Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp xã ở HUYỆN u MINH, TỈNH cà MAU HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.39 KB, 102 trang )

MỞ ĐẦU
Chương 1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP

Trang
3

XÃ Ở HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU - NHỮNG VẤN
ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

12

1.1. Cán bộ chủ chốt cấp xã và những vấn đề cơ bản nâng cao
chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh
Cà Mau
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng
cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

12
35

Chương 2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN U
MINH, TỈNH CÀ MAU HIỆN NAY

54

2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng
cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
hiện nay
2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt
cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hiện nay


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

54
61
93
90
93


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cán bộ, công tác cán bộ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng. Qua hơn 85 năm xây dựng và phát triển, Đảng ta luôn
xác định công tác cán bộ là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự
thành bại của cách mạng. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều đánh
dấu những bước trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ của Đảng. Vì thế,
Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện,
nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then
chốt trong công tác xây dựng Đảng" [8, tr.66].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới
mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về: quan hệ giữa đường lối
chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và và chính sách đại đoàn kết
rộng rãi trong công tác cán bộ; quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa đức và tài;

giữa kế thừa và phát triển; giữa sự quản lý thống nhất của Đảng với phát huy đầy
đủ tinh thần trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị; giữa thẩm
quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể; giữa phân cấp, phân quyền và kiểm tra,
giám sát, kiểm soát để thực hiện thống nhất đồng bộ trong Đảng và hệ thống chính
trị. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy quyền và trách nhiệm
của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công
tác cán bộ….” [12, tr 206].

3


Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là một bộ phận nằm trong hệ
thống hành chính bốn cấp ở nước ta, là nơi đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh
sống. Hệ thống chính trị và cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã có
vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn
kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng
phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Cán bộ
chủ chốt cấp xã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý và tổ chức công
việc của cấp ủy, chính quyền cơ sở, đem các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời phản ánh tâm tư
nguyện vọng của nhân dân với Đảng và Nhà nước để có sự điều chỉnh, bổ
sung đường lối chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
Trong những năm gần đây, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về
công tác cán bộ, cấp ủy các cấp tỉnh Cà Mau đã có nhiều củ trương biện pháp
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của địa phương, nhất là đội ngũ
cán chủ chốt cấp xã. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp đổi mới, đội ngũ này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về kiến thức, năng
lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác. Nhiều cán bộ gặp khó khăn

trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trước tác động mặt trái của
nền kinh tế thị trường, số ít cán bộ chủ chốt cấp xã có biểu hiện tiêu cực, làm ảnh
hưởng đến uy tín lãnh đạo của cấp ủy, hiệu quả quản lý Nhà nước và giảm sút
niềm tin trong nhân dân. Từ đó đặt ra đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, nâng cao
chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp xã.
Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
huyện U Minh cùng với các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau đang tập
trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ. Nhiều dự án, công trình trọng điểm
của quốc gia được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nằm trên địa bàn
huyện như Cụm Công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Khu Công nghiệp
4


Khánh An..., đặt ra các nhiệm vụ mới phức tạp hơn về xây dựng, quản lý quy
hoạch, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế, văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý dân cư, bảo đảm an
ninh trật tự trên địa bàn. Điều đó cũng đặt ra đòi hỏi huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau phải có một đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cán bộ chủ chốt cấp xã
vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt,
thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Vì vậy, tác
giả luận văn chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng đã được
nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy Đảng và các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Trong những năm qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng
đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học v.v... đã được công
bố liên quan đến đề tài luận văn có nhiều công trình tiêu biểu như:
* Những công trình bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ:

Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KH.XH.05.03, giai đoạn 19911995, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, của tập
thể tác giả, do GS, TS Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm, đã in thành sách,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, xuất bản lần đầu năm 2001, tái
bản năm 2003.
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.05.11, giai đoạn 19911995, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị trong thời kỳ đổi mới, của tập thể tác giả, do PGS, TS Trần
Xuân Sầm làm Chủ nhiệm, đã in thành sách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, năm 1998.
5


Đề tài khoa học cấp nhà nước, giai đoạn 2000 - 2002, Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản
lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của Ban Tổ chức
Trung ương, do GS, TS Trần Đình Hoan làm Chủ nhiệm.
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.03.02, giai đoạn 2001- 2005, Xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của tập thể tác giả, do GS, TS Vũ Văn Hiền
làm Chủ nhiệm.
Các tác giả tập trung nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn để rút
ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy luật, tổng kết khái
quát những kết luận bước đầu, đưa ra những giải pháp đồng bộ, có tính khả
thi nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
* Các công trình bàn về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa”, luận văn thạc sĩ Lịch sử (2000), Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.

TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên),
“Cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Vũ Văn Hiền “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước”, Nxb Chính trị quốc gia.H.2007
Lê Đức Bình (2004), “Vai trò của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu
trong công tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng.
Bùi Đức Lại (2007), “về trách nhiệm của người đứng đầu trong công
tác cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng.
PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn, Th.s Phạm Ngọc Hà, Học viện Chính trị
6


quốc gia Hồ Chí Minh (2015), “Kiện toàn, chuẩn hóa chức danh cán bộ chủ
chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, Tạp chí Lý luận chính trị (7-2015).
GS.TS Nguyễn Văn Huyên, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, “Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt trong hệ
thống chính trị trước yêu cầu mới”, Tạp chí Lý luận chính trị (10-2015).
Vũ Minh Bồng, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển cán bộ,
công chức dân tộc thiểu số người Khmer”, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội, 2006.

Trương Ngọc Hùng, “Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức
xã, phường, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đà Nẵng, 2012.
Với góc độ tiếp cận có đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước ở các
cấp hành chính, các tác giả ở các công trình trên đều có chung những vấn đề
nghiên cứu đó là từ việc làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận thực tiễn, nhất là
mục tiêu, yêu cầu, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trước đò hỏi
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các tác giả bước đầu
đã đề xuất những giải pháp cơ bản để tham mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng
nhằm nâng cao hơn nũa chất lượng đội ngũ cán bọ, công chức hiện nay.

* Nhóm đề tài về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ chốt
cấp xã gồm có:
TS. Nguyễn Văn Tích (chủ biên), “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)”, Đề tài KT-XH.05-1106, 1993
Hồ Bá Thâm, (1994)“Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp xã hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học,.
Nguyễn Văn Phích, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính
trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
Phạm Công Khâm, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng
nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, Luận án tiến sĩ, 2000.
7


Nguyễn Hồng Tân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
quận ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, Luận văn thạc sĩ Khoa học lịch sử, Hà Nội, 2000.
Nguyễn Mậu Dựng, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án tiến sĩ Lịch sử, 2000.
Đoàn Tất Hoài, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc
sĩ, 2001.
Nguyễn Thái Sơn, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đâị hóa đất nước”, Luận án tiến sĩ Khoa học lịch sử, Hà Nội, 2002.
Phạm Thị Thúy Vân, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở
thành phố Cần Thơ hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Khoa học
Chính trị, 2005.
Trần Trung Trực, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính
trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện

nay”, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, 2005.
Hà Thị Bích Thủy, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị
cấp phường, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc
sĩ, 2006.
Đỗ Thanh Hiệp, “Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán
bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau”, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Hà Nội,
2010.
Nguyễn Văn Hòa, “Đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở
xã, phường, thị trấn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ,
2012.
Ngoài ra còn có một số bài viết khác như: Trần Đình Huỳnh, Trịnh Quang
8


Cảnh (2006), “Chỉ dạy của Bác Hồ đối với người đứng đầu”, Tạp chí Xây dựng
Đảng (12);”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (12); Ngọc Lân (2008), “Nhân tố quan trọng
hàng đầu để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5);
Cao Duy Hạ (2005), “Nghĩ về một số giải pháp nâng cao phẩm chất, năng lực đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Tạp chí Thông tin lý luận; Trần Đình Thu:
“Giải pháp nâng cao đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Kon Tum”, Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 9/2007 và những công trình khác mà tác giả chưa có điều kiện tiếp
cận và trình bày ở đây.
Các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên với
các chuyên ngành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận
khác nhau đã nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ dưới các góc độ khác
nhau, chỉ ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các đề tài và bài viết đó là tài liệu
tham khảo, phục vụ tốt cho quá trình triển khai nghiên cứu của tác giả. Tuy
vậy, đến nay chưa có một đề tài, bài viết nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn

diện, có hệ thống về “Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những
giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận nâng cao chất lượng
cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm về nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh,
tỉnh Cà Mau.
9


Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng cán
bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nâng cao chất lượng cán bộ chủ
chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã
ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau; phạm vi khảo sát tập trung ở 07 xã, 01 thị trấn
của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau gồm: xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh
Hòa, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Hội và thị trấn U Minh.
Các số liệu, tư liệu điều tra, khảo sát từ năm 2010 đến nay. Phương
hướng, yêu cầu, giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2020 và những năm
tiếp theo.

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của
Đảng về cán bộ, công tác cán bộ.
* Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt của hệ
thống chính trị ở huyện U Minh; các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện, xã về
công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ thời gian qua; những số liệu, tư liệu
điều tra, khảo sát của tác giả ở các xã, thị trấn thuộc huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau. Đồng thời có sự tiếp thu kế thừa và chọn lọc kết quả của các công trình,
đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, công bố.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên

10


ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử,
điều tra, khảo sát, tổng kết, đánh giá, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở lý luận, thực
tiễn, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân, các
đoàn thể chính trị của huyện, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn, các
đoàn thể chính trị cấp huyện, xã trong công tác cán bộ, công tác xây dựng
Đảng và xây dựng hệ thống chính trị. Đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo, nghiên cứu, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ở các Trung
tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
7. Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

11


Chương 1
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở
HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cán bộ chủ chốt cấp xã và những vấn đề cơ bản nâng cao chất
lượng cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
1.1.1. Cấp xã và cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau
* Khái quát về huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
- Khái quát về tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, phía Đông và phía Nam giáp biển
Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc
giáp tỉnh Kiêng Giang. Cà Mau là vùng đất mới được khai phá khoảng trên 300
năm, được bồi lắng bởi hai dòng hải lưu Bắc - Nam. Tại mũi Cà Mau phù sa lắng
đọng thành những bãi bồi rộng lớn, vươn ra khơi xa, mỗi năm đất thêm ra biển từ
80 đến 100 mét. Trải qua nhiều lần thay đổi về hành chính và tên gọi khác nhau,
đến ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Cà Mau được chia tách, tái lập từ tỉnh Minh
Hải. Hiện nay, tỉnh Cà Mau gồm có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành
phố và 8 huyện (thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần
Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Năm Căn, Phú Tân). Trong đó có 101 xã, phường,
thị trấn. Dân số 1.222.199 người, bao gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khmer.
Dân số nông thôn chiếm 79,8%. Khu vực đô thị dân cư khá tập trung, ở nông thôn
nơi tập trung dân đông nhất là các vùng trung tâm xã, đầu mối giao thông và dọc
các các tuyến kênh, các dòng sông, con rạch…Trong khu vực đồng bằng sông Cửu

Long, Cà Mau là điểm hẹn của các tuyến đường thủy quan trọng. Cà Mau nằm
trong hành lang phát triển tiểu vùng Mêkông mở rộng và trong hành lang ven biển
Tây. Diện tích đất 5.329,5 km2 (bằng 13,13% diện tích đồng bằng sông Cửu Long,
bằng 1,8% diện tích cả nước), có chiều dài bờ biển 254 km và lãnh hải rộng 80.000
12


km2; trên biển có các hòn: hòn Khoai, hòn Chuối, hòn Đá Bạc... Cà Mau là 1/28
tỉnh ven biển của cả nước, là tỉnh có 3 bề giáp biển, 59,8% dân số sống tại các vùng
ven biển. Biển Cà Mau có trữ lượng hải sản lớn, đa dạng về chủng loại, có nhiều
tiềm năng dầu khí đang được thăm dò và khai thác. Hệ thống sông ngòi, kinh rạch ở
Cà Mau như mạng nhện, với tổng chiều dài hơn 18.000 km, rất thuận lợi cho việc
phát triển giao thông bằng đường thủy.
Cà Mau có hai khu rừng ngập nước là rừng tràm U Minh hạ và rừng
đước Năm Căn, Ngọc Hiển. Rừng Cà Mau có sinh học cao, giá trị kinh tế và
phòng hộ lớn. Dưới chân rừng có nhiều đặc sản quý hiếm. Rừng tràm, rừng
đước Cà Mau là căn cứ địa cách mạng của Xứ ủy Nam Bộ và Khu ủy khu Tây
Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Năm 2009, rừng
Cà Mau được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cà Mau một trong những địa phương giàu truyền thống cách mạng, qua
các cuộc kháng chiến, là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, hiện tại kinh tế Cà
Mau phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước.
- Khái quát về huyện U Minh
Huyện U Minh nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, cách trung tâm
của thành phố Cà Mau 42 km; hướng Đông giáp huyện Thới Bình, hướng Tây
giáp biển Tây, hướng Nam giáp huyện Trần Văn Thời, hướng Bắc giáp huyện
An Minh, tỉnh Kiên Giang. Toàn huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, diện
tích tự nhiên là 77. 414 ha, có bờ biển dài 31 km với 2 cửa biển Hương Mai
và Khánh Hội, với ngư trường rộng lớn trên 20.000 km 2, có nhiều loại hải sản

có giá trị cao, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển; diện tích rừng tràm
chiếm khoảng 41% diện tích tự nhiên của huyện, rừng tràm không chỉ mang
nét đặc trưng cho địa danh U Minh mà còn có nhiều giá trị lớn lao khác, dưới
dưới tán rừng có sản phẩm cây tràm truyền thống và các loài động thực vật
hoang dã, quý hiếm như: cá, lươn, rùa, rắn, chim thú…và đặc biệt là “mật ong

13


U Minh hạ” tạo lợi thế cho việc phát triển du lịch sinh thái hệ sinh thái ngọt
mang đặc trưng của vùng rừng U Minh hạ.
Ngày xưa, U Minh là tên gọi dân gian, chỉ một vùng rừng rậm gồm một
quần thể thực vật tràm, mốp, mặt cật, dớn, choại…, là vùng đất phù sa, bãi
bồi lấn biển; với hệ thống sông, rạch chằng chịt, chạy dài theo con sông Cái
Tàu, bám sâu vào hai cánh rừng tràm. Vài thế kỷ trước đây, cư dân khắp nơi
đã theo dòng chảy của sông, rạch đến với vùng rừng hoang du này lưu trú,
khẩn hoang, tạo dựng cuộc sống, xây dựng quê hương, làng xóm.
Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, U Minh
đã trở thành vùng căn cứ cách mạng, các cơ quan của Tỉnh ủy, Khu ủy, Trung
ương Cục Miền Nam, Sở giáo dục Nam bộ, Công binh xưởng, Trường trung
học kháng chiến đóng trên địa bàn… Các đồng chí cố Tổng bí thư Lê Duẩn,
cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng đã
từng bám trụ nơi đây để lãnh đạo phong trào cách mạng Miền Nam trong
những năm chiến tranh ác liệt nhất và Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị - một
nghị quyết lịch sử về cách mạng Miền Nam đã được đồng chí cố Tổng bí thư
Lê Duẩn soạn thảo trên vùng đất U Minh.
Trong những năm kháng chiến ấy, vùng đất U Minh có nhiều thay đổi qua
các giai đoạn lịch sử: Có lúc U Minh là một phần của huyện Trần Văn Thời, có
lúc U Minh là một phần của huyện Thới Bình, nên U Minh gặp không ít khó khăn
trên bước đường tự lập, đi lên. Với vị thế địa lý, cảnh quang môi trường và truyền

thống kiên cường của U Minh, Tỉnh ủy Minh Hải (cũ), đề xuất với Trung ương
nhất trí tách các xã Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm khỏi địa phận huyện
Thới Bình để thành lập huyện U Minh và huyện U Minh được công bố thành lập
vào ngày 20 tháng 5 năm 1979 đến nay.
Khi mới thành lập, huyện có 11 xã và 1 thị trấn, với diện tích tự nhiên
84.911 ha; dân số 35.955 người và qua các lần điều chỉnh địa giới hành chính,
hiện nay huyện có 7 xã, 1 thị trấn, với diện tích 774,28 km 2, với 24.498 hộ
14


dân, 102.144 người, với 2 dân tộc chính Kinh và Khmer. Đảng bộ huyện có
27 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy, với tổng số 3.024 đảng viên.
Ngày nay, U Minh với tiềm năng, lợi thế của mình, có điều kiện tự
nhiên hội đủ 3 thế mạnh nông - ngư - lâm nghiệp, đến với U Minh chúng ta
nhận diện sự đổi thay, đi lên từng ngày phía trước. Những chuyển biến ấy đã
xoá đi vẻ hoang sơ, tối tăm của vùng đất rừng ngày xưa, tạo nên một dáng dấp
mới, một thế đứng mới cho U Minh hôm nay vững bước trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
* Các xã của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Về điều kiện tự nhiên, dân số
Huyện U Minh có 7 xã và 1 thị trấn, trong đó có 98 ấp, khóm gồm: thị
trấn U Minh, diện tích 18,32 km 2, dân số 7.023 người; xã Khánh An, diện tích
156,5km2, dân số 15.820 người; xã Nguyễn Phích, diện tích 157,05 km 2, dân
số 19.775 người; xã Khánh Lâm, diện tích 108,76 km 2, dân số 14.157 người;
xã Khánh Hòa, diện tích 65.26 km 2, dân số 9.500 người; xã Khánh Thuận,
diện tích 108,76 km2, dân số 12.196 người; xã Khánh Tiến, diện tích 65,55
km2, dân số 12.093 người; xã Khánh Hội, diện tích 33,84 km 2, dân số 11.560
người. Đảng bộ các xã, thị trấn ở huyện U Minh gồm 172 chi bộ cơ sở, với
2.104 đảng viên (Phụ lục số 11).
Điều kiện tài nguyên, đất đai, khí hậu tạo cho các xã của huyện U

Minh, tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế nông nghiệp, phát
triển kinh tế rừng, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản và phát triển
dịch vụ, du lịch sinh thái. Các xã ở huyện U Minh được chia ra từng vùng sản
xuất rõ rệt, có vùng ngọt hóa chuyên canh trồng lúa, trồng rừng, rau màu, cây
ăn trái và nuôi các loài cá đồng; vùng nước mặn và nước lợ, thuận lợi cho
việc nuôi tôm, cua, cá và khai thác đánh bắt thủy hải sản. Là huyện thuần
nông, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; công nghiệp, dịch vụ phát

15


triển chậm, do đó việc thu hút đầu tư , xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội còn hạn chế, chưa đồng bộ.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở các xã thuận lợi cho việc
giao thông và lưu thông hàng hóa bằng đường thủy, tuy nhiên khó khăn trong
xây dựng lộ giao thông nông thôn. Các xã ven tuyến đê biển Tây, có chiều dài
bờ biển 31 km, là địa bàn trọng yếu chiến lược về quốc phòng - an ninh.
Về văn hóa - xã hội
Nét nổi bật về văn hóa các xã huyện U Minh là văn hóa làng xã còn in
đậm trong cộng đồng dân cư, tính cộng đồng trong đời sống dân cư rất cao, song
cũng chứa đựng cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực phản ánh quan hệ gắn
bó tốt đẹp giữa những thành viên của cộng đồng trong sản xuất và sinh hoạt,
đoàn kết tương trợ lẫn nhau; từ đó mà sinh ra và tiếp nối những thuần phong mỹ
tục ở nông thôn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những giá trị văn hoá truyền
thống trong quan hệ dòng tộc tại làng, xã được bảo tồn. Tuy nhiên mặt nhược
điểm, hạn chế của người nông dân sống trong xã hội tiểu nông, khép kín, bình
quân cào bằng, ngại cạnh tranh, chậm đổi mới.
Hầu hết dân cư sinh sống không tập trung mà phân tán do tập tục đất ở
gắn liền với đất sản xuất. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong quản lý dân cư và
đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Huyện có trên 12% là

người dân tộc thiểu số, người Khmer sinh sống tập trung thành vùng ở các xã
Khánh Hòa, Khánh Lâm và Nguyễn Phích, đa số trình độ dân trí thấp, đời sống
còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Nguồn lao động của các xã ở huyện U Minh,
tỉnh Cà Mau khá dồi dào, người dân có tinh thần đoàn kết, cần cù, hiền lành,
song trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Về kinh tế
Nét nổi bật và đặc trưng các xã huyện U Minh là sản xuất nông nghiệp
cùng với các ngành nghề thủ công truyền thống. Hoạt động kinh tế ở xã bao
gồm cả hoạt động sản xuất, sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công, nuôi trồng,
chế biến thủy sản… và cả hoạt động lưu thông như thương mại, mua bán vật
16


tư, vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật phẩm tiêu dùng phục vụ nhu
cầu đời sống của dân cư.
* Quan niệm cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
- Khái niệm cán bộ
Khái niệm “cán bộ” có nội hàm rộng, với nhiều cách tiếp cận theo phạm
vi, đối tượng nghiên cứu, xung quanh khái niệm này vẫn còn có những ý kiến
khác nhau giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trong Từ điển Tiếng Việt, từ “cán bộ” có nghĩa là: “Người làm công tác nghiệp
vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể. Người làm công tác
có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức
vụ” [36, tr.613].
Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Quan niệm cán bộ chủ chốt, cán bộ chủ chốt cấp xã

+ Cán bộ chủ chốt: Theo Từ điển Tiếng Việt, “Chủ chốt là quan trọng
nhất, có tác dụng làm nòng cốt, cán bộ chủ chốt của phong trào”. Như vậy có thể
hiểu cán bộ chủ chốt là những người nắm các chức vụ quan trọng nhất của tổ
chức Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể, của các bộ, ngành chuyên môn,
của một địa phương, đơn vị…, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đường lối,
nhiệm vụ chính trị ở đó, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo cán bộ công chức của
mình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do vậy họ có tác dụng chi phối chính toàn
bộ hoạt động của một tổ chức và khi xác định cán bộ chủ chốt, cần đặt người đó
trong một tổ chức nhất định.
+ Cán bộ chủ chốt cấp xã:
17


Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Cán bộ xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo
nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Bí thư,
Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Cán bộ chủ chốt cấp xã là một bộ phận đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà
nước, đó là những công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các
chức vụ, chức danh trong biên chế theo nhiệm kỳ của các tổ chức thuộc hệ thống
chính trị cấp xã, đó là những người giữ vai trò nòng cốt có tác động, ảnh hưởng đến
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức và được hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước.
Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau gồm các chức danh:
Bí thư, phó bí thư đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ
tịch UBND; chủ tịch UBMTTQ; bí thư Đoàn Thanh niên; chủ tịch HLHPN,
chủ tịch Hội Nông dân; chủ tịch HCCB.
Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: Cán bộ chủ chốt cấp xã ở
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là những cán bộ của Đảng và Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động ở HTCT cơ sở,

những người có chức vụ, giữ vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý, tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở cấp xã.
* Đặc điểm cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau có các đặc điểm sau:
+ Một là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh (87 người) phần lớn là
trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và
trong công cuộc đổi mới đất nước. Đại bộ phận cán bộ xã là người địa phương, họ
được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản về nghiệp vụ lãnh đạo, điều hành, quản
lý, có điều kiện tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật. Đồng thời, họ được kế thừa
truyền thống cách mạng của quê hương và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thế hệ
cán bộ đi trước, hộ luôn nhạy bén, năng động và sáng tạo trong thực hiện nhiệm
18


vụ chức trách, nhiều đồng chí trưởng thành nhanh chóng, trở thành nguồn bổ sung
cán bộ cho huyện, tỉnh.
Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ này chủ yếu sống cùng gia đình ở các
ấp, khóm trong xã, thị trấn, gắn liền với điều kiện sản xuất, kinh doanh tạo
cuộc sống gia đình. Mặc khác, đội ngũ cán bộ này ở huyện chủ yếu là làm
công tác chuyên trách, ít kiêm nhiệm; chức danh kiêm nhiệm chủ yếu là Chủ
tịch Hội đồng nhân dân (Bí thư hoặc Phó Bí thư thường trực Đảng cấp xã
kiêm nhịêm). Điều này rất thuận lợi cho việc chỉ đạo chuyên sâu từng lĩnh
vực công tác được phân công.
Hai là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, đa số xuất
thân từ nông dân hoặc có nguồn gốc từ nông dân và trưởng thành trong hoạt động
thực tiễn sản xuất và công tác từ cơ sở lên, nên họ rất giàu kinh nghiệm.
Những kinh nghiệm mà cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau có được là từ hoạt động thực tiễn, điều đó tạo cho họ có thế mạnh về tư duy
cụ thể, tư duy thực hành, sự năng động, tự chủ trong công việc. Sự năng động, tự
chủ của người cán bộ chủ chốt cấp xã được thể hiện qua việc dám nghĩ, dám làm,

sáng tạo trong công tác, phóng khoáng trong tư duy, trong sinh hoạt. Song, do
được trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn, nên sự năng động, tự chủ này một
mặt phát huy được khả năng sáng tạo, nhưng mặt khác lại dễ rơi vào sự tự do, tuỳ
tiện. Năng động, sáng tạo là điều kiện cần thiết để người cán bộ hoàn thành nhiệm
vụ chính trị của mình.
+ Ba là, cán bộ chủ chốt cấp xã đa phần là cấp ủy viên cơ sở; đồng chí
Bí thư Đảng ủy là cấp ủy huyện tham gia đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
chiếm tỷ lệ khá cao (Phụ lục số 10,11).
Có thể nói về chất lượng chính trị, cán bộ chủ chốt cấp xã tham gia
nhiều tổ chức trong HTCT ở cơ sở và cấp trên, nên họ là lực lượng nắm vững
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận
dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể từng cơ sở, góp phần phát triển nền kinh
19


tế, xã hội của huyện, tỉnh. Hầu hết đều có quá trình tu dưỡng, phấn đấu và
trưởng thành từ các cấp ủy cơ sở hoặc các cơ quan cấp tỉnh, được lựa chọn,
bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử bầu vào các chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản
lý, cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện. Họ là những cán bộ
lãnh đạo, quản lý công tác ở cấp xã, phường, thị trấn được đề bạt, bổ nhiệm.
Tuy vậy, một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý trước tác động từ mặt trái của
kinh tế thị trường đã có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu,
lãng phí, làm giảm lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân.
+ Bốn là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh cơ cấu không đồng bộ
Mặc dầu Tỉnh ủy Cà Mau rất quan tâm đến quy hoạch, đào tạo đội ngũ
cán bộ trẻ, cán bộ nữ, nhưng hiện nay tỷ lệ nữ đạt rất thấp (nhiệm kỳ 2005
-2010, tỷ lệ nữ 11,36%, nhiệm kỳ 2010 -2015, tỷ lệ nữ 19,54%). Về cơ cấu độ
tuổi được các cấp uỷ đảng quan tâm, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng và bầu cử
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng đều có định
hướng về cơ cấu độ tuổi mang tính kế thừa liên tục. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ

trẻ đến nay vẫn còn thấp (tỷ lệ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 5,74 %, dưới 35 tuổi
20,74%, từ 39 tuổi trở xuống chiếm 36,22 %), cán bộ trẻ chủ yếu là Đoàn thanh
niên và Hội Liên hiệp phụ nữ.
Đồng thời, cũng có một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U
Minh không phải là người địa phương, nhiều đồng chí luân chuyển từ huyện
xuống xã, có trường hợp phải tăng cường cán bộ ngành huyện về làm Phó bí
thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã (02 đồng chí, luân chuyển về làm Bí thư
Đảng ủy 05 đồng chí).
Cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện
U Minh nhìn chung chưa đồng bộ và có mặt còn hạn chế. Cơ cấu độ tuổi bình
quân chung của đội ngũ cán bộ còn cao (độ tuổi bình quân của cán bộ chủ chốt
cấp xã nhiệm kỳ 2005 -2010 là 43 tuổi, nhiệm kỳ 2010 - 2015 là 42 tuổi); còn có
sự chênh lệch và mất cân đối về độ tuổi giữa các thế hệ cán bộ, nên không bảo
20


đảm được tính liên tục, kế thừa, bổ sung và phát triển trong đội ngũ cán bộ
(độ tuổi của cán bộ chủ chốt cấp xã nhiệm kỳ 2005 -2010, từ 40 tuổi đến 59 tuổi
chiếm 65,9%; nhiệm kỳ 2010 -2015 chiếm 59,76%). Tỷ lệ cán bộ trẻ và cán bộ
nữ còn thấp so với yêu cầu; cơ cấu giữa các loại cán bộ chưa hợp lý; tình
trạng thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý chậm được khắc phục (Phụ lục số 1,2).
+ Năm là, trình độ của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh được
nâng lên một bước và được trưởng thành trong thực tiễn qua các phong trào
cách mạng của quần chúng. Nhưng về trình độ chưa được đào tạo, bồi dưỡng
một cách toàn diện, đồng bộ, chủ yếu tập trung đào tạo chính trị; về chuyên
môn nghiệp vụ đôi lúc chưa phù hợp với vị trí việc... Về chuyên môn nghiệp
vụ, trình độ đại học trở lên đạt 48,98%; trình độ từ trung cấp trở xuống chiếm
34,48 %; tỷ lệ được đào tạo quản lý hành chính thấp (trình độ quản lý hành
chính đạt 45,98%). Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng điều hành, quản lý
thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đặc biệt đến nay còn 07 cán bộ chưa tốt

nghiệp trình độ phổ thông (chủ yếu là cán bộ Hội). Điều đó làm cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn
đến kỹ năng điều hành, quản lý thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở (Phụ lục
số 3,4,5,6).
* Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Một là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh có vị trí đặc biệt quan
trọng trong tổ chức, hiện thực lãnh đạo, quản lý của huyện ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với sự nghiệp xây
dựng, phát triển các xã ở huyện U Minh.
Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là những người trực
tiếp quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, có liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội ở cơ sở thông qua các phong trào hành động cách mạng của quần chúng;
giữ vai trò trung tâm, chủ chốt tại cơ sở, họ không những có trách nhiệm nắm
21


vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đem
chủ trương, chính sách tuyên truyền, phổ biến, tổ chức cho quần chúng thực hiện
mà còn phải có khả năng nắm bắt, am hiểu đặc điểm tình hình của cơ sở để đề ra
những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách đó cho
phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng cơ sở đi vào cuộc sống và tổ chức thực hiện
đạt hiệu quả cao. Là lực lượng lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách
nhiệm toàn diện các mặt công tác ở địa phương và có trách nhiệm xây dựng hệ
thống chính trị cấp xã thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo quần chúng nhân
dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã.
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân nắm bắt,
nhận thức mới chỉ là khởi đầu, điểm xuất phát để kiểm nghiệm được tính đúng đắn
của chủ trương, đường lối đó thì điều kiện đủ là phải tổ chức thực hiện trong thực
tiễn. Muốn làm được điều đó không có ai khác là cán bộ chủ chốt cấp xã, bởi cán

bộ chủ chốt cấp xã là người tiếp xúc nhiều nhất, hiễu rõ nhất, giải quyết nhiều việc
nhất của nhân dân.
Như vậy, cán bộ chủ chốt cấp xã có vai trò đảm bảo cho các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện một cách nghiêm túc,
thông qua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật kịp
thời, hiệu quả … góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn
xã hội tại từng địa bàn ấp, khóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra.
Hai là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh vừa là người lãnh đạo,
vừa là người có trách nhiệm phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với dân,
tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa Đảng bộ, chính quyền cấp xã
với các tầng lớp nhân dân trong xã.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, mọi chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấy
ủy, chính quyền địa phương cần phải được triển khai tổ chức thực hiện ở địa
22


phương, cơ sở. Các tầng lớp nhân dân các xã chính là lực lượng đông đảo,
hùng hậu và trực tiếp đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước vào cuộc sống, biến ý tưởng thành hiện thực trong mọi lĩnh
vực của đời sống KT-XH. Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh là những
người mà nhân dân tin cậy giao phó quyền hành để lãnh đạo, quản lý xã hội,
là nơi để nhân dân phản ánh những bức xúc, những khó khăn, trăn trở, những
kế sách hay trong quá trình tham gia xây dựng và phát triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho
Đảng trước quần chúng để giải thích ánh sáng của Đảng và của Chính phủ cho quần
chúng hiểu rõ và thi hành”[24, tr.179]. Chính việc làm gương mẫu của cán bộ là lực hút
mạnh mẽ để nhân dân tin và làm theo. Theo Bác, người cán bộ, đảng viên có vai trò là
cầu nối giữa Đảng và quần chúng nhân dân, là người đại diện cho Đảng chịu trách
nhiệm trước dân. Dân tin và làm theo cán bộ, đảng viên cũng chính là dân tin và làm

theo Đảng, theo Chính phủ.
Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau chính là lực
lượng lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp nhân dân ở các xã thực hiện các chủ
trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền đề ra, đồng thời là lực lượng đại
diện, bảo đảm và chăm lo lợi ích, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp
nhân dân trong huyện, xã.
Họ là người thường xuyên, trực tiếp triển khai, hướng dẫn và vận động
nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà
nước. Trong quá trình đó, họ đã tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, tạo nên mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, trực tiếp củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, qua phong trào cách mạng của quần chúng, giúp cho cán bộ chủ
chốt cơ sở rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn góp phần vào xây dựng và hoàn thiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Như vậy,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào đời
sống xã hội và trở thành hiện thực trên địa bàn xã hay không là tuỳ thuộc vào sự vận
23


động, tuyên truyền nhân dân thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở trong huyện, nhất là
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Ba là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của HTCT ở cơ sở.
Thực tiễn chứng minh HTCT ở cơ sở mạnh hay yếu và phong trào cách mạng
của quần chúng có phát triển hay không đều gắn với vai trò của đội ngũ cán bộ ở cơ
sở. Về tổ chức bộ máy, họ là trụ cột, là trung tâm đoàn kết nội bộ, là lực lượng quy tụ
lực lượng tổ chức, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức trong HTCT ở cơ sở. Mặt khác, cán
bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh có vai trò quyết định đến năng lực và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền và
mọi hoạt động của đoàn thể quần chúng của cơ sở, trực tiếp góp phần củng cố, tăng

cường vai trò lãnh đạo của Đảng; điều hành, hoạt động của Nhà nước, đoàn thể quần
chúng ở cơ sở và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội.
Bốn là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau là người
nắm bắt kịp thời, phản ảnh đầy đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để
Đảng, Nhà nước có cơ sở khoa học sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ
trương, chính sách có tính khả thi, phù hợp với từng địa phương, góp phần
phát triển của đất nước.
Các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước khi ban hành muốn đảm bảo tính khả thi phải xuất phát từ thực
tiễn cuộc sống. Cán bộ chủ chốt cấp xã là những người trực tiếp gần gũi với
quần chúng nhân dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phản ảnh
đầy đủ mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng, Nhà nước ban hành
các chủ trương đường lối, chính sách pháp luật có tính khả thi hơn, đáp ứng
thiết thực hơn lợi ích của nhân dân.
Thực tiễn cách mạng của đất nước đã khẳng định, chính từ vai trò của
cán bộ cấp xã trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân, nên Đảng và
24


Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng, được nhân dân
đồng tình ủng hộ.
Năm là, cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh là một trong những
nguồn bổ sung quan trọng vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, các ban, ngành trong
huyện, tỉnh.
Lênin khẳng định: “Cần đề bạt một cách có hệ thống những người đã được
thử thách qua thực tiễn” [20, tr.196]. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U
Minh là lực lượng nòng cốt của các tổ chức trong HTCT, của các đảng bộ xã, thị
trấn, trực tiếp lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các lĩnh vực của đời sống

kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT. Đội ngũ này, nếu
được xây dựng đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, sẽ là lực lượng then
chốt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển các huyện trong thời kỳ mới. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết định
bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của huyện, đồng thời là đội
ngũ cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý của cấp huyện.
Trong những năm qua, có không ít cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau được rèn luyện, thử thách và trưởng thành ở các xã, đã
được huyện cất nhắc, bổ nhiệm, điều động nhận nhiệm vụ, trọng trách cao
hơn ở các cơ quan, phòng ban, ngành của huyện, trong đó, có cả cán bộ lãnh
đạo trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND
huyện. phân công đảm nhận các vị trí lãnh đạo ở cấp cao hơn họ sẽ vững vàng, có
bản lĩnh trong quyết đoán, xử lý công việc, thích ứng nhanh với nhiệm vụ mới.

* Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác
của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Về phẩm chất chính trị: Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh
Cà Mau phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và CNXH, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
25


chủ trương, đường lối của Đảng, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật
của Nhà nước ta và sự nghiệp đổi mới của đất nước, trong nhận thức và hành
động, thể hiện bằng hiệu quả và chất lượng trong công việc.
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh trên các lĩnh
vực tư tưởng, lý luận và hoạt động thực tiễn.
Về đạo đức, lối sống: Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện U Minh, tỉnh
Cà Mau phải là người thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có ý

thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần tự phê bình và phê bình; có trách nhiệm
cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trung thực, thẳng thắn, luôn
đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, sống giản dị, khiêm tốn, có tín
nhiệm với đảng viên, quần chúng. Hiểu biết quần chúng nhất là về phong tục
tập quán của người Đất Mũi, biết cảm thông chia sẻ với nhân dân những khó
khăn, vất vả của vùng quê còn nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng,
sống tình nghĩa thủy chung.
Kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, thực
dụng, cục bộ và các tiêu cực khác. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định
của địa phương.
Về năng lực: Có trình độ học vấn, chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trình độ
lý luận chính trị: Trung cấp trở lên. Có kiến thức toàn diện cả về chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, QP-AN và các kiến thức cần thiết khác theo yêu cầu chức trách,
nhiệm vụ. Trong đó và trước hết là đội ngũ này phải có trình độ hiểu biết và nắm
vững các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; có kiến thức chuyên sâu về
xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; kiến thức chuyên
sâu về khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý và những tri thức liên quan đến vị trí,
chức trách, nhiệm vụ mà người cán bộ đó đảm nhiệm. Riêng kiến thức về quốc
26


×