Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Bài báo cáo Nhập môn công nghệ phần mềm hệ thống quản lý điểm trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.33 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LỚP CNTT 3-K17

BÀI TẬP LỚN
NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN MỀM
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM TRONG TRƯỜNG
THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

Giáo viên hướng dẫn :
Nhóm sinh viên thực hiện :

LÊ XUÂN CẢNH
NGUYỄN HỒNG VÂN
VƯƠNG TUẤN ĐẠT
NGUYỄN VĂN HẢO

1


Lời mở đầu
Cùng với các thành tựu khoa học của nhân loại, ngành công nghệ thông tin
với hai lĩnh vực chính là tin học và viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin là nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cơ
quan hành chính sự nghiệp, trong các doanh nghiệp, trường học. Tuy nhiên với
tốc độ phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay, vấn đề sử dụng tin học để xử lý
thông tin trong công tác quản lý đã trở thành nhu cầu bức thiết. Thay vì phải tự
ghi chép, tính toán, xử lý các thông tin một cách thủ công, nó có thể: - Cập nhật
và khai thác thông tin nhanh chóng tại mọi thời điểm. - Lưu trữ thông tin với


khối lượng lớn. Trong công tác quản lý của trường cũng vậy, với một số lưu
lượng lớn các học sinh, giáo viên và cán bộ của trường, công tác quản lý thi
tuyển sinh THPT là khá vất vả và tốn nhiều nhân lực do khối lượng lưu trữ và
xử lý thông tin quá nhiều đối với đội ngũ các cán bộ còn nhiều hạn chế, rất khó
kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết bài toán với chi phí về
thời gian, nhân lực thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố như tính an toàn dữ
liệu, thuận tiện cho người sử dụng... Mặc dù vậy, các hệ thống này thường gặp
phải một số bất cập sau: hệ thống sau nhiều năm sử dụng đã trở nên lạc hậu,
ngôn ngữ không được tối ưu hóa, vẫn có thể xuất hiện các lỗi trong quá trình sử
dụng, chương trình cồng kềnh, khó sửa đổi..
Vấn đề nói trên được giải thích thông qua việc phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin, là một linh vực quan trọng của nghành công nghệ thông tin-một
nghành đang phát triển mạnh mẽ và có tác động rất lớn đến đời sống của chúng
ta.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó, chúng em đã chọn đề tài “Hệ
thống quản lý điểm trong trường “ THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ ”. Bằng
2


những kiến thức trong lĩnh vực phân tích thiết kế hệ thống và công nghệ phần
mềm đã học trên lớp, cùng với sự chỉ đạo tận tình của thầy, chúng em đã hoàn
thành đề tài này.

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm:
Họ và tên

Mã sinh viên

Lê Xuân Cảnh


1731060200

Nguyễn Hồng Vân

1731060214

Vương Tuấn Đạt

1731060224

Nguyễn Văn Hảo

1731060172


3


Nhận xét và đóng góp ý kiến của giáo viên:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


Phụ lục:

5


CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
Khảo sát tình hình thực tế tại trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

1.1. Giới thiệu về trường:
- Nằm trên địa bàn quận Hà Đông – thành phố Hà Nội, trường THPT
chuyên Nguyễn Huệ là ngôi trường có bề dày lịch sử hơn 70 năm xây
dựng và trưởng thành. Đó là nơi ươm mầm cho biết bao thế hệ trẻ ưu
tú của Đất nước. Ngôi trường còn là 1 trong những trường đứng Top
đầu về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục tại Việt Nam.
- Hiện tại nhà trường có 131 cán bộ giáo viên, công nhân viên:
 Trong đó: 1 tiến sĩ, 2 giáo viên đang theo học tiến sĩ, 36 thạc sĩ, 6
giáo
viên đang theo học thạc sĩ.
 Đảng bộ nhà trường có 4 chi bộ với tổng số 52 đảng viên.
Tiếp bước truyền thống của các thế hệ nhà giáo đi trước, thế hệ nhà
giáo chuyên Nguyễn Huệ ngày nay cũng miệt mài ngày đêm cố gắng
nỗ lực phấn đấu trong giảng dạy, nghiệp vụ chuyên môn để cống hiến
cho tuổi trẻ và sự nghiệp của đất nước.
- Hàng năm, trường có 100% số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá.
Trong 5 năm trở lại đây số học sinh khá giỏi của nhà trường đạt 98% ;
100% số học sinh khối 12 tốt nghiệp đặc biệt (có trên 50 % xếp loại
giỏi) tỷ lệ đỗ đại học : khối chuyên 80 – 90% , nhiều lớp chuyên đỗ
100% , khối phổ thông đỗ từ 50 – 60 % và nhiều học sinh đỗ thủ khoa
của các
trường đại học, nhiều học sinh được theo học lớp cử nhân tài năng.
1.2. Giới thiệu chung về bài toán quản lý trường THPT:
- Vào đầu mỗi năm học, học sinh mới lại nộp đơn và hồ sơ với đầy đủ
thông tin theo yêu cầu của nhà trường cho bộ phận làm công tác quản lý
tuyển sinh. Bộ phận này sẽ xem xét, kiểm tra đánh giá thật chính xác hồ
sơ của học sinh trước khi duyệt lên BGH nhà trường. Khi hồ sơ đã được
gửi lên BGH nhà trường, BGH đưa quyết định nhận hồ sơ nhập học cuối
cùng cho học sinh đó. Sau khi học sinh đã được tiếp nhận vào trường, hồ
sơ của học sinh được gửi về phòng quản lý học sinh để phòng quản lý học

sinh trực tiếp quản lý học sinh qua hồ sơ của các em. Được sự chỉ đạo
trực tiếp của BGH nhà trường thì phòng quản lý học sinh tiếp tục phân
lớp và lưu danh sách học sinh vào sổ lưu hồ sơ. Mỗi khi có thay đổi về
thông tin thì phòng quản lý học sinh phải sửa đổi lại thông tin của học
sinh để phản ánh được chính xác thực tế hồ sơ học sinh của nhà trường.
BGH nhà trường cùng phối hợp với phòng quản lý học sinh để điều phối
hợp lý, và phân công giảng dạy cho các giáo viên, đề ra thời khóa biểu
thực hiện trong toàn trường theo đúng khung chương trình đào tạo của Bộ
Giáo Dục Đào Tạo. BGH nhà trường và phòng quản lý học sinh giao
trách nhiệm cho giáo viên quản lý lớp và phản ánh lớp đúng tình hình
6


thực tế quá trình học tập và rèn luyện của học sinh qua sổ ghi điểm và sổ
đầu bài... làm tiêu chí xếp loại học sinh sau này. Giáo viên chủ nhiệm có
nhiệm vụ nhận lớp sau khi đã được BGH phân lớp chủ nhiệm. Giáo viên
chủ nhiệm lấy hồ sơ của học sinh có trong danh sách lớp mình từ phòng
quản lý học sinh để lưu hồ sơ và một số thông tin cần thiết vào sổ chủ
nhiệm hoặc sổ tay ghi chép của mình. Giáo viên chủ nhiệm đưa danh sách
lớp cho các giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp chủ nhiệm của mình để
giáo viên chủ nhiệm theo dõi. Giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy, kiểm
tra và lấy điểm thông qua sổ ghi điểm và sổ đầu bài để phản ánh được
tình hình học tập chung của cả lớp và kết quả học tập của từng học sinh
trong lớp. Cuối mỗi học kỳ giáo viên bộ môn có trách nhiệm tổng kết
điểm trung bình bộ môn của từng học sinh và đưa điểm trung bình bộ
môn cho giáo viên chủ nhiệm tổng kết chung nhất điểm trung bình của cả
học kỳ. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tổng kết lại điểm trung bình
của từng học kỳ. Vào cuối mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm lại tổng kết
lại điểm trung bình cả năm học. Giáo viên chủ nhiệm gửi thông tin về
điểm số của học sinh cho phòng quản lý học sinh lưu trữ lại thông tin

điểm của học sinh để sử lý.
- Nhược điểm: Quản lí điểm học sinh theo hình thức ghi chép, lưu trữ vào
sổ sách hoặc excel việc này gây khó khăn và sai sót khi tìm kiếm dữ liệu.
Quản lý nhập điểm, xuất điểm bằng ghi chép thủ công, quản lý thông tin
về học sinh cũng bằng ghi chép và kiểm kê, dẫn đến khó kiểm tra và quản
lý, tốn nhiều thời gian và công sức.
- Bài toán “quản lý điểm” tại trường THPT có thể phần nào giúp cho việc
theo dõi, nắm bắt, tra cứu hoặc báo cáo…được nhanh chóng. Chương
trình quản lý điểm có một vai trò quan trọng trong công tác quản lý học
sinh. Vì vậy ứng dụng chương trình quản lý điểm vào trường THPT sẽ
phần nào đáp ứng được các yêu cầu còn vướng mắc, giúp cho công tác
quản lý giáo viên và học sinh trở nên dễ dàng hơn.

7


Về cơ cấu tổ chức hệ thống của trường:
Sơ đồ tổng quát về quản lý điểm trong trường THPT chuyên Nguyễn Huệ:

Ban giám hiệu

Phòng

Công đoàn

Tổ bộ môn

Tổ KHTN

Đoàn TN


Tổ KHXH
& NV

Tổ Toán -Tin

Tổ Ngữ Văn

Tổ Lý - Công
nghệ

Tổ Sử - Địa GDCD

Tổ Hóa - Sinh

Tổ văn phòng

Tổ Ngoại ngữ

Tổ GDQP TD

• Ban giám hiệu gồm:1 Hiệu trưởng và 2 hiệu phó có nhiệm vụ quản lí chung.
• Giáo viên chủ nhiệm: Có nhiệm vụ cập nhật thông tin cá nhân, c ập nh ật và x ử
lí điểm từ các giáo viên bộ môn.Tính điểm trung bình theo kỳ và t ổng kết cả năm
cho học sinh.
• Giáo viên bộ môn: Có nhiệm vụ cập nhật điểm thường xuyên,tính đi ểm TB
môn cho học sinh và gửi cho GVCN.
• Quy trình quản lý điểm bao gồm:
-Cập nhật thông tin và quản lý về điểm khi có điểm mới.
-Tính toán điểm theo quy định .

-Tạo các báo cáo thông kê theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận:
8


a) Giáo viên:
- Có thể làm giáo viên chủ nhiệm cho một lớp hoặc chỉ là giáo viên
bộ môn(1 người có thể đảm trách 2 nhiệm vụ ở 2 lớp khác nhau).
- Giảng dạy 1 môn học cho 1 cho lớp ( trong đó bao gồm các lớp
chuyên).
- Giáo viên cung cấp điểm các môn học của các học sinh cho giáo
viên chủ nhiệm, từ đó giáo viên chủ nhiệm xác định điểm chung
bình cuối học kỳ của từng môn.
b) Học sinh:
- Học sinh mới trúng tuyển sẽ được xếp vào các lớp khối 10 và
được sắp xếp vào các ban.
- Học sinh cũ thì sẽ sang năm sẽ tăng thêm một lớp.
 Trường hợp học sinh lưu ban hoặc chuyển lớp, chuyển trường
đến thì sẽ được sắp xếp lại.
Hoạt động của hệ thống:
- Với quy định mới xét tuyển 3 năm học, việc quản lý điểm hiện
nay là hết sức quan trọng, cơ cấu trên cần phải điều chỉnh lại,
thay bộ máy cồng kềnh và thủ công bằng phương tiện quản lý
điểm mới, hiệu quả và đơn giản hơn.
- Trong quá trình học tập, giáo viên sẽ đánh giá tình hình học tập,
khả năng của học sinh thông qua “sổ giáo viên” để theo dõi quá
trình học tập tiến bộ của từng học sinh nhằm đánh giá kết quả
cuối kỳ. Có 2 học kỳ là học kỳ 1 và học kỳ 2. Trong mỗi học kỳ
có điểm số nhất định và nhiệm vụ của hệ thống quản lý điểm là

cập nhật, tính toán và tổng kết điểm.
- Nhập điểm và tổng kết điểm là công việc quan trọng nhất của
chương trình quản lý điểm của phòng quản lý học sinh. Trong
quá trình giảng dạy, giáo viên có trách nhiệm cho điểm, việc
đánh giá này phải khách quan, chính xác, đầy đủ, chi tiết. Khi
giáo viên lấy đầy đủ các đầu điểm của học sinh, cuối mỗi học
kỳ giáo viên sẽ tổng kết lại điểm trung bình của môn học do
mình trực tiếp giảng dạy. Sau đó giáo viên bộ môn đưa kết quả
trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm tổng kết
lại điểm trung bình cả học kỳ và cả năm học khi đã có đầy đủ
điểm trung bình từng môn học và chuyển những tổng kết cuối
cùng về Ban giám hiệu. Ban giám hiệu xác định đúng theo hồ
sơ học sinh rồi xét, duyệt, đưa ra các quyết định cần thiết. Thay
vì ghi kết quả học sinh vào học bạ như trước kia. Hiện nay kết
quả học tập của học sinh được tổng hợp vào Phiếu đánh giá cuối
học kỳ hoặc phiếu đánh giá cả năm. Phiếu này sẽ được giáo
9


1.3.

viên chủ nhiệm quản lý và lưu trữ đến hết năm học sẽ nộp lại
cho Ban giám hiệu.
 Quản lý điểm THPT là một chương trình xây dựng nhằm đáp
ứng những đòi hỏi đặt ra của quá trình quản lý như nhập điểm,
tìm kiếm, thống kê, in báo cáo..........một cách nhanh chóng và
thuận tiện nhất.
Xác định các yêu cầu của hệ thống:
Hệ thống quản lý điểm của học sinh THPT là hệ thống lưu trữ, cập
nhật, chỉnh sửa thông tin về học sinh, điểm học tập của học sinh đó

tại trường một cách dễ dàng thuận tiện cho người dùng.
 Yêu cầu chức năng:
Xây dựng hệ thống Quản lý điểm phục vụ công tác quản lý điểm
cho một trường THPT gồm các yêu cầu sau:
 Chức năng người dùng:
- Người dùng là học sinh, phụ huynh là người có nhu cầu xem thông
tin điểm của học sinh. Họ chỉ có quyền xem điểm.
 Chức năng quản lý:
- Có 2 nhóm: Giáo viên và Ban giám hiệu. Họ phải đăng nhập vào
hệ thống để sử dụng chức năng quản lý.
Giáo viên có các chức năng:
- Quản lý điểm học sinh qua các lớp.
- Cập nhật thêm, xóa, sửa, tra cứu thông tin của học sinh.
- Thống kê báo cáo kết quả học tập theo từng tháng, năm.
- Giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể nắm bắt được tình hình của
học sinh.
Ban giám hiệu có các chức năng:
- Tạo, thay đổi, xóa thông tin các sinh viên.
- Tạo,thay đổi,xóa môn học.
- Quyền thống kê in ấn.
Hệ thống bao gồm:
- Quản lý thông tin giáo viên.
- Quản lý điểm.
- Quản lý thông tin lớp học.
- Quản lý thông tin học kỳ, năm học, môn học.
- Quản lý các tiêu chuẩn xét duyệt: rèn luyện hè, khen thưởng, tốt
nghiệp.
- Quản lý học sinh.
- Phân công giáo viên, phân lớp.
- Những thông tin quản lý được cập nhật chính xác, thay đổi thì

nhưng người có quyền lợi thì dễ dàng truy cập để theo dõi thông
tin. Và hệ thống hoạt động một cách tự động. Việc nhập thông tin
của hệ thống có thể liên kết với dữ liệu excel. Phần mềm đưa ra
10


biểu mẫu cho việc lưu trữ điểm rèn luyện và tổng kết theo từng học
kỳ, cả năm.

-

-

-

 Yêu cầu phi chức năng:
Về thiết bị:
Phần cứng: Máy tính, dây mạng, router....để phục vụ cho việc trao
đổi dữ liệu và truy cập dễ dàng.
Phần mềm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2008, môi trừng
lập trình Visual Studio 2008.
Số lượng dữ liệu cần lưu trữ lâu dài: khoảng 25000 học sinh và 150
giáo viên.
Nhân sự: Lập ban điều hành và quản lý hệ thống(tối thiểu là hai
người) và lập nhóm phát triển phần mềm.
 Yêu cầu của hệ thống:
Quản lý học tập cho học sinh.
Cho phép nhập điểm học tập của học sinh:
 Thêm, xóa, sửa sai khi cần.
 Thêm, xóa, sửa thông tin học sinh.

 Xem danh sách học sinh.
Quản lý học sinh:
 Cập nhật thông tin học sinh.
 Thêm, xóa, sửa thông tin học sinh.
 Xem danh sách thông tin học sinh.
Có thể sử dụng 24/24, đáp ứng hàng trăm lượt truy cập cùng một
lúc.
Giao diện trực quan, tiện dụng.
Việc tính toán điểm phải chính xác, đáng tin cậy, độ sai số cho
phép là 0,001.
Có chức năng bảo mật, phân quyền truy cập tốt, mỗi loại người
dùng chỉ có thể sử dụng một số loại chức năng riêng.

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHẦN MỀM
2.1. Giới thiệu
2.1.1. Phạm vi, đối tượng, nội dung nghiên cứu
11


- Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ giáo viên và học sinh Trường THPT
chuyên Nguyễn Huệ.
- Nội dung nghiên cứu: Quy trình quản lý điểm của học sinh
2.1.2. Mục tiêu dự án
Mục tiêu của việc lập dự án phần mềm là cung cấp một khuôn khổ cho
phép nhà quản lý lập ra các ước lượng hợp lý về tài nguyên, chi phí và lịch biểu.
Mục tiêu cụ thể của dự án này là giúp trường THPT chuyên Nguyễn Huệ quản
lý điểm học sinh trong trường. Chúng tôi xây dựng phần mềm này nhằm:
- Tìm hiểu bài toán quản lý điểm học sinh trong trường THPT và
nhằm hướng tới tìm hiểu và xây dựng những phần mềm quản lý

ở mức cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu cao hơn trong
tương lai.
- Quản lý được điểm của học sinh một cách dễ dàng, tiện dụng và
khoa học hơn.
- Đảm bảo việc lưu trữ, cập nhật thông tin, sửa chữa thông tin,
tìm kiếm thông tin một cách an toàn, chính xác và khoa học
tránh hiện tượng dư thừa dữ liệu so với cách quản lý, lưu trữ
trên giấy như trước đó đã dẫn đến nhiều sai xót, việc sửa đổi
thông tin mất nhiều thời gian, không khoa học.
- Giảm bớt thời gian và công sức trong công tác quản lý điểm của
học sinh trong trường THPT.
- Tận dụng được khả năng làm việc của máy tính cũng như những
thành tựu về khoa học công nghệ hiện nay trong công tác quản
lý điểm.
2.1.3. Phạm vi phần mềm
- Phạm vi phần mềm mô tả chức năng, hiệu xuất, các ràng buộc, giao
diện và độ tin cậy. Chức năng được mô tả trong phạm vi sẽ đánh giá
và trong một số trường hợp để đưa ra mức ưu tiên chi tiết hơn.
- Các xem xét về hiệu suất bao gồm các yêu cầu về tiến trình và thời
gian đáp ứng. Ràng buộc xác định ra các giới hạn áp đặt lên phần
mềm bởi phần cứng bên ngoài, bộ nhớ có sẵn hay các hệ thống đang
tồn tại bên ngoài khác.
2.1.4. Chức năng của dự án
- Cụ thể hóa chủ trương đưa CNTT vào trong giáo dục và quản lý
giáo dục.
- Thực hiện việc quản lý điểm học sinh như trên, và nhằm hướng tới
quản lý tất cả các mặt trong quản lý giáo dục như quản lý về nhân
sự, quản lý về trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật.....
2.1.5. Yêu cầu về hiệu năng
- Dự án phần mềm quản lý điểm học sinh tại trường THPT chuyên

Nguyễn Huệ được xây dựng nhằm hướng tới giải quyết ở mức cao
12


nhất các vấn đề thực tế trong quản lý điểm học sinh như việc theo
dõi kết quả học tập, đánh giá kết quả học tập cũng như rèn luyện
đạo đức.
- Phần mềm này được xây dựng dựa trên một số phần mềm quản lý
khác. Việc quản lý tập trung trên máy tính cho phép ta có thể cập
nhật dữ liệu, tìm kiếm thông tin...... một cách dễ dàng và chính xác.
- Đảm bảo tính thân thiện và dễ sử dụng.
2.1.6. Ràng buộc về thiết kế
- Về hệ thống máy móc phải có cấu hình( tức là về kỹ thuật) phải đáp
ứng được yêu cầu về phần mềm đã đặt ra.... đồng thời phần mềm
cũng phải đảm bảo tính xác thực, sát với hiện trạng của nhà trường,
quy chế, loại hình đào tạo, trang thiết bị của nhà trường. Ngoài ra
phần mềm phải đảm bảo về chất lượng và tính khả thi cao.
- Ràng buộc về kinh tế phải đảm bảo với quỹ kinh tế mà nhà trường
đã đặt ra khi quyết định sẽ xây dựng phần mềm, mặt khác dự án có
thể triển khai trên cơ sở vật chất hiện có của trường cụ thể là hệ
thống máy tính của trường, lực lượng triển khai có thể lấy trực tiếp
từ đội ngũ giáo viên giảng dạy trong nhà trường.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH
3.1. Phân tích hệ thống về hướng đối tượng
Ở phần này, ta xét sự phân tích hệ thống hướng về đối tượng là người sẽ sử
dụng phần mềm này để quản lý, mà mục đích là lập một mô hình đối tượng cho
hệ thống nhằm trả lời câu hỏi “ Hệ thống làm gì ?”.
13



3.1.1. Xây dựng phần mềm quản lý điểm học sinh hướng đối tượng gồm
những mục tiêu sau:
3.1.1.1. Quản lý hồ sơ học sinh, bảng điểm và học bạ của học sinh trong
quá trình theo học tại trường
Thực hiện các chức năng:
- Nhập thông tin của học sinh khi mới nhập học. Tại một trường,
người ta quan tâm đến những thông tin cơ bản của từng học sinh:
họ tên, giới tính, ngày sinh,..... Ngoài ra người ta cũng cần biết mỗi
học sinh thuộc dân tộc nào, tôn giáo gì, đang sống ở xã, huyện
nào, học sinh trực thuộc ban nào.(học sinh được phép chuyển ban
sau khi năm học đã kết thúc nếu như cảm thấy không phù hợp với
ban đó). Cũng giống như đối với các trường để cho đơn giản người
ta gán cho mỗi học sinh một mã gọi là mã học sinh. Mã số này là
duy nhất đối với từng học sinh trong suốt quá trình học tập tại
trường.
- Vào đầu năm học, sau khi thi tuyển, nhà trường sẽ xếp các học sinh
trúng tuyển cho từng lớp(khối 10). Đối với nhưng lớp cũ thì sang
năm học mới thì học sinh tăng lên một lớp, trong trường hợp học
sinh lưu ban hoặc chuyển lớp thì phải có sự sắp xếp lại. Học sinh
đã được sắp vào lớp nào thì trong suốt năm học đó không được
phép đổi lại. Trường hợp đối với các lớp chuyên, thông qua điểm
số thi cấp trường thì sẽ được cử đi học và đi thi các cuộc thi cấp
cao hơn. Nhờ sự sắp xếp này mà ban gián hiệu nhà trường có thể
biết sĩ số từng lớp là bao nhiêu.
- Vào đầu học kỳ mỗi năm học nhà trường phân công giảng dạy từng
môn và phân công giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp. Giáo viên
chủ nhiệm cho một lớp phải thuộc trong số giáo viên giảng dạy cho
lớp tại học kỳ đó.

- Giáo viên dạy môn gì cho lớp thì phải chịu trách nhiệm về điểm
cho môn đó. Trong một lớp, ở mỗi học kỳ, mỗi môn học của một
học sinh đều có 3 loại điểm. Điểm hệ số 1( điểm 15 phút hoặc điểm
kiểm tra miệng) diểm hệ số 2( điểm kiểm tra 1 tiết) và điểm hệ số
3( điểm kiểm tra học kỳ) trên cơ sở đó xác định điểm chung bình
học kỳ của môn đó.
- Cuối học kỳ giáo viên chủ nhiệm tập hợp tất cả các điểm của các
môn do giáo viên bộ môn cung cấp để lập bảng điểm tổng hợp. Khi
hoàn tất điểm của tất cả các môn thì xác định được điểm chung
bình chung cuối học kỳ.
- Về hạnh kiểm, giáo viên chủ nhiệm tại học kỳ đó có trách nhiệm
theo dõi, đánh giá và xếp loại cho từng học sinh.
- Dựa vào kết quả học tập của 2 học kỳ mà xếp loại chung toàn năm
học cho từng học sinh, điểm chung bình cuối năm là điểm chung
bình của hai học kỳ.
14


- Khi học sinh ra trường nhà trường có trách nhiệm cung cấp học bạ(
kết quả học tập và hạnh kiểm chi tiết trong suốt quá trình học tập
tại nhà trường).
3.1.1.2. Quản lý thông tin điểm của học sinh trong quá trình theo học tại
các kỳ học, các năm học
- Nhập điểm trong quá trình học sinh theo học : điểm miệng, điểm
15’, điểm 1 tiết, điểm thi. Việc nhập điểm do giáo viên chủ nhiệm
và các giáo viên bộ môn thực hiện.
- Đánh giá hạnh kiểm, giáo viên chủ nhiệm lớp tại học kỳ đó có
trách nhiệm thao dõi, đánh giá và xếp loại cho từng học sinh. Dựa
vào kết quả học tập và hạnh kiểm hai học kỳ mà xếp laoji chung
cho toàn năm học.

3.1.1.3. Tổng kết, tính điểm cho học sinh qua từng học kỳ, năm học theo
lớp
- Điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm học đối với các môn học
đánh giá băng điểm
Công thức tính điểm:

Trong đó:

Trong đó:

Trong đó:
15


a,b,...: hệ số của các môn học

Trong đó:
a,b,...: hệ số của các môn học
với a,b được quy định theo:
+ hệ số 2: ban KHTN và KHXH&NV thì các môn học nâng cao có hệ số 2.
+ hệ sô 1: các môn còn lại.
- Giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh:
Trong thông tư 58, có 4 nội dung điều khoản quan trọng nhất mà các thầy, cô
cần lưu ý để thực hiện việc đánh giá, xếp loại cho học sinh, bao gồm:


Điều 3: Căn cứ, đánh giá xếp loại Hạnh kiểm
 Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học
 Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
 Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

"Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại
hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh".
Như vậy, Hạnh kiểm cả năm không mặc định được lấy theo Hạnh
kiểm HK2 mà cần phải được nhập theo nhận xét, đánh giá chủ
quan của GVCN đối với từng học sinh trong cả năm học đó.
Học lực

Điểm TB môn

Điểm TB học kỳ

Giỏi

>=6.5

>=8.0

Khá

>=5.0

6.57.9

Trung bình

>=3.5

5.06.4

Yếu


>=2.0

3.54.9

Kém

<2.0

<3.5

Đối với học sinh học lớp 12 thì việc tính điểm xét tốt nghiệp có phần khác:
16


Năm 2017 kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh
Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục Thường
xuyên) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu
có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT cụ thể như sau:
Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) năm 2017 - Điểm đỗ tốt nghiệp

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên,
tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét
công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ
5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Xét công nhận tốt nghiệp THPT
Sau khi các em tính được điểm xét tốt nghiệp thì Điểm tốt nghiệp phải từ 5 điểm
trở lên thì các em mới đỗ tốt nghiệp. Trường hợp điểm xét tốt nghiệp dưới 5 sẽ
không thi lại lần 2, lần 3 mà phải đợi thi lại vào năm sau.
Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm.

Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp:
1,0 điểm.

17


3.1.1.4. Tìm kiếm thông tin
- Tìm kiếm thông tin về giáo viên
- Tìm kiếm thông tin về học sinh
- Tìm kiếm thông tin về lớp học
- Tìm kiếm thông tin về điểm
.................................
3.1.1.5. Thống kê quá trình học tập của học sinh
Thống kê kết quả học tập của lớp, của toàn trường
3.1.2. Cơ chế bảo mật
Thông tin về truy cập của người dùng phải được mã hóa và lưu trữ trong CSDL
3.1.3. Sao lưu và phục hồi
Hệ thống phải tự động sao lưu dữ liệu khi gặp sự cố hoặc do nhầm lẫn từ người
dùng và có khả năng phục hồi lại dữ liệu.
3.2. Xác định các tác nhân của hệ thống
Từ yêu cầu bài toán, ta thấy: Ban Giám Hiệu, Giáo Viên, Phụ huynh là
những đối tượng chính sử dụng hệ thống. Có các tác nhân chính:
+ Ban Giám Hiệu
+ Giáo Viên
+ Học sinh
+ Admin
2.1.2. Xác định các ca của hệ thống
Từ bài toán quản lý điểm, ta có thể xác định được các ca sử dụng của hệ thống:
+ Đăng nhập hệ thống
+ Quản lý thông tin học sinh

+ Duy trì thông tin môn học
+ Quản lý thông tin điểm
+ Báo cáo tình hình học tập
+ Xếp lớp
+ Duy trì thông tin lớp
+ Quản lý thông tin giáo viên
+ Xét lên lớp
+ Xét tốt nghiệp
+ Hồ sơ học sinh
+ Phân công chủ nhiệm
+ Phân công chuyên môn
+ Xét khen thưởng, kỷ luật
+ Phân quyền cho các loại tài khoản
+ Xếp TKB
Sơ đồ Use case chính cho bài toán:

18


Admin

Ho so hoc sinh

Xep TKB
Phan cong chu nhiem
P.QLHS
Duy tri thong tin giao vien

Phan quyen cho cac loai TK


<<include>>

<<include>>
<<include>>
Quan ly DL

<<include>>

<<include>>

<<include>>
<<include>>

Hoc sinh

Duy tri thong tin lop

<<include>>
Xep lop
Dang nhap he thong
<<include>>

(from QL_DuyTriTTLop)
...)

Bao cao tinh hinh hoc tap

Ban Giam Hieu

<<include>>

Xet len lop

<<include>>

<<include>>
Duy tri thong tin mon hoc

<<include>>
<<include>>
<<include>>

Xet tot nghiep

Giao vien

Xet khen thuong, ky luat

Quan ly thong tin diem

Phan cong chuyen mon

Sơ đồ Use case cho giáo viên:

19


Thuoc tinh mon hoc
Danh muc mon hoc

<<extend>>


<<extend>>
<<include>>
Duy tri thong tin mon hoc
Dang nhap he thong

Giao vien

Nhap diem theo phach

<<extend>>

Nhap diem theo SBD

<<extend>>

Nhap diem theo lop

<<extend>>

<<include>>

<<include>>
Quan ly thong tin diem
<<include>>

Hoc sinh

Bao cao tinh hinh hoc tap


Sơ đồ Use case cho Ban giám hiệu:

20


Sua giao vien

Xoa giao vien

<<extend>>

<<extend>>

<<extend>>

<<extend>>

Them giao vien
Tim kiem giao vien
Duy tri thong tin giao vien

<<include>>
<<include>>

Xet len lop

<<include>>

Dang nhap he thong


<<extend>>
Xet tot nghiep
<<extend>>

Ban Giam Hieu

Dieu kien du thi

Dieu kien diem

<<include>>
Phan cong chu nhiem
<<include>>

<<include>>

<<include>>

Xep lop

Them lop

<<include>>

<<extend>>

Diem
<<include>>
<<extend>>


<<extend>>

Duy tri thong tin lop

<<extend>>

<<extend>>
Sua lop

Chuyên can

Xet khen thuong, ky luat

<<extend>>

Phan cong chuyen mon

<<extend>>
Tim kiem lop
Xoa lop
Ky luat

<<extend>>
Luu danh sach hs

Sơ đồ uc chính cho Admin:

21

Ho so hoc sinh



<<include>>

Ho so hoc sinh
Admin

<<include>>

Quan ly DL

<<include>>
Dang nhap he thong
Phan quyen cho cac loai TK
<<extend>>
<<extend>>

<<extend>>

Phan quyen truy cap

Phan quyen SD
Phan loai TK

Bao cao tinh hinh hoc tap

Sơ đồ uc chính cho phòng quản lý học sinh

22



<<include>>

Xep TKB

<<include>>

Ho so hoc sinh
<<extend>>
Luu danh sach hs
P.QLHS

<<include>>

Dang nhap he thong

Phan cong chu nhiem

<<include>>
Xep lop

<<include>>
Phan cong chuyen mon

2.1.3. Đặc tả các ca sử dụng:
Đặc tả ca sử dụng “Đăng nhập hệ thống”:
- Tên ca sử dụng: Đăng nhập hệ thống.
- Mục đích: Mô tả cách một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống.
- Tác nhân: Người sử dụng.
- Tiền điều kiện: không.

- Các luồng sự kiện chính:
- Ca sử dụng này bắt đầu khi tác nhân muốn đăng nhập vào hệ thống.
- Hệ thống yêu cầu tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập.
- Tác nhân nhập tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập của mình.
- Hệ thống xác nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập có hợp lệ không, nếu
không hợp lệ thì thực hiện luồng A1
- Hệ thống ghi lại quá trình đăng nhập.
- Các luồng rẽ nhánh:
- Luồng A1: nhập sai tài khoản/ mật khẩu đăng nhập, hệ thống hiển thị một
thông báo lỗi. Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là hủy bỏ
đăng nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc.
- Hậu điều kiện:
- Nếu việc đăng nhập thành công, người sử dụng sẽ đăng nhập được vào hệ
thống thực hiện chức năng xem các thông tin mà người sử dụng muốn xem.
23


Đặc tả ca sử dụng “ Duy trì thông tin môn học”:
- Tên ca sử dụng : Duy trì thông tin môn học.
- Mục đích: Giúp giáo viên và phụ huynh học sinh biết được thông tin về
những môn học ở trường và thông tin về giáo viên bộ môn đó.
- Tác nhân: Giáo viên.
- Tiền điều kiện: giáo viên phải biết được học sinh đang học những môn học
nào.
- Luồng sự kiện chính:
Giáo viên sẽ đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản và mật khẩu của
mình
Hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản , nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng A1
Giáo viên sẽ quản lý các môn học mà học sinh mình sẽ học trong ngày,
tuần.

Hệ thống sẽ lưu lại quá trình giáo viên đăng nhập để quản lý.
- Luồng rẽ nhánh:
Luồng A1: Nhập sai tài khoản/mật khẩu đăng nhập
Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi.
Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng
nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc.
- Hậu điều kiện: Nếu đăng nhập thành công người sử dụng sẽ đăng nhập
được vào hệ thống.
Đặc tả ca sử dụng “Quản lý thông tin điểm”:
- Tên ca sử dụng: Quản lý thông tin điểm.
- Mục đích: Giúp giáo viên có thể sửa, thêm, xóa điểm của học sinh dễ dàng
hơn khi có sai sót trong quá trình nhập điểm.
- Tiền điều kiện: điểm của học sinh bị sai sót, nhầm lẫn trong quá trình nhập
điểm.
- Tác nhân: Giáo viên
- Luồng sự kiện chính:
Giáo viên sẽ đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản và mật khẩu của
mình
Hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản , nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng A1
Giáo viên sẽ sửa, xóa, thêm điểm của học sinh trong lớp mình quản lý
khi có sai sót trong lúc nhập điểm trước đó.
Hệ thống sẽ lưu lại quá trình giáo viên xóa, thêm, sửa điểm của học sinh.
- Luồng rẽ nhánh:
Luồng A1: Nhập sai tài khoản/mật khẩu đăng nhập
Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi.
Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng
nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc.
- Hậu điều kiện: Nếu đăng nhập thành công người sử dụng sẽ đăng nhập
được vào hệ thống.
24



Đặc tả ca sử dụng “Báo cáo tình hình học tập”:
- Tên ca sủ dụng: Báo cáo tình hình học tập.
- Mục đích: Giúp phụ huynh và học sinh có thể xem được kết quả học tập,
giúp giáo viên có thể xem được kết quả và thông tin của học sinh, giúp cho
Admin có thể biết được thông tin về tình hình học tập.
- Tác nhân: Giáo viên, phụ huynh học sinh và Admin.
- Tiền điều kiện: không.
- Luồng sự kiện chính:
Giáo viên và phụ huynh học sinh, admin sẽ đăng nhập vào hệ thống
bằng tài khoản và mật khẩu của mình
Hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản , nếu không hợp lệ thì thực hiện luồng
A1.
Phụ huynh và giáo viên có thể xem được thông tin tình hình học tập của
học sinh.
Hệ thống sẽ lưu lại quá trình đăng nhập của phụ huynh, admin và giáo
viên.
- Luồng rẽ nhánh:
Luồng A1: Nhập sai tài khoản/mật khẩu đăng nhập
Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi.
Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng
nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc.
- Hậu điều kiện: Nếu đăng nhập thành công người sử dụng sẽ đăng nhập
được vào hệ thống.
Đặc tả ca sử dụng “Xếp lớp”:
- Tên ca sử dụng: Xếp lớp .
- Mục đích: Ban giám hiệu sắp xếp học sinh vào các lớp học giúp có thể
quản lý học sinh dễ dàng hơn.
- Tác nhân: Ban giám hiệu.

- Tiền điều kiện: phải có danh sách học sinh.
- Các luồng sự kiện chính: Ca sử dụng này bắt đầu khi ban giám hiệu đăng
nhập vào hệ thống:
Ban giám hiệu sẽ đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản và mật khẩu
của mình.
Hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản nếu không hợp lệ sẽ thực hiện luồng A1.
Ban giám hiệu sẽ liệt kê và sắp xếp học sinh vào từng lớp học.
Hệ thống sẽ lưu lại quá trình xếp lớp.
Các luồng sự kiện rẽ nhánh:
Luồng A1: Nhập sai tài khoản/mật khẩu đăng nhập
Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi.
Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng
nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc .
- Hậu điều kiện: Xếp lớp thành công.
25


×