Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

MỘT số đặc TÍNH hóa học đất TRỒNG gấc THÍ NGHIỆM tại xã AN hảo HUYỆN TỊNH BIÊN TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.84 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
------------

HUỲNH THANH THỦY

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT
TRỒNG GẤC THÍ NGHIỆM TẠI XÃ
AN HẢO - HUYỆN TỊNH BIÊNTỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 05/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT
TRỒNG GẤC THÍ NGHIỆM TẠI XÃ
AN HẢO – HUYỆN TỊNH BIÊN –
TỈNH AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn:


Ts. Châu Minh Khôi
Ths. Nguyễn Đỗ Châu Giang

Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thanh Thủy
MSSV: 3084153
Lớp: KHĐ K34

Cần Thơ, 05/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

***
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài “MỘT SÓ ĐẶC
TÍNH HÓA HỌC ĐẤT TRỒNG GẤC THÍ NGHIỆM TẠI XÃ AN HẢO –
HUYỆN TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG”.
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thanh Thủy. MSSV: 3084153. Lớp Khoa học Đất K34.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………..........
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

Châu Minh Khôi

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

***
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học Đất đã chấp thuận
báo cáo đề tài Do sinh viên Huỳnh Thanh Thủy. Lớp Khoa học Đất K34 báo cáo trước
Hội đồng.“MỘT SÓ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT TRỒNG GẤC THÍ NGHIỆM
TẠI XÃ AN HẢO – HUYỆN TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG”.
Ngày tháng năm 2012
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:……………………
Nhận xét của Hội đồng:
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

***
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài “MỘT SÓ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT TRỒNG GẤC THÍ NGHIỆM
TẠI XÃ AN HẢO – HUYỆN TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG”.
Do sinh viên Huỳnh Thanh Thủy. Lớp Khoa học Đất K34. Lớp Khoa học Đất
K34 báo cáo trước Hội đồng. Ý kiến đánh giá của giáo viên phản biện:
………………………………………………………………………………….………
………………………………………………………………………….………………
………………………………………………………………….………………………
………………………………………………………….………………………………
………………………………………………….………………………………………
………………………………………….………………………………………………
………………………………….
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012
Giáo viên phản biện

iii


LỊCH SỬ CÁ NHÂN

***
Họ và tên: Huỳnh Thanh Thủy

MSSV: 3084153
Lớp: Khoa học đất K34
Ngày, tháng, năm sinh: 09/04/1990
Quê quán: Hiếu Phụng – Vũng Liêm – Vĩnh Long
Họ tên cha: Huỳnh Thanh Lợi

Năm sinh: 1967

Họ tên mẹ: Nguyễn Kim Loan

Năm sinh: 1967

Quá trình học tập:
Năm 2008 tốt nghiệp phổ thông tại trường THPT Hiếu Phụng.
Năm 2008 – 2012 học tại trường Đại Học Cần Thơ chuyên ngành Khoa Học Đất khóa
34, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Năm 2012 tốt nghiệp ngành Khoa học đất.

iv


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Thầy Châu Minh Khôi đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Thầy cố vấn học tập Ngô Ngọc Hưng đã chỉ dạy, dìu dắt chúng em trong 4 năm
học vừa qua.
Cô Nguyễn Đỗ Châu Giang, anh Trần Huỳnh Khanh đã giúp đỡ em trong quá
trình lấy mẫu và phân tích mẫu.
Cảm ơn tất cả các anh chị trong phòng phân tích đất Bộ môn Khoa Học Đất đã

chỉ bảo em trong suốt thời gian làm việc tại phòng.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn lớp Khoa Học Đất K34 đã giúp đỡ
mình trong suốt quá trình làm luận văn cũng như thời gian học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

Huỳnh Thanh Thủy

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa
học của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thanh Thủy

vi


Huỳnh Thanh Thủy, 2012 “Một số đặc tính hóa học đất trồng gấc thí nghiệm tại xã
An Hảo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang”. Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học

đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Châu Minh Khôi
_______________________________________________________________

TÓM LƯỢC
Chất lượng đất có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì
vậy chất lượng đất là vấn đề cần được quan tâm trong nền sản xuất nông nghiệp ở
Đồng bằng sông Cửu Long.
Đất vùng núi tại huyện Tịnh Biên là loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất có
tầng canh tác mỏng đa phần là đất cát phong hóa tại chổ, hàm lượng chất hữu cơ thấp
dẫn đến khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng kém, bốc hơi nước nhanh nên
việc trồng trọt gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ xói mòn cao.
Đề tài “Một số đặc tính hóa học đất trồng gấc thí nghiệm tại xã An Hảo –
huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm: i) Đánh giá độ phì hiện tại
của đất trồng gấc tại địa điểm thí nghiệm, ii) Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ
trong cải thiện độ phì nhiêu của đất.
Qua quá trình thu thập và phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất cho thấy đất
trồng gấc tại huyện Tịnh Biên là đất đồi núi phong hóa tại chỗ có độ phì nhiêu thấp,
nghèo dưỡng chất. Sau khi bón phân hữu cơ với liều lượng 2 tấn/ha qua 3 tháng có tác
dụng gia tăng hàm lượng dưỡng chất trong đất biểu hiện qua sự cải thiện độ pH của
đất (4,99-5,39), hàm lượng chất hữu cơ được cải thiện (2,28-2,75%), đạm tổng số tăng
nhưng không đáng kể (0,13-0,14%), đạm hữu dụng tăng (25,17-33,64 mg/kg), lân hữu
dụng tăng (19,82-38,79 mg P/kg) và khác biệt có ý nghĩa giữa trước và sau khi bón
phân hữu cơ. Kết quả khảo sát mối tương quan giữa một số đặc tính hóa học quyết
định độ phì nhiêu đất thì thấy có sự tương quan thuận nhưng không cao giữa hàm
lượng chất hữu cơ với pH đất, đạm tổng số, đạm hữu dụng, lân hữu dụng. Tuy nhiên,
chưa thấy được sự tương quan giữa pH và đạm hữu dụng trong đất.

vii



MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................i
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ...................................................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.............................................................iii
LỊCH SỬ CÁ NHÂN ..................................................................................................iv
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................vi
TÓM LƯỢC...............................................................................................................vii
MỤC LỤC ................................................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................x
DANH SÁCH BẢNG..................................................................................................xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chương 1: Lược khảo tài liệu .....................................................................................2
1.1 Độ phì nhiêu đất ......................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................2
1.1.2 Các chỉ tiêu hóa học đánh giá độ phì nhiêu đất ................................................3
1.1.3 Chất hữu cơ đối với độ phì ..............................................................................7
1.2 Phân hữu cơ.............................................................................................................9
1.2.1 Khái niệm........................................................................................................9
1.2.2 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính đất và bồi dưỡng đất ......................................... 10
1.2.3 Phân hữu cơ cải tạo lý tính đất....................................................................... 11
1.2.4 Phân hữu cơ cải tạo sinh tính đất ................................................................... 12
1.3 Cây gấc.................................................................................................................. 13
1.3.1 Hình thái thực vật .......................................................................................... 13
1.3.2 Phân bố ......................................................................................................... 13
1.3.3 Điều kiện sống .............................................................................................. 14

viii



1.3.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh, đất đai............................................................ 14
1.3.5 Canh tác gấc .................................................................................................. 15
1.3.6 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của gấc ..................................................... 16
1.3.7 Tác dụng vật lý của dầu gấc........................................................................... 18
1.4 Các nhóm đất chính An Giang ............................................................................... 19
1.4.1 Nhóm đất phèn .............................................................................................. 19
1.4.2 Nhóm đất phù sa............................................................................................ 19
1.4.3 Nhóm đất đồi núi........................................................................................... 20
Chương 2: Phương tiện và phương pháp ................................................................. 22
2.1 Phương tiện, địa điểm và thời gian thí nghiệm ....................................................... 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu .................................................................................... 22
2.2.2 Phương pháp phân tích đất ............................................................................ 23
2.2.3 Phân tích số liệu ............................................................................................ 24
Chương 3: Kết quả và thảo luận............................................................................... 25
3.1 Đánh giá độ phì nhiêu đất trồng gấc tại Tri Tôn – An Giang.................................. 25
3.2 Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ đến độ phì nhiêu đất........................................... 28
3.3 Khảo sát mối tương quan giữa một số đặc tính hóa học quyết định độ phì nhiêu đất31
3.3.1 Sự tương quan giữa chất hữu cơ với pH, đạm trong đất và lân hữu dụng ....... 32
3.3.2 Sự tương quan giữa pH với đạm hữu dụng và lân hữu dụng .......................... 36
Chương 4: Kết luận và kiến nghị.............................................................................. 38
4.1 Kết luận................................................................................................................. 38
4.2 Kiến nghị............................................................................................................... 38

ix


DANH SÁCH HÌNH


Hình

Tên hình

Trang

3.1

Tương quan giữa chất hữu cơ và pH

34

3.2

Tương quan giữa chất hữu cơ và đạm tổng số

35

3.3

Tương quan giữa chất hữu cơ và đạm hữu dụng

36

3.4

Tương quan giữa chất hữu cơ và lân hữu dụng

36


3.5

Tương quan giữa pH và đạm hữu dụng

37

3.6

Tương quan giữa pH và lân hữu dụng

38

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng của gấc trên 100 g phần ăn được

17

1.2


Thành phần carotenoid có trong dầu gấc

18

1.3

Thành phần các loại acid béo có trong dầu gấc

18

1.4

Giá trị dinh dưỡng trong 5 ml dầu gấc

19

2.1

Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân hữu cơ

23

3.1

Các chỉ tiêu hóa học đất trước khi bón phân hữu cơ

26

3.2


Thang tiêu chuẩn đánh giá độ phì nhiêu đất

27

3.3

So sánh một số đặc tính hóa học đất trồng gấc ở Tịnh Biên
với đất trồng tiêu ở Phú Quốc và đất trồng lúa ở Cai Lậy

28

3.4

Giá trị trung bình của các đặc tính hóa học đất trồng gấc tại
Tịnh Biên – An Giang

32

3.5

Tương quan giữa chất hữu cơ với pH, đạm tổng số, đạm
hữu dụng, lân hữu dụng

33

xi


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất

____________________________________________________________________________

MỞ ĐẦU
Chất lượng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Cây hút dinh dưỡng từ trong đất và phân bón, kết hợp với sản phẩm của quá trình
quang hợp để tạo nên sản phẩm thu hoạch. Vì vậy, chất lượng đất là vấn đề cần được
quan tâm trong nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang là tỉnh có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Bên cạnh lúa là cây trồng chủ yếu trong trồng trọt trong những năm qua, thì gần
đây cây gấc được huyện Tri Tôn khuyến khích người dân trồng để tận dụng đất đồi núi,
cải thiện vùng đất nơi đây cũng như bổ sung nguồn dược liệu quý cho địa phương.
Đất vùng núi tại huyện Tịnh Biên là loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất có tầng
canh tác mỏng đa phần là đất cát phong hóa tại chổ, hàm lượng chất hữu cơ thấp dẫn
đến khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng kém, bốc hơi nước nhanh nên việc
trồng trọt gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ xói mòn cao. Vì vậy hướng sản xuất lâu
dài và ổn định trên loại đất này là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất bằng
cách bón phân hữu cơ cho đất. Chất hữu cơ có tác dụng giữ nước, giữ phân tốt, cải
thiện độ phì nhiêu của đất. Do đó, đề tài: ” Một số đặc tính hóa học đất trồng gấc thí
nghiệm tại xã An Hảo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm:
-

Đánh giá độ phì hiện tại của đất trồng gấc tại địa điểm thí nghiệm.

-

Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì nhiêu của đất.

1



Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Độ phì nhiêu đất
1.1.1 Khái niệm
Độ phì nhiêu đất là khả năng của đất giúp tăng sinh trưởng cây trồng qua cung
cấp nước và dinh dưỡng. Độ phì nhiêu đất là cơ sở của tiềm năng sản suất là yếu tố
quyết định năng suất cây trồng (Petecbuagsky, 1957) .
Độ phì của đất là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần
thiết cho cây trồng trong một thời gian sinh trưởng. Qua đó ta thấy được vai trò của
tính chất vật lý và cơ lý đất (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Độ phì nhiêu đất đai là khả năng của đất đáp ứng nhu cầu của cây trồng về các
chất dinh dưỡng với số lượng dạng và tỷ lệ thích hợp để cho cây sinh trưởng và phát
triển và tạo ra sinh khối lớn nhất (Võ Thị Gương, 2004).
Theo Henry (1997), độ phì của đất là khả năng cung cấp những nguyên tố cần
thiết cho cây trồng phát triển, không có mặt của các độc chất. Đánh giá độ phì là đánh
giá sự thiếu hụt chất dinh dưỡng của cây trồng, phân tích trạng thái của cây.
Theo Đỗ Ánh (2000), thuật ngữ phì nhiêu chỉ ra khả năng vốn có của đất cung
cấp cho cây trồng đầy đủ tỷ lệ thích hợp. Độ phì của đất là cơ sở của tiềm năng sản
xuất và chủ yếu được quan tâm nghiên cứu vì độ phì là yếu tố quyết định đến năng suất
cây trồng.
Còn theo Vũ Hữu Yêm và ctv. (1998), độ phì nhiêu của đất là khả năng đảm bảo
được những điều kiện thuận lợi thích hợp cho cây trồng đạt năng suất cao và ổn định
và những quần xã trên đất, trong đất sống hài hòa, bền vững. Độ phì nhiêu của đất còn
là khả năng cung cấp cho cây về nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác
(không khí, nhiệt độ…) để cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Ngoài ra theo Trần Thành Lập (1999), đất phì nhiêu là đất cho nhiều sản lượng
cây trồng trong điều kiện canh tác tương đối thích hợp với mức đầu tư không quá lớn

và ngược lại.

2


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

Như vậy đất có khả năng thỏa mãn nhu cầu cây trồng cao, cho năng suất cao thì
được coi là phì nhiêu và ngược lại. Độ phì nhiêu đất là chỉ tiêu định tính và định lượng.
1.1.2 Các chỉ tiêu hóa học đánh giá độ phì nhiêu đất
1.1.2.1 pH đất
Được định nghĩa: pH = -log[H+] là đại lượng hiển thị hoạt tính của ion H+ trong
môi trường đất. Tùy theo giá trị của pH, nó phản ứng mức độ rửa trôi của các cation
kiềm và kiềm thổ do hiện diện các ion sắt, nhôm trong đất. Theo thang đánh giá pH =3
-4 đất rất chua; pH = 4-5 đất chua mạnh; pH = 5-6 chua vừa; pH = 6-7 chua nhẹ; pH =
7 trung bình; pH = 7-8 kiềm nhẹ; pH = 8-9 kiềm trung bình; pH = 9-10 kiềm mạnh; pH
= 10-11kiềm rất mạnh (Bray,1990). Theo Ngô Ngọc Hưng (2005) thì pH đất biến động
trong khoảng từ 3-11 tùy theo loại đất. pH đất là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận
tốc các phản ứng hóa học và sinh hóa trong môi trường đất (Trần Kim Tính, 2003).
1.1.2.2 Chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một trong những thành phần cơ bản kết hợp với sản phẩm phong
hóa từ đá mẹ để tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với mẫu
chất và là một nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu đất. Số lượng và tính chất
của chất hữu cơ quyết định đến nhiều tính chất hóa lý và sinh học của đất (Nguyễn Thế
Đặng, 1999). Chất hữu cơ được hình thành do sự phân hủy các xác bã động thực vật
nhờ vào quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất (Bolt và ctv., 1978).
Chất hữu cơ trong đất được xem là yếu tố chính ảnh hưởng đến các đặc tính
hóa, lý, sinh học và độ phì nhiêu của đất, do đó quyết định khả năng sản xuất của đất

và duy trì chất lượng đất (Robinson và ctv., 1994).
Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long thường có hàm lượng chất hữu cơ vào loại
trung bình. Đất xám bạc màu có hàm lượng hữu cơ rất thấp 0,3–1,2%. Đất giàu hữu cơ
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất than bùn có hàm lượng hữu cơ đến 25%, đất
phèn cũng giàu hữu cơ ở tầng mặt.

3


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

Chất hữu cơ có tác dụng kết dính các hạt đất lại với nhau tạo nên kết cấu đất
tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất, điều hòa nhiệt độ và không khí của
đất cho vi sinh vật phát triển và hữu ích cho cây trồng (Mai Văn Quyền và ctv., 2005).
Sự có mặt của chất hữu cơ làm cho đất có một tính chất đặc biệt đó là độ phì,
bao gồm những đặc tính về lý, hóa học và môi trường sống của vi sinh vật trong đất
(Dương Minh Viễn, 2003).
Chất hữu cơ của đất được xem là các vật chất hữu cơ được hình thành trong quá
trình chuyển hóa các vật liệu hữu cơ sau khi xâm nhập vào đất. Chất hữu cơ là thành
phần đặc trưng tạo nên sự khác biệt đất với mẫu chất và là thành phần quan trọng tạo
nên độ phì của đất. Lượng và tính chất của chất hữu cơ quyết định đến nhiều tính chất
hóa lý và sinh học đất (Dương Minh Viễn, 2007).
Theo Võ Thị Gương (2002) chất hữu cơ trong đất được xem là nguồn quan
trọng nhất đặc biệt có ý nghĩa đến độ phì nhiêu đất và liên quan đến rất nhiều tính chất
khác của đất, chất hữu cơ trong đất là nguồn cung cấp và nơi lưu trữ dinh dưỡng trong
đất, chất hữu cơ có tính chất mang điện tích do có khả năng trao đổi ion, quan trọng
trong điều kiện đất có thành phần sét phong hóa trong đất nhiệt đới. Chất hữu cơ có
tính chất vật lý và hóa học có khả năng cải thiện đặc tính về lý hóa và sinh học.
Do chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong đất nên để duy trì độ phì nhiêu đất

cần phải thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất để bù đắp lượng chất hữu cơ bị mất
đi do quá trình khoáng hoá (Phạm Tiến Hoàng, 2003). Việc bổ sung chất hữu cơ cho
đất đặc biệt quan trọng ở vùng nhiệt đới do sự mất mát chất hữu cơ do khoáng hoá xảy
ra mạnh hơn so với vùng ôn đới.
1.1.2.3 Đạm
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của cây góp phần gia tăng năng suất
cây trồng. Nguyên tố đạm là thành phần quan trọng trong một số hợp chất giúp gia tăng
sự phát triển và tăng trưởng của cây trồng đặc biệt là sự phát triển của thân, lá.
Hàm lượng đạm trong đất còn tùy thuộc vào hàm lượng của chất hữu cơ, đất
nhiều mùn thì có nhiều đạm. 80% đạm tổng số trong đất ở dạng hợp chất hữu cơ nhờ

4


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

khoáng hóa và tác động của vi sinh vật chuyển thành NH4+ cây mới hút được
(Broadbent, 1978).
Đạm trong đất thường ở 2 dạng chính là vô cơ và hữu cơ:
Đạm hữu cơ: chất hữu cơ trong đất chủ yếu chứa đạm amoni acid từ 20-40%,
các hợp chất vòng (các acid nucleic) chiếm khoảng 5% và purin, pirimidin cơ bản
chiếm ít hơn 1% đạm trong lớp đất mặt. Quá trình khoáng hóa các đạm hữu cơ thành
NH4+ là tiến trình chính trong đất ngập nước, quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố môi trường và các đặc tính lý hóa của đất (De Datta, 1987).
Đạm vô cơ: đạm vô cơ trong đất có các dạng sau: N2O, NO2, NO, NH3, NH4+,
NO3-, NO2- Trong đó, có ba dạng sau ở dạng ion được tìm thấy trong dung dịch đất:
NH4+ trao đổi, NH4+ hòa tan trong dung dịch đất và NH4+ cố định (De Datta, 1987).
Theo Ngô Ngô Hưng và ctv. (2004) hầu hết đạm trong đất ở dạng hữu cơ.
Dạng này chiếm vào khoảng 96% tổng số đạm. Chất hữu cơ trong đất thường

chứa khoảng 5% đạm. Do đó hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao thường đi đôi với
giàu đạm tổng số trong đất.
Thông thường đạm ở dạng amonium trao đổi và hòa tan trong dung dịch đất,
nitrite và nitrate chiếm ít hơn 2% tổng số đạm trong đất (Brady và Well, 1990).
Các hợp chất đạm vô cơ và hữu cơ tạo nên đạm tổng số trong đất. Thông thường
ở lớp đất mặt canh tác, đạm tổng số biến thiên từ 0,02–0,4%N (Black, 1996). Nghiên
cứu đặc tính hóa đất vùng Tây Nam sông Hậu, Võ Quang Minh và ctv., 1990 cho thấy
rằng 76,55% diện tích đất của vùng Tây Nam sông Hậu có hàm lượng đạm từ khá đến
giàu (>0,15%N) phân bố trên vùng trũng phèn từ Hà Tiên đến Tri Tôn; Thoại Sơn; Tân
Hiệp; Giồng Riềng; An Biên; U Minh…(Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Hàm lượng đạm tổng số: Đạm tổng số trong đất là một chỉ tiêu thường được
phân tích để đánh giá độ phì nhiêu tiềm năng của đất. Nghiên cứu của Dobermann và
ctv., 2000; Haynes (2005) cho thấy hàm lượng đạm tổng số trong đất rất ít thay đổi
theo hệ thống nông nghiệp. Vì vậy, trên cơ sở hàm lượng đạm tổng số trong đất chưa
thể dự đoán khả năng cung cấp đạm hữu dụng từ đất cho sự hấp thu của cây trồng
(Sims và ctv., 1967).

5


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

Tóm lại, đạm trong đất là một thành phần quan trọng, nó cung cấp dưỡng chất
chính cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Khả năng cung cấp N của đất nói lên
rằng, đất có độ phì nhiêu hay không, có đáp ứng được cho cây trồng hay không thông
qua tiến trình khoáng hóa đạm trong đất.
1.1.2.4 Lân dễ tiêu
Lân dễ tiêu được định nghĩa là phần hợp chất vô cơ chứa lân trong đất, có khả
năng hòa tan trong nước hoặc các dung môi yếu như các acid vô cơ có nồng độ thấp,

các muối kiềm như carbonate… phần lân đó cây trồng có thể hút thu được dễ dàng
(Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978)
Độ hữu dụng của lân trong đất chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế hấp phụ, phóng
thích lân và sự cân bằng giữa chúng. Yếu tố chính ảnh hưởng lên hấp phụ và phóng
thích lân là hàm lượng sét và thành phần khoáng, lượng oxyhydroxides Fe và Al vô
định hình có trong đất, lượng carbonate, chất hữu cơ có trong đất môi trường dung dịch
đất như pH, lực ion, sự cạnh tranh giữa các anion, tình trạng oxy hóa khử. Một đặc
điểm khác trong hấp phụ lân là các phản ứng ban đầu thường xảy ra rất nhanh, các
phản ứng tiếp theo xảy ra chậm, có thể kéo dài hàng tuần, chủ yếu là kết tủa bề mặt ,
khuếch tán và hấp phụ lân ở bề mặt trong của thể rắn.
Lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả trong
một thời gian rất ngắn, ở ngay trong một loại đất. Mặc dù vậy lân dễ tiêu vẫn là một chỉ
tiêu đánh giá độ phì của đất rất quan trọng không thể thiếu được. Vì nếu hàm lượng lân
dễ tiêu cao thì đất có khả năng cung cấp lân nhanh và việc thu hút chất lân của bộ rễ
được thuận lợi (Lê Văn Căn, 1985).
Hiện nay lân là yếu tố hạn chế năng suất, chi phối độ phì nhiêu thực tế của đất
và đã trở thành vấn đề chiến lược đối với nông nghiệp nước ta vì hàm lượng lân ở các
loại đất đều thấp (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992).
Theo Đỗ Ánh (2003) đối với đất lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêu đất. Đất
giàu lân mới có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân. Vì
vậy giữa đất và lân có mối tương quan. Do đó năng suất cây trồng tăng tỉ lệ thuận với
liều lượng bón lân.

6


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999), nồng độ lân hòa tan rất thấp thường là 0,2-0,5

mg/l. Các loại đất giàu lân có thể chứa 1 mg/l, các loại đất nghèo lân là 0,1 mg/l. Cây
có khả năng thu hút được lân từ những nồng độ rất loãng trong dung dịch đất.
1.1.2.5 Kali trao đổi
Sau Đạm và Lân thì Kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ ba đối với cây
trồng (Đỗ Ánh, 2001). Ngoài ra Kali còn được xem là nguyên tố quyết định chất lượng
nông sản. Trong đất, dạng Kali cung cấp cho cây trồng chủ yếu là Kali trao đổi. Các
loại đất ĐBSCL thường có hàm lượng Kali trao đổi khá và lại được bù đắp bởi lượng
Kali tổng số dồi dào trong đất.
Những nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ (1998) cho thấy rằng sau nhiều năm
canh tác thường không bón hay bón không đủ lượng kali bị cây trồng lấy đi. Trong khi
đó lượng kali trao đổi trong đất không đủ cung cấp cho cây trồng nên kali ở giữa 2
phiến sét được phóng thích ra dạng dễ hữu dụng hơn, đất trở nên thiếu kali, khi bón
kali vào dẫn đến sự hấp thu mạnh để bù đắp vào những vị trí gây nên sự cố định kali.
1.1.3 Chất hữu cơ đối với độ phì
Theo Võ Thị Gương (2002) với hệ thống canh tác như hiện nay thì vấn đề duy
trì độ phì nhiêu đất là không thể thiếu được để đạt năng suất và ổn định cho cây trồng.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ
thống này. Nông dân canh tác trong hệ thống cổ truyền đều biết rằng sản xuất lâu dài
phì nhiêu đất sẽ bị giảm với vòng quay canh tác trên đất ngày càng cao trong khi đó lại
thiếu nổ lực bồi hoàn và duy trì độ phì nhiêu đất. Ngoài ra, vai trò của chất hữu cơ làm
tăng tính đệm của hệ thống, giúp cải thiện điều kiện phát triển cây trồng.
Theo Trần Văn Chính (2006), nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm,
thực vật phong phú và tươi tốt quanh năm, lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một đơn
vị diện tích hàng năm rất lớn, tàn tích sinh vật để lại cho đất rất khác nhau giữa các đất
hoang, đất trồng trọt và đất rừng. Quá trình mùn hóa thực hiện với tốc độ nhanh, song
quá trình khoáng hóa cũng rất mạnh mẽ dẫn đến chất hữu cơ bị phân giải nhanh chóng.
Để duy trì lượng chất hữu cơ trong đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên cho cây

7



Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

trồng thì biện pháp và có hiệu lực nhất hiện nay là bón phân hữu cơ cho đất (phân
chuồng, phân rác, phân bắc, bùn ao…), trồng cây phân xanh.
Johnwiley và Sonds (1990) cho rằng chất hữu cơ có tác dụng đệm. Bên cạnh đó,
chất hữu cơ còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của vi sinh vật đất, liên
quan đến đặc tính hóa sinh của đất quan trọng trong phì nhiêu đất và dinh dưỡng cây
trồng.
Các nguồn hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phế phẩm của vụ mùa… khi
bón vào đất giúp quần thể vi khuẩn và nấm phát triển, góp phần tạo nên sự cân bằng hệ
vi sinh vật trong môi trường đất. Ngoài ra, chất hữu cơ còn ảnh hưởng gián tiếp lên sự
phát triển của quần thể vi sinh vật đất thông qua việc cải tạo pH đất, tạo độ thông
thoáng, điều hòa ẩm độ và nhiệt độ đất, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có liên quan
đến sinh khối vi sinh vật đất (Saffigna và ctv., 1989) trích trong Ngô Thị Hồng Liên
(2006). Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao góp phần làm tăng mật số và đa dạng vi
sinh vật, do đó tăng tính cạnh tranh góp phần giảm sự phát triển của vi sinh vật có hại
trong đất.
Phân hữu cơ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặt biệt có ý nghĩa đến
độ phì nhiêu đất. Phân hữu cơ khi bón vào đất, sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các
chất khoáng làm phong phú thành phần dinh dưỡng cho cây và sau khi mùn hóa làm
tăng khả năng trao đổi của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995). Đặc biệt là các humic acid trong
phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất (Nguyễn Bảo Vệ, 1996). Phân hữu
cơ là loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ,
phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh. Mặc dù nền công nghiệp hóa học
trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những
làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học,
cải tạo và năng cao độ phì của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004). Theo kết quả
nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv. (2004) cho thấy bón 10 tấn /ha phân hữu cơ có

hiệu quả tốt trong việc nâng cao hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm
hữu dụng và hoạt động của vi sinh vật đất.

8


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

Kết quả nghiên cứu của Leu (2003) cho biết sau khi sử dụng phân hữu cơ liên
tục 11 năm thì chất hữu cơ, khả năng trao đổi cation, đạm dễ tiêu tăng. Ngoài ra chất
hữu cơ còn góp phần làm gia tăng năng suất cây trồng.
Phân hữu cơ cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong
đất, cải thiện tính chất sinh học đất và phì nhiêu của đất.

Cải thiện cấu trúc đất: Tốc độ phân hủy chất hữu cơ và khoáng hóa của
các thành phần hữu cơ trong đất có cấu trúc thô nhanh hơn ở đất có cấu trúc mịn (Van
Veen và Kuikman, 1990), chất hữu cơ và sinh khối của vi sinh vật trong đất có cấu trúc
mịn được bảo vệ về mặt vật lý tốt hơn (Verberne và ctv., 1990), chất mùn trong phân
hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền vững,
làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, làm cho cây thu hút dinh
dưỡng dễ dàng hơn. Ảnh hưởng gián tiếp do sự hoạt động của vi sinh vật, làm cho cấu
trúc trở nên tốt hơn.

Gia tăng khả năng giữ nước của đất: bởi sự liên kết nước với chất hữu
cơ, ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cải thiện cấu trúc đất.

Cải thiện độ thoáng khí của đất: cung cấp oxy cho rễ cây và quá trình
hô hấp của quần thể vi sinh vật sống trong đất, tạo điều kiện thoát CO 2 từ không gian
rễ, làm cho đất tơi xốp hơn giúp cho hoạt động của vi sinh vật háo khí tốt hơn, giúp cây

trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Làm gia tăng nhiệt độ đất: Ảnh hưởng trực tiếp do mùn, làm gia tăng
sự hấp thu nhiệt của đất, ảnh hưởng gián tiếp do cải thiện cấu trúc của đất, làm gia tăng
khả năng trao đổi cation, vì vậy làm giảm khả năng trực di các cation, điều này quan
trọng trên các loại đất chứa ít sét. Làm gia tăng khả năng đệm các chất dinh dưỡng, chủ
yếu N, P và S. Vì vậy, làm gia tăng hiệu quả phân hóa học bón vào đất.

Cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng: Cung cấp CO2 cho sự
quang tổng hợp chất hữu cơ. Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là chất đạm,
lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác, bao gồm cả nguyên tố vi lượng.

Phân hủy chất hữu cơ, huy động chất dinh dưỡng khoáng vô cơ: Giải
phóng chất dinh dưỡng dự trữ, làm cho chúng trở nên hữu dụng hơn. Sự phân hủy chất

9


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

hữu cơ giúp tăng sự cố định đạm từ khí quyển. Sự bất động chất dinh dưỡng bởi chất
mùn, các chất dinh dưỡng bị bất động trong thời gian ngắn do vi sinh vật tạm thời lấy
chất dinh dưỡng để cấu tạo nên cơ thể của chúng, vì vậy làm trở ngại đến sự hữu dụng
của chúng đối với rễ cây
John Wiley và Sonds (1990) cho rằng chất hữu cơ là nguồn cung cấp bổ sung
đạm, lân, kali, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng. Bên cạnh đó, chất hữu cơ là nguồn
cung cấp dưỡng chất cho cây trồng qua quá trình khoáng hóa (Akio Ikono, 1984). Chất
hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp duy trì
chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm đạt năng suất cao qua sự cải tạo tính chất lý

– hóa và sinh học đất (Wolgang Flaig, 1984).
1.2 Phân hữu cơ
1.2.1 Khái niệm
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu
hữu cơ như dư thừa thực vật, phân chuồng, phân xanh, chất thải thực vật, các phế phẩm
nông nghiệp và công nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân (Nguyễn Công
Vinh, 2002).
Phân hữu cơ là các loài phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư
thừa thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh. Sau khi phân
giải có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây mặc dù nền công nghiệp hóa học trên
thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quý, không những làm
tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải
tạo và nâng cao độ phì của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Phân hữu cơ có một ưu điểm là giàu về chủng loại các chất dinh dưỡng từ đa
lượng (N, P, K), trung lượng (S, Ca, Mg) đến vi lượng (Fe, Mn, Zn,…) do đó có tác
dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (Nguyễn Như Hà, 2006 và Trần Thành Lập,
1998). Mặt khác, phân hữu cơ làm tăng lượng đạm dễ phân hủy, đạm hữu dụng ở trong
đất và cung cấp thêm cho đất một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng (Võ
Thị Gương và ctv., 2004). Và cũng theo Nguyễn Lân Dũng (1968) nguồn đạm bổ sung

10


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________

cho đất chủ yếu dựa vào nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của những vi sinh vật
sống trong đất.
Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm bảo
năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân vô

cơ là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng.
Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp vào đất không qua chế biến,
chức năng chủ yếu là cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất. Chất hữu cơ
thông qua chế biến hay không thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp thì gọi là phân hữu
cơ.
1.2.2 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính đất và bồi dưỡng đất
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999) cho rằng: Phân hữu cơ khi
bón vào đất sau khi phân giải sẽ cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm
thành phần thức ăn cho cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất.
Đặc biệt là các humic aicd trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất.
Trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ tạo ra nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng,
làm giảm sự cố định K, P trong đất và có khả năng tạo phức với các kim loại.
Chất mùn có khả năng tạo phức với Al làm giảm Al trao đổi và Al hoà tan trong
dung dịch đất, do đó hạn chế khả năng gây độc của Al đối với cây trồng (Hargrove và
Thomas, 1981; Bell và Edwards, 1987). Ảnh hưởng gián tiếp trong việc cung cấp dinh
dưỡng từ bón phân hữu cơ là nâng cao khả năng trao đổi cation của đất. Ngoài ra, do
chất hữu cơ có khả năng trao đổi cation lớn hơn 2 đến 3 lần so với khoáng sét cùng
khối lượng và chứa nhiều các nguyên tố đa lượng nên dễ dàng phóng thích dinh dưỡng
cho cây trồng khi xảy ra quá trình khoáng hóa (Brady và Well, 1996).
Hữu cơ còn là nhân tố tích cực tham gia vào chuyển hóa lân trong đất từ dạng
khó tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thúy và ctv., 1997).
Mặt khác, chất hữu cơ còn có tác dụng đệm trong hầu hết các loại đất (Đỗ Thị Thanh
Ren, 1998), hay tạo phức chất hữu cơ – khoáng để khắc phục các yếu tố độc hại trong
đất (Lê Văn Khoa và ctv., 1996).

11


Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa học đất
____________________________________________________________________________


Trong quá trình phân giải phân hữu cơ đã hình thành các phức hữu cơ – vô cơ
cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng làm hạn chế khả
năng đồng hóa kim loại nặng của cây, ngăn chặn sự rửa trôi (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Ngoài ra, chất hữu cơ còn có khả năng hấp thụ Al, Fe, hấp thu hóa chất bảo vệ thực vật
và các hợp chất hóa hữu cơ trong đất (Dương Minh Viễn, 2003).
Theo Lê Duy Phước (1968), tăng cường bồi dưỡng đất bằng phân hữu cơ kết
hợp sử dụng vôi, phân hóa học hợp lý để cải tạo thành phần lý – hóa của đất, cải tạo
nhanh chóng đất bạc màu. Bên cạnh đó, chất hữu cơ còn phát huy tác dụng của các
chất điều hòa tăng trưởng sinh ra trong đất (Hoàng Minh Châu, 1998).
Theo Lê Huy Bá (2000), cây trồng chỉ hấp thu 50-56% chất dinh dưỡng từ phân
đạm vô cơ năm đầu, trong khi đó phân hữu cơ chỉ khoảng 20-30%. Do đó, liều lượng
và thời gian bón rất quan trọng, nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng
bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.
Cây trồng lấy từ đất một lượng dinh dưỡng khá lớn, nhiều chất bị rửa trôi, bay
hơi (N) nên phải trả lại lượng dinh dưỡng cho đất để duy trì độ phì nhiêu của đất. Để
đáp ứng thức ăn cho cây trồng, bón phân hữu cơ có tác dụng cung cấp cho đất gần đầy
đủ các loại dưỡng chất cần thiết: N, P, K, Ca, Mg,…và nhiều chất vi lượng khác mà
phân hóa học không có đặc điểm này (Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
1.2.3 Phân hữu cơ cải tạo lý tính đất
Phân hữu cơ làm cho đất có kết cấu ổn định. Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ
thuộc vào bản chất hữu cơ và mức độ mùn hóa. Mùn tăng khả năng kết dính các hạt đất
để tạo thành đoàn lạp và làm giảm khả năng thấm ướt khiến cho kết cấu được bền vững
trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng và tránh sự xói
mòn. Cải thiện lý hóa và đặc tính sinh học của đất, làm đất tơi xốp thoáng khí, ổn định
pH, giữ ẩm cho đất, làm tăng khả năng chống hạn cho cây trồng… tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hoạt động của các vi sinh vật hữu ích trong đất,giúp bộ rễ và cây trồng phát
triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành
nguồn dinh dưỡng dễ tiêu như N, P, K, vi lượng…để cây trồng hấp thụ, qua đó giảm


12


×