Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO sát các THÀNH PHẦN KALI TRÊN đất PHÙ SA TRỒNG lúa 3 vụ ở xã PHÚ NHUẬN – CAI lậy – TIỀN GIANG và xã mỹ THỌ, xã mỹ hội, xã tân hội TRUNG – CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.77 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


NGUYỄN THỊ THU OANH

Đề tài

KHẢO SÁT CÁC THÀNH PHẦN KALI TRÊN
ĐẤT PHÙ SA TRỒNG LÚA 3 VỤ Ở XÃ PHÚ
NHUẬN – CAI LẬY – TIỀN GIANG VÀ XÃ MỸ
THỌ, XÃ MỸ HỘI, XÃ TÂN HỘI TRUNG – CAO
LÃNH – ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2011

-1-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT


Đề tài

KHẢO SÁT CÁC THÀNH PHẦN KALI TRÊN
ĐẤT PHÙ SA TRỒNG LÚA 3 VỤ Ở XÃ PHÚ
NHUẬN – CAI LẬY – TIỀN GIANG VÀ XÃ MỸ
THỌ, XÃ MỸ HỘI, XÃ TÂN HỘI TRUNG – CAO
LÃNH – ĐỒNG THÁP

Cán bộ hướng dẫn
PGs. TS Nguyễn Mỹ Hoa

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Oanh
MSSV: 3077480
Lớp: Khoa Học Đất K33

Cần Thơ, 2010

-2-


CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn tốt nghiệp của bản thân tôi nghiên
cứu. Các số liệu và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Oanh

-3-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Xác nhận đề tài: “Khảo sát các thành phần kali trên đất phù sa trồng lúa 3
vụ ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ, xã Tân Hội
Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Oanh. MSSV: 3077480 Lớp Khoa Học
Đất khóa 33.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:………………………………………….........
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..….
………………………………………………………………………………………
……..
Trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Mỹ Hoa

-4-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Xác nhận đề tài: “Khảo sát các thành phần kali trên đất phù sa trồng lúa 3
vụ ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ, xã Tân Hội
Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Oanh. MSSV: 3077480 Lớp Khoa Học
Đất khóa 33. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần
Thơ thực hiện.
Nhận xét của bộ môn:…………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
………………………………………………..
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

-5-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT



XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Xác nhận đề tài: “Khảo sát các thành phần kali trên đất phù sa trồng lúa 3
vụ ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ, xã Tân Hội
Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Oanh. MSSV: 3077480 Lớp Khoa Học
Đất khóa 33. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần
Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày……tháng……năm 2010.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:……………………….
………………………………………………….
Nhận xét của hội đồng:…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
………………………………….
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

-6-


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Oanh
Ngày sinh: 19/03/1988
Nơi sinh: Xã Khánh Hòa huyện Châu Phú tỉnh An Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Đực
Họ và tên mẹ: Trần Thị Mỹ Ngôn
Quê quán: Ấp Khánh An 2 xã Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang.

Quá trình học tập:
Năm 2006: Tốt nghiệp phổ thông trung học trường THPT Châu Phú – An
Giang.
Từ năm 2007 – 2011: Sinh viên trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng. Tốt nghiệp kỹ sư Khoa Học Đất 2011.
Người khai ký tên

Nguyễn Thị Thu Oanh

-7-


CẢM TẠ
Thành kính biết ơn sâu sắc cô Nguyễn Mỹ Hoa, cô Nguyễn Đỗ Châu Giang và
chị Lê Thị Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đở em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn quý thầy cô và các anh chị trong phòng phân tích đất tại Bộ môn
Khoa Học Đất đã chỉ dẫn trong suốt thời gian tại phòng.
Xin cảm ơn cha mẹ thân yêu đã tạo cho con cơ hội sống và học tập trong thời
gian qua.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và giúp đỡ của các bạn Khoa Học Đất K33.
Luận văn đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi sự thiếu sót. Vì vậy, rất
mong sự chỉ dạy của quý Thầy Cô và sự đóng góp của tất cả bạn bè.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2010

Nguyễn Thị Thu Oanh

-8-



MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan .................................................................... i
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ......................................... ii
Xác nhận của bộ môn Khoa Học Đất ....................................iii
Xác nhận của hội đồng ......................................................iv
Tiểu sử cá nhân................................................................ v
Cảm tạ ...........................................................................vi
Tóm lược........................................................................ vii
Mục lục ......................................................................... viii
Danh sách hình ............................................................... xii
Danh sách bảng ............................................................. xiii

MỞ ĐẦU ............................................................................... 1
Phần I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................. 2
1.1. Sơ lược vùng nghiên cứu ................................................... 2
1.1.1. Đồng Tháp ............................................................... 3
 Vị trí địa lý................................................................... 3
 Địa hình ...................................................................... 3
 Khí hậu ....................................................................... 3
Tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 3

-9-


 Cao Lãnh Đồng Tháp..................................................................................... 4
1.1.2. Tiền Giang ............................................................... 4
 Vị trí địa lý................................................................... 4

 Địa hình ...................................................................... 4
 Khí hậu ....................................................................... 5
 Tài nguyên thiên nhiên .................................................. 5
 Cai Lậy – Tiền Giang ..................................................... 6
1.2. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam......................................... 6
1.3. Vai trò của kali đối với quá trình sinh trưởng của cây lúa .................................... 7
1.4. Sự đáp ứng của K đối với năng suất lúa ............................................................... 8
1.4.1 Kết quả nghiên cứu trên thế giới................................................................... 8
1.4.2. Kết quả nghiên cứu trong nước.................................................................. 11
1.4.2.1 Kết quả nghiên cứu ở ĐBSH................................................................. 11
1.4.2.2 Kết quả nghiên cứu ở ĐBSCL .............................................................. 12
1.5. Hậu quả của việc trồng lúa liên tục nhưng không bón phân kali......................... 14
1.6. Kali trên đất ĐBSCL ......................................................................................... 14
1.7. Các dạng kali trong đất ...................................................................................... 15
1.7.1. Kali hòa tan trong dung dịch..................................................................... 16
1.7.2. Kali trao đổi ............................................................................................. 16
1.7.3. Kali không trao đổi.................................................................................... 17
1.7.4. Kali trong cấu trúc khoáng sét ................................................................... 18
1.8. Bản đồ phân bố hàm lượng kali trao đổi ở ĐBSCL ............................................ 19
Phần II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 21

- 10 -


2.1. Phương tiện nghiên cứu...............................................................................................21
2.1.1. Địa điểm thực hiện .................................................................................... 21
2.1.2. Thời gian thực hiện thí nghiệm.................................................................. 22
2.1.3. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................23
2.2.1. Khảo sát các thành phần kali trong đất ................................................................23

 Mẫu đất thí nghiệm .............................................................................................23
 Các chỉ tiêu phân tích ..........................................................................................23
 Phương pháp phân tích........................................................................................23
 Phương pháp đánh giá số liệu ..............................................................................25
2.2.2. Xử lý số liệu ............................................................26
Phần III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 27
3.1. Tổng quan tình hình canh tác lúa ở đất thí nghiệm ......................................................27
3.2. Đánh giá hàm lượng các dạng kali trong đất........................29
3.2.1. Đánh giá hàm lượng kali tổng số.................................29
 Xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang.............................29
 Xã Mỹ Thọ, xã Mỹ Hội, xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng
Tháp............................................................................................. 29

3.2.2. Đánh giá hàm lượng K không trao đổi..........................30

- 11 -


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1

Tựa bảng

Trang

Sự đáp ứng của phân kali đối với năng suất lúa (Hunan – Trung Quốc)

8
1.2


Ảnh hưởng của K đến năng suất lúa của một số tỉnh ở Trung Quốc

9
1.3

Mối quan hệ giữa hàm lượng K trong đất và việc bón phân kali cho lúa

10
1.4

Sự cân bằng K trong đất sau 2 năm canh tác không bón phân K

13
2.1

Thang

đánh

giá

K

tổng

số

theo


Kyuma,

1976

25
2.2

Thang

đánh

giá

K

không

trao

đổi

theo

Patnaik,

1978

25
2.3a Thang đánh giá K trao đổi theo Kawaguchi và Kyuma (1977)
26

2.3b

Bảng phân cấp hàm lượng kali trao đổi theo Nguyễn Mỹ Hoa, 2003

26
3.1



cấu

mùa

vụ

của

2

vùng

trong

năm

27
3.2a

Kết quả điều tra hàm lượng bón phân kali ở Cai Lậy – Tiền Giang


28
3.2b

Kết quả điều tra hàm lượng bón phân kali ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

28
3.3a Bảng đánh giá hàm lượng K tổng số ở Cai Lậy – Tiền Giang
29

- 12 -


3.3b Bảng đánh giá hàm lượng K tổng số ở Cao Lãnh – Đồng Tháp
30
3.4a Bảng đánh giá hàm lượng K không trao đổi ở Cai Lậy – Tiền
Giang

31

3.4b Bảng đánh giá hàm lượng K không trao đổi ở Cao Lãnh –
Đồng Tháp

32

3.5a Bảng đánh giá hàm lượng K trao đổi ở Cai Lậy – Tiền Giang
33
3.5b Bảng đánh giá hàm lượng K trao đổi ở Cao Lãnh – Đồng Tháp
34
3.6a Bảng phân cấp hàm lượng kali trao đổi ở Cai Lậy – Tiền Giang
36

3.6b Bảng phân cấp hàm lượng kali trao đổi ở Cao Lãnh – Đồng Tháp
37

- 13 -


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1

Tựa hình

Trang

Bản đồ vị trí địa lý vùng nghiên cứu
2

1.2

Sự chuyển biến kali trong đất
15

1.3

Bảng đồ phân bố hàm lượng kali trong không gian

2.1a

Bản đồ vùng nghiên cứu xã Phú Nhuận huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang


19

21
2.1b

Bản đồ vùng nghiên cứu huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

- 14 -

22


Nguyễn Thị Thu Oanh (2011),“Khảo sát các thành phần kali trên đất phù sa trồng
lúa 3 vụ ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ, xã Tân
Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp”. Luận văn kỹ sư ngành Khoa Học Đất khóa
33. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD. Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thường bón ít hoặc
không bón phân kali trong canh tác lúa, điều này có thể làm giảm
thấp hàm lượng kali trao đổi trong đất và các thành phần kali khác
trong đất nhất là ở vùng có nguy cơ thiếu kali. Do đó, đề tài “Khảo
sát các thành phần kali trên đất phù sa trồng lúa 3 vụ ở xã
Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ,
xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp” được thực hiện từ
tháng 10 – 2009 đến tháng 6 – 2010 nhằm mục đích đánh giá các
dạng hàm lượng kali trong đất. Đề tài phân tích 10 mẫu đất ở xã Phú
Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và 11 mẫu đất ở xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ,
xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp. Kali tổng số được phân
tích bằng phương pháp vô cơ hóa với hổn hợp H2SO4_HClO4 _HF, kali

không trao đổi được phân tích bằng phương pháp trích với dung dịch
HNO3 1N đun nóng, kali trao đổi được phân tích bằng phương pháp
trích với dung dịch NH4OAc 1N pH7. Kết quả phân tích cho thấy hàm
lượng kali tổng số ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ
Hội, xã Mỹ Thọ, xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp được
đánh giá ở mức từ khá đến giàu, hàm lượng kali không trao đổi và
kali trao đổi ở mức thấp đến trung bình thấp. Tuy nhiên hàm lượng
các dạng kali ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền Giang cao hơn so với
xã Mỹ Hội, xã Mỹ Thọ, xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp. Do

- 15 -


đó cần nghiên cứu thêm khả năng phóng thích kali trên các loại đất
này.

- 16 -


- 17 -


MỞ ĐẦU
Nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thường có tập quán không sử dụng
hoặc ít sử dụng phân kali trong canh tác lúa. Do đó, tiềm năng cung cấp kali ở các
loại đất này có thể giảm thấp, bên cạnh đó lượng kali dễ hữu dụng cũng rất thấp. Đã
có nhiều nghiên cứu hàm lượng và dự đoán khả năng cung cấp kali của đất đối với
cây trồng.
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Duy Minh (2008) đã khoanh vùng khả năng có
nguy cơ thiếu kali trong đất dựa trên hàm lượng kali trao đổi trong đất. Tuy nhiên chưa

nghiên cứu các thành phần kali trong đất ở các vùng này. Do đó, đề tài “Khảo sát các
thành phần kali trên đất phù sa trồng lúa 3 vụ ở xã Phú Nhuận – Cai Lậy – Tiền
Giang và xã Mỹ Thọ, xã Mỹ Hội, xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh – Đồng Tháp”
được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát các thành phần kali trong đất ở xã Phú Nhuận –
Cai Lậy – Tiền Giang và xã Mỹ Thọ, xã Mỹ Hội, xã Tân Hội Trung – Cao Lãnh –
Đồng Tháp. Đây là những vùng được đánh giá là có nguy cơ thiếu kali cao.

- 18 -


Phần I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược vùng nghiên cứu

Đồng Tháp
Cao Lãnh

Cai Tiền Giang
Lậy

Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý vùng nghiên cứu Cao Lãnh – Đồng Tháp và Cai Lậy
– Tiền Giang 2

- 19 -


1.1.1. Đồng Tháp
 Vị trí địa lý
Đồng Tháp nằm trong vùng trũng của lưu vực sông Cửu Long, phía Bắc
tỉnh Đồng Tháp giáp tỉnh Preyveng (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long,

phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Long An và thành
phố Cần Thơ.
Tổng diện tích của tỉnh là 3.246,1 km2 (số liệu năm 2003).
 Địa hình
Dòng sông Tiền chảy qua Đồng Tháp dài 132km chia tỉnh này thành 2
vùng lớn. Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình
bằng phẳng, còn vùng phía Nam sông Tiền là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông
Hậu lại có địa hình dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, thường bị
ngập nước vào mùa lũ hằng năm.
 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đồng Tháp có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa từ :1.240 – 1.450 mm.
 Tài nguyên thiên nhiên
Thiên nhiên đã ban tặng nơi này nguồn nước ngọt vô tận với hệ thống
kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Cùng với những con sông lớn như: Sông Sở
Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1000 kênh rạch lớn
nhỏ thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, hình thành hệ thống thủy nông hoàn
chỉnh, góp phần thoát lũ, tiêu úng, đưa nước vào đồng.
Nguồn tài nguyên đất đa dạng như: đất phù sa, đất phèn, đất xám. Trong
đó đất phù sa chiếm phần lớn (hơn 50%), rất thuận lợi để trồng hoa màu, các cây
công nghiệp và cây ăn quả.

- 20 -


 Cao Lãnh Đồng Tháp
Vị trí địa lý: Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Tam Nông, huyện Thanh
Bình. Phía Nam giáp huyện Châu Thành. Phía Đông giáp huyện Tháp Mười và tỉnh
Tiền Giang. Phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Cao Lãnh, Thị xã Sa Đéc.

Phạm vi địa lý: Từ 100 19’ 00’’ đến 100 40’ 40” độ vĩ Bắc. Từ 1050 33’
25” đến 1050 49’ 00” độ kinh Đông.
Địa hình: Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, cao từ 1,0 – 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội
đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những
vùng ngập nước thời gian từ 4 – 5 tháng/năm. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi hệ
thống kênh, rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới tiêu.
Huyện Cao Lãnh có tổng diện tích tự nhiên 49.082,42 ha. Đất sản xuất
nông nghiệp chiếm 39.352,16 ha.
1.1.2. Tiền Giang
 Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trải dọc trên bờ
Bắc sông Mê Kông với chiều dài 120 km. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù
sa trung tính, ít chua, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh
Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp
tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông.
Tọa độ: 105o0’ – 106o45’ độ kinh Đông và 10o35’ - 10o12’ độ vĩ Bắc.
 Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1%. Nhìn
chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có kiểu
địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.

- 21 -


 Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí
hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ
trung bình hằng năm là 27 – 27,9oC. Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Tiền Giang nằm trong dãy ít

mưa, lượng mưa trung bình 1.210 – 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống
nam, từ tây sang đông; độ ẩm trung bình 80 – 85%; có 2 hướng chính là Đông Bắc
(mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ gió trung bình 2,5 – 6 m/s.
 Thủy văn
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho
việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn là sông
Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông
Vàm Cỏ Tây: Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định,
Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v... Hầu hết sông, rạch trên
địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều.
 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663 ha. Trong đó
đất nông nghiệp chiếm 76,69%, đất chuyên dùng chiếm 6,713% và đất ở chiếm
3,231%. Đất đai ở Tiền Giang có thể chia thành các nhóm đất chính là: đất phù sa,
đất nhiễm mặn, đất phèn và đất cát giồng.
Tài nguyên nước: Trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng,
có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với
qui mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Các phân
vị này phân bố tập trung ở Mỹ Tho, Cai Lậy; độ sâu dao động từ 150 – 400 m. Tại
các nơi khác, khả năng khai thác hạn chế. Tại Mỹ Tho, lưu luợng đang khai thác
hơn 40.000 m3/ngày đêm. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat – Natri, Clorua –
Natri ; nhiệt độ 28 – 30oC; pH = 6 – 8,3.

- 22 -


 Cai Lậy – Tiền Giang
Cai Lậy là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp tỉnh
Long An, phía Đông Bắc giáp huyện Tân Phước, phía Đông Nam giáp huyện Châu

Thành, phía Tây giáp huyện Cái Bè, phía Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
1.2. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các
nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa
đã có mặt từ 3000 – 2000 năm trước Công Nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa
cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến
bộ như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8
triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ.ha-1 và sản lượng lúa tương ứng
2,4 – 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử
dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Nhà nông có câu “Nhất thì, nhì thục”. Từ năm 1963 – 1965, ở những vùng
chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn
thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày
đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ
xuân sớm thành xuân chính vụ (80 –90 %) diện tích và thời kỳ 1985 – 1990 sang
xuân sớm (5 – 10 %) và 70 – 80 % là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng
suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do
thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới
nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng
kể.
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn,
nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2
năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn.năm-1.

- 23 -


Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ

vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã
không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3
– 4 triệu tấn gạo.năm-1. Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết,
năng suất lúa Việt Nam vào loại cao nhất vùng Đông Nam Á, bình quân 5,3 tấn.ha-1
trên vụ. Riêng vụ đông – xuân nhiều tỉnh thành như An Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp lên đến 7,2 – 7,3 tấn.ha-1. Theo Cục Trồng trọt, sản lượng lúa cả nước năm
2010 ở mức 39,9 triệu tấn, trong đó, các tỉnh phía Nam trên 23,5 triệu tấn, riêng
vùng ĐBSCL đạt sản lượng 21,5 triệu tấn với năng suất bình quân 5,47 tấn.ha-1.
1.3. Vai trò của kali đối với quá trình sinh trưởng của cây lúa
Kali là nguyên tố đa lượng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây trồng
sau N và P, K hiện diện trong cây dưới dạng K+, và không có vai trò trong sự biến
dưỡng. Nhiệm vụ chủ yếu của K trong cây như thẩm thấu trong cây, trung hòa điện
tích, là chất hoạt hóa các enzyme. Cây bị lùn, đốt ngắn, mềm và dễ đổ ngã, là hiện
tượng cây thiếu K.
Ở hạt K chiếm 0,3 – 0,45 % khối lượng chất khô, thân lá K chiếm 0,6 – 0,15
% khối lượng chất khô (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Theo kết quả phân tích trong giai đoạn tăng trưởng của lúa cao sản thì hàm
lượng kali cao trong giai đoạn đầu, sau đó giảm xuống và tiếp tục tăng trở lại trong
giai đoạn cuối (Lê Văn Căn, 1978). Tương tự như thế LinBao (1985) trong điều
kiện canh tác bình thường trong rơm rạ nhóm lúa Indica thân cao chứa 1 % K, thân
thấp chứa 2 % K, riêng lúa lai chiếm 28 % K, trong giai đoạn mạ cây hấp thu 0,4 %
K, giai đoạn chồi hấp thu 17 – 29 % K, giai đoạn trổ hấp thu 10 – 20 % tổng K hấp
thu, từ giai đoạn lúa tròn mình K được hấp thu mạnh nhất, do đó bón K ở giai đoạn
này hiệu quả hơn.

- 24 -


1.4. Sự đáp ứng của kali đối với năng suất lúa

1.4.1 Kết quả nghiên cứu trên thế giới
Báo cáo ở Trung Quốc trong những năm 1950 thì nhận thấy phân K không
đáp ứng năng suất lúa, đến những năm 1960 thì thấy bắt đầu xuất hiện triệu chứng
thiếu K ở một số nơi, đến năm 1982 hiện tượng thiếu K thực sự xảy ra trên diện
rộng ở miền Nam Trung Quốc. Số lượng K mất đi sau mỗi vụ khoảng 37,4 kg.ha-1
K2O năm 1953; 90,5 kg.ha-1 K2O năm 1973 và 190 kg.ha-1 K2O năm 1978.
Năm 1985, sau khi tổng kết thí nghiệm đồng ruộng của NNFE (National
Networt on Fertilizer Experiment) vào năm 1958 và 1982 về sự thay đổi hiệu quả
của phân bón ở Trung Quốc, Lin Bao nhận xét:
Những năm 1950 sự đáp ứng của phân kali đối với lúa rất giới hạn,chẳng
hạn kết quả của 62 thí nghiệm ngoài đồng về hiệu quả của NPK của lúa năm 1985
thì sự đáp ứng cao nhất là đạm, kế đến là lân và sau cùng là Kali.
Năm 1982 kết quả của 260 thí nghiệm nhận thấy sự đáp ứng đối với phân
đạm của lúa đã giảm rõ nhưng kali có sự đáp ứng tăng dần.
Qua nhiều thí nghiệm suốt giai đoạn trong những năm 1970 cho thấy đã có sự
đáp ứng kali đối với năng suất lúa (Soil and Fertilizer Isntitute, 1974, Zhuet al,
1980; Ma và Du, 1982), kết quả ghi nhận của Li (1982) ở tỉnh Hunan – Trung Quốc
được trình bày qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Sự đáp ứng của phân kali đối với năng suất lúa qua các giai đoạn
canh tác lúa ở tỉnh Hunan – Trung Quốc.

Giai đoạn

1970-1980
1946-1696
1952-1963

Số lần
thí
nghiệm

734
20
31

Mức phân
kali sử
dụng
(Kg/ha)
62
62
44

Năng suất lúa
(Kg/ha)
-K

+K

4463
4041
4331

5056
4534
3638

Năng suất
lúa gia
tăng
(kg/ha)

593
493
207

phần
trăm gia
tăng (%)
13,3
12,2
6,0

Nguồn : LinBao,1985 (Trích từ LVTN Phạm Thanh Phong,2001)

- 25 -


×