Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

XÁC ĐỊNH ĐỘNG THÁI CỦA HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.13 MB, 115 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TNTN

PHAN HOÀNG VŨ

XÁC ĐỊNH ĐỘNG THÁI CỦA HỆ SINH THÁI
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TNTN

PHAN HOÀNG VŨ

XÁC ĐỊNH ĐỘNG THÁI CỦA HỆ SINH THÁI
NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. VĂN PHẠM ĐĂNG TRÍ

2013



CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Xác định động thái của Hệ sinh thái nông
nghiệp tỉnh Bạc Liêu”, do học viên Phan Hoàng Vũ thực hiện theo sự hướng
dẫn của Ts. Văn Phạm Đăng Trí và Ths. Phạm Thanh Vũ. Luận văn đã báo
cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 24 tháng 10 năm 2013.

Ủy viên

Thư ký

Ts. Đỗ Văn Phú

Ts. Trần Thị Ngọc Sơn

Phản biện 1

Phản biện 2

Ts. Lê Tấn Lợi

Ts. Võ Quốc Tuấn

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

Ts. Văn Phạm Đăng Trí

PGs.Ts. Nguyễn Hiếu Trung


i


LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cá nhân và tổ chức đã
giúp đỡ tác giả tận tình trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gởi lời tri ân đến Ts. Văn Phạm Đăng Trí và Ths. Phạm
Thanh Vũ đã cung cấp những kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên
môn và tận tình hướng dẫn, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn dự án CLUES (Climate Change Affecting Land Use in the
Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping Systems) đã hỗ trợ kinh
phí và số liệu để tác giả hoàn thành luận văn tốt nhất.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả cán bộ trường Đại học Cần Thơ đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo cao học để tác
giả hoàn thành tốt công việc học tập.
Cảm ơn thầy cô Bộ môn Tài nguyên đất đai, Trường Đại học Cần Thơ đơn vị trực tiếp quản lý và đào tạo ngành đã giúp đỡ và truyền dạy kinh
nghiệm, kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn quý lãnh đạo, các cán bộ Sở, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn các huyện, thành phố của tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ, cung cấp số liệu
cần thiết để tác giả hoàn thành tốt các kết quả nghiên cứu.
Sau cùng tác giả chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cha, mẹ, các
em đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tinh thần cho tác giả hoàn thành tốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Gia đình là chổ dựa vững chắc
giúp tác giả vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và công viêc.

Chân thành cảm ơn!
Phan Hoàng Vũ

ii



TÓM TẮT
Phân vùng sinh thái nông nghiệp là cơ sở để bố trí sản xuất nông nghiệp
hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện nhằm
đánh giá xu hướng thay đổi và dự đoán các phân vùng sinh thái nông nghiệp
tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030. Qua đó, định hướng, bố trí sản xuất nông nghiệp
thích hợp cho hiện tại và đề xuất các phương án dưới điều kiện biến đổi khí
hậu. Đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá với sự tham gia của chuyên gia
và người dân (PRA), phỏng vấn nông hộ qua phiếu điều tra nhằm xác định và
đánh giá sự thay đổi sử dụng đất, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp tỉnh Bạc Liêu. Thành lập bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp bằng
phương pháp chồng lắp các bản đồ đơn tính hiện tại, kết hợp kịch bản mô
phỏng xâm nhập mặn để dự đoán phân vùng sinh thái nông nghiệp trong tương
lai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Bạc Liêu được chia thành 3 vùng sinh thái
chính: ngọt, mặn và lợ. Mô phỏng đến năm 2030 cho thấy, vùng ngọt ổn định
do có đê bao khép kín, hệ thống thủy lợi tưới, tiêu hoàn chỉnh. Vùng mặn và
vùng lợ biến động theo hai hướng khác nhau, diện tích vùng mặn tăng thì diện
tích vùng lợ giảm và ngược lại. Điều kiện sinh thái đến năm 2030 cho thấy,
sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu phát triển thuận lợi theo hướng tăng
diện tích tôm và giảm diện tích lúa (kịch bản 1 và 2), kéo theo nhiều thay đổi
về giá trị kinh tế, nhu cầu lao động và chất lượng môi trường. Nghiên cứu cho
thấy, đây là cơ sở hỗ trợ quyết định trong định hướng, hoạch định chính sách,
bố trí sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững với từng vùng sinh thái nông
nghiệp.

Từ khóa: sản xuất nông nghiệp, vùng sinh thái, xâm nhập mặn, nước
biển dâng, biến đổi khí hậu, Bạc Liêu
Tựa: Xác định động thái của Hệ sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu


iii


ABSTRACT
Agro-ecological zoning is a basis for the distribution of agricultural
production efficiency, consistent with natural conditions. The aims of this
study was to evaluate trends and predict changes in the agro-ecological zones
of Bac Lieu province toward 2030. The results support for the orientation,
proposed suitable distribution options for existing agricultural production
under climate change conditions. The study used the Participatory Rural
Appraisal method (PRA), household interviews through questionnaires and
assess land use changes as well as other factors affecting agricultural
production of Bac Lieu province. Map of agro-ecological zoning was
established by GIS method to overlap specialized maps including land
characteristic, in combined with salinity simulation scenarios to predict agroecological zones in the future.
Bac Lieu province was divided into 3 ecological sub-regions: freshwater,
salt water and brackishwater. The simulation of agro-ecological zoning
scenarios towards 2030 indicate that the freshwater ecology is stable due to
the existing closed dike, dam and irrigation systems completeness. Saline and
brackish ecology are dynamic regions vary in two different directions,
whereas the saline areas increased and the brackish areas reduced and vice
versa. The ecological conditions toward 2030 showed that agricultural
production of Bac Lieu has favorable for development towards the direction
of increasing the areas of shrimp and reducing rice cultivation areas (scenarios
1 and 2), which leads to many changes in economic values, labor demands and
environmental qualities. The result of research is a background basis of
decision support system in policy orientation, distribution production planning
towards sustainable agriculture by agro-ecological zone.
Keywords: agricultural, ecological, saltwater intrusion, sea level rise,

climate change, Bac Lieu
Title: Identify the dynamics of agricultural ecosystems in Bac Lieu
province

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của dự án CLUES (Climate Change
Affecting Land Use in the Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping
Systems). Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho
dự án.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Phan Hoàng Vũ

v


MỤC LỤC
Chấp thuận của hội đồng ............................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Abstract ....................................................................................................................... iv
Lời cam đoan................................................................................................................ v
Danh sách bảng ......................................................................................................... viii
Danh sách hình ............................................................................................................ ix

Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.1.1 Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
1.1.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 2
1.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1 Hệ sinh thái....................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm ....................................................................................................... 4
2.1.2 Đặc tính của hệ sinh thái ................................................................................ 4
2.2 Hệ sinh thái nông nghiệp .................................................................................. 6
2.2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 6
2.2.2 Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp ......................................................... 6
2.2.3 Động thái của hệ sinh thái nông nghiệp ......................................................... 7
2.2.4 Các yếu tố chính trong phân vùng sinh thái nông nghiệp .............................. 8
2.2.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng sinh thái nông nghiệp .................... 8
2.2.6 Diễn biến xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................ 10
2.2.7 Phương pháp luận trong phân tích hệ sinh thái nông nghiệp ....................... 14
2.3 Một số nghiên cứu phân vùng sinh thái ......................................................... 14
2.3.1 Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam ................................... 14
2.3.2 Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long .................... 17
2.3.3 Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản ven biển ĐBSCL ......................... 19
2.4 Khái quát vùng nghiên cứu ............................................................................ 21
2.4.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu ................................................................. 21
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu ...................................................... 25
2.4.3 Tiềm năng và lợi thế .................................................................................... 25
2.4.4 Khó khăn và hạn chế .................................................................................... 26

vi



CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .......................................... 27
3.1 Phương tiện .................................................................................................... 27
3.2 Phương pháp ................................................................................................... 27
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................. 27
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 28
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 32
3.2.4 Phương pháp so sánh ................................................................................... 32
3.2.5 Phương pháp phân vùng sinh thái nông nghiệp ........................................... 32
3.2.3 Phân tích động thái....................................................................................... 33
3.3 Quy trình thực hiện đề tài ............................................................................... 34
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 35
4.1 Đánh giá thay đổi sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000
đến 2010 ................................................................................................................ 35
4.1.1 Chuyển đổi diện tích và thay đổi phân bố sử dụng đất ................................ 35
4.1.2 Lịch sử thay đổi các mô hình canh tác chính ............................................... 37
4.2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu ..... 41
4.2.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 41
4.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 47
4.3 Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu
năm 2000 và 2010 ................................................................................................. 48
4.3.1 Xác định các yếu tố tự nhiên cho phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh
Bạc Liêu ................................................................................................................ 48
4.3.2 Bản đồ đơn vị sinh thái tỉnh Bạc Liêu ......................................................... 48
4.3.3 Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu .............................. 52
4.3.4 Thảo luận kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm
2000 và 2010 ......................................................................................................... 57
4.4 Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu trong
điều kiện biến đổi khí hậu ..................................................................................... 60

4.4.1 Kết quả lựa chọn yếu tố đầu vào cho phân vùng sinh thái nông nghiệp
tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện biến đổi khí hậu ..................................................... 61
4.4.2 Kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện
nước biển dâng 14 cm ........................................................................................... 64
4.4.3 Đánh giá chung kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp trong điều
kiện nước biển dâng 14 cm ................................................................................... 80
4.5 Giải pháp bố trí sản xuất nông nghiệp ............................................................ 82
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 84
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 84
5.2 Đề xuất ........................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 86
PHỤ CHƢƠNG ....................................................................................................... 89

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

Tựa bảng

Trang
Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình so với thời
kỳ 1980-1999
13
Các công cụ của PRA sử dụng trong nghiên cứu
30
Tổng hợp số phiếu phỏng vấn nông hộ theo từng mô hình
30
Diện tích các loại đất chính tỉnh Bạc Liêu năm 2000 và 2010
42
Đơn vị sinh thái tỉnh Bạc Liêu năm 2000
49
Đơn vị sinh thái tỉnh Bạc Liêu năm 2010
50
Đơn vị sinh thái tỉnh Bạc Liêu kịch bản nước biển dâng 14 cm trong
điều kiện khan hiếm nước ngọt
65
Đơn vị sinh thái tỉnh Bạc Liêu kịch bản nước biển dâng 14 cm trong
điều kiện nước ngọt ở mức trung bình
67
Đơn vị sinh thái tỉnh Bạc Liêu kịch bản nước biển dâng 14 cm trong
điều kiện nước ngọt về nhiều
69
Kết quả điều tra nông hộ về năng suất, lợi nhuận và nhu cầu lao động
của mô hình canh tác chính tỉnh Bạc Liêu
75

viii



DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3.1
3.2
3.3
3.4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15

4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23
4.24

Tựa hình
Trang
Vị trí tỉnh Bạc Liêu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2
Mô hình hệ sinh thái nông nghiệp
6
Mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông nghiệp
8
Chuỗi dây chuyền tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
lên hệ sinh thái, sản xuất và đời sống
9
Kịch bản nước biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam
12
Chiều sâu xâm nhập mặn đến năm 2030 trên các sông chính
13
Bản đồ phân vùng sinh thái Việt Nam trên đất liền
15
Bản đồ vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
18
Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu

22
Bản đồ đơn vị nước tự nhiên tỉnh Bạc Liêu
27
Thực hiện PRA đối với nhóm cán bộ quản lý nông nghiệp
29
Vị trí thực hiện PRA và phỏng vấn nông hộ
31
Sơ đồ các bước thực hiện đề tài
34
Diện tích các kiểu sử dụng đất chính tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000 2005 - 2010
35
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu năm 2000 và năm
2010
36
Sơ đồ thay đổi các mô hình sản xuất tỉnh Bạc Liêu vùng Bắc QL1A
38
Sơ đồ thay đổi các mô hình sản xuất tỉnh Bạc Liêu vùng Nam
QL1A
39
Trọng số các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình canh
tác của người dân tỉnh Bạc Liêu
42
Bản đồ đất tỉnh Bạc Liêu năm 2000 và năm 2010
43
Bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bạc Liêu năm 2000 và năm 2010
45
Diện tích nhiễm mặn theo thời gian năm 2000 và 2010 tỉnh Bạc
Liêu
46
Diện tích nhiễm mặn theo độ mặn năm 2000 và 2010 tỉnh Bạc Liêu

46
Trọng số các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp của người dân tỉnh Bạc Liêu
47
Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm 2000
53
Chú dẫn phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm 2000
54
Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm 2010
55
Chú dẫn phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm 2010
56
Diện tích các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu năm
2000 và 2010
57
Đập tạm ngăn mặn mùa khô (huyện Hồng Dân)
58
Bản đồ mô phỏng xâm nhập mặn tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện
khan hiếm nước ngọt
62
Bản đồ mô phỏng xâm nhập mặn tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện
nước thượng nguồn ở mức trung bình
63
Bản đồ mô phỏng xâm nhập mặn tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện
nước ngọt về nhiều
64
Diện tích thay đổi các tiểu vùng sinh thái theo từng kịch bản
72
Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo KB1
73

Chú dẫn phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo KB1
74
Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo KB2
76
Chú dẫn phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo KB2
77

ix


4.25
4.26
4.27
4.28

Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo KB3
Chú dẫn phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo KB3
Biểu đồ biến động các yếu tố sản xuất chính theo từng kịch bản
So sánh diện tích lúa tỉnh Bạc Liêu từng kịch bản và diện tích được
giao

x

78
79
81
82


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ĐBSCL
HSTNN
PVSTNN
PRA
KIP
SSI
QL1A
KB1
KB2
KB3
VNĐ

TiếngAnh

Participatory Rural
Appraisal
Key Informant Panel
Semi Structured
Interviews

Tiếng Việt
Đồng bằng sông Cửu Long
Hệ sinh thái nông nghiệp
Phân vùng sinh thái nông nghiệp
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia
Phương pháp hỏi thông tin những người am
hiểu
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Quốc lộ 1A

Kịch bản phân vùng sinh thái nông nghiệp
trong điều kiện hạn
Kịch bản phân vùng sinh thái nông nghiệp
trong điều kiện bình thường
Kịch bản phân vùng sinh thái nông nghiệp
trong điều kiện nước ngọt về nhiều
Việt Nam đồng

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời. Ngày
nay, quá trình thực hiện công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ; tuy nhiên, ngành
nông nghiệp vẫn là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế của đất nước; ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho
56,8% người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia
(Trần Tiến Khai, 2007a). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được
xem là vùng nông nghiệp quan trọng, góp phần đáng kể đến an ninh lương
thực và xuất khẩu của quốc gia. Hàng năm, vùng này đóng góp khoảng 53%
tổng sản lượng lúa, 59% sản lượng thủy sản và 36% diện tích cây ăn trái của
cả nước (Tổng cục Thống kê, 2011). Cùng với chất lượng nông sản cũng như
năng suất, sản lượng tăng nhanh trong những năm gần đây thì vùng ĐBSCL
cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện tự nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào
cho sản xuất tăng cao, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình đô
thị hóa. Tất cả tạo nên áp lực lớn cho sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL,
trong đó có tỉnh Bạc Liêu.
Bạc Liêu là tỉnh nằm ở bờ biển Đông Nam, hạ nguồn sông Mê-Kông có
80% dân số sống bằng nghề nông, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất

nông nghiệp. Theo các nghiên cứu gần đây, Bạc Liêu bị đe dọa nghiêm trọng
bởi sự thay đổi điều kiện tự nhiên. Không riêng sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản bị tổn thương mà cả cuộc sống của hàng trăm ngàn người dân
bị ảnh hưởng. Vì lợi ích kinh tế và tăng dân số đã khiến người dân sử dụng
quá mức nguồn tài nguyên. Sự thay đổi lượng mưa cùng với nước biển dâng
cũng đã làm cho xâm nhập mặn lấn sâu đến 70 km vào trong đất liền và mất
mát mùa màng (GIZ, 2012).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác động của điều kiện tự
nhiên. Chính vì vậy, Nhà nước và nông dân đã chuyển đổi nhiều kiểu sử dụng
đất đai cho phù hợp với điều kiện của từng thời kỳ biến động. Việc chuyển đổi
này chủ yếu đối phó với khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hiện tại, chưa
quan tâm đến diễn biến của điều kiện tự nhiên, đặc tính sinh thái của vùng sản
xuất và mối quan hệ chia sẽ nguồn lợi giữa các vùng với nhau (Nhan, D.K., et
al., 2011). Để sử dụng đất đai bền vững và hiệu quả thì việc đánh giá sự thay
đổi hiện trạng sử dụng đất đai theo thời gian và không gian; xác định mối quan
hệ của các yếu tố tác động lên vùng sinh thái là việc làm có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tại tỉnh Bạc
Liêu.
1


Đề tài Xác định động thái của Hệ sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu
được thực hiện nhằm đánh giá tổng quan về các điều kiện đất, nước, khí hậu
theo thời gian; làm nền tảng cho việc bố trí sản xuất phù hợp, ứng phó được
diễn biến bất thường do điều kiện thời tiết gây ra.

Hình 1.1: Vị trí tỉnh Bạc Liêu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên đất đai, 2012)

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

1.1.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu làm cơ sở tham khảo cho công tác quản lý, sử dụng hiệu quả
đất đai tại địa phương, giúp cơ quan Nhà nước và người nông dân lựa chọn mô
hình canh tác hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái hiện tại và tương lai,
nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định sự thay đổi sử dụng đất đai và nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi của các kiểu sử dụng đất đai chính tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2000
đến 2010.
- Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu quá khứ (năm 2000) và
hiện tại (năm 2010).
- Phân vùng sinh thái nông nghiệp trong tương lai theo diễn biến của
điều kiện tự nhiên và đề xuất các kiểu sử dụng đất đai phù hợp với từng vùng
sinh thái nông nghiệp cụ thể.

2


1.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá sự thay đổi sử dụng đất đai tỉnh Bạc Liêu từ năm 2000 đến
năm 2010. Xác định cơ cấu sử dụng đất đai và lịch thời vụ của các mô hình
canh tác chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất
đai.
- Phân vùng sinh thái nông nghiệp, thành lập bản đồ vùng sinh thái nông
nghiệp cho tỉnh Bạc Liêu.
1.3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: sử dụng số liệu từ năm 2000 đến năm 2010 và các kịch bản
thay đổi xâm nhập mặn đến năm 2030 (mực nước biển dâng 14 cm) để phân
tích và đưa ra kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp.

- Địa điểm: đề tài tập trung nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu - nơi có nhiều
mô hình sản xuất nông nghiệp mặn, lợ, ngọt; chịu tác động của nhiều yếu tố
như xâm nhập mặn, công trình thủy lợi…; tác động của môi trường thay đổi
trong tương lai ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp và điều kiện sản xuất.
- Đối tượng: tập trung phân tích, tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến thay
đổi sử dụng đất đai và vùng sinh thái nông nghiệp (không nghiên cứu đối với
đất phi nông nghiệp); xem xét các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội; đặc biệt là
ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến việc phân vùng sinh thái.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hệ sinh thái
2.1.1 Khái niệm
Hệ sinh thái đã được nghiên cứu và các khái niệm về hệ sinh thái ra đời ở
cuối thế kỷ thứ XIX dưới các tên khác nhau như “Sinh vật quần lạc”, “Sinh vật
địa quần lạc”. Cụm từ “Hệ sinh thái” (ecosystem) được Tansley nêu ra vào
năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ
bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo. Cụm từ “Hệ
sinh thái” còn bao gồm từ những hệ cực bé (microecosystem), đến các hệ lớn
như một khu rừng, cánh đồng rêu, biển và đại dương, và hệ cực lớn như sinh
quyển (Vũ Trung Tạng, 2001).
Theo Nguyễn Văn Tuyên (2000), hệ sinh thái là một đơn vị thống nhất
bao gồm quần xã sinh vật và môi trường xung quanh có tác động qua lại với
nhau. Quần xã sinh vật tương tác với môi trường vật lý bằng các dòng năng
lượng và vật chất tạo nên cấu trúc dinh dưỡng, chu trình tuần hoàn vật chất
giữa thành phần hữu sinh và vô cơ.
Hệ sinh thái được phân chia ngoài không gian địa lý thành các vùng sinh

thái. Vùng sinh thái là một vùng có không gian địa lý nhất định với những
điều kiện tương đối đồng nhất (khí hậu, đất đai, thảm thực vật) (Bộ Tài
nguyên - Môi trường và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, 2013).
Tóm lại, hệ sinh thái là một hệ thống tương đồng về các điều kiện tự
nhiên, môi trường và các sinh vật sinh sinh sống trên môi trường đó. Hệ sinh
thái tồn tại gắn bó và có sự tác động qua lại giữa các sinh vật với nhau và giữa
sinh vật với môi trường. Một hệ sinh thái được xác định ngoài thực địa tạo
thành vùng sinh thái và các phân cấp sinh thái nhỏ hơn.
2.1.2 Đặc tính của hệ sinh thái
Nghiên cứu về đặc tính của hệ sinh thái, theo GIZ Bạc Liêu (2013), có 5
đặc tính cơ bản sau:
a) Đặc tính về cấu trúc
Hệ sinh thái được tạo thành bởi hai nhóm thành phần chủ yếu:
- Các quần xã sinh vật (sinh vật cảnh): thực vật, động vật, vi sinh vật với
các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng;
- Các nhân tố ngoại cảnh (sinh thái cảnh): khí hậu, đất, nước.
4


b) Đặc tính về chức năng
Sự trao đổi vật chất và năng lượng liên tục giữa môi trường vật lý và
quần xã sinh vật. Trong tự nhiên có hai loại hệ thống: kín và hở. Ở hệ thống
kín, vật chất và năng lượng chỉ trao đổi trong nội bộ hệ thống. Ngược lại,
trong hệ sinh thái tự nhiên, sự trao đổi năng lượng và vật chất qua lại giữa các
thành phần hữu sinh và vô sinh không chỉ xảy ra trong nội bộ hệ thống mà còn
đi qua ranh giới của hệ thống.
Ví dụ: Vật chất và năng lượng chứa trong phần thân cây gỗ được đưa ra
khỏi rừng thông qua khai thác đến các hệ sinh thái nông nghiệp và thành thị.
c) Đặc tính phức tạp
Đặc tính này là kết quả của mức hợp nhất cao của các thành phần sinh

vật. Đây là đặc tính vốn có của hệ sinh thái. Tất cả những điều kiện và sự kiện
xảy ra trong hệ sinh thái đều được ấn định bởi rất nhiều sinh vật.
d) Đặc tính tƣơng tác và phụ thuộc qua lại
Sự liên kết của các thành phần vô sinh và hữu sinh trong một hệ sinh thái
hết sức chặt chẽ. Tính chặt chẽ biểu hiện ở chỗ sự biến đổi của bất kỳ thành
phần nào cũng sẽ gây ra sự biến đổi tiếp theo của hầu hết các thành phần khác.
Sau đó, các thành phần bị biến đổi này lại tác động ngược trở lại (hay phản hồi
trở lại) thành phần gây ra biến đổi ban đầu. Có hai loại tác động: tiêu cực và
tích cực.
Ví dụ về tác động tiêu cực: khai thác chọn những cây thành thục chỉ làm
rừng bị biến đổi ít. Sau khi ngừng khai thác thì rừng lại phục hồi trở lại. Ví dụ
về tác động tích cực: khai thác trắng trên đất dốc, thành phần đất nhiều cát sẽ
làm rừng bị biến đổi lớn, đất bị xói mòn hoặc dịch chuyển. Sau khi ngừng khai
thác thì rừng không thể phục hồi trở lại.
e) Đặc tính biến đổi theo thời gian
Hệ sinh thái chỉ là một hệ ổn định tương đối theo thời gian. Các hệ sinh
thái không phải là hệ thống tĩnh, các hệ bất biến. Ngược lại, bởi vì hai quá
trình trao đổi vật chất và năng lương liên tục diễn ra trong hệ sinh thái, nên
toàn bộ cấu trúc và chức năng của hệ thống chịu sự biến đổi theo thời gian.
Thông qua sự biến đổi lâu dài, các hệ sinh thái được phức tạp dần trong quá
trình tiến hóa.

5


2.2 Hệ sinh thái nông nghiệp
2.2.1 Khái niệm
Theo Đào Thế Tuấn (1984), hệ sinh thái nông nghiệp là một vùng sản
xuất nông nghiệp, trong đó bao gồm các hệ thống thành phần là trồng trọt,
chăn nuôi, ngành nghề và hệ thống dân cư tồn tại trong mối quan hệ qua lại

với nhau thông qua các quá trình trao đổi năng lượng và vật chất (Hình 2.1).

Hình 2.1: Mô hình hệ sinh thái nông nghiệp (Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1984)

2.2.2 Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ quả của sự cải tạo, biến đổi các hệ sinh
thái tự nhiên của con người. Vì vậy giữa hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ
sinh thái tự nhiên khó phân biệt ranh giới một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, theo Cao Liêm và ctv. (1998) giữa các hệ sinh thái tự nhiên
và các hệ sinh thái nông nghiệp vẫn có những khác biệt cơ bản sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên có mục đích chủ yếu kéo dài sự sống của các
loài. Trái lại các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con người các
sản phẩm của cây trồng vật nuôi. Sự sống của sinh vật trong hệ sinh thái nông
nghiệp bị quy định bởi con người.
- Hệ sinh thái tự nhiên có sự trả lại hầu như hoàn toàn khối lượng chất
hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống cho đất, chu trình vật
chất khép kín. Ở các hệ sinh thái nông nghiệp, vật chất bị lấy đi khỏi hệ sinh
thái để cung cấp cho con người, vì vậy chu trình vật chất hở.
- Các hệ sinh thái tự nhiên có sự tự phục hồi lớn, có quá trình phát triển
lịch sử. Trái lại hệ sinh thái nông nghiệp là các hệ sinh thái thứ cấp do con
6


người phục hồi, khi con người biết nuôi trồng mới có hệ sinh thái nông
nghiệp.
- Hệ sinh thái tự nhiên thường đa dạng và phức tạp về thành phần loài
thực vật và động vật, còn các hệ sinh thái nông nghiệp thường có số lượng loài
cây trồng, vật nuôi rất đơn giản. Hệ sinh thái nông nghiệp ứng với giai đoạn
đầu của quá trình diễn thể của hệ sinh thái, là hệ sinh thái trẻ cho năng suất
cao nhưng lại không ổn định, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá hoại (Đào Thế

Tuấn, 1984).
2.2.3 Động thái của hệ sinh thái nông nghiệp
Động thái của hệ sinh thái nông nghiệp biểu hiện trên hai mặt: (1) thay
đổi trong thành phần và cấu trúc của các quần thể sinh vật; (2) thay thế thành
phần quần thể sinh vật chủ đạo (Trần Đức Viên và ctv., 2004).
Sự thay đổi quần thể sinh vật có hai loại:
- Thay đổi theo mùa: quần thể thực vật ở ruộng cây trồng do con người
tạo nên bằng cách gieo trồng. Từ lúc gieo cho đến lúc thu hoạch, cấu trúc của
quần thể cây trồng thay đổi kéo theo sự thay đổi của các quần thể sống khác
(cỏ dại, sâu bệnh…). Những thay đổi này do điều kiện khí tượng mùa vụ, sự
tác động của con người và đặc tính sinh học của cây trồng quyết định.
- Thay đổi theo năm: do điều kiện khí tượng không giống nhau nên cấu
trúc quần thể cây trồng và các sinh vật sống khác cũng thay đổi. Sự sinh
trưởng của cây trồng, thành phần cỏ dại, sâu bệnh thay đổi tùy theo năm nóng
hay năm lạnh, hạn hay ẩm.
Thay thế quần thể sinh vật là do tác động của con người: thay đổi cơ cấu
cây trồng, hệ thống luân canh, các biện pháp kỹ thuật. Hoặc là do bản thân cây
trồng làm thay đổi tính chất đất, điều kiện sinh sống tự nhiên. Việc thay đổi
các biện pháp canh tác như tưới nước, cải tạo đất, cơ giới hóa, phương pháp
phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại cũng dẫn đến sự thay đổi hệ thống cây trồng hay
phương thức luân canh.
Động thái của hệ sinh thái nông nghiệp do Trần Đức Viên và ctv. (2004)
phân tích có bàn luận đến vấn đề khí tượng tự nhiên. Nhưng tập trung nhấn
mạnh sự tác động qua lại giữa các quần thể sinh vật trong hệ sinh thái. Tác
động qua lại này làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hoặc làm biến đổi
các quần thể sống khác theo cả hai hướng tốt và xấu.
Tuy nhiên, trên thực tế động thái của hệ sinh thái nông nghiệp còn chịu
tác động rất lớn từ sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu… làm thay đổi
môi trường sống. Và tất yếu, hệ thống nông nghiệp sẽ thay đổi theo cho phù
7



hợp với môi trường mới (Hình 2.2). Như vậy, các yếu tố tự nhiên là thành
phần tác động lớn đến sự thay đổi của hệ sinh thái nông nghiệp theo thời gian.

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông nghiệp

2.2.4 Các yếu tố chính trong phân vùng sinh thái nông nghiệp
Phân vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ bản dựa vào các yếu tố tự nhiên
và cơ cấu sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi…) của khu vực nghiên
cứu. Tùy theo đặc điểm cụ thể, yêu cầu, mức độ đánh giá, chính sách, đặc
điểm kinh tế - xã hội của từng vùng sẽ ưu tiên lựa chọn yếu tố đầu vào khác
nhau.
Theo Lê Sâm và ctv. (2008) và Lê Huy Bá (2010) cơ sở khoa học phân
vùng sinh thái là dựa vào các nhân tố: đất (nhóm đất, loại đất, địa hình); nước
(tính chất, đặc điểm nguồn nước, chế độ thủy triều, dòng chảy); khí hậu (mưa,
nắng, nhiệt độ, gió, bão); hiện trạng sử dụng đất đai (hệ thống cây trồng, vật
nuôi, thảm thực vật).
2.2.5 Tác động của biến đổi khí hậu đến vùng sinh thái nông nghiệp
Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, con người chỉ chủ động đưa vào sản
xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã được thuần hoá. Do đó hệ sinh thái
nông nghiệp thường kém đa dạng sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh
thái tự nhiên. Và đó cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn
định của các hệ sinh thái nông nghiệp, làm chúng bị tác động mạnh hơn của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
8


Lưu vực sông Mê-Kông được đánh giá là nơi có hệ sinh thái và đa dạng
sinh học lớn thư hai trên thế giới, chỉ đứng sau lưu vực sông Amazone (WWF,

2004). Trong đó, ĐBSCL được đánh giá là vùng đất ngập nước lớn nhất và hệ
sinh thái đa dạng của Việt Nam (Tuan, L.A. and W. Guido, 2007). Tuy nhiên,
hệ sinh thái vùng ĐBSCL khá nhạy cảm với các biến động của thời tiết và
động thái, cũng như chất lượng nguồn nước. Trên 70% dân số nông thôn có
đời sống phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời tiết và chất lượng của nguồn
nước tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp (Lê Anh Tuấn và Nguyễn Văn
Bé, 2008).
Theo Lê Anh Tuấn (2009), biến đổi khí hậu sẽ tác động đến toàn bộ hệ
sinh thái, làm suy giảm cả chất lượng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội
(Hình 2.3).

Hình 2.3: Chuỗi dây chuyền tác động của biến đổi khí hậu và nước biển
dâng lên hệ sinh thái, sản xuất và đời sống (Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2009)

9


Kết quả dẫn đến ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng rất rõ và có thể dự đoán
được trong tương lai:
- Nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng,
Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ
bị ảnh hưởng, làm phá vỡ sự bền vững, một số loài sinh vật sẽ bị tiêu diệt.
- Diện tích canh tác nông nghiệp như lúa, màu, cây ăn trái, nuôi trồng
thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng bị suy giảm. Điều đó có thể đe
dọa đến an ninh lương thực quốc gia.
- Nông dân, ngư dân, diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu tổn
thương nặng nề do thiếu hụt ngồn tài nguyên, thiếu khả năng tài chính, thiếu
điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi thời tiết,
khí hậu.
- Dự kiến sẽ có sự dịch chuyển dòng di cư của nông dân ở các vùng ven

biển bị tác động nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đô thị
xa vùng biển. Điều này khiến các kế hoạch quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự
xã hội phức tạp hơn, môi trường đô thị bị ảnh hưởng xấu do sự gia tăng dân số
cơ học.
2.2.6 Diễn biến xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
a) Chế độ xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Lê Sâm (2003), phạm vi ảnh hưởng xâm nhập mặn ở ĐBSCL
chiếm khoảng trên 50% diện tích toàn đồng bằng gồm các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Trên
cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên về khí tượng, thủy văn, địa hình, hệ thống
thủy lợi ĐBSCL được chia thành 4 vùng để khảo sát điều tra xâm nhập mặn:
- Vùng cửa sông Cửu Long gồm các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh
và một phần tỉnh Sóc Trăng. Trong mùa kiệt, nguồn nước ngọt duy nhất vào
ĐBSCL và chảy ra 8 cửa sông là lưu lượng của sông Mê-Kông. Chế độ thủy
văn của sông chịu sự chi phối mạnh của thủy triều biển Đông và chế độ nước
thượng nguồn. Từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm lưu lượng thượng nguồn về
khá ít (ít nhất vào tháng 4), tạo điều kiện thuận lợi cho nước mặn xâm nhập
sâu vào dòng chính và kênh rạch nội đồng.
- Vùng ven sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An. Nguồn mặn xâm nhập vào
hai sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông thông qua cửa sông và các kênh rạch
nối với hai sông này để xâm nhập sâu vào nội đồng. Chế độ thủy văn cả hai
sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông là chính. Mùa
cạn lượng nước từ thượng nguồn (biên giới Việt Nam - Campuchia) chảy về
10


đồng bằng ít đã tạo cho thủy triều xâm nhập sâu vào nội đồng. Nguồn xâm
nhập mặn từ biển Đông vào vùng phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa đầu vụ.
Thời gian mặn nhất thường xuất hiện vào tháng 3, 4 và đầu tháng 5.
- Vùng ven biển Tây gồm tỉnh Kiên Giang và một phần tỉnh Cà Mau.

+ Khu vực từ Cái Sắn đến Hà Tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều
biển Tây, đồng thời có nước sông Hậu bổ sung nên khi triều lên độ mặn lớn,
khi triều xuống độ mặn giảm. Biên độ mặn lớn thường xảy ra vào ngày triều
cường trong tháng.
+ Khu vực từ Cái Sắn đến sông Cái Lớn chịu ảnh hưởng trực tiếp triều
biển Tây, nước sông Hậu bổ sung nhiều so với khu vực 1 nên mặn đã được
pha loãng.
+ Khu vực từ sông Cái Lớn đến sông Ông Đốc mang tính đặc thù của
vùng ven biển Tây, chịu ảnh hưởng mặn từ biển Tây đặc biệt qua hệ thống
sông Cái Lớn, sông Ông Đốc và mặn bổ sung sang từ phía Bắc kênh xáng
Phụng Hiệp, diễn biến mặn ở đây khá phức tạp.
- Vùng bán đảo Cà Mau gồm các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Nguồn nước mặn chính xâm nhập vào các kênh rạch vùng trung tâm bán đảo
Cà Mau là từ phía biển Đông thông qua sông Mỹ Thanh, Gành Hào và nguồn
mặn xâm nhập từ phía biển Tây qua sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, Cái Bé và
các kênh Rạch Sỏi, Nước Mặn, Chắc Băng, Cán Gáo. Nguồn ngọt chủ yếu của
vùng trung tâm bán đảo Cà Mau là từ sông Hậu thông qua các kênh trục: kênh
xáng Phụng Hiệp, kênh Lai Hiếu, kênh Xà No, Ô Môn.
b) Dự báo xâm nhập mặn
Ba kịch bản nước biển dâng (phát thải thấp, trung bình và cao) do biến
đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) xây dựng chia vùng
ven biển của Việt Nam thành 7 khu vực (Hình 2.4):
- Móng Cái đến Hòn Dấu (I);
- Hòn Dấu đến Đèo Ngang (II);
- Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân (III);
- Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh (IV);
- Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà (V);
- Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau (VI) và
- Mũi Cà Mau đến Hà Tiên (VII).


11


Theo kịch bản phát thải thấp, vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven
biển Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 49 - 64 cm.

Hình 2.4: Kịch bản nước biển dâng cho các khu vực ven biển Việt Nam
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)

Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn
dải ven biển Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73 cm. Riêng khu
vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có mực nước biển tăng nhiều hơn so với các
khu vực khác (Bảng 2.1).
Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven
biển Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 78 - 95 cm; mực nước biển
khu vực Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa 105 cm.

12


×