Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của PHÂN lân đến hàm LƯỢNG lân và TỔNG THU hút lân của cây bắp RAU TRÊN các VÙNG đất TRỒNG RAU CHỦ yếu ở THỐT nốt – cần THƠ,BÌNH tân – VĨNH LONG,CHỢ mới – AN GIANG,CHÂU THÀNH – TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.83 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

---o0o--LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN
HÀM LƯỢNG LÂN VÀ TỔNG THU HÚT LÂN CỦA
CÂY BẮP RAU TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT TRỒNG
RAU CHỦ YẾU Ở THỐT NỐT – CẦN THƠ, BÌNH
TÂN – VĨNH LONG, CHỢ MỚI – AN GIANG VÀ
CHÂU THÀNH – TRÀ VINH

Sinh viên thực hiện
VŨ VĂN LONG

3077464

PHẠM VĂN CƯỜNG

3073471

Lớp: Khoa Học Đất K33

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



---o0o--LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN
HÀM LƯỢNG LÂN VÀ TỔNG THU HÚT LÂN CỦA
CÂY BẮP RAU TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT TRỒNG
RAU CHỦ YẾU Ở THỐT NỐT – CẦN THƠ, BÌNH
TÂN – VĨNH LONG, CHỢ MỚI – AN GIANG VÀ
CHÂU THÀNH – TRÀ VINH

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGs.TS. NGUYỄN MỸ HOA

VŨ VĂN LONG

3077464

PHẠM VĂN CƯỜNG

3073471

Lớp: Khoa Học Đất K33

Cần Thơ - 2010



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng lân và tổng
thu hút lân của cây bắp rau trên các vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt –
Cần Thơ, Bình Tân – Vĩnh Long, Chợ Mới – An Giang và Châu Thành – Trà
Vinh”
Do sinh viên: Vũ Văn Long – Phạm Văn Cường lớp Khoa học đất khóa 33,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Nguyễn Mỹ Hoa


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

---o0o--XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài : “Khảo sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng lân và tổng
thu hút lân của cây bắp rau trên các vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt –
Cần Thơ, Bình Tân – Vĩnh Long, Chợ Mới – An Giang và Châu Thành – Trà
Vinh”
Do sinh viên: Vũ Văn Long – Phạm Văn Cường lớp khoa học đất khóa 33, Khoa
Nông nghiệp và sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ thực hiện.
Ý kiến của bộ môn:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2010

Bộ môn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

---o0o--XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Khảo sát ảnh
hưởng của phân lân đến hàm lượng lân và tổng thu hút lân của cây bắp rau
trên các vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt – Cần Thơ, Bình Tân – Vĩnh
Long, Chợ Mới – An Giang và Châu Thành – Trà Vinh”
Do sinh viên Vũ Văn Long – Phạm Văn Cường thực hiện và báo cáo trước hội
đồng ngày…..tháng…..năm 2010.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đáng giá ở mức: ..............................................

Ý kiến của hội đồng:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Chủ tịch hội đồng


LỜI CẢM TẠ

Đạt được kết quả như ngày hôm nay, chúng em xin chân thành cảm ơn:
Cô NGUYỄN MỸ HOA trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Chị Lê Thị Thùy Dương, Dương Thị Bích Huyền đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong
thời gian thực hiện đề tài.
Các bạn Lê Thị Hoàng Trúc, Bùi Hồng Tươi và các bạn Khoa học đất- 33 đã giúp đỡ
chúng tôi thực hiện đề tài.
Em xin kính lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô cùng các anh chị trong phòng phân tích –
Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD – ĐHCT đã tận tình giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và người thân.
Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày …tháng… năm 2010
Vũ Văn Long
Phạm Văn Cường



TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Vũ Văn Long
Ngày sinh: 21- 04 - 1989
Nơi sinh: Yên Mỹ - Hưng Yên
Con ông: Vũ Văn Lừng
Và bà: Vũ Thị Đềm
Quê quán: Xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
Năm 2007: tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Nguyễn Hùng
Sơn, Rạch Sỏi, Rạch Giá, Kiên Giang.
Từ năm 2007- nay: học Khoa học đất khóa 33 tại Khoa Nông Nghiệp và
SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

Người khai kí tên

Vũ Văn Long


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Phạm Văn Cường
Ngày sinh: 25- 05 - 1989
Nơi sinh: Châu Thành – Tiền Giang
Con ông: Phạm Văn Em
Và bà: Dương Thị Thu Thủy
Quê quán: Xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Năm 2007: tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Tân Phước, TT.
Mỹ Phước, Tân Phước, Tiền Giang.

Từ năm 2007- nay: học Khoa học đất khóa 33 tại Khoa Nông Nghiệp và
SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

Người khai kí tên

Phạm Văn Cường


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Vũ Văn Long
Phạm Văn Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L)
1.1.1 Tình hình sản xuất bắp rau ở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL)

1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau
1.1.3 Đặc điểm sinh thái và điều kiện dinh dưỡng khoáng của cây bắp rau
1.1.4 Kĩ thuật trồng và thu hoạch bắp rau

2
2
4
4
7

1.2 LÂN
1.2.1 Vai trò của lân đối với cây trồng
1.2.2 Lân trong đất
1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng của chất lân trong đất
1.2.4 Sự lưu tồn lân trong đất

9
9
10
14
16

1.3 SỰ ĐÁP ỨNG CHẤT LÂN TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU MÀU CHÍNH
TẠI ĐBSCL Ở CÁC ĐIỀU KIỆN BÓN PHÂN KHÁC NHAU

17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

18


2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian thực hiện
2.1.3 Dụng cụ và hóa chất

18
18
18

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Các nghiệm thức của thí nghiệm:
2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích
2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu
2.2.4 Phương pháp phân tích

18
18
21
21
21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN LÂN ĐẾN HÀM LƯỢNG LÂN
TRÊN CÂY BẮP
3.1.1 Ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân trong lá mang trái
3.1.1.1 Trên đất Thốt Nốt – Cần Thơ
3.1.1.2 Trên đất Bình Tân – Vĩnh Long

3.1.1.3 Trên đất Chợ Mới – An Giang
3.1.1.4 Trên đất Châu Thành – Trà Vinh

22
22
22
23
24
24


3.1.2 Ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân trong cây
3.1.2.1 Trên đất Thốt Nốt – Cần Thơ
3.1.2.2 Trên đất Bình Tân – Vĩnh Long
3.1.2.3 Trên đất Chợ Mới – An Giang
3.1.2.4 Trên đất Châu Thành – Trà Vinh

25
25
26
26
27

3.1.3 Ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân trong trái

27

3.2. TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG LÂN DỄ TIÊU CỦA CÁC
PHƯƠNG PHÁP VỚI TỔNG THU HÚT LÂN CỦA BẮP


29

3.2.1 Tương quan giữa hàm lượng lân dễ tiêu của các phương pháp
với tổng thu hút của bắp trong vụ 2

29
31

3.2.2 Tương quan giữa hàm lượng lân dễ tiêu của các phương pháp
với tổng thu hút của bắp trong cả vụ 1 và vụ 2

31

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

33

4.1 KẾT LUẬN

33

4.2 ĐỀ NGHỊ

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƯƠNG


37


Vũ Văn Long, Phạm Văn Cường, 2010 “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN
LÂN ĐẾN HÀM LƯỢNG LÂN VÀ TỔNG THU HÚT LÂN CỦA CÂY BẮP
RAU (Zea mays L) TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT TRỒNG RAU CHỦ YẾU Ở
THỐT NỐT - CẦN THƠ, BÌNH TÂN - VĨNH LONG, CHỢ MỚI - AN GIANG
VÀ CHÂU THÀNH - TRÀ VINH’’. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Học Đất,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts Nguyễn Mỹ Hoa

TÓM LƯỢC
Trên các vùng trồng rau chuyên canh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phân
lân được sử dụng với liều lượng cao mà không chú ý đến tính chất đất. Ngoài ra,
vòng quay của rau màu thì ngắn nên khả năng tích luỹ lân trong đất rất cao. Đề tài
được thực hiện nhằm mục tiêu Khảo sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng lân
và tổng thu hút lân của cây bắp rau trên các vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt
– Cần Thơ, Bình Tân – Vĩnh Long, Chợ Mới – An Giang và Châu Thành – Trà Vinh.
Đề tài thực hiện gồm 4 phần: Ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân trong
lá mang trái, Ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân trong cây, Ảnh hưởng
của việc bón lân đến hàm lượng lân trong tráí, Tương quan giữa hàm lượng lân dễ
tiêu của các phương pháp (Bray 1 và Olsen) với tổng thu hút của bắp. Kết quả thí
nghiệm cho thấy tổng thu hút của cây ở thời điểm thí nghiệm cao hơn so vụ trước.
Nhìn chung, hàm lượng lân trong thân, trái khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê
ở các nghiệm thức có bón và không có bón tại các loại đất ở Thốt Nốt - Cần Thơ,
Chợ Mới – An Giang, Bình Tân – Vĩnh Long, và khác biệt có ý nghĩa ở loại đất
Châu Thành – Trà Vinh. Hàm lượng lân trong lá mang trái có sự khác biệt rõ ở
Thốt Nốt – Cần Thơ và Chợ Mới – An Giang, còn ở Bình Tân – Vĩnh Long, Châu
Thành – Trà Vinh gần như không khác biệt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa

tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa giữa các hàm lượng lân dễ tiêu trích được từ các
phương pháp Bray1, Olsen với tổng thu hút lân trên cây trồng ở thời điểm thí
nghiệm và ở cả hai thời điểm (tổng vụ 1 và vụ 2), mối tương quan này cần được tiếp
tục khảo sát ở vụ 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây bắp không có biểu hiện thiếu
lân chứng tỏ hàm lượng lân trong đất đã đủ cung cấp cho bắp, do đó cần khuyến
cáo bón phân hợp lý tránh làm tích lũy lân cao trong đất có thể dẫn đến gây ngộ
độc lân làm giảm hiệu quả kinh tế.


MỞ ĐẦU
Trên các vùng trồng rau chuyên canh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phân
lân được sử dụng với liều lượng cao mà không chú ý đến tính chất đất. Ngoài ra, vòng
quay của rau màu thì ngắn nên khả năng tích luỹ lân trong đất rất cao. Theo Nguyễn Mỹ
Hoa và ctv (2006), ở nhiều ruộng khảo sát trong vùng trồng rau chuyên canh của Tiền
Giang, hàm lượng lân dễ tiêu đạt rất cao (129-234 mgP/kg). Kết quả điều tra vùng khảo
sát cho thấy nông dân đã sử dụng phân lân rất cao (100-150 kg/P2O5/ha/vụ). Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Thu Lang và Nguyễn Ngọc Phê (2009)
khảo sát hàm lượng lân dễ tiêu ở 4 vùng trồng rau chuyên canh ở ĐBSCL theo phương
pháp Bray 1 cho thấy ở Chợ Mới-An Giang số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao
(20,51-87,22 mgP/kg) chiếm 70,97%; Bình Tân-Vĩnh Long số mẫu đất có hàm lượng
lân dễ tiêu cao (20,41-76,91 mgP/kg) chiếm 53,33%; ở Châu Thành-Trà Vinh số mẫu
đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao (22,39-223,97 mg P/kg) chiếm 80,00% và Thốt NốtCần Thơ số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao ( 26,56-192 mg P/kg) chiếm 90,63%.
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sự lưu tồn các loại phân bón có ảnh
hưởng rất tốt đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Theo Colwell (1985), dưới ảnh
hưởng của lưu tồn lân, lượng phân lân cần thiết cung cấp cho cây trồng giảm một cách
có ý nghĩa. Ở ĐBSCL, hiệu quả lưu tồn có thể ảnh hưởng đến vụ lúa thứ 3 (trồng ở đất
phèn Hoà An) với mức bón 90 kg P2O5/1ha kết hợp với 120 kg N/1ha ở vụ đầu và các
vụ sau không bón lân, năng suất liên tục của hai vụ lúa sau khác nhau không có ý nghĩa
so với các nghiệm thức có bón lân (Võ Thị Gương và ctv., 1994).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quyên, 2010 hàm lượng lân trong lá

mang trái đạt cao trên tất cả các loại đất ở 4 tỉnh khảo sát ở nghiệm thức không bón lân,
cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu ban đầu trong các loại đất này rất cao, dù không cung
cấp lân thêm cho cây trồng , cây trồng vẫn hấp thu đủ lân. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy chưa tìm thấy mối tương quan giữa hàm lượng lân dễ tiêu trong đất và tổng thu hút
lân của cây. Tuy nhiên, ở vụ 2 khả năng cung cấp lân cho cây trồng có thể thấp nếu
không bón lân cho cây trồng, hàm lượng lân trong lá mang trái có thể giảm thấp, tổng
thu hút của cây trồng ở nghiệm thức không bón lân có thể giảm thấp do đó có thể tìm
thấy mối tương quan giữa tổng thu hút lân và hàm lượng lân dễ tiêu trong đất.
Vì vậy, đề tài : “Khảo sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng lân và tổng
thu hút lân của cây bắp rau trên các vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt – Cần
Thơ, Bình Tân – Vĩnh Long, Chợ Mới – An Giang và Châu Thành – Trà Vinh” đã
được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của việc bón lân đến hàm lượng lân trong cây,
trái, lá mang trái của cây bắp rau và tiếp tục khảo sát mối tương quan giữa tổng thu hút
lân và hàm lượng lân dễ tiêu trong đất được trích từ 2 phương pháp Bray 1 và Olsen.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L)
1.1.1 Tình hình sản xuất bắp rau ở Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL)
Những năm gần đây, bắp rau đóng hộp của Việt Nam đã đạt được những yêu cầu về
chất lượng và cảm quan, giá thành lại rẻ hơn. Sản phẩm bắp rau được sử dụng nhiều ở
trong nước, đặc biệt ở các đô thị, các khu công nghiệp, và du lịch. Tuy nhiên, diện tích
canh tác bắp rau tại Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và
ĐBSCL (Nguyễn Bá Lộc và Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 2009). Vùng ngoại thành Hà Nội,
nông dân đầu tư nuôi bò sữa kết hợp với trồng bắp rau vừa cung cấp được thực phẩm cho
người vừa cung cấp sản phẩm cho chăn nuôi, có thể ủ chua làm thức ăn cho gia súc trong
vụ Đông nghèo nàn cỏ xanh. Ở ĐBSCL, bắp rau đã dần xen vào hệ thống độc canh cây

lúa, góp phần đa dạng hoá cây trồng (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Bắp rau được trồng rãi rác nhiều nơi ở vùng ĐBSCL, phục vụ cho tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu. Nếu trồng theo phương pháp xen canh (vụ trước gối đầu vụ sau)
trên vùng đất chuyên canh màu, mỗi năm có thể trồng từ 5 đến 6 vụ (đối với vùng có đê
bao chống lũ). Phần thân lá và vỏ bắp non được tận dụng để làm thức ăn cho bò. Phân
bò được ủ thành phân compost để bón trả lại cho đất (Đoàn Ngọc Phả, 2008).
Bắp rau là một loại cây trồng lý tưởng cho sản phẩm nông nghiệp sạch, vì bắp rau
được thu hoạch khi trái còn non vào giai đoạn cây bắp đang sinh trưởng rất mạnh, ít sâu
bệnh hại nên vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất hạn chế (Mai Thị Phương Anh,
1999). Bắp rau còn là một loại rau tươi cao cấp chứa nhiều chất dinh dưỡng và các loại
vitamin, khoáng chất (Bảng 1)
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của bắp rau và các loại rau màu khác

Thành phần
Chất béo
Protein
Hydrat cacbon
Canxi
Photpho
Sắt
Vitamin
Axit ascorbic

ĐVT
g
g
mg
mg
mg
mg

IU
mg

Bắp rau
0,2
1,9
8,2
28,0
86,0
0,1
64,0
11,0

Cải bắp
0,2
1,7
5,3
64,0
26,0
0,7
75,0
62,0

Cà chua
0,2
1,0
4,1
18,0
18,0
0,8

735,0
29,0


0,2
1,0
5,7
30,0
27,0
0,6
130,0
5,0

Dưa
chuột
0,2
0,6
2,4
19,0
12,0
0,1
0,0
10,0

Nguồn: Chamnan Chutkaev, 1994

2


Tại An Giang, huyện Chợ Mới là một trong những nơi có diện tích trồng rau màu

nổi tiếng, và có diện tích gieo trồng bắp rau khá lớn. Trong tổng số 28.571 ha diện tích
gieo trồng các loại rau màu năm 2009 ở Chợ Mới, diện tích trồng bắp rau chỉ đứng
hàng thứ hai (sau các loại rau dưa), với diện tích lên đến 3.733 ha (Bảng 2). Về mặt lý
thuyết, giống bắp thu hạt có thể được dùng làm giống thu trái non, nhưng do các yêu
cầu về hình dáng, kích thước, màu sắc cũng như chất lượng trái non nên đòi hỏi phải có
những giống bắp rau đặc chủng. Nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) thường sử dụng
giống Amazing (còn gọi là giống bắp Râu trắng), vì thân lá bắp mềm hơn so với các
giống khác, nên sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi bò thịt tốt hơn.
Bảng 1.2: Diện tích bắp non so với một số loại cây rau màu khác ở Chợ Mới năm 2009

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Tổng cộng

Loại rau màu
Rau dưa
Bắp rau

Bắp trắng

Cỏ
Khoai cao
Đậu xanh
Cây hoa màu khác
Khoai lang
Đậu nành
Bắp lai
Kiệu
Bố
Gừng

Diện tích gieo trồng
(ha)
19.415
3.733
3.502
452
438
291
245
183
80
79
61
59
23
10
28.571


Nguồn: Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới (2009)

Theo khảo sát của Huỳnh Phước Lương (2009) tại xã Mỹ An (huyện Chợ Mới -An
Giang, cho thấy canh tác bắp rau mang lại thu nhập tương đối cho nông dân. Tuy lợi
nhuận từ thu hoạch trái non thấp hơn các loại rau màu khác, nhưng tỷ suất lợi nhuận lại
cao hơn. Ngoài ra, nông dân có thể tận dụng các phế phẩm còn lại sau khi thu hoạch
mỗi vụ để chăn nuôi bò, vừa tiết kiệm thời gian chăm sóc và vừa tăng thu nhập cho
nông dân. Cây bắp rau sau khi thu hoạch có thể làm nguồn thức ăn xanh rất tốt cho trâu
bò, vì thành phần dinh dưỡng rất phù hợp với sinh lý tiêu hoá chúng (Vũ Duy Giảng và
ctv., 2008).

3


Để tình hình sản xuất được ổn định, sản phẩm bắp rau có thị trường tốt, nông dân
ở Chợ Mới trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Dịch vụ Kỹ thuật
Nông nghiệp An Giang - ANTESCO. Công ty này cung cấp giống bắp rau, hướng dẫn
kỹ thuật cho nông dân và thu mua sản phẩm với tiêu chuẩn kích thước trái loại 1 có
đường kính lớn nhất từ 10-18 cm, loại 2 từ 18-20 cm.
1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau
Cây bắp ưa khí hậu ấm có khả năng thích nghi với khoảng khí hậu rộng, nên có
thể trồng được trong tất cả các vùng của Việt Nam. Bắp có thể phát triển tốt trên bất kì
loại đất nào nếu có hệ thống tưới tiêu đầy đủ để duy trì đủ oxy cho rễ phát triển, và có
khả năng giữ nước để tạo độ ẩm thích hợp trong suốt mùa sinh trưởng. Cây bắp không
kén đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất
trung tính có pH từ 6.0-7.2, đất giàu mùn và chất dinh dưỡng.
Thực chất bắp rau cũng xuất phát từ bắp lấy hạt, nhưng thu hoạch sản phẩm sớm ở
giai đoạn bắp còn non (Mai Thị Phương Anh, 1999). Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp
nói chung bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến trái chín hoàn toàn. Chu kỳ này thay đổi từ

50-350 ngày, nhưng đối với bắp rau thu hoạch ở giai đoạn trái non trung bình từ 55- 60
ngày. So với bắp thu trái, bắp rau có thời gian sinh trưởng ngắn hơn tùy theo giống,
điều kiện canh tác và môi sinh. Sự sinh trưởng của bắp được tiến hành qua nhiều thời
kỳ nối tiếp nhau một cách liên tục (Dương Minh, 1999).
1.1.3 Đặc điểm sinh thái và điều kiện dinh dưỡng khoáng của cây bắp rau
Điều kiện ngoại cảnh
Bắp rau là cây trồng ngắn ngày, thuộc nhóm cây ưa nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho
sinh trưởng, phát triển của cây là 23-250C và nhiệt độ này cũng là nhiệt độ thích hợp
cho giai đoạn tạo bắp tới thu hoạch sản phẩm.
Đất trồng cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, loại đất giàu hữu cơ nhiều mùn, đất
thịt pha cát, đất phù sa ven sông đảm bảo cho hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh.
Thời vụ
Bắp rau có thể trồng nơi thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh. Thích
hợp và có hiệu quả cao nhất là vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè (do ít chịu ảnh hưởng gió
to và mưa nhiều).
Giống
Hiện nay có rất nhiều giống bắp non được trồng sản xuất dưới dạng thử nghiệm và
đang tiếp tục theo dõi. Qua nhiều vụ sản xuất, hiện nay giống Pacific 421 đang được
Công ty Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp An Giang hợp đồng thu mua. Đây là giống bắp
lai chuyên dùng để thu họach trái non cho sản lượng cao và chất lượng rất đồng bộ. Nó
4


có chiều cao cây thấp (khoảng 1,5m), thân cây cứng, ít bị gãy đổ. Tuy nhiên nếu trồng
trong vụ Hè Thu cần phải có mật độ thích hợp và vun gốc để tránh giông to, gió lớn có
thể gây thiệt hại. Ngoài ra, ở Chợ Mới hiện nay nông dân trồng giống Amazing có đặc
tính giống với giống Pacific.
Một số đặc tính cơ bản của giống bắp non Amazing
- Chiều cao cây: 150 cm.
- Bắt đầu thu hoạch trái non vào khoảng 41-43 ngày sau khi gieo.

- Trổ cờ khoảng: 38-40 ngày sau khi gieo.
- Năng suất trái tươi: 8-12 tấn/ha.
- Chiều cao đóng trái từ 90-120 cm.
Ruộng trồng bắp non cần tránh để thụ phấn với ruộng bắp khác bằng cách cách ly
thời gian (trồng sớm hơn hoặc muộn hơn 25-30 ngày so với ruộng khác) hoặc cách ly
không gian (cách ruộng bắp khác trên 1000 m) hoặc trồng hàng bắp bảo vệ (tối thiểu 30
hàng bảo vệ khi có ruộng bắp khác cách 500 m). Tất cả cây trong ruộng bắp non đều
phải rút cờ, kể cả hàng bắp bảo vệ để tránh phấn rơi vào râu bắp.
Lượng giống cần cho 1 ha là 35-40 kg. Trồng hàng cách hàng 70-75 cm, cây cách
cây trên hàng 20-25 cm, gieo 3 hạt/hốc. Sau khi gieo 5-7 ngày nên kiểm tra và gieo dậm
lại những hốc không lên hoặc ở chỗ có cây quá yếu, 10-15 ngày sau khi gieo tỉa bớt cây
yếu chừa lại 2 cây/hốc.
Dinh dưỡng khoáng cho bắp
Theo Dương Minh (1999), cây bắp cần rất nhiều đại dưỡng tố như N, P, K, Mg,
Ca ít nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo,…
Đạm là nguyên tố ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình sinh trưởng, phát triển
và năng suất bắp. Dạng phân đạm bón lót tốt nhất cho bắp là amôn nitrat hay sunphat
amôn, urê cũng tốt nhưng đòi hỏi quá trình chuyển hóa thành amôn nên cần trộn lẫn
vào đất để tránh quá trình bay hơi. Các giống bắp ở ĐBSCL thường có hàm lượng N ở
lá xanh chiếm khoảng 1,8% trọng lượng khô (Dương Minh, 1999).
Lân hiện diện trong bắp dưới dạng acid nhân, các chất chuyển hóa năng lượng
(ADP, ATP) của vùng mô phân sinh và nhân tế bào. Kết quả phân tích lá cho thấy: bắp
thiếu P ở mức độ 0,11%, ở 0,17% là thấp và ở mức 0,2-0,46% là trung bình. Dạng phân
lân thường bón cho cây bắp là các loại super hòa tan hay amôn photphat.
Cây bắp cần nhiều K trong giai đoạn tăng trưởng tích cực, mỗi cây có thể hút
0,67g/cây. Phân tích lá cho thấy cây bắp thiếu K khi lá chỉ chứa 0,58-0,78% K, trung
bình 0,74-5,8% (Dương Minh, 1999). Loại kali thường bón cho bắp là kaliclorua vừa

5



phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi đất thiếu lưu huỳnh thì có thể bón kali sunphat thì có thể đáp
ứng cả K và S. (Nguyễn Như Hà, 2006)
Bảng 1.3: Lượng NPK bón cho bắp (Nguyễn Xuân Trường, 2000)

Lượng bón (kg/ha)
Loại đất

Đất phù sa

Đất xám, cát

Đất đỏ vàng

Loại bắp
N

P2O5

K2O

Bắp lai

160 – 200

60 – 90

60 – 80

Bắp thường


120 – 150

50 – 70

40 – 60

Bắp rau (thu non)

100 – 120

40 – 60

40 – 60

Bắp lai

140 – 180

80 – 100

90 – 120

Bắp thường

120 – 140

60 – 90

80 – 100


Bắp rau (thu non)

100 – 120

40 – 60

40 – 60

Bắp lai

160 – 200

80 – 100

80 – 100

Bắp thường

120 – 150

60 – 80

40 – 60

Bắp rau (thu non)

100 – 120

40 – 60


40 – 60

Phân chuồng hay các loại phân hữu cơ khác là loại phân cần bón cây bắp trên mọi
loại đất, nên sử dụng phân đã được ủ hoại mục. Cần ưu tiên bón phân hữu cơ khi trồng
bắp trên các loại đất nghèo mùn, đất 2 vụ lúa, đất xám bạc màu, đất có thành phần cơ
giới nặng. Lượng phân chuồng cần bón cho bắp trung bình là 8-10 tấn/ha, bón được 1015 tấn/ha càng tốt.
Lượng phân bón cho bắp tùy vào khả năng đạt năng suất (tiềm năng giống, mật độ
cây), độ phì của đất và cả trình độ thâm canh.
Theo Võ Thị Gương và ctv., (2008) nghiên cứu trên vùng trồng bắp non huyện
Chợ Mới – An Giang thì công thức phân NPK khuyến cáo cho một vụ bắp/ha là: 15090-60. Theo Nguyễn Như Hà (2006), lượng phân chuồng cần bón cho bắp trung bình là
8-10 tấn/ha, bón được 10-15 tấn/ha càng tốt, bón cho bắp tùy vào khả năng đạt năng
suất (tiềm năng giống, mật độ cây), độ phì của đất và cả trình độ thâm canh. Lượng
phân đạm thường bón cho bắp thường 100-150 kgN/ha mức thâm canh có thể bón tới
200 kgN/ha, phân lân bón cho cây bắp dao động từ 40-100 kgP2O5/ha, thường bón 60-

6


90 kgP2O5/ha và lượng kali bón cho cây bắp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể dao động từ
40-120 kg K2O/ha, thường bón từ 60-100 kg K2O/ha.
Khi tính tỷ lệ các nguyên tố tỷ lệ N:P:K phù hợp cho bắp, thường dựa vào các chất
dinh dưỡng có trong đất. Trong thực tế có thể dựa vào việc chuẩn đoán nhu cầu dinh
dưỡng qua lá của cây bắp để xác định nhu cầu phân bón.
Bảng 1.4: Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp

Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)
Loại dinh
dưỡng


Bộ phận và thời gian
lấy mẫu phân tích

Bắp lai

Bắp địa phương

Thiếu

Đủ

Thiếu

Đủ

N

<2,9

3-5

<2,5

3-4

P

<0,25

0,3-0,6


<0,25

0,3-0,5

<1,5

1,8-2,6

<1,3

1,7-3,0

<0,3

0,3-1,0

<0,2

0,3-1,0

Mg

<0,15

0,2-0,6

<0,15

0,2-0,5


S

<0,15

0,2-0,3

<0,15

0,2-0,3

Lá đối diện và phía
dưới bắp, vào thời
kỳ phun râu

K
Ca

1.1.4 Kĩ thuật trồng và thu hoạch bắp rau
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, kĩ thuật trồng và thu
hoạch bắp rau như sau
Chăm sóc
- Tưới nước: Hệ thống tưới tiêu cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định năng
suất và phẩm chất bắp non cao hay thấp. Do đó, mùa nắng cứ 2-3 ngày tưới 1 lần cho
đến khi cây được 35 ngày tuổi và sau đó cứ 3-5 ngày tưới 1 lần cho đến khi thu hoạch.
Cần tưới cho đất đủ ẩm, nhất là giai đoạn sắp trổ cờ cho trái. Tuy nhiên trong mùa mưa
cần phải thoát nước, tránh ngập úng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bắp.
- Làm cỏ vun gốc: Cần làm sạch cỏ dại trong và xung quanh ruộng bắp. Trong 40 ngày
đầu, ruộng bắp non phải thật sạch cỏ. Nên dùng thuốc diệt cỏ hiệu quả cao. Đối với 1 ha
bắp non thường dùng 1-1,2 lít Dual 720ND hoặc 0,5 lít Ronstar 40EC phun trong 2

ngày đầu sau gieo, tránh phun sau khi bắp mọc lên đều. Nếu làm cỏ bằng tay nên kết
hợp với bón phân và vun gốc để cây bắp vững và phát triển tốt.

7


- Sâu bệnh và cách phòng trừ: Nên xử lý hạt giống để bảo vệ cây con, vì vậy vào lúc
gieo hạt giống nên rải Basudin 10H lên lớp tro phủ hạt bắp để tránh kiến, dế phá mầm.
+ 15 ngày sau khi gieo: Bỏ vài hột Basudin 10H vào đọt ngừa sâu đục thân và phun
Coper B ngừa bệnh.
+ 30 ngày sau khi gieo: Dùng thuốc trừ sâu bệnh như trên để ngừa lần 2.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng bẫy đàn diệt bướm. Cần chú ý trong quá trình trồng
bắp non nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc hóa học để trừ sâu hại. Do bắp non được sử
dụng như là một loại rau sạch, nên thông thường không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trong quá trình sinh trưởng của cây.
Nếu trường hợp sâu hại tấn công cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây. Mặt
khác vì bắp non thu hoạch rất sớm nên đôi khi sâu bệnh chưa phá hại kịp thời đến trái
thì đã được thu hoạch.
- Rút cờ: Rút cờ trước khi nở hoa (sau khi trồng khoảng 38-42 ngày). Rút cờ phải đồng
loạt, lúc cờ còn nằm trong lá bao, khi rút cờ tránh mất nhiều lá. Cờ rút ra dùng để nuôi
bò rất tốt vì hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Việc rút cờ có tác dụng vừa khống chế
chiều cao cây, hạn chế việc đổ ngã trong mùa mưa vừa tập tập trung dưỡng chất nuôi
cây, nuôi trái; đồng thời hạn chế sâu đục bông cờ, giúp bắp mau ra trái.
Thu hoạch: Sau khi rút cờ 3-5 ngày, trái bắp non sẽ nhú râu ra. Một số giống thông
thường khi râu dài ra khoảng 3 cm thì trái bắp đạt tiêu chuẩn thu hoạch khoãng 7-10cm,
đường kính giữa trái khoảng 1-1,5 cm. Trước khi thu hoạch cần xác định xem trái bắp
non đã đủ tiêu chuẩn thu hoạch chưa, bằng cách kiểm tra độ dài râu nhú ra và chiều dài
bắp non bên trong vỏ.
Khi xác định trái dài đủ tiêu chuẩn thì tiến hành thu hoạch trái. Phải thu hoạch trái mỗi
ngày để tránh trường hợp trái bắp vượt tiêu chuẩn do kích cỡ lớn, đồng thời sản lượng

thu hoạch không bị mất ký và héo. Đa số những trái thu hoạch sớm thường có kích
thước, hình dạng, độ đồng đều cao. Thu hoạch trái bằng tay và nên thu hoạch từ sáng
sớm và còn vỏ để tránh hư giập khi vận chuyển. Sau đó mang đến nơi có bóng mát mới
tách bỏ vỏ. Dùng dao rạch một đường dọc trên vỏ bi, rồi dùng tay tách bỏ vỏ, gỡ sạch
râu bắp, cắt bỏ cuống trái.
Đối với giống bắp non lai Amazing có thể thu hoạch vào khoảng 41-43 ngày sau khi
trồng và thu hoạch kéo dài chừng 7-10 ngày. Thu hoạch bắt đầu khi trái thứ nhất phun
râu 3-5 cm và với trái thứ hai và trái thứ ba thì chờ phun râu dài 5cm. Màu râu hồng tím
chưa biến thành nâu đen. Mỗi cây thường thường có từ 2 trái (thỉnh thoảng cũng có cây
có 3 trái) và thời gian thu hoạch rộ tập trung trong 5 ngày đầu. Tránh thu hoạch ép hoặc
để bắp phát triển vượt quá kích cở sẽ làm cho năng suất và giá trị sản phẩm giảm. Nên

8


thu hoạch và giao sản phẩm mỗi ngày trong suốt thời gian thu hoạch để không bị mất
ký và héo.
Nơi vị trí trái bắp đã cắt có thể sẽ tái mọc lên trái khác. Vì vậy, nếu muốn giữ trái này
cần phải bón thêm phân (nhất là các loại phân bón lá) để trái bắp có đủ dinh dưỡng và
phát triển tốt nhằm giảm bớt trường hợp dị dạng, bông dừa.
1.2 LÂN
1.2.1 Vai trò của lân đối với cây trồng
Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, sau chất đạm không có chất nào ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng bằng chất lân. Hàm lượng lân trong cây và
trong đất thường thấp hơn đạm và kali. Trong đất lân thường có xu hướng phản ứng với
các thành phần khác trong đất tạo thành các hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng
cho cây trồng (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Hiện nay lân là yếu tố hạn chế năng suất, chi phối độ phì thực tế của đất và đã trở thành
vấn đề chiến lược đối với nông nghiệp nước ta vì hàm lượng lân ở các lọai đất đều thấp
(Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992).

Lân cần thiết cho hầu hết các quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây. Thiếu lân năng
suất cây trồng giảm nghiêm trọng, phần lớn đất Việt Nam nghèo lân nên bón lân rất có
tác dụng (Bùi Đình Dinh và ctv., 1993). Trong cây tỷ lệ lân biến động trong phạm vi
0,08-1,14% so với chất khô (Vũ Hữu Yêm, 1995). Phần lớn lân được dự trữ trong hạt.
Trong cây lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có 10-12% là lân vô cơ. Khi hạt chín
thì lân vô cơ giảm dần và chuyển sang Fytin. Cây có thể đồng hóa được lân vô cơ của
acid orthophosphorid. Một ít muối của acid metaphosphorid (H3PO4) và acid
phosphorid.
Khác với đạm, lân luôn giữ ở dạng oxyt hóa bên trong cây. Lân hiện diện ở dạng lân vô cơ
hoặc dạng ester của acid phosphorid, nghĩa là trong acid nuclêic (DNA và RNA), lân hiện
diện mang tính không thể thay thế được cho sự tạo tính di truyền của cây trồng. Bên cạnh
đó lân còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lượng biến dưỡng trong cây.
Adenosin triphosphate là một nucleic acid đơn, một hợp chất trữ năng lượng cho tiến trình
hô hấp hoặc quang tổng hợp trong cây. Lân là thành phần của lipid đặc biệt là
phospholipids. Những hợp chất này là thành phần chính của màng tế bào. Các thành phần
khác của lân trong cây ở dạng lân vô cơ. Các dạng này là thành phần dự trữ của lân trong
cây ở điều kiện lân được hấp thu cao (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Khi cây thiếu lân nhẹ, các thành phần lân này được sử dụng, trong khi đó nồng độ các hợp
chất chứa lân hữu cơ không thể thay thế chất khác được như nucleic acid, phospholipid
được giữ nguyên không thay đổi. Ngay cả khi cây thiếu lân trầm trọng, các hợp chất này
vẫn không thay đổi, nhưng tốc độ tăng trưởng của cây thay đổi đột ngột.
9


Theo Đỗ Ánh (2003) lân là thành phần của adenosin triphosphate (ATP), lân có tác
dụng thúc đẩy các quá trình chín, lân là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo tồn vật
chất, lân cần thiết cho hình thành acid nucleic và phospholipid, thúc đẩy đẻ nhánh trổ
bông và tăng cường chất lượng hạt. Lân giúp việc phân chia tế bào dễ dàng hơn (Vũ
Hữu Yêm, 1995).
Lân giúp rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây đứng vững, hút được nhiều

dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông hút (Vũ Hữu Yêm,
1995).
Lân làm tăng cường phẩm chất nông sản. Lân làm tăng cường khả năng thu hút đạm do
nó có tác dụng chống chế độ độc của lượng đạm khoáng, tăng cường việc chuyển hóa
đạm thành protid. Bón lân làm tăng quá trình chuyển hóa đạm nitrate, do đó làm giảm
mạnh nồng độ đạm nitrate trong cây (Trần Thị Tường Linh và ctv, 2005).
Theo Đỗ Ánh (2003) đối với đất lân là một chỉ tiêu của độ phì đất “Đất giàu lân có độ màu
mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân” (E.Detrunk, 1931), vì vậy giữa
đất và lân có độ tương quan. Do đó đất thiếu lân nghiêm trọng, năng suất cây trồng tăng tỷ
lệ thuận với liều lượng bón lân (Nguyễn Bình Nhựt và ctv., 2004).
Lân có vai trò quan trọng với cây bắp, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây con
rất yếu. Thời kỳ 3-4 lá cây bắp hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân
của bắp, nếu thiếu lân ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây bắp hút
nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6-12 lá sau đó giảm dần
đi ở các thời kỳ sau (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000). Bắp khi thiếu lân lá chuyển
sang màu đỏ đến tím. Lá xanh đậm hơn bình thường, chuyển sang màu tím ở mặt dưới
lá và sau cùng là toàn bộ cây phát triển chậm, thân nhỏ và ngắn, trì hoãn trưởng thành
nên cây tăng trưởng kém. Thiếu lân thường xuất hiện đầu tiên ở lá già nhất, thường xuất
hiện trên đất nén dẻ, đất phèn nặng, đất kiềm hay đất có hàm lượng lân nghèo. Ngoài ra
đối với bắp lấy hạt thiếu lân làm cho trái cong queo, trường hợp nặng lá sẽ chuyển sang
màu vàng và chết (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000).
1.2.2 Lân trong đất
Đá mẹ và mẫu chất là yếu tố quyết định độ phì nhiêu tiềm năng lân. Phần lớn các đất
này có hàm lượng lân tổng số cao, tỷ lệ lân tổng số có thể đạt tới 0,3-0,5% P2O5
(Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000).
Lân có trong thành phần hữu cơ nên đất nào giàu mùn, nhiều chất hữu cơ thì tỷ lệ lân
cao. Lân được tích lũy trên lớp đất mặt nên thông thường tầng mặt có tỷ lệ lân cao hơn
ở lớp đất dưới (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Lân trong đất thường nằm dưới dạng hữu cơ và vô cơ. Lân vô cơ chứa trong các khoáng
vật apatit, photphorit, sianit… còn lân hữu cơ là lân liên kết với chất hữu cơ trong cơ thể vi

10


sinh vật, rễ cây, các chất hữu cơ trung gian đang phân giải và mùn. Ở những đất nhiều
mùn, tỉ lệ lân hữu cơ cao hơn lân vô cơ. Lân hữu cơ tan trong môi trường kiềm còn lân vô
cơ dễ tan trong môi trường axit (Nguyễn Thế Đặng và ctv., 1999).
Tuy nhiên người ta thường phân biệt lân trong đất có hai dạng lân tổng số và lân dễ tiêu.
Lân tổng số
Tổng số các hợp chất lân trong đất, dù kết hợp với cation nào, ở dạng nào, hữu cơ hoặc
vô cơ gộp lại thành “lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm lượng tổng số P2O5 (Lê
Văn Căn, 1985). Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng lượng lân trong đất
mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng, vì lân trong đất được kiểm soát
bởi nhiều yếu tố môi trường, có thể bị giữ lại bởi các hợp chất khó tan như phosphate
sắt nhôm. Mặc khác các loại cây trồng khác nhau thì khả năng sử dụng lân cũng khác
nhau. Các đất có hàm lượng lân tổng số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam hàm lượng lân
tổng số rất thấp. Nhưng xét về phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không có ý nghĩa gì
nhiều, vì đại bộ phận lân tổng số ở dạng khó tiêu đối với thực vật (Nguyễn Tử Siêm và
ctv., 2000).
Bảng 1.5: Đánh giá lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1979)

STT

Mức độ

1

Rất nghèo

2


Nghèo

3

Trung bình

4

Giàu

5

Rất giàu

%P2O5

P2O5 Kg/ha (từ 0-25cm)

0,01

300

0,0 1 – 0,05

300 – 1500

0,05 – 0,1

1500 – 3000


0,1 – 0,2

3000 – 6000

0,2

6000

Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ 0,02-0,15% P2O5. Đất vùng
ĐBSCL nhìn chung nghèo lân tổng số, hàm lượng lân trung bình của các nhóm đất
chính là 0,06% P2O5. Đất phù sa nhiễm mặn có hàm lượng lân tổng số khá 0,088%
P2O5. Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu nhiều hơn vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phù sa sông Hồng, mặn trung
tính kiềm có tỷ lệ lân trung bình 0,1% P2O5 (Nguyễn Tử Siêm và ctv., 2000). Hai dạng
lân chủ yếu là lân vô cơ và lân hữu cơ.

11


Bảng 1.6: Đánh giá lân trong đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Kuyma, 1976)

STT

Mức độ

Hàm lượng % P2O5

1

Rất nghèo


0,03

2

Nghèo

0,03 – 0,06

3

Trung bình

0,06 – 0,08

4

Khá

0,08 – 0,13

5

Giàu

0,13

Lân hữu cơ
Lân hữu cơ được tìm thấy trong đất mùn, lá cây và các dư thừa thực vật và động vật đất
vì đây là dạng liên kết với chất hữu cơ nên nó được tìm thấy chủ yếu ở lớp đất mặt. Hàm

lượng lân trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia tăng với hàm lượng chất hữu cơ theo
thứ tự sau: đất cát < đất sét < đất than bùn (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Các hợp chất hữu cơ chứa lân gồm có: phitin, axit nucleic, phosphatit, sacarophosphat…và
các vi sinh vật đất. Lân được tích lũy trong đất nhờ sự tích lũy sinh học, vì vậy trong đất mặt
thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dưới sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào
hàm lượng mùn trong đất và dao động trong khoảng từ 10-50% của lân tổng số (Trần Văn
Chính và ctv., 2006).
Theo Nguyễn Chí Thuộc và ctv., (1974), dạng lân hữu cơ trong đất phổ biến là phytate
chiếm 50% tổng số lân hữu cơ. Ở đất chua lân hữu cơ chủ yếu là dạng nhôm phytate,
sắt phytate, còn ở đất trung tính chủ yếu là canxiphyteta. Canxiphytate hòa tan trong
acid và không hòa tan trong môi trường trung tính và môi trường kiềm, trái lại phytate
nhôm và sắt không hòa tan trong dung dịch acid nhưng hòa tan trong môi trường kiềm
(Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Lân vô cơ (lân khoáng)
Hợp chất vô cơ chứa lân chủ yếu là những muối của axit octophosphoric với Ca, Mg,
Fe và Al. Trong đất lân còn có trong thành phần của apatit, phosphoric, cũng như trong
trạng thái hấp phụ của anion photphate. Apatit là nguồn gốc đầu tiên của tất cả các hợp
chất lân trong đất. Nó chiếm tới 95% hợp chất lân trong vỏ trái đất. Các hợp chất lân vô
cơ trong đất phần lớn có tính di động kém (Trần Văn Chính và ctv., 2006).

12


Hàm lượng lân vô cơ trong đất thường cao hơn lân hữu cơ, ngoại trừ trên các loại đất
hữu cơ, hàm lượng lân vô cơ gia tăng theo phẫu diện (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004). Lân
vô cơ chiếm khoảng 80% lân tổng số, bao gồm phosphate K, Na, NH4, Ca, Mg, Fe,
Al… đây là những sản phẩm do phong hóa đá mẹ, do phân giải chất hữu cơ hoặc do sự
chuyển biến phân lân từ ngoài vào. Dạng dễ tan là phosphate của cation hóa trị I
(KH2PO4; NaH2PO4), hay phosphate của kim loại kiềm thổ, phosphate Ca, Mg ở dạng
khó tan (CaHPO4; MgHPO4; Ca(PO4)2; Mg3(PO4)2) và còn có thể ở dạng hydroxyt

apatit (Ca5(PO4)3OH) khó tan hơn (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978). Lân vô cơ nằm dưới
dạng muối phosphate. Ở đất chua giàu sắt, nhôm là các phosphate sắt nhôm. Ở đất kiềm
là các phosphate canxi và phosphate magiê. Ở đất mặn còn có thể xuất hiện phosphate
natri (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Lê Văn Căn (1978) cho rằng dạng phosphate sắt, nhôm có thể cung cấp lân đáng kể khi
nó ở dạng trung tính nghĩa là tỷ lệ phân tử giữa phosphate và kim loại là 1:1. Trên đất
nhiệt đới, phosphate sắt, nhôm không ở dạng trung tính mà chỉ có có ở dạng acid khó
tan trong nước, nên đất nhiệt đới rất nghèo lân dễ tiêu (Nguyễn Chí Thuộc và ctv,
1974). Theo Mathan, K.K and A.Amberger (1977) cho rằng nếu nồng độ Fe trên 5mg/l
thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và hấp thu lân, còn lân ở mức cao làm giảm
sự vận chuyển của sắt từ rễ lên chồi.
Lân dễ tiêu
Lân dễ tiêu được định nghĩa là phần hợp chất vô cơ chứa lân trong đất, có khả năng hòa
tan trong nước hoặc trong các dung môi yếu như acid vô cơ có nồng độ thấp, các muối
kiềm như carbonate…. Phần lân đó cây trồng có thể hấp thu được dễ dàng (Nguyễn Vy
và Trần Khải, 1978).
Cây trồng hút lân chủ yếu dưới dạng ion H2PO4- sau đó mới đến HPO42-. Dạng ion
PO43- cây không hút được và thực tế ion này chỉ có mặt trong dung dịch đất ở pH = 10
trở lên, mà ở pH này thì cây không phát triển được. Những loại phosphate dễ tiêu cho
cây nhất là những phosphate của muối kim loại hóa trị I, những loại muối này ở trong
đất với tỷ lệ nhỏ thường không quá 1mg/kg đất. Trong thực tế người ta thấy có nhiều
kim loại muối phosphate khó tan trong nước nhưng cây vẫn có thể sử dụng được
(Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).
Chỉ tiêu lân dễ tiêu phản ánh khá trung thực nhu cầu bón lân cho lúa. Theo ý kiến đa số
của các nhà bác học thì lân dễ tiêu trong đất gồm các dạng chính sau đây:
- Những phân tử riêng lẽ của H3PO4 trong dung dịch đất và trong nước tưới.
- Những phosphate dễ hòa tan trong nước của các kim loại có hóa hóa trị I (NH4, K, Na)
với các gốc H2PO4-, HPO42-, PO43-.
- Những phosphate của kim loại đa hóa trị như Ca, Mg, Al, Fe với ion H2PO4.
13



×