Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CTXH trong lĩnh vực chăm sóc SKTT giải quyết tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.16 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
------***------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC CHĂM SÓC
SỨC KHỎE TÂM THẦN

Lớp:

Cao học Công tác xã hội

Hà Nội, 12/2016


Mục Lục

2

2


1.Tình huống
Em Nguyễn Kim H (14 tuổi, là con riêng của mẹ) đã bị cha dượng lạm
dụng tình dục trong suốt 2 tháng qua. Người cha dượng đã đe dọa em H rằng,
nếu nói chuyện này cho mẹ biết thì ông ta sẽ giết chết cả 2 mẹ con, hiện tại em
H đã rơi vào trầm cảm. Tình cờ một lần đi làm về người mẹ phát hiện ra người
cha dượng đang có hành vi xâm hại tình dục em H, người mẹ đã to tiếng chửi
mắng người cha dượng, người cha dượng đã có hành vi bạo hành (đánh đập,


chửi rủa và đuổi cả 2 mẹ con ra khỏi nhà), do không có nơi nương tựa nên cả 2
mẹ con đều cam chịu. Do không thể tiếp tục cam chịu, người mẹ đã đến phòng
tham vấn thuộc Trung tâm công tác xã hội để được sự trợ giúp và can thiệp.
Với tư cách nhân viên CTXCH tại Trung tâm CTXH, anh (chị) hãy phân
tích các hành vi của các thành viên trong gia đình trong tình huống trên bằng các
lý thuyết đã được học, từ đó xây dựng một kế hoạch (chương trình) can thiệp và
trợ giúp 2 mệ con H vượt qua nan đề trong tình huống trên.
2.Vấn đề của thân chủ:
Sau khi thu thập thông tin từ tình huống của thân chủ , có thể thấy thân chủ hiện
tại đang gặp phải những vấn đề sau:
-Con gái bị cha dượng lạm dụng tình dục suốt 2 tháng, bị trầm cảm
-Môi trường sống của thân chủ và con gái không an toàn, chứa nhiều nguy hiểm:
Bị chồng bạo hành, đánh đập, chửi rủa và đuổi 2 mẹ con ra khỏi nhà.
-Không có nơi nương tựa, nơi ăn chốn ở nên hai mẹ con thân chủ vẫn cam chịu
sống chung với bạo lực gia đình.
3.Nguyên nhân của vấn đề
Do người chồng có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạmchuẩn mực xã hội, đã
lạm dụng tình dục với con riêng của vợ, người cha dượng này còn có hành vi đe
dọa em H nếu nói chuyện này cho mẹ biết thì ông ta sẽ giết chết cả 2 mẹ
con,điều đó đã khiến cho hiện tại em H đã rơi vào trầm cảm. Khi bị người mẹ
3

3


phát hiện thì người chồng đã có hành vi chửi rủa, đánh đập vợ con, đuổi vợ con
ra khỏi nhà.

4.Phân tích hành vi của các thành viên trong gia đình
Người con (em H):

Em Nguyễn Kim H (14 tuổi, là con riêng của mẹ) đã bị cha dượng lạm dụng tình
dục trong suốt 2 tháng qua .Mặc dù bị người cha lạm dụng tình dục trong suốt 2
tháng nhưng em đã cam chịu mà không dám nói ra vì quá sợ hãi trước những lời
đe dọa của người cha dượng, thương mẹ “Người cha dượng đã đe dọa em H
rằng, nếu nói chuyện này cho mẹ biết thì ông ta sẽ giết chết cả 2 mẹ con”, từ đó
đã dẫn tới việc em bị tổn thương tâm lý nặng nề: bị trầm cảm.
Ở tuổi 14- tuổi thiếu niên khi mà cảm xúc thất thường, chưa có sự ổn định, đồng
thời về mặt nhận thức các chuẩn mực đạo đức cũng chưa ổn định. ở tuổi này, trẻ
chưa có hệ thống chuẩn mực đạo đức bền vững cũng như chưa ổn định về mặt tự
đánh giá, việc tự đánh giá của các em phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài rất
nhiều. chính vì thế nên trẻ rất dễ bị lợi dụng hoặc bị lạm dụng tình dục.
Dạng phổ biến nhất của hành vi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là việc
những người đàn ông lớn tuổi, họ hàng hay bạn thân của gia đình xâm hại đến
trẻ nữ. Việc thực hiện hành vi lạm dụng tình dục có thể diễn ra trong một thời
gian dài, được che giấu bởi kẻ thực hiện hành vi và nạn nhân. Đôi khi, ngay cả
mẹ của nạn nhân cũng không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra với con gái mình.
Hoặc nếu có biết thì cũng không có những biện pháp thích hợp để bảo vệ con
mình khỏi bị xâm hại.
Và như vậy, em H đã bị lạm dụng tình dục (bị buộc quan hệ tình dục khi không
đồng ý). Và hành vi lạm dụng tình dục này là do người cha dượng thực hiện.
cũng do nhận thức ở lứa tuổi này chưa chín chắn, chưa nhận thức được mức độ
nghiêm trọng của vấn đề, cùng với hành vi đe dọa của người cha dượng nên em
4

4


đã âm thầm chịu đựng. Cho đến khi người mẹ phát hiện ra sự việc nhưng cũng
không thể cứu em ra khỏi cái môi trường sống đấng sợ này.
Tác động của các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ rất nặng nề. Những trẻ bị

tổn thương bởi xâm hại tình dục luôn mặc cảm, xấu hổ và tỏ ra bất lực trước
hoàn cảnh. Chúng luôn có cảm giác bị cô lập, lạc long khỏi đám bạn và mất hết
niềm tin vào người lớn. Một số trẻ gặp rắc rối trong học tập, số khác tỏ ra bị suy
sụp về thể chất, có những trẻ sa vào vòng phạm pháp. Trường hợp trẻ tự dồn nén
căm hận vào bên trong, trầm uất và có ý định tự tử cũng không phải là cá biệt.
Một số khác lại tự oán trách bản thân đã để kẻ phạm tội lôi cuốn. các hành vi
xâm hại tình dục còn có hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến việc tự đánh giá và nhận
định giá trị bản thân ở trẻ trong suốt cuộc dời sau này.
Như phân tích ở trên thì việc em H bị trầm cảm sau khi bị cha dượng lạm dụng
tình dục là điều dễ hiểu. việc bị người thân trong gia đình (cha dượng) người mà
em luôn tôn trọng, kính nể, là tấm gương để em học tập lại có hành vi đồi bại
như vậy. Điều đó đã gây tổn thương nặng nề về mặt tâm lý cho em, khiến em
cảm thấy xấu hổ, sợ hãi và bất lực trước kẻ tấn công là cha dượng mình.
Người mẹ(thân chủ):
Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì trước khi đáp ứng các nhu cầu ở mức dộ
cao hơn thì phải thỏa mãn nhu cầu ở mức độ sơ cấp. Có 5 bậc thang thứ bậc nhu
cầu từ thấp đến cao
Bậc thang thứ 1: trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, đó là nhu cầu vật chất
(sự sinh tồn cơ bản), nếu nhu cầu cơ bản này không đạt được sẽ bị tắc thì không
thể tiến lên ở bậc nhu cầu tiếp theo. Bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người
như: thức ăn đầy đủ, không khí để thở, nước uống, sưởi ấm, nơi trú ngụ, tình
dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Các nhu cầu làm cho con người thoải mái về cơ thể.
Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.
-Bậc thang thứ 2: là nhu cầu về sự an sinh (sự an sinh và sự an toàn) có
nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và
5

5



lành mạnh của cá nhân. Cá nhân mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của
mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua
các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được yên tâm về các chế độ bảo
hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, được sống trong các khu phố an ninh, sống
trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở…Tóm lại, cá nhân cần có cảm giác
yên tâm khi được an toàn về thân thể, được đảm bảo việc làm, được hưởng các
dịch vụ y tế và xã hội và tài sản cá nhân được bảo vệ.
-bậc thang thứ 3: là nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương và được
chấp nhận. ở mức nhu cầu này, hoạt động giao tiếp được coi trọng. Như việc tìm
kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi
làm việc, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm. Sự tổn thương về tâm lý trong
môi trường gia đình, nhà trường, xã hội sẽ làm cho cá nhân không thể phát triển
lên bậc cao hơn. Ông cho rằng, nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng,
nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
-Bậc thang thứ 4: nhu cầu được tôn trọng:nhu cầu này còn được gọi là nhu
cầu tự trọng vì nó thể hiện mong muốn được người khác quý mến, nể trọng
thông qua các thành quả của bản thân và sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân,
danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự coi trọng khả năng của bản thân. Khi
chúng ta gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta cảm thấy mình thuộc về
nơi đó nên luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến. Đồng
thời, chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có vị trí trong nhóm đó.
-Bậc thang thứ 5: đây là bậc thang cao nhấy trong hệ thống thứ bậc nhu
cầu của Maslow, có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiện nhân cách, đó là nhu cầu
về sự phát triển cá nhân (các cơ hội để phát triển cá nhân).Ông mô tả nhu cầu
này là sự mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình sinh ra
để làm. Đó là nhu cầu được tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự trưởng thành cá
nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân để tự hoàn thiện mình. Nhu
cầu này thể hiện ở việc muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện
bản thân, được trình diễn mình và được công nhận thành đạt.


6

6


Thông qua thuyết nhu cầu, giúp giải thích các hành vi lệch chuẩn của con
người khi tác động vào môi trường và ngược lại.
Để đạt được một nhu cầu đặc biệt nào đó cần có sự kích thích, vận động
và qua đó định hướng hành vi của con người, đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Thông qua lý thuyết trên, có thể hiểu hành vi của người mẹ như sau:
Khi biết được người chồng của mình có hành vi đồi bại, xâm hại con gái
mình thì người mẹ vô cùng đau xót, thương con, đã lớn tiếng chửi mắng chồng.
Nhưng, ngược lại, người chồng đã đánh đập và đuổi 2 mẹ con ra khỏi nhà. Lúc
này, bà đã nhận ra rằng hai mẹ con không có nơi nương tựa, phải dựa vào người
chồng. Chính vì vậy mà dù có đau khổ, bất mãn, thương con và bị bạo lực bởi
người chồng thì bà cũng bất lực, cam chịu bởi hai mẹ con bà không còn nơi nào
để ăn để ở. Ngay cả nhu cầu cơ bản là nơi ăn chốn ở cũng không được đáp ứng
thì việc được sống trong một môi trường an toàn, đảm bảo không có nguy hiểm
sẽ không bao giờ được nghĩ đến. Chính vì vậy mà bà đã cùng con gái chịu đựng
sống chung với bạo lực.
Cũng theo lý thuyết nhận thức- hành vi thì người mẹ đã thiếu nhận thức,
hiểu biết về bạo lực phụ nữ và trẻ em trong gia đình, chính vì vậy mà bà vẫn
chấp nhận để những hành vi đó tiếp diễn trong gia đình mình.
Chỉ khi con gái bị trầm cảm và hai mẹ con không còn đủ sức chịu đựng
với bạo lực thì thân chủ mới tìm đến nhân viên công tác xã hội.

Người chồng:
Theo thuyết phân tâm cua Freud thì có 3 phần để tạo nên nhân cách: cái ấy, cái
tôi, cái siêu tôi.
Cái ấy: bao gồm bản năng vô thức (ăn uống, tình dục, tự vệ) trong đó bản năng

tình dục giữ vai trò trung tâm. Cái ấy đòi hỏi được thỏa mãn theo nguyên tắc
khoái cảm. Nó được gọi là đứa con hư của nhân cách, nó sâu lắng trong chúng
ta. Xung năng sinh học và tâm lý bên trong tạo thành cái ấy, nó chứa đựng và
7

7


dự trữ toàn bộ năng lượng tâm thức, nó cung cấp năng lượng cho cái tôi và cái
siêu tôi. Nó không biết gì đến thế giới bên ngoài.
Cái tôi:hoạt động của cái tôi bao gồm những hoạt động tâm trí như tri giác, tư
duy logic, giải quyết vấn đề và trí nhớ. Cái tôi phục vụ cho cái ấy. cái tôi làm
trung gian giữa cái ấy và thế giới bên ngoài.
Cái siêu tôi:gồm 2 phần ý thức và cái tôi lý tưởng.
Theo ông, các hành động vô thức là động lực kích thích của hành vi con người.
Động lực cơ bản là tính dục.
Với người chồng trong tình huống này, bản năng tính dục của ông quá lớn, vượt
qua cả những nguyên tắc đạo đức cá nhân. Chính vì vậy hành vi lạm dụng tình
dục với con riêng của vợ mình đã diễn ra. Và để che giấu hành vi sai trái của
mình, ông đã có hành vi đe dọa em H. Khi bị vợ phát hiện, ông đã có hành vi
đánh đập và đuổi hai mẹ con H đi.
5.Nhu cầu của thân chủ
Theo quan điểm của nhà tâm lý học A. Maslow thì ông nhìn nhận con người
theo hướng nhân đạo, lý thuyết của ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện
sinh. Ông cho rằng con người cần được đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất để tồn
tại và phát triển đó là: nhu cầu về vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã
hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hoàn thiện. Nếu một trong những nhu cầu
này bị thiếu hụt hoặc không được đáp ứng một cách cơ bản thì con người không
thể tồn tại và phát triển. Khi đó con người sẽ gặp khó khăn có thể về tâm lý, xã
hội hoặc sinh học. Lúc đó sẽ cần đến sự giúp đỡ của xã hội và bên ngoài.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A. MasLow để phân tích nhu cầu của thân
chủ (mẹ của H) như sau:
Nhu cầu về thể chất của thân chủ
Xét một cách tổng thể theo như lời kể của thân chủ thì thấy rằng những nhu
cầu về vật chất của chị còn thiếu thốn, không được đáp ứng, đảm bảo. Thân chủ
và con gái hiện không có nơi nương tựa. Con gái bị trầm cảm.Chính vì vậy nhu
8

8


cầu có cái ăn chốn ở, em H được thăm khám, điều trị bệnh trầm cảm là nhu cầu
quan trọng và cấp thiết nhất đối với thân chủ.
Nhu cầu an toàn của thân chủ
Môi trường sống của chị và con gái chưa được đảm bảo về an toàn, cụ thể
hơn đó là môi trường gia đình, chồng chị đã có hành vi đe dọa, lạm dụng tình
dục đối với con gái của chị, đánh đập, chửi rủa và đuổi chị và con ra khỏi nhà.
Như vậy chúng ta thấy rằng môi trường sống của chị và con gái chứa nhiều nguy
hiểm cho chị và con. Khiến cho con chị sợ hãi, đẫn đến bị trầm cảm. Do đó thân
chủ cần được thoát khỏ môi trường nguy hiểm đó, được an toàn về thân thể,
được sống trong một môi trường không nguy hiểm, lành mạnh.
Nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương và được chấp nhận
Cuộc sống của chị và con gái đang có rất nhiều vấn đề cần sự trợ giúp của
nhân viên xã hội. Chị thiếu thốn tình cảm và cần có sự yêu thương và động viên
của mọi người xung quanh. Cần được hỗ trợ việc làm, tham gia vào câu lạc bộ
đồng đẳng.
6.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Sau khi tìm hiểu các thông tin về vấn đề khó khăn của thân chủ, tôi đã xác
định được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức để hỗ trợ thân chủ giải quyêt
vấn đề như sau:

Mặt mạnh của thân chủ: Chị là người phụ nữ còn trẻ, khỏe, hiền lành, yêu
thương con hết mực. Cam chịu, hy sinh vì con
Mặt yếu của chị H: thân chủ có trình độ nhận thức còn kém khi chưa nhận
thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục
trẻ vị thành niên.
Cơ hội: thân chủ có con gái là nguồn động viên, cổ vũ để vượt qua mọi khó
khăn. Con gái rất thương chị và lo lắng cho chị
Thách thức: con gái thân chủ hiện đang mắc bệnh trầm cảm. Thân chủ và con
không có nơi nương tựa, không biết nhờ đến sự trợ giúp.

9

9


7.Lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ
Sau khi đã chẩn đoán được vấn đề của thân chủ, nhân viên xã hội cùng với
thân chủ thảo luận về kế hoạch hành động.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIÚP ĐỠ THÂN CHỦ
Vấn đề cần
giải quyết
Giúp em H
đi khám
sức khỏe
và điều trị
bệnh trầm
cảm
Giúp thân
chủ và con
gái thân

chủ có nơi
ăn chốn ở
an toàn

Giúp thân
chủ giải tỏa
cảm xúc
tiêu cực

Giúp thân
chủ hiểu rõ
vấn đề của
mình và
nguyên
nhân dẫn
đến vấn đề
đó, cung

Hoạt động
Phối hợp,
kết nối với
bệnh viện
tại địa
phương để
khám và
điều trị cho
em
Làm việc
với trung
tâm hỗ trợ

phụ nữ và
trẻ em bị
bạo lực gia
đình để
thân chủ
được hỗ trợ
về thức ăn,
nơi ở an
toàn
Tham vấn

Thảo luận,
vấn đàm,
trao đổi,
chia sẻ, tổ
chức kết
hợp với các
thành viên
tại trung

Người thực Thời gian
hiện
Nhân viên 1 tuần
xã hội, thân
chủ, em H,
bác sĩ,

Nguồn lực

Kết quả


Nhân viên
xã hội, thân
chủ, hội
phụ nữ

Em H được
khám và
điều trị
bệnh trầm
cảm

Nhân viên 1 tuần
xã hội, thân
chủ, cán bộ
trung tâm
hỗ trợ, cán
bộ hội phụ
nữ tại địa
phương

Nhân viên
xã hội, cán
bộ trung
tâm hỗ trợ,
cán bộ hội
phụ nữ

Thân chủ
và con gái

có nơi ăn
chốn ở an
toàn

Nhân viên 1 tuần
xã hội, thân
chủ (để
đảm bảo
nguyên tắc
bí mật)

Nhân viên Thân chủ
xã hội, thân bớt đi tâm
chủ
trạng lo sợ,
đau khổ,
buồn chán
về tình
cảnh của
bản thân và
con gái
Nhân viên Thân chủ
xã hội, thân hiểu rõ về
chủ, nhóm vấn đề mà
đồng đẳng mình đang
với thân củ gặp phải và
là thành
biết cách
viên tại
giải quyết

trung tâm
tình trạng

Nhân viên
xã hội, thân
chủ, các
thành viên
tại trung
tâm

Suốt thời
gian làm
việc với
thân chủ

10

10


cấp cho
thân chủ,
em H
những kiến
thức để bảo
vệ bản thân
trong
những
trường hợp
bị bạo lực

Hỗ trợ thân
chủ tố cáo
hành vi vi
phạm pháp
luật, đao
đức của
chồng

tâm hỗ trợ
phụ nữ và
trẻ em bị
bạo lực gia
đình

Biện hộ,
kết nối với
chính
quyền địa
phương,
hội phụ nữ
để tố cáo
hành vi sai
trái của
chồng

trên

Nhân viên 1 tháng
xã hội, thân
chủ, em H,

công an địa
phương,
cán bộ hội
phụ nữ

11

Nhân viên
xã hội, thân
chủ, em H,
công an địa
phương,
cán bộ hội
phụ nữ

Thân chủ
đã tố cáo
hành vi sai
trái của
chồng và
người
chồng phải
chịu sự
trừng phạt
của pháp
luật

11




×