Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO sát sự đáp ỨNG của cây bắp RAU đối với PHÂN lân TRÊN đất TRỒNG RAU CHỦ yếu ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG TRONG điều KIỆN NHÀ lưới TRONG vụ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
……….……….

NGUYỄN TẤN SANG
ĐỒNG THỊ KIỀU THU

Đề Tài

KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU ĐỐI
VỚI PHÂN LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU CHỦ
YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG
ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRONG VỤ 2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Giáo Viên Hướng Dẫn
PGS.Ts Nguyễn Mỹ Hoa

Cần Thơ 01/2011

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Nguyễn Tấn Sang

ii

Đồng Thị Kiều Thu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT - NNS – LSĐB

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kĩ sư Khoa
Học Đất với đề tài:
KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU ĐỐI VỚI CHẤT LÂN
TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU TRÊN MỘT SỐ VÙNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Do sinh viên : Nguyễn Tấn Sang, Đồng Thị Kiều Thu thực hiện và bảo vệ trước
hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp…………………………...
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………….
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:……………………

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng


iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Sinh viên: Nguyễn Tấn Sang
1. Sơ lược lý lịch
Họ và tên: Nguyễn Tấn Sang

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 16/03/1989

Dân tộc : Kinh

Họ và tên cha: Nguyễn Văn Đổ
Họ và tên mẹ: Thái Thị Hiếu
Địa chỉ liên lạc: số 92, Ấp Mỹ Phước, Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền,
Thành Phố Cần Thơ.
2. Quá trình học tập:
1996- 2001: Trường Tiểu Học Mỹ Khánh
2001- 2005: Trường Trung Học cơ sở Mỹ Khánh
2005- 2007:Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Việt Hồng
2007- 2011: Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Khoa Học Đất, Khóa 33,
Khoa Nông Nghiệp & SHƯD.

iv


Sinh viên: Đồng Thị Kiều Thu

1. Sơ lược lý lịch
Họ và tên: Đồng Thị Kiều Thu

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 31/12/1988

Dân tộc: Kinh

Họ và tên cha: Đồng Tấn Buôl
Họ và mẹ: Nguyễn Thị Ngọc Em
Địa chỉ liên lạc: số 5/14 Đường Lê Hồng Phong, Khu vực 5, Phường Bình
Thủy, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ.
2. Quá trình học tập:
1995 – 2000: Trường Tiểu Học Bình Thủy 1
2000 – 2004: Trường Trung học cơ sở Bình Thủy 2
2004 – 2006: Trường Trung Học Phổ Thông Bùi Hữu nghĩa
2007- 2011: Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Khoa Học Đất, Khóa 33,
Khoa Nông Nghiệp & SHƯD.

v


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.
Chân thành cám ơn các anh chị đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình
học tập.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Nguyễn Mỹ Hoa, người đã luôn dõi theo, hết lòng hướng dẫn giúp đỡ

và động viên chúng em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Cố vấn học tập thầy Trần Bá Linh, cô Châu Thị Anh Thy đã hết lòng
hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Chị Lê Thị Thùy Dương, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và giúp đỡ
chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn lớp Khoa Học Đất K33 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên chúng
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thân gởi về:
Các bạn lớp Khoa Học Đất K33 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong tương lai!

NGUYỄN TẤN SANG

vi

ĐỒNG THỊ KIỀU THU


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Phụ bìa…………………………………………………………………………….i
Duyệt hội đồng…………………………………………………………………..iii
Tiểu sử cá nhân…………………………………………………………………..iv

Lời cảm tạ………………………………………………………………………..vi
Mục lục………………………………………………………………………….vii
Danh sách bảng…………………………………………………………………..xi
Danh sách hình…………………………………………………………………xiii
Tóm lược………………………………………………………………………..xv
Mở đầu…………………………………………………………………………xvi
CHƯƠNG I
1.1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................... xvii

VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY BẮP ................................................... xvii

1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và ở Việt Nam .................... xvii
1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau ........................................... xix
1.1.3 Đặc điểm sinh thái và điều kiện dinh dưỡng khoáng của cây bắp
rau……… ................................................................................................... xx
1.2

CHẤT LÂN........................................................................................xxv

1.2.1

Vai trò của lân đối với cây trồng ...............................................xxv

1.2.2 Lân trong đất............................................................................... xxviii
1.2.3

Phản ứng của lân trong đất................................................... xxxvii


1.2.4

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng của chất lân trong

đất................................................................................................................ xl
1.2.5

Sự lưu tồn lân trong đất ............................................................. xlii

vii


1.3 SỰ ĐÁP ỨNG CHẤT LÂN TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU MÀU
CHÍNH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở CÁC ĐIỀU KIỆN
BÓN PHÂN KHÁC NHAU ........................................................................ xliii
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................... xlv

CHƯƠNG II

2.1 PHƯƠNG TIỆN..................................................................................... xlv
2.1.1

Thời gian và địa điểm................................................................. xlv

2.1.2

Đất thí nghiệm ........................................................................... xlv

2.1.3


Vật liệu thí nghiệm: vật liệu thí nghiệm bao gồm ..................... xlvii

2.2

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................................... xlvii

2.2.1

Bố trí thí nghiệm....................................................................... xlvii

2.2.2

Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. l

2.2.3

Phương pháp canh tác.................................................................... l

2.2.4

Xử lý số liệu ................................................................................... li

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... li

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA LÂN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA BẮP RAU........ li
3.1.1 Chiều cao cây ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo (NSKG) và giai
đoạn thu hoạch........................................................................................... lii
3.1.2 Tốc độ phát triển chiều cao ở các giai đoạn sinh trưởng................. lv

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN LÊN SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤTlix
3.2.1 Thí nghiệm trên Thốt Nốt- Cần Thơ ............................................... lix
3.2.2 Thí nghiệm ở Chợ Mới- An Giang................................................... lxi
3.2.3 Thí nghiệm ở Bình Tân –Vĩnh Long.............................................. lxiv
3.2.4 Thí nghiệm trên đất ở Châu Thành- Trà Vinh ............................. lxvi
CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................ lxviii

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. lxix
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................ lxxiii
viii


......................................................................................................................... xvii
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................... xvii
1.1

VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY BẮP ................................................... xvii

1.1.1

Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và ở Việt Nam ............... xvii

1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau ............................................ xix
1.1.3

Đặc điểm sinh thái và điều kiện dinh dưỡng khoáng của cây

bắp rau xx

1.2

CHẤT LÂN........................................................................................xxv

1.2.1

Vai trò của lân đối với cây trồng ...............................................xxv

1.2.2 Lân trong đất............................................................................... xxviii
1.2.3

Phản ứng của lân trong đất................................................... xxxvii

1.2.4

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ hữu dụng của chất lân trong

đất

xl

1.2.5

Sự lưu tồn lân trong đất ............................................................. xlii

1.3 SỰ ĐÁP ỨNG CHẤT LÂN TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU MÀU
CHÍNH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở CÁC ĐIỀU KIỆN
BÓN PHÂN KHÁC NHAU ........................................................................ xliii
CHƯƠNG II..................................................................................................... xlv
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................... xlv

2.1 PHƯƠNG TIỆN..................................................................................... xlv
2.1.1

Thời gian và địa điểm................................................................. xlv

2.1.2

Đất thí nghiệm ........................................................................... xlv

2.1.3

Vật liệu thí nghiệm: vật liệu thí nghiệm bao gồm ..................... xlvii

2.2

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.................................................... xlvii

2.2.1

Bố trí thí nghiệm....................................................................... xlvii
ix


2.2.2

Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. l

2.2.3

Phương pháp canh tác.................................................................... l


2.2.4

Xử lý số liệu ................................................................................... li

CHƯƠNG III ...................................................................................................... li
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................. li
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA LÂN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA BẮP RAU........ li
3.1.1 Chiều cao cây ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo (NSKG) và giai
đoạn thu hoạch........................................................................................... lii
3.1.2 Tốc độ phát triển chiều cao ở các giai đoạn sinh trưởng................. lv
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN LÊN SINH KHỐI VÀ NĂNG SUẤTlix
3.2.1 Thí nghiệm trên Thốt Nốt- Cần Thơ ............................................... lix
3.2.2 Thí nghiệm ở Chợ Mới- An Giang................................................... lxi
3.2.3 Thí nghiệm ở Bình Tân –Vĩnh Long.............................................. lxiv
3.2.4 Thí nghiệm trên đất ở Châu Thành- Trà Vinh ............................. lxvi
CHƯƠNG IV ................................................................................................ lxviii
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... lxviii
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. lxix
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................ lxxiii

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.

Tựa bảng


Trang

Diện tích và năng suất bắp các loại tại ĐBSCL những năm gần

đây (tổng cục thống kê)…………………………………………………………..2
2.

Lượng NPK bón cho bắp (Nguyễn Xuân Trường, 2000)…………………6

3.

Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp (T. Dierol, 2001)……8

4.

Hàm lượng P2O5 của một số loại đất (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992).15

5.

Đánh giá lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1979)……………………..16

6.

Đánh giá lân trong đất vùng ĐBSCL (Kuyma, 1976)………………..….16

7.

Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính vùng Tây

Nam Sông Hậu (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 1990)………………………………...17

8.

Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo Đỗ Ánh (2003)………………...…22

9.

Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2

(0.1M HCL + 0.03 NH4F) theo A.L.Page, 1982……………………………..….22
10.

Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1

(0.025 M HCL +0.03 NH4F) theo A.L.Page, 1982………………………..……22
11.

Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen (theo cotteni et

al)…………………………………………………………………………..……23
12.

Tỉ lệ các ion phosphate tồn tại trong đất ở các pH khác nhau ( %) (Vũ

Hữu Yêm, 1995)………………………………………………………………...24
13.

Sinh khối các bộ phận của cây bắp lai giữa các nghiệm thức bón thiếu N,

thiếu P. thiếu K và đầy đủ NPK giai đoạn thu hoạch ( Nguyễn Mỹ Hoa và ctv,
2008) ………………………………………………………………………..…..30

14.

Năng suất bắp và sinh khối thân giữa các nghiệm thức bón lân theo nông

dân……………………………………………………………………...………..31
15.

Một số đặc tính lý hóa học của một số mẫu đất thí nghiệm………...…...33

16.

Các loại đất thí nghiệm ở Thốt Nốt – Cần Thơ………………...……….35
xi


17.

Các loại đất thí nghiệm ở Chợ Mới – An Giang………………………...35

18.

Các loại đất thí nghiệm ở Bình Tân – Vĩnh long………………………..36

19.

Các loại đất thí nghiệm ở Châu Thành – Trà Vinh……………...……….36

20.

Chiều cao caay bắp ở từng loại đất với nghiệm thức có bón và không bón


lân ở giai đoạn 40 ngày SKG…………………………………………………....39
21.

Chiều cao cây bắp ở từng loại đất với nghiệm thức có bón và không bón

lân ở giai đoạn thu hoạch………………………………………………………..41

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.

Chu kì chất lân trong đất ( FAO, 1984)………………………………….14

2.

Cây bắp ở giai đoạn 40 ngày sau khi gieo……………………………….40

3.

Cây bắp ở giai đoạn 60 ngày sau khi gieo…………………….…………42


4.

Sự phát triển chiều cao của bắp ở nghiệm thức không bón lân (a) và bón

lân (b) trên đất Thốt Nốt………………………………………………………...43
5.

Sự phát triển chiều cao của bắp ở nghiệm thức không bón lân (a) và bón

lân (b) trên đất Chợ Mới – An Giang………………………………………...…44
6.

Sự phát triển chiều cao của bắp ở nghiệm thức không bón lân (a) và bón

lân (b) trên đất Bình Tân-Vĩnh Long………………………………………..…..45
7.

Sự phát triển chiều cao của bắp ở nghiệm thức không bón lân (a) và bón

lân (b) trên đất Châu Thành-Trà Vinh………………………………………..…46
8.

Sinh khối ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại đất ở thí

nghiệm đất Thốt Nốt- Cần Thơ………………………………………………….47
9.

Năng suất trái khô ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại

đất ở thí nghiệm đất Thốt Nốt- Cần Thơ…………………………………..……48

10.

Cây bắp ở giai đoạn thu hoạch ở thí nghiệm trên đất Thốt Nốt – Cần

Thơ…………………………………………………………………………..…..49
11.

Sinh khối ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại đất ở thí

nghiệm đất Chợ Mới- An Giang……………………………………………..….50
12.

Năng suất trái khô ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại

đất ở thí nghiệm đất Chợ Mới- An Giang…………………………………….…51
13.

Cây bắp ở giai đoạn thu hoạch ở thí nghiệm trên đất Chợ Mới – An

Giang…………………………………………………………………………….51
xiii


14.

Sinh khối ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại đất ở thí

nghiệm đất Bình Tân- Vĩnh Long……………………………………………….52
15.


Năng suất trái khô ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại

đất ở thí nghiệm đất Bình Tân- Vĩnh Long…………………………………......53
16.

Cây bắp ở giai đoạn thu hoạch ở thí nghiệm trên đất Bình Tân – Vĩnh

long……………………………………………………………………………...53
17.

Sinh khối ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên từng loại đất ở thí

nghiệm đất Châu Thành- Trà Vinh…………………………….………….…….54
18.

Năng suất trái khô ở nghiệm thức có bón và không bón lân trên -từng loại

đất ở thí nghiệm đất Châu Thành- Trà Vinh…………………………….………55
19.

Cây bắp ở giai đoạn thu hoạch ở thí nghiệm trên đất Châu Thành – Trà

Vinh……………………………………………………………………………..55

xiv


NGUYỄN TẤN SANG, ĐỒNG THỊ KIỀU THU, 2010. “khảo sát sự đáp ứng
của cây bắp rau đối với chất lân trên đất trồng rau trên một số vùng ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long”. Luận văn tốt nghiệp kĩ sư ngành Khoa Học Đất, Khoa Nông

Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn khoa
học: P.GS TS.Nguyễn Mỹ Hoa.

TÓM LƯỢC
Đề tài “khảo sát sự đáp ứng của cây bắp rau đối với chất lân trên đất trồng
rau trên một số vùng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện từ
15/06/2010 đến 27/08/2010 tại nhà lưới bộ môn Khoa Học Đất – NNS – LSĐB,
nhằm mục tiêu đáng giá khả năng đáp ứng của cây bắp rau đối với chất lân trên
năng suất của cây bắp rau trên bốn vùng trồng rau lớn ở ĐBSCL là Thốt Nốt –
Cần Thơ, Chợ Mới – An Giang, Bình Tân – Vĩnh Long và Châu Thành – Trà
Vinh ở vụ 3.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân
tố có bón lân và không bón lân trên 10 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu khác
nhau. Bắp được trồng trong chậu, mỗi chậu một cây chậu có kích thước 28x18
cm, được đặt ở khoảng cách 60x20 cm, mật độ trồng khoảng 83.000cây. Kết quả
thí nghiệm cho thấy bón lân không làm tăng chiều cao cây ở hầu hết các loại đất.
Việc bón lân không làm tăng sinh khối, năng suất trên tất cả các loại đất. Do đó
cần thí nghiệm nghiên cứu liều lượng bón phân lân hợp lí để sư dụng trên đất
trồng rau ở ĐBSCL.

xv


MỞ ĐẦU
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trên đa số các loại cây trồng nhất là trên
rau màu, phân lân được sử dụng với một liều lượng rất cao mà không chú ý đến
đặc tính độ phì khác nhau của từng cánh đồng. Điều này dẫn đến sự tích lũy lân ở
một số điểm trồng rau màu chuyên canh có vòng quay sử dụng đất ngắn gây lãng
phí phân bón, tăng chi phí trong sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của cây
trồng.

Có nhiều ý kiến đánh giá về chất lân đối với cây trồng. Theo Đỗ Thị
Thanh Ren. (1999) cho rằng sau chất đạm không có chất nào ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của cây trồng bằng chất lân. Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv,
(2000) lân có vai trò quan trọng với cây bắp, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai
đoạn cây con rất yếu. Thời kỳ 3 – 4 lá cây bắp hút không được nhiều lân, đó là
thời kỳ khủng hoảng lân của bắp, nếu thiếu lân ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng
suất nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv, (2006) cho thấy nhiều
ruộng khảo sát trong vùng trồng rau chuyên canh của Tiền Giang, hàm lượng lân
dễ tiêu đạt rất cao (129-234 mg P/kg). Kết quả điều tra cho thấy nông dân ở vùng
khảo sát đã sử dụng phân lân rất cao 100-150 kg P2O5/ha/vụ để bón cho các loại
cây trồng.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Hồng Tươi và Lê Thị Hoàng Trúc ở vụ 2 cho
thấy việc bón lân không có hiệu quả trên đa số các loại đất ở vùng trồng rau
chuyên canh chủ yếu ở Thốt Nốt – Cần Thơ, Chợ Mới – An Giang, Bình Tân –
Vĩnh Long, Châu Thành – Trà Vinh. Điều này cho thấy hàm lượng lân cao trong
đất đã có hiệu quả lưu tồn qua 2 vụ canh tác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiệu quả
này có kéo dài đến vụ 3 không, nếu tiếp tục không bón lân ở vụ 3 thì có ảnh
hưởng làm giảm năng suất cây trồng không. Do đó đề tài “Khảo sát sự đáp ứng
của cây bắp rau đối với chất lân trên đất trồng rau ở Thốt Nốt – Cần Thơ, Chợ
Mới – An Giang, Bình Tân - Vĩnh Long và Châu Thành - Trà Vinh trong điều
kiện nhà lưới ” cần thiết được thực hiện nhằm khảo sát sự đáp ứng của cây bắp
rau đối với chất lân trên một số loại đất trồng rau ở Thốt Nốt – Cần Thơ, Chợ
Mới – An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành – Trà Vinh.
xvi


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY BẮP

1.1.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1 Tình hình trên thế giới
Ngành sản xuất bắp thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong hơn 40 năm gần đây, bắp là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất
cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất bắp trung
bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49.9 tạ/ha. Năm2007,
theo USDA, diện tích bắp đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất
4.9tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 766.2 triệu tấn. (FAOSTAT, USDA 2008).
Sản lượng bắp ở thế giới trung bình hằng năm từ 696.2 – 723.3 triệu tấn
(2005 – 2007). Trong đó nước Mỹ sản xuất 40.62% tổng sản lượng bắp và
59.38% do các nước khác sản xuất.
Nhu cầu tiêu thụ nội địa bắp trên thế giới rất lớn, trung bình hằng năm từ
702,5 – 768,8 triệu tấn. Trong đó nước Mỹ tiêu thụ 33,52% tổng sản lượng và
các nước khác chiếm 66,48%.
Sản lượng bắp xuất khẩu trên thế giới trung bình hằng năm từ 82,6 – 86,7
triệu tấn. Trong đó, Mỹ xuất khẩu 64,41% tổng sản lượng và các nước khác
chiếm 35,59%. Sản lượng bắp trên thế giới năm 2007 tăng gấp đôi so với 30 năm
trước đây (sản lượng khoảng 349 triệu tấn 1977) ( Sở khoa học công nghệ An
Giang).
1.1.1.2 Tình hình sản xuất bắp trong nước
Bắp là loại cây lương thực chính trồng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam,
từ năm 1900 - 1945, bắp là loại nông sản xuất khẩu đứng hàng thứ ba sau lúa và
cao su. Từ năm 1961 – 1980 diện tích trồng bắp gia tăng từ 260.200 ha – 389.000
ha. Từ năm 1980 – 1992 diện tích trồng bắp gia tăng nhanh chóng 478.000.
Năng suất bắp Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện
tích hơn 200 nghìn hecta đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1
xvii


tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống bắp địa phương với

kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm
Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống bắp cải tiến đã được
đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu
những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất bắp nước ta thực sự có những bước
tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng
mở rộng giống bắp lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật
canh tác theo đòi hỏi của giống mới.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê (2007), diện tích trồng
bắp của cả nước là 1067.9 nghìn ha. Trong đó các tỉnh Đông Bắc là 236 nghìn ha
chiếm diện tích lớn nhất . Các vùng khác là Đồng Bằng Sông Hồng (84.7 nghìn
ha), Tây Bắc (172 nghìn ha), Bắc Trung Bộ (137.3 nghìn ha), Duyên Hải Nam
Trung Bộ (42.1 nghìn ha), Tây Nguyên (233.4 nghìn
ha), Đông Nam Bộ (126.1 nghìn ha), Đồng Bằng Sông Cửu Long (36.3 nghìn
ha).
Bảng 1. Diện tích và năng suất bắp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
những năm gần đây

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Vùng

Sản lượng
(nghìn tấn)

2008

Sơ bộ
2009


2008

Sơ bộ
2009

2008

Sơ bộ
2009

Đồng bằng
sông Cửu
Long

40.6

37.1

56.4

51.8

229.1

192.3

Long An

5.1


4.0

54.1

48.8

27.6

19.5

Tiền Giang

4.6

4.7

33.5

33.2

15.4

15.6

Bến Tre

0.7

0.9


30.0

33.3

2.1

3.0

Trà Vinh

5.3

5.4

54.2

44.6

28.7

24.1

Vĩnh Long

1.1

1.2

20.0


20.8

2.2

2.5

xviii


Đồng Tháp

5.1

4.1

76.1

74.6

38.8

30.6

An Giang

11.5

9.2


74.4

70.4

85.6

64.8

Kiên Giang

0.0

0.1

43.2

20.0

0.1

0.2

Cần Thơ

1.0

1.1

50.0


46.4

5.0

5.1

Hậu Giang

2.1

2.0

42.9

48.5

9.0

9.7

Sóc Trăng

3.7

3.9

36.2

38.2


13.4

14.9

Bạc Liêu

0.2

0.3

35.0

56.7

0.7

1.7

Cà Mau

0,2

0,2

25.0

30.0

0.5


0.6

Nguồn: Tổng cục thống kê
An Giang là tỉnh có diện tích trồng bắp lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long với 10.5 nghìn ha, cũng là tỉnh dẫn đầu về năng suất (76 tạ/ha) và sản
lượng (79.8 nghìn tấn).
Riêng đối với cây bắp rau thì ở An Giang, huyện Chợ Mới là huyện có
diện tích trồng lớn nhất, tính đến tháng 4/2007, toàn tỉnh An Giang đã thu hoạch
được hơn 14.850 ha màu. Diện tích thu hoạch màu vụ Đông Xuân đạt hơn 830
ha, vụ Hè Thu năm nay, bà con nông dân trong tỉnh đã gieo trồng được 9.479 ha
màu, trong đó chủ yếu là rau dưa với 3.550 ha, bắp lai 1.650 ha, bắp rau 1.041
ha, đậu xanh 826 ha, bắp trắng 754 ha, mè 634 ha, đậu nành 559 ha, cỏ chăn nuôi
189 ha.(Sở Nông nghiệp An Giang).
1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau
Cây bắp ưa khí hậu ấm có khả năng thích nghi với khoảng khí hậu rộng, nên có
thể trồng được trong tất cả các vùng của Việt Nam. Bắp có thể phát triển tốt trên
bất kì loại đất nào nếu có hệ thống tưới tiêu đầy đủ để duy trì đủ oxy cho rể phát
triển, và có khả năng giữ nước để tạo độ ẩm thích hợp trong suốt mùa sinh
trưởng. Cây bắp không kén đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác
nhau, nhưng thích hợp nhất là đất trung tính có pH từ 6.0 – 7.2, đất giàu mùn và
chất dinh dưỡng.
Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp nói chung bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến
trái chín hoàn toàn. Chu kỳ này thay đổi từ 50 – 350 ngày, nhưng đối với bắp rau
xix


thu hoạch ở giai đoạn trái non trung bình từ 55 – 60 ngày, tùy theo giống, điều
kiện canh tác và môi sinh. Sự sinh trưởng của bắp được tiến hành qua nhiều thời
kỳ nối tiếp nhau một cách liên tục (Dương Minh, 1999).
1.1.3 Đặc điểm sinh thái và điều kiện dinh dưỡng khoáng của cây bắp rau

1.1.3.1 Điều kiện ngoại cảnh
Bắp rau là cây trồng ngắn ngày, thuộc nhóm cây ưa nhiệt.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây là 23 – 250C và
nhiệt độ này cũng là nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn tạo bắp tới thu hoạch sản
phẩm.
Đất trồng cần tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, loại đất giàu hữu cơ nhiều
mùn, đất thịt pha cát, đất phù sa ven sông đảm bảo cho hệ thống tưới tiêu hoàn
chỉnh.
1.1.3.2 Thời vụ
Bắp rau có thể trồng nơi thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh.
Thích hợp và có hiệu quả cao nhất là vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè (do ít chịu
ảnh hưởng gió to và mưa nhiều).
1.1.3.3 Giống
Hiện nay có rất nhiều giống bắp non được trồng sản xuất dưới dạng thử
nghiệm và đang tiếp tục theo dõi. Qua nhiều vụ sản xuất, hiện nay giống Pacific
421 đang được Công ty Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp An Giang hợp đồng thu
mua. Đây là giống bắp lai chuyên dùng để thu họach trái non cho sản lượng cao
và chất lượng rất đồng bộ. Nó có chiều cao cây thấp (khoảng 1,5m), thân cây
cứng, ít bị gãy đổ. Tuy nhiên nếu trồng trong vụ Hè thu cần phải có mật độ thích
hợp và vun gốc để tránh giông to, gió lớn có thể gây thiệt hại. Ngoài ra, ở Chợ
Mới hiện nay nông dân trồng giống Amazing có đặc tính giống với giống Pacific.
Một số đặc tính cơ bản của giống bắp non Amazing:
Chiều cao cây: 150 cm.
Bắt đầu thu hoạch trái non vào khoảng 41-43 ngày sau khi gieo.
xx


Trổ cờ khoảng: 38-40 ngày sau khi gieo.
Năng suất trái tươi: 8-12 tấn/ha.
Chiều cao đóng trái từ 90 – 120 cm.

Ruộng trồng bắp non cần tránh để thụ phấn với ruộng bắp khác bằng cách
cách ly thời gian (trồng sớm hơn hoặc muộn hơn 25-30 ngày so với ruộng khác)
hoặc cách ly không gian (cách ruộng bắp khác trên 1000 m) hoặc trồng hàng bắp
bảo vệ (tối thiểu 30 hàng bảo vệ khi có ruộng bắp khác cách 500 m). Tất cả cây
trong ruộng bắp non đều phải rút cờ, kể cả hàng bắp bảo vệ để tránh phấn rơi vào
râu bắp.
Lượng giống cần cho 1 ha là 35-40 kg.Trồng hàng cách hàng 70-75 cm,
cây cách cây trên hàng 20-25 cm, gieo 3 hạt/hốc. Sau khi gieo 5-7 ngày nên kiểm
tra và gieo dậm lại những hốc không lên hoặc ở chỗ có cây quá yếu, 10-15 ngày
sau khi gieo tỉa bớt cây yếu chừa lại 2 cây/hốc.
1.1.3.4 Dinh dưỡng khoáng cho bắp
Bắp là cây phàm ăn, nếu muốn đạt năng suất cao phải trồng trên các loại
đất giàu chất dinh dưỡng. Nếu đất trồng thiếu chất dinh dưỡng phải tiến hành bón
phân bổ sung dể cây phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Theo Nguyễn Như Hà các ảnh hưởng xấu của đất có pH thấp đối với cây
bắp có lẽ chủ yếu là do Al3+ di động cao. Khi đất có pH 4,5 – 4,7 bón vôi cho bắp
có hiệu lực cao nếu lượng vôi đủ trung hòa ½ độ chua thủy phân của đất. Ở
pH>=5 không cần phải bón vôi, do ở pH trên, Al3+ di động đã bị cố định hết,
không còn gây tác hại lớn cho bắp.
Phân chuồng hay các loại phân hữu cơ khác là loại phân cần bón cây bắp
trên mọi loại đất, nên sử dụng phân đã được ủ hoai mục. Cần ưu tiên bón phân
hữu cơ khi trồng bắp trên các loại đất nghèo mùn, đất 2 vụ lúa, đất xám bạc màu,
đất có thành phần cơ giới nặng.
Dạng phân đạm bón lót tốt nhất cho bắp là amôn nitrat hay sunphat amôn,
urê cũng tốt nhưng đòi hỏi quá trình chuyển hóa thành amôn nên cần trộn lẫn vào
đất để tránh quá trình bay hơi.
xxi


Dạng phân lân thường bón cho cây bắp là các loại super hòa tan hay amôn

photphat.
Loại kali thường bón cho bắp là kaliclorua vừa phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi
đất thiếu lưu huỳnh thì có thể bón kali sunphat thì có thể đáp ứng cả K và S
(Nguyễn Như Hà, 2006)
Bảng 2. Lượng NPK bón cho bắp (Nguyễn Xuân Trường, 2000)
Loại đất

Đất phù sa

Đất xám, cát

Đất đỏ vàng

Loại bắp

Lượng bón (kg/ha)
N

P 2O5

K2O

Bắp lai

160 – 200

60 – 90

60 – 80


Bắp thường

120 – 150

50 – 70

40 – 60

Bắp rau (thu
non)

100 – 120

40 – 60

40 – 60

Bắp lai

140 – 180

80 – 100

90 – 120

Bắp thường

120 – 140

60 – 90


80 – 100

Bắp rau (thu
non)

100 – 120

40 – 60

40 – 60

Bắp lai

160 – 200

80 – 100

80 – 100

Bắp thường

120 – 150

60 – 80

40 – 60

Bắp rau (thu
non)


100 – 120

40 – 60

40 – 60

Lượng phân chuồng cần bón cho bắp trung bình là 8 – 10 tấn/ha, bón được
10 – 15 tấn/ha càng tốt.
Lượng phân bón cho bắp tùy vào khả năng đạt năng suất (tiềm năng
giống, mật độ cây), độ phì của đất và cả trình độ thâm canh.
Theo Huỳnh Thị Kim Cúc (1998) lượng phân bón tính bình quân cho 1 ha
trồng bắp non như sau:
- Phân chuồng ủ hoai mục: 15-20 tấn/ha.
- Đạm urê: 150kg/ha
- Super lân: 400kg/ha
- Clorua cali: 110kg/ha
xxii


Tuy nhiên, cũng tùy vào loại đất tốt, xấu mà thêm hoặc bớt urê, phân
chuồng.
Theo Trần Văn Hiến (2007) trên các loại đất, nếu có điều kiện cần bón 5 10 tấn phân hữu cơ/ha. Lượng N-P-K bón theo công thức 140 N, 60 P2O5, 40kg
K2O tương đương với 330 kg Urê, 370kg Super lân, 80kg KCl/ha. Có thể dùng
phân hỗn hợp như 16-16-8 hoặc 20-20-0 với lượng 200 kg/ha để bón lót cho cây,
kết hợp với 200 kg Urê để bón thúc.
Trong thực tế có thể dựa vào việc chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá
của cây bắp để xác định nhu cầu phân bón.

Bảng 3. Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp (T.Dierol,

2001)

Loại dinh
dưỡng

Bộ phận và
thời gian
lấy mẫu
phân tích

Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)
Bắp lai

Bắp địa phương

Thiếu

Đủ

Thiếu

Đủ

N

<2,9

3-5

<2,5


3-4

P

<0,25

0,3-0,6

<0,25

0,3-0,5

<1,5

1,8-2,6

<1,3

1,7-3,0

<0,3

0,3-1,0

<0,2

0,3-1,0

<0,15


0,2-0,6

<0,15

0,2-0,5

<0,15

0,2-0,3

<0,15

0,2-0,3

K
Ca
Mg

Lá đối diện
và phía
dưới bắp,
vào thời kỳ
phun râu

S

1.1.3.4 Phương pháp bón phân cho bắp
Bón lót cho bắp
Chủ yếu là dùng các loại phân hữu cơ và lân để bón lót, có thể bón theo 2

cách: rải đều hay bón theo hàng. Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ, có
xxiii


ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng không tập trung vàp gốc, tác dụng của
phân chậm và hiệu quả thấp. Bón phân theo hàng là hình thức bón phân sau khi
làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lắp nhẹ
một lớp đất bột trước khi rãi giống xuống. Bón theo cách này phân được bón tập
trung gần gốc bắp nên nhanh chống phát huy tác dụng, nhưng tốn công và chậm,
nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng nhất là phân gây chua có
thể gây xót hạt, thối mầm và chết. (Nguyễn Như Hà, 2006)
Việc bón lót đạm và kali cho bắp có những ý kiến khác nhau: Vì xét về
nhu cầu của cây ở giai đoạn đầu thì chưa cần nên có khuyến cáo là không cần
bón lót đạm và kali. Nhưng do trồng bắp trong điều kiện đất cạn (khô), lượng
phân bón nhiều, cây có thể chịu được nồng độ muối tan cao nên bón lót 1/3 tổng
lượng N và K2O, để sớm thỏa mãn nhu cầu đạm, kali và thúc đẩy cây con sinh
trưởng. (Nguyễn Như Hà, 2006).
Bón thúc cho bắp.
Bón thúc đợt 1, khi cây có 3 – 4 lá thật nhằm giúp cây phát triển bộ rễ,
chuyển dinh dưỡng từ hạt sang dinh dưỡng từ đất được tốt, thường bón 1/3 đạm
+ 1/3 kali. Pha phân với nước tưới cho cây, nếu đất đủ ẩm có thể bón trực tiếp
vào đất: rạch 2 bên cách gốc cây bắp 5 – 7cm, rải đều phân vào rạch rồi kết hợp
vun đất nhẹ để lấp phân quanh gốc. Để giảm công bón phân khi đã có bón lót
đạm và kali có thể không bón thúc lần 1.(Nguyễn Như Hà, 2006).
Bón thúc đợt 2 khi bắp có 7-9 lá thật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của bộ
rễ đốt, nhằm giúp cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển thân lá,
phân hóa cơ quan sinh sản và chống đổ. Thường dùng 1/3 đạm + 1/3 kali trộn
đều phân bón vào rảnh sâu 5-7cm hai bên hàng và cách gốc 10-15cm, sau đó lấp
đất vun vào gốc. (Nguyễn Như Hà, 2006)
Bón thúc đợt 3 lúc cây xoắn nõn (10-15 ngày trước khi trổ) tác dụng tốt

cho quá trình phân hóa bắp và trổ cờ, tạo điều kiện cho thân lá phát triển tối đa,
giữ bộ lá xanh lâu để quang hợp nuôi trái. Dùng toàn bộ lượng phân còn lại bón
vào gốc như đợt 2 và kéo đất vun gốc lại. (Nguyễn Như Hà, 2006).

xxiv


Khi sử dụng các loại phân NPK, ngoài bón lót phần lớn lân khi trồng, lân
còn có thể bón làm nhiều đợt cùng các loại phân vô cơ khác bằng các loại lân hòa
tan trong nước theo yêu cầu của cây. Đối với đạm cần chia ra nhiều lần bón trong
đó chú trọng đợt bón trước lúc trổ cờ. Kali chia ra bón nhiều lần nhưng tập trung
nhiều vào giai đoạn trước phun râu. (Nguyễn Như Hà, 2006).
1.1.3.5 Những vấn đề về bón phân cân đối trong trồng bắp
Ở bất kỳ giai đoạn nào, đối với cây bắp đạm cũng là nhân tố rất lớn ảnh
hưởng đến năng suất, còn lân và kali bón bao nhiêu cũng chủ yếu là hàm lượng
lân và kali dễ tiêu trong đất. (Nguyễn Như Hà, 2006)
Rất cần thiết bón cân đối giữa phân hữu cơ – vô cơ vì phân hữu cơ ngoài
tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng còn cải thiện tính chất vật lý
đất làm cây sinh trưởng tốt hơn.
Trong việc trồng bắp cũng cần quan tâm bón thường xuyên các dạng phân
S như supe lân và sử dụng vi lượng Zn cho bắp để đảm bảo bắp cho năng suất
cao, phẩm chất tốt, có hiệu lực chung của phân bón cao và hiệu quả sản xuất cao.
(Nguyễn Như Hà, 2006)
Trồng bắp trên đất cát, đất xám, đất bạc màu cần quan tâm bón đủ cả N, P,
K và các phân trung, vi lượng, phân hữu cơ, còn trên đất đỏ thì cần chú ý bón lân
và kali. Trên đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát, cần bón nhiều lân và
kali hơn so với đất phù sa, đất đỏ bazan. Trên các loại đất bạc màu, đất xám, đất
cát bón phân kali có tác dụng tăng năng suất rõ rệt. Bắp lai cần bón nhiều phân
hơn bắp thường, và bắp thường cần bón nhiều phân hơn bắp rau (Nguyễn Như
Hà, 2006).

1.2

CHẤT LÂN

1.2.1 Vai trò của lân đối với cây trồng
Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, sau chất đạm không có
chất nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng bằng chất lân. Hàm lượng
lân trong cây và trong đất thường thấp hơn đạm và kali. Trong đất lân thường có
xu hướng phản ứng với các thành phần khác trong đất tạo thành các hợp chất
không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
xxv


×