Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập nhóm tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.37 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển đất nước theo con đường tiến lên
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Con đường này
được Hồ Chí Minh đặt ra cho cách mạng Việt Nam và là mục tiêu của Đảng ta
trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vậy Hồ Chí Minh đã tiếp cận
chủ nghĩa xã hội (CNXH) như thế nào? Người đặt ra mục tiêu của CNXH ở Việt
Nam như thế nào? Để tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi này, nhóm 2 lớp N06-TL3
lựa chọn đề số 03: “Trình bày các cách tiếp cận và mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập nhóm.

NỘI DUNG
I) Các cách tiếp cận CNXH của Hồ Chí Minh.
1) Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trước khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng biết đến học
thuyết xã hội ở Phương Đông như Phật giáo, Nho giáo,.. hay ở Phương Tây như
khế ước xã hội, tinh thần pháp luật,.. nhưng Người đã không chọn học thuyết nào
cho cách mạng Việt Nam. Với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội từ
không tưởng đã trở thành lý luận và là một học thuyết xã hội khoa học. Theo MácLênin sự phát triển của hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên,
nghĩa là quá trình lịch sử tự nhiên ,quá trình này thông qua hoạt động của những
quy luật xã hội nội tại ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Theo Mác – Lênin thì các
dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội là điều không thể tránh khỏi. Mác – Lênin
đã làm rõ sáng tỏ bản chất của chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải kinh tế- xã hội.
Theo đó, bản chất của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ chế độ tư
hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, triệt để xóa bỏ tình
trạng áp bức bóc lột giai cấp, thực thi nền dân chủ vô sản trong đời sống xã hội,
thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao
động” ở giai đoạn đầu và giai đoạn sau “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Tiếp xúc với chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh đã chọn ngay học thuyết này
cho cách mạng Việt Nam, nghĩa là từ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và từ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại
mới. Người tìm thấy trong đó lý tưởng về một xã hội thực sự nhân đạo “Sự phát


triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do cho tất cả mọi người” và chủ
1


nghĩa xã hội khoa học luôn hướng đến mục tiêu cao cả là giải phóng con người.
Đồng thời còn tạo ra những điều kiện cần thiết để con người phát triển hết mọi khả
năng sẵn có của mình. Và trong đó là con đường thực hiện ước mơ giải phóng các
dân tộc bị áp bức và dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ.Hồ Chí Minh đồng nghĩa
CNXH chính là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, chế độ xã hội này đối lập hoàn
toàn với chủ nghĩa tư bản.
2) Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ lập trường yêu nước và khát vọng giải
phóng dân tộc.
Nhìn nhận thực tế xã hội Việt Nam thời kì đó đang chịu sự đô hộ, bóc lột của thực
dân Pháp và chính quyền tay sai, nhân dân bị áp bức nặng nề, đời sống khốn khổ,
dân tộc, độc lập của dân tộc, hạnh phúc, tự do của nhân dân bị tước bỏ bởi thực
dân Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. Hồ Chí Minh hướng đến với chủ nghĩa
xã hội xuất phát từ lòng yêu nước thương dân sâu sắc, mong muốn các dân tộc bị
áp bức trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giành được sự độc lập, tự do
thực sự; Người luận giải CNXH từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải
phóng con người một cách triệt để.
Người đã tìm thấy trong học thuyết khoa học và cách mạng của Mác con đường
chân chính để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng loài người.
Người đã viết “… chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới. Người nhận định
chỉ có đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và xa hơn nữa là tiến tới chủ
nghĩa cộng sản thì nhân dân lao động, dân tộc bị áp bức, giai cấp công nhân toàn
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mới có thể giải phóng khỏi xiềng xích,
khỏi ách nô lệ, cai trị, tiến lên giành độc lập, tự do, bình đẳng cho mỗi người.
Như vậy, với Hồ Chí Minh, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, mới
thực sự đem lại độc lập, tự do, bình đẳng cho các dân tộc.

3) Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức.
Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị
nhân đạo, nhân văn mácxít. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều dân tộc bị áp bức,
bóc lột trên thế giới. Chính vì vậy, Người nhận thấy rằng giai cấp vô sản trên toàn
thế giới đều có hoàn cảnh giống nhau, giống với nhân dân Việt Nam, “một cổ hai
2


tròng”, bị đè nén bởi xiềng xích của thực dân cũng như sự thối nát của triều đình
phong kiến. Theo quan điểm của Các Mác và Ph.Ăngghen trong bản Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản (2/1848), sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người. Đây chính là việc giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các nhân và xã hội thông qua chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã
hội thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất, với mục tiêu và cơ sở kinh tế công hữu
của nó và những nguyên tắc phân phối mang tính hài hoà, nhân đạo sẽ đi đến giải
phóng cho loài người khỏi bị áp bức, bóc lột. Đây là trình độ phát triển cao nhất
của xã hội chủ nghĩa. Do vậy, chủ nghĩa xã hội trái đòi hỏi sự phát huy cao độ ý
thức tự giác của mỗi con ngưởi trong xã hội và chống chủ nghĩa cá nhân, những
không phủ nhận cá nhân mà trái lại còn đề cao, tôn trọng con người cá nhân,
thường xuyên chăm lo đến nhu cầu lợi ích, năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân
vì sự phát triển xã hội và hạnh phúc con người. Nhìn nhận bản chất này, Hồ Chí
Minh đưa ra quan niệm: chủ nghĩa xã hội là xã hội mà trong đó mình vì mọi người
và mọi người vì mình. Người cho rằng: “Không có chế độ nào tôn trọng con người,
chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thoả mãn
bằng chế độ xã hội chủ nghĩa” và “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc
xây dựng CNXH. Cho nên, thắng lợi của CNXH không thể tách rời với sự thắng
lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ
bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành mạnh nhất cách của mình trong sự hài
hoà giữa cá nhân và xã hội. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh coi công bằng xã hội là một
trong những đặc trưng mang tính nhân văn của chế độ xã hội mới. Chỉ dưới chế độ

xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động mới được hưởng nhiều hơn, đầy đủ hơn, có sự
công bằng và bình đẳng. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
đấu tranh bảo vệ các quyền tự nhiên và chính đáng của con người, trước hết là
nhân dân lao động. Người luôn coi nội dung công bằng xã hội là chất lượng và
mục tiêu của một cơ cấu đạo đức mới, của trật tự xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, chủ nghĩa xã hội là một xã hội nhân văn cao cả nhất, con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đó còn là một xã hội văn hoá và không
ngừng trở thành một xã hội văn hoá cao. Nó kết hợp được truyền thống nhân ái,
nhân nghĩa, khoan dung với văn hoá của cha ông với tầm cao tư tưởng, văn hoá
của xã hội hiện đại, đảm bảo cho người lao động có cuộc sống xứng đáng nhất
trong nền độc lập, tự do, hạnh phúc. Vậy là Hồ Chí Minh không chỉ tiếp cận chủ
nghĩa xã hội từ quan điểm của mác xít - mục tiêu của chũ nghĩa xã hội là giái
3


phóng giai cấp, xoá bỏ bóc lột mà con tiếp cận chủ nghĩa xã hội như là một con
đường đưa đất nước, dân tộc vùng lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đem đến
những gía trị tốt đẹp nhất cho con người trong xã hội mới như tự do, bình đẳng, ấm
no và hạnh phúc.
4) Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hóa và
con người Việt Nam.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng sự phát triển của văn hoá gắn liền với sự phát
triển của các hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã
nhận ra một điểm vô cùng quan trong. Đó chính là: sự đặc thù của mỗi giai đoạn
phát triển lịch sử phải phản ánh được ý thức hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền
trong xã hội ở giai đoạn ấy. Trên cơ sở nhận thức quy luật chung của lịch sử nhân
loại và đặc điểm riêng của lịch sử Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh xác định: “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ
phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì loài
người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân

tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội
(cộng sản) như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên
chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam ta”.
Không chỉ vậy, định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hóa thể hiện rõ ràng quan
điểm của Người về tầm ảnh hưởng, mối liên hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh
tế, chính trị. Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn
hóa. Văn hóa trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có quan hệ biện chứng với chính
trị, kinh tế. Quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá
trình xây dựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá
trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh
hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế.
Về góc độ con người, nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội như vậy theo quan
điểm của Hồ Chí Minh cùng tức là tuân theo một quy luật phát triển của dân tộc
Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau. Độc lập dân tộc
là tiền đề là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội: xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội là một điều kiện bảo đảm vững chắc, đồng thời là mục tiêu
cho độc lập dân tộc hướng tới.
4


Kết luận: Như vậy, thông qua các con đường và nhiều cách tiếp cận, Hồ Chí Minh
đã nhìn nhận CNXH qua nhiều yếu tố từ các yếu tố thực tại xã hội Việt Nam,
truyền thống, văn hóa lịch sử, con người Việt Nam đến lập trường yêu nước và các
cơ sở khoa học Người đi đến kết luận đi lên chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu khách
quan và Việt Nam cần đi trên con đường này.
II) Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở tiếp cận và khẳng định đi lên CNXH là điều tất yếu khách quan, Hồ
Chí Minh đặt ra các mục tiêu cho CNXH ở Việt Nam. Theo đó, các mục tiêu đó
bao gồm:
1) Mục tiêu chính trị.

Về chính trị, Hồ Chí Minh đặt ra mục tiêu CNXH là ở đó nhà nước do nhân dân
lao động làm chủ, phát huy tối đa quyền dân chủ nhân dân. Theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chế độ chính trị phải là do nhân
dân lao động làm chủ, “Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên
nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Nhà nước là của
dân do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân. chuyên
chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời nhau, mà luôn
luôn đi đôi với nhau. Dân chủ trong tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ triệt để, cả
trong dân chủ đại diện cũng như dân chủ trực tiếp đều phải phát huy dân chủ đến
cao độ mới tạo nên sức mạnh, sự bền vững cho Nhà nước. Đó là nền dân chủ đề
cao nhân dân, nhân dân là chủ thể, Người nhấn mạnh "mọi quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân" và "nước ta phải đi đến dân chủ thực sự" và "chúng ta phải ra
sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân
chủ thực sự". Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và
sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu
số phản động chống lại lợi ích của nhân dân: chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa. Để
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện pháp
thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội của quần chúng: củng cố các hình thức dân chủ đại diện,
tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng. Để bảo vệ quyền dân chủ của
nhân dân, Hồ Chí Minh đã đề cập đến chuyên chính, coi thực hiện chuyên chính
5


chỉ để nhằm phát huy dân chủ, coi chuyên chính là cái để giữ vững quyền dân chủ,
quyền làm chủ của nhân dân. Người đã viết: "chế độ nào cũng có chuyên chính.
Vấn đề là ai chuyên chính với ai?...như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa.
Nhà thì phải có cửa. Khóa và cửa cốt để phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là cái quý
báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại,

…thế thì dân chủ cũng cần phải có cái chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ".
2) Mục tiêu kinh tế.
Hồ Chí Minh cho rằng, mục tiêu kinh tế là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến, xóa
bỏ các hình thức áp bức bóc lột cũ, hình thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một nền kinh tế lạc hậu là một nền kinh tế mà ở đó, người lao động không nắm
trong mình ruộng đất và tư liệu sản xuất mà tập trung vào địa chủ tư sản, phong
kiến, sức sản xuất không được giải phóng, đây là cái tồn tại hạn chế lớn nhất trong
xã hội cũ. Nhận thức được vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhận định rằng, trên con
đường quá độ lên CNXH, điều quan trọng nhất là cần đưa ruộng đất cho người sản
xuất, thiết lập chế độ công hữu hóa vầ tư liệu sản xuất, nghĩa là tư liệu sản xuất
thuộc sở hữu công, sở hữu chung của toàn xã hội, và chỉ có cách đưa tư liệu sản
xuất, ruộng đất cho người sản xuất thì sức lao động mới được giải phóng, được
phân đều, tạo hiệu quả cho nền kinh tế phát triển và đi kèm theo đó là sự phát triển
khoa học công nghệ hiện đại, giúp cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên trong thời kì quá độ này, Hồ Chí Minh cũng nhận định được rằng còn
tồn tại nhiều hình thức sở hữu như sở hữu nhà nước là sử hữu toàn dân, sở hữu hợp
tác xã là sở hữu tập thể của nhân dân lao động..., đặc biệt còn tồn tại chế độ “ Một
ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản” thì nhà nước cần ưu tiên phát triển
kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân. Bởi trong thời kì quá độ lên CNXH, chế
độ công hữu cần trải qua những bước nhất định, nên việc thực hiện kinh tế quốc
doanh giúp vừa đảm bảo yếu tố kinh tế vừa đảm bảo mặt chính trị, phù hợp bối
cảnh nước nhà.
Hồ Chí Minh cũng nhận định rằng, ở những nước lạc hậu và chưa trải qua chế độ
tư bản, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa được coi là một điều tất nhiên,
một nhiệm vụ mà các nước phải thực hiện để có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bởi
lẽ chủ nghĩa xã hội là chế độ có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, nên
6



nó đòi hỏi cần có tiền đề to lớn về mặt vật chất, kĩ thuật mới có thể quá độ lên
được. Bởi vậy đối với các nước lạc hậu, chưa trải qua tư bản chủ nghĩa thì công
nghiệp hóa - hiện đại hóa la quá trình tất yếu, tạo điều kiện để Việt Nam cũng như
các nước khác phát triển về khoa học, công nghệ kĩ thuật.
3) Mục tiêu về văn hóa.
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa và phải xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa về nội dung, dân tộc về
hình thức, một nền văn hóa có tính dân tộc khoa học đại chúng. Văn hóa không
phụ thuộc vào máy móc, điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi nó
phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Văn hóa thể
hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát
triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa - nghệ thuật, thực hiện
nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị
đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.
Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người khẳng định: “phải
xã hội chủ nghĩa về nội dung”: để có một nền văn hóa như thế ta phải phát huy vốn
cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương
châm xây dựng nền văn hóa mới là: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Trong quá trình
xây dựng CNXH, nền văn hóa phải không ngừng được phát triển và hoàn thiện, nội
dung phải tiến bộ, phản ánh các yếu tố xã hội chủ nghĩa, hình thức phải xóa bỏ các
hình thức lạc hậu duy trì và phát huy các hình thức có giá trị tinh hoa văn hóa dân
tộc Hồ Chí Minh đòi hỏi phải “phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc”, tức là khôi
phục cái gì tốt, cái gì không tốt thì phải loại dần ra, tránh tình trạng khôi phục cả
đồng bóng, rước xách thần thánh. Người khẳng định truyền thống “nhân dân ta từ
lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa”. Bên cạnh đó việc học tập các ưu điểm của
nền văn hóa tiến bộ trên thế giới cũng cần được coi trọng. Theo quy luật hình
thành, phát triển của các nền văn hoá, chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là sản phẩm
riêng của phương Tây, mà có nguồn gốc trong toàn bộ lịch sử văn hoá nhân loại.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một luận chứng khoa học, một đỉnh cao của văn hoá loài
người về sự giải phóng nhân cách và hình thành một xã hội mới, trong đó “sự phát

triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”. Vì vậy, với Hồ Chí Minh, trong tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, cần

7


đặc biệt coi trọng việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhưng văn hoá trước hết là sự tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân
cư bền vững. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hoá. Dựa
trên cơ sở gốc là văn hoá dân tộc, lấy đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hoá
nhân loại.
4) Về quan hệ xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, CNXH phải có mối quan hệ tốt giữa người với người, các
chính sách xã hội được quan tâm thực hiện. Vào những năm hai mươi thế kỷ XX,
Hồ Chí Minh xác định mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là đảm bảo cho mọi
người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn
kết, ấm no, việc làm cho mọi người và niềm vui, hoà bình, hạnh phúc cho mọi
người. Nghĩa là, chủ nghĩa xã hội hướng tới bảo đảm các giá trị làm người chân
chính trong quá trình phát triển các quan hệ xã hội mang đúng bản chất người cao
quý. Vào những năm năm mươi, sáu mươi, khi miền Bắc trực tiếp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Người xác định rõ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là thoả mãn các nhu
cầu sinh tồn và phát triển của con người: chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc; hoặc ở mức độ khái quát cao hơn: mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội là không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
dân, cả đời sống vật chất và cả đời sống tinh thần.
5) Về con người.
Theo Hồ Chí Minh muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người

xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội
chủ nghĩa là đào tạo con người. Theo Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội trước hết cần có những con người mới xã hội chủ nghĩa”. Nếu không có những
con người xã hội chủ nghĩa thì không thể có chủ nghĩa xã hội được. Con người mới
xã hội chủ nghĩa theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người thiết tha, say sưa với lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư; có tri thức và kiến thức khoa học kỹ thuật, nhạy bén
với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,... Đó chính là nguồn lực
8


quan trọng nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Muốn có nhiều sức lao
động thì cần phải đồng thời giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nếu không giải
phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Cụ thể:
Thứ nhất, con người chủ nghĩa xã hội là con người có lý tưởng, thiết tha với chủ
nghĩa xã hội. Nếu không có con người thiết tha, đấu tranh cho lý tưởng xã hội chủ
nghĩa thì không có chủ nghĩa xã hội được. Sự thiết tha với lý tưởng đó sẽ là nguồn
động lực cho con người xây dựng CNXH.
Thứ hai, con người phải có tinh thần và năng lực làm chủ: bản thân đủ sức khỏe và
tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện có kết quả quyền công dân:
phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học - công nghệ,
chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.
Thứ ba, con người phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần là
lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao
động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biến, không ỉ lại, không dựa dẫm.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của
bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí,
không bừa bãi, không phô trương, hình thức, …”. Cần, kiệm là phẩm chất của tất
cả người lao động trong đời sống, trong công tác. Liêm là trong sạch, là “luôn tôn
trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của

Nhà nước, của nhân dân”; không tham địa vị, không tham tiền tài, …”. Liêm là
phẩm chất của người cán bộ trong thi hành công vụ. Chính là ngay thẳng, không tà,
là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không
nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm
tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm;
việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”. Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là
không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”,
đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng
đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, với chí công vô tư. Cần,
kiệm, liêm, chính dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư thì nhất
định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
9


Thứ tư, có kiến thức khoa học kỹ thuật: con người cần phải không ngừng nâng cao
trí thức và trình độ chuyên môn của bản thân. Vì có như vậy họ mới mang lại cuộc
sống có đủ cả giá trị vật chất và tinh thần. CNXH là nơi đời sống con người được
không ngừng nâng cao và để nâng cao đời sống con người thì cần có khoa học kĩ
thuật tiên tiến, vì vậy con người của CNXH phải không ngừng tiếp cận, nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, tạo ra cái mới để hoàn thiện và nâng cao đời sống xã hội.
Thứ năm, có tinh thần dám nghĩ, dám làm.Theo Hồ Chí Minh, lời nói phải đi đôi
với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng với
những gì đã nghĩ, đã nói.

KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua nội dung được phân tích ở trên đã cho thấy Hồ Chí Minh đã
tiếp cận CNXH trên nhiều con đường, nhiều cách có sự vận dụng linh hoạt giữa

chủ nghĩa Mác Lê-nin và vận dụng phù hợp với các điều kiện thực tiễn của Việt
Nam. Từ đó, Người cũng chỉ ra các mục tiêu cụ thể của CNXH ở Việt Nam. Thực
hiện và vận dụng linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh trong con đường xây dựng
CNXH ở Việt Nam là nhiệm vụ của Đảng, của đất nước và dân tộc Việt Nam đang
cố gắng xây dựng hiện nay.
Trên đây là bài tập nhóm của nhóm em. Bài viết còn nhiều hạn chế, sai sót rất
mong sự sửa sai của các thầy (cô).
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Danh mục tài liệu tham khảo.

10


1) Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục và đào tạo, nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2017.
2) Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2017.
3) Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhận thức và vận dụng, PGS.TS Nguyễn Mạnh
Tường( chủ biên), nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013.
4) Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nhận thức cơ bản, PGS.TS Nguyễn Mạnh
Tường( chủ biên), nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2009.
5) />6) />7) />
Mục lục

Trang

11



Lời mở đầu
Nội dung
I) Các cách tiếp cận CNXH của Hồ Chí Minh…………………………………1- 5
1) Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội khoa học……………………………. 1
2) Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ lập trường yêu nước và khát vọng giải phóng
dân tộc……………………………………………………………………………. 2
3) Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức……………. 2
4) Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con
người Việt Nam……………………………………………………………….......4
II) Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh………………. 5-10
1) Mục tiêu chính trị………………………………………………………………. 5
2) Mục tiêu kinh tế…………………………………………………………………6
3) Mục tiêu về văn hóa……………………………………………………………7
4) Về quan hệ xã hội………………………………………………………………8
5) Về con người……………………………………………………………………8
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×