Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SỰ bốc THOÁT CO2 THEO mực THỦY cấp của RỪNG QUỐC GIA u MINH hạ, cà MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.17 KB, 47 trang )

Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-oOo-

NGUYỄN HỒNG HUẾ

SỰ BỐC THOÁT CO2 THEO MỰC THỦY CẤP CỦA
RỪNG QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2009

1

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-oOo-

ĐỀ TÀI:

SỰ BỐC THOÁT CO2 THEO MỰC THỦY CẤP CỦA


RỪNG QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS Dương Minh Viễn

Nguyễn Hồng Huế

KS. Phạm Nguyễn Minh Trung

3053124

Cần Thơ - 2009

2

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học của
bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực.
Tác giả luận văn
Ký tên


Nguyễn Hồng Huế

3

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Đề tài : “SỰ BỐC THOÁT CO2 THEO MỰC THỦY CẤP CỦA RỪNG QUỐC

GIA U MINH HẠ, CÀ MAU”
Do sinh viên : Nguyễn Hồng Huế

1.1. Lớp Khoa Học Đất K31 Thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Thực hiện từ ngày 08/08/2008 đến ngày 06/04/2009.
Nhận xét .......................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………., tháng ………., năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Ký tên

4

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Dương Minh Viễn

5

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Đề tài: “SỰ BỐC THOÁT CO2 THEO MỰC THỦY CẤP CỦA RỪNG QUỐC

GIA U MINH HẠ, CÀ MAU”

Do sinh viên : Nguyễn Hông Huế
1.2. Lớp Khoa Học Đất K31 Thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Thực hiện từ ngày 08/08/2008 đến ngày 06/04/2009
Ý kiến bộ môn: ............................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………., tháng ………., năm 2009.
Bộ môn KHĐ & QLĐĐ

6

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HỘI ĐỒNG CHẤM BÁO CÁO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Chứng nhận chấp nhận báo cáo về đề tài :

“SỰ BỐC THOÁT CO2


THEO MỰC THỦY CẤP CỦA RỪNG QUỐC GIA U MINH HẠ, CÀ MAU”
Do sinh viên : Nguyễn Hồng Huế
1.3. Lớp Khoa Học Đất K31 Thuộc Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Bảo vệ trước hội đồng, ngày …….,tháng……, năm 2009
1.1. BÁO CÁO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ Ở MỨC
……………………………..
Ý kiến hội đồng: ..........................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ………., tháng ………., năm 2009
Chủ tịch hội đồng

7

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
ïLÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HỒNG HUẾ

Giới tính: nữ

Sinh ngày / / 1986


Dân tộc: kinh

Nơi sinh: Đồng Tháp
Họ và tên cha: NGUYỄN VĂN ÁI
Họ và tên mẹ: HUỲNH THỊ HỒNG HÓA
Nguyên quán: 124A/2 tổ 5 ấpTân Phong xã Phong Hòa huyện Lai Vung tỉnh Đồng
Tháp
Địa chỉ liên lạc: 124A/2 tổ 5 ấpTân Phong xã Phong Hòa huyện Lai Vung tỉnh
Đồng Tháp
ïQUÁ TRÌNH HỌC TẬP
ØTiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1992 đến năm 1997
Trường: tiểu học Phong Hòa I
Địa chỉ: huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
ØTrung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 1997 đến năm 2001
Trường: Trung Học Cơ Sở Phong Hòa
Địa chỉ: huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
ØTrung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2001 đến năm 2003
Trường: Trung Học Phổ Thông Lai Vung II
Địa chỉ: huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2005, học lớp Khoa Học Đất khóa 31 thuộc
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2009

Nguyễn Hồng Huế
8


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

LỜI CẢM ƠN
Ô ¯ Ô
Bốn năm học đã trôi qua, hơn một học kì vừa học vừa nghiên cứu lý thuyết vừa tiến
hành thực nghiệm, em đã hoàn thành xong đề tài luận văn tốt nghiệp:‘‘Đánh giá sự thất
thoát CO2 do phân huỷ than bùn Rừng Quốc Gia Vồ Dơi theo mực thuỷ cấp’’. Đạt
được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cám ơn:
ØCha mẹ, cô, dượng cùng anh, chị em trong gia đình đã động viên, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập.
ØQuý Thấy Cô Khoa Nông Nghiệp nói chung và Bộ Môn Khoa Học Đất
nói riêng, cùng quý thầy cô các khoa khác đã tận tình truyền đạt cho em những kiến
thức quý báo và bổ ích trong suốt thời gian em theo học ở trường.
ØCô Nguyễn Mỹ Hoa và Cô Trịnh Thị Thu Trang là hai cố vấn học tập,
luôn động viên, an ủi em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
ØCô Võ Thị Gương trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thưc
hiện luận văn tốt nghiệp.
ØThầy Dương Minh Viễn trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em qua mạng lưới
email của trường trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
ØAnh Phạm Nguyễn Minh Trung đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình
đo CO2 trên đất than bùn chứa trong bốn thùng nhựa đặt trong nhà lưới.
ØAnh Ngô Thiện Nhật đã trực tiếp hướng dẫn, em trong quá trình phân tích
tại phòng thí nghiệm.
ØChị Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình phân
tích tại phòng sinh học đất.
ØEm xin kính lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô cùng các anh chị trong
phòng phân tích-Bộ Môn Khoa Học Đất-Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng DụngĐại Học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Luận văn tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh dựoc những thiếu sót, hạn
chế. Rất mong sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô, sự đóng góp chân thành của các bạn.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày …tháng….năm 2009

9

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Nguyễn Hồng Huế

TÓM LƯỢC
Vấn đề quản lý nước đối với các khu Rừng Quốc Gia trên than bùn luôn là vấn đề then
chốt để bảo tồn than bùn. Việc quản lý nước không phù hợp có thể dẫn đến suy thoái
than bùn, gia tăng thất thoát CO2 gây hiệu ứng nhà kính và sinh trưởng cây rừng kém.
Nguy cơ cháy rừng vào mùa khô do thiên tai, do nạn đốt ong, khai thác rừng cũng
thường xuyên hiện hữu nên việc cố gắng duy trì ngập thường xuyên ở các khu rừng
trên than bùn cũng là điều khó tránh. Để có cơ sở đề xuất cho việc quản lý nước hợp
lý hơn nhằm bảo vệ than bùn khỏi nguy cơ suy thoái đề tài: "Sự bốc thoát CO2 theo
mực thuỷ cấp của rừng Quốc Gia U Minh Hạ, Cà Mau’’ được thực hiện nhằm mục
đích khảo sát mối quan hệ giữa tốc độ phóng thích CO2 do oxy hoá than bùn với mực
thuỷ cấp.
Bốn phẫu diện than bùn đường kính 0.6m, chiều cao 0.8 m được thu tại Vồ Dơi và sắp
đặt vào các phi nhựa trong tình trạng giữ nguyên không xáo trộn và được chuyển về
Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ để có thể điều chỉnh mục thuỷ cấp và
đo tốc độ phóng thích CO2 từ mặt than bùn. Thí nghiệm trên cho phép có thể khảo sát
được mối quan hệ giữa tốc độ phóng thích CO2 từ sự oxy hoá than bùn (không có sự

tham gia hô hấp rễ cây rừng) và mực thuỷ cấp. Đề tài cũng kết hợp sử dụng nhiều số
liệu đã khảo sát trước đây về tốc độ phóng thích CO2 và mực thuỷ cấp ở trong rừng
Vồ Dơi cũng như các số liệu về biến động mực thuỷ cấp trong rừng được thực hiện
bởi CT. Than bùn để có thể đánh giá và đề xuất quản lý nước phù hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy tốc độ phóng thích CO2 từ sự oxy hoá than bùn có xu hướng
suy giảm khi mực thuỷ cấp hạ xuống. Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ trong lớp
than bùn mặt 0-20 cm chiếm tỉ trọng lớn trong lượng CO2 phóng thích. Biến động của
pH, EC và carbon hoà tan trong nước than bùn khi mực thuỷ cấp hạ xuống không có
tác động đáng kể lên tốc độ phóng thích CO2. Kết hợp với các kết quả nghiên cứu
trước đây, đề tài đề xuất không nên giữ mực thuỷ cấp cao trong mùa khô vì có thể
mang đến bất lợi cho than bùn như tăng tốc độ thất thoát CO2 do oxy hoá và bất lợi đối
với sinh trưởng của cây.

10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

i

CẢM TẠ

vi


TÓM LƯỢC

vii

MỤC LỤC

viii

DANH SÁCH BẢNG

x

DANH SÁCH HÌNH

xi

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THAN BÙN VÀ ĐẤT THAN BÙN

2

1.1.1 Định nghĩa


2

1.1.2 Sự hình thành than bùn

2

1.1.2.1 Nguồn thực vật tạo than bùn

2

1.1.2.2 Các yếu tố sinh hóa của sự hình thành than bùn

3

1.1.3 Tổng quan về than bùn nhiệt đới
1.2 ĐẤT THAN BÙN VIỆT NAM

3
5

1.2.1 Giới thiệu chung

5

1.2.2 Thành phần than bùn

6

1.2.3 Đặc điểm của than bùn


7

1.2.3.1 Tính chất vật lý của than bùn

7

Màu sắc của than bùn

7

Nước trong than bùn

7

1.2.3.2 Tính chất hóa học của than bùn

8

Hợp chất hữu cơ

8

Thành phần nguyên tố

8

pH của than bùn

8


11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Mức độ mùn hóa của than bùn

8

Độc tính của than bùn

9

1.2.4 Đầm lầy than bùn Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

9

1.2.4.1 Khái quát về đầm lầy và than bùn ở ĐBSCL

9

1.2.4.2 Than bùn U Minh Thượng

9

Phẩu diện đất than bùn ở An Biên – kiên Giang
1.2.4.3 Than bùn U Minh Hạ


9
10

Phẩu diên tại U Minh – Cà Mau

10

Địa điểm thí nghiệm

12

1.3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ PHÓNG THÍCH CO2 13
TRÊN ĐẤT THAN BÙN
1.3.1 Vai trò của vi sinh vật đất trong quá trình phân hủy

13

vật liệu hữu cơ
1.3.2 Quá trình phân hủy các di tích hữu cơ và sự hiện diện

13

của CO2
1.2.3.1 Sự phân hủy vật liệu hữu cơ trong điều kiện

13

có sự tham gia đầy đủ của không khí
1.2.3.2 Sự phân hủy vật liệu hữu cơ trong điều kiện
có sự tham gia hạn chế của oxy

1.3.3 Ẩm độ và sự phóng thích CO2 trên đất than bùn
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14
15
17

2.1 Địa điểm nghiên cứu

17

2.2 Thời gian nghiên cứu

17

2.3 Phương pháp nghiên cứu

17

2.3.1 Bố trí thí nghiệm

17

2.3.2Các chỉ tiêu theo dõi

19

Phân tích đánh giá số liệu
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


19
20

3.1 Mối quan hệ giữa tốc độ phóng thích CO2 và quá trình
oxy hóa than bùn theo sự thay đổi mực thủy cấp

12

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

20


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

3.2 Tác động của ẩm độ than bùn đến sự phóng thích CO2

22

dưới biến động của mực thủy cấp
3.3 Ảnh hưởng tính chất của nước than bùn lên sự

22

phóng thích CO2 theo độ sâu mực thủy cấp
3.4 Vai trò của hô hấp rễ và sự oxy hóa đối với sự

26

phóng thích CO2 trên đất than bùn

3.5 Thực tế điều kiện thủy văn trong rừng và vấn đề

27

quản lý mực thuỷ cấp đối với sự oxy hóa than bùn
và sinh trưởng cây rừng
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

29

KẾT LUẬN

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

30

13

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên Bảng


Trang

1

Bảng thống kê về đất than bùn nhiệt đới (Immirzi
và Maltby, 1992; Rieley et al., 1996)

4

2

Số liệu thống kê về đất than bùn ở Đông Nam Á
(Immirzi và Malty, 1992; Rieley et al., 1996)

5

3

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở
miền Đông Nam Bộ (Lê Duy Phương (2007)

6

4

5

Chất lượng chung của than bùn đầm lầy mặn (Võ
Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân và Đoàn Sinh Huy
(1991)

Chất lượng chung của than bùn đầm lầy ngọt (Võ
Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân và Đoàn Sinh Huy
(1991)

6

7

6

Hợp chất hữu cơ căn bản (Võ Đình Ngộ, Nguyễn
Siêu Nhân và Trần Mạnh Trí, 1997)

8

7

Hàm lượng các chất có trong than bùn U Minh
Thượng (Tôn Thất Chiểu et al., 1991)

10

8

Những tính chất vật lý cơ bản trên đất than bùn U
Minh Hạ (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2001)

11

9


Hàm lượng các chất có trong than bùn U Minh Hạ
(Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2001)

12

10

Thành phần chất mùn trong than bùn Vồ Dơi
(Dương Minh Viễn et al., 2008)

12

11

Khả năng hấp phụ và khả năng giữ nước của ba
loại vật liệu hữu cơ của than bùn (Feustal and
Byers (1936); được trích dẫn bởi Farnham and
Finney (1965)

15

12

Độ dày bốn phẩu diện tầng than bùn trong bốn
thùng phi

18

14


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1

Bản đồ khu vực nghiên cứu thuộc Vườn Quốc Gia
Vồ Dơi

17

2

Quan hệ giữa mực thuỷ cấp và tốc độ phóng thích
CO2

21

3

Mối quan hệ giữa mực thuỷ cấp và ẩm độ trên đất

than bùn

22

4

Biến đông pH của nước theo mực thuỷ cấp

23

5

Mối quan hệ giữa pH và tốc độ phóng thích CO2
do phân hủy than bùn

23

6

Biến động EC theo mực thuỷ cấp

24

7

Mối quan hệ giữa EC và tốc độ phóng thích CO2
do phân hủy than bùn

24


8

Biến động hàm lượng carbon hoà tan theo mực
thuỷ cấp

25

9

Mối quan hệ giữa carbon hòa tan và tốc độ phóng
thích CO2

25

10

Quan hệ giữa tốc độ phóng thích CO2 và mực thuỷ
cấp tại Vồ Dơi (Nguồn Dương Minh Viễn et al.,
chương trình than bùn)

26

11

Biến động mực thủy cấp trên than bùn trong rừng
Vồ Dơi (Nguồn Dương Minh Viễn et al,.)

28

MỞ ĐẦU


15

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Với diện tích gần 20,000 ha, diện tích đất than bùn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) chỉ chiếm một phần nhỏ trong diện tích đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(0,6%). Tuy nhiên, hầu hết đất than bùn đều nằm trong khu rừng đặc dụng cần được
bảo tồn của nhà nước là vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ
(Cà Mau). Riêng rừng Quốc Gia Vồ Dơi thuộc U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau có diện tích
khoảng 1.100 ha là vùng rừng tràm ngập nước phát triển trên vỉa than bùn với các loài
động thực vật đa dang và có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái khu vực bán đảo
Cà Mau. Cháy rừng và sự mất đi lớp than bùn do oxy hoá ảnh hưởng bất lợi đến hệ
sinh thái và môi trường. Để giảm rủi ro cháy rừng, hệ thống kênh mương được đào
xung quanh để duy trì mực nước. Do đó, đất than bùn ở Vồ Dơi hầu như ngập quanh
năm. Độ sâu của mực thuỷ cấp có ảnh hưởng quan trọng lên tích luỹ và phân huỷ đất
than bùn, và liên quan đến sự phóng thích CO2 từ đất than bùn và gây ra hiệu ứng nhà
kính (Rieley và Page, 2005). Quản lý nước thích hợp có thể giúp cải thiện sự phát
triển thực vật trên đất than bùn và tăng khả năng tích luỹ than bùn. Đề tài ‘‘Sự bốc
thoát CO2 theo mực thuỷ cấp của Rừng Quốc Gia U Minh Ha, Cà Mau’’ được thực
hiện nhằm mục đích khảo sát mối quan hệ giữa tốc độ phóng thích CO2 do oxy hoá
than bùn với mực thuỷ cấp. Từ đó đề xuất quản lý nước phù hợp để bảo tồn than bùn.
.

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
16


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THAN BÙN VÀ ĐẤT THAN BÙN
1.1.1 Định nghĩa
Than bùn là sản phẩm phân hủy của thực vật, màu đen hoặc nâu, xuất hiện từng lớp
mỏng dưới dạng thấu kính. Đây là một hỗn hợp của thực vật đầm lầy đủ loại: mùn, vật
liệu vô cơ và nước, trong đó di tích thực vật chiếm hơn 60%. Nếu trong đất chứa từ 10
%- 60% di tích thực vật thì được gọi là đất than bùn hay đất hữu cơ. Than bùn là loại
trầm tích đầm lầy tiêu biểu nhất của các đơn vị trầm tích trẻ. Đặc trưng cơ bản nhất
của than bùn là tính bão hòa về nước. Mực nước ngầm thường nằm gần mặt đất,
ngang mặt đất hoặc cao hơn mặt đất (Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân & Trần Mạnh
Trí, 1997).
1.1.2 Sự hình thành than bùn
Than bùn được hình thành từ sự tích luỹ trầm tích của thực vật sinh sống trên chính
nơi hình thành than bùn. Tốc độ phân huỷ chậm và không hoàn toàn trong điều kiện
úng thuỷ làm gia tăng tốc độ tích luỹ xác bã thực vật không phân huỷ hoàn toàn và
dẫn đến hình thành than bùn (Brady, 1990). Vật liệu bị phân hủy tích tụ ngay tại nơi
của thực vật sinh sôi nảy nở. Các giống loài thực vật phát triển trong nước, sau khi
chết, bị than hóa hoặc mùn hóa trong điều kiện không có không khí. Sự than hóa hoặc
mùn hóa là kết quả của sự phân hủy thực vật dưới tác động của các vi sinh vật (vi
khuẩn, nấm). Nếu hoạt động của hệ động vật đất phân hủy sơ khởi chất hữu cơ bị giới
hạn, các chất thải của thực vật sẽ tích tụ với cấu trúc nguyên thủy của nó, dạng hữu cơ
này gọi là dạng fibric (phân loại USDA). Còn nếu như toàn bộ hoạt động của vi sinh
vật bị giới hạn thì lượng các chất hữu cơ bị phân hủy nhỏ hơn lượng tích tụ lại và nó
được gọi là vật liệu sapric…Hiện tượng này đòi hỏi một thời gian lâu dài hàng trăm
hoặc hàng ngàn năm.

1.1.2.1 Nguồn thực vật tạo than bùn
Đỗ Cảnh Dương (2004) cho rằng những thực vật tạo than bùn chính là những loại
thực vật có thể sống trong những vùng ẩm ướt. Trước hết phải kể đến nhóm thực vật
tạo than bùn sống hoàn toàn trong nước đặc điểm tiêu biểu của loại này là không có rễ
bám xuống đất, chúng sống nổi trên mặt nước, có thể di chuyển từ nơi nọ đến nơi kia
nhờ dòng nước và gió. Nhóm thứ hai là thực vật tạo than bùn đầm lầy lục địa. Rêu là
loại thực vật điển hình trong các đầm lầy lục địa, chúng là những thực vật nhỏ, chiều
cao dưới 10cm, cao nhất là 20cm. Rêu chiếm tầng thấp nhất của thảm thực vật đầm
lầy than bùn. Quan trọng nhất là rêu trắng (sphagnum) và rêu xanh (hypnum), các loại
rêu đều sinh sản bằng bào tử. Ngoài ra, thực vật thân cỏ cũng rất có ý nghĩa trong quá
trình tạo than bùn lục địa. Trong số những thực vật này phải kể đến mộc tặc sinh sản
bằng bào tử, chúng thường sống ở các đồng than bùn kiểu thấp. Bên cạnh đó còn có
các nhóm lau sậy có rễ ăn sâu 1 – 2m. Tuy nhiên trong các đầm lầy nhiệt đới loại thực
vật đóng vai trò chủ chốt là các loại cây gỗ và cây bụi, tham gia vào sự tạo than bùn
thường là thông, tùng, bạch dương, liễu…
1.1.2.2 Các yếu tố sinh hóa của sự hình thành than bùn
Theo sự nhận định của Đỗ Cảnh Dương (2004) sự hình thành than bùn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố không thể thiếu đó là vai trò của vi
17

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

sinh vật, chúng chiếm một số lượng đông đảo và bao gồm nhiều chủng loại khác nhau
như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, hầu hết vi sinh vật sống bằng chất hữu cơ của các
sinh vật chết. Do môi trường sống khác nhau nên chúng được chia thành hai loại là ưa
khí và kị khí. Vi sinh vật ưa khí chỉ sống được nhờ có oxy tự do, ngược lại vi sinh vật
kị khí có thể sống ở những nơi không có không khí. Trong một gam than bùn lấy ở

trên mặt đất có tới 1250 triệu vi sinh vật. Trên một mặt cắt của đầm lầy than bùn, sự
phân bố của vi sinh vật thay đổi từ trên xuống dưới. Lượng oxy giảm đi theo chiều
sâu, do đó các vi sinh vật ưa khí cũng giảm đi nhanh từ trên xuống dưới. Trong lúc đó,
số các vi sinh vật kị khí tăng lên và cuối cùng thay thế hoàn toàn cho vai trò của vi
sinh vật ưa khí. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh một trong những nguyên nhân biến
đổi của vật chất hữu cơ trong quá trình tạo than bùn là quá trình hoạt động của vi
khuẩn. Những loại vi khuẩn này sẽ phá hủy sự cân bằng tương đối trong hệ thống
phức tạp của vật chất hữu cơ đã được thực vật tạo than xác lập khi còn sống.
Song song với vai trò của vi sinh vật là sự hiện diện của nước, nước đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong sự hình thành than bùn. Nước không những là nhu cầu cần thiết
cho sự phát triển nhanh chóng của thực vật mà còn có nhiệm vụ bảo vệ than bùn khỏi
tiếp xúc với không khí. Bề mặt của than bùn không nên vượt quá mực nước (Phùng
Trung Nhân & Võ Đình Ngộ, 1990) bởi vì nước làm cho không khí không còn tiếp
xúc với thực vật, nước thường chứa các loại axit hòa tan do các loại vi khuẩn tiết ra
trong quá trình phân hủy của thực vật. Các axit này, trong chừng mực nào đó, lại có
tác dụng một cách có hiệu quả bằng cách tiêu diệt trở lại các vi khuẩn. Do vậy quá
trình phân hủy thực vật có lúc bị ngăn cản. Bên cạnh đó, độ sâu của nước rất cần thiết
cho sự phát triển của thực vật. Để thực vật phát triển phong phú, nước cần có một độ
sâu vừa phải để thực vật bắt rễ. Vả lại dòng chảy phải thật chậm để các vi khuẩn
không bị dòng nước cuốn đi nhanh chóng. Các loại thực vật này không thể sống được
khi độ sâu của nước quá lớn. Theo Moore (1940), độ sâu cực đại không vượt quá hai
met. Hơn nữa, sự bảo tồn của than bùn cũng đòi hỏi sự hiện diện của nước. Thường
trong quá trình tạo than, tốc độ phát triển của thực vật tăng cùng với sự nâng cao của
mực nước.
Ngoài ra, khí hậu cũng đóng góp một phần đáng kể trong sự tạo thành than bùn. Điều
kiện thích hợp cho sự tạo than là: khí hậu ẩm ướt, lượng mưa trung bình và phân bố
đều đặn trong năm. Đỗ Cảnh Dương (2003) nhận định ba yếu tố (vi sinh vật, đất,
nước, không khí) tuy có những tác động qua lại với nhau nhưng giữa chúng có những
tác động qua lại nhất định. Ví dụ, chế độ nước nhất định của một môi trường sẽ quyết
định sự tham gia của không khí và do dó sẽ quyết định đến tính chất của các loại hoạt

động sống của các vi sinh vật.
1.1.3 Tổng quan về than bùn nhiệt đới
Đất than bùn nhiệt đới được hình thành trên những vùng đất chính như: phía đông
Châu Á, Đông Nam Á, vùng Caribean và Trung Mỹ, Nam Mỹ và phía nam Châu Phi.
Một đánh giá gần đây về diện tích tổng của đất than bùn nhiệt đới là vào khoảng 30 45 triệu ha, chiếm khoảng 10 - 12% nguồn tài nguyên than bùn toàn cầu (Immirzi &
Maltby, 1992). Do hầu hết những vùng này có độ cao so với mực nước biển thấp khi
nằm ven biển hoặc sâu trong đất liền nên nó thường được phát triển với tốc độ nhanh
hơn so với một số đất than bùn ôn đới.

18

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Bảng 1: Bảng thống kê về đất than bùn nhiệt đới (Immirzi & Maltby, 1992; Rieley et al.,
1996).
Vùng

Diện tích (1000ha)
Trung bình

Phạm vi

Trung Mỹ

2.437

2.267 – 2.559


Nam Mỹ

4.037

4.037

Châu Phi

2.995

2.995

Châu Á (mailand)

2.315

1.351 – 3.351

Đông Nam Á

26.435

19.932 – 32.938

40

30 – 45

38.295


30.672 – 45.965

Châu Đại Dương
Tổng Cộng

Một số điều kiện thiết yếu cho sự tích lũy vật liệu hữu cơ và thành lập than bùn đó là
địa hình (độ bằng phẳng, độ dốc, nước hiện diện xung quanh khu vực), khí hậu (lượng
mưa cao, ẩm độ), thủy văn (tình trạng ngập nước và lượng nước ứ đọng), tính chất hóa
học (độ chua cao, tình trạng dinh dưỡng thấp, sự thiếu hụt oxy), vi sinh vật (giảm hoạt
động của một số vi sinh vật phân hủy) và thời gian. Các khu vực đầm lầy là nơi tạo
điều kiện dẫn tới sự tích lũy các tầng hữu cơ, kết quả là làm giảm tốc độ phân hủy của
nhiều loại thực vật ở bên trong, bên trên hay xung quanh nó. Sự phân hủy dưới điều
kiện ngập nước nhiều được thực hiện nhờ những nhóm vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn
kị khí và các động vật vi sinh ở dưới nước (Brady, 1990). Những động vật vi sinh này
sẽ phá hỏng vật liệu hữu cơ và giải phóng khí như: hydro sulfua (H2S), metan (CH4),
amoniac (NH3) và hình thành nên mùn. Sau một thời gian, sự phân hủy không được
hoàn tất dẫn đến tiến trình tích lũy vật liệu hữu cơ và được gọi là than bùn. Joosen &
Clarke (2002), than bùn được hình thành trong những hệ sinh thái có tích lũy vật liệu
hữu cơ được gọi là mires.
Khả năng chống lại sự thoát nước và tiêu thoát nước ở tầng dưới được gia tăng do
trọng lực thấp và những thay đổi ở tầng mặt như: sự gia tăng mục nước biển hay sự
sụt giảm đất ở tầng mặt. Sau cùng, chúng hình thành nên những chảo sắt ở tầng dưới,
quá trình này ngăn chặn sự chảy nước theo chiều đứng (Sieffermann, 1988). Ở Đông
Nam Á, tình trạng đất ngập nước chiếm ưu thế trong những vùng đất thấp ở gần bờ
biển như: Kalimantan, Sumatra, West Papua ở Indonesia, Sarawak và Sabah ở
Malaysia và một số tỉnh Narathiwat, Nakornsrithawat, Chunporn, Trad của Đông Nam
Thái Lan. Ngoài ra còn có một diện tích nhỏ đất than bùn cạn ở Châu thổ sông
Mekong như: Việt Nam, một vài hòn đảo ở phía Nam Philippine.


Bảng 2: Số liệu thống kê về đất than bùn ở Đông Nam Á (Immirzi & Malty, 1992;
Rieley et al., 1996).
Vùng

Diện tích (1000ha)

19

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Trung bình

Phạm vi

Indonesia

18.963

17.853 – 20.073

Malaysia

2.730

2.730

Papua New Guine


1.695

500 – 2.890

Thai Lan

64

64

Brunei

110

110

Viet Nam

24

24

Philipines

10

10

23.596


21.291 – 25.901

Tổng

Than bùn có thể dự trữ hàng ngàn năm nhưng nó có thể phân hủy thành khí carbonic
và methane quay trở về không khí qua quá trình phân hủy hiếu khí và phân hủy yếm
khí. Carbon trong đất đang mất và tiếp tục mất qua sự phóng thích CO2 và CH4 có thể
do sự thay đổi khí hậu, sự tác động của con người. Lượng CO2 phóng thích từ tầng
than bùn nhiệt đới từ 139 – 620 mg.m-2.h-1 (Jauhiainen et al., 2005). Cũng theo kết quả
nghiên cứu của (Jauhiainen et al., 2005) được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Vũ (2006)
thì vùng carbon phát ra cao nhất được thấy ở vùng gò, vùng phát ra ít nhất là ở vùng
lõm, đặc biệt khi than bùn bị ngập nước. Hầu hết than bùn nhiệt đới có độ pH khoảng
từ 3 – 4.5.
1.2 ĐẤT THAN BÙN VIỆT NAM
1.2.1 Giới thiệu chung
Trong phân loại đất Việt Nam theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO thì đất
than bùn ở Việt Nam gồm: đất than bùn (kí hiệu T) và đất than bùn tiềm tàng (kí hiệu
Ts) (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 1998).
Đất than bùn được hình thành do xác các loại thực vật thủy sinh tích lũy lại trong điều
kiện ngập nước, khử oxy tạo nên. Ở vùng trung du, giữa các khe núi hoặc đồi có mực
nước ngầm nông (cao), xác thực vật mọc tại chỗ và một phần từ trên đồi trôi xuống
tích tụ lại tạo nên đất than bùn. Trường hợp này thường gặp ở Phú Thọ, Hòa Bình, Hà
Tây…Ở U Minh, đất than bùn được hình thành do xác thực vật tích lũy trong điều
kiện khử thành tầng rất dày, có nơi dày một đến hai mét từ trên mặt. Nhìn chung diện
tích đất than bùn ở Việt Nam không lớn lắm, chiếm khoảng 0.8% (34052ha) ( Trần
Kim Tính, 2003) tập trung nhiều nhất ở vùng U Minh (Cà Mau và Kiên Giang) và lẻ
tẻ ở vùng đồi núi trung du. Than bùn ở Việt Nam thuộc loại than bùn nhiệt đới nên có
sự ưu thế, về thành phần thân thảo, thân gỗ, khác với than bùn ôn đới có thành phần
địa tiền và thân thảo. Các giống loài phổ biến trong các loại than bùn ở Nam Việt Nam

là : Đước, Mắm, Bần, Giá, Dừa Nước, Tràm, Ráng, và các giống loài thuộc họ thân
thảo (Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân & Trần Mạnh Trí, 1997). Điểm nổi bậc của
đất than bùn ở đây là có lớp hữu cơ bán phân giải trong phạm vi phẩu diện và có nơi
xuống sâu ba met đến năm mét vì vậy mà hàm lượng hữu cơ của tầng than bùn khá
cao, thông thường > 15% đất chua và rất chua, đạm tổng số cao và thay đổi theo tính
chất của tầng than bùn, lân tổng số và dễ tiêu rất nghèo (Đất Việt Nam, 2000).
1.2.2 Thành phần than bùn
20

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các
loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Ở Đông Nam Bộ, khu vực U
Minh là vùng có tầng than bùn của nước ta, đất than bùn ở đây được hình thành do xác
bã thực vật thủy sinh và cây rừng tích lũy lại rất dày nhiều chổ dày 1- 2m (Trần Văn
Chính, 2006).
Bảng 3: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ (Lê Duy
Phương (2007)
Địa điểm lấy than bùn

% Chất dinh dưỡng
Tây Ninh

Củ Chi

Mộc Hóa


Duyên Hải

N

0.38

0.09

0.16 – 0.91

0.64

P2O5

0.03

0.1 – 0.3

0.16

0.11

K2O

0.37

0.1 – 0.5

0.31


0.42

pH

3.4

3.5

3.2

2.6
Đơn vị %

Kết quả nghiên cứu của Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân & Đoàn Sinh Huy (1991)
cho rằng than bùn ở một số vùng có đặc điểm như sau: Ở dạng đầm lầy mặn có ba
thành phần thực vật chính: Bào tử dương xỉ (dương xỉ, chọi, rán dại…) chiếm 17.3%,
phấn hoa hạt trần 0.35% còn phấn hoa hạt kính (đước, vẹt…) chiếm đến 81.5%. Trong
khi đó ở dạng đầm lầy ngọt (dạng dòng sông cổ) thành phần bào tử dương xỉ chiếm
76%, phấn hoa hạt trần chiếm 2.5% gồm choại, rán dại, và một số phấn hoa hạt kính
như: tràm, đước…
Cũng theo Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân & Đoàn Sinh Huy (1991) thì thành phần
của các loại than bùn U Minh như sau:
Bảng 4: Chất lượng chung của than bùn đầm lầy mặn (Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu
Nhân & Đoàn Sinh Huy (1991)
Thành phần

Hàm lượng giới hạn

Hàm lượng trung bình


Lưu huỳnh

3.2 – 7.14%

4.35%

SO42- tổng số

52.9 – 139ppm

104ppm

N

0.24 – 0.67%

0.43%

P2O5

400 – 1.9ppm

1.25ppm

K2O

2.10 – 11.2ppm

4.55ppm


Mùn

30.5 – 55.0%

43.8%

Acid humic

6.25 – 29.3%

15.9%

Bảng 5: Chất lượng chung của than bùn đầm lầy ngọt (Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân
và Đoàn Sinh Huy (1991)
Thành phần
Lưu huỳnh

Hàm lượng giới hạn

Hàm lượng trung bình

1.57 – 5.36%

21

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

3.81%



Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

SO42- tổng số

21.1 – 145.3ppm

78.1ppm

N

0.4 – 1.45%

0.97%

P2O5

300 – 2.759ppm

1.21ppm

K2O

500 – 7.50ppm

2.13ppm

Mùn

32.06 – 62.8%


52%

Acid humic

10 – 38.6%

21.9%

1.2.3 Đặc điểm của than bùn
1.2.3.1 Tính chất vật lý của than bùn
Màu sắc của than bùn
Thay đổi theo thành phần cấu tạo, tuổi của than và các điều kiện khống chế khi tạo
thành. Do sự phân hủy không hoàn toàn, than bùn là một chất xốp, nhẹ, màu nâu hoặc
đen. Than bùn phân hủy càng cao càng sẩm màu và sự nén dẽ càng lớn. Than bùn Việt
Nam do lẫn nhiều khoáng chất nên thể trọng lớn, thường vào khoảng 600 Kg/Cm3 và
tỉ trọng thường lớn hơn 1 (Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân & Trần Mạnh Trí, 1997).
Trong than bùn, có thể tìm lại di tích của thực vật và đôi khi có một ít khoáng chất.
Các khoáng này thường là sét, bột hoặc cát và do nước hoặc gió đem lại trong quá
trình trầm tích. Thông thường các khóang chất này do vật liệu từ các vùng lân cận
cung cấp. Chính sự hiện diện của các khoáng này đã làm cho than bùn đổi màu (Đỗ
Cảnh Dương, 2004).
Nước trong than bùn
Nước là nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất. Trong đất nước là nguồn nguyên liệu để
tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ, làm hòa tan các chất dinh dưỡng (Lê Văn Khoa et
al., 2000). Mặc khác, nước còn bảo đảm cho sự hoạt động của các quá trình sinh hóa,
phục vụ cho quá trình bốc hơi sinh học (thoát hơi), điều hòa chế độ nhiệt cho cây.
Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân và Đoàn Sinh Huy (1991) thảo luận về vai trò của
nước đã khẳng định than bùn không thể hình thành được nếu không có nước. Nơi tạo
than là nơi ẩm ướt. Do đó, than bùn có một tính chất rất độc đáo đó là tính hút nước
một cách mạnh mẽ. Khi còn nằm trong đầm lầy, than bùn có thể chứa 80 -90 % nước,

đôi khi đến 95%. Khi đưa than bùn lên khỏi mặt đất, lượng nước có thể giảm xuống
còn khoảng 60 – 70%, do hiện tượng phơi khô tự nhiên (Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu
Nhân và Trần Mạnh Trí, 1997).

1.2.3.2 Tính chất hóa học của than bùn
Hợp chất hữu cơ
Thành phần các chất hữu cơ hoàn toàn phụ thuộc vào thực vật tạo than, mức độ phân
hủy và môi trường trong đó than bùn được hình thành.
22

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

Bảng 6: Hợp chất hữu cơ căn bản ((Võ Đình Ngộ, Nguyễn Siêu Nhân và Trần
Mạnh Trí, 1997).
Dao động (%)

Hợp chất hữu cơ hòa tan

Trong nước (Polisacarit, đường đơn, 1 ít tannin…)

5 - 10

Trong este va rượu acid béo, sáp, resin…)

-

Xenluloze va hemixenluloze


5 - 40

Lignin và các dẫn xuất từ lignin

20 - 50

Hợp chất nitơ

0.3 - 4

Thành phần nguyên tố: Thành phần nguyên tố của than bùn thay đổi theo mẫu vật
phân tích, thành phần thực vật, mức độ phân hủy của thực vật và theo cả độ sâu của
mỏ than. Bao gồm các nguyên tố như: carbon, oxy, hydro, 1 số khoáng chất khác, kể
cả khoáng vi lượng. Trong các nguyên tố này thì Cacbon:là thành phần chủ yếu của
than bùn, nó tỷ lệ nghịch với thành phần của oxy và hydro và cả tuổi của than, than
bùn càng già càng chứa nhiều cacbon, nó quyết định khả năng tạo nhiệt của than bùn.
Đối với oxy, than bùn càng già càng chứa ít oxy vì vậy trong các loại than bùn, than
nâu, than đá, than anthraxit thì than bùn có hàm lượng oxy cao nhất. Riêng hydro chỉ
chiếm một lượng nhỏ trong than bùn, than bùn càng già hàm lượng hydro càng ít.
Theo sau là các loại khoáng chất thường gặp trong các loại than bùn ở Việt Nam bao
gồm các nguyên tố như: N, P, K, S, Zn, Mg, Mn, Al, Fe, Pb, Cu…trong đó hàm lượng
Fe và Al chiếm tỷ lệ cao nhất. Mặt khác, lưu huỳnh cũng được xem là nguyên tố khá
đặc biệt trong than bùn, nó được xem là chất dơ, rất độc cho cây trồng và có mặt dưới
dạng hữu cơ, sunfat hoặc pyrit ( S2Fe ). Hàm lượng lưu huỳnh nhiều hay ít tùy thuộc
vào loại thực vật tạo ra, than bùn Sphagnum chứa S thấp từ 0.05 – 0.25% còn than bùn
do các loại lau, sậy, cây bụi hoặc thân gỗ có hàm lượng S từ 0.2 – 1.5%. Than bùn
thuộc các đầm lầy ven biển Việt Nam chứa lưu huỳnh dưới dạng pyrit với hàm lượng
rất cao, có thể lên tới 4% hoặc hơn.
pH của than bùn

Ở Việt Nam, than bùn thuộc các đầm lầy ven biển, chứa nhiều pyrite (FeS2) nên pH
thấp (3 – 4.5) hoặc đôi khi rất thấp (2.5). Còn các loại than bùn thuộc lòng sông hoặc
các thung lũng giữa núi có pH cao hơn.
Mức độ mùn hóa của than bùn
Mức độ mùn hóa của than bùn được thể hiện qua tỉ lệ humic/acid fluvic, tỉ lệ này càng
nhỏ mức độ phân hủy than bùn càng cao và ngược lại sự khoáng hóa than bùn chậm
(Nguyễn Thế Đặng, 1999). Ở tầng 0-10 cm dưới bề mặt than bùn hàm lượng acid
humic thấp dẫn đến quá trình phân hủy than bùn diễn ra nhanh do sự hoạt động của vi
sinh vật và hô hấp của rễ thực vật, quá trình mùn hóa diễn ra chậm làm gia tăng lượng
CO2 thoát ra nhiều hơn so với các tầng bên dưới (Thạch Vũ Thành, 2008).
Độc tính của than bùn
Khi thực vật rơi trong nước, sự phân huỷ xảy ra với một nhịp độ chậm chạp vì sự oxyt
hoá bị ngăn chặn. Như vậy, trong điều kiện thừa độ ẩm và trong môi trường thiếu

23

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

không khí, sự phân huỷ của thực vật xảy ra không hoàn toàn trong đầm lầy làm phóng
thích khi methan và H2S.
1.2.4 Đầm lầy than bùn Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
1.2.4.1 Khái quát về đầm lầy và than bùn ở ĐBSCL
Quá trình tích lũy vật liệu sinh phèn nguyên sinh và thứ sinh đã tạo nên tầng sinh phèn
hữu cơ. Vì vậy than bùn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là than bùn phèn (Tôn Thất
Chiểu et al., 1991). Đất than bùn – phèn ký hiệu Ts. Theo hệ thống phân loại
USDA/soil taxonomy, nhóm đất than bùn phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc
ba biểu loại chính: Hemi Sulfihemists, Terric Sulfihemists và Humic Sulfihemists.

Được hình thành trên trầm tích đầm nội địa hay các lòng sông cổ, quá trình tích lũy
hữu cơ do thực vật đã phát triển từ lâu đời ở địa hình trũng thấp.. Diện tích 24.027 ha,
chiếm 0.6% diện tích đất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phân bố tập trung nhất ở vùng
U Minh (thuộc Kiên Giang và Minh Hải), rải rác ở Tứ Giác Long Xuyên. Chiều dài
đất than bùn rất thay đổi. Có nơi chỉ dày trên dưới một mét như than bùn ở vùng Tứ
Giác Long Xuyên, vùng U Minh lớp than bùn rất dày.
Tùy theo vị trí phân bố và lớp thảm thực vật hiện tại, hình thái phẩu diện đất than bùn
– phèn có khác nhau. Đặc điểm hình thái phẩu diện đặc trưng là lớp xác thực vật bán
phân giải màu nâu đen rất xốp với lớp than bùn màu đen có lẫn xác thực vật, phèn
tiềm tàng hoặc phèn hoạt động. Phèn tiềm tàng được tích lũy trong những tầng sét của
than bùn. Hàm lượng carbon trong than bùn ở ĐBSCL có tỷ lệ carbon không đồng
nhất thay đổi từ 20 – 50% trọng lượng khô. Than bùn U Minh hàm lượng này vào
khoảng 47.85% (Trần Kim Tính, 2003), hàm lượng đạm tổng số thay đổi tùy theo chất
lượng đất than bùn, trung bình 0.2 – 0.8% và có khi > 1%. Lân tổng số biến động ở
mức độ rất thấp < 0.05%.
1.2.4.2 Than bùn U Minh Thượng Với diện tích 21.107 ha, nằm trên 2 xã An Minh
Bắc, huyện An Minh và An Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cách
thành phố Rạch Giá 50km về phía Tây Nam, U Minh Thượng là một trong những
vùng đất ngập nước với diện tích rừng quý hiếm nhất Đông Nam Á, đồng thời là khu
bảo tồn sinh quyển thế giới. Có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, gồm 252 loài
thực vật có mạch thuộc 84 họ, trong đó có 8 loài rất hiếm như mốp, năng chồi, lá u
minh, bèo tản nhọn, nắp bình, luân lan, mật cật, bí kỳ nam... và cũng là nơi duy nhất
còn lại hệ thực vật của rừng nguyên sinh: Đó là ưu hợp rừng tràm hỗn giao của rừng
tràm trên đất than bùn.
Phẩu diện đất than bùn ở An Biên – kiên Giang
Loại đất: than bùn – phèn (Ts), vùng U Minh Thượng.
Địa điểm: xã An Ninh, Huyện An Biên, Tỉnh Kiên Giang.
Thực vật: rừng tràm dày tự nhiên.
Nước ngầm: ngập sâu 50cm trong mùa mưa, sâu 30cm dưới lớp đất mặt mùa khô.
Tầng đất: hình thái phẩu diện gồm:

H0 (30cm) : có lớp thảm dày, lớp trên còn nguyên dạng khô, lớp dưới đang phân hủy
lẫn các rễ cây nhỏ và các loại dây leo, lẫn đất bùn bồi đắp do ngập nước.

24

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Khoa Học Đất

A01 (32 – 50cm): than bùn đen, ẩm tươi xốp, dạng sợi.
A02 (50 – 100cm): than bùn màu đen sẫm, ẩm ướt, xố, dạng sợi rãi rác, mịn.
A03 (100 – 155cm): than bùn màu đen lẫn ít sét xám xậm, ướt nhão, xốp, phân hủy
hoàn toàn, dạng mịn.
Crp (155 – 200cm): than bùn màu xám xanh, ướt nhão, sét dính, có mùi lưu huỳnh,
không thuần thục.
Bảng 7: Hàm lượng các chất có trong than bùn U Minh Thượng (Tôn Thất Chiểu et al.,
1991).
Tầng đất (cm)

Chỉ tiêu
0 – 32

32 – 50

50 – 100

100 – 155

155 – 200


H2 O

4.7

5.1

4.7

4.1

5.0

KCL

4.0

4.6

3.9

3.2

2.0

C%

29.70

40.08


45.35

37.10

5.098

O.M %

51.21

69.11

78.19

69.97

8.79

N%

2.41

0.58

1.16

0.72

0.16


P2O5%

0.49

0.007

0.010

0.026

0.012

P2O5 dễ tiêu

8.75

4.00

-

-

C/N

12

69

39


51

32

Ca2+ (me/100gđ)

5.50

5.50

8.25

5.50

6.25

pH

(mg/100g)

1.2.4.3 Than bùn U Minh Hạ: Vườn quốc gia U Minh Hạ là một vườn quốc gia tại
tỉnh Cà Mau. Được thành lập theo quyết định số 112/QĐ-TT ngày 20 tháng 1 năm
2006 của Thủ tướng chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trên cơ sở
nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc
trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành.
Thực vật đặc hữu ở đây là các loài: tràm, sú, vẹt, đước, mắm... Động vật đặc trưng là:
rùa, rắn, trăn, cá thòi lòi, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng...Đây là một trong hai
một vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam.
Phẩu diện tại U Minh – Cà Mau

Địa điểm: Lô 32, tiểu khu 066, LNT U Minh 3, Xã Khánh An, Huyện U Minh, Tỉnh
Cà Mau.
Tọa độ: Vĩ độ 900 06’00” B, Kinh độ: 104050’00” Đ, Độ cao (ASL): 2m.
Mẫu chất : Phù Sa, Địa Hình: Bằng phẳng, Độ dốc: 00 - 30 .
Hiện trạng thảm thực vật: khoai lang mới thu hoạch.
Tên đất Việt Nam: đất than bùn (1976), đất than bùn – phèn tiềm tàng (1985, 1996),
đất than bùn phèn tiềm tàng như hiện nay.

25

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×