Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

chinh phu ngam Đặng Trần Côn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.78 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
----------

Bài thuyết trình
MÔN VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX

ĐỀ TÀI:

NỖI NIỀM KHAO KHÁT HẠNH PHÚC TRONG
TÁC PHẨM CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
CỦA ĐẶNG TRẦN CÔN

Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS. TS. LÊ THU YẾN
Thực hiện: NHÓM 4

1.
2.
3.
4.
5.

Đinh Xuân Cương
Nguyễn Hồng Lê
Bùi Thị Minh Ngọc
Nguyễn Quốc Quỳnh
Hoàng Yến

K40.606.005
K40.606.020


K40.606.030
K40.606.038
K40.606.126

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2017


MỤC LỤC


DẪN NHẬP
Chinh phụ ngâm khúc là một trong những tác phẩm tiêu biểu được viết bằng
chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Tác
phẩm là thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 476 câu thơ. Các câu thơ trong bài
dài ngắn khác nhau, theo thể trường đoản cú, câu dài nhất khoảng 12, 13 chữ, câu
ngắn chỉ 3, 4 chữ.
Tác phẩm được Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng năm 1741 giai đoạn sơ
kỳ Cảnh Hưng , đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh
xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước
chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi
nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con,
vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động
của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm
rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ
Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn
trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến
phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa
đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.

Trong bài thuyết trình trước, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu tác phẩm này
qua góc nhìn: “Chinh phụ ngâm- Tiếng nói ủng hộ chiến tranh hay phản chiến” để
cùng nhau đưa ra những nhận định và kết luận có liên quan đến nội dung và tinh
thần chung của tác phẩm. Trong bài thuyết trình này, tiếp thu những thành quả đã
làm được từ nhóm 3, nhóm chúng tôi sẽ đi phân tích và tìm hiểu về “Nỗi niềm khao
khát hạnh phúc trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn”.


1. TÌM HIỂU CHUNG:
1.1. Tác giả
Đặng Trần Côn nguyên là con cháu họ Trần, sinh vào khoảng từ (1705-1720)
cùng thời với bà Đoàn Thị Điểm (1705) và ông Phạm Đình Dư (cha Phạm Đình
Hổ) - thuộc dòng dõi của Băng Hổ tướng công Trần Nguyễn Đán (ngoại tổ Nguyễn
Trãi). Có Viễn tổ là Trần Cẩn, người làng Thái Bạt, huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai,
tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Trần Cẩn sinh năm 1422, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ sửu,
hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), «người từng phục mệnh đi sứ Trung Quốc. Năm
1498 đời vua Lê Hiến Tông làm Lại bộ Hiệp thư sung chức Đề điệu (Quan chấm
trường). Năm 1511, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3, do người cháu Trần Cẩn là Trần
Tuân làm loạn, bị Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản giết, con cháu phải giấu biệt tông
tích, di cư đến nơi khác, đổi sang họ Đặng.
Theo gia phả họ Trần ở Thượng Đình hiện nay và Gia phả họ Hồng ở Kim Lũ
(Thanh Trì) chép Đặng Trần Côn nguyên trước ở Thịnh Hào (Hải Hưng), sau mới
nhập tịch về xã Nhân Mục Cựu, xóm Hạ Đình (nay thuộc phường Hạ Đình, quận
Thanh Xuân, Hà Nội); khi còn trẻ Đặng Trần Côn đã nổi tiếng ham học và học giỏi,
được liệt vào hàng “Thanh Trì Tứ hổ” ngày ấy gồm: Côn - Điền - Đẩu - Hiên (Đặng
Trần Côn, Hồng Điền, Trương Nguyễn Đẩu, Nguyễn Hiên).
Ông sinh đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Cương xưng chúa, cầm quyền,
phong tước An Đô Vương. Lúc bấy giờ trong thành Thăng Long thường có hỏa
hoạn có lệnh cấm lửa. Nhưng ông là người hiếu học nên đã đào hầm chong đèn, học
suốt canh khuya. Ông ưa ngâm vịnh, nghe bà Đoàn Thị Điểm hay chữ, hay thơ, bèn

làm một bài thơ đến yết kiến bà. Bà xem thơ, cười mà bảo rằng: "nên học thêm sẽ
làm thơ". Tiên sinh lấy làm thẹn, về ra sức nghiên tinh đàn tứ.
Về sau ông thi Hương đỗ Giải nguyên (khoảng từ năm 1726 đến 1738) nhưng
vào đến thi Hội thì hỏng. Từ đó, ông không chịu ràng buộc vào thi cử nữa, nhậm
chức Huấn đạo ở một huyện, sau đó được bổ làm Tri huyện Thanh Oai, trấn Sơn
Tây đầu thời Cảnh Hưng (1740-1786). Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự
sử đài Chiếu khám là một chức quan nhỏ (hàm Tòng Bát phẩm) rồi nghỉ hưu, dạy


học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỳ ở làng Hạ Đình. Học trò của ông nhiều người đỗ
đạt cao.
Đặng Trần Côn đã sống trong một giai đoạn lịch sử cực kỳ nhiễu nhương, vào
đời Hậu Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh
thú nhiều nơi, đã diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, xúc cảm làm bài "Chinh Phụ
Ngâm", bởi vậy, tác phẩm "Chinh Phụ Ngâm" ra đời đã nói lên lòng oán ghét chiến
tranh phi nghĩa, ước mơ đoàn tụ trong hạnh phúc của những lứa đôi. Đây là tác
phẩm giàu tính nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và có địa vị văn học lịch
sử đặc biệt trong nền văn học cổ ở nước ta. Các tác phẩm của ông đều bằng chữ
Hán, ngoài Chinh phụ ngâm khúc, còn nhiều tác phẩm như: Phủ chưởng tân
thư, Yêu hưởng thưởng xuân thiếp, Lãn Trai di thảo, Hạ Nguyễn quý hầu cập đệ gia
môn vinh thịnh tự và Đề Tiêu Tương bát cảnh đồ thi thảo...
Ông mất vào khoảng năm 1745, lúc đó chưa đến 40 tuổi và được chôn cất ở
làng Nhân Mục, nay thuộc tổ dân phố số 5, khu dân cư số 3, phường Hạ Đình. Năm
1989, Di tích Lăng Mộ Danh nhân Đặng Trần Côn được Bộ văn hóa xếp hạng Di
tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Danh nhân văn hóa Đặng Trần Côn là người có cống hiến to lớn đối với nền
văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa
Việt Nam. Tên tuổi ông luôn sống mãi trong niềm tự hào của mỗi người dân Hà Nội
1.2. Tác phẩm
Theo các nhà khảo cứu miền Bắc cũng như miền Nam trước đây, Chinh phụ

ngâm được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1972. lịch triều hiến
chương loại chí (Phan Huy Chú) có ghi rõ: "Sách chinh phụ ngâm là do Hương
cống Đặng Trần Côn soạn, nhân đầu đời Cảnh Hưng việc binh nổi dậy, người ta đi
đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà ra". đây cũng là thời kì rối ren có những
diễn biến quan trọng trong lịch sử nước ta. Việt sử thông giám cương mục chép:
"Đời vua Lê Ý Tông (1735-1740) trong lúc Trịnh Giang cầm quyền, chính sự hư
hỏng, thuế khóa nặng nề, lòng người ước ao sự hoan lạc." (…) Ở Ninh Xá là
Nguyễn Tuyền, Nguyễn Cừ, ở Mộ Trạch có Ngô Trác Oánh… tốp to tốp nhỏ nổi lên
khắp nơi khởi binh xưng vị hiệu… Dân chúng miền Đông Nam vác cầy cuốc, mang


gậy gộc đi theo… Đám nhiều có hàng vạn, đám ít cũng kể hàng nghìn"… Đó là
nông dân nổi dậy. Chính quyền phong kiến đối phó khẩn trương: "Tăng cường lực
lượng phòng thủ, thường xuyên tuần hành ở những nơi hiểm yếu và tuyển thêm binh
lính ở các trấn để bộ sung vào bộ máy đàn áp…" Đồng thời hạ lệnh cho "các lộ
Sơn Tây, Thanh Hóa đều phải đặt những đồn hỏa hiệu trên các đỉnh núi, cùng dân
sở tại ngày đêm canh giữ, hễ có biến động là đốt lửa báo hiệu".
Tiếp theo là những cuộc hành quân đánh dẹp không phải một nơi, cũng không
phải một lần. Chiến tranh xảy ra liên miên. Đốt phá, giết chóc không ngừng. Nhân
dân đã khốn khổ thì nay lại càng khốn khổ hơn. Đau thương, li tán chẳng chừa một
tầng lớp nào. Như vậy, xét về nội dung, Chinh phụ ngâm đã in dấu ấn của thời đại
lúc bấy giờ, một thời đại của nông dân khởi nghĩa và chiến tranh đàn áp của chính
quyền Lê, Trịnh.
Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng
cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang
chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công
lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.
Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến
phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa
đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây. Người

chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người
chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau
buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng.
Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi
đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến
cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.


1.3. Dịch giả
Bàn về dịch giả của Chinh Phụ Ngâm có lẽ, Vũ Hoạt là người đưa ra vấn đề
dịch giả cuốn Chinh phụ ngâm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Trong bài tựa cuốn
Chinh phụ ngâm khúc in năm 1902, Vũ Hoạt viết: “ Nhớ xưa, Đặng Tiên sinh làm
ra sách ấy, Đoàn phu nhân diễn ra quốc âm”. Từ đó, mọi người vẫn đinh ninh là
bản Chinh phụ ngâm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm.
Sau đó, Thuần Phong Ngô Văn Phát, giáo sư Dương Quảng Hàm trong “Việt
Nam học sử yếu” và Nguyễn Đỗ Mục trong “ Chinh phụ ngâm dẫn giải”, Đặng
Thái Mai (1950) cũng khẳng định bản Chinh phụ ngâm hiện hành là của Đoàn Thị
Điểm.
Đột nhiên, vấn đề dịch giả của bản Chinh phụ ngâm hiện hành được các
học giả, nhà nghiên cứu… quan tâm lật lại vấn đề là vào năm 1926.
Nguyên do là báo Nam Phong số ra 106 tháng 6 năm 1926 có đăng một bài
nhan đề “Phan Dụ Am tiên sinh văn tập” của ông Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến.
Trong bài đó, tác giả viết: “Chinh phụ ngâm khúc bấy lâu nay ta vẫn truyền là bà
Điểm diễn Nôm, dễ thường không phải, mà chính là của cụ Phan Huy Ích diễn ra
đó chăng?’
Bài báo trên ra đời, do ông Phan Huy Chiêm, chắt 5 đời của tiến sĩ Phan
Huy Ích có viết cho Đông Châu Nguyễn Văn Tiến một bức thư nói rằng, theo tộc
phả họ Phan Huy , cùng lời các bô lão trong họ truyền lại, thì bản dịch Chinh phụ
ngâm hiện hành là do Phan Huy Ích “diễn ra văn Nôm, hiện giờ (1926) còn giữ
đượng bản chính vừa chữ, vừa Nôm”.Ông Chiêm còn đưa ra bài thơ chữ Hán, Phan

Huy Ích làm, sau khi hoàn thành bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm khúc, đó là
bài “Ngẫu thuật”. Tuy nhiên ông chỉ gửi bài thơ “Ngẫu thuật” làm, sau khi dịch
xong Chinh phụ ngâm, chứ không đưa ra được bản Chinh phụ ngâm vừa chữ Hán,
vừa chữ Nôm như đã nêu.
Sau đây là nguyên văn bài thơ “Ngẫu thuật”:
Ngẫu thuật
Nhân Mục tiên sinh “Chinh phụ ngâm”,
Cao tình dật diệu bá từ lâm.


Cận lai khoái trá tương truyền tụng,
Đa vĩ thôi xao vi diễn âm.
Vận luật hạt cùng văn mạch túy,
Thiên chương tu hướng nhạch thanh tầm.
Nhà trung phiên dịch thành tân khúc,
Tự tin suy minh tác giả tâm.
( Phan Huy Ích)
Dịch nghĩa:
Bài Chinh phụ ngâm của Đặng tiên sinh người làng Nhân Mục,
Tình cao điệu lạ đã được truyền bá khắp rừng văn.
Gần đây mọi người truyền tụng lấy làm thích thú lắm,
Đã có nhiều người tìm cách diễn ra quốc âm.
Nhưng theo về âm luật thì dịch sao cho hết được cái tinh túy trong mạch văn,
Vậy phải theo từng thiên chương và hiệp với âm nhạc là diễn ra thì mới
được.
Nay nhân buổi nhàn hạ, ta dịch ra thành khúc mới (tân khúc),
Chắc tin rằng đã suy minh được lòng tác giả.
Năm 1943, ông Hoa Bằng trong bài “Dịch phẩm Chinh phụ ngâm phải
chăng của bà Đoàn Thị Điểm?” đăng trong tạp chí Tri tân, số 113, dựa trên ba tài
liệu chủ yếu (Lịch Triều hiến chương loại chí, Tang thương ngẫu lục và Đoàn thị

thực lục), cũng chỉ đưa đến xác nhận Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích đều có dịch
Chinh phụ ngâm khúc. Còn bản Chinh phụ ngâm hiện hành là của ai, thì không giải
quyết được.
Năm 1944 Trúc Khê về nhà họ Đoàn, tìm trong bộ Đoàn thị thực lục – Gia phả
của họ Đoàn, không tìm thấy thông tin bà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm.
Ông viết: “Bản Chinh phụ ngâm khúc có thể không phải của bà Đoàn Thị Điểm”
(Trúc Khê: Những tài liệu mới về Đoàn Thị Điểm, Tiểu thuyết thứ bảy, 9 – 1944).
Đến năm 1953, trong cuốn “Chinh phụ ngâm bị khảo”, giáo sư Hoàng Xuân
Hãn đã sưu tầm được 4 bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, được sắp xếp đánh dấu theo
thứ tự A, B, C, D.


Bản A, là bản dịch thành công nhất và phổ biến nhất xưa nay, theo thể song
thất lục bát, có độ dài 412 câu (theo bản chữ Nôm cũ hiện còn, ký hiệu 1902.AB.26)
hoặc 408 câu (một bản in khác lưu tại thư viện Paris).
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn khẳng định:
Bản A, bản chinh phụ ngâm khúc hiện hành, là của Phan Huy Ích.
Bản B là của Đoàn Thị Điểm, vì bản này ở đầu sách có ghi hai chữ “nữ giới”,
ý nói là do đàn bà diễn ca (tr.27).
Bản C, bản của Nguyễn Khản.
Bản D, không biết là do ai dịch. Bản này chỉ là một bản đã phiên âm ra quốc
ngữ, lời văn kém hơn các bản kia.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng, bản B là của Đoàn Thị Điểm, vì bản này ở
đầu sách có hai chữ “nữ giới”, ý nói đó là do đàn bà diễn ca, là không đủ sức thuyết
phục.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Cang dựa trên cơ
sở con cháu họ Phan nhớ thuộc lòng Chinh phụ ngâm, đọc thuộc lòng được bản
Chinh phụ ngâm gần giống với bản hiện hành, cũng không có sức thuyết phục. Vì
con cháu họ Phan bây giờ đã sống rất xa thời Phan Huy Ích (đã 200 năm rồi) và ở
Việt Nam thiếu gì người thuộc lòng Chinh phụ ngâm.

Có ý kiến cho rằng bà Đoàn Thị Điểm là người đầu tiên dịch nôm tác phẩm
này với thể song thất lục bát, văn chương rất điêu luyện. Bản dịch của Phan Huy Ích
ra đời muộn hơn đến 45 năm, cũng dùng chính thể thơ đó và chịu ảnh hưởng rất
nhiều của bản dịch trước. Có thể nói Phan Huy Ích đã nhuận sắc lại bản dịch trước
kia của Đoàn Thị Điểm, vì vậy mà bản dịch của ông hoàn hảo hơn. Thực ra, ý kiến
này cũng chỉ là suy luận đơn thuần, mới nghe có vể có lý, nhưng xét kỹ cũng không
có cơ sở.
GS Nguyễn Lộc cũng cho rằng bản dịch Chinh phụ ngâm đầu tiên là của Đoàn
Thị Điểm.
Năm 1972, giáo sư Nguyễn Văn Xuân tìm được ở Huế bản Nôm “Tân san
Chinh phụ ngâm diễn Nôm từ khúc”, ấn hành từ năm Gia Long 14 (1815). Bản
Nôm này cơ bản phù hợp với bản mà giáo sư Hoàng Nguyên Hãn cho là của Phan
Huy Ích, cũng có nghĩa là phù hợp với bản nhà nghiên cứu Lại Ngọc Cang đã ghi


được ở Sài Sơn từ hậu duệ của Phan Huy Ích. Đáng chú ý trong đó có bài tựa của
Nhà xuất bản “Chính Trực đường” và đặc biệt có bài nguyên tựa của dịch giả Phan
Huy Ích. Giáo sư Nguyễn Văn Xuân xác quyết “ Dịch giả đích thực của cuốn sách
là tiến sĩ Phan Huy Ích, với tên sách đầy đủ là “ Tân san Chinh phụ ngâm diễn âm
tân khúc”.
Đến đây, tưởng rằng đã rõ, có thể kết thúc một nghi vấn văn chương đã kéo
dài một thế kỷ, vì đã “nói có sách, mach có chứng”. Nhưng tại sao vẫn chưa kết
thúc được? Có lẽ, các nhà nghiên cứu, khảo luận vẫn chưa tin tưởng, ngay cả bài
nguyên tựa của dịch giả Phan Huy Ích, coi đó cũng chỉ giống như bài tựa của Vũ
Hoạt năm 1902, cho rằng Chinh phụ ngâm là của Đoàn Thị Điểm chăng?
Đến nay, các nhà nghiên cứu, giảng dạy môn văn trong nhà trường như
Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn… vẫn coi Đoàn Thị Điểm
là tác giả bản diễn Nôm thông dụng hiện hành.
Còn các ông Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Ngọc Cang, Nguyễn Văn Xuân…
thì cho là bản Chinh phụ ngâm thông dụng hiện hành là của Phan Huy Ích.

Theo ý kiến chúng tôi, có thể không cần đi đâu xa, ta có thể tìm thấy sự
thật cho câu trả lời, ngay trong hai bản A và bản B. Để xác định bản nào là của
Đoàn Thị Điểm, bản nào là của Phan Huy Ích, có thể dựa trên hai tiêu chí:
1.

Thứ nhất dựa trên quan điểm về dịch thuật.

2.

Thứ hai dựa trên chất nữ tính và nam tính trong từng câu, từng chữ của

hai bản dịch.
Đọc hai bản dịch A và B, ai cũng phải công nhận bản A dịch hay hơn bản B.
Bản A văn phong thanh thoát, vần điệu hết sức chỉnh, ta có cảm giác dịch giả
có thể bỏ ý mà không buông vần điệu, nên người đọc có cảm giác du dương, êm
đềm mê đắm, ngay cả khi không hiểu hết từ ngữ chữ Hán và ý thơ. Dịch giả hết sức
lưu tâm đến từng câu, từng từ… Câu thơ dịch mà tự nhiên, không bị gò ép, có hình
thức nghệ thuật cao, đậm đặc chất thơ. Ta có cảm giác thơ dịch mà như thơ sáng tác,
câu chữ phóng túng, cảm xúc dâng trào. Chính điều này đưa ta đến một nhận xét
bản A hàm chứa tình cảm của người dịch nhiều hơn hẳn bản B. Bản A mang đậm
sắc thái nữ tính, nỗi lòng người chinh phụ gần với người phụ nữ hơn, chỉ có thể là
phụ nữ mới viết được như vậy. Điểm đặc biệt nữa, là có lẽ người dịch cũng có tâm


trạng như người chinh phụ xa chồng, mà gửi tình cảm đó vào trong văn cảnh. Có
thể bà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian ông Nguyễn Kiều,
chồng bà, đi sứ sang Trung Quốc. Cái tâm trạng xa chồng của bà chẳng khác gì
người chinh phụ, nhất là khi bà lấy ông Nguyễn Kiều chưa được bao lâu, thì ông đã
phải nhận lệnh đi sứ sang Trung Quốc.
Trong khi đó, bản B truyền tải được nhiều ý của nguyên bản, giống ý của

nguyên bản hơn bản A, thậm chí giống từng chữ, từng lời, vì vậy bị gò bó, không
được thanh thoát. Còn bản A dịch phóng túng hơn, không lệ thuộc quá vào nguyên
bản, sáng tạo những từ mới khác với nguyên bản, và thậm chí có những từ ngữ còn
hay hơn nguyên bản.
Có một điều đặc biệt, mà các nhà nghiên cứu, khảo luận… chưa thấy đề cập
tới. Đó là trong bài “Ngẫu thuật” Phan Huy Ích có viết: “Thiên chương tu hướng
nhạch thanh tầm”, dịch nghĩa là: Vậy phải theo từng thiên chương và hiệp với âm
nhạc mà diễn ra thì mới được. Như vậy, theo Phan Huy Ích khi dịch phải chia thành
từng chương tiết. So sánh với bản B, ta thấy bản B đúng là có chia thành các
chương tiết cẩn thận (13 chương và nhiều tiểu tiết).
Câu thứ 5 trong bài “Ngẫu thuật” có câu: “Vận luật hạt cùng văn mạch túy”.
Điều này chứng minh được một điều quan trọng, là bản B có thể là của Phan Huy
Ích, dịch nghĩa là: nhưng theo về âm luật thì dịch sao cho hết được cái tinh túy
trong mạch văn. Có nghĩa là, ông Phan Huy Ích chê những người dịch trước quá
nặng về âm luật, câu chữ chải chuốt, mà không dịch hết được ý của nguyên bản. Vì
vậy trong khi dịch ông theo sát nguyên bản, không quá câu nệ vào vần điệu, chữ
nghĩa. So sánh hai bản A và bản B, ta thấy bản B theo sát nguyên bản hơn bản A.
Từ hai ví dụ nêu ra ở trên, ta có thể đi đến một ý kiến gợi ý, là bản B có thể là
bản dịch Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích.
Để làm sáng tỏ thêm, sau đây chúng tôi xin dẫn ra một số câu ở hai bản A và
bản B, để so sánh xem bản nào dịch sát, gần với nguyên bản hơn:
1. Sứ tinh thiên môn, thôi hiểu phát,
Hành nhân trọng pháp, khinh biệt ly.
Sứ trời sớm giục đường mây, (bản A)
Phép công là trọng, niềm tây sá nào?


Sứ tinh sớm giục lên đường (bản B)
Người đi sợ phép, xem thường biệt ly.
Bản B gần như là chuyển dịch từng chữ trong nguyên bản sang, ý văn thể hiện

quan điểm, suy nghĩ của đàn ông. Còn bản A, dịch rất thoáng, không sử dụng lại các
chữ như trong nguyên bản, có nội tâm và quan điểm của người dịch là phụ nữ.
Các câu sau đây cũng có nội dung tương tự:
2.Lương nhân nhị thập Ngô môn hào,
Đầu bút nghiễn hề sự binh đao.
Chàng tuổi trẻ, vốn dòng hào kiệt, (bản A)
Xếp bút nghiên, theo việc đao cung.
Chàng hai mươi tuổi, cửa Ngô (bản B)
Gác bồ nghiên bút, giở đồ cung đao.
3.Dục bả liên thành hiến minh thánh,
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiều.
Thành liền mong tiến bệ rồng, (bản A)
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời.
Đem thành liền ngưỡng trao Minh thánh, (bản B)
Xin tấc gươm dẹp lĩnh Thiên kiêu.
Tiếp theo, chúng tôi xin dẫn ra một số câu để so sánh chất nữ tính và chất nam
tính của hai bản A và bản B:
1.Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,(bản A)
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Trời đất thuở gió bay, bụi nổi (bản B)
Khách hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên.
Hai câu này, hai bản dịch có nội dung và câu chữ tương tự, chứng tỏ ông Phan
Huy Ích trước khi dịch có đọc bản A, như lời ông nói trong bài thơ “Ngẫu
thuật”: “Đã có nhiều người tìm cách diễn ra quốc âm”. Nhưng hai câu thơ ở hai
bản có khác nhau một chữ quan trọng: Khách má hồng (bản A) và khách hồng
nhan (bản B). Ông Nguyễn Thạch Giang đã phân tích rất rõ và cho rằng: Trong



quan niệm của nhân dân ta “má hồng” và “hồng nhan”có chỗ khác nhau rất rõ. Hai
tiếng này không bao giờ lẫn lộn được. “Hồng nhan” nghe như có cái gì khinh bạc,
rẻ rúng ở bên trong. “Hồng nhan” bao giờ cũng đi đôi với “bạc mệnh”. Như vậy, rõ
ràng là khi dịch chữ “má hồng” người dịch rất có ý thức về giới phụ nữ và rất từng
trải, thể hiện mối thông cảm sâu sắc về thân phận người phụ nữ. Còn người dịch
chữ “hồng nhan” (bản B), là quan niệm của người đàn ông, quen xem nhẹ đàn bà,
bàng quan trước mọi tâm tư tủi nhục của họ trong xã hội cũ. Sự lý thú ở đây còn ở
chỗ, ở bản C mà GS. Hoàng Xuân Hãn cho là của Nguyễn Khản cũng dịch chữ
“hồng nhan”:
Nẻo trời đất nổi cơn gió bụi,
Kẻ hồng nhan nhiều nỗi truân chuyên.
Chúng ta đọc tiếp câu thơ sau đây:
2.Tư mệnh bạc, tích niên hoa,
Ty ty thiếu phụ cơ thành bà?
Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa, (bản A)
Gái tơ mấy chốc sảy ra nạ dòng?
Tiếc tuổi hoa cùng than phận bạc (bản B)
Ả thuyền quyên mấy đạc nên già?
Bản A, tác giả dịch phải là nữ giới mới nói được một cách chân thực nỗi lòng
và sự thật tình cảnh người chinh phụ đợi chồng phải gánh chịu. Đặc biệt ta chú ý
đến chữ “Ả”. Chữ “Ả” để chỉ người phụ nữ với ý coi thường, có vẻ khinh miệt. Rõ
ràng tác giả dịch phải là nam giới, người từng làm quan, kẻ trên nhìn xuống kẻ
dưới. Bà Đoàn Thị Điểm không thể tự khinh miệt giới mình.
3.Tương cố bất tương kiến
Thanh thanh mạch thượng tang
Mạch thượng tang, mạch thượng tang,
Thiếp ý, quân tâm, thùy đoản tràng?
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, (bản A)
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?


Trông nhau mà chẳng thấy nhau, (bản B)
Xanh xanh những thấy bóng dâu trên đường.
Dâu mấy hàng, có hay chăng nhẽ,
Lòng đấy đây, ai kẻ vắn, dài?
Liệu có người phụ nữ nào nói với chồng quan: Lòng đấy đây, ai kẻ vắn,
dài? Câu thơ này chắc chắn là do đàn ông viết, coi mình là người bề trên mới viết
như vậy.
4.Cung tiễn hề tại yêu,
Thê noa hề biệt quyết.
Đường giong ruổi, lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa, lòng bịn thê noa (bản A)
Lưng trẩy đi cung tên mang mẻ, (bản B)
Áo phân tay, xem nhẹ tình duyên.
Câu thơ ở bản A có chất nữ tính, do phụ nữ viết. Câu thơ ở bản B có chất
nam tính, chỉ có đàn ông mới viết “xem nhẹ tình duyên”, phụ nữ không nói như vậy.
5.Liên hiệp tinh kỳ hề xuất tái sầu,
Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán.
Hữu oán hề phân huề,
Hữu sầu hề khế khoát.
Bóng cờ, tiếng trống xa xa, (bản A)
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Ngọ cờ ra ải đeo phiền, (bản B)
Trống còi ong ỏng, dẹp bên, giã nhà.
Câu thơ bản A là lời oán trách, đầy tâm trạng của người trong giới nữ. Còn câu
thơ bản B dửng dưng với sự việc mà mình đang mô tả, thể hiện tính đàn ông bàng
quang với sự việc trước mắt, câu thơ thiếu cái tình người ở trong đó.
Những ví dụ tiếp theo sau đây, đều chứng tỏ người dịch bản A là nữ giới, và

người dịch bản B là nam giới:
6.Khách phong lưu đương chừng niên thiếu (bản A)
Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,


Quan sơn để cách hàn huyên sao đành?
Tuổi chưa nhiều, đấy phong lưu khách, (bản B)
Đây trẻ trung muôn dịch vừa quen.
Bao kham đôi trẻ thiếu niên,
Đều riêng ấm lạnh, dặm nghìn ai hay?
Lễ giáo phong kiến đã ăn sâu vào máu thịt, dịch giả là nữ, và người vợ thời
xưa, liệu có dám xưng với chồng quan là: “đấy phong lưu khách” và “đây trẻ trung
muôn dịch vừa quen”, một cách “bình đẳng” và có vẻ “hơi hỗn” như vậy không?
7.Mẹ già phơ phất mái sương (bản A)
Con thơ măng sữa, vả đương phù trì.
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm.
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam,
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân.
Tóc dường sương, mẹ chàng tuổi tác, (bản B)
Mà con chàng trứng nước tuổi thơ.
Mẹ già ngoài cửa đứng chờ,
Con thơ ngồi chực sớm trưa bữa thường.
Nuôi mẹ chàng, thiếp khôn làm gái,
Dạy con chàng, thiếp phải làm cha.
Bà Đoàn Thị Điểm được học hành, được giáo dục cẩn thận, lễ giáo phong
kiến nghiêm khắc, bà không thể dịch “mẹ chàng”, “con chàng” được. Đọc mấy câu
thơ bản A, ta có cảm giác như chính công việc của bà Đoàn Thị Điểm vẫn phải làm,
khi cha và anh mất sớm, bà phải làm nhiều việc để nuôi mẹ và các cháu.

8. Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu (bản A)
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.
Chẳng hay muôn dặm ruổi giong,
Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng?
Ngoảnh trông dương liễu nơi nào, (bản B)
Ấn phong hầu, giận khát khao nỗi gì?
Nẻo trẩy đi, dặm nghìn cách trở,


Biết lòng chàng có tựa thiếp chăng?
Ở bản A, người phụ nữ tỏ ra ân hận, khi đồng ý để chồng nhận tước phong ra
trận. Đây là tâm lý rất phụ nữ, chỉ phụ nữ mới có thể dịch được như vậy.
Còn rất nhiều câu thơ tương tự, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số ví dụ.
Thơ là người. Trong thơ mang hình bóng tác giả. Ngay cả thơ dịch, cũng thể
hiện phong cách, tâm hồn, vốn sống, sự từng trải, quan điểm (quan điểm sống, xử
thế, nghệ thuật văn chương…). Và đặc biệt trong thơ (kể cả thơ dịch) thể hiện cái
chất nữ tính và nam tính rất rõ.
Đọc kỹ bản B, đúng như lời ông Phan Huy Ích đã nói trong bài “Ngẫu
Thuật”, là ông đã cố gắng truyền tải hết ý của tác giả Đặng Trần Côn vào trong bản
dịch Nôm của ông, và không thật coi trọng việc chuốt từ, tìm vần… Vì vậy khi đọc
bản B, ta cảm thấy văn chương hơi bị gò ép, lời văn thiếu khoáng đạt, trau chuốt,
nhiều khi dùng luôn câu chữ của tác giả Đặng Trần Côn. Đôi khi ông còn lấy cả ý
thơ của bà Đoàn
Thị Điểm. Ví dụ câu thơ dịch sau đây của bà Đoàn Thị Điểm rất hay, rất chỉnh:
Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.
Còn câu của ông Phan Huy Ích:
Rụng đùng đùng lá dương, sương bổ,
Cây ngô đồng mưa nọ chẻ tan.
Nguyên tác:

Sương phủ tàn hề dương liễu,
Vũ cứ tổn hề ngô đồng.


Đoàn

dùng

từ “bổ

mòn” và “xẻ

héo”, còn

ông

Ích

dùng

từ “bổ” và “chẻ” (gần giống xẻ). Hai chữ “bổ mòn” và “xẻ héo” không có trong
nguyên tác của Đặng Trần Côn. Phải chăng, ông Phan Huy Ích đã học hai chữ này
của bà Đoàn Thị điểm?! Và nếu đúng như vậy, thì bản A đích thị là của bà Đoàn Thị
Điểm dịch.
Từ những nhận xét và dẫn chứng nêu ra ở trên, nhìn nhận một cách tổng thể,
trên cơ sở phân tích chất nữ tính trong bản A, chất nam tính trong bản B và quan
điểm dịch thơ của hai tác giả Phan Huy Ích và Đoàn Thị Điểm, cũng như trình độ,


tầm cỡ, bề dầy thơ ca, cuộc sống và gia đình… , chúng tôi cho rằng bản A mới là

bản dịch của Đoàn Thị Điểm, còn bản B là bản dịch của Phan Huy Ích.


2. NỖI NIỀM KHÁT KHAO HẠNH PHÚC
2.1. Khái niệm
Để làm rõ vấn đề đang tìm hiểu, trước hết ta cần đi khái quát đôi nét về những
khái niệm mà ta sẽ đi phân tích và tìm hiểu trong đề tài.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do giáo sư Hoàng Phê chủ
biên:
Nỗi niềm: Tâm tâm tư, tình cảm riêng. Nỗi niềm tâm sự
Khao khát: Mong muốn một cách đặc biệt tha thiết. Khao khát tình cảm.
Khao khát tìm tòi, học hỏi, niềm khao khát.
Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Như vậy, “Nỗi niềm khao khát hạnh phúc” ở đây nghĩa là những tâm tư, tình
cảm, những khát khao và mong ước về một ý nguyện tươi đẹp được người Chinh
phụ cất giữ nơi tâm tư sâu kín, nó được người chinh phụ cất lên như tiếng nói đề
cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của mình - đây là
điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây, đồng thời nó cũng là mong muốn
tha thiết rằng người chồng, người trượng phu có thể bình an mà trở về bên mình,
phải chăng nó cũng là những lời tố cáo và lên án chiến tranh phi nghĩa đã làm nên
những cuộc chia ly.
2.2. Nỗi niềm khao khát hạnh phúc gắn liền với ý thức và con người cá
nhân
Tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cá nhân là một trong những đề tài được đề cập
và nhắc đến rất nhiều trong văn học, đặc biệt là trong thời kì văn học trung đại.
Những tác động, những bi kịch và biến thiên của thời cuộc đã đem lại những tác
động mạnh mẽ tới tư tưởng và nhận thức của con người, trong đó có thể thấy rằng:
ý thức cá nhân về xã hội nói chung đã được khám phá qua nhiều hướng khác nhau,
ý thức trách nhiệm, những tình cảm nhân dân lớn lao, cao cả đặc biệt được đề cao.
Bên cạnh đó, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng

định mình và khát vọng mãnh liệt về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng


trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ
chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan
tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc trưng của văn học Việt
Nam trung đại. Chủ nghĩa cá nhân giai đoạn này bắt đầu thấy rõ bóng dáng cái tôi
của cá tính trong tư cách ngang tàng phóng túng của những nhân vật như Phạm
Thái, Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…kể cả những nhân vật trong
Truyện Kiều, và đặc biệt là nàng chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm
Xã hội Việt nam thế kỉ XVII – XIX được đánh giá là giai đoạn khủng hoảng
sâu sắc và dữ dội của những mâu thuẫn trong xã hội phong kiến Việt Nam được
chất chứa và kìm nén từ lâu, nó gắn liền với những mốc lịch sử quan trọng về sự
sụp đổ của chế độ phong kiến, đời sống cơ cự của nhân dân và những cuộc quật
khởi của phong trào nông dân khởi nghĩa gắn liền với những bi kịch của thời đại và
ý thức xã hội. Dưới tác động của thời cuộc, giai đoạn thế kỉ này được đánh giá là
một giai đoạn tiêu biểu cho hình tượng con người với những khao khát và nỗi niềm
mang đậm dấu ấn của con người cá nhân. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể tới “Nỗi
niềm khao khát hạnh phúc” trong Chinh phụ ngâm khúc của Hồng Hà nữ sĩ.(Có
bản quan điểm cho rằng của Phan Huy Ích)
Như vậy thì ý thức cá nhân trong văn học là gì? Và nó được biểu hiện cụ thể
như thế nào? Ý thức con người cá nhân trong văn học là sự phản ánh cái tôi của tác
giả, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng của tác giả. Nói cách
khác, ý thức con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình
cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Tùy
theo từng giai đoạn văn học, từng thời kì văn học mà con người ý thức cá nhân có
những đặc điểm khác nhau.
Lật lại những trang viết và góc nhìn về hình tượng con người gắn liền với ý
thức cá nhân trong văn học trung đại, xét trên bình diện nội dung có thể thấy rằng:
“Thứ nhất, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của

mình: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, …
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn


Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Châu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
(Rắn đầu biếng học – Lê Quý Đôn)
Thứ hai, con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u ẩn:
Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, cá nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục (Nguyễn Dữ), ….
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dõi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
Thứ ba, con người với khát vọng tự do, bình đẳng, khát vọng tình yêu và

hạnh phúc: thể hiện tiêu biểu trong các ngâm khúc hình thức song thất lục bát
như Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm?); Cung oán ngâm
khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); Tự tình khúc (Cao Bá
Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Bần nữ thán (khuyết danh), …
Hồn bay ngàn dặm cũng gần,
Trong năm mươi khắc năm lần thấy cha.


Chợp, sực thức, la đà, gối bị,
Nằm, lại ngồi, rầu rĩ chiếu manh,
Hoá công khéo giữ nhân tình,
Đem người yên thuỷ bỏ vành lao lung!
(Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ)
Hay
Buồn thay nhẽ, xuân về hoa ở,
Mối sầu riêng ai gỡ cho xong,
Quyết liều mong vẹn chữ tòng,
Trên rường nào ngại giữa dòng nào e.
Con trứng nước thương vì đôi chút,
Chữ tình thâm chưa thoát được đi,
Vậy nên nấn ná đòi khi,
Hình tuy còn ở, phách thì đã theo
(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân)
Thứ tư, cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế của con người cá
nhân cao hơn khát vọng tự do, khát vọng tự khẳng định vẻ đẹp hình thể, trí tuệ của
mình, văn học Việt Nam trung đại những năm cuối thế kỷ XVIII đến hết TK XIX
còn thể hiện cảm hứng hành. Tất cả chuyện phòng the, chăn gối được Hồ Xuân
Hương mở màn như phát súng lệnh:
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song

Hay:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Đến Nguyễn Công Trứ, con người ngất ngưởng ấy tự trào khi nằm cạnh cô
đào trẻ về tuổi của mình rằng: Ngũ thập niên tiền nhị thập tam, và cũng đã không ít
lần ông “tương tư”, ông “bỡn đào già”, “bỡn vợ lẽ”, …
Đây, một đoạn trong bài thơ Lời tiểu thiếp tự tình
Chốn cô phòng nănn nỉ với cầm chi
Đường viễn hoạch ngxo hầu tình chăng nhẽ?


Sau ông, Tú Xương không ngại ngần thể hiện:
Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó hại ta
Chừa được thứ nào hay thứ ấy
Có chăng chừa rượu với chừa trà.
Những bình diện của hình tượng con người cá nhân trong văn học
Việt Nam trung đại gắn liền với nội dung cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự
đời tư của các nhà văn, nhà thơ”2
Quay trở lại Nỗi niềm khao khát hạnh phúc gắn liền với ý thức cá nhân trong
Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm có thế thấy rằng: Người Chinh phụ luôn
có sự ý thức cá nhân về chính bản thân mình, nó là sự ý thức về về nhan sắc, phẩm
hạnh, về vai trò, vị trí của mình đối với chồng và gia đình, nó được gắn liền với
những nỗi niềm khao khát về tuổi trẻ, hạnh phúc và công danh sự nghiệp.
Trong bài viết: Con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVII, khi
bàn về vấn đề hình tượng con người cá nhân, giáo sư Trần Đình Sử có viết: “Khác
với cá nhân tinh thần cao ngạo thể hiện trong thơ văn thế kỷ XVI với Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Hãng, những con người có thể trốn đời, ẩn dật ở ngoại thế, ngoại
vật, con người thế kỷ XVII không thể đứng ngoài các cuộc chiến tranh. Mà chiến
tranh thời này thì liên miên. Từ 1627 đến 1672, chúa Trịnh tổ chức bảy cuộc chinh

phạt chúa Nguyễn. Chưa kể khởi nghĩa nông dân dấy lên khắp nơi.
Khác với cá nhân tinh thần trong văn học mấy thế kỷ trước không biết đến
chữ thân, nên không ý thức được rõ rệt ý nghĩa của tuổi trẻ, lúc nào họ cũng nhìn
đời như nhau, con người trong văn học thời này bắt đầu tự ý thức từ chữ thân, từ
tuổi trẻ, từ quyền được sống cuộc đời vật chất.
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (bản Hán văn) và của Đoàn Thị Điểm
(bản dịch Nôm hiện hành) tập trung biểu hiện khát vọng được hưởng hạnh phúc
tuổi trẻ, cái phần vật chất nhất của con người. Lý tưởng võ công, lý tưởng hiếu
nghĩa vẫn còn được nhắc đến nhưng không còn là niềm rung cảm. Người chinh phụ
nhân danh “khách má hồng” chịu nỗi “truân chuyên” mà lên án “xanh kia”, không
chấp nhận kiếp hy sinh chiến trường trong chiến tranh phi nghĩa :
Trong cánh cửa đã đành phận thiếp,


Ngoài mây kia há kiếp chàng vay ?
Trong toàn bộ khúc ngâm, duyên đôi lứa là niềm tha thiết nhất. Bao nhiêu chờ
mong, khắc khoải đều tập trung vào nỗi lo sợ “tuổi xuân lỡ thì” :
Gió xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.
Thương một kẻ phòng không luống giữ,
Thời tiết lành lầm lỡ đòi nau.
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đi thấm thoắt qua màu xuân xanh.
Cả một khúc ngâm tràn trề nỗi “tiếc niên hoa”, thương “phận bạc”, sợ “bạc
đầu”, “tóc pha sương”, “Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng”, “Lệch làn tóc rối, lỏng
vòng lưng eo”. Cùng với ý thức cá nhân vật chất, ý thức thời gian cũng thay đổi.
Thời gian tuổi trẻ trôi nhanh : “mấy chốc”, “đòi nau”, “thấm thoắt”, đã phân hoá ra
khỏi thời gian xã hội, vũ trụ. Người chinh phụ không còn ảo tưởng vào chữ tình
“muôn kiếp” siêu hình :
Đành muôn kiếp chữ tình là vậy,

Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.
Giấc mộng “chim liền cánh”, “cây liền cành”, “kiếp sau” trở thành vô nghĩa.
Tất cả đều cho thấy một cá nhân vật chất, trần thế duy nhất đang được ý thức, mọi
huyễn hoặc siêu nghiệm đều đáng ngờ. Chữ “dục” hạnh phúc thầm kín, khó nói
nhất xưa nay, bị khinh bỉ nhất của con người, nay đã được nói to lên bằng ngôn ngữ
của tự nhiên như một cái quyền chính đáng, nhân danh âm dương, tạo hoá :
Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay.
Liễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền.
Cá nhân rõ ràng chưa ý thức mình như một nhân tố có quyền của xã hội
người. Nó chỉ mong được tồn tại như mọi vật của tạo hoá, như chim muông, côn
trùng, cây cỏ. Đó chẳng phải là phần đáng thương nhất của thân phận con người hay
sao ? Trong tư tưởng Nho giáo, con người không có gì là riêng của mình, từ thân
thế, tài sản cho đến danh phận, bổng lộc đều là của cha mẹ hay vua ban. Giờ đây


con người ý thức một cái gì là của riêng mình mà mình phải biết giữ gìn thì mới còn
được. Đó cũng chẳng phải là một phát hiện lại về con người hay sao ? Nho giáo chủ
trương một lý tưởng lập thân để được bất hủ, không cùng nát với cỏ cây. Nay con
người tự thấy mình cùng một chất với cỏ cây, muốn hưởng cuộc đời vốn dễ hư nát,
tàn lụi ấy, chẳng phải là một phản tư (reflexion) đó sao ? “Gác khói”, “đài lân”,
“kiếp sau” đều trở thành hão huyền, xa lạ. ý thức cá nhân làm con người không tin
vào cái vĩnh viễn, họ chỉ tin vào lúc này, kiếp này, thân này. Đó là một bước ngoặt
trong quan niệm con người trong văn học Việt Nam.”
Như vậy có thể nhận định rằng: Ý thưc về cái tôi và con người cá nhân giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng trong nội dung văn học trung đại đặc biệt là giai
đoạn văn học thế kỉ XVIII – XIX, nó đã phản ánh một cách khách quan và sinh
động nhất về những chuyển biến của thời đại và đặc biệt và những chuyển biến về
tâm tư , tình cảm nơi con người được thể hiện qua các sáng tác văn chương

2.3. Nỗi niềm khao khát hạnh phúc của người Chinh phụ trong Chinh
phụ ngâm khúc
2.3.1. Tuổi trẻ
Tuổi trẻ là một phần thời gian, một phần ký ức đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của
mỗi con người. Tuổi trẻ - thời điểm đẹp nhất để tận hưởng hết hương vị của cuộc
sống này: được học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh, được trải nghiệm cuộc sống...
Như Belinsky từng nói: “Tuổi trẻ không có lý tưởng giống như buổi sáng
không có mặt trời.” Điều này càng đúng đắn hơn trong xã hội phong kiến bấy giờ.
Nam nhi lên đường ra trận tuyến là chí hướng to lớn, cao cả. Họ xa rời quê hương,
người thân, làng xóm để thực hiện điều đó.
Người ra đi có hiểu được người ở lại sẽ như thế nào. Ngày người vợ tiễn
chồng ra đi:
Hà Lương chia rẽ đường này
Bên đường, trông bóng cờ bay ngùi ngùi
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,


Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây.
Tiễn chồng đi xa khiến lòng người vợ bao buồn bã, “bùi ngùi”. Nỗi nhớ
thương, lo lắng của người chinh phụ dành cho chồng nơi chiến chinh đầy gian nan,
khổ cực.
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng
Chẳng thể níu chân chàng ở lại, nàng trông “bóng cờ”, nghe “tiếng trống” làm
lòng thêm buồn tủi, “sầu lên”, “oán ra”. Câu thơ chuyển từ thị giác sang thính giác
kết hợp cùng từ láy “xa xa” làm câu thơ vang vọng cả vùng trời, tạo nên không khí
đầy náo nhiệt, ồn ào. Nỗi sầu thương cùng sự oán trách của người chinh phụ dù
không rõ ràng, cụ thế nhưng phần nào cho ta biết được: đây là cuộc chiến tranh phi
nghĩa, gây bao đau thương cho nhân dân.
Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ

Hay:
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng nên nông nỗi này?
Nàng dường như đã nhận ra vì đâu, vì ai khiến cho người chinh phu ấy phải lìa
xa mẹ già, vợ hiền, con thơ để đi chinh chiến. Nàng lo lắng, nghĩ ngợi về những con
đường chàng phải đối mặt với bao hiểm nguy:
Chàng từ đi vào nơi gió cát
Ðêm trăng này nghỉ mát phương nao?
Xưa nay chiến địa dường bao
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu
Hơi gió lạnh, người rầu mặt dạn
Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon
Ôm yên, gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh
Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua
Hình khe, thế núi gần xa
Dứt thôi lại nối, thấp đà lại cao


×