Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo Cáo tiểu luận thực trạng kỹ năng thuyết trình của sv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.21 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG

**************************************************

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH
Đề tài : Thực trạng kỹ năng thuyết trình của
sinh viên lớp K56QLXD1
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Phạm Thị Phương Thảo
Lớp
: 56QLXD
Nhóm
: Nhóm 4
Trưởng nhóm
: Lê Thị Huệ
Các thành viên
: Nguyễn Duy Bảo
Hoàng Anh Công
Nguyễn Bá Đức
Võ Văn Hải
Vương Đức Trung

Hà Nội, 2014

MỤC LỤC
1


I.



PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Lý do chọn đề tài …………………………………………………………..…
Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………...
Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………..
Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………….

II. PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………………
2.1. Kỹ năng thuyết trình của sinh viên ……………………………………………
2.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………
2.1.2. Các kỹ năng thuyết trình ………………………………………………….
2.2. Thực trạng …………………………………………………………………….
2.2.1. Đặc điểm ……………………...…………………………………………
2.2.2. Tình hình thuyết trình của sinh viên lớp K56 QLXD1…………………..
2.3. Nguyên nhân ………………………………………………………………….
2.3.1. Nguyên nhân khách quan ………………………………………………..
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan …………………………………………………...
2.4. Giải pháp ……………………………………………………………………...
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT …………………………………………………….
3.1. Kết luận ………………………………………………………………………..
3.2. Đề xuất của nhóm ……………………………………………………………..
IV. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………..
4.1. Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………….……
4.2. Bảng phân công công việc …………………………………………………….

4.4. Bảng tham gia quá trình làm việc nhóm ………………………………………..

I.

PHẦN MỞ ĐẦU
2


I.1.

Lý do chọn đề tài

Thời gian gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực hiện khắp các
trường đại học trong cả nước. Trong đó, phương pháp thuyết trình được áp dụng ở khá
nhiều bộ môn. Qua đó, sinh viên phát triển các khả năng tìm tòi, sáng tạo, khả năng
làm việc nhóm và khả năng tư duy phản biện. Đa số sinh viên thích học bằng phương
pháp thuyết trình. Nhưng giữa thích và làm tốt là một khoảng cách không nhỏ. Thuyết
trình thực sự là một nhiệm vụ không dễ dàng.
Khảo sát tại lớp K56 QLXD1 cho thấy hầu hết sinh viên tuy thích nhưng lại sợ
thuyết trình không tốt. Và số liệu cũng ghi nhận hầu hết sinh viên chưa thực hiện tốt
thuyết trình. Có thể nói nhu cầu được hiểu biết và rèn luyện kỹ năng thuyết trình là
một đòi hỏi thực tế khách quan đối với sinh viên hiện nay.
Trong bối cảnh trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài "Kỹ năng thuyết trình của
sinh viên lớp K56 QLXD1 " .
I.2.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu những khó khăn trong thuyết trình của sinh viên lớp K56 QLXD1. Ghi
nhận thực trạng và đề ra giải pháp để cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình đối

với sinh viên trong lớp.
I.3.
-

I.4.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những khó khăn trong khả năng thuyết trình của sinh
viên lớp K56 QLXD1.
Khách thể nghiên cứu: 75 sinh viên lớp K56 QLXD1 trường Đại Học Thủy
Lợi.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí luận
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi
3


- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thống kê số liệu, toán học...

II.
II.1.
II.1.1.

PHẦN NỘI DUNG
Kỹ năng thuyết trình của sinh viên
Khái niệm thuyết trình


Theo Wiktionary thì thuyết trình là "trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một
vấn đề trước đông người".
Xét đơn giản theo hành động và mục đích thì thuyết trình là trình bày bằng lời
trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục,
gây ảnh hưởng đến người nghe.
II.1.2. Các kỹ năng thuyết trình
II.1.2.1. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Sử dụng tốt
ngôn ngữ sẽ giúp người thuyết trình truyền tải được thông điệp của mình đến khán
giả, đồng thời cũng giúp khán giả lĩnh hội được những thông tin của người thuyết
trình.

Kỹ năng sử dụng phi ngôn ngữ
Phi ngôn ngữ trong thuyết trình gồm các yếu tố như giọng điệu (ngữ điệu, chất
giọng, độ cao...), hình ảnh (những gì khán giả nhìn thấy: nét mặt, dáng vẻ, trang phục,
di chuyện...). Khi thuyết trình sử dụng phi ngôn ngữ giúp khán giả nắm bắt chính xác
hơn thái độ của người thuyết trình và giúp tăng thêm giá trị diễn đặt của ngôn ngữ,
đem lại hiệu quả cao cho người nói.


II.1.2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong một buổi thuyết trình, việc đặt câu hỏi sẽ khơi dậy được suy nghĩ của tất cả
những người tham gia, khuyến khích sự tham gia của khán giả, dẫn dắt tư duy và định
hướng đến phần trình bày cũng như tìm kiếm sự đồng cảm, sự ủng hộ của người nghe
và tạo sự thân thiện. Đặt câu hỏi đúng giúp khán giả tập trung suy nghĩ, tạo quan điểm
chung cũng như xây dựng và cũng cố mối quan hệ, đồng thời thể hiện sự chân thành,

quan tâm, thu hút sự tham gia của khán giả.


4


Kỹ năng trả lời câu hỏi
Trong một buổi thuyết trình, người thuyết trình phải có những khoảng thời gian
trao đổi với khán giả, trả lời các câu hỏi của khán giả đưa ra. Nếu người thuyết trình
xử lý các câu hỏi tốt, uy tín sẽ được nâng cao và ảnh hưởng tích cực đến bài thuyết
trình. Song nếu người thuyết trình lãng tránh câu hỏi hoặc tỏ ra khó chịu, họ sẽ phải
gánh chịu tác động ngược lại.


II.1.2.3. Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong thuyết trình

Các diễn giả thường sử dụng các phương tiện hỗ trợ hình ảnh như máy chiếu,
bảng phấn, bảng flipchart, băng hình mẫu, vật mẫu... để minh họa thêm cho nội dung
mà diễn giả đang đề cập đến làm cho bài thuyết trình của mình thu hút khán giả hơn.
Các thiết bị hỗ trợ hình ảnh nhằm mục đích hỗ trợ cho diễn giải khi truyền tải thông
điệp đến cho khán giả, giúp khán giả hình dung ra tốt hơn về nội dung mà diễn giả
đang đề cập tới, hoặc làm tăng sự chú ý của khán giả. Việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ
trong thuyết trình phải cân nhắc lợi ích và bất lợi, phải phù hợp với nội dung và đối
tượng khán giả.
II.1.2.4. Kỹ năng kiểm soát tâm lý trong thuyết trình

Kiểm soát tâm lý trong thuyết trình chính là cách giúp các bạn có thể tự tin khi
thuyết trình trước đám đông.
Đa số chúng ta đều cảm thấy không thoải mái lắm khi nói chuyện trước đám
đông, thậm chí một số người cực kỳ căng thẳng khi nhìn thấy nhiều người trước mặt:

tay chân có thể bỗng lạnh ngắt, run rẩy, mặt trắng bệch ra vì họ chỉ có thể lắp bắp vài
điều muốn nói. Ngược lại, cũng có những người có phong thái rất thoải mái, nhẹ
nhàng, tự tin trước đám đông và còn có vẻ rất náo nức khi được diễn thuyết trước
công chúng. Những diễn giả tài năng nói chuyện trước cả một hội trường lớn cũng
đơn giản như chỉ nói chuyện với một người vậy. Họ không những không có chút lo
lắng nào mà còn có óc khôi hài để làm tăng phần thú vị cho phần diễn thuyết của
mình. Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa một người luôn tự tin và một người luôn sợ hãi
khi diễn thuyết trước công chúng? Sự khác biết này chính là ở kỹ năng kiểm soát tâm
lý của mỗi người khác nhau.

II.2.

Thực trạng
5


II.2.1.

Đặc điểm

Số liệu khảo sát của nhóm được thực hiện ngày 21/11/2014 tại giảng đường 339
A3 Trường Đại Học Thủy Lợi cho thấy thực trạng thuyết trình của sinh viên lớp K56
QLXD1:
68,5% sinh viên đánh giá cao vai trò của kỹ năng thuyết trình.
40% sinh viên cảm thấy lo sợ khi thuyết trình.
25,5% sinh viên hài lòng với kỹ năng thuyết trình của mình.
16,5% sinh viên thuyết trình bằng bản năng.
86,5 % sinh viên muốn trau dồi thêm khả năng thuyết trình.
Qua số liệu khảo sát cho thấy thực tế việc thuyết trình của các sinh viên thường
thuyết trình theo bản năng, hoặc theo thói quen học thuộc lòng - nhớ - đọc lại khi

thuyết trình. Đa số các bạn đều cảm thấy sợ khi thuyết trình trước đám đông dẫn đến
mất tự tin khi trình bày.
Khi thuyết trình sinh viên thường chỉ chú ý đến phần nội dung, mà không chú ý
đến các yếu tố tác phong như trang phục, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói... Tuy nhiên về
phần nội dung sinh viên thường sao chép y nguyên tài liệu từ internet, sách hoặc tạp
chí mà không biết sàng lọc dẫn đến nội dung không chặt chẽ, logic...
Bên cạnh đó yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình, đặc biệt
là hành vi của khán giả. Thực tế khi có bạn thuyết trình ở trên, thì ở dưới, bên cạnh
những bạn tập trung lắng nghe vẫn còn một số bạn không tập trung hoặc nói chuyện
riêng, sử dụng điện thoại...

II.2.2.

Thực trạng thuyết trình của sinh viên lớp K56 QLXD1

-

Về trang phục: Vì chưa có sự khắt khe trong bắt buộc sinh viên phải có trang phục
đúng mức khi thuyết trình, do vậy hầu hết các bạn sinh viên chưa chú trọng đến
trang phục phù hợp trong buổi thuyết trình.

-

Về phong thái xuất hiện: Bên cạnh một số bạn làm rất tốt thì vẫn còn xuất hiện
một số hình ảnh như: cúi đầu bước lên, tung tăng chạy lên, bước lên mà mắt đảo
trên trần nhà, cho tay vào túi quần....

-

Về thái độ hành vi: Qua sảo sát trực tiếp tại buổi thuyết trình của sinh viên lớp

K56 QLXD1 thì đây là kỹ năng mà sinh viên có biểu hiện yếu nhất. Rất hiếm có
sinh viên biết khai thác ngôn ngữ hình thể. Hầu hết sinh viên mang thái độ thiếu
tự tin, rụt rè.
6


Phần quan trọng nhất là giao tiếp bằng ánh mắt với khán thính giả thì rất hạn chế,
bắt gặp nhiều nhất là nhìn vào giấy trên tay, nhìn ra cửa sổ, nhìn lên trần nhà...có lúc
nhìn xuống khán phòng nhưng cũng chỉ nhìn phớt phía trên chứ không nhìn vào mắt
khán thính giả.

Một số lỗi trong giao tiếp bằng ánh mắt của sinh viên lớp K56 QLXD1
Giọng nói không được luyện tập, trau chuốt, hầu như các bạn không phải thuyết
trình mà là đọc hoặc nói thuộc lòng một cách đều đều, có một số bạn quên lời, còn ấp
úng, ngập ngừng.
Nét mặt ít biểu lộ được sự tươi vui, hăng hái, tự tin, thay vào đó là sự căng thẳng,
hồi hộp, lo âu. Do căng thẳng nên dáng cơ thể thường không yên, không ngừng lắc lư
qua lại...
Khi thuyết trình một số bạn chưa biết sử dụng đôi tay để bổ trợ lời, cảm thấy đôi
tay như bị thừa, nhiều người không biết giấu tay vào đâu. Một số bạn khoanh tay, đút
tay vào túi quần, bắt tay ra phía sau...

7


Một số lỗi về tay khi thuyết trình của sinh viên lớp K56 QLXD1
Về di chuyển trong thuyết trình thì hầu hết các bạn chưa di chuyển để có thể tạo
góc nhìn, góc nghe mới cho khán giả. Một số bạn cả buổi thuyết trình chỉ đứng một
chỗ, không nhức chân, cũng có một số bạn di chuyển quá nhiều làm khán giả không
biết tập trung vào đâu, gây cảm giác khó chịu.

Hầu như các bạn chưa biết quản lý thời gian trong thuyết trình, rất nhiều bạn
thuyết trình quá thời gian do quá chú tâm vào phần nội dung, hoặc do không chuẩn bị
tốt bài thuyết trình nên không quản lý được thời gian thuyết trình. Một số bạn mất khá
nhiều thời gian để giao lưu với khán giả dẫn đến bị quá thời gian thuyết trình.

Phần giao lưu với khán giả của một bạn sinh viên lớp K56 QLXD1
II.3. Nguyên nhân
8


Nguyên nhân khách quan

II.3.1.


Tổ chức lớp chưa phù hợp: do lớp đông, nên việc phân chia nhóm và tổ
chức thuyết trình gặp nhiều khó khăn, làm cho sinh viên không tập trung
vào chủ đề đang thuyết trình và giảng viên khó quản lý lớp trong các buổi
thuyết trình.



Khó có thể tập trung nhóm: đa số sinh viên ở khu vực khác nhau, ngoài ra
sinh viên trong một nhóm đăng ký học khác nhau, do đó khó khăn trong
việc lựa chọn địa điểm cũng như thời gian học nhóm.



Hạn chế về việc trao đổi với giảng viên: giảng viên ngoài giờ lên lớp còn
thực hiện các nhiệm vụ khác như : cố vấn học tập, hội thảo, hoạt động

phong trào, nghiên cứu, biên soạn bài giảng, giáo trình…, do đó không có
nhiều thời gian để theo dõi, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của sinh
viên.

Nguyên nhân chủ quan

II.3.2.


Ý thức sinh viên: một số sinh viên chưa hình thành cho mình ý thức tích
cực và tự giác trong học tập, làm việc nhóm cũng như thái độ tham gia
trong các buổi thuyết trình. Sinh viên chưa chịu khó tìm hiểu tài liệu,
trang bị kiến thức, kỹ năng và phương thức học nhóm hiệu quả.



Chưa mạnh dạn trong việc trao đổi với giảng viên các vấn đề phát sinh,
cũng như chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu lien quan đến nội dung
thuyết trình.



Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm của các nhóm chưa khoa học,
chưa hợp lý: thiếu mục tiêu cụ thể, thiếu kế hoạch, thiếu nội quy hoạt
động, phân công nhiệm vụ chưa phù hợp… .



Một số nhóm thực hiện các chủ đề chỉ tập trung vào một số thành viên,
những thành viên còn lại hoặc không tham gia, hoặc tham gia chỉ mang

tính chất đối phó, có mặt theo yêu cầu của nhóm trưởng .

9




Nhóm trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Chưa có
năng lực và kỹ năng trong việc điều hành, quản lý nhóm .

II.4.

Giải pháp

Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò thuyết trình nhóm trong học
tập và nghiên cứu: thông qua thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ
đề liên quan đến thuyết trình nhóm. Đây là cơ hội rất tốt để sinh viên nói
lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình và chia sẻ những kinh
nghiệm của bản thân, giúp cho mỗi sinh viên có thể làm sáng rõ nhiều
vấn đề, mở rộng tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay.
∗ Xây dựng và thực hiện quy trình hoạt động nhóm hiệu quả: hiện nay,
sinh viên còn nhiều hạn chế về tổ chức hoạt động thuyết trình nhóm,
chính vì thế cần phải xây dựng quy trình hoạt động nhóm một cách cụ
thể , khoa học và logic nhằm giúp cho mỗi thành viên định hướng được
mục tiêu chung, nhiệm vụ cụ thể của mỗi người. Điều này sẽ giúp sinh
viên tiết kiệm thời gian, công sức nâng cao chất lượng hiệu quả của
thuyết trình nhóm. Quy trình hoạt động nhóm có thể được thực hiện qua
các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch
Bước 2: Xây dựng nội dung

Bước 3: Phân công nhiệm vụ
Bước 4: Thảo luận trao đổi
Bước 5: Nghiên cứu tài liệu
Bước 6: Chia sẻ thông tin
Bước 7: Tổng hợp kiểm tra.
∗ Lựa chọn nhóm trưởng. Đây là một việc rất quan trọng khi hình thành nhóm học tập
vì nhóm trưởng có vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động của nhóm. Một người
nhóm trưởng có năng lực năng động linh hoạt sẽ góp phần không nhỏ đưa đến thành
công cho nhóm.


III.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
10


III.1. Kết luận

Ta đã biết kỹ năng thuyết trình là một trong những chìa khóa giúp chúng ta thành
công cho dù trong môi trường học tập hay làm việc.
Qua bài tiểu luận ta có thể thấy nhiều bạn sinh viên vẫn còn thiếu tự tin và những
kỹ năng cần thiết để có thể thuyết trình một cách hiệu quả. Nếu sinh viên sớm quan
tâm đến kỹ năng thuyết trình thì điều này không những giúp sinh viên thành công
trong thời gian học đại học, mà còn mang lại rất nhiều lợi thế trong công việc sau này.
Bài tiểu luận của chúng em nêu lên một số khái niệm, một vài giải pháp mang tính
giới thiệu nhằm giúp các bạn sinh viên có sự quan tâm đến kỹ năng thuyết trình, thấy
được tầm quan trọng của thuyết trình để có thể rèn luyện tốt khả năng thuyết trình của
mình.
III.2. Đề xuất của nhóm


Căn cứ vào tình hình thực tế nhóm chúng em xin đưa ra một số đề xuất như sau:
-

-

Nhà trường cần tăng cường hơn nữa trong việc đẩy mạnh đào tạo giảng dạy bộ môn
phát triển kỹ năng để giúp người học có thể nâng cao hiểu biết của mình trong vấn đề
giao tiếp và thuyết trình.
Giảng viên các môn học thuyết trình cần có yêu cầu cao hơn đối với sinh viên khi
thực hiện thuyết trình (về trang phục, đề cương...).
Nhà trường có thể mở thêm phòng, phương tiện phục vụ thuyết trình để sinh viên
được thuyết trình trong không gian tốt hơn.
Các lớp cần phối hợp thực hiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập, tổ chức sân
chơi lành mạnh giúp các bạn sinh viên thêm gắn kết, tự tin…Cán bộ các lớp cần nêu
cao trách nhiệm của mình trong việc củng cố khối đoàn kết lớp, xóa đi khoảng cách
ranh giới giữa các nhóm bạn, xây dựng tập thể vững mạnh, phát triển đi lên.

IV.

PHỤ LỤC
11


IV.1.

Danh mục tài liệu tham khảo
ST
T
1

2
3

4

IV.2.

Các nguồn tài liệu tham khảo
Tác giả Ngô Công Hoàn (1970), “Những trắc nghiệm tâm lí tập 1”, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ môn giao tiếp và thuyết trình (2012), Giáo trình kỹ năng giao tiếp và thuyết
trình, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Kỹ năng thuyết trình của sinh viên (2012): Thực trạng kỹ năng giao tiếp và
thuyết trình của sinh viên trường Đại học Kinh Tế TP HCM. Địa chỉ
Http://www.123doc.vn/document/1263558-ky-nang-thuyet-trinh-cua-sinhvien.htm
Tiểu luận tâm lí học của SV Võ Đức Sửu – Khoa tâm lí – Giáo dục
ĐHSP.TPHCM với đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của sinh viên
năm nhất trường ĐHSP. TPHCM”.

Bảng phân công công việc
STT

Nội Dung Công Việc

Người Thực Hiện

1

Thảo luận đề cương


Cả nhóm

2

3

Thực trạng

Nguyên nhân

Hoàng Anh Công
Vương Đức Trung
Nguyễn Duy Bảo
Lê Thị Huệ
Nguyễn Bá Đức

Phương Pháp

Kết Quả

Thảo luận nhóm Hoàn thành
Thảo luận nhóm Hoàn thành

Thảo luận nhóm Hoàn thành

4

Giải pháp

5


Thảo luận nhóm,
tổng hợp tài liêu

Cả nhóm

Thảo luận nhóm Hoàn thành

6

Tổng hợp ý, viết bài

Võ Văn Hải

Thảo luận nhóm Hoàn thành

IV.3.

Lê Thị Huệ

Thảo luận nhóm Hoàn thành

Bảng đánh giá của nhóm
12


STT

Họ và tên


Đánh giá

Điểm

1

Nguyễn Duy Bảo

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

9

2

Hoàng Anh Công

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

8

3

Nguyễn Bá Đức

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

9

4


Võ Văn Hải

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

10

5

Lê Thị Huệ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

9

6

Vương Đức Trung

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

10

13



×