Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

TIỀM NĂNG KHAI THÁC các sản PHẨM từ NGUỒN KHOÁNG sản sét ở ĐBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

TẠ HOÀNG TRUNG

TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM TỪ
NGUỒN KHOÁNG SẢN SÉT Ở ĐBSCL

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌ C ĐẤT

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
-----o0o-----

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM TỪ
NGUỒN KHOÁNG SẢN SÉT Ở ĐBSCL

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Võ Quang Minh

Sinh viên thực hiện:


Tạ Hoàng Trung
MSSV: 3084166
Ngành: Khoa Học Đất Khóa 34

Cần Thơ - 2012


MỤC LỤC

Mục lục ……………………………………………………………...…….…….

i

Lời cam đoan ……………………………………………………………………

iv

Xác nhận của Cán Bộ hướng dẫn…………………………………..……….…...

v

Xác nhận của Bộ Môn Khoa Học Đất………………………………...................

vi

Xác nhận của Hội Đồng chấm Luận Văn tốt nghiệp…………….…….….…….

vii

Lý lịch cá nhân ……………………………………………………………...…..


viii

Lời cảm tạ…………………………………………………………………...…...

ix

Danh sách hình…………………………………………………………………...

x

Danh sách bảng…………………………………………………………………...

xii

Chữ viết tắt ……………………………………………………………….............

xiii

Tóm lược… ………………………………………………………………………. xiv
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU………………………………………………3
1.1 Giới thiệu khái quát về ĐBSCL…………...……………..…………………………3
1.1.1 Vị trí địa lý………..….………………………………………………………….3
1.1.2 Khoáng sản………..……………………………………………………………..4
1.2 Các khái niệm cơ bản………...……………………………………………………..4
1.2.1 Đất đai.…………………………………………………………………………..4
1.2.2 Khoáng sản………...…………………………………………………………….5
1.3 Những đặc điểm và chức băng của đất sét………...………………………………..6
1.3.1 Khái niệm về khoáng sét……….………………………………………………..6

1.3.2 Sự hình thành của đất sét……….…..……………………..…………………….6
1.3.3 Tính chất của đất sét……………………………………………………………..7
1.3.3.1Tính chất vật lý………..........................................................................................7
1.3.3.2Sự thay thế đồng hình...........................................................................................7
1.3.4 Phân loại khoáng sét………………………………………………..……………8

i


1.3.5 Ứng dụng của đất sét…………………………………….……………………..11
1.4 Đặc điểm phân bố khoáng sét ở ĐBSCL…………...………………………….…..12
1.4.1 Tài nguyên đất…………………………………………………...…….……….12
1.4.2 Đặc điểm phân bố khoáng sét……………………………...…………………..13
1.5 Một số đề tài nghiên cứu liên quan tới đất sét……………………………………..14
1.5.1 Đề tài:Nghiên cứu chế tạo gạch xốp cách nhiệt…………………………..……14
1.5.2 Đề tài: Hợp chất Kabenlis từ đất sét…………………………..……………….15
1.5.3 Đề tài: Chuyển hóa vật liệu Zeolite từ khoáng sét thiên nhiên………………...15
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP…………..………………….17
2.1 Phương tiện nghiên cứu……………………………………..……………………17
2.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..17
2.3 Dự kiến kết quả đạt được…………………………………………….……………18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………..…………………20
3.1 Đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sét ở ĐBSCL…...…….……………..……….20
3.1.1 Dự báo tình hình tiêu thụ khoáng sét……………...…………..……………….20
3.1.2 Tiềm năng khai thác các sản phẩm từ khoáng sét………...……………………20
3.1.3 Tiềm năng khai thác khoáng sét…………………………………………..……21
3.1.3.1Khoáng sét kaolin………………………………………………………………21
3.1.3.2Khoáng sét bentonite……………...……………………………………………25
3.1.3.3Khoáng sét montmorillonite……………………………………………………28
3.2 Sơ lược các sản phẩm từ đất sét……………………………………………………28

3.3 Quy trình sản xuất các sản phẩm từ đất sét………………………………………..39
3.3.1 Gạch từ đất sét………………………………………………………………….39
3.3.1.1Quy trình sản xuất gạch truyền thống………………………………………….40
3.3.1.2Quy trình sản xuất gạch ở ĐBSCL……………………………………………..42
3.3.2 Đồ gốm sứ từ đất sét……………………………………………..…………….43
3.3.2.1Quy trình được sử dụng phổ biến…………………………………….………..43
3.3.2.2Đồ gốm sứ mỹ nghệ cao cấp………………………………………….……….46

ii


3.3.2.2.1 Gốm sứ Bát Tràng…………………………………………..……………..46
3.3.2.2.2 Gốm sứ Vĩnh Long…………………………………………..……………51
3.3.2.3Đồ gốm sứ thông thường……………………………………………………..53
3.3.3 Phân chậm tan từ đất sét………………………………………….…………..54
3.3.4 Hoa từ đất sét……………………………………………….…………………56
3.3.5 Tranh gốm từ đất sét……………………………………….…………………58
3.3.6 Xi măng Polymer từ đất sét…………………………………………………..59
3.4 Đề xuất một số sản phẩm và quy trình sản xuất…..………………...……………60
3.4.1 Gạch từ đất sét………………………………………………………………..60
3.4.2 Phân chậm tan từ đất sét……………………………………...………………62
3.4.3 Tranh từ đất sét……………………………………………………………….64
3.4.4 Sản phẫm khác từ đất sét…………..……………………………...………….66
3.5 Quy định và hướng giải quyết về khai thác đất sét………….……….…………..68
3.5.1 Quy định về việc khai thác đất sét làm nguyên liệu cho sản xuất………..….68
3.5.2 Tác động của việc khai thác và sử dụng đất sét đến môi trường…………….70
3.5.3 Những giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của vấn đề khai thác khoáng
sét đến môi trường và sản xuất nông nghiệp…………………….……………..71
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………..…………………………….74
4.1 Kết luận…………………………………………………..………………………..74

4.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………..75
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...…………………………………76
PHỤ CHƯƠNG………………………………………………………………………80

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học và làm việc của bản thân. Các
số liệu và các sản phẩm do chính bản thân làm ra cùng với sự hỗ trợ của thầy cô, công
trình nghiên cứu khoa học này chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình luận
văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Tạ Hoàng Trung

iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài :
“TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM TỪ NGUỒN KHOÁNG SẢN
SÉT Ở ĐBSCL”

Sinh viên thực hiện : Tạ Hoàng Trung

MSSV: 3084166
Lớp: Khoa Học Đất khóa 34

Ý kiến của Cán Bộ Hướng Dẫn:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………….
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm………
Cán Bộ Hướng Dẫn

PGS. TS. VÕ QUANG MINH

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài :
“TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM TỪ NGUỒN KHOÁNG SẢN
SÉT Ở ĐBSCL”

Sinh viên thực hiện : Tạ Hoàng Trung
MSSV: 3084166
Lớp: Khoa Học Đất khóa 34

Ý kiến của Bộ Môn:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………….
Cần Thơ, ngày…... tháng…… năm…….
Trưởng Bộ Môn

vi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hội Đồng Chấm Luận Văn Tốt nghiệp đã chấp thuận Luận Văn Tốt Nghiệp Kỹ Sư
ngành Khoa Học Đất với đề tài :
“TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM TỪ NGUỒN KHOÁNG SẢN
SÉT Ở ĐBSCL”


Sinh viên thực hiện : Tạ Hoàng Trung
MSSV: 3084166
Lớp: Khoa Học Đất khóa 34

Xác nhận của Hội Đồng Chấm Luận Văn Tốt Nghiệp:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………
Luận Văn Tốt Nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức :……………………………
Cần Thơ, ngày……tháng……. Năm……..
Chủ Tịch Hội Đồng

vii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH
Họ và tên: Tạ Hoàng Trung
MSSV: 3084166
Sinh ngày 22 tháng 11 năm 1989, tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Họ và tên Cha: Tạ Hoàng Toàn
Họ và tên Mẹ: Phạm Thị Phương Ven
Địa chỉ thường trú: Ấp Tân Thành B, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi,

tỉnh Cà Mau.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 tại trường trung học phổ thông
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Thi đậu vào trường đại học Cần Thơ năm 2008, ngành Khoa Học Đất (20082012), khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

viii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng: Cha Mẹ với tất cả những sự biết ơn sâu sắc nhất trong suốt những năm học
đại học đã hy sinh và tạo mọi điều kiện cho con hoàn thành tốt công việc học tập của
con. Chúc Cha Mẹ luôn mạnh khỏe.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Võ Quang Minh (Bộ môn Tài nguyên đất đai - khoa Môi Trường và TNTN) đã
chấp nhận hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho tôi và tận tình chỉ dẫn cũng như tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi thực hiện đề tài của mình.
Anh Lê Hữu Nghĩa, học viên cao học Khoa Học Đất khóa 16 đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn:
Thầy Ngô Ngọc Hưng là cố vấn học tập lớp Khoa học đất khóa 34 đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt khóa học.
Quý Thầy Cô trong Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai và quý Thầy
Cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng, Khoa Môi Trường & Quản Lý TNTN,
và toàn thể quý thầy Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại Trường. Kính
chúc quí thầy cô luôn được nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Thân gởi lời chúc sức khỏe – thành đạt nhất đến tất cả các bạn lớp Khoa học đất khóa
34 đã giúp đỡ mình rất nhiều trong suốt thời gian mình xa quê.
Lời kết: để được thành quả này tôi xin gửi lời cảm ơn thân thương tới Hoa, Toàn, đã

cùng tôi chia sẽ những niềm vui và những khó khăn trong suốt quá trình làm đề tài,
chúc các bạn luôn thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Tạ Hoàng Trung

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1

Tựa hình
ĐBSCL

Trang
3

1.2

Giản đồ hình thành đất

5

1.3

Tầng đất sét ở Estonia

6


1.4

Cấu trúc khoáng sét 1:1

9

1.5

Cấu trúc khoáng sét 2:1 Smectite

10

1.6

Zeolite trong nuôi trồng thủy sản

16

1.7

Ruộng lúa sau khi dùng phân NPK có chứa Zeolite

16

3.1

Bộ đồ uống trà

29


3.2

Nồi đất đã nung

30

3.3

Hoa từ đất sét

31

3.4

Tranh gốm

32

3.5

Đất sét nặn cho trẻ em

35

3.6

Mặt nạ từ đất sét

36


3.7

Chiếc ví hình cây xương rồng

37

3.8

Chiếc ví hình cây xương rồng

37

3.9

Thức ăn đồ chơi bé xíu từ đất sét

38

3.10

Sơ đồ sản xuất gạch

40

3.11

Máy trộn và cắt ra khuôn

41


3.12

Sơ đồ sản xuất gốm sứ phổ biến

45

3.13

Sơ đồ quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng

48

3.14

Gốm Bát Tràng- Men Lam

49

3.15

Sản phẩm gốm đỏ

51

3.16

Sơ đồ sản xuất gốm sứ Vĩnh Long

52


3.17

Sơ đồ sản xuất nồi đất Hòn Đất

54

x


3.18

Đất sét Nhật Bản

56

3.19

Đất sét Thái Lan

56

3.20

Khuôn hoa lan

56

3.21

Máy cắt đất


57

3.22

Cây bào và cây mo

57

3.23

Sơ đồ sản xuất hoa

57

3.24

Những chậu hoa làm từ đất sét

58

3.25

Sơ đồ sản xuất tranh

59

3.26

Gạch trước khi nung


61

3.27

Gạch sau khi nung

61

3.28

Sơ đồ sản xuất gạch

62

3.29

Sản phẫm phân chậm tan

63

3.30

Trồng cây bằng phân

63

3.31

Sơ đồ sản xuất phân


64

3.32

Tranh từ đất sét

65

3.33

Sơ đồ sản xuất tranh

66

3.34

Sơ đồ sản xuất các sản phẩm khác

68

3.35

Hiện trạng thửa đất khai thác sét và chưa khai thác ở Huyện Châu
Thành

69

3.36


Xe ben và xe cuốc đang khai thác đất mặt ruộng ở Sóc Trăng

69

3.37

Khói từ các lò gạch thải ra môi trường

71

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
3.2

Tên bảng
Số lượng các lò gạch ở ĐBSCL
Yêu cầu kỹ thuật đất sét để sản xuất gạch ngói nung
TCVN 4353.86

3.3

Trang
29

39


Kết quả khảo sát nồng độ gây ô nhiễm trong khói lò
nung

70

xii


CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CAND

Tiếng Việt
Công an nhân dân

Tiếng Anh

CEC

Khả năng trao đổi catión

Cation Exchange Capacity

DAP

Phân DAP

Diamino Phosphate

ĐBSCL


Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐHCT

Trường đại học Cần Thơ

Can Tho Univercity

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

ISO

Tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa

International Organization
for Standardization

KHCN

Khoa học công nghệ

MTST

Môi trường sinh thái


MT&TNTN Khoa môi trường và tài nguyên thiên
nhiên


Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TG

Báo Thế Giới

TN-KT-XH

Tự nhiên-Kinh tế-Xã hội

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

USB

Thiết bị lưu trữ dữ liệu


Univeral Serial Bus

USD

Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ

United States dollar

VAC

Mô hình Vườn- Ao- Chuồng

xiii


TÓM LƯỢC

Đề tài “Tiềm năng khai thác các sản phẩm từ nguồn khoáng sản sét ở
ĐBSCL” được thực hiện từ việc thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau về
sản phẩm, quy trình sản xuất từ các cơ sở nhà máy ở các tỉnh của ĐBSCL. Kết
quả cho thấy:
Tiềm năng khai thác các sản phẩm từ nguồn khoáng sét ở ĐBSCL là rất dồi dào
và phong phú nên phải khai thác hợp lý, đúng theo quy định cho phép thì hiệu
quả của khoáng sét đem lại là không nhỏ không chircho hiện tại mà còn đấp ứng
cho nhu cầu của tương lai.
Đất sét có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và một số nghành
nghề thủ công khác. Từ đất sét có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như: gạch
ngói, gốm sứ, hoa trang trí, xi măng polime, nồi đất, lò đất, tranh gốm, làm thành
phần trong kem đánh răng, sữa rửa mặt, mặt nạ dưỡng da, đất nặn cho trẻ em, vật
liệu nanocomposit, vật liệu zeolite, gạch xốp cách nhiệt, làm ví, phân chậm

tan,…
Đồng thời qua đề tài có thể tìm hiểu được các quy trình sản xuất các sản phẩm
như: gạch ngói, gốm sứ, hoa trang trí, tranh gốm…
Các sản phẩm đề xuất trong trong đề tài cũng dựa vào các quy trình sản xuất và
từ đó sẽ được áp dụng rộng rải trong thực tế mà đặc biệt là cho từng cơ sở ở từng
vùng nhằm cải thiện cuộc sống và sử dụng nguồn đất sét một cách hợp lý và hiệu
quả.

xiv


MỞ ĐẦU
I – Đặt vấn đề
Sử dụng đất đạt hiệu quả về kinh tế, tự nhiên và môi trường là vấn đề được rất nhiều
người quan tâm, trong đó không chỉ có nông dân, nhà khoa học mà còn có cả chính
quyền địa phương.
Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cơ bản
đảm bảo phát triển các tiềm năng tự nhiên – kinh tế - xã hội. Hiện nay, việc khai
thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho các hoạt động của con người rất được quan
tâm, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho tương lai thì cần
thiết phải có những hiểu biết về nguồn gốc, trữ lượng, sự phân bố và đặc biệt là các
sản phẩm mà nó có thể được sản xuất.
Đất sét hay sét là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào ở
ĐBSCL nói riêng và ở Việt Nam nói chung, từ lâu đã được người dân, cũng như các
cơ sở sản xuất khai thác để sản xuất ra các sản phẩm như: gạch, gốm sứ, cà ràng
(bếp lò có ba chân), nồi… Đã hình thành được những làng nghề như: làng gốm Bát
Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), làng gốm Đông Sơn (Vĩnh Phúc), làng gốm Phước Tích
(Thừa Thiên Huế)…Góp phần tăng thêm thu nhập và tạo ra việc làm cho người lao
động.
Ngoài những sản phẩm trên thì đất sét còn được khai thác để sản xuất ra những sản

phẩm có giá trị khá cao và hạn chế gây ô nhiễm môi trường như: xi măng (polimer),
vật liệu Zeolit (cải tạo đất, bảo vệ môi trường), hoa trang trí từ đất sét Nhật Bản và
Thái Lan, kem đánh răng, mặt nạ mỹ phẩm, vật liệu nanocomposit để sản xuất bao
bì thực phẩm và phụ tùng ô tô... mà người dân và các cơ sở sản xuất chưa biết đến
hoặc chưa có kỹ thuật để sản xuất. Do đó để khai thác sản xuất các sản phẩm từ đất
sét có hiệu quả và đúng tiềm năng, đề tài: "Tiềm năng khai thác các sản phẩm từ
nguồn khoáng sản sét ở ĐBSCL" được thực hiện nhằm mục tiêu:
-Tìm hiểu các sản phẩm từ đất sét, với các quy trình công nghệ sản xuất và các sản
phẩm có triển vọng từ đất sét.

1


-Đánh giá tiềm năng khai thác, biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên để phát triển các tiềm năng về TN-KT-XH, mà đặc biệt là tiềm năng khai thác
các sản phẩm của đất sét ở ĐBSCL.
-Nghiên cứu giới thiệu quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu.

II- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nguồn tài nguyên khoáng sét và các sản phẩm
từ đất sét ở ĐBSCL.
Phạm vi nghiên cứu là: Các tỉnh ở ĐBSCL đã được cấp phép quy hoạch khai thác.

III – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Có thể dựa vào tiềm năng khai thác và các quy trình đưa ra ứng dụng vào đó làm ra
được một số sản phẩm từ đất sét, từ đó áp dụng rộng rải cho người dân sản xuất
nhằm đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và sử dụng nguồn tài nguyên đất sét một
cách hợp lý và hiệu quả mà từ lâu người dân chưa biết đến lợi ích của nó.

2



Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu khái quát về ĐBSCL
ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam
Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là
vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Tổng diện tích
ĐBSCL, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,6 triệu ha được
sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất
nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên
90% (Viện Chiến Lược, 2009).

Hình 1.1: ĐBSCL
(Nguồn: dvt.vn, 2010)
1.1.1 Vị trí địa lý
Theo Lê Sâm (1999), ĐBSCL nằm ở vùng cực Nam của nước Việt Nam, nằm trong
vùng từ 8030’-11 0 vĩ độ Bắc và từ 104 030 ’-1070 kinh độ Đông, gồm 13 tỉnh: Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh. ĐBSCL được giới hạn từ biên

3


giới Việt Nam – Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở
phía Tây và sông Vàm Cỏ Đông ở phía Đông.
1.1.2 Khoáng sản
ĐBSCL có tài nguyên khoáng sản đa dạng. Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa
tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau: bể trầm tích
Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến

440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m 3. Sét gạch ngói có trữ
lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm. Than bùn có lượng
370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn. Nước khoáng có ở Long An,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng (Viện Chiến Lược, 2009).
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Đất đai
Theo Lê Quang Trí (2004), về mặt địa lý mà nói đất đai: “ là một vùng đất chuyên
biệt trên bề mặt trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ đoán
được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều từ trên xuống dưới, trong đó bao
gồm: không khí, đất, lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả
của những hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại
và trong tương lai.
 Quá trình hình thành môi trường đất
Các nhà sinh thái môi trường xem đất như là một cơ thể sống với quá trình thành
tạo, tồn tại và suy thoái. Quá trình hình thành đất diễn ra dưới tác dụng phong hóa
đá, đá đó được gọi là "đá mẹ".
Đá được trải qua sự phong hóa hóa học, lý học và sinh học. Dưới sự thay đổi đột
ngột của nhiệt độ, các lớp đá có cấu tạo từ những khoáng vật khác nhau, cùng với
những tác nhân lý, hóa, sinh và thời gian đã làm phá vỡ cấu trúc ban đầu của đá, tạo
thành các mảnh vụn. Quá trình đó được tiếp tục để cho ra sản phẩm là những "mẫu
đất" cuối cùng tạo thành đất.
Tuy nhiên những mẫu đất này có tiếp tục vở vụn theo kiểu lý hóa học bao nhiêu đi
nữa thì cuối cùng cũng cho ra những hạt nhỏ li ti của các khoáng chất vô cơ mà
chưa thành đất được. Vì vậy, môi trường đất chỉ xuất hiện khi có sự sống xuất hiện.

4


Nghĩa là, mơi trường đất phải có sự tham gia của thành phần hữu cơ, thành phần
sinh vật. Nếu khơng có thành phần sinh vật, mơi trường đất chỉ mới có chất khống

vơ cơ mà thơi.
Phong hó a lý học,
hóa học
ĐÁ MẸ

Nhiệt độ,
áp suất

MẪU ĐẤT

VỢ VỤN
Sinh hó a học

Vi sinh, động thực
vật

mtmt ĐẤT
MTST

Mưa, gió

Hình 1.2: Giản đồ q trình hình thành đất
Như vậy, nếu xét về mơi trường vật lý thì mơi trường của hành tinh chúng ta được
hình thành khi hình thành quả đất, nhưng xét về mơi trường sinh thái thì chỉ khi
xuất hiện sự sống đầu tiên trên trái đất mơi trường đất mới được hình thành.
1.2.2 Khống sản
Khống sản là thành tạo khống vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và
các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong
lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
Theo Luật khống sản (1996), khống sản là tài ngun hầu hết khơng tái tạo được,

là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm
quốc phòng, an ninh. Khống sản có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Khống sản là tài ngun trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự
nhiên khống vật, khống chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí hiện tại và sau này
có thể được khai thác. Các khống vật, khống chất ở các bải thải của mỏ sau này
có thể được khai thác lại củng là khống sản. Đất sét thuộc vào nhóm khống sản
phi kim. (Quốc hội, 1996).
Theo mục đích và cơng dụng người ta chia ra thành các dạng khống sản sau:
-Khống sản nhiên liệu hay nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến
dầu, than bùn, than v.v.

5


-Khoáng sản phi kim: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét
v.v.; đá xây dựng như đá hoa cương v.v và các khoáng sản phi kim khác.
-Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại
màu và kim loại quý.
-Nguyên liệu đá màu bao gồm ngọc thạch anh (jasper), đá mã não (agat), canxedon,
charoit, nefrit v.v. và các loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xaphia.
-Thủy khoáng: Bao gồm nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất.
-Nguyên liệu khoáng-hóa: Bao gồm apatit và các muối khoáng khác như photphat,
barit, borat v.v.
1.3 Những đặc điểm và chức năng của đất sét
1.3.1 Khái niệm về khoáng sét:
Khoáng sét theo khái niệm của thỗ nhưỡng là những hạt vô cơ có kích thước từ
0,001 - 0,002 mm, tạo nên thành phần chính của cấp hạt sét trong đất (Đào Châu
Thu, 2003).

Đất sét hay sét là một thuật ngữ được
dùng để miêu tả một nhóm các khoáng
vật phyllosilicat nhôm ngậm nước,
thông thường có đường kính hạt nhỏ
hơn 2 µm (micromét). Đất sét bao gồm
các loại khoáng chất phyllosilicat giàu
các ôxít và hiđrôxít của silic và nhôm
cũng như bao gồm một lượng lớn nước
tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay
đổi theo
từng loại đất sét
( />Hình 1.3: Tầng đất sét ở Estonia
(Nguồn: Wikipedia, 2010)
1.3.2 Sự hình thành của đất sét
Sét được tạo thành do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới tác
động của axít cacbonic, một số loại sét lại được hình thành do các hoạt động thủy
nhiệt. Dựa trên nguồn gốc hình thành, sét được chia thành hai loại: sét tại chổ và sét
được chu chuyển từ nơi khác đến, được biết như là sét tích tụ do trầm tích di chuyển
từ nơi có tác nhân của sự xói mòn và lắng động ở vị trí mới. Sét tại chổ là loại phổ

6


biến hơn được hình thành từ phong hóa bề mặt mà sự tăng cường hàm lượng sét là
do : (1) phân hủy hóa học của đá, (2) sự hòa tan của đá, (3) sự phân hủy và hòa tan
của đá phiến sét. Một trong những quy trình phổ biến của sự hình thành sét là phân
hủy hóa học của khoáng chất fenspat (Miller, R. W and Gardniner, D. T.., 2001).
Khoáng fenspat được tìm thấy trong thành phần các loại đá như: đá granite, đá
bazan, các đá tinh thể khác và góp phần hình thành 60% các khoáng chất của lớp vỏ
trái đất. Thành phần hóa học của fenspat là silicat nhôm, chứa natri, kali, sắt, canxi,

bari hoặc kết hợp các yếu tố này. Dù fenspat là khoáng tinh khiết không màu nhưng
khoáng sét được tạo nên có màu đục và biến động từ màu da người đến màu gạch
đỏ. Các dạng khác nhau của khoáng fenspat có nhiều màu sắc nên được sử dụng
nhiều trong mỹ nghệ trang trí, công nghệ vật liệu trang trí cao cấp (Willian, A. J. et
al. 1991).
1.3.3 Tính chất của đất sét
1.3.3.1 Tính chất vật lí
Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dể tạo dáng cho nó bằng
tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi “nung” hay làm cứng bằng nhiệt độ cao
đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý
tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích
thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Sản phẩm sẽ khác nhau khi nung đất sét
ở những nhiệt độ khác nhau (Sutap, 2009). Các khoáng vật sét có cấp hạt nhỏ hơn 2
µm, sét có thể làm nhiệm vụ như là một tác nhân xi măng hóa và do đó sét có thể
cải thiện được tính ổn định cấu trúc ở đất cát và sét đóng vai trò như tác nhân xi
măng hóa kết các hạt cát lại thành đơn vị cấu trúc, đây là một đặc tính rất quan
trọng (Trần Kim Tính, 2003).
1.3.3.2 Sự thay thế đồng hình
Ở một số khoáng vật, trong đó có các khoáng vật sét (keo sét) có hiện tượng một số
nguyên tố trong mạng lưới tinh thể của chúng có thể bị các nguyên tố khác ở bên
ngoài vào thay thế. Sự thay thế này không làm thay đổi hình dạng của khoáng vật
mà chỉ thay đổi tính chất. Vì thế gọi là hiện tượng thay thế đồng hình. Điều kiện
quan trọng của sự thay thế là: 2 ion muốn thay thế nhau phải có bán kính tương

7


đương.Ví dụ: Al3+ trong tinh thể có bán kính R= 0,57Ǻ có thể bị Fe3+ có R= 0,67Ǻ
thay thế chứ không thể bị Li+ có R= 1,22Ǻ thay thế được. Sự thay thế này xảy ra
phổ biến ở một số keo sét, ví dụ: Trong khối tứ diện oxit silic: Si4+ thường bị Al3+

thay thế, có trường hợp Mn 3+ hoặc P5+ thay thế Si4+ song rất ít; trong khối bát diện
Al3+ bị Mg2+ hoặc Fe2+ thay thế.
Đặc điểm của sự thay thế là: Nếu hóa trị của 2 ion thay thế tương đương nhau thì
không những không thấy điểm gì khác trên tinh thể mà còn làm cho khoáng vật
trung hòa điện. Nếu hóa trị của chúng chênh lệch nhau thì khoáng vật mang điện âm
hoặc dương. Ví dụ: Al3+ thay thế cho Si4+ thì khoáng vật mang điện âm, P5+ thay thế
cho Si4+ thì khoáng vật mang điện dương. Hiện tượng thay thế đồng hình thường
gặp ở keo sét là: Al3+ thay thế Si4+ hoặc Mg2+ thay thế Al3+ vì vậy keo sét mang điện
âm có thể hấp phụ cation.
1.3.4 Phân loại khoáng sét
Thành phần khoáng vật sét ở ĐBSCL theo kết quả phân tích của Lê Văn Khoa
(2000), như sau: trên 43 mẫu phân tích đất thì 50% thành phần sét là illite, 1/3 là
kaolin, 1/6 là smectite, và một phần rất nhỏ smectite biến đổi thành chloride, không
tìm thấy vermiculite. Hàm lượng illite rất ít khác biệt.
Trong các nguồn tài liệu khác nhau, người ta chia đất sét ra thành ba hay bốn nhóm
chính như sau: kaolin, montmorillonit-smectit, illit và chlorit (nhóm cuối cùng
không phải lúc nào cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được phân loại
như là một nhóm riêng, trong phạm vi phyllosilicat). Có khoảng 30 loại đất sét
'nguyên chất' khác nhau trong các nhóm này, nhưng phần lớn đất sét 'tự nhiên' là các
hỗn hợp của các loại khác nhau này, cùng với các khoáng chất đã phong hóa khác
( />Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2009), khoáng sét chủ yếu được chia ra làm các loại sau:
 Khoáng sét 1:1
Gồm chủ yếu là nhóm kaolin, ngoài ra còn có halloysite, nacrite và dickite.
Các khoáng sét của khoáng 1:1 cấu tạo bởi một lớp tứ diện silic kết hợp với một lớp
bát diện Al bằng cầu nối oxigen. Các phiến sét (gồm một lớp silic và một lớp nhôm)

8


lại kết hợp với nhau bởi cầu nối hydrogen giữa nhóm OH của phiến Al và oxigen


của phiến Si.
Hình 1.4: Cấu trúc khoáng sét 1:1.
(Nguồn: />Sự kết hợp giữa các lớp rất chặt do đó khoáng kaolin không bị trương nở khi ướt.
Các cation và các phân tử nước cũng không thể đi vào khoảng giữa các lá sét do đó
kaolin chỉ có điện tích hấp thụ và trao đổi ở mặt ngoài. Ngoài ra sự thay thế đồng
hình khác chất ở kaolin cũng thấp. Do đó đây là những lý do giải thích khả năng
hấp phụ và trao đổi cation ( CEC ) của nhóm này thấp.
Đất có chứa hàm lượng kaolin cao thường ít trơn láng, dính, dẻo khá, trương nở và
co rút thấp, khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp nhưng là loại đất dễ quản lý. Đất
được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân bón vô cơ có thể có khả năng sản
xuất cao.
 Khoáng sét 2:1
Ba loại khoáng chủ yếu thuộc loại này bao gồm :
+ Nhóm Smectite (khoáng có thể trương nở)
+ Nhóm Vermiculite (khoáng trương nở có giới hạn)
+ Nhóm Illite (khoáng không trương nở)
 Nhóm Smectite (khoáng có thể trương nở)

9


×