Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN tái cấu TRÚC NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.23 KB, 11 trang )

LỜ I NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian với chức năng chính
là huy động vốn để cho vay; trong những năm qua, hệ thống các NHTM ở nước ta đã có
bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Những mặt
đạt được của hệ thống ngân hàng đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, song bên
cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống NHTM vẫn còn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu
tăngcao, thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa
thực sự vững chắc…Do đó, để hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả, an toàn hơn thì
việc tái cơ cấu lại hệ thống các NHTM là một việc cần thiết phải làm trong giai đoạn hiện
nay. Để tiến hành giải pháp đồng bộ, chấn chỉnh hệ thống TCTD vốn đang đứng trước rủi
ro và nhiều vấn đề cấp bách bắt nguồn từ suy thoái kinh tế toàn cấu, Thủ tướng chính phủ
đã ra quyết định: Số: 254/QĐ – Ttg, Quyết định Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”

I.TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG
1.1 Tái cấu trúc nền kinh tế
Hiểu một cách tổng quát, thì tái cấu trúc nền kinh tế là việc bố trí, sắp xếp lại các
doanh nghiệp (DN), các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý giữ a các ngành, các
thành phần kinh t ế, từ đó thúc đẩy được nền kinh tế phát triển đồng bộ, toàn diện và có
hiệu quả trên phạm vi từng địa phương cũng như trên phạm vị cả nước.
Tái cấu trúc nền kinh tế cũng là một y êu cầu cấp bách đối với m ột nền kinh tế ở
một quốc gia. Đặc biệt đối với nền kinh tế các nước kém phát triển như nền kinh tế ở nư ớc
ta thì tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đưa đến những kết quả thay đổi về cơ bản nhìn từ góc độ
các DN và toàn bộ nền kinh t ế.
Nền kinh tế được bố trí, sắp xếp lại theo hướng cân đối về sự phát triển giữa các
ngành kinh tế, vùng kinh tế từ địa phương đến trung ương, từ đó tạo ra khả năng liên kết
ngành, vùng và địa phương trong việc tổ chức sản xuất ra các sản phẩm chủ lực cho xuất
1



khẩu, cho yêu cầu tiêu dùng trong nước.
Tạo ra sự sắp xếp, sàng lọc lực lượng lao động có chuyên môn, có kỹ thuật, từ đó
thúc đẩy được cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong từng DN và trong toàn bộ
nền kinh tế.
Tái cấu trúc nền kinh tế, để xác định các doanh nghiệp chủ lực, đơn vị then chốt của
nền kinh tế quốc dân, những doanh nghiệp này phải có tiềm lực vốn lớn, đủ sức cạnh tranh
và hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới.
Tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các
ngành, các doanh nghiệp, từ đó đưa cạnh tranh thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển
của từng doanh nghiệp, từng ngành và từng vùng đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại: Nền kinh tế là một hệ thống tổ chức để s ản xuất, phân phối và tiêu dùng
của các doanh nghiệp trong một lãnh thổ quốc gia. Thành phần của nó là các doanh nghiệp,
các cá nhân kinh doanh thực hiện sản xuất, phân phối sản phẩm và tiêu thụ trong nền kinh
tế. Như vậy, tái cấu trúc nền kinh tế nó không đơn thuần là việc của Nhà nước, song Nhà
nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở nước ta.
1.2 Tái cấu trúc hệ thống NHTM
Tái cấu trúc hệ thống NHTM là gì?
Theo định nghĩa của World Bank (1998), tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt
các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả
năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống
tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của
ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực
hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài
chính và khôi phục lòng tin của công chúng.
Thực chất của tái cấu trúc hệ thống NHTM là thực hiện một khâu trong tái cấu trúc
nền kinh tế. Đó là việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống NHTM sao cho hợp lý, đảm bảo cho
NHTM trong nền kinh tế hoạt động theo pháp luật, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển
của ngành ngân hàng và của nền kinh tế.
1.3 Động cơ tái cấu trúc – Các vấn đề điển hình

2


Kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế cho thấy, các quốc gia thường chỉ tiến hành tái
cấu trúc khi có những vấn đề điển hình nổi lên trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt
động của các NHTM nói riêng.
Báo cáo nghiên cứu của World Bank (Sam eer Goyal, 2011) đã chỉ ra một số động
cơ của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hay nói cách khác, một quốc gia sẽ tiến hành
tái cấu trúc k hi vấp phải nhữ ng vấn đề đối với hệ thống ngân hàng của mình. Các động cơ
này bao gồm :
- Khủng hoảng tài chính kinh tế – các vấn đề của khu vực kinh tế thực.
- Nợ xấu gia tăng (căng thẳng của khu vực thực và rủi ro quá mức đối với lĩnh vực bất
động sản, ngoại hối, các doanh nghiệp thua lỗ (kể cả doanh nghiệp nhà nước), cho vay bên
quen biết…).
- Mức vốn yếu so với rủi ro-lo sợ mất khả năng trả nợ.
- Trung gian không hiệu quả-luồng tín dụng không đủ, theo đuổi rủi ro quá mức của
các ngân hàng (nhanh, tăng trưởng tín dụng không được kiểm tra), lãi suất bị bóp méo,
tiền nóng...).
- Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu.
- Thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
II.

Nội dung về quyết định số: 254/QĐ- Ttg

2.1 Chính sách của quyết định
- Nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành.
- Cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý.
- Tăng cường năng lực tài chính của các NHTM.
- Đổi mới và kiện toàn côn g tác nhân sự.
- Tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế.

- NHNN cần chủ động và linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
3


- Cơ cấu lại mạng lưới giao dịch của từng NHTM.
- Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng.
2.2 Kế hoạch
Thứ nhất, cơ cấu lại hệ thống các TCTD và từng TCTD thường xuyên, liên tục nhằm
khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức để các
TCTD không ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạnmới.
Thứ hai, củng cố, phát triển hệ thống các TCTD đa dạng về sở hữu, quy mô và loại
hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Hệ thống các TCTD bao gồm các ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai
trò làm trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những
ngân hàng vừa và nhỏ, TCTD phi ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân
hàng của mọi tầng lớp trong xã hội: Nâng cao vai trò, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của
các TCTD Việt Nam, đặc biệt là bảo đảm các ngân hàng 100% vốn của Nhà nước và ngân
hàng có cổ phần chi phối của Nhà nước (sau đây gọi chung là ngân hàng thương mại nhà
nước) thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, đồng thời có đủ năng
lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Thứ ba, khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự
nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên
có liên quan theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống, một
số TCTD có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý
đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các
TCTD theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Hình thức và biện pháp cơ cấu
lại TCTD được áp dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng TCTD.
Thứ năm, không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm

kiểm soát của Nhà nước. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các T CTD
hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nư ớc cho xử lý những vấn
đề của hệ thống các TCTD.
2.3 Dự án thực hiện quyết định.
4


Năm 2011 – 2012:
+ Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các
TCTD;
+ Tiến hành đánh giá và phân loại TCTD;
+ Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và TCTD khác;
+ Tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD;
+ Hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các ngân
hàng thương mại nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam);
+ Triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD;
+ Tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD;
+ Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.
Kết quả dự kiến: Khả năng chi trả của toàn hệ thống các TCTD về cơ bản được bảo
đảm, đồng thời xác định, kiểm soát đư ợc tình hình của T CTD yếu kém để làm cơ sở cho
việc áp dụng các biện pháp cơ cấu lại ở giai đoạn sau.
- Năm 2013:
+ Hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng;
+ Tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các TCTD, bao gồm xử lý nợ
xấu và tăng vốn điều lệ;
+ Triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;
+ Hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữ u, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ
phần yếu kém;
+ Hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Kết quả dự kiến: Nguy cơ đổ vỡ hệ thống các TCTD được loại bỏ. Các TCTD yếu
kém được xử lý về cơ bản. Kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng đư ợc lập lại và
5


củng cố.
- Năm 2014:
+ Hoàn thành căn bản cơ cấu lại tài chính của TCTD;
+ Các TCTD đáp ứng đầy đủ mức vốn điều lệ thực và các chuẩn mực, giới hạn an
toàn hoạt động ngân hàng theo quy định pháp luật;
+ Tiếp tục triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị;
+ Tiếp tục s áp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.
Năm 2015: Hoàn thành cơ cấu lại hoạt động và quản trị
2.4 Mục đích, mục tiêu của kế hoạch
Mục đích:
- Nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém của hệ thống ngân hàng, TCTD.
- Nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước
- Bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các ngân
hàng thương mại nhà nước giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển
vững chắc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam và cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tín dụng Việt Nam.
- Ổn định nền kinh tế của đất nước.
Mục tiêu:
Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát
triển được hệ thống các T CTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả
vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn
hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ,
chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài
chính, ngân hàng của nền kinh tế.

6


Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng t ài chính và củng cố
năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của
các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.
Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1- 2 ngân hàng thương mại có quy mô
và trình độ tương đương với các ngân hàngtrong khu vực.
Các mục tiêu ngắn và trung hạn:
+ Thứ nhất, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh
khoản,chi trả và hoạt động của các trung gian tài chính không bị đình trệ. Đây là mục tiêu
cơ bản nhất của việc tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính ổn định trong hoạt động của hệ t hống
ngân hàng và của cả nền kinh tế.
+ Thứ hai, giải quyết các vấn đề một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan hoặc
các vấn đề mang tính hệ thống.
+ Thứ ba, khôi phục lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. K hi
hệ thống ngân hàng đự ợc cơ cấu lại, tính thanh khoản của cả hệ thống ổn định, mức độ tín
nhiệm của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo lòng tin của các thành phần kinh tế đối với hệ
thống ngân hàng.
+ Thứ tư, tối thiểu hóa chi phí tái cấu trúc đối với Ngân hành trung ương
(NHTW), bảo hiểm tiền gửi hay Chính phủ. Song song với những mục tiêu củng cố sức
mạnh cho hệ thống ngân hàng thì việc tái cơ cấu cũng nhằm mục đích giảm thiểu tới mức
nhỏ nhất các chi phí liên quan đến NHTW, bảo hiểm tiền gửi hay Chính phủ, để mang lại
hiệu quả cao nhất cho quá trình t ái cấu trúc.
Các mục tiêu dài hạn:
-

Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ quản lý nhà nước mới, phát triển phương cách
quản trị theo hướng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế, ngày càng đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của nền kinh tế. Theo đó, cần phải bảo đảm các nguyên tắc khi cho

vay của ngân hàng và khuyến khích các nguồn vốn mới của khu vực tư nhân, đồng
thời phân bố thiệt hại cho cổ đông.

-

Thứ hai, xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng;
bảo đảm hệ thống ngân hàng đủ tiềm lực để có thể đạt các chuẩn mực của quốc tế;
7


tăng cường sức mạnh nội tại của ngân hàng, chống lại các mầm mống bất ổn và
khủng hoảng.
-

Thứ 3, tăng cường cơ sở hạ tầng tổng thể của hệ thống tài chính; góp phần thúc đẩy
hệ thống tài chính phát triển, tạo cơ sở cho sự ổn định lâu dài của toàn bộ nền kinh
tế. Đồng thời góp phần nâng cấp việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

2.5 Đánh giá việc thực hiện quyết định
-

Thực hiện quyết định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự quản lý của Nhà nước, hệ
thống Ngân hàng ;

-

Hệ thống các TCTD sẽ được cải thiện ;

-


Nguy cơ đổ vỡ hệ thống sẽ đẩy lùi;

-

Tài sản của Nhà nước và nhân dân được bảo đảm an toàn; tiền gửi của nhân dân vẫn
chi trả bình thường, kể cả ở ngân hàng yếu kém;

-

Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng
bước được xử lý bằng nhữ ng giải pháp thích hợp nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào
ổn định. Các TCTD từng bư ớc cơ cấu lại hoạt động theo hư ớng lành mạnh; tích cực
lành mạnh hóa tài chính thông qua tăng vốn điều lệ để cải thiện các chỉ tiêu lành
mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống quản trị, kiểm soát và kiểm toán nội bộ
được chú trọng củng cố.

-

Bên cạnh đó việc thực hiện quyết định cũng là quá trình trở ngại nguồn vốn, ảnh
hưởng đến lợi ích của tổ chức và cá nhân.

-

Việc thực hiện còn cần sự đồng nhất giữa các hệ thống , việc áp dụng thay đổi còn
gặp nhiều trở ngại.

III. Ưu điểm, nhược điểm và giải pháp thực hiện quyết định
3.1 Ưu điểm và nhược điểm cơ bản của quyết định.
Ưu điểm
- Ổn định và phát triển Ngân hàng, TCTD.

8


- Hệ thống cơ cấu trong ngành Ngân hàng được chuyển môn hóa cao hơn, việc xử lý linh
hoạt hơn.
- Những vấn đề nợ xấu, hoạt động yếu kém được giải quyết nhanh.
- Việc quản lý của Nhà nước và NHNN chủ động trong quản lý, nắm bắt và quản lý hiệu
quả.
- Cải thiện trong trung gian tài chính, và giảm thiểu hệ thống rủi ro theo sau việc tái cấu
trúc ngân hàng, điển hình là đã đạt được tiến bộ trong nâng cao hiệu quả của các trung
gian tài chính.

Nhược điểm
Bên cạnh những tác động tích cực từ việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, còn tồn
tại những khó khăn và rủi ro mà các quốc gia phải quan tâm xem xét khi t iến hành thực
hiện quá trình này trước, trong và sau khi tái cấu trúc:
Thứ nhất, khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh trong quá trình tái
cấu trúc. Đó là những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của
người vay,của các nhóm cổ đông khác nhau, của các nhóm ngân hàng khác nhau, sự phân
chia lợi ích giữa nhà nước với thị trường và giữa các nhóm lợi ích.
Thứ hai, khó khăn do những chi phí phát sinh trong quá trình tái cấu trúc và khả
năng chịu đựng của nền kinh tế, nếu việc tái cấu trúc chậm trễ hoặc tái cấu trúc không
hiệu quả, gây kéo dài sẽ càng làm cho chi phí tái cấu trúc càng cao hơn. Tái cấu trúc là
một quá trình tốn kém đối với không chỉ các TCTD mà còn gây ra tổn thất lớn trong ngân
sách chính phủ và nguồn lực xã hội. Ngoài chi phí trực tiếp thì chi phí cơ hội của việc tái
cấu trúc cũng rất lớn.
Thứ ba, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề sau khi tái cấu trúc như về vấn
đề nhân sự, vấn đề về quản trị…
Thứ tư, rủi ro kéo dài, không dứt điểm do thiếu cơ sở luật pháp, khoa học (cơ sở dữ
liệu…) và năng lực thể chế cho việc tái cấu trúc hệ t hống (ví dụ, cơ chế xử lý tài s ản).

Thứ năm, rủi ro lệ thuộc vào ngân hàng nước ngoài, do tỷ lệ các ngân hàng ở trong
9


tình trạng thiếu thanh khoản và có tài sản xấu chiếm tỷ trọng lớn; số lượng Ngân hàng
hoạt động hiệu quả để có khả năng mua lại, thâu tóm ít hơn nhiều so với số lượng các
ngân hàng yếu kém. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh tài chính– tiền tệ
quốc gia.
Thứ sáu, rủi ro mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng, do những ngân hàng thuộc
sở hữu nhà nước có thể có cơ chế bảo lãnh ngầm đối với ngư ời gửi tiền.
Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân không được đảm bảo có thể khiến luồng tiền ồ ạt
rút khỏi những ngân hàng này, hoặc việc Chính phủ đóng cửa m ột số ngân hàng có thể tạo
ra nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống.

3.2 Giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện quyết định
-

Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến
năm 2020.

-

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng

-

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng: Hoàn thiện mô
hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện thanh
tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và giám sát tổng hợp tổ chức tín dụng; phát triển hệ thống
giám sát theo tiêu chuẩn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và

cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Tập trung nâng cao chất lượng, trình độ của
đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.

-

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp
nhất, mua lại thông qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác, cung cấp thông tin cho các tổ chức
tín dụng có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục.

-

Điều hành chủ động, linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi
suất theo nguyên tắc thị trường để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi
ro cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

10


-

Tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường vàng và thị trường tiền tệ, đồng thời tạo điều
kiện cho thị trường tiền tệ thứ cấp, thị trường phái sinh phát triển lành mạnh và an toàn.
Xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án chống đô la hóa trong nền kinh tế.

-

Tiếp tục hiện đại hóa và phát triển đồng bộ hệ thống công nghệ ngân hàng, đặc biệt là
hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống thanh toán
ngân hàng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các hệ thống thanh toán trọng yếu

của Ngân hàng Thanh toán quốc tế.

-

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy
mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Chính
phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm tạo ổn định tâm lý và sự đồng
thuận trong xã hội.

-

Xử lý nghiêm các sai phạm trong quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật của các tổ
chức tín dụng.

11



×