Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Hiệu Quả Sử Dụng Trà Cỏ Sữa Kết Hợp Chế Độ Ăn Và Tập Luyện Trên Người 40-69 Tuổi Có Rối Loạn Glucose Máu Lúc Đói Tại Thành Phố Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 165 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
--------***-------

TRƯƠNG HOÀNG KIÊN

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRÀ CỎ SỮA KẾT HỢP CHẾ ĐỘ ĂN
VÀ TẬP LUYỆN TRÊN NGƯỜI 40-69 TUỔI CÓ RỐI LOẠN
GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2017


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
--------***-------

TRƯƠNG HOÀNG KIÊN


HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRÀ CỎ SỮA KẾT HỢP CHẾ ĐỘ ĂN
VÀ TẬP LUYỆN TRÊN NGƯỜI 40-69 TUỔI CÓ RỐI LOẠN
GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Công Khẩn
2. PGS.TS Nguyễn Đức Trọng

HÀ NỘI - 2017


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án

Trương Hoàng Kiên


4

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng thành kính, tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch
tễ trung ương, phòng Đào tạo Sau đại học Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, các thầy
giáo, cô giáo của Viện đã hết lòng giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Trung tâm
Ứng dụng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia đã tạo điều kiện, ủng hộ giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo sở Y tế, Lãnh đạo, công chức Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Y tế thành
phố Hạ Long đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu tại địa
bàn. Trân trọng cảm ơn những người dân đã đồng ý tham gia công trình nghiên cứu
này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Công Khẩn,
PGS.TS. Nguyễn Đức Trọng, PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng, những người thầy đã tận
tình hướng dẫn, động viên, kèm cặp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên
động viên, hỗ trợ, chia sẻ với tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, để có được ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ
động viên của người thân trong gia đình đã động viên và chia sẻ với tôi khi tôi gặp
khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Trương Hoàng Kiên


5

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa......................................................................................................


i

Lời cam đoan.......................................................................................................
ii
Lời cảm ơn..........................................................................................................
iii
Mục lục...............................................................................................................
iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt..............................................................

v

Danh mục các bảng.............................................................................................
vi
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ...........................................................................
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN…………………………………………………..

3

1.1. Đái tháo đường và rối loạn glucose máu………………………………….

3

1.1.1. Khái niệm…..............................................................................................


3

1.1.2. Chẩn đoán………………………………………………………………..

3

1.1.3. Phân loại …………………………………………………………………

4

1.2. Tình hình đái tháo đường và rối loạn glucose máu trên thế giới và Việt Nam.

5

1.2.1. Tình hình trên thế giới…………………………………………………...

5

1.2.2. Tình hình ở Việt Nam ...............................................................................

7

1.3. Yếu tố nguy cơ đái tháo đường type 2 và rối loạn glucose máu………….

11

1.3.1.

Yếu


tố

nguy



không

thay

đổi

11

đổi

15

được........................................................
1.3.2.

Yếu

tố

nguy






thể

dự

phòng

thay

được.........................................
1.4. Các giải pháp can thiệp hỗ trợ phòng, điều trị ĐTĐ type 2 và RLGM……

21


6

1.4.1. Thuốc trong phòng và điều trị đái tháo đường type 2...............................
1.4.2.

Thay

đổi

lối

sống,

chế


độ

ăn



luyện

22
23

tập……………………………….
1.4.3. Sử dụng thực vật trong hỗ trợ phòng và điều trị đái tháo đường………...

26

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….

36

2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm, nghiên cứu…..............................................

36

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…............................................................................

36

2.1.2. Thời gian tiến hành…................................................................................


36

2.1.3. Địa điểm triển khai....................................................................................

37

2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................

37

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………..

37

2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………..

38

2.2.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá ……………………

41

2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu trong nghiên cứu ……………………………..

45

2.2.5. Chuẩn bị trà cỏ Sữa cho nhóm can thiệp………………………………...

50


2.3. Quá trình tổ chức thực hiện nghiên cứu.......................................................

51

2.4. Các biện pháp khống chế sai số ...................................................................

58

2.5. Các yếu tố rủi ro và cách khắc phục.............................................................

59

2.6.

59

Phân

tích



xử



số

liệu...........................................................................

...
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................

60

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………..

62

3.1. Yếu tố nguy cơ rối loạn glucose máu lúc đói ở người 40-69 tuổi tại một số
phường của thành phố Hạ Long……………………………………………..

62

3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu giữa nhóm bệnh và nhóm chứng….

62

3.1.2. Mối liên quan giữa RLGM với yếu tố nguy cơ theo nhóm đặc điểm……

67

3.2. Hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp hướng dẫn chế độ ăn và tập luyện trên


7

người 40-69 tuổi có rối loạn glucose máu lúc đói trong thời gian 20 tuần..

79


3.2.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu…………………………...

79

3.2.2. Hiệu quả của việc sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp chế độ ăn và tập luyện......

81

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN…………………………………………………...

93

KẾT LUẬN……………………………………………………………………

128

KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADA


American Diabetes Association

Hội Đái tháo đường Mỹ

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

Cs

Et al

Cộng sự

CTV

Cộng tác viên

CT1

Nhóm can thiệp 1

CT2

Nhóm can thiệp 2

ĐTĐ


Diabetes

Đái tháo đường

GOT

Glutamic-oxaloacetic transaminase

GPT

Glutamic-pyruvic transaminase

HA

Blood Pressure

Huyết áp

HDL-C

High-density lipoprotein-Cholesterol

Lipoprotein gắn cholesterol có tỷ
trọng cao

HOMA-IR

HomaOstasis Model Assessent –


Chỉ số kháng insulin

Insulin Resistance
IDF

International Diabetes Foundation

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

IFG

Impaired Fasting Glucose

Rối loạn glucose máu lúc đói

IGT

Impaired Glucose Tolerance

Giảm dung nạp glucose

LDL-C

Low-density lipoprotein- Cholesterol

Lipoprotein gắn cholesterol có tỷ
trọng thấp

MDA


Malonyl dialdehyde

Chỉ số chống oxy hóa

RLGM

Impaired Glucose

Rối loạn glucose máu

SL

Số lượng

T0

Thời điểm ban đầu

T12

Thời điểm 12 tuần

T20

Thời điểm 20 tuần


9

VE/VM


Chỉ số vòng eo/vòng mông

WHO

World Health Oganization

Tổ chức Y tế Thế giới
Yếu tố nguy cơ

YTNC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo
đường và các rối loạn glucose máu dựa

4

vào glucose huyết tương theo WHO IDF 2008, cập nhật 2010..........
1.2.

Mục

tiêu


kiểm

soát

glucose

máu

trong

điều

trị 22

ĐTĐ………………….
3.1.

Một

đặc

số

điểm 62

chung…………………………………….…………..
3.2. Giá trị một số chỉ số về nhân trắc, HA và glucose 63
máu………….……..
3.3. Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng và HA................................... 64

…….
3.4.

Đặc

điểm

về

khẩu

phần

của

đối 64

tượng..........................................…….
3.5. Đặc điểm khẩu phần có lượng protein > 55 g, lipid ≥ 65
20%...............…….
3.6. Đặc điểm về ăn uống...................................................................... 65
……
3.7. Đặc điểm về tính chất công việc và hoạt động thể lực.................. 66
……
3.8. Đặc điểm về tiền sử sức khỏe, gia đình và thai nghén.................. 66


10

……

3.9. Hiểu biết về ĐTĐ.......................................................................... 67
……
3.10. Liên quan với đặc điểm kinh tế-xã hội trong phân tích đơn biến.. 67
……
3.11. Liên quan với đặc điểm kinh tế-xã hội trong phân tích đa biến.. 68
……
3.12. Liên quan với đặc điểm nhân trắc, HA trong phân tích đơn biến.

69

…….
3.13. Liên quan với đặc điểm nhân trắc, HA trong phân tích đa biến. 69
…….
3.14. Liên quan với đặc điểm công việc, hoạt động thể lực trong phân
tích

đơn 70

biến..........................................................................................……….
..
3.15. Liên quan với đặc điểm công việc, hoạt động thể lực trong phân
tích

đa 71

biến.............................................................................................……
…..
3.16. Liên quan với đặc điểm ăn uống trong phân tích đơn 72
biến..........……
3.17. Liên quan với đặc điểm ăn uống trong phân tích đa 73

biến............…….
3.18. Liên quan với các đặc điểm khẩu phần ăn trong phân tích đơn 74
biến…….
3.19. Liên quan với các đặc điểm khẩu phần ăn trong phân tích đa 74
biến…….
3.20. Liên quan với tiền sử sức khỏe, gia đình trong phân tích đơn 75


11

biến…….
3.21. Liên quan với tiền sử sức khỏe,gia đình trong phân tích đa 75
biến…….
3.22. Liên quan với tiền sử sức khỏe, gia đình và tiền sử thai nghén ở
nữ

trong

giới

phân

tích

đơn 76

biến.................................................................……
3.23. Liên quan với tiền sử bệnh tật, gia đình và tiền sử thai nghén ở
nữ


trong

giới

phân

tích

đa 77

biến....................................................................…...
3.24. Liên quan với hiểu biết về ĐTĐ trong phân tích đơn 78
biến..........…….
3.25. Liên quan với hiểu biết về ĐTĐ trong phân tích đa 78
biến.............……
3.26. Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp, BMI và glucose 79
máu………….
3.27. Việc sử dụng trà cỏ Sữa của nhóm CT2 trong 12 80
tuần................……
3.28.

thay

Sự

đổi

nồng

độ


độ

insulin

glucose

máu



số

và 81

HbA1c...............................……
3.29.

Sự

thay

đổi

nồng

chỉ

kháng 86


insulin…………..……..
3.30. Sự thay đổi nồng độ cholesterol, triglyceride, HDL-C, LDL- 87
C..…….
3.31.

Sự

thay

đổi

độ

nồng

GOT/GPT,

creatinine,

acid 88

uric…………….….
3.32.

Thay

đổi

về


các

chỉ

số

nhân

trắc

và 89

HA………………….........……..
3.33. Thay đổi về tần xuất tiêu thụ thực phẩm thường xuyên trước và


12

sau

can

thiệp

trong

3

tháng 90


qua………………………………............………....
3.34.

Khẩu

phần

trước



sau

can 91

thiệp........................................................
3.35. Thay đổi về hoạt động thể lực trước và sau can 92
thiệp………………..

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình

Nội dung

Trang
1.1. Số người bị đái tháo đường theo khu vực năm 2013…………………….

6

1.2. Một số thảo dược có tác dụng hạ glucose máu…………………………..


27

1.3. Cây cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L.)…………………………………..

32

Biểu đồ
3.1. Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ đối tượng có glucose máu > 5,6 mmol/L………..

82

3.2. Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ đối tượng có HbA1c > 5,7%..................

83

3.3. Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ đối tượng có MDA >1,7

84

nmol/L………...
3.4. Sự thay đổi nồng độ chỉ số chống oxy hóa MDA………………………..

85


13

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây nguy hiểm, có đặc tính biểu

hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin,
hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin. Rối loạn
glucose máu là tình trạng glucose máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến
mức chẩn đoán là đái tháo đường, bao gồm rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn
dung nạp glucose [8],[19]. Tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn glucose máu đang gia
tăng trên toàn thế giới. Đái tháo đường và biến chứng của nó gây tử vong cao, giảm
chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội và bản thân
người bệnh [93].
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2013, số người trưởng thành
tuổi từ 20-79 bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 382 triệu người, năm 2015 là
415 triệu người và con số ước tính năm 2040 là 642 triệu người [99],[100].
Ở Việt Nam, theo kết quả công bố năm 2013 của “Dự án phòng chống đái
tháo đường Quốc gia” cho thấy, trong vòng 10 năm (2002-2012), tỷ lệ đái tháo
đường ở đối tượng 30-64 tuổi đã tăng 200% từ 2,7% lên 5,4%, tỷ lệ rối loạn dung
nạp glucose cũng tăng mạnh mẽ từ 7,7% lên 13,7% [3].
Theo các nghiên cứu, người rối loạn glucose máu có nguy cơ bị đái tháo
đường type 2 cao gấp 3-10 lần người bình thường. Do đó, phát hiện và điều trị sớm


14

người rối loạn glucose máu có khả năng làm giảm hoặc chậm lại sự tiến triển thành
đái tháo đường [62]. Tại mỗi cộng đồng, xác định cụ thể yếu tố nguy cơ, phát hiện
sớm và sử dụng biện pháp dự phòng, hạn chế tăng glucose máu sẽ giúp cho các nhà
quản lý sức khỏe có được chiến lược phòng ngừa rối loạn glucose máu một cách
hiệu quả.
Các nghiên cứu dịch tễ học cũng cho thấy những vùng dân cư có chế độ ăn
lành mạnh và hoạt động thể lực phù hợp làm giảm nguy cơ rối loạn glucose máu.
Hơn nữa, vùng dân cư sử dụng thường xuyên một số thực vật có nhiều polyphenol,
flavonoid, vitamin C, vitamin A, vitamin E...cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

mạch, đái tháo đường và rối loạn glucose máu.
Cỏ Sữa lá lớn có tên khoa học là Euphorbia hirta L., họ thầu dầu –
Euphorbiaceae. Hiện nay, các nhà khoa học Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản cũng đã
khảo sát tác dụng của cỏ Sữa lá lớn có chứa nhóm hoạt chất polyphenol, flavonoid
và người dân những nước này đã sử dụng cỏ Sữa lá lớn nhằm ổn định glucose máu
cho bệnh nhân đái tháo đường. Tại Việt Nam, người dân ở khu vực phía Nam đã sử
dụng cỏ Sữa lá lớn để chữa bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, trong khi nhiều nước
trên thế giới đã nghiên cứu khá nhiều về vấn đề này, thì ở nước ta cỏ Sữa lá lớn
dường như chỉ chủ yếu dừng ở việc sử dụng theo kiến thức dân gian, tri thức bản địa,
chưa có một nghiên cứu khoa học đầy đủ, cụ thể nào về cỏ Sữa lá lớn đối với việc
phòng và điều trị bệnh đái tháo đường cũng như kiểm soát rối loạn glucose máu.
Biện pháp hướng dẫn chế độ ăn và tập luyện trên bệnh nhân đái tháo đường
và rối loạn glucose máu đã được áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc
kết hợp hướng dẫn chế độ ăn và tập luyện với sử dụng trà cỏ Sữa nhằm kiểm soát
glucose máu chưa được chứng minh một cách khoa học trên bệnh nhân đái tháo
đường và rối loạn glucose máu.
Quảng Ninh là một tỉnh trọng điểm trong hành lang kinh tế phía Bắc. Những
năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn glucose máu cũng tăng tương đương
với các khu vực khác trong cả nước, đây là một con số đáng lo ngại, ảnh hưởng đến


15

kinh tế, xã hội và lao động tại Quảng Ninh, đặc biệt ở thành phố Hạ Long. Việc
phát hiện sớm và kiểm soát tình trạng rối loạn glucose máu là rất cần thiết để góp
phần giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời, xác định được các yếu tố
nguy cơ là cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp can thiệp cộng đồng phù hợp và
đặc thù.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
1. Xác định một số yếu tố nguy cơ rối loạn glucose máu lúc đói ở người 4069 tuổi tại một số phường của thành phố Hạ Long.

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng trà cỏ Sữa kết hợp chế độ ăn và tập luyện trên
người 40-69 tuổi có rối loạn glucose máu lúc đói trong thời gian 20 tuần.


16

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đái tháo đường (ĐTĐ) là một hội chứng
có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất
hoàn toàn insulin, hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của
insulin [8],[19].
1.1.1.2.Rối loạn glucose máu (tiền đái tháo đường)
Rối loạn glucose máu (RLGM) là tình trạng glucose máu cao hơn mức bình
thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán là bệnh ĐTĐ, bao gồm 2 tình trạng: Rối
loạn glucose máu lúc đói (Impaired fasting glucose = IFG) và giảm dung nạp
glucose (Impaired glucose tolerance = IGT); với cả 2 tình huống này đều có tăng
glucose máu, nhưng chưa đạt mức chẩn đoán ĐTĐ, tuy nhiên ở giai đoạn này đã
xuất hiện tình trạng kháng insulin, là bước khởi đầu trong tiến trình xuất hiện ĐTĐ
type 2 [8],[19].
IFG và IGT là giai đoạn ban đầu của sự RLGM, trước khi tiến triển thành
bệnh ĐTĐ type 2 thực sự. Hiện nay, tình trạng RLGM được coi là tiền ĐTĐ [59].
1.1.2. Chẩn đoán
Chẩn đoán ĐTĐ có thể dựa vào mức glucose máu mao mạch hoặc tĩnh mạch
(toàn phần hoặc huyết tương). Tuy nhiên, glucose huyết tương tĩnh mạch là chỉ số
có giá trị nhất, thường được khuyến cáo sử dụng. Các mẫu máu có thể được lấy vào
lúc đói (nhịn ít nhất 8 giờ), lấy mẫu bất kỳ (không liên quan đến bữa ăn trước đó) và

mẫu máu 2 giờ sau thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT).


17

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và các rối loạn glucose
máu dựa vào glucose huyết tương theo WHO - IDF 2008, cập nhật 2010[66]
Chẩn đoán

Thời điểm lấy máu
Glucose máu lúc đói

Đái tháo đường

Glucose bất kỳ hoặc
sau 2 giờ OGTT
Giảm dung nạp

Rối loạn

glucose (IGT)

glucose máu
(Tiền đái tháo
đường)

Rối loạn glucose
máu lúc đói (IFG)

Bình thường


Glucose máu lúc đói
và/hoặc glucose máu
sau 2 giờ OGTT
Glucose máu lúc đói
và/hoặc glucose máu
sau 2 giờ OGTT
Glucose máu lúc đói

Glucose huyết
tương (mmol/L)
 7
 11,1

5,6 – < 7,0
và 7,8 – < 11,1

5,6 – < 7,0
và < 7,8
< 5,6

1.1.3. Phân loại [5],[6]
Theo WHO, bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại sau:
+ ĐTĐ type 1: Là hậu quả của quá trình huỷ hoại các tế bào bêta của đảo
tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá, ngăn ngừa
tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong. Bệnh ĐTĐ type 1 ước
tính chiếm khoảng 5-10% bệnh ĐTĐ.
+ ĐTĐ type 2: Là những rối loạn không đồng nhất biểu hiện bằng nhạy cảm
với insulin ở gan, cơ vân mô mỡ và sự suy chức năng của tế bào bêta biểu hiện bằng
rối loạn tiết insulin. Bệnh ĐTĐ type 2 ước tính chiếm khoảng 80-90% bệnh ĐTĐ.

+ ĐTĐ thai kỳ: ĐTĐ thai kỳ là tình trạng không dung nạp carbohydrat được
phát hiện lần đầu khi mang thai. Các nghiên cứu dịch tễ về ĐTĐ thai kỳ phát hiện
nhiều điểm chung giống với ĐTĐ type 2. Đối tượng nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ
thường là phụ nữ trên 25 tuổi, có thừa cân béo phì.


18

+ Các thể đặc biệt khác: Khiếm khuyết chức năng tế bào bêta do gen; giảm
hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen; bệnh lý của tụy ngoại tiết; do các bệnh nội
tiết khác; do nhiễm trùng; các hội chứng về gen...
1.2. TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ RỐI LOẠN GLUCOSE MÁU
1.2.1. Tình hình trên thế giới
Bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu
quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Số người mắc ĐTĐ
trên toàn thế giới tăng từ 194 triệu năm 2003 lên 382 triệu năm 2013 và đã tăng vọt
lên 415 triệu năm 2015 và được dự báo tăng lên 642 triệu vào năm 2040. Chủ yếu là
bệnh ĐTĐ type 2, chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ. Trong đó,
có 46,5% trường hợp mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán. Hơn nữa, 3/4 số
người mắc ĐTĐ sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình [99],[100].
Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới, là
nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận giai đoạn cuối, cắt cụt chi không do
chấn thương và gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 đến 10 năm. Trung bình cứ 6 giây
lại có một người chết do ĐTĐ và các biến chứng, cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ
có biến chứng bàn chân bị cắt cụt chi. Chi phí y tế cho điều trị và kiểm soát biến
chứng ĐTĐ toàn thế giới trong năm 2013 ước tính 548 tỷ đô la Mỹ, tăng lên 673 tỷ
đô la Mỹ vào năm 2015 (chiếm 12% tổng chi phí y tế toàn thế giới)
[99],[100],[182].
Tính đến năm 2013, Tây Thái Bình Dương có 138 triệu người đang sống
chung với bệnh ĐTĐ, nhiều hơn so với các khu vực khác. Tỷ lệ người lớn mắc

ĐTĐ ở Trung Đông và Bắc Phi là cao nhất, chiếm 10,9% [99]. Tương tự, ở Nam và
Trung Mỹ nơi tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ được dự báo sẽ tăng 60% vào năm 2035.
Bệnh ĐTĐ ở Đông Nam Á chiếm gần 1/5 tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới và
cũng đang tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự giàu có và phát triển ở khu vực Trung
Đông và phía Bắc Phi đã dẫn đến tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người lớn cao hơn. Ước tính ở


19

Bắc Mỹ và Caribean tiêu tốn khoảng 263 tỷ USD, tương đương 1/2 chi phí sức khỏe
của thế giới, và 147 tỷ USD ở châu Âu. Chi phí ở Đông Nam Á và châu Phi thấp
hơn 1% so với tổng chi phí y tế toàn cầu [99].

Hình 1.1. Số người bị đái tháo đường theo khu vực năm 2013 [99]
Năm 2013, ước tính trên toàn thế giới có 316 triệu, tương đương 6,9% người
lớn bị IGT. Đến năm 2035 số lượng người mắc IGT dự kiến sẽ tăng lên 471 triệu
tương đương 8,0% người trưởng thành. Đa số người lớn mắc IGT đều ở độ tuổi
dưới 50 (153 triệu) và con số này sẽ tăng lên 198 triệu người vào năm 2035. Đáng
lưu ý là gần 1/3 trong số họ đã mắc IGT trong độ tuổi 20-39. Nói chung, sự phổ
biến của IGT tương tự như của bệnh ĐTĐ, nhưng cao hơn ở khu vực châu Phi, châu
Âu và thấp hơn ở Đông Nam Á [99].
Bên cạnh đó, khu vực Tây Thái Bình Dương cũng được đánh giá có số lượng
người mắc IGT lớn nhất do đó tiềm ẩn rất cao nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2


20

với khoảng 110 triệu người mặc dù Bắc Mỹ và khu vực Caribean có 12,1% người
trưởng thành bị ảnh hưởng [99].
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở trẻ em và

thanh thiếu niên ở các dân tộc trên toàn thế giới ngày càng tăng, ngay cả khi tỷ lệ
béo phì không tăng nữa. Đa số những người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ
type 2 là ở các dân tộc người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, Châu Á/Thái Bình Dương
và Ấn Độ, Mỹ [148].
Vào năm 2013, có khoảng 5,1 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 tuổi tử vong
do tất cả các nguyên nhân bởi bệnh ĐTĐ, chiếm 8,4% của toàn thế giới, tương
đương 6 giây sẽ có một người tử vong. Trong năm 2013, số ca tử vong do bệnh
ĐTĐ đã tăng lên 11% so với ước tính năm 2011. Gần một nửa (48%) các ca tử vong
do bệnh ĐTĐ thường gặp ở những người dưới 60 tuổi. Tử vong nhiều xảy ra ở các
nước có số người mắc bệnh ĐTĐ lớn là Trung Quốc và Ấn Độ [99].
1.2.2. Tình hình ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế và xã hội, tình hình mắc
bệnh ĐTĐ và RLGM có xu hướng tăng nhanh trong 2 thập kỷ gần đây. Từ năm
1990 đến nay có nhiều công trình điều tra dịch tễ học ĐTĐ trong nước trên nhiều
tỉnh thành cho nhiều kết quả khác nhau.
Năm 1991, Phạm Sĩ Quốc và cs thực hiện điều tra ngẫu nhiên 4.912 đối
tượng từ 15 tuổi trở lên, sống ở 2 khu vực ngoại thành và nội thành Hà Nội, theo
các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1985 (glucose máu lúc đói >
7,8mmol/L và glucose máu 2 giờ sau OGTT > 11mmol/L) đã thu được kết quả mắc
ĐTĐ chung là 1,1% (nội thành 1,44%, ngoại thành 0,96%), tỷ lệ IGT là 1,6% [14].
Năm 1992, Mai Thế Trạch và cs đã điều tra trên 5.416 người từ 15 tuổi trở
lên tại TP. Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung là 2,52% [47].
Tác giả Trần Hữu Dàng và cs (1992-1993) nghiên cứu tại 23 phường/xã của
thành phố Huế, trên đối tượng từ 15 tuổi trở lên với kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là


21

0,96%, khu vực nội thành cao hơn ngoại thành và tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng dần
theo tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ phát hiện bệnh sau tuổi 40 là 93,75% [18].

Nguyễn Huy Cường và cs (1999-2001), đã tiến hành điều tra 3.555 người từ
15 tuổi trở lên với xét nghiệm glucose máu mao mạch và tiếp tục làm OGTT ghi
nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở nội và ngoại thành Hà Nội là 2,42%. Trong đó,
64% mới phát hiện, tỷ lệ nội thành là 4,31% và ngoại thành là 0,61% và IGT ở nội
thành là 3,27% và ngoại thành là 1,56% [17].
Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới được tiến
hành tại 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra
này thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ ở Việt Nam, đó là tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố trên ở đối tượng lứa tuổi 30-64 là 4,9%, IGT là
5,9%, tỷ lệ IFG là 2,8%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không
được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [5].
Năm 2002, điều tra Quốc gia do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành
cho thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐ lứa tuổi từ 30-64 trong toàn quốc là 2,7% và các thành phố
lớn là 4,4%, tỷ lệ IGT gần 8%, tỷ lệ bệnh trong nhóm người có yếu tố nguy cơ là rất
cao 10,3%, có 64,5% số người mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện
[2].
Nguyễn Hải Thủy (2002-2004), nghiên cứu 328 tu sĩ từ 15 tuổi trở lên ăn
chay trường thuần túy tại Huế, ghi nhận tỷ lệ mắc ĐTĐ là 9,75%, IGT là 17,68%.
Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng từ 2,1 lần ở độ tuổi từ 40-59 lên 3,84 lần ở độ tuổi trên 60
[46].
Nguyễn Hứa Quang, Nguyễn Hải Thủy (2004-2005) nghiên cứu trên 101 đối
tượng từ 40 tuổi trở lên là con của bệnh nhân ĐTĐ type 2. Các đối tượng được tiến
hành làm OGTT, ghi nhận tỷ lệ ĐTĐ là 18,81% và IGT là 17,82%. Tỷ lệ này cao
hơn trong các nghiên cứu trong cộng đồng cùng độ tuổi [38].


22

Năm 2008, theo kết quả điều tra ĐTĐ toàn quốc, tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2
trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5,0% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công

nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gần gấp đôi năm 2002
(5,0% so với 2,7%) và tỷ lệ này tăng nhanh ở các thành phố lớn (4,0% năm 2000 so
với 7,2% năm 2008) [12].
Theo nghiên cứu của Trần Minh Long và cs năm 2010 tại Nghệ An, tỷ lệ
ĐTĐ type 2 ở người 30-69 tuổi là 9,37% và RLGM là 17,97% [31].
Tại tỉnh Hậu Giang, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành năm 2011, người
Khmer từ 45 tuổi trở lên có tỷ lệ hiện mắc RLGM là 17,91%, bệnh ĐTĐ type 2 là
11,91%; trong đó tỷ lệ cao 78,6% số người bệnh mới phát hiện lần đầu [29].
Năm 2012, tác giả Trần Quang Bình và cs nghiên cứu trên 2.710 đối tượng
tuổi từ 40-64 tại tỉnh Hà Nam cho thấy, tỉ lệ mắc ĐTĐ là 3,7%, IFG là 8,7%, IGT là
4,3% và số đối tượng mới được chẩn đoán mắc ĐTĐ chiếm 73% trong tổng số bệnh
nhân ĐTĐ [171].
Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng năm 2012 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở độ
tuổi từ 45 trở lên là 9,5% và tỷ lệ RLGM là 19,3%. Dự báo tỷ lệ ĐTĐ trong 10 năm
tới ở người từ 45 tuổi trở lên cho quần thể nghiên cứu là 13,9% [37].
Năm 2012, Phan Hướng Dương nghiên cứu trên đối tượng 30-59 tuổi có
BMI > 23kg/m2 tại Hải Phòng cho thấy, tỷ lệ ĐTĐ là 5,2%, RLGM là 26,8% [21].
Theo nghiên cứu năm 2013 của Phạm Ngọc Minh trên đối tượng 30-69 tuổi,
tỷ lệ mắc ĐTĐ và RLGM lần lượt là 6% và 13,5%, tỷ lệ mắc ở nam giới cao hơn so
với nữ giới, ước tính tình trạng già hóa dân số sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ lên 7% và
RLGM lên 15,7% vào năm 2035. Tăng độ tuổi làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ [141].
Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống ĐTĐ Quốc gia”
do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69
tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng


23

gấp đôi so với năm 2002 (5,42% so với 2,7%), tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là

7,18%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,82%. Tỷ lệ IGT cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7%
năm 2002 lên 13,68% năm 2012. Vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ mắc IGT cao nhất
(17,53%), vùng có tỷ lệ thấp nhất là miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (10,70%).
Tỷ lệ người mắc ĐTĐ trong cộng đồng không được phát hiện chiếm 63,6% trong
toàn quốc (đồng bằng sông Hồng: 57,3%, Tây nam Bộ: 72,1%). Cũng theo nghiên
cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 4 lần những
người dưới 45 tuổi, người huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những
người khác hơn 3 lần, người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Trong khi
đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về ĐTĐ [3].
Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có các đánh giá hoặc ước tính tổng thể gánh
nặng kinh tế của ĐTĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở các góc độ khác nhau đã phần
nào phản ánh được mức độ tổn thất về kinh tế - xã hội do ĐTĐ gây ra. Theo IDF
năm 2013, ước tính chi phí y tế cho 1 bệnh nhân ĐTĐ ở Việt Nam là khoảng 127,8
đô la Mỹ và Việt Nam có khoảng 3,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ [99], do đó nếu
chăm sóc điều trị cho toàn bộ số bệnh nhân này thì mỗi năm sẽ tiêu tốn khoảng 419
triệu đô la Mỹ, tương đương với khoảng 8.400 tỷ đồng [45].
Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là
con số đáng báo động, vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ mới
tăng gấp đôi. Tỷ lệ mắc ĐTĐ và RLGM giữa các vùng rất khác nhau và thay đổi
nhiều theo từng nghiên cứu, có thể do đối tượng khác nhau, thời điểm khác nhau,
tiêu chuẩn chẩn đoán thay đổi cùng với tình trạng đô thị hoá nhanh chóng, kinh tế xã hội phát triển, lối sống tĩnh tại, hưởng thụ, con người tiếp xúc với nhiều yếu tố
nguy cơ trong cộng đồng làm gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ và RLGM trong những năm
gần đây [3].
Từ những tình hình trên, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đánh giá bệnh
ĐTĐ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước do số người mắc bệnh nhiều, bệnh gây tàn tật và tử vong cao.


24

Phòng chống bệnh ĐTĐ hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh này trong cộng

đồng, sớm ngăn chặn tàn tật, tử vong và góp phần giảm quá tải tại các bệnh viện.
Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung
thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các
bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025 với mục tiêu hạn chế sự gia tăng
của các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh ĐTĐ nói riêng, cụ thể: Khống chế
tỉ lệ ĐTĐ dưới 8%, RLGM dưới 16% ở người 30-69 tuổi; 50% số người bị bệnh
ĐTĐ được phát hiện và 50% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo
hướng dẫn chuyên môn. Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra nhiều giải
pháp tổng thể, tích cực, lâu dài, trong đó có các giải pháp quyết định hiệu quả trong
phòng, chống các bệnh không lây nhiễm như kiểm soát các nguy cơ gây bệnh: dinh
dưỡng không hợp lý, thực phẩm không an toàn, lạm dụng đồ uống có cồn, thiếu hoạt
động thể lực...và chủ động giám sát, phát hiện bệnh sớm, điều trị, quản lý liên tục và
lâu dài tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu [45].
1.3. YẾU TỐ NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ RỐI LOẠN
GLUCOSE MÁU
Rối loạn glucose máu là giai đoạn trung gian của sự tiến triển thành bệnh
ĐTĐ type 2. Vì vậy, các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh ĐTĐ type 2 cũng là
những yếu tố làm tăng nguy cơ RLGM. Trong số các YTNC, có những YTNC
không thể thay đổi được và có các YTNC có thể dự phòng thay đổi được, điều này
đặc biệt quan trọng để có những biện pháp giúp tác động vào những YTNC có thể
thay đổi được, từ đó có thể ngăn chặn hoặc làm chậm diễn tiến bệnh ĐTĐ type 2.
1.3.1. Yếu tố nguy cơ không thay đổi được
1.3.1.1. Tuổi
Khi cơ thể già đi, chức năng nội tiết suy giảm và khả năng tiết insulincủa tụy
cũng bị giảm, đồng thời sự nhạy cảm của tế bào với các kích thích của insulin cũng
giảm thì nồng độ glucose máu có xu hướng tăng. Khi tế bào tụy không còn khả năng


25


tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu sẽ tăng và bệnh ĐTĐ
thực sự xuất hiện [48].
Nguy cơ ĐTĐ tăng theo dần theo quá trình lão hóa. Ở các nước phát triển
ĐTĐ thường tập trung ở lứa tuổi trên 45. Thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng tích
mỡ bụng là một trong yếu tố chính dẫn đến tăng nguy cơ ĐTĐ ở dân số trung niên
và già. Ngoài ra, cùng với đó là quá trình lão hóa khối cơ quan quan trọng liên quan
trực tiếp đến chuyển hóa glucose, dẫn đến yếu cơ và giảm khả năng vận động thể
lực. Những thay đổi này làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng
gây tình trạng đề kháng insulin [109].
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nguy cơ ĐTĐ tăng
dần theo độ tuổi. Tại Nam Á, tỷ lệ RLGM có xu hướng trẻ hóa, từ 25-34 tuổi, và
tăng cao từ 35-44 tuổi. Trong khi đó, tại các nước ở phía nam khu vực Mỹ La tinh,
Peru và Nam Phi, tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng cao trong độ tuổi 45-54 [161].
Tác giả Samima Akter đã khẳng định rằng những người trong độ tuổi 55-59
có nguy cơ mắc ĐTĐ tăng gấp đôi so với những người trong độ tuổi từ 35-39 [157].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tăng lên đáng kể theo lứa
tuổi. Tuổi từ 45 trở lên là một YTNC quan trọng của bệnh. Chính vì vậy theo
khuyến cáo của IDF, tại Việt Nam, Dự án Phòng chống ĐTĐ đã tiến hành sàng lọc
phát hiện sớm bệnh ĐTĐ, RLGM ở những người ≥ 45 tuổi và có thêm 1 YTNC
khác như: thừa cân, béo phì, tiền sử RLGM, tiền sử gia đình bị ĐTĐ…[2].
Năm 2002, nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỷ lệ
RLGM tăng theo nhóm tuổi. Cụ thể, tỷ lệ IGT ở nhóm tuổi 30-34, 35-39, 40-44, 4549, 50-54, 55-59 và 60-64 tương ứng là 3,9%, 6,1%; 7,9%; 7,5%; 10,1%; 11,4% và
12,5% (p<0,001) [2]. Sau 10 năm (năm 2012), kết quả nghiên cứu của Bệnh viện
Nội tiết Trung ương vẫn cho thấy tỷ lệ RLGM tăng theo nhóm tuổi. Cụ thể, tỷ lệ
IGT ở nhóm tuổi 30-39, 40-49, 50-59 và 60-69 tương ứng là 8,6%; 11,7%; 13,0%
và 18,1% (p<0,01) [3].


×