Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tham Luận Hội Thảo Quan Trắc Môi Trường Tự Động, Liên Tục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 22 trang )

TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

THAM LUẬN
HỘI THẢO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC

Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2014


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI
QUAN TRẮC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC

TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC
4. MÔ HÌNH TRUYỀN DẪN VÀ KHAI THÁC
DỮ LIỆU CỦA CÁC TRẠM QUAN TRẮC

TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC
5. NHỮNG KHÓ KHĂN
6. KIẾN NGHỊ


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

1. GIỚI THIỆU
- Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng kinh tế thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam


- Diện tích: khoảng 6.000 km2, chiếm 1,76% diện cả nước.

- Dân số toàn tỉnh hơn 2,6 triệu người.
- Đồng Nai là tỉnh phát triển công nghiệp, có 31 KCN/34 KCN
được quy hoạch đã đi vào hoạt động.
- 35 cụm công nghiệp và trên 16.000 doanh nghiệp, cơ sở hoạt
động sản xuất kinh doanh
Do đó, quá trình hoạt động làm phát sinh lượng chất thải lớn
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cộng đồng dân cư.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

1. GIỚI THIỆU
- Từ năm 1998 Tỉnh đã quan tâm tới công tác bảo vệ môi
trường, trong đó:
+ Công tác quan trắc là một trong những công tác không thể
thiếu được bằng việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi
trường
+ Theo dõi chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng môi
trường, phục vụ công tác quản lý môi trường của Tỉnh
- Mạng lưới quan trắc mới của Tỉnh đã từng bước phát triển,
các trạm quan trắc tự động liên tục được đầu tư theo hướng
hiện đại.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI
QUAN TRẮC TỈNH ĐỒNG NAI

- Năm 1998 – 2006, mạng lưới chỉ thực hiện quan trắc chủ yếu
2 thành phần môi trường gồm nước mặt và không khí.
- Năm 2007 - 2008, mạng lưới được mở rộng lên 5 thành phần
gồm: nước mặt, không khí, nước dưới đất, tài nguyên nước và
môi trường đất.
- Năm 2009 – 2010: 96 vị trí quan trắc môi trường nước mặt; 78
vị trí quan trắc không khí xung quanh; và 26 vị trí quan trắc chất
lượng đất, 13 vị trí quan trắc động thái nước dưới đất; 32 vị trí
quan trắc chất lượng tài nguyên nước mặt, 18 sông suối quan
trắc dòng chảy mùa cạn.
- Từ 11/11/2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra Quyết định
số 2975/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Mạng lưới quan trắc môi
trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm
2020”.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC
TỰ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế, Đồng Nai đối đầu với
áp lực ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Công tác BVMT luôn
được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo. Để kịp thời đánh giá,
dự báo ô nhiễm môi trường, công tác quan trắc chất lượng các
thành phần môi trường ngoài việc thực hiện quan trắc gián
đoạn, hệ thống quan trắc tự động đã được chú trọng đầu tư.

Năm 2012, Tỉnh Đồng Nai đã đầu tư:
- 4 trạm Quan trắc nước mặt tự động trên sông Đồng Nai:
+ Trạm số 1 tại Hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu)

+ Trạm số 2 tại khu vực nhà máy đường Biên Hòa - Trị An
(huyện Vĩnh Cửu)
+ Trạm số 3 tại trạm Bơm điện Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu)
+ Trạm số 4 tại công viên Nguyễn Văn Trị (Tp.Biên Hòa)


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC
TỰ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
- 2 trạm quan trắc không khí tự động liên tục, tại các vị trí:
+ Trạm số 1 tại Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai
(phường Tân Hiệp - Tp.Biên Hòa).
+ Trạm số 2 tại Ban Quản lý các KCN Đồng Nai (phường Long
Bình - Tp.Biên Hòa).
- 1 Xe quan trắc không khí tự động di động:
+ Thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra

+ Quan trắc các điểm giao thông trọng điểm của Tỉnh.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC
TỰ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Năm 2013, Tỉnh Đồng Nai đã đầu tư:
- 13 trạm Quan trắc nước thải tự động liên tục tại các khu xử lý
nước thải tập trung của KCN trên địa bàn Tỉnh:
+ Trạm số 1: KCN Bàu Xéo


+ Trạm số 8: KCN Long Thành

+ Trạm số 2: KCN Sông Mây

+ Trạm số 9: KCN Nhơn Trạch 1

+ Trạm số 3: KCN Hố Nai

+ Trạm số 10: KCN Nhơn Trạch 2

+ Trạm số 4: KCN Amata

+ Trạm số 11: KCN Vinatex Tân Tạo

+ Trạm số 5: KCN Loteco

+ Trạm số 12: KCN Nhơn Trạch 5

+ Trạm số 6: KCN Biên Hòa 2

+ Trạm số 13: KCN Gò Dầu

+ Trạm số 7: KCN Tam Phước


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC
TỰ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
- 1 Xe kiểm chuẩn di động: thực hiện nhiệm vụ kiểm chuẩn/hiệu

chuẩn cho các Trạm quan trắc nước tự động.
Năm 2014, Tỉnh Đồng Nai tiếp tục đầu tư:
- 6 trạm quan trắc nước thải tại các khu công nghiệp có lượng
nước thải ổn định


TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC MẶT TỰ ĐỘNG


TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC THẢI VÀ KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

4. QUY TRÌNH TRUYỀN DỮ LIỆU CỦA CÁC
TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

4. QUY TRÌNH TRUYỀN DỮ LIỆU CỦA CÁC
TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành
5.1 Về nhân sự vận hành trạm
- Nhân sự vận hành trạm chủ yếu được đào tạo từ các ngành
Môi trường, hoá do đó quá trình vận hành còn lúng túng.

- Tổng cục Môi trường chưa ban hành hướng dẫn quy trình
vận hành trạm chuẩn để áp dụng thống nhất tại các địa
phương.
- Hiện nay, Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai giao cho
TTQTKTMT việc tiếp nhận và kiểm soát số liệu quan trắc của
các doanh nghiệp truyền về, để thực hiện việc này cần bố trí
nhân sự. Tuy nhiên, theo Thông tư 18/2010/TT-BNMT chưa có
định mức nên gặp khó khăn cho việc dự toán kinh phí nhân
công thực hiện.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành
5.2. Về các vấn đề kỹ thuật (module, đường
truyền, hệ thống trang thiết bị tại trạm, vấn đè xử
lý số liệu, xử lý sự cố)
Hiện nay tại Đồng Nai có 4 loại hệ thống quan trắc tự động:
nước mặt, nước thải, không khí cố định, không khí di động.
+ Mỗi trạm có hình thức kết nối và truyền dữ liệu khác
nhau như: Internet (mạng không dây 3G, mạng cable), GPRS
+ Do dó, việc kết nối về từ các trạm thành phần về Trung
tâm Công nghệ thông tin đôi lúc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi
nhân sự phải hiểu biết sâu rộng về tất cả hệ thống thì mới khắc
phục được các sự cố về đường truyền dữ liệu


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành

5.2. Về các vấn đề kỹ thuật (module, đường
truyền, hệ thống trang thiết bị tại trạm, vấn đè xử
lý số liệu, xử lý sự cố)
- Đối với vấn đề xử lý số liệu: Chưa có công cụ đủ mạnh để xử
lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ.
+ Hiện tại chủ yếu sử dụng các phần mền thông thường
như: excel, access, các phần mềm dạng thống kê mô tả để xử
lý số liệu.
- Khi đầu tư thiết bị, cần tìm thiết bị phù hợp với điều kiện Việt
Nam. VD: ở nước ngoài thường nước tương đối sạch, ở Việt
Nam điều kiện thấp hơn nên đôi khi hệ thống cần có thiết bị
làm sạch tự động để tránh ảnh hưởng đến mẫu.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành
5.3. Về tài chính (kinh phí duy trì, thay thế, sữa
chữa định kỳ hằng năm)
- Một số hạng mục về định mức KTKT trong Thông Tư18
không có, hoặc không rõ ràng, khi lập thiết kế kỹ thuật gặp khó
khăn.
+ VD trong thông tư 18/2010/TT-BTNMT, quy định “Thiết
bị/đầu đo các thông số cơ bản (nhiệt độ, pH, DO, độ đục, độ
dẫn điện, thể oxy hóa khử, độ muối, độ sâu ….)” có thời hạn
sử dụng tới 10 năm (khấu hao quá lâu)
+ Trong khi đó thông thường theo khuyến cáo của hãng
sản xuất nên sử dụng trong khoảng từ 1 đến 2 năm.



TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành
5.3. Về tài chính (kinh phí duy trì, thay thế, sữa
chữa định kỳ hằng năm)
- Việc kiểm soát số liệu do doanh nghiệp truyền về chưa tính
được kinh phí.
+ Cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quy định tất cả các
doanh nghiệp đã lắp trạm quan trắc tự động đều bặt buộc phải
truyền về Trung tâm đầu mối của Sở TNMT Đồng Nai.
+ Đã truyền về phải giám sát, kiểm soát và thông báo cho
doanh nghiệp các khi xảy ra sự cố liên quan đến trạm như:
vượt quy chuẩn cho phép, sự cố thiết bị, … điện năng tiêu thụ,
nhân sự phụ trách theo dõi.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành
5.3. Về tài chính (kinh phí duy trì, thay thế, sữa
chữa định kỳ hằng năm)
+ Trong Thông tư 18 không tách ra phần nội nghiệp và
ngoại nghiệp mà gộp chung thành nhân viên vận hành trạm.
Do đó trong phần này hiện tại Đơn vị chức năng thuộc Sở
đang gặp khó khăn vướng mắc
- Trong Thông tư 18 chưa có định mức cho các trạm quan trắc
nước thải tự động.
Hiện tại, Thông tư đang áp dụng và có chỉnh biên từ trạm nước
mặt sang cho trạm nước thải và không khí di động để thực
hiện nhiệm vụ được giao.



TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

5. Khó khăn trong quá trình vận hành
5.4. Về việc phối hợp với Trung tâm Quan trắc
Môi trường - Tổng cục Môi trường
- Đề nghị có hành lang pháp lý (Nghị định, thông tư…) để phối
hợp giữa các đơn vị vận hành trạm với các doanh nghiệp được
lắp đặt.
VD: việc phối hợp vận hành như thế nào? chia sẽ thông tin
dữ liện như thế nào? việc cung cấp điện, nước, internet ...
- Việc quản lý dữ liệu của các doanh nghiệp truyền về khi phát
hiện sự cố thì phối hợp như thế nào để khắc phục.


TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI

6. Đề xuất kiến nghị
- Sửa đổi Thông tư 18/2010/TT-BTNMT cho phù hợp với thực tế, đồng
thời bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật cho các trạm quan trắc nước thải,
không khí di động và định mức cho công tác hiệu chuẩn của trạm.
- Ban hành hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt và quy trình vận hành các trạm
quan trắc tự động.
- Ban hành quy định về sự phối hợp chia sẻ thông tin giữa các đơn vi
như: các Đơn vị quản lý với các công ty kinh doanh hạ tầng, các doanh
nghiệp đã lắp đặt.
- Hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 165/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ qui định việc quản lý, sử dụng và danh mục
các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện

vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

- Mở lớp bồi dưỡng các kỹ năng vận hành trạm cho các nhân viên vận
hành trạm.


XIN CÁM ƠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE



×