Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ôn thi luật dân sự (Tài liệu VKSNDTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.04 KB, 9 trang )

TỔNG HỢP 10 CÂU LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HUỐNG DÂN SỰ
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày những vấn đề mới quy định về thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án
dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đáp án:
Quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa định hướng được nêu tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị và cụ thể hóa Đều 103 Hiến pháp năm 2013; (10 điểm)
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều
kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, không áp dụng để giải quyết việc dân sự.
Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết các vụ án dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ;
- Tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở
nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các
đương sự xuất trình được chứng cứ về sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài
sản. (20 điểm)
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới theo quy
định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự, làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng theo thủ
tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Khoản 3 Điều 317 BLTTDS quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu
xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết
định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Những tình tiết mới như:
a/ Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh thu thập thêm tài
liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b/ Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
c/ Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d/ Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ/ Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
e/ Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập
chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp trừ trường hợp quy định tại điểm c khỏan 1 Điều


317. (10 điểm)
Câu 2: Đồng chí hãy phân tích nguyên tắc độc lập và nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành
Kiểm sát nhân dân.(40 điểm)
Đáp án: Gợi ý những nội dung cơ bản, các đ/c làm bài phân tích thêm.
Hiến pháp và các Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân từ năm 1960 đến nay đều ghi nhận viện kiểm
sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc độc lập và chế độ lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành, không
phụ thuộc vào các cơ quan chính quyền địa phương. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp, Viện trưởng và các Kiểm sát viên bất cứ cấp nào đều chấp hành quyền lực của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao.(20 điểm)
Song, các Viện kiểm sát địa phương không phải là bộ máy tách rời mọi hoạt động của địa phương,
chịu sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương và sự giám sát của cấp ủy đảng địa phương nhưng khắc phục tình trạng
bị thụ động trước cấp ủy địa phương dẫn đến thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát
nhân dân trong từng vụ việc cụ thể.(10 điểm)
Luật tổ chức VKSND năm 2014 và các quy chế nghiệp vụ quy định rõ trách nhiệm Viện trưởng, Phó
viện trưởng, Kiểm sát viên ở mỗi cấp kiểm sát. Phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ
các khâu công tác theo chức năng. Mối quan hệ giữa Viện trưởng với Ủy ban kiểm sát thể hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
Nguyên tắc tập trung thống nhất thể hiện sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên đối với Viện kiểm sát
cấp dưới. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra đối với Viện kiểm sát cấp dưới.(10 điểm)
Câu 3. Anh (chị) hãy cho biết các hình thức sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005. Phân
biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. (40 điểm)
Đáp án: Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các hình thức sở hữu sau:
- Sở hữu Nhà nước;
- Sở hữu tập thể;
- Sở hữu tư nhân;


- Sở hữu chung;
- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
- Sở hữu của tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; (10 điểm)

Điều 214, Bộ luật dân sự quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở
hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
là tài sản chung”. (05 điểm)
Sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất giống nhau đều là hình thức sở hữu chung có sự tham
gia của nhiều chủ sở hữu (05 điểm). Tuy nhiên, sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần có những
điểm khác nhau sau đây:
1. Về định nghĩa theo quy định của pháp luật (10 điểm)
Ðiều 216 Sở hữu chung theo phần.
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được
xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng
với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 217 Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung
không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
2. Về đặc điểm pháp lý (05 điểm)
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối
với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Tuy nhiên, đặc điểm pháp lý chủ yếu của quan hệ sở hữu chung hợp nhất lại là không có sự phân chia
thành phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung theo tỷ lệ tài sản. Chừng nào còn tồn tại sở hữu chung hợp
nhất, các chủ sở hữu chung còn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung của họ. Quan hệ sở hữu
chung hợp nhất sẽ chấm dứt khi một trong các chủ sở hữu chung chia tài sản chung hợp nhất thành những phần
tài sản thực tế.
3. Về chủ thể trong sở hữu chung (05 điểm)
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi chủ sở hữu chung có thể bán phần quyền của mình cho người thứ
ba, có nghĩa là có thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung.
Tuy nhiên, trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất thì không thể thay đổi chủ thể trong sở hữu chung.
Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc là các chủ sở hữu chung cùng giữ, hoặc giao cho một người trong số

họ, hoặc giao cho người thứ ba giữ tài sản chung mà không thể chuyển giao phần quyền của mình đối với tài sản.
4. Về phát sinh hình thức sở hữu (05 điểm)
Sở hữu chung theo phần thường phát sinh trong quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết vốn… Các đồng
chủ sở hữu cộng hợp phần tài sản để cùng sản xuất, sử dụng, góp phần khai thác, tận dụng được mức tối đa giá
trị sử dụng tài sản. Sở hữu chung theo phần là cơ sở để chủ sở hữu liên doanh, liên kết, chung vốn mua sắn các
tài sản hoặc xây dụng các công trình mà nếu một chủ thể riêng biệt thì không đủ khả năng để thực hiện.
Trong khi đó thì sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình như trong
quan hệ vợ chồng hoặc trong quan hệ hộ gia đình, trong quan hệ cộng đồng./.
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết điểm khác nhau giữa thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự của Bộ
luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015?
Đáp án:
- Nêu căn cứ Điều 427 Bộ luật dân sự 2005 (20% điểm)
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2005 là hai năm, kể từ ngày quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm (30% điểm).
- Nêu căn cứ Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 (20% điểm)
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015 là ba năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (30% điểm).
Câu 5: Anh chị hãy cho biết Điều luật nào quy định phải áp dụng tập quán để giải quyết vụ, việc dân
sự trước khi áp dụng các nguyên tắc khác như: Tương tự pháp luật; các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ,
lẽ công bằng trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng và tinh thần của điều luật đó ? (40 điểm).
Đáp án:


* Điều luật quy định: Điều 45 BLTTDS năm 2015; Điều 5,6 BLDS năm 2015(20 điểm).
* Điều 45 BLTTDS 2015 quy định nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có
điều luật để áp dụng (10 điểm):
1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ, việc dân
sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định. Tập quán không được trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật TTDS năm 2015...
2. Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp các bên không có

thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của
BLDS và khoản 1 Điều 45 BLTTDS năm 2015.
3. Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ
việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 BLDS và khoản 1
Điều 6 BLDS; khoản 1, 2 Điều 45 BLTTDS.
* Điều 5 BLDS năm 2015 quy định áp dụng tập quán (5 điểm):
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân
trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận
và áp dụng rộng rãi trong một vùng miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định thì có thể áp dụng tập quán
nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
* Điều 6 BLDS năm 2015 quy định ( 5 điểm ):
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có
thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp
luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1Điều này thì áp dụng
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.
II. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Câu hỏi tình huống 1:
Vào ngày 21/11/2009, ông Cam thỏa thuận cho vợ chồng ông Sơn vay số tiền là 500.000.000 đồng lãi
suất 3%/tháng, đóng lãi hàng tháng, tiền vốn hai bên thỏa thuận sau mùa vụ (06 tháng từ ngày vay) sẽ trả. Sau
khi vay vợ chồng ông Sơn đóng lãi đầy đủ đến ngày 15/4/2010 thì không đóng lãi và cũng không hoàn trả vốn
vay. Ông Cam đã nhiều lần đến nhà yêu cầu vợ chồng ông Sơn trả tiền nhưng vợ chồng ông Sơn không trả.
Ngày 28/5/2015, ông Cam có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện A giải quyết buộc vợ chồng ông
Sơn trả cho ông số tiền vay là 500.000.000 đồng và tính lãi suất theo quy định pháp luật từ ngày 15/4/2010 đến
ngày xét xử. Tại phiên tòa sơ thẩm ông Cam yêu cầu trả tiền lãi số tiền là 125.000.000đ. Bản án sơ thẩm xác
định quan hệ tranh chấp hợp đồng vay tài sản và tuyên xử buộc vợ chồng ông Sơn phải có trách nhiệm hoàn trả
cho ông Cam số tiền vốn và lãi là 625.000.000 đồng.
Hỏi: Theo anh (chị), bản án sơ thẩm giải quyết như trên là đúng hay sai, vì sao?
Đáp án:

- Hợp đồng vay tài sản giữa ông Cam với vợ chồng ông Sơn được xác lập có thỏa thuận thời gian trả
và có thỏa thuận đóng lãi hàng tháng 3%, ông Cam cũng xác nhận vợ chồng ông Sơn đóng lãi đầy đủ đến ngày
15/4/2010 thì không đóng lãi và cũng không hoàn trả vốn vay, mặc dù ông đã nhiều lần đến nhà yêu cầu vợ
chồng ông Sơn trả tiền cho ông Cam. Do vậy, thời điểm phát sinh tranh chấp được xác định là ngày 21/5/2010
tính đến ngày ông Cam có đơn khởi kiện 28/5/2015 đã hơn 02 năm( 25 % điểm).
- Căn cứ Điều 427 Bộ luật dân sự 2005 thì đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp
hợp đồng vay tài sản( 15 % điểm).
- Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ( 15 % điểm)thì ông Cam chỉ có quyền đòi lại số tiền vốn
500.000.000 đồng nên quan hệ tranh chấp trong vụ án này là "Đòi lại tài sản" (không có thời hiệu)( 25 % điểm).
- Bản án sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp vay tài sản là không đúng và buộc vợ chồng ông Sơn
phải có trách nhiệm hoàn trả cho nguyên đơn ông Cam số tiền vốn và lãi là 625.000.000 đồng là vi phạm Điều
427 Bộ luật dân sự 2005 và điểm b khoản 3 Điều 23 của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng
ông Sơn( 20 % điểm).
Câu hỏi tình huống 2:
I. Nội dung vụ án:


Cố Nguyễn Văn Cừ (chết năm 1976) và cố Hà Thị Cứng (chết năm 1985) có 5 người con là: cụ
Nguyễn Thị Cớt (chết năm 1963, có 1 người con là ông Phan Trung Hiếu); cụ Nguyễn Văn Huân, cụ Nguyễn
Tấn Phong, cụ Đặng Văn Nhì (chết năm 1971, có 2 người con là: ông Đặng Thanh Tâm và bà Đặng Thị Hồng)
và cụ Nguyễn Thị Hòa.
Về tài sản: cố Cừ và cố Cứng tạo lập được 6 thửa đất (thửa số 229, 230, 231,273,239, 403) với tổng
diện tích 23.254m2 tại ấp 3, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương (trên đất có ngôi nhà thờ cấp 4, diện
tích 28m2, do cụ Phong sử dụng).
Khi các cố còn sống thì cụ Hòa sử dụng đất và trồng Điều tại thửa đất số 403. Năm 1985, cụ Hòa cho
con là ông Nguyễn Văn Dũng cất nhà trên một phần đất (thửa 403); sau đó nhà này đã bị hư hỏng. Tại Quyết
định số 45/QĐ-UB ngày 10/01/2001, Ủy ban nhân dân xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tặng nhà
tình thương cho chị Nguyễn Thị Thu Nga (là con của ông Dũng), trị giá nhà 6.000.000đồng. Hiện nay, ông

Dũng đã chết; các con của ông Dũng (chị Nga và anh Đức) đang sử dụng nhà này.
Cố Cừ và cố Cứng chết, không để lại di chúc. Các con của các cố sống phân tán, chưa tập trung được
để phân chia tài sản của cha mẹ để lại. Năm 1998, cụ Phong (một trong 5 người con của các cố) tự ý kê khai
đất, mà không báo cho anh em biết. Ngày 20/12/1999, hộ cụ Nguyễn Tấn Phong đươc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất diện tích 23.254m2. Cụ và các đồng thừa kế khác đã nhiều lần yêu cầu cụ Phong chia tài sản
của cha mẹ để lại cho anh em, nhưng cụ Phong không đồng ý. Ngày 12/6/2009, cụ Hòa khởi kiện và yêu cầu
chia thừa kế như sau:
1) Căn nhà chính và nhà tạm để cụ Phong tiếp tục sử dụng;
2) Chia giá trị thành 6 phần, trong đó riêng cụ Phong được hưởng 2 phần (trong đó có 1 phần là công
sức); các người con còn lại mỗi người 1 phần.
3) Về đất: Đối với thửa đất số 403: Yêu cầu chia thửa đất này thành 2 phần, trong đó phần đất có nhà
của phía cụ Hòa thì chia cho cụ Hòa, phần đất có nhà của phía cụ Phong thì chia cho cụ Phong. Đối với 5 thừa
đất còn lại: cụ Hòa yêu cầu được nhận giá trị đối với phần của mình.
Bị đơn là cụ Nguyễn Tấn Phong (do ông Nguyễn Văn Thành đại diện theo ủy quyền) trình bày:
Diện tích đất gia đình cụ Phong đang quản lý, sử dụng có nguồn gốc do cố Cừ, cố Cứng để lại. Từ khi
giải phóng, cụ Phong đã khai hoang, phục hóa và canh tác ổn định đến nay. Căn nhà cụ Phong đang ở do cụ
Phong xây dựng năm 1975. Năm 1976 cố Cừ chết. Sau đó, cụ Phong đưa cố Cứng về phụng dưỡng. Năm 1984
cố Cứng chết. Gia đình cụ Phong ở nhà này từ năm 1975 đến nay. Năm 1999, hộ cụ Phong được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ đất, tài sản trên đất (nhà, cây cao su, tràm) là của cụ Phong.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cụ Nguyễn Văn Huân sinh năm 1932; cư trú tại 9603
LaneyWay Sugar Land TX 77478281-242-8483 USA(do bà Nguyễn Kim Thận đại diện theo ủy quyền) trình
bày: Căn nhà gia đình cụ Phong đang ở là do cụ Huân xây cất cho cố Cứng ở. Cụ Phong làm ăn ở nơi khác đến
năm 1981 thì mới trở về đây. Cụ Huân ở tại nhà này từ sau giải phóng và trồng mì trên thửa đất số 403. Sau
năm 1985, cụ Phong mới trồng tràm trên thửa đất đó. Cụ Huân đồng ý với đề nghị của nguyên đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Phan Trung Hiếu (con của cụ Cớt); ông Đặng Thanh
Tâm và bà Đặng Thu Hồng (con cụ Nhì); chị Huỳnh Thị Thu Nga và anh Nguyễn Hồng Đức (các con của ông
Dũng): thống nhất với yêu cầu của nguyên đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn Thành, ông Nguyễn Văn Sơn và bà Phạm
Thị Kiều Oanh: thống nhất yêu cầu của cụ Phong. Ông Sơn trình bày bổ sung: ông Sơn có căn nhà 68,3m trên
thửa đất số 403; ông đang quản lý, sử dụng nhà này nên yêu cầu tiếp tục được sử dụng.

II. Quá trình giải quyết vụ án:
Ngày 05/10/2010, cụ Nguyễn Thị Hòa chết; những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cụ Hòa
là ông Nguyễn Văn Cây, bà Nguyễn Thị Hoàng Dung, bà Nguyễn Thị Thu Hà, ông Nguyễn Văn Hóa, ông
Nguyễn Văn Lợi, chị Nguyễn Thị Thu Nga và anh Nguyễn Hồng Đức tiếp tục yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án
như yêu cầu của cụ Hòa.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DSST ngày 11/05/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương
quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của đại diện những người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cụ
Hòa về việc chia thừa kế tài sản của cố Nguyễn Văn Cừ và cố Hà Thị Cứng. Riêng nhà của cố Cừ và cố Cứng
các đương sự tự nguyện để cụ Phong sở hữu nên ghi nhận.
- Giá trị di sản của hai cố là 12.432.535.000đ. Trích công sức cho cụ Phong bằng 30% giá trị là
3.729.682.500đ. Còn lại 8.702.852.500đ, mỗi kỷ phần được hưởng là 1.740.570.500đ (8.702.852.500đ: 5).


Cụ Phong được hưởng kỷ phần và công sức, cộng là 5.470.253.000đ; quy ra hiện vật được nhận:
phần 1 là 2.688,1m2 đất nông nghiệp và 300m2 đất ở tại các thửa 229, 230, 231 tờ bản đồ số 16, xã Tân Định
(trên đất có nhà cụ Phong đang quản lý và cây trồng của cụ Phong- bản đồ số 1); phần 2 là 5.813,4m 2 đất thuộc
thửa 273 tờ bản đồ 16 xã Tân Định- bản đồ số 2); phần 3 là 3.584,20m 2 đất tại thửa 403 tờ bản đồ số 16 xã Tân
Định (ký hiệu trên bản đồ số 3 là khu 1) trên đất có nhà của anh Sơn và cây trồng của cụ Phong.
+ Các thừa kế của cụ Nguyễn Thị Hòa được chia 2.677,8m2 đất tại thửa 403 tờ bản đồ 16 xã Tân Định
(ký hiệu trên bản đồ số 3 là khu 4), trên đất có nhà của chị Nga và anh Đức.
+ Ông Nguyễn Trung Hiếu (con cụ Nguyễn Thị Cớt) được chia 2.677,8m 2 đất tại thửa 403 tờ bản đồ
16 xã Tân Định (ký hiệu trên bản đồ số 3 là khu 3).
+ Bà Nguyễn Kim Thận do cụ Huân ủy quyền được chia 2.677,8m 2 tại thửa 403 tờ bản đồ số 16 xã
Tân Định (ký hiệu trên bản đồ số 3 là khu 5).
+ Bà Đặng Thị Hồng và ông Đặng Thanh Tâm (là con của cụ Đặng Văn Nhì) được chia 2.677,8m 2 đất
tại thửa 403, tờ bản đồ số 16 xã Tân Định (ký hiệu bản đồ số 3 là khu 2).
- Ông Hiếu, các đồng thừa kế của cụ Hòa, bà Thận, bà Hồng và ông Tâm phải thanh toán giá trị cây
tràm cho cụ Phong mỗi phần 10.115.500đ.
Ngày 24/5/2012 cụ Phong kháng cáo: không đồng ý chia thừa kế; đề nghị bác yêu cầu của nguyên đơn.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 244/2012/DSPT ngày 14/08/2012, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Ngày 10/11/2012 cụ Phong có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc
thẩm với nội dung: Tòa án thụ lý vụ án khi đã hết thời hiệu khởi kiện và việc áp dụng Nghị quyết số 1037/NQUBTVQH11 để giải quyết vụ án là không đúng.
Hỏi: Anh (chị) hãy trình bày ý kiến về đường lối giải quyết vụ án của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đúng hay sai. Theo đ/c hướng giải quyết vụ án này.(40 điểm).
Đáp án:Về thời hiệu giải quyết vụ kiện: cố Cừ chết năm 1976 và cố Cứng chết năm 1985. Trong vụ
án này thì toàn bộ những người thừa kế của cố Cừ, cố Cứng đều thống nhất về hàng thừa kế; về tài sản do cố
Cừ, cố Cứng để lại thì hầu hết các nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đồng ý
phân chia thừa kế; riêng cụ Phong không đồng ý chia. Do đó theo Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 thì thời hiệu
mở thừa kế di sản của cố Cừ và cố Cứng được tính từ ngày 10/9/1990. Ngày 12/6/2009 cụ Hòa khởi kiện chia
thừa kế di sản là nhà và đất tranh chấp nêu trên là đã hết thời hiệu khởi kiện về chia thừa kế. Việc Tòa án cấp
sơ thẩm và cấp phúc thẩm áp dụng Nghị quyết sổ 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 có người Việt Nam ở
nước ngoài tham gia để xác định nhà và đất cố Cừ và cố Cứng để lại còn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là
chưa đúng. Theo hướng dẫn tại Công văn số 91/TANDTC-KHXX ngày 28/6/2011 của Tòa án nhân dân tối cao
về việc áp dụng Nghị quyết số 1037 nêu trên thì giao dịch phải có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia từ
trước ngày 01/7/1991. Trong trường hợp này phải thu thập chứng cứ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có
thẩm quyền để làm rõ thời điểm cụ Huân được phép xuất cảnh. Nếu cụ Huân được phép xuất cảnh trước ngày
01/7/1991 thì phải áp dụng Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006; còn trường hợp cụ
Huân được phép xuất cảnh sau ngày 1/7/1991 thì phải áp dụng Nghị quyết số 58/1998/NQ- UBTVQH10 ngày
20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giải quyết vụ án mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm chưa làm rõ các vấn đề trên nhưng đã giải quyết vụ án là chưa đủ căn cứ.(20 điểm).
Thực tế trên thửa đất tranh chấp ông Nguyễn Văn Dũng (con của cụ Nguyễn Thị Hòa) xây cất một căn
nhà vào khoảng năm 1985, nhưng sau đó căn nhà bị hư hỏng. Năm 2001, Ủy ban nhân dân xã Tân Định, huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã xây tặng nhà tình thương cho chị Nguyễn Thị Thu Nga (là con gái của ông
Dũng). Như vậy, căn nhà này là của gia đình chị Nga (nhà làm trên một phần đất tại thửa 403). Vì vậy, nếu
trường hợp không còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì cũng cần phải công nhận cho gia đình chị Nguyễn Thị
Thu Nga và các thừa kế của ông Nguyễn Văn Dũng được sử dụng khuôn viên đất hợp lý, thuận tiện cho sinh
hoạt nơi có căn nhà tình thương thì mới có tình, có lý (10 điểm).

Ngoài ra, diện tích đất tranh chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cụ
Phong. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ làm rõ hộ cụ Phong gồm những ai
để đưa các thành viên trong hộ trong đó có cụ Nguyễn Thị Duyên (vợ của cụ Phong) tham gia tố tụng với tư
cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là không đưa đủ những người tham gia tố tụng.(10 điểm).
Đề xuất: Hủy bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục chung.
Câu hỏi tình huống 3:


Từ năm 2002 đến năm 2005,bà Dương Chiêu Vân và ông Đoàn Văn Lực (hiện định cư tại Australia)
có gửi tiền thông qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh BT cho ông Lê Nghĩa Tâm số tiền
70.100AUD (đôla Úc) để ông Tâm thực hiện xây dựng các công trình Đoàn Vương Gia Bảo, Đoàn Vương
Tịnh Viên, Bảo Phúc Lan Viên, Bảo Phúc Linh Từ để làm nơi thờ cúng tổ tiên. Việc xây dựng các công trình
hai bên không thỏa thuận cụ thể số tiền từng công trình là bao nhiêu. Theo xác nhận của Ngân hàng, sau khi
trừ đi chi phí ông Tâm thực nhận quy đổi ra 1.300 USD (đôla Mỹ) và 790.917.112 đồng. Ông Tâm thừa nhận
có nhận tiền do bà Vân, ông Lực chuyển về để ông xây dựng các công trình trên với số tiền khoảng 68.835
đôla Australia được qui đổi từng thời điểm tiền việt Nam đồng, tổng cộng là 790.917.112đ. Theo bà Vân sau
khi trừ các chi phí ông Tâm đã chi ra là 478.112.552đ, còn thừa lại 312.804.506đ, bà Vân yêu cầu ông Tâm trả
lại cho bà. Ông Tâm yêu cầu được khấu trừ số tiền 117.000.000đ ông Tâm bỏ ra chi phí tổ chức đám cưới cho
Đoàn Chiêu Vy là con gái bà Vân, ông Lực và tiền công sức lao động ông đã quản lý, thi công các công trình
theo yêu cầu của bà Vân, ông Lực.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2015/DS-ST ngày 03/9/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh BT, quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Dương Chiêu Vân, ông Đoàn Văn Lực đối với anh Lê
Nghĩa Tâm về việc đòi tiền thừa trong hợp đồng ủy quyền.
Buộc ông Lê Nghĩa Tâm có nghĩa vụ trả cho bà Dương Chiêu Vân và ông Đoàn Văn Lực số tiền
312.804.560 đ (Ba trăm mười hai triệu tám trăm lẻ bốn nghìn năm trăm sáu mươi đồng).
Các tài sản đã được định giá thuộc sở hữu của bà Vân, ông Lực.
Ngoài ra, bản án còn tuyên về chi phí định giá, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy
định pháp luật.
Hỏi: Theo anh (chị) phán quyết như trên của Tòa án nhân dân tỉnh BT có đúng không? Tại sao? Đề
xuất hướng giải quyết vụ án. (40 điểm)

Đáp án: Tòa án nhân dân tỉnh BT buộc ông Lê Nghĩa Tâm có nghĩa vụ trả cho bà Dương Chiêu Vân
và ông Đoàn Văn Lực số tiền 312.804.560 đồng là khoản tiền thừa lại do bà Vân, ông Lực gửi về cho ông Tâm
để thực hiện việc xây dựng các công trình thờ cúng theo yêu cầu của bà Vân, sau khi trừ đi các chi phí ông
Tâm đã chi ra là 478.112.552đ, ông Tâm thừa nhận đã nhận tiền của bà Vân, ông Lực gửi về để ông thực hiện
việc xây dựng các công trình là khoảng 68.835 đôla Australia được qui đổi từng thời điểm tiền Việt Nam đồng,
tổng cộng là 790.917.112đ. Số tiền này ông Tâm thừa nhận. Vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh BT giải quyết như
trên là có căn cứ. (20 điểm)
Tuy nhiên, ông Tâm yêu cầu được khấu trừ số tiền 117.000.000đ ông Tâm cho rằng là chi phí tổ chức
đám cưới cho con gái bà Vân, ông Lực và trả tiền công sức lao động ông đã quản lý, thi công các công trình
theo yêu cầu của bà Vân, ông Lực. Đây là yêu cầu phản tố của ông Tâm, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm không giải
thích, hướng dẫn ông Tâm nộp dự phí phản tố theo quy định pháp luật để xem xét bù trừ nghĩa vụ đối với
nguyên đơn là vi phạm Điều 176 BLTTDS. Những thiếu sót trên cấp phúc thẩm không khắc phục được nên cần
hủy án sơ thẩm để xét xử lại (20 điểm)./.
Câu hỏi tình huống 4:
Bà Nguyễn Thị T là Việt kiều về thăm thân nhân tại Việt Nam và có ý định chuyển nhượng quyền sử
dụng đất để giúp cho em Nguyễn Văn TY có đất sản xuất nuôi cha mẹ. Ngày 10-8-1993, bà chuyển nhượng
của vợ chồng ông HT diện tích 7.595,7m2 đất ruộng tại Phường 7, thị xã ST, với giá 21,99 chỉ vàng. Bà T là
người trực tiếp giao dịch với vợ chồng ông HT. Do là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên bà T để cho
ông TY đứng tên trong giấy tờ sang nhượng và cho vợ chồng ông TY canh tác. Lúc sang nhượng hai bên có
làm“Tờ sang nhượng đất ruộng” lập ngày 10-8-1993; tờ sang nhượng này không có xác nhận của chính quyền
địa phương. Nhưng sau đó, ông TY và vợ chồng ông HT còn ký bản hợp đồng và đơn xin chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cùng ngày 11-8-1993, các văn bản này có xác nhận của UBND xã An Hiệp và của UBND
huyện Mỹ Tú đồng ý cho chuyển nhượng. Sau đó, ông TY đăng ký, kê khai được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất vào ngày 28-5-1994. Đến năm 2004, ông TY đã chuyển nhượng hết diện tích đất này cho Công ty
trách nhiệm hữu hạn Minh Châu với giá: 1.260.000.000 đồng, không được sự đồng ý của bà T. Bà T khởi kiện
yêu cầu ông TY trả lại số tiền thu được từ việc chuyển nhượng đất của bà.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2006/DS-ST ngày 28-4-2006, Tòa án nhân dân tỉnh ST quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị T về việc đòi lại tiền chuyển nhượng đất. Buộc vợ
chồng ông TY có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nguyễn Thị T số tiền: 630.000.000 đồng.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo cho các đương sự

theo quy định của pháp luật.


Ngày 10-5-2006, ông TY kháng cáo cho rằng bà T không phải là người có quyền sử dụng phần đất mà
ông đã chuyển nhượng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Châu nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông
thanh toán cho bà T 630.000.000 đồng là không đúng.
Ngày 12-5-2006, ông Nguyễn Hữu P (đại diện cho bà T) kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét
xử buộc ông TY trả lại toàn bộ số tiền mà ông TY đã chuyển nhượng đất là 1.260.000.000 đồng cho bà T.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 334/2006/DS-PT ngày 25-8-2006, Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: bác yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn, sửa bản án sơ
thẩm như sau:
Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị T về việc đòi lại tiền chuyển nhượng quyền sử dụng
đất. Buộc ông TY có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nguyễn Thị T số tiền 27.047.700 đồng tương đương 21,99
chỉ vàng 24k.
Buộc ông TY phải nộp lại số tiền 1.232.266.860 đồng để sung công quỹ Nhà nước.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Sau xét xử phúc thẩm, ông TY khiếu nại bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Hỏi: Là KSV giải quyết vụ án trên, anh/chị hãy nhận xét về đường lối giải quyết vụ án và đề xuất
hướng giải quyết.
Đáp án:
Bà Nguyễn Thị T khởi kiện đòi lại tài sản đối với ông TY và cho rằng do bà là người Việt Nam định
cư ở nước ngoài nên bà có nhờ ông TY (em của bà) đứng tên nhận chuyển nhượng đất của vợ chồng ông HT
giùm cho bà nhưng sau đó ông TY đã chuyển nhượng đất của bà cho người khác. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa
án cấp phúc thẩm xác định ông TY chỉ đứng tên nhận chuyển nhượng đất của vợ chồng ông HT giùm cho bà T
là có căn cứ. (10 điểm)
Do bà T là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên bà T không được giao đất mà chỉ được trả lại
phần giá trị đầu tư tiền chuyển nhượng đất.
Đối với chênh lệch giá trị đất, thời điểm xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm là thời điểm thi hành Bộ
luật dân sự năm 2005, không có quy định buộc phải tịch thu sung công quỹ nên khoản chênh lệch này bà T và
ông TY cùng được hưởng. Tòa án cấp sơ thẩm không buộc ông T nộp số tiền chênh lệch giá trị đất để sung

công là có căn cứ nhưng không buộc ông TY trả cho bà T giá trị đầu tư ban đầu là không đúng. Tòa án cấp
phúc thẩm không đưa ra được căn cứ pháp luật nhưng đã buộc ông TY nộp toàn bộ số tiền chênh lệch
(1.232.226.860 đồng) để sung công quỹ Nhà nước là không đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, phải xác định ông TY có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị đất
nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc tương đương 21,99 chỉ vàng của bà T) là lợi nhuận chung của
bà T và ông TY. Đồng thời, xác định công sức của ông TY để chia cho ông TY một phần tương ứng với công sức
của ông mới đúng và đảm bảo quyền lợi của các đương sự.
Tòa án cấp sơ thẩm công nhận bà T, ông TY mỗi người có quyền sở hữu 1/2 số tiền trên nhưng không
trích trả cho bà T số tiền tương ứng với 21,99 chỉ vàng là không đúng.
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ công nhận bà T có quyền sở hữu số tiền tương ứng với 21,99 chỉ vàng, còn
lợi nhuận là số tiền còn lại tịch thu sung công quỹ nhà nước là không đúng với quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005, không đảm bảo quyền lợi của các đương sự. (10 điểm)
Ngoài ra, bà T khởi kiện yêu cầu ông TY trả cho bà 1.260.000.000 đồng là số tiền ông TY chuyển
nhượng giá trị quyền sử dụng 7.595,7m2 đất, mà không tranh chấp quyền sử dụng đất, còn ông TY cho rằng số
tiền trên là của ông. Như vậy, các đương sự tranh chấp quyền sở hữu tài sản là số tiền nêu trên. Nhưng Tòa án
cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp đòi lại tài sản” là không
chính xác. (2 Điểm)
(Quyết định số 449/2009/KN-DS ngày 21-8-2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản
án dân sự phúc thẩm số 334/2006/DS-PT ngày 25-8-2006 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh.)
Là KSV giải quyết vụ án cần báo cáo Lãnh đạo Viện kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm nêu
trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Bản án phúc thẩm và
huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 04/2006/DS-ST ngày 28-4-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh ST; giao hồ sơ vụ án
cho Tòa án nhân dân tỉnh ST xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật) (20 điểm)
Câu hỏi tình huống 5:
Năm 2000, vợ chồng bà Đi ệu, ông S ơn nhận chuy ển nh ượng di ện tích 3.033m 2 đất lúa thửa
số 589 tờ bản đồ số 03 t ại xã P, huy ện N, thành ph ố H. Ngày 20/10/2001, h ộ gia đình bà Đi ệu đ ược


cấp Giấy CNQSD đất. Quá trình s ống chung bà Đi ệu, ông S ơn có 02 ng ười con là anh Lê Ng ọc Phú

(sinh năm 1973 ) và chị Lê Th ị C ẩm Ph ương (sinh năm 1976). Ông S ơn ch ết năm 2003 không đ ể l ại
di chúc nên năm 2006 bà Đi ệu l ấy ông Hi ệp. Ngày 24/3/2007, bà Điệu, ông Hi ệp cùng ký gi ấy bán
diện tích đất trên cho v ợ chồng ông Chi ến, bà Thùy v ới giá chuy ển nh ượng là 03 t ỷ đ ồng. Ngày
16/4/2007, vợ chồng ông Chi ến đã ký h ợp đ ồng đ ặt c ọc 1.300.000đ v ới v ợ ch ồng bà Đi ệu. Ngày
10/6/2007, v ợ chồng ông Chi ến thanh toán ti ếp cho bà Đi ệu 1.700.000.000đ, UBND huy ện N đã c ấp
Giấy CNQSD sang tên cho v ợ chồng ông Chi ến, bà Thùy. Do 02 con c ủa bà Đi ệu là anh Phú, ch ị
Phươ ng không đồng ý cho m ẹ bán đ ất nên v ợ ch ồng bà Đi ệu không bàn giao đ ất cho v ợ ch ồng ông
Chiến. Ngày 20/10/2012, v ợ ch ồng ông Chi ến, bà Thùy kh ởi ki ện yêu c ầu v ợ ch ồng bà Đi ệu bàn
giao đất như đã thỏa thuận t ại h ợp đ ồng chuy ển nh ượng ngày 16/4/2007. Phía b ị đ ơn không đ ồng
ý với yêu cầu của nguyên đ ơn và có yêu c ầu ph ản t ố h ủy Gi ấy CNQSD đ ất c ấp cho v ợ ch ồng ông
Chiến, bà Thùy.
- Bản án sơ thẩm số 189/2014/DS-ST ngày 12/10/2014 của Tòa án nhân dân huy ện N tuyên
xử: Chấp nhận đơn kh ởi ki ện c ủa nguyên đ ơn. Công nh ận h ợp đ ồng chuy ển nh ượng ngày
16/4/2007, buộc bị đơn bàn giao di ện tích 3.033m 2 đất lúa, thửa số 589 t ờ bản đồ số 03 t ại xã
Phướ c Lộc, huyện Nhà Bè, thành ph ố H ồ Chí Minh theo Gi ấy CNQSD đ ất c ấp ngày 16/4/2007 cho
nguyên đơn. Sau khi có b ản án s ơ th ẩm, phía b ị đ ơn kháng cáo toàn b ộ n ội dung b ản án s ơ th ẩm.
- Bản án Phúc thẩm số 1089/2015/DS-PT ngày 12/4/2015 của Tòa án nhân dân TP. H xét xử:
Chấp nhận kháng cáo c ủa bị đ ơn, s ửa án s ơ th ẩm xác đ ịnh h ợp đ ồng h ợp đ ồng chuy ển nh ượng ngày
16/4/2007 gi ữa các đương s ự vô hi ệu. H ủy Gi ấy CNQSD đ ất c ấp ngày 16/4/2007 cho nguyên đ ơn
và xác định lỗi hoàn toàn do phía b ị đ ơn làm h ợp đ ồng vô hi ệu, bu ộc v ợ ch ồng bà Đi ệu b ồi th ường
cho vợ chồng ông Chi ến 3.80.000.000 đ ồng ( trong đó 03 t ỷ là ti ền g ốc và 80.000.000 đ ồng là ti ền
lãi xuất ngân hàng ).
Sau khi có bản án phúc th ẩm, ngày 02/6/2015 phía b ị đ ơn có đ ơn đ ề ngh ị VKS c ấp cao
kháng nghị theo thủ tục giám đ ốc th ẩm vì cho r ằng b ản án phúc th ẩm xét x ử không khách quan, xác
định lỗi hoàn toàn do bị đơn là không đúng, gây ảnh h ưởng đ ến quy ền l ợi c ủa b ị đ ơn.
Hỏi: Nêu căn cứ pháp lu ật đ ể th ụ lý, gi ải quy ết đ ối v ới đ ơn đ ề ngh ị kháng ngh ị theo th ủ t ục
giám đốc thẩm trên? Bản án s ơ th ẩm 189/2014/DS-ST ngày 12/10/2014 của Tòa án nhân dân huy ện
N và Bản án phúc thẩm số 1089/2015/DS-PT ngày 12/4/2015 của Tòa án nhân dân TP. H xét x ử đã
đúng quy định của pháp luật chưa ? tại sao?( 40 điểm).
Đáp án:* Căn cứ pháp luật: Điều 282, 283, kho ản 1 Đi ều 284, 284a, 284b, 285, 287, 288 B ộ

luật TTDS năm 2011 ( 10 đi ểm ).
* Bản án sơ thẩm số 189/2014/DS-ST ngày 12/10/2014 của Tòa án nhân dân huy ện N công
nhận hợp đồng chuy ển nhượng ngày 16/4/2007 gi ữa các đ ương s ự là không đúng quy đ ịnh c ủa
pháp luật, vì nguồn gốc di ện tích đ ất này là do v ợ ch ồng bà Đi ệu, ông S ơn nh ận chuy ển nh ượng t ừ
năm 2000. Tài sản được xác l ập trong th ời kỳ hôn nh ận gi ữa ông S ơn v ới bà Đi ệu nên đ ược xác đ ịnh
là tài sản chung c ủa v ợ chồng theo Đi ều 33 Lu ật HNGĐ. Do ông S ơn ch ết không đ ể l ại di chúc nên
02 con của ông S ơn là anh Phú, ch ị Ph ương đ ược h ưởng th ừa k ế theo pháp lu ật ph ần tài s ản c ủa
cha. Vì vậy, ngày 12/4/2007, bà Đi ệu ký h ợp đ ồng chuy ển nh ượng đ ất cho v ợ ch ồng ông Chi ến, bà
Thùy mà không được sự đồng ý c ủa anh Phú, ch ị Ph ương là trái quy đ ịnh c ủa Đi ều 122, Đi ều 127
BLDS quy định về đi ều kiện có hi ệu l ực c ủa giao d ịch dân s ự nên Hợp đồng chuyển nhượng đất vô
hiệu. Vì vậy, bản án sơ thẩm ch ấp nhận đ ơn kh ởi ki ện, công nh ận Gi ấy CNQSD đ ất c ấp cho nguyên
đơn là trái quy định tại Đi ều 697, 698,699,701BLDS ; Đi ểm c, kho ản 1 Đi ều 99 Lu ật đ ất đai năm
2003 (10 đi ểm).
- Bản án phúc thẩm số 1089/2015/DS-PT ngày 12/4/2015 của Tòa án nhân dân TP. H xác định
hợp đồng vô hi ệu là đúng, nh ưng xác đ ịnh l ỗi hoàn toàn do v ợ ch ồng bà Đi ệu là sai vì khi nh ận
chuyển nhượ ng thì ông Chi ến, bà Thùy cũng ph ải có trách nhi ệm tìm hi ểu tính h ợp pháp c ủa di ện
tích đất nhận chuy ển nh ượng theo quy đ ịnh c ủa pháp lu ật nên bu ộc v ợ ch ồng bà Đi ệu b ồi th ường
cho vợ chồng ông Chi ến 3.80.000.000 đ ồng ( trong đó 03 t ỷ là ti ền g ốc và 80.000.000 đ ồng là ti ền
lãi xuất ngân hàng ) là trái quy đ ịnh c ủa Ngh ị quy ết s ố 01/2003/ HĐTP ngày 16/4/2003 c ủa HĐTP
Tòa án nhân dân tối cao h ướng d ẫn vi ệc xác đ ịnh l ỗi khi ký h ợp đ ồng đ ặt c ọc ( 10 đi ểm).
- Ban hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo h ướng: H ủy B ản án dân s ự phúc th ẩm
số 1089/2015/DS - PT ngày 12/4/2015 và Bản án dân sự s ơ th ẩm s ố 189/2014/DS-ST ngày


12/10/2014 của Tòa án nhân dân huyện N; Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huy ện N, thành phố H
xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật ( 10 điểm )./.




×