Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

150 câu TRẮC NGHIỆM Hành chính Kinh Doanh thương mại Lao động (Tài liệu ôn thi Viện kiểm sát)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.93 KB, 30 trang )

TỔNG HỢP 150 CÂU TRẮC NGHIỆM
(Viện 3)
I. PHẦN HÀNH CHÍNH 50 CÂU.
Câu 1. Nhận định “Tranh tụng trong TTHC chỉ đến khi có Luật TTHC 2015 mới
được quy định” là đúng hay sai?
Đáp án: Sai (hoạt động tranh tụng vẫn có quy định trong Luật TTHC 2010 mặc
dù chưa quy định thành các Điều luật cụ thể như Luật TTHC 2015 tại các Điều 18 Bảo
đảm tranh tụng trong xét xử, Điều 175, Điều 236 Nội dung và phương thức tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm…)
Câu 2: Việc Tòa án yêu cầu người bị kiện cung cấp tài liệu để xác định tính có
căn cứ của Quyết định hành chính bị kiện là hoạt động tranh tụng, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Điều 18, do đây là một trong những hoạt động thu thập chứng cứ
phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án)
Câu 3. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nộp đơn, trình bày lý do yêu cầu
Tòa án giữ nguyên quyết định hành chính không phải là hoạt động tranh tụng, đúng
hay sai?
Đáp án: Sai (do đây là nguồn chứng cứ để các bên tranh tụng nên là một trong
những hoạt động tranh tụng)
Câu 4. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án là hoạt động
tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Điều 190 Phát biểu của KSV: sau khi kết thúc phần tranh luận và
chỉ nói về hoạt động chấp hành pháp luật và ý kiến về giải quyết vụ án)
Câu 5. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề
mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã nêu đối với kháng nghị
của VKS là hoạt động tranh tụng, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Viện kiểm sát không phải là một bên tranh tụng)
Câu 6. Trong mọi trường hợp, Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế về thời gian
và các vấn đề đưa ra tranh tụng, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 3 Điều 175, Chủ tọa phiên tòa có quyền cắt ý kiến không
liên quan đến vụ án)
Câu 7. Luật TTHC 2015 quy định “dữ liệu điện tử” là nguồn chứng cứ, đúng hay


sai?
Đáp án: Đúng (Khoản 1 Điều 81)
1


Câu 8. Mọi chứng cứ Tòa án thu thập để giải quyết vụ án hành chính đều phải
được thông báo cho đương sự biết để họ thực hiện quyền tiếp cận, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Điều 96, 98 có trừ các chứng cứ có liên quan đến bí mật quốc
gia…)
Câu 9. Từ 01/7/2016, Tòa án có thể cấp, tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự
bằng phương tiện điện tử, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Khoản 2 Điều 102)
Câu10. Từ 01/7/2016, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án có
quyền kiến nghị đến cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn
bản quy phạm pháp luật vi hiến, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Điều 111, 112)
Câu 11. Từ 01/7/2016, người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện qua cổng thông
tin điện tử của Tòa án, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Điều 119)
Câu 12. Kể từ 01/7/2016, TAND cấp cao có thẩm quyền giám đốc việc xét xử của
TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, đúng hay
sai?
Đáp án: Sai (mà là từ 01/6/2015 theo Luật Tổ chức TAND 2014)
Câu 13. Mọi trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
đều phải được Tòa án cấp Giấy chứng nhận, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Theo Luật TTHC 2015 thì Tòa án không cấp Giấy chứng nhận mà
xác nhận vào đơn yêu cầu của đương sự. Điều 61)
Câu 14. từ 01/7/2016, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân tham gia TTHC thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc
người khác làm đại diện tham gia TTHC, đúng hay sai?

Đáp án: Sai (đến 01/7/2017 quy định này (Điều 60) mới có hiệu lực theo hiệu lực
của Bộ luật dân sự 2015)
Câu 15. Luật TTHC 2015 không quy định trường hợp Tòa án xét xử vụ án hành
chính mà không có mặt tất các các đương sự, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Theo Điều 158, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong trường hợp
vắng mặt tất cả các đương sự khi có đủ các điều kiện theo luật định)
Câu 16. Luật TTHC 2015 quy định thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm đối với
đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án tính từ ngày bản
án được giao cho họ hoặc được niêm yết, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 206, phải có thêm điều kiện vắng có lý do chính
đáng, nếu không vẫn tính từ ngày tuyên án)
2


Câu17. Thời hạn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm là 5 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo của Tòa án, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 2 Điều 209, thời hạn này là 10 ngày)
Câu 18. Tại phiên tòa phúc thẩm, người bị kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành
chính bị khởi kiện thì HĐXX hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, đúng
hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 235, phải có thêm điều kiện người khởi kiện đồng ý
rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút
yêu cầu)
Câu 19. Tất cả các vấn đề của vụ án hành chính đều được đưa ra tranh luận tại
phiên tòa phúc thẩm, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 239, chỉ tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi
xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm)
Câu 20. Thủ tục đối thoại không áp dụng trong giải quyết vụ án hành chính theo
thủ tục rút gọn, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 3 Điều 249, sau khi khai mạc phiên tòa, thẩm phán tiến hành

đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được).
Câu 21: Thủ tục giám đốc thẩm bắt đầu từ khi nào?
a. Từ khi nhận được đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm trong thời hạn luật
định của đương sự.
b. Từ khi có kháng nghị giám đốc thẩm của người có thẩm quyền.
Đáp án: b. Vì theo Điều 254 Luật TTHC giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm.
Câu 22: Trong những trường hợp nào thì người có thẩm quyền kháng nghị giám
đốc thẩm ban hành kháng nghị giám đốc thẩm?
a. Có báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp
sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm
b. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có 01 trong các
căn cứ để kháng nghị theo như quy định tại khoản 1 Điều 255 Luật tố tụng hành chính
và có đơn của người đề nghị.
Đáp án: b. Vì theo quy định của khoản 2 Điều 255 Luật TTHC người có thẩm
quyền kháng nghị theo quy định của Điều 260 Luật này kháng nghị bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định định tại khoản 1 và có đơn
của người đề nghị theo quy định tại Điều 257 Luật tố tụng hành chính.

3


Câu 23: Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với Quyết định giám đốc thẩm
của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
a. đúng

b. Sai

Đáp án: a. Vì theo quy định của khoản 2 Điều 260 Luật TTHC thì Chánh án Tòa

án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã co 1hiệu lực pháp luật của
Tòa án cấp tỉnh.
Câu 24: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực
của tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk?
a. đúng

b. Sai

Đáp án: b. Vì theo quy định của Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 và số
953/NQ-UBTVQH13 ngày 28.5.2015 của Ủy ban Thường vụ quốc về việc thành lập
Tòa cấp cao và Viện kiểm sát cấp cao thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Viện kiểm sát
cấp cao theo thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án cấp cao. Thẩm quyền theo lãnh thổ
của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh gồm 23 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khu vực phía Nam, không bao gồm tỉnh Đắk Lắk.
Câu 25: Đối với quyết định về phần dân sự trong bản án hành chính, người có
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án
trong thời hạn 03 tháng?
a. đúng

b. Sai

Đáp án: b. Vì theo khoản 1 Điều 261 Luật TTHC, người có thẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án hoãn thi hành án theo
quy định pháp luật, không có quyền ra quyết định.
Câu 26: Người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm có quyền ra quyết định
hoãn thi hành án bản án, quyết định từ khi nhận được hồ sơ vụ án cho đến khi ra quyết
định kháng nghị?
a. đúng


b. sai

Đáp án: b. Vì theo khoản 1 Điều 261 Luật TTHC thì người có thẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm chỉ được ra quyết định hoãn thi hành án trong hạn 03 tháng.

4


Câu 27: Khi ra quyết định kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị dùng
hình thức nào để tạm đình chỉ việc thi hành án cho đến khi có quyết định giám đốc
thẩm
a. Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án
b. Ra công văn yêu cầu cớ quan thi hành án tạm đình chỉ việc thi hành án
c. Quyết định việc tạm đình chỉ thi hành án trong nội dung kháng nghị?
Đáp án: c. Vì theo khoản 2 Điều 261 Luật TTHC người có thẩm quyền kháng
nghị giám đốc thẩm có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định
nhưng không đề cập đến việc ra quyết định. Và theo mẫu biểu kháng nghị giám đốc
thẩm của ngành ban hành thì nội dung tạm đình chỉ nằm trong nội dung phần quyết
định của bản kháng nghị.
Câu 28: Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án khi có kháng nghị giám đốc thẩm
không quá 03 tháng?
a. đúng

b. Sai

Đáp án: b. Vì Theo quy định của khoản 2 Điều 261 Luật TTHC thì người có thẩm
quyền kháng nghị có quyền quyết định tạm hoãn thi hành án cho đến khi có quyết định
giám đốc thẩm.
Câu2 9: Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ủy quyền, Phó

viện trưởng được quyền ký kháng nghị giám đốc thẩm? Và vì sao?
a. đúng

b. sai

Đáp án: b. Vì theo quy định của khoản 2 Điều 42 Luật tố tụng hành chính thì khi
Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng trừ quyền quyết định kháng nghị theo quy định
tại điểm d khoản 1 Điều 42 Luật tố tụng hành chính.
Câu 30: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với tất cả các bản án, quyết định
hành chính có hiệu lực pháp luật?
a. đúng

b. sai

Đáp án: b. Vì theo khoản 1 Điều 260 Luật tố tụng hành chính thì không có quyền
kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 31: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ kháng nghị bản án, quyết
định hành chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao?
5


a. đúng

b. Sai

Đáp án: b. Vì theo quy định của khoản 1 Điều 260 Luật TTHC thì người này có
quyền kháng nghị đối với các bản án, quyết định khác khi thấy cần thiết, trừ quyết định
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

Câu 32: Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám
đốc thẩm bản án hành chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh thì kháng nghị
phải gửi ngay cho Tòa án nhân dân tối cao để xét xử?
a. đúng

b. sai

Đáp án: b. Vì theo khoản 3 Điều 264 Luật TTHC thì kháng nghị này phải gửi đến
Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Câu 33: Kiểm sát viên cao cấp, tại phiên tòa giám đốc thẩm, có quyền tự định
đoạt việc rút kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình?
a. đúng

b. sai

Đáp án: sai. Vì theo quy định tại khảon 4 Điều 43 và khoản 3 Điều 270 luật tố
tụng hành chính, tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về
việc giải quyết vụ án.
Câu 34: Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc
thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp
huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi đã được Ủy
ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm
phán nhưng chỉ đạt được sự thống nhất của 2/3 Thẩm phán khi biểu quyết thông qua
quyết định về việc giải quyết vụ án?
a. đúng

b. sai

Đáp án: a
Câu 35: Khi xét xử giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

của Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị giám đốc thẩm thì Ủy ban Thẩm
phán Tòa án nhân dân cấp cao với Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán không được áp
dụng nguyên tắc xét xử tập thể, biểu quyết theo đa số khi không đạt được sự nhất trí
khi biểu quyết?
a. đúng

b. sai

Đáp án: a

6


Câu 36: Vụ án hành chính phức tạp quy định tại Điều 266 Luật tố tụng hành
chính là vụ án thuộc một trong những trường hợp nào?
Đáp án: a. Quy định pháp luật chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng
b. Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau
c. Vụ án được dư luận xã hội quan tâm.
A. cả 03 trường hợp

B. trường hợp a và c

Câu 37: Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị, thời điểm tính thời hạn mở
phiên tòa giám đốc thẩm được tính từ khi nào?
a: Sau ngày ký ban hành kháng nghị 01 ngày
b: Sau một ngày kể từ ngày Tòa án nhận được kháng nghị
c: Kể từ ngày Tòa án nhận được kháng nghị
d: tất cả đều không đúng.
Đáp án: d
Câu 38: Nếu Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì thời hạn mở

phiên tòa giám đốc thẩm tính từ khi nào?
a. Tính từ ngày ký ban hành kháng nghị.
b. Tình từ ngày kháng nghị được gửi đi cho các đương sự.
Đáp án: a
Câu 39: Nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị các bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 260 thì
Tòa án nào có Thẩm quyền giám đốc thẩm và thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
tính từ khi nào?
Đáp án: Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ xét xử giám đốc
thẩm; thời hạn mở phiên tòa được tính từ khi Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền
nhận được bản kháng nghị và hồ sơ vụ án.
Câu 40: Phạm vi của giám đốc thẩm là chỉ xem xét phần bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị?
a. đúng

b. sai

Đáp án: a

7


Câu 41 : Trong tố tụng hành chính, Kiểm tra viên không phải là người tiến hành
tố tụng mà chỉ là người giúp Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án và báo cáo kết quả
với Kiểm sát viên?
a. đúng

b. sai

Đáp án: b

Câu 42: Có ý kiến cho rằng Kiểm tra viên không thể cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ
án? Đúng hay sai? Vì sao?
a. đúng

b. sai

Đáp án: a. Vì theo quy định của Điều 44 Luật tố tụng hành chính, Kiểm tra viên
chỉ là người giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật, lập hồ sơ kiểm sát
vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên.
Câu 43: Khi phát hiện quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết mới quan trọng thì cơ
quan nhà nước nào có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xem xét lại quyết định này? Văn
bản này gửi cho ai?
Đáp án: Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ra văn bản yêu cầu xem xét
lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Và văn bản này gửi
cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Câu 44: Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi có căn
cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền ra văn bản kiến nghị Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định này
a. đúng

b. sai

Đáp án: b
Câu 45: Sau khi nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân
dân tối cao gửi bản chính văn bản yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội và hồ sơ vụ
án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu và
chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, yêu cầu?
a. đúng


b. sai

Đáp án: b

8


Câu 46: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải
mở phiên họp xem xét kiến nghị này?
a. đúng

b. sai

Đáp án: b
Câu 47: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ủy quyền cho một Phó
Viện trưởng thay mình tham dự phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại
khoản 3 Điều 287 của Luật này?
a. đúng

b. sai

Đáp án: b
Câu 48: Sau phiên họp xem xét kiến nghị theo Điều 291, trong trường hợp không
nhất trí với kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao phải có văn bản trả lời việc không đồng ý
a. đúng

b. sai


Đáp án: b
Câu 49: Khi mở phiên họp xét lại quyết định theo Điều 294 Luật tố tụng hành
chính, Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất
hai phần 3 tổng số thành viên của Hội đồng biểu quyết tán thành.
a. đúng

b. sai

Đáp án: b
Câu 50: Trong trường hợp vì lý do công vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao được ủy quyền cho một Phó Viện trưởng thay mình tham dự phiên họp xét lại
quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
a. đúng

b. sai

Đáp án: b.
II. PHẦN KDTM 70 CÂU.
Câu 1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án , quyết định của Tòa án có
hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương
sự có quyền đề nghị với những người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng, theo khoản 1 Điều 284 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và nay là
khoản 1 Điều 327 BLTTDS năm 2015.
9


Câu 2. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án , quyết định của Tòa án có
hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì cơ

quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền thông báo bằng văn bản cho người có thẩm
quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đúng hay sai?
Đáp án: Sai vì khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và nay là khoản 2
Điều 327 BLTTDS năm 2015 không quy định thời hạn thông báo bằng văn bản cho
những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với cơ quan, tổ chức khác
(không phải là đương sự trong vụ án)
Câu 3. Những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm chỉ kháng nghị
giám đốc thẩm khi có đơn đề nghị của đương sự về vi phạm của bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật, đúng hay sai?
Đáp án: Sai vì căn cứ khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và nay là
khoản 2 Điều 327 BLTTDS năm 2015 quy định những người không phải là đương sự
cũng có quyền thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm nếu
phát hiện bản án quyết định có hiệu lực pháp luật có vi phạm.
Câu 4: Sau 02 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp
luật, luật sư có văn bản đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc
thẩm, kháng nghị giám đốc thẩm vì họ cho rằng bản án, quyết định có vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng. Người có quyền kháng nghị đã trả lại văn bản đề nghị vì đã quá
01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, việc trả lại văn bản đề
nghị đúng hay sai?
Đáp án: Sai, vì căn cứ khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và nay là
khoản 2 Điều 327 BLTTDS năm 2015 quy định những người không phải là đương sự
cũng có quyền thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm nếu
phát hiện bản án quyết định có hiệu lực pháp luật có vi phạm. Luật sư không phải là
đương sự.
Câu 5: Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, VC3
đã mời người có đơn tới cung cấp tài liệu, chúng cứ đúng hay sai?
Câu 5: Đúng, vì căn cứ khoản 2 Điều 330 BLTTDS năm 2015 (Khoản 4 Điều 85
BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự...cung
cấp tài liệu vật chứng...để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ
tục ...giám đốc thẩm và tái thẩm và Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLTVKSNDTC – TANDTC ngày 01/8/2012 hướng dẫn)

Câu 6: Sau ngày 01/7/2016, Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên tòa
sơ thẩm xét xử lại vụ án sau khi bị Quyết định giám đốc thẩm hủy án để xét xử sơ
thẩm lại phải được bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) đồng ý.
Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng, vì khoản 4 Điều 217 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đối với vụ
án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái
10


thẩm ... Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện...thì việc đình chỉ giải quyết vụ án
phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Câu 7: Người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật thì có quy ền quyết định tạm đình ch ỉ thi hành b ản
án, quyết định đó cho đến khi có Quyết định giám đốc thẩm. Đúng hay sai? .
Đáp án: Đúng. Vì khoản 2 Điều 286 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và khoản 2
Điều 332 BLTTDS năm 2015, đều quy định “Người đã kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm...có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến
khi có quyết định giám đốc thẩm”.
Câu 8: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật, đương sự có đơn đề nghị với người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm thì
thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 05 năm. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai vì điểm a khoản 2 Điều 288 BLTTDS sửa đổi năm 2011 này là điểm
a khoản 2 Điều 334 BLTTDS năm 2015 đều quy định: Đương sự đã có đơn đề nghị
theo quy định tai khoản 1 Điều 284 của bộ luật này (trong thời hnạ 01 năm), sau khi
hết thời hạn kháng nghị (ba năm) đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.
Câu 9: Sau ngày 01/7/2016, Người đã kháng nghị giám đốc thẩm, tại phiên toa
giám đốc thẩm rút toàn bộ kháng nghị giám đốc thẩm nhưng không có quyết định.
Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì tại khoản 2 Điều 335 BLTTDS năm 2015 quy định: Người đã
kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa

hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc rút kháng nghị phải được thực hiện bằng quyết
định.
Câu 10: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị
giám đốc thẩm. Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ
cho Viện kiểm sát cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu để tham gia phiên
tòa giám đốc thẩm. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì khoản 2 Điều 290 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định trường
hợp Chánh án tòa án nhân dân Tối cao hoặc chánh án Tòa án nhân dân cấp tingr kháng
nghị giám đốc thẩm thì tòa án mới chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong
thời hạn 15 ngày mà không quy định Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu hồ sơ đồi với trường hợp Viện
kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
Câu 11: Sau ngày 01/7/2016, Toàn thể Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có quyền xét xử giám đốc thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp huyện. Đúng hay
sai?

11


Đáp án: Sai. Vì điểm b khoản 1 Điều 337 BLTTDS năm 2015 quy định: Toàn thể
Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a (bản án , quyết định
của Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện bị kháng nghị giám đốc thẩm) mà còn có quyền xét
xử đối với bản nán, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét
xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán nhưng không đạt được sự
thống nhất biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Câu 12: Sau khi hết 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh H có công văn đề nghị Viện kiểm sát nhân
dân cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm đổi với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp

luật. Việc đề nghị của VKS cấp tỉnh Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Vì căn cứ khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và nay là
khoản 2 Điều 327 BLTTDS năm 2015 đều quy định: Viện kiểm sát phát hiện có vi
phạm pháp luật đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo
bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
Câu 13: Trong phiên tòa giám đốc thẩm, một thành viên của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết
định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, trình
bày nội dung kháng nghị. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì đối với trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì do Kiểm sát
viên phải trình bày nội dung kháng nghị còn chủ tòa chỉ trình bày các căn cứ, nhận
định và đề nghị của khág nghị (Điều 295 khoản 1 BLTTDS sửa đổi năm 2011) và Điều
341 khoản 1 BLTTDS năm 2015 quy định “Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì
đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị”
Câu 14: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản
án, quyết định đã có hiệu lực phápluật bị khán nghị. Đúng hay sai?.
Đáp án: Sai. Vì khoản 2 Điều 296 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và khoản 2 Điều
342 BLTTDS năm 2015 đều quy định: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem
xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng
nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, của Nhà nước, lợi ích
của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Câu 15: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã xem xét tới phần quyết định của bản
án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không bị kháng nghị. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Tương tự câu 14, khoản 2 Điều 296 BLTTDS sửa đổi năm 2011
và khoản 2 Điều 342 BLTTDS năm 2015 đều quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
không bị kháng nghị.

12



Câu 16: Sau ngày 01/7/2016, Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân
cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đề nghị sửa một phần bản án đã có hiệu lực pháp
luật. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Khoản 5 Điều 343 BLTTDS năm 2015 quy định: Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm có thẩm quyền “Sửa một phần ... bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật” nên kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát phải đề nghị theo
thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Câu 17: Sau ngày 01/7/2016, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã quyết định sửa
toàn bộ bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đúng hay sai?.
Đáp án: Đúng. Vì khoản 5 Điều 343 BLTTDS năm 2015 quy định: Hội đồng xét
xử giám đốc thẩm có thẩm quyền “Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” nên kháng nghị giám đốc thẩm của Viện kiểm sát
phải đề nghị theo thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Câu 18: Sau ngày 01/7/2016, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sửa toàn bộ bản án
đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng.Vì khoản 2 Điều 347 BLTTDS năm 2015 quy định “Trường hợp
bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án”.
Câu 19: Sau ngày 01/7/2016, Quyết định giám đốc thẩm phải được công bố trên
Cổng thông tín điện tử của Tòa án. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì khoản 2 Điều 350 BLTTDS năm 2015 quy định “...trừ quyết
định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này”
Câu 20: Sau ngày 01/7/2016, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử
giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có
hiệu lực pháp luật thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham
gia biểu quyết tán thành. Đúng hay sai?.
Đáp án: Đúng. Vì khoản 5 Điều 341 BLTTDS năm 2015 quy định “Trường hợp
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1

Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành
viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành”
Câu 21: Sau ngày 01/7/2016, Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử
giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm tòa án
nhân dân cấp cao thì phải ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia và Quyết
định của Ủy ban thẩm phán phải được quá nữa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Vì khoản 5 Điều 341 BLTTDS năm 2015 quy định “Trường hợp
xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của
13


Hội đồng xét xử phải được hai phần ba tổng số thành viên tham gia và Quyết định của
Ủy ban thẩm phán phải được quá nữa tổng số thành viên biểu quyết tán thành”
Câu 22: Sau ngày 01/7/2016, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xét
xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 thẩm phán đối với bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị. Thì quyết định của Hội đồng xét xử phải
được tất cả các thanh viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Vì khoản 6 Điều 341 BLTTDS năm 2015 quy định: Trường hợp
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 337 (Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng
Hội đồng xét xử gồm 5 thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp
cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm) của Bộ luật này thì quyết định của Hội
đồng xét xử phải được tất cả các thanh viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành
Câu 23: Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì Điều 308 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và Điều 355 BLTTDS năm
2015 quy định: Thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày người có thẩm
quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Câu 24: Một trong căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: Mới phát hiện được tình tiết

quan trọng của vụ án mà thẩm phán không thể biết trong quá trình giải quyết vu án.
Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì khoản 1 Điều 305 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và khoản 1 Điều
352 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định: đương sự đã không thể biết được trong quá trình
giải quyết vụ án mà không phải là Thẩm phán.
Câu 25: Một trong căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: Mới phát hiện được tình tiết
quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết trong quá trình giải quyết vu án.
Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Vì khoản 1 Điều 305 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và khoản 1
Điều 352 BLTTDS năm 2015 quy định đều quy định: một trong các căn cứ kháng nghị
tái thẩm là Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không
thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
Câu 26: Một trong căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: Có cơ sở chứng minh kết
luận của người giám định không đúng sự thất nhưng quá trình giải quyết vụ án đương
sự có biết và đề nghị giám định lại nhưng không được Tòa án chấp nhận. Đúng hay
sai?
Đáp án: Đúng. khoản 2 Điều 305 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và khoản 2 Điều
352 BLTTDS năm 2015 quy định đều quy định: Có cơ sở chứng minh kết luận của
người giám định không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ.
14


Câu 27: Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức cá nhân khác phát hiện tình tiết mới của
vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị. Nhưng sau 03
năm kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan, tổ chức cá nhân gửi người có thẩm
quyền kháng nghị tái thẩm mới ban hành kháng nghị tái thẩm. Việc ban hành kháng
nghị tái thẩm đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì Điều 308 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và Điều 355 BLTTDS năm
2015 quy định: Thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày người có thẩm
quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Câu 28: Sau ngày 01/7/2016, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao có quyền kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm đối với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai. Vì khoản 1 Điều 354 BLTTDS năm 2015 quy định Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bán án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc của Tòa án khác khi cần thiết, trừ
Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.
Câu 29: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh
có quyền kháng nghị tái thẩm đối với bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng. Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Nghị
quyết 82 hướng dẫn thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, khoản 2
Điều 354 BLTTDS năm 2015 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp
tỉnh, huyện trong phạm vi phẩm quyền theo lãnh thổ.
Câu 30: Hội đồng tái thẩm có quyền Hủy bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp
luật để xét xử phúc thẩm lại vụ án. Đúng hay sai?.
Đáp án: Sai. Vì khoản 2 Điều 309 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và khoản 2 Điều
356 BLTTDS năm 2015 đều quy định: Một trong các thẩm quyền của Hội đồng xét xử
tái thẩm là Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại.
Câu 31. Tranh tụng trong tố tụng dân sự chỉ diễn ra tại các phiên tòa sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Điều 24 Bộ luật TTDS 2015, Bảo đảm tranh tụng trong xét xử, bao
gồm các hoạt động giao nộp, công khai chứng cứ, hỏi đáp, tranh luận tại phiên tòa từ
khi Tòa án thụ lý vụ án cho đến giải quyết xong vụ án)
Câu 32. Từ 01/7/2016, việc dân sự yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết hội đồng cổ đông
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Khoản 1 Điều 31 Bộ luật TTDS 2015)

15



Câu 33. Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc
thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng Giám đốc trong công ty cổ phần thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Khoản 4 Điều 30 Bộ luật TTDS 2015)
Câu 34. Từ 01/7/2016, Tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ, việc dân
sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định, đúng
hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 1 Điều 45 Bộ luật TTDS 2015 phải có thêm điều kiện tập
quán không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự)
Câu 35. Đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án áp dụng, trường
hợp các đương sự viện dẫn tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập
quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc và không trái với các nguyên tắc cơ bản
của PL dân sự, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Khoản 1 Điều 45 Bộ luật TTDS 2015)
Câu 36. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự chỉ được cung cấp các tài liệu, chứng
cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao
nộp được vì lý do chính đáng, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Điểm b Khoản 1 Điều 287 Bộ luật TTDS 2015 còn có cả trường
hợp Tòa sơ thẩm không yêu cầu và đương sự không thể biết được trong quá trình giải
quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm)
Câu 37. Tại phiên tòa phúc thẩm, khi nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận được với
nhau về việc giải quyết vụ án, HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Điều 300 Bộ luật TTDS 2015, Thỏa thuận phải tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Khi đó HĐXX ra bản án phúc
thẩm sửa án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự)
Câu 38. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì HĐXX không
chấp nhận nếu bị đơn không đồng ý, đúng hay sai?

Đáp án: Đúng (Điểm a Khoản 1 Điều 299 Bộ luật TTDS 2015, HĐXX hỏi bị
đơn, nếu bị đơn không đồng ý thì HĐXX không chấp nhận)
Câu 39. Sau khi thụ lý vụ án để xét xử theo thủ tục rút gọn, bị đơn có yêu cầu
phản tố thì vụ án phải được chuyển sang giải quyết theo thủ tục thông thường, đúng
hay sai?
Đáp án: Đúng (Điểm đ Khoản 3 Điều 317 Bộ luật TTDS 2015, yêu cầu phản tố
của bị đơn được xem là tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải
quyết theo thủ tục rút gọn)
16


Câu 40. Tranh chấp dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn không có việc
hòa giải, đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Khoản 3 Điều 320 Bộ luật TTDS 2015 Không tổ chức hòa giải
riêng mà được tiến hành ngay sau khi khai mạc phiên tòa).
Câu 41. Mọi trường hợp đương sự là người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng
dân sự đều phải có ngời đại diện tham gia tố tụng.
Đáp: sai. Bởi lẽ, khoản 6 Điều 57 BLTTDS quy định về năng lực pháp luật tố
tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đơng sự như sau: "Đơng sự là ngời
từ đủ mời lăm tuổi đến cha đủ mời tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao
động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình đợc tự mình tham gia tố tụng
về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó".
Như vậy không phải trong tất cả các trờng hợp đơng sự là ngời dới 18 tuổi đều
phải có ngời đại diện tham gia tố tụng. Do đó khẳng định trên là sai.
Câu 42. Trong trờng hợp xét thấy cần thiết, để làm rõ các vấn đề của vụ việc
dân sự Thẩm phán phải ra quyết định trng cầu giám định.
Đáp án: sai. Bởi lẽ, theo quy định của BLTTDS, Thẩm phán ra quyết định trng
cầu giám định theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của
một hoặc các bên đơng sự. Khoản 1 Điều 90 BLTTDS quy định: "Theo sự thoả thuận
lựa chọn của các bên đơng sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đơng sự, Thẩm

phán ra quyết định trng cầu giám định...".
Ngoài ra theo quy định tại điểm đ Tiểu mục 1.1. Mục 1 Phần IV Nghị quyết số
4/2005 ngày 17/09/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hớng dẫn
thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về "Chứng minh và chứng cứ" quy
định: "Chỉ khi đơng sự có yêu cầu, thì Toà án mới tiến hành một hoặc một số biện
pháp thu thập chứng cứ... Trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại
(Điều90 của BLTTDS)....".
Câu 43. Đơng sự có thể tham gia tố tụng với tư cách là ngời đại diện cho
đương sự khác trong cùng vụ án dân sự.
Đáp án: Khẳng định trên là đúng. Bởi lẽ, điểm a khoản 1 Điều 75 BLTTDS:
"Những người sau đây không đợc làm ngời đại diện theo pháp luật:
Nếu họ cũng là đươơng sự trong cùng một vụ án với người đợc đại diện mà
quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đợc
đại diện...".
Như vậy, theo quy định trên, pháp luật chỉ không cho phép đương sự tham gia tố
tụng với tư cách là người đại diện cho đương sự khác trong cùng vụ án nếu quyền và
lợi ích hợp pháp của người đại diện và người được đại diện đối lập nhau. Các trường
hợp pháp luật không cấm. Từ đó có thể hiểu rằng đương sự có thể tham gia tố tụng với
tư cách là ngời đại diện cho đương sự khác trong cùng vụ án dân sự nếu quyền và lợi
17


ích hợp pháp của họ không đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại
diện;
Câu 44. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không có
quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
Đáp án: Khẳng định trên là đúng. Bởi lẽ, Điều 243 BLTTDS quy định: "Đương
sự, ngời đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng
cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm
để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm".

Như vậy đối chiếu với quy định trên thì ngời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự không có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm.
Câu 45. Mọi trường hợp, ngờườ yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà
án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà ngời có nghĩa vụ phải thực hiện.
Đáp án: Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 120 của BLTTDS quy định:
"Người yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định
tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim
khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với
nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu...".
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6, 7, 8, 10, 11 Điều 102 bao
gồm:
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
- Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nớc;
phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
Ngoài những biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên, BLTTDS còn quy định một số
biện pháp khẩn cấp tạm thời khác như: Giao ngời cha thành niên cho cá nhân hoặc tổ
chức trông nom, nuôi dỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa
vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trớc một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc ngời sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền
công, tiền bồi thờng, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngời lao
động; Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động... và các biện pháp
này khi được yêu cầu áp dụng thì không cần phải ký quỹ.

18



Như vậy, không phải tất cả các trường hợp ngời yêu cầu Toà án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời đều phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ
có giá do Toà án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải
thực hiện.
Câu 46. Toà án có thể ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự về một phần của vụ án.
Đáp án: Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 187 của
BLTTDS thì: "Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án".
Như vậy, Toà án không thể ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự về một phần của vụ án.
Câu 47. Trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Toà án phải
tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Đáp án: Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 180 BLTTDS quy định:
"Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được
hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Đìeu 182 của
Bộ luật tố tụng dân sự". Như vậy, theo quy định này trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự, Toà án sẽ không tiến hành hoà giải đối với những vụ án không
được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182
của Bộ luật tố tụng dân sự.
Câu 48. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không
có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó.
Đáp án: Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 193 BLTTDS quy định:
"Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đơng sự không có quyền khởi kiện
yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án không có gì
khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ
các trờng hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của

Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật".
Như vậy, theo quy định trên thì nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 3
Điều 168, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật thì đơng sự vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án dân sự đó.
Câu 49. Tại phiên toà phúc thẩm, khi nguyên đơn và bị đơn thoả thuận được
với nhau về việc giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự
thoả thuận của các đương sự.
Đáp án: Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 1 Điều 270
BLTTDS thì tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đượng sự thoả thuận được với nhau về
việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo
19


đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm,
công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Mặt khác, Tiểu mục 5.2 Mục 5 Phần III Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày
4/8/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Hớng dẫn thi hành một số
quy định trong Phần thứ ba "Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp phúc thẩm" của
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Tại phiên toà phúc thẩm nếu các đương sự thoả
thuận đối với với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận này phải được ghi vào
biên bản phiên toà. Nếu xét thấy thoả thuận của các đương sự là tự nguyện không trái
pháp luật hoặc đạo đức xã hội, thì hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra
bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự".
Như vậy, tại phiên toà phúc thẩm, khi nguyên đơn và bị đơn tự nguyện thoả thuận
được với nhau về việc giải quyết vụ án, nhưng thoả thuận đó là trái pháp luật hoặc đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử không công nhận sự thoả thuận của đương sự. Nếu thoả
thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra bản án phúc
thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng công nhận sự thoả thuận của đương sự.
Câu 50. Tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện, Hội đồng
xét xử phúc thẩm không chấp nhận nếu bị đơn không đồng ý.

Đáp án: Khẳng định trên là đúng. Bởi lẽ, điểm a khoản 1 Điều 269 BLTTDS quy
định: "Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi
kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không... Bị đơn
không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn".
Câu 51. Theo quy định tại BLTTDS có hiệu lực từ 1/7/2016 thì trong mọi
trường hợp KSV vắng mặt tại phiên tòa, phiên tòa sẽ buộc phải hoãn. Theo anh
chị đúng hay sai?
Đáp án: sai, HĐXX chỉ hoãn phiên tòa khi KSV vắng mặt trường hợp VKS có
kháng nghị.
Câu 52. Theo thủ tục phúc thẩm đối với QĐ sơ thẩm bị kháng cáo kháng
nghị thì trong mọi trường hợp không phải triệu tập các đương sự. Theo anh chị
đúng hay sai?
Đáp án: Khẳng định trên là sai vì trong trường hợp cần thiết thì vẫn triệu tập
đương sự đến để nghe ý kiến của họ.
Câu 53. Thẩm quyền của HĐXXPT có 2 quyền: Giữ nguyên bản án sơ thẩm
và sửa bản án sơ thẩm . Theo anh chị đúng hay sai?
Đáp án: Khẳng định trên là sai HĐXX còn có quyền hủy án và đình chỉ việc giải
quyết, đình chỉ XXPT.
Câu 54. Tại phiên tòa phúc thẩm KSV phát biểu về việc tuân theo pháp luật
trong BLTTDS? Theo anh chị đúng hay sai?
20


Đáp án: Khảng định trên là sai vì ngoài phát biểu v/v tuân theo pháp luật về
TTDS còn phát biểu v/v giải quyết vụ án.
Câu 55. Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sụ thỏa thuận được với nhau thì
không bên nào phải chịu án phí sơ thẩm.
Theo anh chị đúng hay sai?
Đáp án: Khẳng định trên là sai vì đương sự vẫn phải chịu án phí, nếu các đương
sụ không thỏa thuận được với nhau thì tòa án quyết định.

Câu 56.Trong mọi trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở
phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì HĐXX phải đình chỉ giải quyết vụ án.
Theo anh chị đúng hay sai?
Đáp án: sai vì nếu bị đơn đồng ý thì HĐXX mới ra QĐ hủy án sơ thẩm và đình
chỉ giải quyết vụ án.
Câu 57. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm đối với bản án của Tòa án cấp sơ
thẩm của VKS cấp trên trực tiếp là 2 tháng.
Theo anh chị là đúng hay sai?
Đáp án: sai vì thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp là 1 tháng.
Câu 58. HĐXX phải hoãn phiên tòa phúc thẩm nếu đã triệu tập hợp lệ
đương sự đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt.
Theo anh chị đúng hay sai?
Đáp án: Khẳng định trên là sai , vì đã triệu tập đến lần thứ 2 mà không có lý do
chính đáng thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo.
Câu 59. Trong tố tụng dân sự, Tòa án chi tiến hành thu thập chứng cứ trong
trường hợp đương sự không tự mình thu thập được và có yêu cầu tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 85, Điều 86,
Điều 87, Điều 88, Điều 89 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011, Tòa án vẫn có thể
tiến hành lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, tiến hành đối chất, xem xét,
thẩm định tại chỗ ngay cả khi không có yêu cầu của đương sự.
Câu 60. Toà án phải triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự tham dự phiên hòa giải, tham gia phiên toà giải quyết vụ án dân sự.
Khẳng định trên là đúng. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 BLTTDS
đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011, Khoản 1 Điều 17 Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP, Điều 199 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì Tòa án phải triệu tập
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên hòa giải, tham
gia phiên tòa.
21



Câu 61. Toà án chỉ trả lại đơn khởi kiện theo Điều 168 BLTTDS khi chưa thụ lý
vụ án.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 192 BLTTDS đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong trường hợp tòa án ra quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 192 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2011 thì Tòa án sẽ tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi
kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có đương sự yêu cầu. Cụ thể, Khoản 2
Điều 192 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: "Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn
khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu".
Câu 62. Người khởi kiện vụ án dân sự phải trực tiếp nộp đơn khởi kiện và
các tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Tòa án.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 166 BLTTDS đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và các
tài liệu, chứng cứ kèm theo đến tòa án bằng các phương thức nộp trực tiếp hoặc thông
qua đường bưu điện. Cụ thể, Khoản 1 Điều 166 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2011 quy định: "Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Toà án; b) Gửi đến Toà án qua bưu điện".
Câu 63. Những người thân thích của đương sự không thể là người làm chứng
trong tố tụng dân sự.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định theo quy định tại Điều 65 BLTTDS
đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì chỉ trừ trường hợp người mất năng lực hành vi
dân sự là không thể là người làm chứng còn bất kỳ ai biết về các tình tiết có liên quan
đến nội dung vụ án đều có thể được tòa án triệu tập tham gia với tư cách là người làm
chứng. Cụ thể, Điều 65 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:
"Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án có thể được Toà án triệu tập
tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự
không thể là người làm chứng".
Câu 64. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực
mình phụ trách là nguyên đơn trong vụ án đó.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 BLTTDS đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì chỉ cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo
vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách mới được
xác định là nguyên đơn. Còn cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích
của người khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2011 được xác định là người đại diện theo pháp luật trong tố dân sự của người
được bảo vệ.
22


Câu 65. Trong tố tụng dân sự, trong mọi trường hợp, Thẩm phán phải ra
quyết định bằng văn bản khi tiến hành thu thập chứng cứ.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 BLTTDS đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì chỉ trong trường hợp tòa án tiến hành biện pháp
thu thập chứng cứ quy định từ điểm b đến điểm g Khoản 2 Điều 85 BLTTDS đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì Thẩm phán phải ra quyết định trong đó nêu rõ lý do và
yêu cầu của tòa án. Còn đối với biện pháp thu thập chứng cứ lấy lời khai của đương sự,
người làm chứng quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 85 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2011 thì Thẩm phán không cần ra quyết định.
Câu 66. Ngoài việc nộp tiền tạm ứng án phí thì một trong những điều kiện
tiên quyết đẻ tòa án thụ lý đơn khởi kiện là tài liệu, chứng cứ mà người khởi kiện
nộp kèm theo đơn khởi kiện phải chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và
yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp.
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số
05/2012/NQ-HĐTP thì về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho Tòa án, người khởi
kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi
kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp
vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ

phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ.
Các tài liệu, chứng cư khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo
yêu cầu của tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Câu 67. Thủ tục hòa giải trước phiên tòa sơ thẩm là thủ tục bắt buộc đối với
mọi vụ án dân sự
Khẳng định trên là sai. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 180 BLTTDS đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà
án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ
những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại
Điều 181 và Điều 182 của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Câu 68. Theo Điều 301 Luật Thương Mại thì: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng hoặc tổng mức phạt với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp
đồng, nhưng không quá bao nhiêu % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này
A. 6% giá trị hợp đồng.
B. 8% giá trị hợp đồng.
C. 10% giá trị hợp đồng.
D. 15% giá trị hợp đồng.
Đáp án: B.
Câu 69. Cổ đông sở hữu loại CP nào sau đây thì bị mất quyền biểu quyết:
23


A. CP ưu đãi cổ tức.
B. CP ưu đãi hoàn lại.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C
Câu 70. Đại hội đồng cổ đông trong công ty CP:
A. Bao gồm tất cả các cổ đông của công ty.

B. Bao gồm các cổ đông phổ thông và các cổ đông ưu đãi biểu quyết.
C. Bao gồm các cổ đông của công ty trừ cổ đông ưu đãi cổ tức.
D. Bao gồm các cổ đông của công ty trừ cổ đông ưu đãi hoàn lại.
Đáp án: B.
III. PHẦN LAO ĐỘNG 30 CÂU
Câu 1. Việc làm là gì?
A. Là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm
B. Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm.
C. Là bất cứ hoạt động tạo ra thu nhập trên cơ sở hợp đồng lao động.
Đáp án A (Khoản 1, Điều 9 BLLĐ 2012 Việc làm là hoạt động lao động tạo ra
thu nhập mà không bị pháp luật cấm)
Câu 2. Tiền lương là gì?
A. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
B.Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác.
C. Cả A và B đúng.
Đáp án: C (Khoản 1, Điều 90 BLLĐ 2012 Tiền lương là khoản tiền mà người
sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
Chính phủ quy định.)
Câu 3. Hợp đồng lao động là Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Đúng hay sai?
24



Đáp án: Đúng (Điều 15 BLLĐ 2012 Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm
việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động)
Câu 4. Các hình thức hợp đồng?
A. Hình thức hợp đồng lao động bằng văn bản.
B. Hình thức hợp đồng lao động bằng lời nói.
C. Cả A và B đều đúng.
Đáp án C (Điều 16 BLLĐ 20121. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng
văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao
động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Câu 5. Hợp đồng nào dưới đây có thể giao kết bằng lời nói?
A. Đối với công việc tạm thời có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
B. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 12 tháng.
C. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng.
Đáp án C (Khoản 2, Điều 16 BLLĐ 20122. Đối với công việc tạm thời có thời
hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.)
Câu 6. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
B. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước
lao động tập thể và đạo đức xã hội.
C. Cả A và B đúng.
Đáp án: C (Điều 17 BLLĐ 20121. 1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác
và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước
lao động tập thể và đạo đức xã hội.)
Câu 7. Những hành vi nào người sử dụng lao động không được làm khi giao
kết, thực hiện hợp đồng lao động? “Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng
chỉ của người lao động; Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm
bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng (Điều 20 BLLĐ 2012 Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng,

chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài
sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động)
Câu 8. Hợp đồng lao động gồm những nội dung “Công việc và địa điểm làm
việc; Thời hạn Hợp đồng lao động; Chế độ nâng bậc lương, bảo hiểm xã hội và BHYT;
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
25


×