi
lượng cần thiết cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998).

Theo Nguyễn Ngọc Hà (2000) bón hoàn toàn phân hữu cơ rơm rạ sẽ làm
năng suất lúa tăng 16% so với hoàn toàn không bón phân. Bón kết hợp phân hữu cơ
với phân hóa học sẽ tăng năng suất lúa 22%. Ngoài ra khi dùng phân hữu cơ đơn
thuần hoặc khi kết hợp phân hữu cơ với phân hóa học sâu bệnh sẽ xuất hiện trễ hơn
và gây thiệt hại ít hơn (đặc biệt là bệnh đốm vằn) so với chỉ sử dụng phân hóa học
đơn thuần.
1.2.5 Một số nghiên cứu và ứng dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp:
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây, phân hữu cơ
là một đề tài luôn được quan tâm đặc biệt, có rất nhiều nghiên cứu đã được công bố
và áp dụng ngoài thực tế. Kết quả nghiên cứu của Dương Minh Viễn & et al (2006)
bón phân hữu cơ từ bã bùn mía được bón trở lại cho vùng đất phèn trồng mía cho
thấy hàm lượng Al trao đổi và Al liên kết hữu cơ giảm đáng kể theo lượng tăng của
phân bã bùn mía, hàm lượng Pi (lân vô cơ) dễ tiêu trong đất tăng lên đáng kể so với
không bón giúp cải thiện Pi dễ tiêu trên đất phèn. Kết quả ban đầu cho thấy sử dụng
phân bã bùn mía kết hợp với phân NPK có thể tiết kiệm một lượng đáng kể phân vô

11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


cơ cho cây mía trên đất phèn so với cách bón truyền thống của nông dân. Theo
Phạm Tiến Hoàng (2003), vai trò của phân hữu cơ trong việc điều hòa dinh dưỡng
trong đất khá rõ ở nhiều yếu tố, trong đó rõ nét nhất là việc chuyển hóa lân khó tan
thành lân dễ tan cung cấp lân cho cây trồng. Với tác động của các lượng phân khác
nhau cho thấy lân tổng số và lân dễ tiêu tăng lên rõ rệt.
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất phèn (sau cấy 30
ngày)

Hàm lượng P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất)


Công thức thí nghiệm
Đối chứng (không phân)

6,8

Bón phân khoáng NPK

7,5

Bón phân chuồng

12,9

Bón bèo dâu

9,4

(Nguồn Phạm Tiến Hoàng, 2003).

Bảng 1.2 Ảnh hưởng của phân chuồng đến việc cải thiện lân trong đất phù sa sông Hồng

Phân chuồng

Al-P

Fe-P

Ca-P


P2O5

P2O5 dễ tiêu

5-7

5,70

22,4

9,9

0,066

10,2

10-12

14,90

31,1

15,0

0,100

25,9

Trung tâm (tấn/ha)
Học liệu ĐH

Cần Thơ
@ Tài
liệu học
tập(mg/100g
và nghiên
cứu
(%)
(%)
(%)
(%)
đất)

(Nguồn Phạm Tiến Hoàng, 2003).

Kết quả nghiên cứu của Trần Bá Linh (1999) cho thấy phân hữu cơ từ hầm ủ
biogas có tác dụng tốt trên đất phèn, hiệu lực của phân gia tăng đáng kể ở vụ thứ
hai.
Theo Tống Thi Thu Thủy (1986), đất phù sa bón phân xanh có hiệu quả làm
gia tăng năng suất lúa ở nghiệm thức bón 30 tấn/ha phân xanh so với nghiệm thức
bón phân đạm 25-100 kgN/ha. Đối với đất phèn, bón phân xanh ở liều lượng 20-30
tấn/ha có tác dụng tương tự như bón phân đạm ở mức 75-100kgN/ha. Khi bón phân
chuồng kết hợp với phân đạm và lân thích hợp (2/3 N và ½ P) là mang lại hiệu quả
cao nhất.
Theo Nguyễn Công Vinh (2002), bón phân hữu cơ làm tăng năng suất và
phẩm chất cây trồng. Những nghiên cứu về cải tạo đất phiến thạch sét thoái hóa
bằng phân chuồng và phân xanh làm tăng năng suất cả hai loại cây trồng trong hệ

12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



×