Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của khóa luận
Một đất nước phát triển về kinh tế bên cạnh những kết quả đạt được thì còn thể
hiện ở sự đa dạng của các loại ngành nghề. Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam từ một
nước lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã dần hồi phục, kinh tế ngày càng có
những bước phát triển mạnh mẽ, bước đầu thực hiện có hiệu quả công cuộc hội nhập
với thế giới. Điều đó thể hiện ở việc tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng được cải
thiện, mức sống của người dân được nâng cao trong đó phải kể đến sự đa dạng của các
loại ngành nghề góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các nhu cầu của xã hội, góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Sự đa dạng của các loại ngành nghề phản ánh trong nhiều lĩnh vực từ thương
mại, dịch vụ đến công - nông nghiệp bên cạnh đó phải kể đến sự thay đổi theo từng
giai đoạn của các loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT. Đây là những
ngành nghề có các đặc điểm phức tạp về ANTT, thường bị các đối tượng tội phạm lợi
dụng hoạt động. Xuất phát từ yêu cầu quản lý xã hội và nhiệm vụ bảo vệ ANTT theo
từng giai đoạn, căn cứ vào các quy định của pháp luật, lực lượng Cảnh sát QLHC về
TTXH tiến hành công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT theo
chức năng.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong số những ngành nghề kinh
doanh có điều kiện về ANTT thường bị các loại đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm
tội như lợi dụng các hình thức kinh doanh, lợi dụng các loại phương tiện được trang bị,
các điều kiện về địa điểm…
Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam với diện tích tự nhiên là 2.694.43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích
cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ), dân số 1.748.001 người, mật độ
dân số 649 người/km2 (theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, tháng 6 năm 2013)
gồm: 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện (với 41 phường, 2 thị trấn và 48 xã). Trên địa
bàn có nhiều khu công nghiệp: khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong
đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng
Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt
Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, 5…Với những đặc điểm trên, xu ất phát từ


nhu cầu công tác bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ hoạt động kinh
doanh, sản xuất ngày càng cao, các hình thức kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã ra đời
và ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, theo thống kê qua công
tác đăng ký, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh
1


Bình Dương của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH thì trên địa bàn tỉnh có 32 doanh
nghiệp trong đó có 13 chi nhánh và 05 văn phòng đại diện, Cục Cảnh sát QLHC về
TTXH thẩm định và cấp GXNĐĐK về ANTT cho 09 doanh nghiệp. Dịch vụ bảo vệ
ra đời bên cạnh những mặt tích cực cũng đã bộc lộ nhiều mặt cần khắc phục nhất là
trong việc đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình
thành lập, đào tạo và hoạt động. Bên cạnh đó, các loại đối tượng thường chú ý lợi
dụng hoạt động của các loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các phương tiện được
trang bị để thực hiện hành vi phạm tội, nhiều vụ việc xảy ra gây hậu quả rất nghiêm
trọng.
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng
của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương
những năm qua bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, việc
tiến hành công tác này vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định cần khắc
phục. Đó là việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đối tượng
được phép kinh doanh, các điều kiện về tuyển dụng, quy định về nhân viên, vốn điều
lệ, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định, đảm bảo đúng mục
đích kinh doanh…
Trước những vấn đề trên, thiết nghĩ cần phải nhanh chóng đưa ra những biện
pháp khắc phục, giải quyết những khó khăn, hạn chế, phát huy mạnh mẽ vai trò của
công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện
chức năng quản lí nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội.
Vì vậy, việc tiếp tục làm rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó

cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính
về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn
đề tài: “Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng
của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh
Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu

2


Trước tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có những diễn biến phức
tạp xảy ra trên phạm vi cả nước nói chung và tại tỉnh Bình Dương nói riêng đã có đề
tài nghiên cứu khoa học về chủ đề này, cụ thể như:
- Nguyễn Văn Hải: “Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên
địa bàn các tỉnh thành khu vực miền Đông Nam Bộ”. Đề tài cơ sở, năm 2012.
Nhìn chung, đề tài này đã làm rõ được lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về
công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ của lực lượng Cảnh sát QLHC
về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, hệ thống những vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

- Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh doanh dịch
vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Về thời gian: hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình
Dương trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề quản lý hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3


Trên cơ sở phương pháp luận, khóa luận còn áp dụng các phương pháp cụ thể
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp khảo sát thực tế;
- Phương pháp trao đổi với cán bộ thực tế.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khóa luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khóa luận đã đưa ra những lý luận về công tác quản lý hoạt động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, rút ra những ưu điểm, tồn tại hạn chế và
các nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
trên địa bàn tỉnh Bình Dương của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã
hội, từ đó đưa ra những dự báo khoa học, một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu khóa luận khi được áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
hoạt động nghiên cứu, học tập tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
7. Cấu trúc nội dung khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức lý luận về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trên
địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Cảnh sát Quản lý
hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương

4


Chương 1
NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH
SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
1.1. Nhận thức về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1.1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
DVBV là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, cung cấp các dịch
vụ bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa; bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức; dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao,
vui chơi, giải trí, lễ hội cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu dưới hình thức ký kết hợp
đồng.
DVBV xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ trước
và thực sự nổi lên từ những năm 2000. Xuất phát từ nhu cầu trong cơng tác bảo vệ tài
sản, bảo vệ tính mạng con người ngày càng cao, trong khi lực lượng bảo vệ chun
trách của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đồn thể chính trị xã hội chưa đủ đáp ứng
u cầu của thực tiễn, căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam năm 1996, một số tổ chức, cá nhân đã thành lập các tổ chức hoạt động kinh
doanh DVBV.
Từ những bước đi ban đầu mang tính thử nghiệm (Cơng ty Dịch vụ bảo vệ
Long Hải), đến sự ra đời của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (Cơng ty dịch vụ
bảo vệ Thăng Long - Sepre 24) cùng một số doanh nghiệp khác, đặc biệt từ khi có sự
quản lý nhà nước về ANTT bằng Nghị định 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001
về quản lý hoạt động kinh doanh dòch vụ bảo vệ và Thông tư
07/2001/TT-BCA (V19) ngày 18/9/2001 hướng dẫn thực hiện
Nghò đònh số 14/2001/NĐ-CP, hoạt động này đã góp phần đáp ứng một số
u cầu cơng tác bảo vệ cho một số tổ chức và cá nhân khơng thuộc diện có lực lượng
chun trách bảo vệ. Đây là một ngành kinh doanh dịch vụ còn tương đối mới mẻ tại
Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh DVBV đang
là một trong những hoạt động kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là tại
các tỉnh, thành phố có nền cơng nghiệp phát triển như: Bình Dương, Thành phố Hồ
Chí Minh…

Trải qua q trình phát triển cho đến nay, DVBV chủ yếu kinh doanh các loại
hình sau:
- Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản mục tiêu cố định:
5


Nhân viên bảo vệ được trang bị đồng phục, công cụ hỗ trợ bảo vệ con người, tài
sản và duy trì ANTT tại mục tiêu cố định gồm: cao ốc, văn phòng, ngân hàng, trường
học, bệnh viện, khu căn hộ, nhà riêng, siêu thị khu thương mại phức hợp, trung tâm
triển lãm, câu lạc bộ, sân vận động, khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp, kho bãi, trung tâm phân phối, xưởng sản xuất, các công trình xây dựng...
- Bảo vệ các sự kiện:
Nhân viên bảo vệ được trang bị đồng phục, công cụ hỗ trợ bảo vệ con người, tài
sản và duy trì ANTT các sự kiện văn hóa, triển lãm, các hội nghị, các chương trình ca
nhạc, vui chơi giải trí…
- Bảo vệ yếu nhân:
Bảo vệ các doanh nhân trong và ngoài nước, các chính khách, ca sĩ, diễn viên
và các cá nhân khác khi có nhu cầu. Nhân viên bảo vệ (hay còn gọi là vệ sĩ) sẽ có
nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây rối, ảnh hưởng xấu đến
người cần bảo vệ; giám sát các hoạt động quay phim, chụp hình và những người ra vào
gặp gỡ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản cho người được bảo vệ.
- Bảo vệ vận chuyển áp tải:
Dịch vụ áp tải vận chuyển tài sản quý hiếm, tiền vàng và trang sức có giá trị cao
bằng phương tiện vận chuyển…
1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ gắn liền với sự phát triển
kinh tế của từng địa phương nói riêng và của xã hội nói chung, gắn liền với nhu
cầu, lợi ích của mỗi cá nhân và có liên quan chặt chẽ đến tình hình ANTT.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển
kinh tế ở từng địa phương. Sự phát triển kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động kinh

doanh dịch vụ bảo vệ không ngừng được mở rộng và ngược lại, sự gia tăng hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế, nâng cao mức sống
của người dân.
Hoạt động của dịch vụ bảo vệ xuất phát từ nhu cầu của cá nhân, tập thể, tổ chức
trong việc bảo vệ tài sản, con người như bảo vệ các kho hàng, giám sát hoạt động ra
vào cơ quan để kịp thời phát hiện các hành vi phạm tội, trực tiếp bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của các cá nhân, các hoạt động bảo vệ sự kiện, chương trình tổ chức vui chơi
giải trí… Do đó, sự phát triển ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
là phản ánh của việc đời sống kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực làm phát sinh các
nhu cầu mà dịch vụ bảo vệ có thể đáp ứng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội tại từng địa
phương nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thông qua quá trình hoạt động, dịch vụ
6


bảo vệ đã đảm bảo tính mạng, tài sản của con người, hoạt động kinh doanh, sản xuất
của các tổ chức được diễn ra bình thường, góp phần hạn chế các rủi ro, thiệt hại có thể
xảy ra. Mặt khác, do đối tượng tuyển dụng vào các công ty dịch vụ bảo vệ thường
không đòi hỏi quá cao về trình độ mà đa phần là những yêu cầu về sức khỏe, lý lịch
điều này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho một bộ phận người
lao động nhàn rỗi, không có tay nghề, lao động nghỉ hưu, bộ đội, nghĩa vụ quân sự
xuất ngũ trở về địa phương…Qua đó, góp phần nâng cao mức sống của người dân,
kích thích kinh tế địa phương cũng như xã hội phát triển.
Ngoài ra, việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ đã góp nhiều thành tích trong công cuộc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài
sản của các đơn vị được hợp đồng bảo vệ, bảo vệ an toàn tính mạng các cá nhân. Cụ thể,
nhân viên của các doanh nghiệp đã bảo vệ an toàn tài sản cho các đơn vị thực hiện hợp
đồng như trụ sở làm việc, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, vận chuyển tiền và tài
sản quý, các đêm ca nhạc, bảo vệ các cá nhân như các ca sỹ, con gia đình có điều kiện
về kinh tế hoặc một số đối tượng cai nghiện tại nhà…Trong quá trình hoạt động, lực

lượng bảo vệ đã phát hiện, ngăn chặn được nhiều trường hợp người có hành vi vi
phạm như trộm cắp, cướp tài sản, bắt cóc…Ngoài ra, còn phát huy vai trò trong
công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Nhiều trường hợp nhân viên bảo
vệ đã bắt giao cho cơ quan Công an một số đối tượng phạm tội quả tang như trộm
cắp, cướp giật tài sản.
Thứ hai, kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề kinh doanh có
điều kiện về ANTT, có các điều kiện, phương tiện thích hợp để các đối tượng xấu, bọn tội
phạm lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Hiện nay, các công ty dịch vụ bảo vệ ngày càng phát triển, số lượng các công ty
thành lập mới không ngừng gia tăng gây ra những khó khăn nhất định cho công tác
quản lý. Một số lượng không nhỏ các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng những sơ hở, thiếu
sót về quy định thành lập để lợi dụng hoạt động, lợi dụng điều kiện của hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ để cấu kết với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm hoạt động phạm
pháp.
Việc tuyển chọn nhân viên không đảm bảo cũng đã tạo ra những bất cập nhất
định mà chủ yếu là về trình độ, khả năng cũng như không siết chặt trong khâu tuyển
chọn dẫn đến việc lựa chọn những phần tử xấu có quá khứ phạm pháp vào làm việc,
tạo cơ hội để các đối tượng này lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì để phục vụ yêu cầu công việc, quá
trình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị các công cụ hỗ trợ cần thiết
7


như: gậy cao su, roi điện, gậy sắt, roi cao su nên thường bị các đối tượng phạm tội
hoặc chính những nhân viên của các ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ lợi dụng
để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Ngồi ra, do đặc điểm của nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là cung cấp các
dịch vụ bảo vệ tài sản, tính mạng và các hoạt động khác nên có điều kiện tiếp cận
nơi cất giữ các loại tài sản, tiếp xúc trực tiếp với các cá nhân có nhu cầu bảo vệ nên
dễ nảy sinh các hành vi xấu như trộm cắp tài sản, bắt cóc tống tiền, cướp, hiếp

dâm…
Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ một mặt vừa góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, đảm bảo ANTT tại địa bàn...Mặt khác đây chính là ngành nghề có
những điều kiện, phương tiện liên quan nhiều đến ANTT nên các cơ quan có thẩm
quyền mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phải chủ động, tích cực thể
hiện vai trò của mình trong cơng tác quản lý nhằm đảm bảo hoạt động này được tiến
hành trên cơ sở các quy định của pháp luật, phát huy vai trò tích cực, phục vụ đời sống
xã hội.
1.1.2. Các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã khơng ngừng được đa dạng
hóa cả về hình thức lẫn loại hình hoạt động. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn
những hạn chế, tồn tại nhất định mà chủ yếu là những hành vi vi phạm pháp luật trong
q trình hoạt động, mặt khác cũng do tính chất, đặc điểm, điều kiện của loại hình kinh
doanh nên thường bị các đối tượng xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp. Trước tình
hình đó, Chính phủ, Bộ Cơng an đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để thống
nhất quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ cụ thể như: Nghị định 52/2008/NĐCP ngày 22/04/2008 về quản lý kinh doanh dòch vụ bảo vệ,
Thơng tư 45/2009/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 52/2008/NĐ-CP. Theo đó:
- Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phép tiến hành bao gồm:
+ Dịch vụ bảo vệ con người gồm các hoạt động bảo vệ sự an tồn về tính mạng,
sức khỏe của người được bảo vệ;
+ Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở
cơ quan, tổ chức bao gồm các hoạt động bảo vệ an tồn về tài sản, hàng hóa (kể cả các
hoạt động giao, nhận tài sản, hàng hóa), nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ
quan, tổ chức theo thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội
bao gồm các hoạt động bảo vệ an tồn và giữ gìn an ninh, trật tự cho các hoạt động
8


này theo thỏa thuận trong hoạt động.

- Quy định về điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
+ Đối với tổ chức, cá nhân trong nước:
Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là
2.000.000.000 đồng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không
thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động.
+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nước:
Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo
vệ, có số vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên; đã có
thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ năm năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơ
quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện cho
phần vốn góp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam chưa có
hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
- Quy định về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ bảo vệ
+ Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ phải ổn định ít nhất từ một năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu người
đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có giấy tờ hợp
lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ một năm trở lên.
+ Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại
diện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đi và nơi đến
chậm nhất là mười lăm ngày trước khi thực hiện việc di chuyển địa điểm.
- Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ bảo vệ:
+ Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những
người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không

thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2008/NĐ-CP;
Có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh
9


tế, luật.
+ Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ
khác đã thu hổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải thỏa mãn thêm
điều kiện: trong ba năm trước liền kề không làm quản lý hoặc giữ chức danh chủ
chốt của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ
+ Có hợp đồng lao động hợp pháp với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ.
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe (giấy khám sức khỏe của
trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xác
nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thông
trung học hoặc bổ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp sau:
Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật
xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư
trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Tòa
án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Người có tiền án về các lỗi do cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử
lý vi phạm hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm
hành chính; người nghiện ma túy.
- Trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ:
gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện. Căn cứ vào số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ
và yêu cầu thực tế, doanh nghiệp làm văn bản gửi cơ quan Công an đã cấp GXNĐĐK
về ANTT để đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng,
chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị. Người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải

có giấy giới thiệu của doanh nghiệp và xuất trình giấy Chứng minh nhân dân.
Sau khi mua công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp phải đến cơ quan Công an đã cấp
Giấy phép mua công cụ hỗ trợ để được cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ; khi đến
liên hệ xin cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ phải nộp bản photocopy Giấy phép
mua công cụ hỗ trợ và xuất trình bản chính, nộp bản photocopy hóa đơn mua công cụ
hỗ trợ.
Công cụ hỗ trợ phải được quản lý tập trung tại doanh nghiệp và chỉ được trang
bị cho nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ. Sau khi làm nhiệm vụ xong, phải giao lại
10


cho bộ phận quản lý tại doanh nghiệp. Nghiêm cấm trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ
ngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo hợp đồng do Giám đốc doanh nghiệp
giao;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm quản lý chặt chẽ công
cụ hỗ trợ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc trang bị, quản lý, sử dụng
công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp mình.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụng
công cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo về của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để
thực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài
việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tích chất, mức độ vi phạm, doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3
tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn. Việc thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ do
cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép đó hoặc cơ quan Công an cấp trên ra
quyết định.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhân viên bảo vệ chấp
hành đúng các quy định của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư
45/2009/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

+ Tổ chức chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng (theo mẫu BV2) cho cơ quan
Công an đã cấp GXNĐĐK về an ninh, trật tự trong thời hạn chậm nhất không quá 05
ngày, kể từ ngày kết thúc tháng; đối với doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp
nước ngoài và doanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên bảo vệ phải đồng thời báo
cáo cho Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Trường
hợp đột xuất xảy ra vụ việc có liên quan đến ANTT phải báo cáo ngay cho cơ quan
Công an gần nhất để xử lý kịp thời.
+ Chậm nhất là 10 ngày trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp, chi
nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Cảnh sát QLHC
về TTXH Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an xã, phường, thị
trấn nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở biết.
Trước khi chính thức thực hiện hợp đồng bảo vệ hoặc luân chuyển nhân viên
bảo vệ 01 ngày, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn
bản (kèm theo danh sách nhân viên làm việc tại mục tiêu bảo vệ) cho Phòng Cảnh sát
11


QLHC về TTXH và Công an xã, phường, thị trấn nơi có mục tiêu bảo vệ.
Mỗi mục tiêu bảo vệ phải có một nhân viên phụ trách để chịu trách nhiệm
báo cáo và quan hệ phối hợp với cơ quan Công an nơi có mục tiêu bảo vệ.
+ Thực hiện quyết định của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương về việc huy động nhân viên bảo vệ để tăng cường cho việc đảm bảo an ninh, trật tự
trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
1.2. Nhận thức về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
1.2.1. Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
1.2.1.1. Khái niệm công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo
chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực

lượng Cảnh sát QLHC về TTXH là quá trình lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH căn
cứ vào các quy định của pháp luật tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ trên
nhiều mặt từ việc tiếp nhận, thẩm tra xem xét cấp GXNĐĐK về ANTT đến quá trình
kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo hoạt động này được diễn ra trên cơ sở pháp
luật, phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm góp phần giữ gìn TTATXH.
Trước sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, để
thống nhất quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
an ninh, trật tự an toàn xã hội, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 14/2001/NĐ-CP
về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Nghị định này bước đầu đã phát huy
vai trò nhất định trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đưa hoạt
động dịch vụ bảo vệ vào diện các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phức tạp về
ANTT cần tiến hành quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên trước sự thay đổi về kinh tế xã hội
của đất nước cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề kinh doanh dịch vụ
bảo vệ thì đến năm 2008, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2005, Chính Phủ ban
hành Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
thay thế cho Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và Bộ Công an ban hành Thông tư
45/2009/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 52/2008/NĐ-CP về
quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thay thế Thông tư 07/2001/TT- BCA.
Nghị định 52/2008/NĐ-CP và Thông tư 45/2009/TT-BCA ra đời đã kịp thời bổ
sung, sửa đổi một số điều đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ trước tình hình hiện nay mà cụ thể là các quy định về cá nhân được
12


phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng như các chương trình đào tạo hành nghề dịch vụ
bảo vệ…Cụ thể như:
Các quy định về điều kiện của cá nhân thành lập, nếu như Nghị định
14/2001/NĐ-CP không quy định cụ thể về trình độ học vấn đối với người đứng đầu
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì Nghị định 52/2008/NĐ-CP đã bổ sung:
“có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế,

luật”.
Quy định về trình độ của nhân viên: Nghị định 14/2001/NĐ-CP cũng không có
những quy định cụ thể về trình độ học vấn mà chỉ quy định phải có Giấy chứng nhận
nhân viên bảo vệ, quy định này đã được bổ sung “có trình độ học vấn từ phổ thông
trung học hoặc bổ túc trung học trở lên” và phải có chứng chỉ bảo vệ do cơ quan
Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Công an.
Bên cạnh đó, theo quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp GXNĐĐK về ANTT thì
theo Nghị định 52/2008/NĐ-CP doanh nghiệp đến đăng ký phải xuất trình được Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm cấp, quản
lý. Còn theo quy định tại Nghị định 14/2001/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải có Giấy
Chứng nhận đủ điều kiện về ANTT thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Ngoài ra, về thời gian cấp GXNĐĐK về ANTT, thực hiện công cuộc cải cách
thủ tục hành chính, Nghị định 52/2008/NĐ-CP đã rút ngắn thời gian cấp từ 15 ngày
xuống còn 07 ngày.
Những thay đổi bổ sung tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP bước đầu đã tạo những
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đáp ứng những
thay đổi mới trong giai đoạn hiện nay và đảm bảo công cuộc cải cách hành chính được
thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó, còn có các văn bản pháp luật khác như: Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa
cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung; Luật
Doanh nghiệp 2005; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…
1.2.1.2. Vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo
chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
Trước tình hình các đối tượng hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, có các
13



phương thức thủ đoạn phức tạp thì việc tăng cường công tác quản lý nói chung và
công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng là vô cùng cần thiết
và có vai trò rất quan trọng.
- Qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã góp phần đảm
bảo các ngành nghề này hoạt động có hiệu quả, phát huy những ưu điểm, các mặt tích
cực.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh có điều
kiện về ANTT, đây là một ngành nghề rất phức tạp mà nếu không quản lý chặt chẽ sẽ
gây ra những hậu quả nguy hiểm, khó lường nhất là trong lĩnh vực ANTT.
Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được tiến hành căn cứ
trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện nay mà cụ thể là Nghị định 52/2008/NĐ-CP
ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Thông tư 45/2009/TTT-BCA
ngày 14/7/2009, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và một số văn bản pháp luật khác.
Thông qua những cơ sở pháp lý này, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH tiến hành
quản lý qua nhiều mặt từ những bước đầu tiên như thành lập, cấp GXNĐĐK về ANTT
đến quá trình hoạt động, kiểm tra xử lý vi phạm…
Qua các hoạt động quản lý đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
được tiến hành đúng quy định, kinh doanh đúng chức năng đã đăng ký, kịp thời phát
hiện biểu hiện nghi vấn, hành vi vi phạm để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh kịp
thời.
Để đạt được hiệu quả cao hơn, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH cần không
ngừng nâng cao kiến thức pháp luật, những quy định về công tác quản lý ngành nghề
kinh doanh có điều kiện về ANTT. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành quản lý cần
tiến hành khách quan, thận trọng, tránh các biểu hiện tiêu cực nhằm đảm bảo thực hiện
đúng quy định của pháp luật.
- Thông qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã góp
phần không nhỏ vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT tại địa
bàn.
Các loại tội phạm và các đối tượng xấu thường sử dụng mọi thủ đoạn,
phương thức cũng như lợi dụng những điều kiện của một số ngành nghề để thông

qua đó tiến hành các hoạt động phạm tội. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT có nhiều sơ hở, thiếu sót nên
dễ bị các loại tội phạm, đối tượng xấu lợi dụng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
14


Mặt khác, dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề có nhiều đóng góp
quan trọng vào công cuộc giữ gìn ANTT. Do đó, để đảm bảo phát huy ưu điểm này thì
vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là vô cùng quan
trọng. Vừa giúp dịch vụ bảo vệ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở pháp
luật, hạn chế các hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật vừa đảm bảo hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ phát huy những mặt tích cực, ưu điểm để đảm bảo giữ gìn
ANTT.
Vì vậy, thông qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã
đảm bảo hoạt động này diễn ra bình thường, hạn chế các hành vi vi phạm. Cụ thể như
việc quản lý chặt chẽ việc trang bị công cụ hỗ trợ, quá trình đào tạo, tuyển chọn nhân
viên bảo vệ được đảm bảo và kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm…
1.2.2. Nội dung công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo
chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
- Quản lý con người trong hoạt động kinh doanh DVBV
Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội. Do đó, để quản lý xã hội tức là
phải quản lý hành vi từng con người. Việc quản lý con người có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Làm tốt công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát hiện các hành vi vi
phạm, đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ diễn ra trên cơ sở các quy định
của pháp luật. Muốn vậy, quá trình quản lý con người cần phải phân loại, đánh giá
đúng vị thế, tính chất hoạt động của từng người: người đứng đầu cơ sở, người tham gia
hoạt động kinh doanh (trực tiếp và gián tiếp)…để áp dụng các biện pháp quản lý phù
hợp.
Theo quy định tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP, Thông tư 45/2009/TT-BCA, hoạt

động kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đảm bảo các điều kiện nhất định về con người,
cụ thể như các quy định về người đứng đầu, nhân viên bảo vệ phải đảm bảo những yêu
cầu về lý lịch, sức khỏe, trình độ học vấn…
Quá trình quản lý về con người cần nắm vững lai lịch bản thân, trình độ chuyên
môn; vai trò của họ trong quá trình hoạt động kinh doanh; thái độ trong việc chấp hành
chính sách, pháp luật, tình hình vi phạm của họ; tình hình chấp hành kỷ luật trong quá
trình lao động qua các thời kỳ.
- Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, lực lượng có
15


thẩm quyền mà cụ thể là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH cần chú ý đảm bảo các
nội dung sau:
Nắm chắc được tổng số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện kinh
doanh dịch vụ bảo vệ và các doanh nghiệp không có trụ sở nhưng có mục tiêu bảo vệ
trong phạm vi thẩm quyền quản lý;
Phân loại cụ thể những doanh nghiệp có đăng ký hoặc không có đăng ký kinh
doanh, có hoặc không có GXNĐĐK về ANTT để có biện pháp quản lý và xử lý phù
hợp;
Nắm vững hình thức hoạt động, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, tình hình
sử dụng phương tiện trong hoạt động kinh doanh.
- Quản lý phương tiện trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Nắm tình hình số lượng, chất lượng các phương tiện phục vụ hoạt động kinh
doanh như: con dấu, công cụ hỗ trợ…;
Những thay đổi về quy mô, phương thức hoạt động kinh doanh;
Tình hình vi phạm trong công tác bảo quản, sử dụng, quản lý sổ sách, giấy tờ có
liên quan đến hoạt động kinh doanh.
1.2.3. Phương pháp tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

1.2.3.1. Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm tra xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều
kiện về an ninh trật tự
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH vì chỉ khi được
cấp GXNĐĐK về ANTT thì các doanh nghiệp mới được phép tiến hành các hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Theo quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp GXNĐĐK về ANTT thì:
+ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải
quyết việc cấp GXNĐĐK về ANTT cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên bảo vệ theo quy định tại Thông tư
45/2009/TT-BCA và các chi nhánh, văn phòng trực thuộc các doanh nghiệp đó.
+ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc cấp GXNĐĐK về ANTT cho
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các chi nhánh, văn phòng trực thuộc các
doanh nghiệp đó tại các địa phương (trừ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội).
16


Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm tiếp nhận
hồ sơ, hướng dẫn người đến xin cấp GXNĐĐK về ANTT phải đảm bảo các hồ sơ, thủ
tục sau:
- Đối với doanh nghiệp:
+ Xuất trình bản chính, nộp bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp;
+ Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú), trong đó phải ghi rõ tình trạng tiền án, tiền sự; có hay không đã bị áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc
đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, đang phải chấp hành
hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo

hoặc bị cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ; bản sao (có công chứng, chứng
thực hợp lệ) các tài liệu; bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng theo quy định; quyết
định nghỉ hưu, xuất ngũ hoặc quyết định nghỉ việc (nếu có) và phiếu lý lịch tư pháp
của những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số
52/2008/NĐ-CP.
+ Những người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải xuất trình Giấy chứng
minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng; trường hợp là người nước ngoài thì
phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và nộp
bản photocopy Thẻ tạm trú hoặc Thẻ thường trú.
- Đối với Chi nhánh, văn phòng đại diện:
+ Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú), trong đó phải ghi rõ tình trạng tiền án, tiền sự; có hay không đã bị áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc
đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, đang phải chấp hành
hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo
hoặc bị cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ của người đứng đầu chi nhánh, văn
phòng đại diện;
+ Xuất trình bản chính, nộp bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động,
GXNĐĐK về an ninh, trật tự và công văn đề nghị của doanh nghiệp.
+ Người đứng đầu doanh nghiệp cử đến liên hệ phải xuất trình Chứng minh
nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
Công an tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, giải quyết cấp GXNĐĐK về ANTT
cho doanh nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để cấp GXNĐĐK về ANTT thì phải
trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết rõ lý do.
17


Lệ phí cấp GXNĐĐK về ANTT được thực hiện theo quy định của Bộ Tài
chính.

Căn cứ vào những quy định trên, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thẩm tra,
xác minh và xem xét cấp GXNĐĐK về an ninh, trật tự một cách khách quan, thận trọng,
hạn chế tối đa các biểu hiện tiêu cực góp phần đảm bảo công tác này được tiến hành có
hiệu quả trên cơ sở các quy định của pháp luật.
1.2.3.2. Kiểm tra đảm bảo hoạt động đúng quy định và xử lý hành vi vi phạm
theo thẩm quyền
Để đảm bảo hoạt động của các ngành nghề nói chung và của dịch vụ bảo vệ nói
riêng được tiến hành đúng quy định của pháp luật thì công tác kiểm tra, xử lý là vô
cùng cần thiết. Thông qua các hoạt động này đã phát hiện các hành vi vi phạm để có
biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời đảm bảo các hoạt động này hoạt động đúng
quy định góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống các hành vi vi
phạm pháp luật.
Hoạt động kiểm tra được tiến hành chủ yếu qua các hình thức như: kiểm tra
định kỳ, kiểm tra đột xuất. Quá trình kiểm tra có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành
và lực lượng nghiệp vụ có liên quan.
Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào:
+ Các loại hồ sơ, thủ tục và điều kiện xin cấp GXNĐĐK về ANTT.
+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ANTT trong suốt quá
trình hoạt động, kinh doanh.
Mọi hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, vi phạm quy
định của Thông tư 45/2009/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan
đến tổ chức và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, ngoài việc bị xử lý theo quy định
của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, GXNĐĐK vể ANTT, cụ thể như sau:
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
+ Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2005: nội
dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; doanh nghiệp do những
người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập; không đăng ký mã số thuế trong thời
hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không hoạt

động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; không báo cáo
về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong
mười hai tháng liên tục; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không
18


thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy
định đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu
bằng văn bản; kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
+ Vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về tổ chức, cá nhân
không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp
thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ; các điều khoản quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 22 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về việc áp dụng pháp luật đối với các doanh
nghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định 52/2008/NĐ-CP có
hiệu lực.
- Bị thu hồi GXNĐĐK về ANTT khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về tổ chức, cá nhân
không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếp
thực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ; các điều khoản quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 22 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về việc áp dụng pháp luật đối với các doanh
nghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định 52/2008/NĐ-CP có
hiệu lực.
+ Mượn tên người khác để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo
vệ hoặc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ để cho người khác kinh
doanh;
+ Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi
hình thức;
+ Sử dụng nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp để thực hiện hoặc thông qua

người khác thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá
nhân;
+ Sử dụng nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp dùng vũ lực hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực nhằm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của tổ chức, cá
nhân;
+ Không thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự cho cơ quan
Công an theo quy định trong 12 tháng liên tục;
+ Không duy trì thường xuyên mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành các
hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo hoạt động của ngành nghề kinh
doanh dịch vụ bảo vệ được tiến hành trên cơ sở pháp luật, phòng ngừa các hành vi vi
phạm.
19


Công tác kiểm tra hoạt động và xử lý các hành vi vi phạm là một trong những
công tác đóng vai trò trực tiếp trong việc quản lý, phòng ngừa đấu tranh với các hành
vi vi phạm. Do đó, trong quá trình tiến hành các hoạt động này, cơ quan có thẩm quyền
cần đảm bảo công bằng, xử lý đúng hành vi, đúng quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Tuyên truyền, vận động chấp hành đúng quy định của pháp luật
Tuyên truyền, vận động chấp hành đúng quy định của pháp luật là một biện
pháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phòng ngừa các hành vi vi phạm, góp
phần nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ bảo vệ trong việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
- Nội dung tuyên truyền chủ yếu là:
+ Tuyên truyền về các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ như:
Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính Phủ về quản lý kinh

doanh dịch vụ bảo vệ.
Thông tư 45/2009/TT-BCA ngày 14/7/2009 của Bộ Công an hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP.
Nghị định số 167/2013/NĐ-Cp ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng chống tệ
nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình.
Ngoài ra còn có Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật
Doanh nghiệp năm 2005 và một số văn bản, quy định khác có liên quan tại địa
phương.
+ Phổ biến về hồ sơ, thủ tục và các điều kiện cần có để xin cấp GXNĐĐK về
ANTT.
+ Tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm và những
hành vi vi phạm pháp luật.
Việc tuyên truyền cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục có trọng tâm trọng điểm, tác động nhằm
nâng cao nhận thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện đúng
các nghĩa vụ trong quá trình hoạt động, nâng cao nhận thức trong công tác phòng
ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm, nắm rõ các phương thức thủ đoạn của các
đối tượng phạm tội từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp, chủ động thông báo cho
cơ quan chức năng khi thấy các biểu hiện nghi vấn.
Ngoài các đối tượng tuyên truyền là các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ bảo vệ thì cũng cần thiết phải tiến hành tuyên truyền cho các cán bộ, chiến
sĩ thuộc lực lượng CSND đang công tác tại các đơn vị như: Phòng Cảnh sát QLHC
20


về TTXH, các Phòng Nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố, các
phường…
Qua đó góp phần nâng cao ý thức chủ động nắm thông tin của các đối tượng có
liên quan đến hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ kịp thời cung cấp,

trao đổi thông tin cho các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác chủ động phòng
ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.
1.2.3.4. Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan trong quản lý ngành
nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Trong quá trình tiến hành công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH mà cụ thể là Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH
cần phối hợp với nhiều cấp, nhiều ngành và các lực lượng nghiệp vụ có liên quan để
đảm bảo hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả, sâu rộng, đồng bộ và thống
nhất. Cụ thể như: Sở kế hoạch và đầu tư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (C64), lực
lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn, Công
an các phường…
Nội dung mối quan hệ phối hợp tập trung vào việc tiến hành các mặt cụ thể sau:
trong việc thẩm tra, xem xét cấp GXNĐĐK về ANTT, trong công tác kiểm tra, xử lý
các hành vi vi phạm và trong công tác tuyên truyền đảm bảo việc chấp hành tốt các
quy định của pháp luật. Để đảm bảo nội dung này phát huy được hiệu quả thì cần thiết
phải xây dựng được một cơ chế phối hợp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng.
1.2.3.5. Thực hiện chế độ lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định
Để công tác quản lý được thực hiện xuyên suốt, có hiệu quả thì cần thực hiện
tốt công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ một cách
nghiêm túc, cẩn thận, logic. Qua đó, phục vụ kịp thời cho công tác tra cứu, quản lý góp
phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm
nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng.
Quá trình lưu trữ, bảo quản cần đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông
tư 32/2013/TT-BCA-C41 ngày 12 tháng 6 năm 2013 quy định chế độ công tác hồ sơ,
thống kê nghiệp vụ Cảnh sát và Hướng dẫn 1144/C64-P7 ngày 28 tháng 7 năm 2014
về công tác hồ sơ nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã
hội. Việc sắp xếp phải khoa học, theo đúng trình tự nhất định, đảm bảo quá trình tra
cứu nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, cần thường xuyên thu thập, tích lũy và bổ
sung các tài liệu, thông tin có liên quan như: báo cáo định kỳ, những vi phạm trong


21


quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, có biện pháp
quản lý phù hợp.
1.2.3.6. Xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật để theo dõi, giám sát, quản lý hoạt
động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 thì CSBM của
lực lượng Cảnh sát nhân dân là người tự nguyện cộng tác bí mật với lực lượng Cảnh
sát nhân dân, ngoài biên chế ngành Công an, được lực lượng Cảnh sát nhân dân tuyển
chọn, xây dựng và quản lý, sử dụng rộng rãi trong các địa bàn, tuyến, lĩnh vực để phục
vụ yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Xây dựng và sử dụng cơ sở bí mật trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ là công tác có ý nghĩa quan trọng, nhằm nắm chắc tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp, hoạt động của tội phạm và các phần tử xấu, kịp thời phát hiện các hành
vi vi phạm từ đó có các biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp. Việc xây dựng, sử dụng
cơ sở bí mật phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đòi hỏi
phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng dựa trên các đặc điểm tại địa bàn, tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra, phân loại, đánh giá và
thanh loại kịp thời những cơ sở hoạt động không hiệu quả, không còn tác dụng. Quá
trình xây dựng và sử dụng cơ sở bí mật phải được tiến hành trên cơ sở chấp hành
nghiêm các quy định của ngành Công an, hạn chế việc xây dựng tràn lan, không hiệu
quả, mang tính hình thức.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành
nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT có những đặc điểm phức tạp, do đó trong
quá trình tiến hành công tác quản lý lực lượng có thẩm quyền cần căn cứ các quy
định của pháp luật và thực tiễn tại từng địa phương để tiến hành quản lý toàn diện,
có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo thực hiện có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của công

tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới.

22


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ BẢO VỆ THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Một số tình hình có liên quan đến công tác quản lý hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư
Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh là Long An, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), với diện tích
2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Với tọa độ địa lý 10 o51' 46" - 11o30'
Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam
giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây
Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông
ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú với các con sông lớn chảy qua như: sông Sài
Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, sông Bé…
Về đơn vị hành chính, tỉnh Bình Dương gồm có: 01 thành phố là thành phố
Thủ Dầu Một, đây là thành phố vừa được công nhận là đô thị loại II, là trung tâm kinh
tế - chính trị - văn hóa của tỉnh; 04 thị xã là thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã
Bến Cát, thị xã Tân Uyên; 04 huyện là: huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyện
Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên.
Về dân số, tính đến ngày 15/11/2014, toàn tỉnh có 289.209 hộ với
1.920.502 nhân khẩu trong đó có 242.072 hộ với 974.877 nhân khẩu thường trú.
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 15 dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm 97%

sau đó là người Hoa chiếm 2,07%, người Khơ me và các dân tộc khác chiếm
0,93%.
Dân cư tại địa bàn thường xuyên có những biến động, số lượng người dân từ
nhiều vùng miền đến tạm trú chiếm tỷ lệ ngày càng cao do nhu cầu lao động tại các
công ty, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn. Cụ thể: tính đến
ngày 15/11/2014, toàn tỉnh có 47.137 hộ tạm trú, với 945.625 nhân khẩu, trong đó có
814.646 nhân khẩu trên 14 tuổi. Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trong
công tác quản lý của cơ quan chức năng và những tình hình phức tạp về ANTT.

23


2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự có liên quan
đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia
chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh , đường Xuyên Á…
cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km - 15 km tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây,
tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và
chiếm tỷ trọng cao, năm 2013, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6%
và nông lâm nghiệp 4,4%. Trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp: khoảng 28 khu
công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 8.700 ha, trong đó nhiều khu
công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng
An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - Việt Nam Singapore , Mỹ
Phước 1, 2, 3, 4, 5… với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt
động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số
vốn 3.483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm

tăng sự thu hút đầu tư, tỉnh Bình Dương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp
ra các huyện phía bắc của tỉnh.
Mặc dù trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, song tỉnh Bình Dương đã
thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, huy động nguồn
nhân lực để chăm lo đời sống nhân dân, giảm nghèo, giải quyết việc làm, kiềm chế
lạm phát.
Trong năm 2014, tỉnh Bình Dương đã huy động khoảng 6.35 tỷ đồng vào hoạt
động chăm sóc người có công, các đối tượng xã hội. Thực hiện đồng bộ các biện pháp
giảm nghèo, an sinh xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng, ổn đinh về kinh tế - xã hội thì
tình trạng người dân nhập cư vào tỉnh để làm ăn sinh sống đã tạo ra sự phức tạp về
ANTT cùng với sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, lối sống ăn
chơi, đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ làm tha hóa đạo đức của một bộ phận dân
cư là những nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng tội phạm.
24


Theo số liệu thống kê [xem bảng số 01 - phụ lục]:
+ Năm 2012 số lượng các vụ phạm pháp hình sự là: 1.061 vụ, trong đó tội
phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 145 vụ, chiếm 13,7%, trong đó
có một vụ việc xảy ra tại huyện Bến Cát, đối tượng là nhân viên bảo vệ công ty đã
thực hiện hành vi hiếp dâm đối với công nhân. Tỷ lệ điều tra khám phá đạt
83,69% (888/1.061 vụ), bắt 1.380 đối tượng trong đó số lượng các đối tượng là
người ngoài tỉnh gây án chiếm 62,03% (856/1.380 đối tượng).
+ Năm 2013 số lượng các vụ phạm pháp hình sự là: 1.275 vụ trong đó tội
phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 174 vụ, chiếm 13,6%. Tỷ lệ điều
tra khám phá đạt 85% (1.083/1.275 vụ).
+ Năm 2014 số lượng các vụ phạm pháp hình sự là: 1.285 vụ, trong đó tội
phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 11% (141/1.285 vụ). Tỷ lệ điều

tra khám phá đạt 88,2% (1.133/1.285 vụ).
Qua đó có thể thấy số lượng các vụ phạm pháp hình sự đang có chiều hướng
gia tăng qua từng năm, số lượng các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
cũng tăng theo, nhiều vụ việc xảy ra đã gây hoang mang, lo sợ trong nhân dân do tính
chất nguy hiểm, phức tạp. Riêng trong năm 2014, xảy ra đợt biểu tình, gây rối trật tự
công cộng ngày 13 và 14 tháng 5, lợi dụng tình hình này các phần tử quá khích đã hoạt
động phá hoại, gây rối ANTT trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó có nhiều vụ việc là do
nhân viên bảo vệ cấu kết với công nhân để đập phá, trộm cắp tài sản của công ty.
Chính những điều này, đã phần nào làm tăng thêm nhu cầu về dịch vụ bảo
vệ tuy nhiên cũng gây ra những khó khăn nhất định nếu công tác quản lý hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ không được thực hiện tốt. Qua đó, đòi hỏi lực lượng có
thẩm quyền cần không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
này.
2.1.3. Tình hình biên chế tổ chức tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính
về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương
Nhân lực là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh
hưởng lớn trong việc đảm bảo hiệu quả của việc tiến hành các mặt công tác nói chung
và công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng.
Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương là đơn vị chịu
trách nhiệm tiến hành thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
trên địa bàn trong đó Đội đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành
25


×