Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

ÔN THI DẠNG bài SO SÁNH văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.04 KB, 92 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẬU GIANG
TRƯỜNG THPT CÂY DƯƠNG
BỘ MÔN: NGỮ VĂN
********

TÀI LIỆU NGỮ VĂN
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN CẤP
THPT

Tác giả: Thầy LÊ MINH TƯƠNG
1


PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC
(ĐÁP ỨNG YÊU NLVH CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA VÀ HSG)
I. CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC:
1. Xác định các loại đề so sánh văn học thường gặp:
1.1. So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:
+ Ví dụ 1: Đề khối D 2010: So sánh chi tiết ấm nước đầy và còn ấm mà Tư
dành chăm sóc Hộ và chi tiết bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo
+ Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ
quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam
Cao, Ngữ văn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân
vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12)
1.2. So sánh hai đoạn thơ: (như đề mẫu của Bộ GD năm 2015):
+ Ví dụ 1: Đề khối C 2008 (diễn tả nỗi nhớ) trong hai bài: Tây Tiến của
Quang Dũng và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
+ Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;


Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục 2011)
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục
2011)
1.3. So sánh hai đoạn văn:

2


+ Ví dụ 1: Đề khối C 2010 (khắc họa vẻ đẹp hai dòng sông) trong hai bài kí:
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng
Phủ Ngọc Tường
+ Ví dụ 2: Cảm nhận về hai đoạn văn sau: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị
nén lấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi
người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị
văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...” (Vợ chồng APhủ - Tô Hoài)
“Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng
tỉnh ra. Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy
hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” ( Chí Phèo –Nam Cao)
1.4. So sánh hai nhân vật:
+ Ví dụ 1: Đề thi đại hoc –khối C 2009 Vẻ đẹp khuất lấp của: người vợ nhặt
trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu.
+ Ví dụ 2: So sánh nhân vật Đan Thiềm trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài của Nguyễn Huy Tưởng và viên quản ngục trong Chữ Người tử tù của Nguyễn

Tuân.
+ Ví dụ 3: Bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) và Hộ
(Đời thừa – Nam Cao)
1.5. So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:
+ Ví dụ 1: Đề thi đại học 2012: So sánh kết thúc tác phẩm truyện ngắn Chí
Phèo của Nam Cao và kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
+ Ví dụ 2: So sánh cách kết thúc hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và
Chí Phèo của Nam Cao
1.6. So sánh phong cách tác giả, hoặc phong cách của tác giả được thể hiện trong
các tác phẩm:
Ví dụ: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò Sông
Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn
Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

3


Đề thi đại học 2013 yêu cầu người viết hiểu đúng, hiểu sâu nhưng quan trọng
là tự bày tỏ hiểu biết tùy theo năng lực nhận thức, không lệ thuộc tài liệu hay bài
giảng của thầy cô. Đáp án chấp nhận cả quan điểm khác hướng dẫn chấm nhằm
khuyến khích thí sinh mạnh dạn viết về vấn đề với cảm nhận tư nhiều điểm nhìn khác
nhau, trình độ khác nhau. Vấn đề quan trọng quyết định đánh giá chất lượng bài thi
văn lại chính là kỹ năng phân tích, so sánh, bình luận làm rõ vấn đề của học sinh.
2. Các cách làm bài dạng đề so sánh văn học:
- Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn
đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn
thơ, hai đoạn văn, hay hai nhân vật.... phương pháp làm bài văn dạng này thông
thường có hai cách:
Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau
Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích tưng

luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa.
* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bài phổ biến của HS khi tiếp
cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ GD&ĐT định hướng trong đáp án đề thi đại
học - cao đẳng. Bước một lần lượt phân tích tưng đối tượng so sánh cả về phương
diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau. Cách HS dễ
dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức
nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không
thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên
hoặc suy diễn một cách tùy tiện.
Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
-

Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) – để đạt kết quả cao thì rất cần.

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
Thân bài:
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

4


- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận
nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
- So sánh:
+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình
diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...(bước này vận dụng kết hợp nhiều
thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so
sánh)

+ Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối
cảnh xã hội, văn hóa mà tưng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi
pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là
thao tác lập luận phân tích)
Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

*Cách 2: Phân tích song song được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diện của
hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự
tinh nhạy trong phát hiện vấn đề HS mới tìm được luận điểm của bài viết và lựa chọn
những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm
đó.
Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Ứng dụng cách viết này HS không phân tích lần
lượt tưng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện:
Xuất xứ - cảm hứng - hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình,...
Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) – để đạt kết quả cao thì rất cần.
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
Thân bài:
- Điểm giống nhau
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
+ Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) .
5


+ Luận điểm .....

- Điểm khác nhau
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)
+ Luận điểm .....
Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

* Hai cách làm bài của kiểu đề so sánh văn học là vậy, mỗi cách làm đều có
mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể
áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào
cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt,
phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt
bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết.
3. Lưu ý khi làm bài: (Kĩ năng đạt điểm cao):
3.1. Tìm hiểu đề:
- Thông thường tìm hiểu đề qua ba ý:
+ Xác định kiểu đề.
+ Nội dung, ý cơ bản.
+ Phạm vi dẫn chứng.
Nếu chỉ dưng lại ở lẽ thường trên thì có lẽ chưa đủ với cách tìm hiểu đề của
dạng so sánh này. Bởi thực tế cho thấy nhiều HS chỉ cần đọc qua đề xác định đó đúng
là dạng đề so sánh văn học là bắt tay vào viết ngay, gặp gì viết lấy, cốt bài dài dài là
được. Ví dụ cứ thấy đề bàn về nhân vật nào, tác phẩm nào là mang tất cả những gì
hiểu biết về tác phẩm ấy đưa vào bài viết. Thực ra thì hoàn toàn không phải là thế.
Mỗi đề văn, nhất là đề văn hay phải vưa “lạ” vưa “quen”, người ra đề ngoài những
yêu cầu bình thường còn cài đặt trong đó một ẩn ý sâu xa mà HS chịu khó tìm hiểu,
suy nghĩ mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy mà ngay bước khởi đầu này
cần lưu ý phải biết cách nhận thức đề cho



- Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích tưng đoạn văn trước rồi so
sánh sau. Nhưng để phân tích theo định hướng so sánh, học sinh phải tiến hành so
sánh tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trước, rồi lấy kết quả đó định hướng
cho việc phân tích tưng đoạn văn. Không được làm tắt hai bước này vì sẽ dễ lẫn lộn,
thiếu ý và mất điểm tưng phần.
- So sánh hai đoạn văn tuyệt đối không phải để khẳng định đoạn văn nào hay
hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi đoạn văn. Sự tương đồng
nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách
riêng của mỗi nhà văn và xu hướng sáng tác…
- Các bình diện để so sánh:
+ Bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa – môi trường tồn tại của đối tượng nghị
luận.
+ Tư tưởng, phong cách của nhà văn.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
Đề 1 (Đề khối C 2010): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân
bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước
Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu
xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ
như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người
bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)
(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,
vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh
thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những

điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn
luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược
42


chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang
nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
như người Huế thường miêu tả (…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)
Đáp án
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật
là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tuỳ bút. Người lái đò Sông Đà là một
tuỳ bút đặc sắc, kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và
tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều
thành tựu về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một tuỳ bút giàu chất trữ tình viết
về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong
cách của ông.
2. Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà:
- Nội dung:
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình
dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương
phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh.
+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên
nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh, ngôn tư mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng
về âm thanh và nhịp điệu.

+ Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật,
phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
3. Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?:
- Nội dung:

43


+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thuỷ trình của nó, với những vẻ
uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc; vẻ uy nghi trầm mặc
của cảnh quan đôi bờ.
+ Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị
mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu
hài hoà, tiết tấu nhịp nhàng.
+ Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách
nói của người Huế.
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn:
- Tương đồng: Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước,
cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi
dào; cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian,
cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và
nhịp điệu.
- Khác biệt: Đoạn văn của Nguyễn Tuân: trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác
sắc cạnh, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát tư nhiều
góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc
Tường: trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư; cảnh sắc được bao quát tư
cùng một góc nhìn mà nương theo thuỷ trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước
qua tưng chặng, tưng buổi trong ngày.

--- Hết --Đề 2. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:
Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình
tượng người chiến sĩ trong hai đoạn văn sau:
“Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại
vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn
loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổ lên.
Lựu đạn ta đang nổ rộ…
44


Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người
theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi
Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở
đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ
dội, và những mũi lê nhọn hoắc đang bắt đầu xung phong… ”
(Trích “Những đứa con trong gia đình” - Nguyễn Thi, NXBGDVN, 2014)
“Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng
nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh
nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng
anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản
không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi!
Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu!
Không!”
(Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ Văn 12, tập hai,
trang 47, NXBGDVN, 2014)
GỢI Ý TRẢ LỜI
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm

xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, tư ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong hai văn bản
++ Nhân vật Việt:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn,
gian khổ nhất của nhân vật : bị thương, bị lạc đồng đội, một mình nằm lại giữa chiến

45


trường, Việt vẫn hướng về phía có tiếng súng của đồng đội, phân biệt rõ ta – địch,
luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu….
++ Nhân vật Tnú:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn,
gian khổ nhất của nhân vật : bị đốt cháy mười đầu ngón tay vẫn cắn răng chịu đựng,
nhớ lời anh Quyết dạy, quyết không kêu van….
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật :
++ Sự tương đồng:
Hai nhân vật đều phải chịu đựng những đau đớn về thân xác, đơn độc khi chiến
đấu; là hình mẫu của người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, tuyệt đối trung thành với
cách mạng, đất nước ; là biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
++ Sự khác biệt:
+++ Nhân vật Việt : Chiến đấu với tinh thần quả cảm, lạc quan, hồn nhiên,
yêu đời, tin tưởng vào cách mạng, đồng đội. Ở Việt, chủ yếu chỉ có nỗi đau về thể xác
do bị thương.
+++ Nhân vật Tnú : Chiến đấu bằng ý chí quyết tâm và lòng căm thù giặc

sâu sắc, do vưa trải qua những biến cố, mất mát trong đời sống cá nhân (vợ và con bị
giặc giết chết ngay trước mắt). Ở Tnú, đó là nơi cộng hưởng cả nỗi đau thể xác và
tinh thần.
---- Hết ---Đề 3: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh
đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời.
Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ
tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này
sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh,
cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ
nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

46


Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô
sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi
nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh
suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình
như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng
châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây
đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy
vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói
lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống
một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong
sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về
mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra

khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở
thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường)
GỢI Ý TRẢ LỜI
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, tư ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm;
- Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn văn:
+ Đoạn văn trích tư bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân:Thí sinh có
thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp hùng vĩ
ở đoạn “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”, quãng sông dài hàng cây số với sự hợp
lực của nước, đá và gió; cái tôi nồng nhiệt với thiên nhiên của Nguyễn Tuân; nghệ
47


thuật độc đáo với ngôn tư mới lạ, phép trùng điệp, so sánh, nhân hóa, liên tưởng
tưởng tượng,...
+ Đoạn văn trích tư bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được vẻ đẹp của sông Hương khúc thượng nguồn như bản trường ca của rưng già với
nhiều tiết tấu, như những người phụ nữ đẹp, đầy sức sống và cá tính; tình yêu quê
hương xứ Huế đằm thắm, sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường; nghệ thuật độc đáo
trong việc sáng tạo hình ảnh, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp
tu tư hợp lí.
- So sánh:
+ Sự tương đồng: làm sống dậy vẻ đẹp hùng vĩ ở khúc thượng nguồn của
dòng sông; tình cảm mãnh liệt với thiên nhiên, quê hương xứ sở của tác giả; văn xuôi

đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
+ Sự khác biệt:
++ Đoạn văn của Nguyễn Tuân như khúc hùng ca trận mạc: sự dữ dội của
dòng sông ở mức khủng khiếp; hình tượng vưa là kết quả của sự trải nghiệm, vưa
tưởng tượng bay bổng; lời văn giàu chất văn xuôi, “xương xẩu”, “gồ ghề”.
++ Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khúc hùng ca – tình ca cuộc
sống: dòng sông có vẻ đẹp phóng khoáng, man dại và trữ tình; hình tượng nghệ thuật
có sự tích hợp vốn văn hóa sâu rộng; lời văn giàu chất thơ, mềm mại, hướng nội.
---- Hết ---Đề 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn văn sau:
“Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng
nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay
nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu
lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói:
“Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu van.
Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
48


Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra.
Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét vang dội.
Tiếp theo là tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng rào rào. Tiếng
bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng rồi,
cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của
cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng
loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về...”.
( Trích Rừng xà nu-Nguyễn Trung
Thành)

“Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai... Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là
những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là
những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng
mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi!
Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn
bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa
bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em
mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt
của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị
trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt
một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng.
Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
Việt đã bò được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo.
Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt
đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó
có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội,
và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong...”.
( Trích Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi)
GỢI Ý TRẢ LỜI
49


I. Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến,
gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm
1965; đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau đó in trong
tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc là tác phẩm đặc sắc của ông .Truyện
xây dựng thành công vẻ đẹp của con người Tây Nguyên đi theo cách mạng, kiên
cường, bất khuất, lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang chiến đấu chống lại kẻ thù

để tự giải phóng.
- Nguyễn Thi (1928-1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu văn
nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông quê ở miền Bắc
nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh
hiệu Nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước. Văn ông vưa giàu chất sống hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của
cuộc chiến tranh, vưa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh
và đậm chất Nam bộ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi là truyện
ngắn "Những đứa con trong gia đình". Truyện được viết vào tháng 2 năm 1966, khi
Nguyễn Thi đang công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Truyện đã xây dựng
thành công vẻ đẹp vẻ đẹp của nhân vật Việt và Chiến, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt
nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước;
II. Về đoạn văn trong tác phẩm Rừng xà nu
- Nội dung:
+ Đoạn văn kể chuyện nhân vật Tnú bị thằng Dục tra tấn mười ngón tay bằng
chính nhựa xà nu;
+ Tnú là người tuyệt đối trung thành với cách mạng, có bản lĩnh kiên cường,
bất khuất trước kẻ thù tàn bạo
+ Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc.
+ Mười ngón tay Tnú trở thành vẻ đẹp bi hùng và lãng mạn. Tiếng thét Giết
của anh thành tiếng kèn xung trận của phong trào đồng khởi long trời lở đất của
người dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh cách
mạng.
50


- Nghệ thuật:
+ Tnú vưa có những nét riêng cá tính sống động, vưa mang phẩm chất có tính
khái quát, tiêu biểu. Tnú trở thành nhân vật mang đậm tính sử thi.
+ Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm ,

khi tha thiết, trang nghiêm.
III. Về đoạn văn trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Nội dung:
+ Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần
tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.
+ Dù bị thương nặng, Việt vẫn phân biệt được tiếng súng của đồng đội và tiến
súng của kẻ thù; tiếng súng của ta như tiếng mõ, tiếng trống đã gợi lại âm thanh quen
thuộc đã tưng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa
chiến trường, đồng thời là sống dậy tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong
những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi
thường của nhân vật Việt.
+ Tác giả tập trung miêu tả ngón tay, cùi tay của Việt : ngón cái còn lại vẫn
sẵn sàng nổ súng, hai cùi tay lôi người theo. Người đọc thấy được vẻ đẹp của người
chiến sĩ trẻ anh hùng trong cuộc chiến đấu chống quân Mỹ xâm lược
+ Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Bởi vì, đó là tiếng
súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến
đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.
- Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm
lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi
gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có
thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
IV. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn
- Tương đồng: Cùng miêu tả vẻ đẹp của nhân vật là những người anh hùng đại
diện cho tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ cùng rơi
vào hoàn cảnh bi kịch, éo le nhưng đều có ý chí, nghị lực phi thường để vượt lên trên
51


hoàn cảnh, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Họ cùng được viết bằng một thứ văn

xuôi đậm chất sử thi, lãng mạn, giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Khác biệt: Đoạn văn của Nguyễn Trung Thành: đặc tả về mười ngón tay
Tnú, người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên trong âm hưởng bi hùng và lãng
mạn, dùng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, khai thác nội tâm nhân vật, diễn tả giây phút
sinh tử căng thẳng, khốc liệt trong cuộc đụng đầu với kẻ thù tàn bạo. Hình ảnh có tính
biểu tượng, vưa cụ thể vưa khái cao. Đoạn văn của Nguyễn Thi: tập trung đi vào
dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, người chiến sĩ trẻ được sinh ra trên mảnh đất Nam
Bộ khi anh đang bị thương nặng trên chiến trường. Quá khứ, hiện tại và tương lai đan
xen với nhau. Ngôn ngữ kể đậm chất Nam Bộ. Cách dựng cảnh vữa dữ dội vưa trữ
tình.
---- Hết ---Đề 5. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:
a. Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, xắn một miếng, bỏ
thêm vào đĩa đèn cho sáng.
Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi.
Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra,
bỗng quay lại, lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mị rút thêm cái áo.
A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt
lưng trói tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc
Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột. Mị không cúi, không nghiêng được đầu
nữa. Trói xong. A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra
khép cửa buồng lại.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
b. Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước
sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn
màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi.
Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra
52



ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có
lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt
nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một
chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau
họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở
hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền
rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết đi
cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu la một
tiếng, không hề chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”.
(Nguyễn Minh Châu, trích Chiếc thuyền ngoài xa)
GỢI Ý TRẢ LỜI
Trọng tâm cần trình bày giá trị nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của
tưng đoạn trích; sự tương đồng và những sáng tạo riêng của hai tác giả. HS có thể
trình bày theo cảm nhận riêng nhưng cần bám sát các ý cơ bản sau:
- Về nội dung:
+ Hai đoạn văn đều tái hiện cảnh tượng người phụ nữ bị chồng đánh đập, hành
hạ tàn nhẫn và họ đều nhẫn nhục, cam chịu, không than khóc, cũng không chống
trả,... Hai gã chồng hiện lên với những hành động vũ phu, thô bạo, dữ tợn, điên
khùng,...
+ Thái độ câm lặng của hai người phụ nữ bị bạo hành cũng bắt nguồn tư những
nguyên nhân khác nhau. Một người “không nói” vì khinh bỉ, uất hận, vì tâm hồn cô ta
đã giành lại quyền sống; người kia lặng lẽ chịu đựng để giữ lại cho đứa con của mình
không bị tổn thương. Nhìn vẻ ngoài, có thể lầm tưởng sự cam chịu kia là nhu nhược
nhưng nó lại hé mở nguồn sức sống tiềm tàng trong con người họ.
- Về nghệ thuật: Cần chú ý lối kể, tả; hệ thống chi tiết giàu sức gợi; cấu trúc
linh hoạt của các câu văn; cản xúc được “nén” lại trong lời kể...


53


CHUYÊN ĐỀ 4:

SO SÁNH HAI NHÂN VẬT
Cách làm bài:
@ Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm thứ nhất.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm thứ hai.
- Giới thiệu về 2 nhân vật.
@ Thân bài:
- Phân tích nhân vật thứ nhất theo định hướng những điểm tương đồng với
nhân vật thứ hai.
- Phân tích nhân vật thứ hai theo định hướng những điểm tương đồng với nhân
vật thứ nhất.
- So sánh:
+ Chỉ ra những điểm tương đồng của hai nhân vật. Tìm ra nguyên nhân và ý
nghĩa.
+ Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi nhân vật. Tư đó khẳng định những nét
độc đáo, giá trị riêng của mỗi nhân vật.
@ Kết bài:
- Đánh giá vị trí và đóng góp của mỗi nhân vật.
- Những cảm nhận về nhân vật và nhà văn sáng tạo ra nhân vật.
Lưu ý:
- Đây là dạng đề hay được sử dụng ở các kỳ thi tuyển sinh Đại học - cao đẳng
những năm gần đây. Nhưng học sinh thường lúng túng trong cách làm bài, cách so
sánh.
54



- Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích tưng nhân vật trước rồi so
sánh sau. Nhưng để phân tích theo định hướng so sánh, học sinh phải tiến hành so
sánh tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trước, rồi lấy kết quả đó định hướng
cho việc phân tích tưng nhân vật. Không được làm tắt hai bước này vì sẽ dễ lẫn lộn,
thiếu ý và mất điểm tưng phần.
- So sánh hai nhân vật tuyệt đối không phải để khẳng định nhân vật nào hay
hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi nhân vật. Sự tương đồng
nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách
riêng của mỗi nhà văn và xu hướng sáng tác…
- Các bình diện để so sánh:
+ Bối cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa – môi trường tồn tại của đối tượng nghị
luận.
+ Tư tưởng, phong cách của nhà văn.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kì văn học
Đề 1: Cảm nhận về nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân
vật Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn
và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống
Mỹ.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. Giới thiệu chung về hai tác phẩm, nhân vật
- “Rừng xà nu”: Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) có duyên với
Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Nguyên Ngọc đã
sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của Nguyên Ngọc
đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rưng xà nu”.Truyện “Rưng xà
nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Là tác
phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt
Nam giai đoạn 1954-1975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiều
nhưng đã thể hiện vẻ đẹp của một người con gái Tây Nguyên trong kháng chiến: tình

yêu cách mạng, tình yêu gia đình, và một bản lĩnh kiên cường tưởng không gì có thế
quật ngã được.
55


- “Những đứa con trong gia đình”: Tác phẩm được viết ngay trong những ngày
chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn
nghệ Quân giải phóng năm 1966. Sau được in trong Truyện và kí NXB Văn học Giải
phóng, 1978. Có thể nói Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi
viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong
gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay
má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích tư khi
còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.
2. Phân tích hai nhân vật:
a. Nhân vật Mai:
- Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu
cán bộ, giúp đỡ cán bộ…
- Tư nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú giúp đỡ các chiến
sĩ cách mạng, cùng Tnú học tập…
- Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hy sinh thân mình để che
chở đứa con thơ
- Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng
chịu đòn roi kẻ thù nhưng không kêu lên 1 tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnú. Đặc
biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù: bình tĩnh, mà đầy sức mạnh….
b. Nhân vật Chiến:
Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết
trong chiến tranh. Do vậy dù đang còn ít tuổi nhưng chị Chiến vưa thay mẹ chăm sóc
cho gia đình,vưa tham gia cách mạng, mang quyết tâm trả nợ nước thù nhà
- Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vén lo

toan cho gia đình
- Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợ nước, thù
nhà
- Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù.
3. Nhận xét, đánh giá:
56


a. Điểm giống nhau giữa hai nhân vật:
Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giác ngộ
cách mạng, mang một tình yêu lớn đối với cách mạng, và ý chí , quyết tâm mãnh liệt
chống lại kẻ thù.
Họ không chỉ là những người chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gái
của gia đình: biết yêu thương, vun vén cho gia đình.
Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái Việt Nam nói chung: giỏi
việc nước, đảm việc nhà.
b. Điểm khác nhau:
- Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận
thức được chân lý cách mang mà sau này Cụ Mết đã nói (Chúng nó đã cầm súng, ta
phải cầm giáo, mạc) nên bất lực ôm đứa con thơ chết dưới đòn roi của kẻ thù.
- Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn
chiến tranh ác liệt, nên nhận thức rõ mình cần phải làm gì để bảo vệ gia đình, dân tộc.
Do vậy Chiến đã quyết tâm đi bộ đội.
------- Hết ------Đề 2: Vẻ đẹp của người dân miền núi qua nhân vật A Phủ trong truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà
nu” của Nguyễn Trung Thành.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5điểm)
- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông
có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau

của đất nước. Vợ chồng A Phủ (1952) là một truyện ngắn đặc sắc rút tư tập Truyện
Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện đã xây dựng thành công vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm
tàng mãnh liệt và quá trình vùng lên chống lại bọn thực dân, chúa đất để tự giải phóng
của đồng bào vùng cao Tây Bắc tổ quốc.
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn
bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965;
đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau đó in trong tập Trên
57


quê hương những anh hùng Điện Ngọc là tác phẩm đặc sắc của ông. Truyện xây dựng
thành công vẻ đẹp của con người Tây Nguyên đi theo cách mạng, kiên cường, bất
khuất, lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang chiến đấu chống lại kẻ thù để tự giải
phóng.
2. Về vẻ đẹp của nhân vật A phủ (2,0 điểm)
* Nội dung:
- A Phủ vượt lên bất hạnh (mồ côi cha mẹ) trở thành một thanh niên lao động
giỏi, thạo công việc, cần cù chịu thương chịu khó, tính cách bộc trực, thẳng thắn,
hồn nhiên, ham hoạt động…
- Không sợ cường quyền bạo chúa, bị đẩy vào cuộc sống nô lệ vẫn mạnh mẽ,
gan góc …
- Có khát vọng sống tiềm tàng mãnh liệt, chạy khỏi nhà thống lí Pá Tra tìm
đến chân trời tự do, tham gia đấu tranh góp phần giải phóng bản làng.
* Nghệ thuật:
- Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính: nhân vật A Phủ hiện lên thiên về
hành động, công việc và vài lời đối thoại ngắn …
- Thành công ở nghệ thuật kể chuyện: cách giới thiệu nhân vật, dẫn dắt khéo
léo, ngôn ngữ sinh động chọn lọc, nhiều sáng tạo …
3. Về vẻ đẹp của nhân vật Tnú:
* Nội dung:

- Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
- Tnú là người gắn bó, trung thành với cách mạng được tôi luyện qua thử
thách trở thành người chiến sĩ kiên trung, có tính kỉ luật cao.
- Tnú là người có trái tim yêu thương và sôi sục căm giận, biến đau thương
thành hành động.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng thành công nhân vật vưa có nét cá tính sống động vưa mang
những phẩm chất có tính khái quát , tiêu biểu .
- Nghệ thuật trần thuật sinh động , khắc họa nhân vật trong những tình huống
quyết liệt và mang đậm chất Tây Nguyên tư ngôn ngữ, tâm lí đến hành động…
58


4. Về sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp của hai nhân vật (0,5 điểm)
- Tương đồng: Là hai nhân vật trung tâm trong văn học giai đoạn 1945-1975.
Cả hai là những chàng trai của núi rưng tự do, mồ côi cha mẹ, đều có nghị lực vươn
lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt trở thành những con người có phẩm chất tốt đẹp ,đi
theo cách mạng, chiến đấu bảo vệ quê hương. Cả hai đều được khắc họa với những
chi tiết sống động, mang tính cách đậm bản sắc miền núi…
- Khác biệt: A Phủ là người con của núi rưng Tây Bắc, côi cút tư nhỏ, tự vươn
lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chế độ chúa đất và thực dân Pháp; còn Tnú là
người con của núi rưng Tây Nguyên, sớm giác ngộ cách mạng được dân làng Xô
Man nuôi dạy, vươn lên trong hoàn cảnh thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, Tnú là nhân vật được khắc họa mang đậm tính sử thi…
------- Hết ------Đề 3: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt
(Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa –
Nguyễn Minh Châu).
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Mở bài: Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu có hai nhân vật phụ nữ rất đặc biệt. Với cách thể hiện của tác giả,

cả hai nhân vật đều không có gì nổi bật (nếu không muốn nói là hơi khác thường).
Nhưng phía sau cái khác thường đó là vẻ đẹp khuất lấp ẩn chứa bên trong.
II. Thân bài:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở
trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống “nhặt” vợ
độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con
người bình dị trong nạn đói thê thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên
phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết
về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng

59


chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở
về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
2. Về nhân vật người vợ nhặt:
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn
là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống
động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng
mực, biết lo toan.
3. Về nhân vật người đàn bà hàng chài:
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư
tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa bề
ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ
lượng, giàu đức hi sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,
can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẻ đời.
4. Về sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật:
a. Tương đồng:
- Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh.
- Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất
lấp.
- Cả hai đều được khắc họa bằng những chi tiết chân thực…
b. Khác biệt:
- Vẻ đẹp được thể hiện ở người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng
dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm.
60


×