Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HOẠT ĐỘNG TẢI NGHIỆM SÁNG TẠO NGỮ VĂN 7 CHỦ ĐỀ: NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.62 KB, 11 trang )

Tiết 114-115: NGOẠI KHÓA TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO:
“NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG”
Ngày soạn: 15/3/2018
Ngày dạy : 7B………..
BƯỚC 1. Xác định vấn đề cần giải quyết
- HS đặt mình vào địa vị Hiệu trưởng
BƯỚC 2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học
-Lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng
- Quan tâm, lựa chọn, bày tỏ quan điểm về vấn đề cộng đồng, xã hội
- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính , máy chiếu.
- Phiếu đánh giá.
2. Học sinh:
- HS: Chuẩn bị nội dung trải nghiệm theo nhóm đã được phân
công
BƯỚC 3. Xác định mục tiêu bài học
* Kiến thức:


- HS hiểu được vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trong nhà trường
- Biết lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng
- Sáng tạo được những sản phẩm liên quan đến chủ đề: Bài viết, sưu
tầm, bài vẽ, poster...
* Kĩ năng: Thuyết trình một vấn đề.
* Thái độ: Yêu mến, kính trọng thầy Hiệu trưởng
* Năng lực chủ yếu cần hình thành.
- Hợp tác, thảo luận .
- Sáng tạo.
- Năng lực thẩm mĩ.


- Trình bày báo cáo sản phẩm.
BƯỚC 4. Thiết kế tiến trình dạy học.
I. Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ:
- Hát một bài về thầy cô và mái trường có múa phụ họa. .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: GV nhận xét và chuyển sang bài mới
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1: Tìm kiếm thông tin


Bước 1: GV nêu nhiệm vụ:
GV giao nhiệm vụ cho HS :
- Nhiệm vụ nhóm 1: Tìm kiếm thông tin từ SGK Ngữ văn lớp 7 về văn
nghị luận, các thao tác nghị luận chứng minh, giải thích
- Nhiệm vụ nhóm 2: Tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác về các cụm
từ khóa: “ Kĩ năng lập kế hoạch“, „ vận động tranh cử“, kĩ năng vận
động tranh cử“, , trường học thân thiện
- Nhiệm vụ nhóm 3: Nghiên cứu tài liệu về hình thức vận động tranh cử
và các cuộc vận động tranh cử trong thực tế
- Nhiệm vụ nhóm 4: Thăm dò nhu cầu thực tiễn của HS trong trường
nói riêng và HS các trường nói chung về những điều cần có ở một
trường học thân thiện
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm đề ra kế hoạch , phân công nhiệm vụ
Bước 3: Các nhóm nhận xét, trao đổi về những vấn đề thắc mắc về
nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét ,chốt kiến thức.
Hiệu trưởng có vai trò quan trọng , quyết định mọi hoạt động của nhà
trường . Vì vậy, mọi quyết định của Hiệu trưởng phải được xem xét ,



cân nhắc , dựa trên mục tiêu chung. Bạn tham gia tranh cử phải có tố
chất lãnh đạo, biết vì HS và phụ huynh HS
HĐ 2.2: Xử lí thông tin
Bước 1:
Từng thành viên báo cáo kết quả tìm kiếm thông tin
Bước 2: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên sử dụng các thông tin đã
tìm kiếm được để hoàn thiện sơ đồ tư duy sau:
Hợp tác quốc tế Văn nghệ- thể thao
Trường học thân thiện
Học tập
Kĩ năng sống, giá trị sống
Hoạt động 2.3: Xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch và vận động tranh
cử
Bước 1: Xây dựng ý tưởng
- Các thành viên trong nhóm bàn bạc và thống nhất:
+ Đề xuất ứng cử viên tham gia tranh cử, lựa chọn vấn đề sẽ triển khai
và cách tuyên truyền , quảng bá kế hoạch
+ Xác định thời gian, địa điểm dự trù kinh phí
+ Chuẩn bị hồ sơ ứng cử viên: Đơn, sơ yếu lí lịch, thành tích, ảnh 4.6,
kế hoạch


Bước 2: Vận động tranh cử
- Ứng cử gặp gỡ cử tri để giới thiệu về mình và kế hoạch sẽ triển khai
- Vận động cử tri bầu cho mình
Bước 3: Ghi chép lại phản hồi của cử tri để hoàn thiện kế hoạch
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV đánh giá quá trình thực hiện của GV

- HS trình bày những khó khăn, thuận lợi
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo :
- Tham khảo thêm các hình thức tranh cử trên thế giới
- Chuẩn bị: Ca Huế trên sông Hương
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 116 -117



Tiết 123-124 : BÁO CÁO NGOẠI KHÓA TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO
“NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG”
Ngày soạn: 25/3/2018
Ngày dạy : 7B………..
BƯỚC 1. Xác định vấn đề cần giải quyết
- HS đặt mình vào địa vị Hiệu trưởng
BƯỚC 2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học
-Lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng
- Quan tâm, lựa chọn, bày tỏ quan điểm về vấn đề cộng đồng, xã hội
- Chuẩn bị của GV và HS


1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Máy tính kết nối máy chiếu, máy ảnh.
- Phiếu đánh giá.
2. Học sinh:
- HS: Chuẩn bị nội dung trải nghiệm theo nhóm đã được phân
công
BƯỚC 3. Xác định mục tiêu bài học

* Kiến thức:
- HS hiểu được vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trong nhà trường
- Biết lập kế hoạch tranh cử vào vị trí Hiệu trưởng
- Sáng tạo được những sản phẩm liên quan đến chủ đề: Bài viết, sưu
tầm, bài vẽ, poster...
* Kĩ năng: Thuyết trình một vấn đề.
* Thái độ: Yêu mến, kính trọng thầy Hiệu trưởng
* Năng lực chủ yếu cần hình thành.
- Hợp tác, thảo luận .
- Sáng tạo.
- Năng lực thẩm mĩ.


- Trình bày báo cáo sản phẩm.
BƯỚC 4. Thiết kế tiến trình dạy học.
I. Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV nêu nhiệm vụ:
- Hát bài „ Tôi là một ngôi sao“ có múa phụ họa. .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: GV nhận xét và chuyển sang bài mới
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1: Triển lãm, báo cáo và đánh giá sản phẩm
Bước 1: Chuẩn bị
GV giao nhiệm vụ cho HS :
- Chuẩn bị cơ sở vật chất
- Thống nhất hình thức báo cáo( poster, sơ đồ tư duy, video clip, bản
trình bày trên PowerPoint,....)
- Lựa chon hình thức trưng bày các bản kế hoạch tranh cử
- Các ứng cử viên diễn thuyết
- Báo cáo

Bước 2: HS báo cáo
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Yêu cầu:


+ Nội dung: Kế hoạch cụ thể, rõ ràng, thiết thực, thông điệp rõ ràng,...
+ Hình thức: Giọng nói to, rõ ràng, tự nhiên và giàu cảm xúc, thái độ
khiêm tốn, cầu thị; có minh họa phù hợp
Bước 3: Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình và của các
nhóm khác về ưu- nhược điểm và những vấn đề cần chỉnh sửa
- Tiêu chí đánh giá:
+ Về sản phẩm: Kế hoạch khả thi và có tính ứng dụng cao, luận điểm,
luận cứ rõ ràng
+ Kế hoạch được thiết kế khoa học và sinh động, sử dụng các phương
tiện hỗ trợ hiệu quả
+ Về hoạt động : Các thành viên tích cực , chủ động, sáng tạo, hoàn
thành công việc, đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác; làm việc
chuyên nghiệp và hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ
Bước 4: GV nhận xét.
- Ưu điểm
- Tồn tại
HĐ 2.2: Đánh giá thông qua phiếu
Bước 1: GV yêu cầu HS đánh giá qua phiếu theo 2 hình thức:
- Cá nhân tự đánh giá ở các mức độ 0,1,2,3,4
- Nhóm đánh giá ở các mức độ A,B,C,D


Bước 2: HS thực hiện
Bước 3: Các nhóm nhận xét
Bước 4: GV chốt

- Chuẩn bị: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
* Rút kinh nghiệm.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
....................................
BGH KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày … tháng … năm 2018



×