Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Khảo sát các thành ngữ và tục ngữ xuất hiện trên báo Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới (1985 - 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.79 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
======m======
NGUYỀN THỊ KIM DUNG
KHẢO SÁT CÁC THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ
XUẤT HIỆN TRẼN BÃO PHỤ NỮ VIỆT NAM
■ ■ ■
THỜI KY ĐỒI MỚI (1985-2005)
IAJẬN VĂN THẠC sĩ
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 602201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tiến SĨ Trịnh Đức Hiên
Hà Nói 2007
£ Ờ J < ä c A J H 0 ’<)(
Luận văn dược hoàn thành tại trường Dại học KtìẴỉí&NV. Tôi xin chần thành
bảy tỏ lỏng cảm ơn sầu sắc tỏ i thầy hướng dẩn TS Trịnh Dức Hiển, người dã có công
rất lớn trong quá trình dần dắt tô i thực hiện luận văn nà/. Tôi xin cảm ơn trường Dại
hoc KHÄH&NV, Khoa Ngôn ngữ học, th ổ / cô dẵgiảng d ạ / vồ tạo đ ề u kiện tố t cho tô i
trong suốt thời giãn học tập.
Nhấn d ịp n à/ tô i cũng xin gửi lời cẩm ơn sấu sắc tó i những người t/mn trong giờ
dinh và bạn b ẻ, những người dã động viên giúp đ õ tôi, tạo diều kiện chữ tô i hoàn
thảnh luận văn ná/.
7ÔÙ < ìlặ i 05-2007
Qtạuụỉn ÇJlii ~K¡m (Dung.
MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích, ý nghĩa để tài 1
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 2
3.1 Tư liệu


.
2
3.2 Phương pháp nghiên cứu 2
4. Đóng góp của luận văn 2
5. Kết cấu của luận văn 3
NỘI DUNG 4
Chương I: Giới thuyết về các khái n iệm 4
1. Thành n g ừ 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Đặc điểm của thành ngữ 9
1.2.1 Đặc điểm về hình thái cấu trúc 9
1.2.2 Đặc điểm về nội dung ngữ nghĩa 11
2. Tục ngữ 13
2.1. Khái niệm 13
2.2. Đặc điểm của tục ngữ 15
2.2.1 Về mặt cấu trúc 15
2.2.2 Vê mặt ý nghĩa 16
2.2.3 Về mặt chức năng 16
2.2.4 Về mặt vận dụng 16
3. Tiểu k ế t 16
Chương II: Khảo sát các thành ngữ, tục ngữ về cấu trúc 19
/. Càu trúc của các thành ngữ xuất hiện trên báo Phụ nữ Việt Nam 19
1.1 .Thành ngữ được sử đụng nguyên dạng
19
T rang
1.1.1. Thành ngữ cỏ cấu trúc là một danh ngữ 20
1.1.2. Thành ngữ cỏ cấu trúc là một động ngữ 23
1.1.3. Thành ngữ có cấu trúc là một tính ngữ
27
1.2. Thành ngừ được sử dụng sáng tạo 31

1.2.1 Thay đổi vị trí các thành tố 32
1.2.2 Thay thế thanh tố của thành ngữ nguyên dạng 33
1.2.3 Thêm các thành tố vào thành ngữ gốc
36
! .2.4 Sử dụng một phần của thành ngũ
38
2. Cấu trúc của các tục ngữ xuất hiện tren báo Phụ nữ Việt N am

40
2.1. Tục ngữ dược sử đụng nguyên dạng
40
2.1.1. Tục ngữ có cấu trúc là một câu dơn 40
2.1.2 Tục ngữ có cấu trúc là một câu ghép 42
2.2. Tục ngữ được sử dụng sáng tạo 45
2.2.1 Sử dụng một bộ phận của tục ngữ 45
2.2.2 Thêm thành tố vào tục ngữ nguyên dạng 47
2.2.3 Thay thế thành tố của tục ngữ nguyên dạng 48
3. Tiếu k ế t 50
Cliương III: Khảo sát các thành ngữ, tục ngữ về ngữ nghĩa

51
1. Kháo sát nghĩa của các thành trên báo Phụ n ữ Việt N a m 51
1.1. Đặc trung nghĩa của các thành ngữ tiếng Việt 51
1.2. Khảo sát nghĩa của các thành ngữ trên báo Phụ nữ Việt Nam

54
1.2.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá 54
1.2.1.1 Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 54
1.2.1.2 Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng 60
1.2.2 Thành ngữ so sánh 63

2. Khảo sát nghĩa của các tục ngữ trẽn báo Phụ nữ Việt Nam 68
2.1. Các kiểu nghĩa của tục ngữ Việt Nam 68
2.2. Khao sát ngữ nghía các tục ngữ xuất hiện trên báo Phụ nữ Việt Nam

70
2.2.1 Tục ngữ vể kinh nghiệm ứng xử trong phạm vi gia đình 70
2.2.1.1. Tục ngữ khuyên răn về cách sống 70
2.2.1.2. Tục ngữ vé dạy dỏ con cái
72
2.2.1.3. Tục ngữ vé các quan hệ trong gia đinh 73
2.2.2 Tục ngữ vé kinh nghiệm ứng xử ở phạm vi ngoài xã hội 75
2.2.2.1. Tục ngữ về các mối quan h ệ 76
22.2.2. Tục ngữ về cách ứng x ử 77
3. Tiếu k ết 79
KẾT LUẬ N 81
PHỤ LỰC 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng, thành
ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẩn, xuất hiện từ nhicu nguồn, vào nhiều
thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong lời nói của nhân dân.
Từ trước đến nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến thành
ngữ và tục ngữ về các khía cạnh khác nhau như: cấu írúc-chức năng, nội
dung-ngữ nghĩa , sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, so sánh thành ngữ, tục ngữ
của Việt nam với thành ngữ, tục ngữ của các nước khác Tuy nhiên, việc
nghiên cứu sự xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trên một tờ báo,
trong một giai đoạn nhất định thì chưa được các tác giả chú ý đến.
Báo Phụ nữ Việt Nam là tờ báo ra đời vào ngày 8/3/1948. Ban đầu báo
ra theo định kỳ mỗi tuần một số, và từ năm 1998 đến nay báo tăng số lượng

và ra ổn định với định kỳ 3 số một tuần. Với truyền thống lâu năm, và những
thê tài rất gần gũi với đời sống, báo Phụ nữ Việt Nam tới nay vẫn luôn là một
tờ báo uy tín và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều độc giả. Ngoài
những chuycn mục về thời sự, kinh tế, chính trị, báo còn có những mục về tư
vân tâm lý tinh cảm, khuyên nhủ vể cách ứng xử Đây là những mục cần có
vốn sống, vốn kinh nghiệm sống để định hướng tư tưởng cho người đọc nên
những bài viết trên báo thường sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ trong khi
viết. Diều này gợi mở ra những ý tưởng cho luận văn đi sâu vào nghiên cứu
việc sử đụng thành ngữ, tục ngữ trong các ấn phẩm của báo.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Luận văn tìm hiểu sự xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt xuất
hiện trên báo Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ 1985 đến nay), thời
kỳ xã hội, đất nước Vịêt nam có nhiéu biến chuyển mạnh vé kinh tế, chính
trị, văn hoá-xã hội
Ẩ ỉ / / í ỉ / t / ư i ề ỉ t / ỉ f f S ' J /
Ngoài việc tìm hiểu sự xuất hiện của các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
dã được thừa nhận trong các cuốn từ điển về thành ngữ, tục ngữ Việt Nam,
luận văn cũng chú ý đến sự xuất hiện của các biến thể của các thành ngữ và
tục ngữ đã được thừa nhận, một kiểu “sáng tạo” mới trong ngôn ngữ đang
xuất hiện nhiều trên sách, báo tiếng Việt nói chung và báo Phụ nữ Việt Nam
nói riêng.
Khảo sát sự xuất hiện của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trên báo Phụ nữ
Việt Nam, luận văn góp phần khảng đinh giá trị và VỊ trí đặc biệt của các dơn
vị ngôn ngữ này. Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt không chỉ tồn tại lâu bền
mà còn tiếp tục phát triển, làm giàu cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc.
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Tư liệu
Luận vãn thu thập, thống kê sự xuất hiện của các thành ngữ, tục ngữ
trên báo Phụ nữ Vịêt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ 1985-2005), thời kỳ xã
hội Việt Nam có rất nhiều đổi mới.

3.2. P hương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn là:
3.2.1 Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi dùng phương pháp thống kê phân loại để lấy số liệu về số
lượng thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trên các ấn phẩm báo, phân loại chúng
theo cấu tạo, chức năng
3.2.2 Phương pháp so sánh-đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu dùng để đối chiếu giữa những thành
ngữ, tục ngữ có cùng cấu tạo, chức năng, ngữ nghĩa xuất hiện trên các tác
phẩm khác nhau.
3.2.3 Phương pháp ngữ nghĩa-cú pháp
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn là chuyên luận đầu tiên khảo sát sự xuất hiện của thành ngữ,
tục ngữ tiếng Việt trên báo Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới. Qua những
thành ngữ, tục ngữ được khảo sát, luận văn tìm hiểu vai trò những thành ngữ,
_ _ _ _ * £ t t â ề t i ỉ / ỉ / t f / t ạ ? J Ĩ
-2-
' Ẩ b ể ế ĩ / Ĩ í U Ĩ ề t / / t ự í 9 J Ĩ
— — ■— ■— -— —







— r -
— I
tục ngữ này trong hành chức, đặc hiệt là trong hành chức ngôn ngữ của xã
hội Việt Nam thời kỳ đổi mới. Điều này sẽ góp phấn khẳng định sức sống và

sự phát triển của thành ngữ, tục ngữ - những đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, rất
đáng quan tâm trong tiếng Việt.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Giới thuyết về các khái niệm
Chương II: Khảo sát các thành ngữ, tục ngữ về cấu trúc.
Chương III: Khảo sát các thành ngữ, tục ngữ về ngữ nghĩa
Ngoài ra, luận văn còn có phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo.
NỘI DUNG
Chương I
GIỚI THUYẾT VỂ CÁC KHÁI NIỆM
1. T hành ngừ
ỉ.ỉ. Khái niệm
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt thành ngữ có một khối lượng rất lớn, phong phú và đa dạng.
Cùng phát triển với tiếng nói dân tộc, thành ngữ dần dần được hình thành,
được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tế chung. Phát triển thành ngữ
là một trong những cách tốt để bổ sung cho vốn từ. Xét về mặt tu từ, thành
ngữ đã góp phần làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt về nhiều phương diện.
Mặt khác do được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của
dân tộc, thành ngữ là những cụm từ cố định, hay ngữ cố định, có nội dung
mgữ nghĩa sâu rộng, nên nó cũng giữ được nhiều khái niệm thuộc về truyền
thống. Những khái niệm này đã phản ánh nhiều mặt tri thức về giới tự nhiên
và đời sống xã hội của các thời đại đã sản sinh ra nó trên đất nước Việt Nam.
Việc SƯU tập và nghiên cứu thành ngữ lâu nay đã được nhiều người
quan tâm. Trước hết, những tác giả biên soạn từ điển tiếng Việt thường ghi
vào cuối mục từ những thành ngữ hay tục ngữ để minh hoạ cho việc dùng từ.
C ó từ điển sau khi giải nghĩa từ còn thu thập và giải nghĩa cả những ngữ.
Trong số này có nhiều thành ngữ. Có từ điển xếp một số thành ngữ thành hẳn
mhững mục từ chính tương đương với mục từ. Đã có người biên soạn từ điển

tlhành ngữ riêng cho một loại như: Hán-Việt thành ngữ. Có người ghép thành
ntgữ với điển tích, danh nhân thành một từ điển, loại này nội dung hỗn hợp,
có ca lỏm tắt tác phẩm, trích thơ và tiểu sử tác giả
Những từ điển thuộc loại “tầm nguyên”, “điển cố” tuy không nói rõ là
c<ó thu thập thành ngữ nhưng do tính chất của sách, mặc nhiên các tác giả của
mó đã góp phần thu thập, giải thích một số đơn vị thành ngữ trong ngôn ngữ
truyèn thống của dân tộc. Những người biên soạn từ điển song ngữ, do nhu
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Ẩ ỉ f / â ề t i ư ĩ s t / / ỉ ự ế ' J Ĩ
-4-
cáu dịch nghĩa, cũng đã thu thập được một số đem vị thành ngữ. Đã có những
cuốn sách thành ngữ đối chiếu hai hay ba thứ tiếng như: Thành ngữ Việt-
Anh-Pháp, Thành ngữ Nga-Việt, Thành ngữ Anh-Mỹ Khi chú loại truyện
nôm như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, có tác giả lập bảng từ ngữ, trong này
có khá nhiều thành ngữ, Trong những sách sưu tập văn học dân gian xuất
hiện từ thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, các tác giả khi sưu tập tục ngữ,
ngạn ngữ, cổ ngữ thường không phân biệt thành ngữ với các thể loại khác.
Trước Cách mạng Tháng Tám, tập sách thu lượm được nhiêu thành ngữ nhất
là tập “Tục ngữ Phong dao”, tập này đã tập hợp được trên sáu nghìn năm
trăm câu không phân biệt thành ngữ, tục ngữ.
Sau Cách mạng Tháng Tám, những người làm công tác sưu tập giảng
dạy, nghiên cứu văn học dân gian ở các viện nghiên cứu, các trường đại học,
Hội văn nghệ dân gian, đã quan tâm tới lời ăn tiếng nói của nhân dân, cố
gắng sưu tập được khá nhiều tục ngữ. Từ đấy giới văn học dân gian đã bước
vào giai đoạn có ý thức phân biệt tục ngữ và thành ngữ, lẻ tẻ đã hình thành và
thể hiện quan niệm phân biệt và nguyên tắc để phân biệt. Nhưng trên thực tế
việc phàn biệt rạch ròi đối với một số đơn vị thành ngữ, tục ngữ vẫn chưa
sáng tỏ, thường chúng có khả năng nằm chung ở hai loại. Điều này có thể
thấy trong các cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, “Hợp tuyển văn học
Việt Nam” (tập I), “Tục ngữ Việt Nam”.
Đáng chú ý hơn cả là có một số công trình nghiên cứu của Viện Ngôn

ngữ học và những tác giả khác khi nghiên cứu chung tiếng Việt đã có phần
đề cập tới vấn đề thành ngữ tiếng Việt. Một số giáo trình của các trường đại
học cũng đã dành hẳn một mục cho vấn đề thành ngữ, và đã có một số báo
cáo khoa học hay bài nghiên cứu bàn về từng mặt của thành ngữ tiếng Việt,
cũng đã được tạp chí Ngôn ngữ giới thiệu.
Tuy nhiên, mồi nhà nghicn cứu lại xem xét thành ngữ từ những khía
cạnh khác nhau, do vậy, mỗi tác giả đã có một cách quan niệm và kiến giải
riêng vé thành ngữ.
________
< Ẩ ỉ tfftế t ể U Ì ề t 1 /
Chẳng hạn, theo Nguyễn Văn Tu (33, tr 185-186): “Thành ngữ là
những cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một
trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh.
Nghĩa của chúng không phải nghĩa của từng thành tố (từ ) tạo ra . Những
thành ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có. Nghĩa của
chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cùng có thê cát nghĩa bằng từ
nguyên học. Một số thành ngữ trong tiếng Việt có tính chất kiểu điển tích,
điển cô' nhưng nghĩa điển cố, điển tích ấy khỏng còn được nhớ lại nữa thậm
chí là những người dùng hiện nay không cần biết lai lịch của những thành
ngữ ấy.”
Theo Đái xuân Ninh (26, tr 212): “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà
các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở cái mức nào đó và kết hợp lại
thành một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh. Ví dụ: thành ngữ “M ẹ
đròn con vuông" không thể đổi thành "Mẹ cũng tròn con cũng vuông” hay
tlà "Mẹ tròn lắm con vuông lắ m ”
Còn Nguyễn Thiện Giáp (11, tr80) thì cho rằng: “Thành ngữ là những
cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm . Ví dụ:
C hó ngáp phải ruồi, Hồn xiêu pháclĩ lạc, Nói thánh nói tướng Bên cạnh
các nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng đi kèm theo các sắc thái
bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng tán thành, hoặc là chê bai,

khinh rẻ, hoặc là ái ngại, xót thương Chẳng hạn thành ngữ “Nói thánh nói
t.ướng' vừa chê bai sự khoác lác vừa kèm thêm thái độ chê bai không tán
tlhành ” Tác giả cũng phân chia thành ngữ theo cấu trúc là : thành ngữ hoà
k;ết, thành ngữ chắp dính. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân biệt thành ngữ với
nigừ định danh và cụm từ tự do.
Theo Nguyễn Lực-Lương Vãn Đang (24, tr7) : Thành ngữ trong phân
chia các cấp độ ngôn ngữ được xếp ở tầng bậc trên từ và dưới câu.
Về mặt kết cấu hình thái, thành ngữ tiếng Việt phổ biến thuộc loại cụm
tiừ cô định, cũng có thê có thành ngữ tính cố định cao, kết cấu vững chắc đạt
rrnức một ngừ cú cô định như: Bốt chạch đằníỊ đuôi, M èo mù vớ cú rán Nếu
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ „ _ Ẩ ỉ i i â ề t ữ ể ú t f/ tư ế > J /
đem thay đổi trật tự, vị trí từ, thay từ đồng nghĩa hoặc một từ tương đương,
thì lập tức kết cấu bị phá vỡ, ý nghĩa bị xuyên tạc, và không còn giá trị của
một thành ngữ nữa. Cho nên, không phải bất cứ một cụm từ cố định hay ngữ
cô định nào cũng có thể thành thành ngữ (nói cố định ở mức tương đối) như:
Khoa học kỹ thuật, Bánh xe lịch sử, Gia đình vẻ vang
Vé mặt biểu hiện nghĩa, một bộ phận thành ngữ tiếng Việt có tính đa
nghĩa nhưng trong đó nghĩa bóng quan trọng hơn cả. Nghĩa này có tính khái
quát, tượng trưng cho toàn bộ tổ hợp, tuy thế nó không phải là nghĩa của tống
sỏ nghĩa các thành tố cộng lại. Có người xem nghĩa của thành ngữ có tính
chất biểu trưng. Khi nói nghĩa bóng là nói chung nhiều phương thức biểu
hiện nghĩa của thành ngữ như: ẩn dụ, hoán dụ, khoa trương, so sánh, hình
tượng (ví dụ: Đi guốc trong bụng, Ruột đ ể ngoài da, Khoe’ như vâm, Như
diêu gặp gió ). Nghĩa bóng là đặc tính bản chất của thành ngữ. Nó góp phần
xem xét một cụm từ cố định có trở thành thành ngữ hay không. Nhưng cũng
không nên tuyệt đối hoá vấn đề này. Trên thực tế, tiếng Việt có khá nhiều
thành ngữ vẫn còn sử dụng nghĩa thực, nghĩa đen bên cạnh nghĩa bóng.
Trong thành ngữ tiếng Việt, có loại thành ngữ có những thành tố đã mất
nghĩa thực, nhất là loại chuyển nghĩa bằng phương pháp khoa trương. Chẳng
hạn: Không cánh mà bay, Rán sành ra mỡ, Đi guốc trong bụng, Lấy thúng úp

voi
Quá trình vận động sử dụng thành ngữ là một vấn để phức tạp. Chính
mặt này đã tạo ra những quan hệ ngữ pháp của thành ngữ. Khi thành ngữ là
một cụm cố định có giá trị tương đương như một từ thì nó cũng là đơn vị có
thể vận dụng độc lập trong câu (tất nhiên mức độ không dẽ bằng từ.) Khi
thành ngữ được sử dụng như một mệnh đề, một ngữ cố định nào đó trong câu
phức http thì nó có giá trị như một cụm từ chủ vị Tính chất một cụm từ chủ
vị khá rõ ràng đối với một số đơn vị thành ngữ như: Châu chấu đá xe, ếch
ngồi đáy giếng, Mèo mù vớ cá rán Nếu tách riêng ra từng câu mà xét khi nó
đứng độc lập thì những loại thành ngữ này rõ ràng là tương đương với một
câu đơn: câu có đủ chủ từ, động từ và tân từ. Nhưng khi những đơn vị này
_
_____________
t t à t t / / f i f f ' J ỉ
-7-
Ỉĩ/ỉtt //tạ ế 3 j /
vận dộng ở trong một câu phức hợp thì chúng có giá trị tương đương như một
mệnh đề. (ví dụ: Khi ta hắt đáu cuộc kháng chiến, có người nhút nhát cho
ràng: cuộc kháng chiến của ta là
chấu chấu đá voi)
Vấn đề ý nghĩa ngừ pháp và chức năng của thành ngữ tiếng Việt còn
nhiều mặt phức tạp. Bước đầu chúng tôi xác định chúng ở mức cụm từ cố
định và ngữ cố định. Khi thành Iigữ được dùng tương đương như một từ nó
mang chức năng định danh. Khi nó được dùng như một mệnh đề, một ngữ cô
định thì nó cũng có thể mang chức năng tliông báo.
Tuy nhiên, tác giả Đỗ Hữu Châu (2, tr'72) cho răng, thành ngữ là một
loại ngữ cố định. Ông viết: “Đối chiếu với từ phức và cụm từ tự do, có thể
nói: ngữ cố định là cụm từ nhưng đã cố định hoá cho nên cũng có tính chất
chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ”. Thí dụ: ngữ cố định “Chờ
hết nước hết cái”, ý nghĩa của nó không giống ý nghĩa các cặp từ ghép biệt

lập hay từ ghép phân nghĩa ( ) Nói khác đi, chúng ta lĩnh hội nghĩa của ngữ
này theo cách chúng ta lĩnh hội nghĩa của một cụm từ chính phụ thông
thường (nghĩa là lĩnh hội nghĩa của từ trung tâm và lĩnh hội nghĩa bổ sung
cúa các từ phụ). Tuy nhiên, hình thức của nó (các từ tạo nên nó, trật tự và
quan hệ giữa các từ) là cố định. Dĩ nhiên để diễn đạt cái nội dung trên ta có
thể dùng một cụm từ tự do như: “chờ quá lâu, quá sức chịu đựng, làm sốt
ruột, bực d ọ c ”. Tuy nhiên, nếu đã dùng ngữ cố định này thì phải dùng đúng
như nó đã có. Có mấy điểm chú ý:
Do sự cố định hoá, do tính chất chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay
nhiều đều có tính thành ngữ. Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: cho
một tổ hợp s do các đơn vị A, B, c mang ý nghĩa lần lượt sl, s2, s3 tạo
nôn. Nếu như nghĩa s không thể giải thích bằng các ý nghĩa sl, s2, s3 thì tổ
hợp A B c có tính thành ngữ. Dĩ nhiên, tính thành ngữ có những mức độ từ
thấp đến cao, chẳng hạn, “Ba hoa thiên tướng” có tính thành ngữ thấp hơn
“Ba chìm bảy nổi”, tiếp đến : “Ba chìm bảy nổi” có tính thành ngữ thấp hơn
"Ba cọc ba đồng”.
* £ / / â ề t í U Ỉ / t f / t a e J /










——— — . g. í
_______
Nói ngữ cô định là các cụm từ cố định hoá là nói chung. Sự thực thì

trong các ngữ cố định, có nhiều ngữ có hình thức cấu tạo là các câu: Hình
thức câu đơn: C huột chạy cùng sào; Chuột sa ('hĩnh g ạo và hình thức câu
ghép: "Đảm bị thóc chọc bị g ạ o ” Bới vậy, cái quyết định để xác định các
ngữ cố định là tính tương đưưng với từ vé chức năng tạo câu.
Những đơn vị trung gian trong giữa ngữ cố định và cụm từ tự do là các
trường hợp như: Chẳng nước non gì; trước hết; nói cách khác; một mặt thì;
đáng chú ý là
Nói ngừ cố định là nói tính chất chặt chẽ, cố định không có nghĩa là
chúng không biến đổi trong câu văn cụ thể. Ngay cả các từ phức, những đơn
vị mà ý nghĩa của từ có tính chất thống nhất cao cũng còn có những biến thể
lời nói, huống chi những ngữ cố định vốn có ý nghĩa lỏng lẻo hơn ý nghĩa
của từ phức nhiều. Cho nên sự biến đổi của các ngữ cố định đa dạng hơn, “tự
đo ” hơn các biến thể của từ phức.
Hoàng Văn Hành trong cuốn sách gần đây nhất là “Thành ngữ học tiếng
Việt” (13, tr 27) đã viết: “Theo cách hiểu thông thường nhất thì thành ngữ là
một loại tổ hựp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng
hẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt
trong khẩu ngữ”.
Từ các cách hiểu về những thanh ngữ trên đây, chúng ta có thể đi đến
thông nhất về những điểm cốt yếu của thành ngữ theo cuốn “Từ điển giải
thích thuật ngữ ngôn ngữ học” : “Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, có
tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa
chung khác tổng số ý nghĩa các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa
đcn và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu”.
1.2. Đặc điểm của thành ngữ
Nhìn chung, nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt cần chú ý đến
2 đặc điểm: hình thái-cấu trúc và nội dung-ngữ nghĩa.
1.2.1. Đặc điểm vé hình thái cấu trúc
Ẩ ỉ i í ậ ế t t ư / í t / / t ự ? . ũ
— i _ _

__

___
Theo Đái Xuân Ninh, trong “Hoạt động của từ tiếng Việt”, những đặc
điểm nổi bật về hình thức, cái làm cho người ta nhanh chóng nhận ra thành
ngữ là:
1/ Tính so sánh: Ví dụ: Đ ẹp như tiên, nhanh như cắt, ngang như cưa,
ngọt như đường
2/ Vần lưng: Ví dụ: Bút sư gà chết, dầu xuôi đuôi lọt, mặt xanh nanh
VÒHỊỊ
3/ lĩn h đối xứng: Ví dụ: Quýt làm cam chịu, tai vách mạch dừng, ông
nới gà bù nói vịt
4/ Hiện tượng lồng chéo của thành ngữ 4 âm tiết: Ví dụ: N ay đợi mai
chờ, vào luồn ra cúi
5/ Thay đổi trật tự của thành tố: Ví dụ: “7"rẻ người non d ạ ” thành
“Non dạ trẻ người ”, hay “Đầu đường xó c h ợ ” thành “Xó chợ đầu đường”
Đặc biệt, trong các thành ngữ, kiểu thành ngữ bốn âm tiết có nhiều
kiểu cấu trúc rất phong phú và đa dạng như: Cấu trúc chủ vị (ví dụ: Chuột sa
chĩnh gạo, Chó ngáp phải ruồi, Chuồn chuồn đạp nước ); Câu trúc vị ngữ (ví
dụ: Vơ đũa cả nắm, Nuôi ong tay áo, Xanh như tàu lá ); Loại song song có
hai v ế gồm hai kết cấu chính phụ có quan hệ song song (ví dụ: Gạo châu củi
quế, Hàm chó vó ngựa, Cá chậu chim lồng ).
Tuy nhiên, theo tác giả Hoàng Văn Hành thì tính cố định về hình thái-
cấu trúc của thành ngữ được thể hiện ở những đặc điểm :
* Thành phần từ vựng của thành ngữ nói chung là ổn định, nghĩa là các
yếu tố tạo nên thành ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng mà trong
nhiều trường hợp không thể thay thế bằng các yếu tố khác. Chẳng hạn: phải
nói: "Chán dăm đá chân chiêu ” chứ khổng nói “Chân phải đá chân tr á i”
* Tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở sự cố định về
trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn, chúng ta thường nói:

"Cíữig dầu cứn i> c o ' chứ không nói : “Cứng cổ cíơig đầu
f £ ! f u t * f i M Ỉt r J ĩ
— — —

— — —=——



— — 2
__
2
_
Tính bền vững vc hình thái- cấu trúc của thành ngữ có nhiều nguyên
nhân khác nhau:
- Có thể là hệ quá của quá trình mờ nhạt về ngữ nghĩa của các thành tố
vã những mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng. Các yếu tố này mất đi mối liên
hệ ngữ nghĩa với các yếu tố xung quanh, do đó ít nảy sinh quan hệ thay thế.
- Có thể do đặc điểm nguồn gốc của thành ngữ từ truyện cổ tích,
tru>ền thuyết, điển cố sách vở như: Sư tử Hà Đỏng, N ợ như chúa Chổm,
- Có thê do tính vần điệu, tiết lấu, quan hệ đối điệp: Được voi đòi tiên,
Lên voi xuống chó ; tính khóng binh thường về cú pháp: Tai vách mạch
(lừng, Khuất mắt khôn coi
Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ
hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Ớ một thời kì lịch sử
xa xưa nào đó, thành ngữ mà ngày nay ta sử dụng vốn chỉ là một tổ hợp từ tự
do, song nhờ được tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói với những sự
chuyển di ngữ nghĩa nhất định nó đã được cộng đồng bản ngữ ghi nhận và ưa
dùng. Vì thế dạng ổn định của thành ngữ là dạng chuẩn, mang tính xã hội
cao. Tuy vậy cũng cần phải nói thêm cái dạng chuẩn này của thành ngữ
không phải là “chết cứng”, mà trong sử dụng nó vẫn uyển chuyển. Nói là

chuẩn là có sự bắt buộc, có tính quy định của xã hội, nhưng không vì thế mà
hạn chế sự sáng tạo cá nhân.
1.2.2. Đặc điểm vế nội dung-ngữ nghĩa
Khác với các đơn vị từ vựng thông thường, nghĩa của thành ngữ
thường là nghĩa bóng hay nghĩa biểu trưng được hình thành nhờ quá trình
biểu trưng hoá. Hoàng Văn Hành coi “thành ngữ là đơn vị định danh bậc hai
của ngôn ngữ, nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được
nhắc đến trong nghĩa đcn của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì
đó suy ra từ chúng. Ví dụ: thành ngữ “Cá nằm trên th ớ t” không phải miêu tả
con cá nằm trên thớt mà ngụ ý trạng thái nguy hiểm đến sự sống còn”
Theo tác giả thì đặc trưng nổi bật thứ hai của thành ngữ (sau đặc trưng
về hình thái cấu trúc) là tính hoàn chỉnh và bóng bẩy vc nghĩa. Nó biểu thị
Ẩ ỉí/ậ ể t t u b / //ĩ íỉS ' J /
í
___________

_________
t _
___
__
những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự
vật. Nói một cách khác, thành ngữ là đơn vị định danh của ngôn ngữ. Ví dụ:
Nước mắt cá sấ u, có nghĩa thứ nước mắt giả dối; Tức nước vỡ bờ, có nghĩa
điêu tất yếu xảy đến Có nhiều loại giá trị biểu trưng hoá của định danh
ngôn ngữ:
- Biểu trưng hoá dựa vào quan hệ tương thích giữa âm và nghĩa là giá
tr/ biểu ỉnừĩg hoá ngữ âm
- Biểu Irưng hoá dựa vào quan hệ tương đòng và tương cận trong qúa
trình liên hội ngữ nghĩa thì gọi là giá trị biểu triùĩg hoá ngữ nghĩa . Hình thái
liên hội ngữ nghĩa theo quan hệ tương đồng là so sánh, bao gồm so sánh

hiện, tức tỉ dụ hoá : “nóng như lửa So sánh ẩn là ẩn dụ hoá : “mặt sứa gan
lim ”, “cha giăng mẹ cuội hình thái liên hội ngữ nghĩa theo quan hệ tương
cận là hoán dụ: “ba chân bốn cẳ ng”, “mau m ồm mau m iệng” Nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái biểu trưng hoá:
Hình thái tỉ dụ và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm). Sự đối lập giữa hai hình
thái biểu trưng có tính tương đối, cho nên có thể thấy những hiện tượng
chuyển tiếp mang tính chất trung gian, kiểu như: “chạy như C(y lông công”,
"chạy rống Bái Công ” Mặc dù vậy vãn có thể dựa vào hình thái biểu trưng
hoá mà chia thành ngữ tiếng Việt làm hai loại: thành ngữ so sánh và thành
ngữ ẩn dụ hoá.
* * *
Như vậy, từ những quan niệm và phân tích của các tác giả, ta có thổ
khái quát một số đặc điểm của thành ngữ như sau:
// Vê mặt câìt trúc: Thành ngữ có cấu trúc của những ngữ như: danh
ngữ (ví dụ: M èo m ả gà đồng), động ngữ (ví dụ: Đẽo cày giữa dường), tính
ngữ ( ví dụ: Dốt đặc cán mai).
2/ V ề mặt V nghĩa: Thành ngữ miêu tả một hình ảnh, một hoạt động,
một tính chất hay một trạng thái thông qua nghĩa biểu trưng, có tính chất
bóng bảy.
M V ề chức năng: Thành ngữ làm nhiệm vụ định danh.
Ẩ b i ậ ế t / u h ỉ f / i ạ s J Ĩ
■ - — '

—” —— —— — —



r. ■

f

_______
4! Vè cách vận dụng: Thành ngữ không thể vận dụng độc lập để tạo
thành câu.
2.Tục ngữ
2.1. Khái niệm
Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến
tục ngữ Việt Nam. Theo Vũ Ngọc Phan (15, tr26) : ‘Tục ngữ là một câu tự nó
diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công
lý, có khi là một sự phê phán”.
Còn Chư Xuân Diên- Lương Văn Đang- Phương Tri (5, trll-12) thì cho
rằng, trong sáng tác dân gian của mỗi dân tộc, tục ngữ là một thể loại có mối
quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tụcngữ được sáng
tạo ra trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh nghiệm đời
sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của quần chúng lao động. Nhưng hình
thức ngôn ngữ chứa đựng những nội dung kinh nghiệm ấy thường lại chỉ là
hình thức từng đơn vị lời nói. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói có cấu trúc
tương đối ổn định. Do vậy, tục ngữ từ lâu đã trở thành một trong những thể
loại sáng tác dân gian quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất, có sức sống
lâu bền nhất trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong một bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Văn Mệnh đã
kháng định : “Giữa thành ngữ và tục ngữ có thể tìm ra được những đặc điểm
khác biệt rõ ràng ở cả hai phương diện nội dung và hình thức”. Từ nhận xét:
“Về nội dung thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng
thái, một tính cách, một thái độ” còn tục ngữ “đi đến một nhận định cụ thể
một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một
bài học về tư tưởng, đạo đức” và tác giả đã kết luận: “Có th ể nói nội dung
của thành ngữ mang tính chất hiện tượng cồn nội dung của tục ngữ mang
tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau
về hình thức ngữ pháp. M ồi càu của thành ngữ chỉ là m ột cụm từ chưa phải
lí) một câu hoàn chình. Tục ngữ thì khúc hẳn, mỗi tục ngữ tối thiểu là một

càu." (25, tri3).
-13-
Cũng trên tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Cù Đình Tủ cho rằng, cách phân
biệt của Nguyẻn Văn Mệnh chưa thật xác đáng. “Thành ngữ là một hiện
tượng ngôn ngữ. Tục ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hiện tượng ngôn
ngữ. Giải quyết những hiện tưọng ngôn ngừ cần phải căn cứ vào những căn
cứ ngôn ngữ học. Một trong những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại là
chỉ ra sự khác nhau và mối quan hộ giữa kết cấu và chức năng. ITieo chổ
chúng tôi nghĩ, sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác
nhau vẻ chức năng. Thành ngữ là đơn vị có sẩn mang chức năng định danh,
nói khác đi là dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, tính chât v ề mặt này mà
nói, thành ngữ là những đơn vị tương đương như từ. Tục ngữ đứng về mặt
ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các
sáng tạo khác của dân gian như: ca dao, truyện cổ tích đều là các thông
háo. Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó
của thế giới khách quan. Do vậy, moi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh,
diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng ” (35, tr 41)
Còn nhóm tác giả: Chu Xuân Diên - Lương Văn Đang - Phương Tri thì
viết : “Nội dung tục ngữ là các kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử xã
hội của nhân dân, có khi được tổng kết dưới dạng các tư tưởng triết lý dân
gian. Hình thức của tục ngữ là hình thức các đơn vị lời nói, có thể dễ dàng
được nhà văn nhà thơ dùng như một thành tố hữu cơ trong cấu trúc ngôn ngữ
tác phẩm của minh. Điều đó khiến cho sự thâm nhập của tục ngữ với tư cách
là một thể loại sáng tác dân gian vào sáng tác cá nhân thường thể hiện thành
sự tiếp thu, sự sử dụng của nhà văn, nhà thơ một cách trọn vẹn các câu tục
ngữ cả về nội dung lãn hình thức.” (5, tri 3)
Gần đây, tác giả Hoàng Văn Hành đã có cách nhìn khá mới mẻ về tục
ngữ. Ông đã viết: “Song, trong cách nhìn ngữ nghĩa học thì tục ngữ không
phái chỉ là câu theo cách hiểu thông thường và nội dung của nó cũng không
phái chí là phán đoán. Có thể nhận định tục ngữ là câu-thông điệp nghệ thuật.

Khi tục ngữ là câu-thông điệp nghệ thuật, là cùng một lúc chúng ta đã chú ý
đến hai đặc trimg bủn chất, không tách rời nhau của nó:
Ẩ ỉ ì / ự ề / fU Ỉ * f f / t í t ? . / /
— — ——

————





{
_____________
t
_____
-14-
ftế t f t / / t ự ứ á /
— — —





-—




-


-

-

-
1
____________________
2
________
_
Một là, tục ngữ là câu, nhưng là loại câu đặc biệt, khác với mọi câu nói
thông thường ở tư cách của nó là làm thông điệp nghệ thuật.
Hai là, tục ngữ là thông điệp nghệ thuật nhưng là loại thông điệp nghệ
thuật đặc biệt, khác mọi thông điệp khác ở chỗ hình thức của nó chỉ là một
„ A . 1

cau.
Từ hai đặc trưng bản chất này có thể thấy, tục ngữ là một chính thể có
cấu trúc da diện. Cho nên không chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt kia
trong nó. Ví dụ: v ỏ quỷi dày cú móng ĩay nhọn: vẻ mặt cấu trúc là gồm toàn
bộ những yếu tố ngôn ngữ khác nhau tạo nên tục ngữ, về cấu trúc văn học: sự
hợp vần dày-tay, thế đối thanh bằng dày và thanh trắc ở nhọn Cách tổ chức
các yếu tố ngữ âm có thể coi là đặc biệt đó có tác dụng làm cho tục ngữ trở
nên hài hoà, dễ đọc, dễ nhớ và diễn đạt được tốt hơn điều người ta cần nói: sự
dối chọi giữa vỏ
quýt dày và móng tay nhọn.
Theo cách phân tích ngữ pháp học thì “Vỏ quýt dày cố mỏng tay
nhọn ” là một càu ghép liên hợp, được cấu tạo nhờ hai vế, mà mỗi vế đều có
cấu trúc “chủ-vị”. Về mặt ngữ pháp học ngữ nghĩa, câu vừa có những yếu tố
iniêu tả vể nội dung hiện thực vừa có dụng ý thông báo

Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” (40, tr329) các
tác giả đã định nghĩa: Tục ngữ là “Câu ngắn gọn, có cấu Irúc tương đối ổn
định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc. Khác với
cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp. Ví dụ:
Thuốc đắn<ị dã tật, Vống nước nhớ nguồn
2.2. Đặc điểm của tục ngữ
Như vậy, từ các phân tích của các tác giả, có thể khái quát một số đặc
điểm của tục ngữ như sau:
2.2.1. Vê m ặt cấu trúc: Tất cả các tục ngữ đẻu có cấu trúc ngữ pháp
của đơn vị câu.
a/ Tục ngừ có cấu trúc là một câu đơn: Ví dụ: Cố chí thì nên; Chín quá
hoá nẫu
-15-
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ < Ẩ ỉ f t â f t l U Ỉ ế t f / r a ? J Ĩ
b/ Tục ngữ có cấu trúc là một càu ghép: Ví dụ: Ráng m ỡ gà thì gió, ráng
m ỡ chỏ thì mưa; Biết tội dâu mà tránh, biết phúc đâu mà cầu
c/ Tục ngữ so sánh: Ví dụ: Đắt cá còn hơn rẻ thịt; Miếng ăn là miếng
nhục,
2.2.2. Vê m ặt ý nghĩa: Tục ngữ đúc kết một quy luật, một kinh nghiệm,
một chân lý của cuộc sống hoặc nêu lên một bài học ở đời.
2.2.3. V ề m ặt chức năng'. Tục ngữ có chức năng thông báo.
2.2.4. Vè m ật vận dụng: Tục ngừ có khả năng độc lập tạo thành câu.
3.Tiểu kết
Từ những phân tích trên đây có thể thấy, có ba khái niệm được các tác
giả nhắc đến nhiều và tập trung chú ý phân tích về sự tương đồng, khác biệt
là: thành ngữ, tục ngữ và cụm từ cố định. Theo Đái Xuân Ninh: Cụm từ cố
định bao gồm cả thành ngữ lẫn tục ngữ.
Tuy nhiên, thành ngữ mặc dù có nhiéu nét tương đồng với tục ngữ (như
tính bền vững, tính bóng bẩy về nghĩa ) nhưng lại khác tục ngữ về bản chất.
Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ: Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu

thị những khái niệm một cách bóng bảy còn iục ngữ là những câu ngôn bản
đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật.
Cũng như các từ trong ngôn ngữ, íhành ngữ là những đơn vị có sẵn,
xuất hiện dần dà từ nhiều thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng rãi tự
nhiên trong đời sống xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng các
yếu tố tạo ncn thành ngữ vốn là những từ độc lập tức những đơn vị định
danh có nghĩa từ vựng và chức năng cú pháp ổn định kiểu: Đầu cua tai nheo,
Được voi đòi tiên Tuy vậy trong hệ thống thành ngữ của mỗi ngôn ngữ
cũng có những thành ngữ xét trên quan điểm đương đại không dễ dàng nhận
biết được V nghĩa của các yếu tố. Do đó, việc suy xét nghĩa thành ngữ cũng
như việc tìm kiếm nguồn gốc của nó trở nên khó khăn hơn. Ví dụ: Đ ồnẹ
khônỊỊ môni> quạnh, Khôn sôhíỊ mốnq chết
Mặt khác, quan hệ giữa các yếu tố trong thành ngữ xét vể cú pháp âm
vận và ngữ nghĩa nói chung là rõ ràng, có quy luật. Tuy nhiên cũng có khá
-16-
< £ i f ậ ề t f u b t / / t ạ ế » J Ĩ
____
f
______
-
____
2
_
___
nhiều trường hợp, các yếu tố tạo thành ngữ kết hợp với nhau không theo luật
thường mà theo lối nói tắt, nói gộp hoặc theo cách kết hợp với nhau, cách so
sánh lạ, bất ngờ khiến cho việc nhận biết nội dung toàn thành ngữ và xuất xứ
của nó trứ nên rất khó khăn. Đó là những trường hợp như: Tai vách mạch
dừng, Mặt sứa gan lim, Nói như ông Bành tổ Ngoài ra việc tồn tại các biến
thể thành ngữ biểu đạt cùng một ý nghĩa hay biểu đạt các ý nghĩa , các sắc

thái nghĩa khác nhau cũng gây khó khăn đáng kể cho việc luận giải thành
ngữ và truy tìm xuất xứ của Ĩ1Ó. Nhung nhò vào khảo sát những trường hợp
phổ biến có quy luật ngữ nghĩa, cấu tạo của thành ngữ của các ngôn ngữ khác
người ta cũng phát hiện ra các nguồn gốc chủ yếu phổ biến, tạo nên hệ thống
thành ngữ của một ngôn ngữ.
Về tục ngữ, trong khi các ngữ cố định có tính chất tương đương với từ
thì tục ngữ là những đơn vị tương đương với câu. Trong khi nghĩa của ngữ cố
định tương đương với nghiã của cụm từ (dù hình thức có tương đương với
câu đi nữa) thì nghĩa của tục ngữ là một phán đoán, một sự đánh giá, một sự
khẳng định về một chân lý, một lý lẽ đối với một nền văn hoá nào đó, nghĩa
là một tư tưởng hoàn chỉnh. Do đó thuộc phạm vi của từ vựng ngữ nghĩa học
chí nên là các ngữ cố định mà thôi. Dĩ nhiôn cũng có trường hợp mà tục ngữ
được dùng như một ngữ cố định, (ví dụ: Ăn cỗ đi trước lội nước đi sau-là một
tục ngữ. Và Hồ Chí Minh từng viết: “Mỗi người phải ra sức góp công góp của
để xây dựng nước nhà. Chớ nên “Ăn cổ đi trước lội nước theo sau ” -như vậy,
tục ngữ này đã được dùng như một cụm cô định.
Bên cạnh đó, cho đến hiện tại, chúng ta vẫn phải chấp nhận việc tồn tại
những tranh cãi xung quanh một số đơn vị mà không biết đâu là thành ngữ
đâu là tục ngữ. Chẳng hạn, cùng một trường hợp có đến 3 cách hiểu khác
nhau: thành ngữ, tục ngữ, và cho là cả hai: Ví dụ: Tre già măng mọc, Lệnh
ỏng không bằng cồng bà, sống lâu lên lão làng, Đói cho sạch, rách cho
thơm Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam-Văn học dân gian, Chu Xuân
Diên cho rằng: “Thành ngữ là sản phẩm của cách nói ví von phổ biến trong
nhân dàn. Chính điều đó làm cho thành ngữ và tục ngữ tuy phân biệt nhau
V - I V q G Ả
-17-
~ ¿ ! f f í h f í M Ì ể t f / t ế t r J Ĩ
nhưng cũng nhiều khi thâm nhập lẫn nhau vé thể loại, do đó, có những
trường hợp một thành ngữ nhất định cũng có thể được dùng như một câu tục
ngữ ”

Đặc biệt, trong tiếng Việt có nhiều tục ngữ, phương ngôn và ngạn ngữ
có liên quan đến những thành ngữ và quán ngữ, chúng là những câu sẩn có
trong ngôn ngữ được dùng đi dùng lại trong trao đổi tư tưởng cho nên chúng
đính dáng đến cụm từ cố định. Thực ra chúng là những câu hoàn chỉnh chỉ
một nội dung đầy đủ chứ không cần có những thành phần cú pháp nào khác
cả. Vé mặt tổ chức cũng nhu về mặt ý nghĩa chúng là những đơn vị có sẵn
trong ngôn ngữ. Chúng có thể được coi là những đơn vị từ vựng học về một
khía cạnh nào đó. Hơn nữa, chúng còn là cơ sở cho việc tạo những thành ngữ
và quán ngữ. Nhưng chúng khác những thành ngữ là ở chỗ chúng không
dùng để đặt câu, những thành ngữ chỉ một nội dung chưa đầy đủ và chỉ dùng
để làm thành phần của câu
Qua những vấn để trình bày trên đây có thể tìm thấy những sự tương
đồng và dị biệt giữa thành ngữ và tục ngữ:
/. S ự tư ơng đồng: Cả thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có
sẵn, có kết cấu chặt chẽ và ổn định, có tính bóng bẩy về nghĩa và được tái
hiộn trong giao tiếp.
2. S ự kh á c biệt: Thành ngữ là những cụm từ cố định (ngữ), nêu một
khái niệm, có chức năng định danh và không thể độc lập tạo thành câu. Còn
tục ngữ thì có cấu trúc ngữ pháp của đon vị câu, nêu lên một phán đoán, có
chức năng thông báo và có khả năng độc lập tạo thành câu.
Chương II:
KHẢO SÁT CÁC THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
VỂ CẤU TRÚC
Thành ngữ, tục ngữ xét về một khía cạnh nào đó, là sản phẩm của văn
học dân gian. Nó được người ta sử dụng trong mọi tình huống nói năng, để
trao đổi tâm tư tình cảm, kinh nghiệm lao động, răn dạy cách ứng xử
Thành ngữ, tục ngữ được truyền từ đời này qua đời khác, truyền từ người này
sang người khác qua hành động nói năng, qua trao đổi ngôn ngữ hàng ngày.
Mặc dù đến nay thành ngữ, tục ngữ đã được sưu tập thành những từ điển,
tuyển tập về thành ngữ, tục ngữ song thể tồn tại chính của nó vẫn là trong

giao tiếp, trao đổi ngôn ngữ. Chính vì được lưu truyền và tiếp nhận qua con
đường “truyền miệng” với lối nói “vần vè” của dân gian nên thành ngữ và tục
ngữ ngày càng trở nên phong phú, nó được bồi đắp cả về mặt thông tin và cấu
tứ. Qua khảo sát những thành ngữ, tục ngữ xuất hiện trên báo Phụ nữ Việt
Nam, chúng tôi tạm phân loại thành ngữ và tục ngữ theo hai dạng là: Thành
Iigữ, tục ngữ được sử dụng nguyên dạng và thành ngữ và tục ngữ được sử
cỉụng sáng tạo.
1. Cấu trúc của các thành ngữ trên báo Phụ nữ Việt Nam
l . l . Thành ngữ được sử dụng nguyên dạng
Thành ngữ được sử dụng nguyên dạng là những thành ngữ khi sử dụng
vẫn giữ nguyên thành phần và trật tự của các thành tố của “bản gốc”.
1.1.1 Thành ngữ có cấu trúc là một danh ngữ
Trong tiếng Việt khi dùng danh từ để giữ một chức vụ này hay một
chức vụ khác ở trong câu, thường thường người ta còn hay đặt thêm vào bên
cạnh nó một số thành tố phụ để cùng nó tạo thành đoán ngữ. Loại đoản ngữ
có danh từ làm trung tâm như thế gọi tắt là danh ngữ. Trên đại thể, danh ngữ
có đặc điểm về tổ chức như sau: Bộ phận trung tâm do danh từ đảm nhiệm,
chiếm vị trí nằm ngay giữa lòng đoản ngữ, các thành tô' phụ gọi chung là định
- _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_______
_ * & Ể M Ĩể i t ư b t f / t / i ế > J /
tố, chia làm hai bộ phận: Một số được phân bố trước trung tâm tạo thành
phán đầu của đoản ngữ và một sô' nữa thi được phân bố sau trung tâm tạo
thành phần cuối của đoản ngữ. Trong danh ngữ tiếng Việt không có loại định
tó nào có trật tự tự do, khi thì trước khi thì sau. Ngoài ra, trong tiếng Việt
giữa định tố ở đầu và định tố ở cuối danh ngữ có một số đặc điểm khác nhau:
Về từ loại: định tố đầu nhiều trường hựp đểu do những từ có nghĩa không
chân thực đảm nhiệm, còn định tố cuối phần lớn do những từ có nghĩa chân
thực; vể tổ chức: định tố ở đầu tuyệt đại đa số trường hợp đéu dưới dạng của
mộí từ, định tố cuối thường lại dễ dàng kèm theo thành tố phụ để phát triển

thành đoản ngừ nhỏ. Trong tiếng Việt khi định tố là một mệnh đề, thì bao giờ
nó cũng là một định tô cuối.
Trung tâm danh ngữ có thê bao gồm hai trung tâm TI và T2 (ví dụ:
Mội ảtìàn sinh viên Khoa văn/ Một anh sinh viên Khoa văn) TI là trung tâm
«chỉ vể đơn vị đo lường T2 là trung tâm chỉ về sự vật được đem ra đo lường.
TI nêu chủng loại khái quát, T2 nêu sự vật cụ thể. TI là trung tâm về mặt
mgữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng. Đứng về mặt liên hệ với
tthực tế mà xét, T2 có phần quan trọng hơn, nhưng đứng về mặt tìm hiểu quy
tắc ngôn ngữ mà xét thì TI lại có phần quan trọng hơn. Với hai vị trí TI, T2,
bộ phận trung tâm có thể xuất hiện dưới 3 biến dạng: dạng đầy đủ cả T1-T2
( ví dụ: con chim (này); dạng thiếu TI (ví dụ: chim (này); dạng thiếu T2 ví
clụ: con (này)).
Phần đầu của danh ngữ trong tiếng Việt, có cả ba loại thành tố phụ:
định tố cái (ví dụ: cái cậu học sinh ấy); định tố chỉ số lượng (ví dụ: mấy cái
c:ậu học sinh ấy); định tố chỉ ý nghĩa toàn bộ (ví dụ: tất cả mấy cái cậu học
Siinh ấy). Các nhóm định tố ở phần đầu đều có vị trí cố định, được sắp xếp
t;heo trật tự: định tố chỉ toàn bộ - định tố chỉ s ố lượng - cái - T ỉ -T 2 - phản
c uối danh ngữ. Tuy nhiên, các thành tố này không nhất thiết phải có mặt đầy
đlủ ở phần đầu.
Phán cuối danh ngữ có hai loại định tố có tổ chức hoàn toàn khác
mhau: Loại định tố chí gồm một từ: Từ này có thể dùng riêng lẻ một mình
___________________ / u i s t / / t a ? J ĩ
-20-

×