Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÌNH PHƯỚC VỀ NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG HỌC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.65 KB, 10 trang )

1

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ BÌNH PHƯỚC VỀ NHU CẦU THÀNH ĐẠT TRONG
HỌC TẬP NGHỀ NGHIỆP
NCS. Lê Thị Hương
Khoa Tâm lí học, Học viện Khoa học xã hội
TÓM TẮT
Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp của học sinh, sinh viên trường cao
đẳng nghề Bình Phước, thể hiện ở nhiều nội dung khác nhau. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi xem xét mặt nhận thức của nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp.
Đề tài khảo sát 300 học sinh, sinh viên tại trường cao đẳng nghề Bình Phước,
tỉnh Bình Phước và 40 cán bộ, giảng viên năm học: 2015 - 2016 bằng phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát và thống kê toán học.
Từ khóa: Nhu cầu, Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp, Nhu cầu thành đạt trong học tập
nghề nghiệp, Sinh viên cao đẳng nghề.
1. Đặt vấn đề
Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp là mong muốn thực hiện xuất sắc
nhiệm vụ học tập, nói cách khác, nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp là sự
khát khao vươn thành công lớn học tập nghề nghiệp, là mong ước vươn lên sự thăng
tiến trong nghề. Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp được nảy sinh, hình
thành và phát triển trong chính hoạt động nghề của sinh viên, tác động trực tiếp đến
kết quả học tập, chất lượng đào tạo nguồn lao động tri thức trẻ. Nhất là khối nghề nói
chung, học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề Bình Phước nói riêng, nhận thức về
nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp chưa thật sự trọn vẹn, làm cho thành tích
học tập bị hạn chế rất nhiều. Do đó nghiên cứu về: “Nhận thức của học sinh, sinh viên
trường cao đẳng nghề Bình Phước về nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp”
là cần thiết, phát huy mặt nhận thức tích cực, khắc phục nhận thức còn hạn chế. Nhằm
1



2

tìm ra những rào cản tâm lí tác động trực tiếp đến nhận thức tiêu cực về nhu cầu thành
đạt trong học tập nghề của sinh viên trường cao đẳng nghề Bình Phước. Từ đó, đưa ra
biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm nâng cao nhận thức nhu cầu thành đạt trong học tập
nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên của trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo nghề nói riêng.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Nhận thức của sinh viên trường cao đẳng nghề Bình Phước về nhu cầu thành
đạt trong học tập nghề nghiệp.
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về nhu cầu thành đạt trong học tập nghề
nghiệp.
TT

Tiêu chí (Nội dung mệnh đề)

Số lượng

Tỉ lệ %

Thứ bậc

1

Có nhiều đóng góp lớn cho cộng đồng/tập thể.

51

4.3


7

2

Hiểu biết sâu sắc lĩnh vực chuyên nghành.

179

15.0

4

3

Đạt nhiều thành tích, giải thưởng lớn trong học tập.

174

14.5

5

4

Luôn được tập thể/thầy cô yêu quý và tín nhiệm.

32

2.7


8

5

Chủ động cải tạo, sáng chế độc đáo cho sản phẩm

208

17.4

1

6

Nổ lực trí tuệ, kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

159

13.3

6

7

Trong học tập luôn sẵn lòng hợp tác, chia sẽ cùng bạn.

191

16.0


3

202

16.9

2

1.196

100

8

Cố gắng tìm tòi phương thức thực hành, phương
pháp vận dụng kỹ thuật máy móc, thiết bị.

Tổng

2


3

Với câu hỏi: “Theo bạn người thành đạt trong học tập nghề nhiệp là người:”,
chúng tôi đưa ra 8 tiêu chí, thể hiện ở bảng số liệu và biểu đồ trên, trong đó 5 tiêu chí
sinh viên lựa chọn cao nhất như: tiêu chí 5: “Chủ động cải tạo, sáng chế độc đáo cho
sản phẩm” 208 lựa chọn, đạt: 17.4% cao nhất. Tiêu chí 8: “Cố gắng tìm tòi phương
thức thực hành, phương pháp vận dụng kỹ thuật máy móc, thiết bị” 202 lựa chọn, đạt
16.9%. Tiêu chí 7: "Trong học tập luôn, sẵn lòng hợp tác, chia sẽ cùng bạn bè.” 191

lựa chọn, đạt 16.0%. Tiêu chí 2: “Hiểu biết sâu sắc lĩnh vực chuyên nghành.” 179 lựa
chọn, đạt 15.0 %. Tiêu chí thứ 3 “Đạt nhiều thành tích, giải thưởng lớn trong học
tập.” 174 lựa chọn, đạt 14.5.0 %.
Đây là 5 tiêu chí cần thiết nhất, trong 8 tiêu chí cơ bản chúng tôi đưa ra, cần
phải có ở người thành đạt trong học tập nghề nghiệp của lĩnh vực học nghề. Tiêu chí
5: “Chủ động cải tạo, sáng chế độc đáo cho sản phẩm” 208 lựa chọn, đạt: 17.4% cao
nhất. Điều này, không chỉ khẳng định trình độ học tập sinh viên cao đẳng nghề mà còn
khẳng định kỹ thuật tay nghề giỏi, thành tích học tốt, thể hiện bằng: sự cải tạo, sáng
chế sản phẩm thực hành tại xưởng, thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp, công ty, nhà
máy, xí nghiệp … Chẳng hạn năm học 2013 – 2014 và 2015 – 2016, thầy trò trường
3


4

cao đẳng nghề Bình Phước đã sáng chế hệ thống chống trộm điều khiển từ xa sản
phẩm của thầy trò khoa Điện tử được lắp đặt sửa dụng nhà xe trung tâm đào tạo lái xe
của trường. Hệ thống xử lý nước mưa tự động phục vụ sinh hoạt sản phẩm của thầy
trò khoa Cơ khí. Lắp đặt phục phụ nước sạch sinh hoạt hằng ngày ở trường. Các sản
phẩm này được các công ty, nhà máy, xí nghiệp đặt hàng và lắp đặt sử dụng tại khu
công nghiệp Chơn Thành, Minh Hưng … của tỉnh Bình Phước
“Luôn chủ động cải tạo, sáng tạo độc đáo cho sản phẩm”. Có thể nói là nét
đặc trưng sự thành đạt trong học tập nghề nghiệp lĩnh vực học nghề. Đồng thời mang
tính chuyên biệt sinh viên học nghề, là sự vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành
tạo ra sản phẩm, người học chủ động cải tạo, sáng tạo, bỏ chi tiết rườm rà không cần
thiết, mang lại hiệu quả cao, tiện lợi sử dụng, giá thành rẻ, chất lượng tốt thiết thực
cho cuộc sống. Góp phần cải tạo thế giới, phục vụ nhu cầu thành đạt cho bản thân.
Tiêu chí 5: “Chủ động cải tạo, sáng chế độc đáo cho sản phẩm” 208 lựa chọn,
đạt: 17.4%. cao nhất. Là nhận thức tích cực sinh viên cần được nhân rộng, bằng sự
động viên và khích lệ hơn nữa. Sao cho nhận thức tích cực không chỉ dừng lại

208/300 khách thể nghiên cứu. Nhận thức đúng bản chất thiết thực người học nghề là
hoạt động cải tạo, sáng chế tạo ra sản phẩm có giá trị tốt, làm vừa lòng người tiêu
dùng, về giá cả lẫn chất lượng, người học nghề luôn: Chủ động cải tạo, sáng chế độc
đáo cho sản phẩm, thường xuyên tạo ra sản phẩm giá trị tốt, cho ra nhiều sản phẩm,
dẫn đến giá thành phù hợp với mọi người tiêu dùng. Các em là người thực hiện sứ
mệnh lớn:“ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, khi hàng Việt giá thành phù hợp
với mọi tầng lớp xã hội, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Hàng Việt không còn là món đồ
đắt tiền, là hàng hóa xa xỉ chỉ dành cho tầng lớp “Thượng Lưu”. Lúc này, người Việt
Nam tự giác, tích cực:“ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không cần phải
tuyên truyền vận động hàng giờ, hàng ngày.
Tiêu chí thứ 8:“Cố gắng tìm tòi phương thức thực hành, phương pháp vận
dụng kỹ thuật với máy móc, thiết bị.”, đạt: 16.9% cao thứ hai. Thể hiện khát vọng và
nỗ lực trí tuệ nhận thức, cố gắng, kiên trì tìm tòi phương thức thực hành, phương pháp
vận dụng kỹ thuật máy móc, thiết bị, không sợ khó, không sợ khổ.
4


5

Tiêu chí 7: "Trong học tập luôn, sẵn lòng hợp tác, chia sẽ cùng bạn bè.” 191
lựa chọn, đạt 16.0%. Xếp thứ 3 trong 8 tiêu chí, là đức tính quý của con người, nhất là
người thành đạt trong học nghề thì đức tính này càng trở nên quý giá hơn. Cha ông ta
luôn dạy: “ Học thầy không tày học bạn”, sinh viên học giỏi, quan tâm sâu sắc và
nhiệt tình, sẵn lòng hợp tác, sẵn sàng chia sẽ với bạn về phương pháp, kiến thức, cách
thức học tập hiệu quả, các em như người thầy thứ hai hướng dẫn bạn học kém. Nhất là
thực hành tại xưởng, tại sân tập lái, tận tình chỉ dẫn từng li, từng tí, dù bạn luôn hỏi: “
Tại sao và tại sao bạn phanh không bị rồ ga, bạn xoay vòng cua không bị nghiêng
xe ... Chỉ dẫn cho nhiều bạn, giúp bạn hiểu bài là cách khắc sâu kiến thức và củng cố
tay nghề mà cô, bạn hiểu bài làm em thấy mình trở thành người có ích hơn ....”
Lớp học, trên bục giảng có thầy chính thức tận tâm với trò, dưới lớp có nhiều

thầy nhỏ luôn sẵn lòng chia sẽ, hợp tác với bạn làm cho chất lượng giờ học hiệu quả
hơn. Trong học tập luôn sẵn lòng hợp tác, chia sẽ cùng bạn, sinh viên học giỏi có cái
tâm chính nghĩa là những hạt giống quý giá, thành tích học tập tốt của các em luôn
được tập thể, thầy cô trân trọng và quý mến. Như vậy thật xứng đáng là sinh viên
thành đạt trong học tập.
Tiêu chí 2: “Hiểu biết sâu sắc lĩnh vực chuyên nghành” 179 lựa chọn, đạt
15.0%, chủ thể tích cực hoạt động trí tuệ, hiểu biết sâu sắc lĩnh vực chuyên nghành và
mục tiêu học tập cao. Tất yếu nhận thức tốt, yêu cầu và đòi hỏi của sự thành đạt nghề
nghiệp bản thân, để tồn tại và phát triển theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Từ đó,
luôn hoàn thành tốt công việc, mang lại giá trị tốt cho bản thân và xã hội, muốn có
“Hiểu biết sâu sắc lĩnh vực chuyên nghành” bản thân phải biết vượt qua khó trong
học tập, ra sức học tập, ra sức thi đua mọi lúc, mọi nơi, hằng ngày, hằng giờ tích lũy
tri thức, rèn luyện tay nghề.
Người thành đạt trong học tập nghề nghiệp dừng lại 5 tiêu chí, thì chưa đủ còn
phải là người: Có nhiều đóng góp lớn cho cộng đồng/tập thể. Như vậy, được tập thể,
xã hội thừa nhận và tôn trọng. Hơn nữa, là người: Luôn được tập thể/thầy cô yêu quý
và tín nhiệm … Nhưng tiêu chí 4 “Luôn được tập thể/thầy cô yêu quý và tín nhiệm.”
chỉ có 32 lựa chọn, đạt 2.7%, xếp thứ 8 là bậc cuối trong 8 tiêu chí chúng tôi đưa ra.
5


6

Vì sao tiêu chí này lại có tỉ lệ phần trăm thấp nhất, do cả nguyên nhân chủ quan
và khách quan mang lại. Trong phỏng vấn sâu: “Được tập thể /thầy cô yêu quý, tín
nhiệm mang lại ý nghĩa gì cho sự thành đạt trong học tập nghề nghiệp, trên bước
đường hành nghề của bạn? vì sao?”
Đa số sinh viên trả lời gần giống nhau: “Không có ý nghĩa gì, tín nhiệm làm gì
cho thêm mệt người, điều này tôi không cần, hoặc tôi không muốn điều đó…”. Sinh
viên giải thích: Được tập thể/thầy cô yêu quý và tín nhiệm, là tập thể trao cho một

chức vụ nào đó trong lớp, hay được thầy cô thường xuyên giao nhiệm quan trọng …
Điều này sinh viên học nghề không cần, vì không có lợi ích gì trong học nghề và hành
nghề, đi xin việc, công ty, nhà máy, xí nghiệp … Hồ sơ như thế nào, họ không quan
tâm, người tuyển dụng chỉ hỏi tốt nghiệp nghề bao lâu, đã đi làm ở đâu chưa, tiếp đó
là thử tay nghề từ 1 đến 2 tiếng làm được, nhận ngay.
Chính thực tế công ty, nhà máy, xí nghiệp đã và đang tuyển dụng sinh viên học
nghề như vậy, ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức nhu cầu thành đạt trong học tập
nghề. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân chủ quan do chính bản thân sinh viên, các bạn
chú trọng rèn luyện và nâng cao tay nghề, việc tu dưỡng đạo đức còn xem nhẹ.
Đây là vấn đề lớn không chỉ bản thân người học nghề, cần phải điều chỉnh lại
nhận thức, mà người thầy, người cô cần chú trọng đến rèn luyện và đánh giá đạo đức
thường xuyên, nhất là các cấp lãnh đạo liên quan cần phải đưa ra tiêu chí tuyển dụng
bao gồm cả tay nghề và đạo đức cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong nước và
nước ngoài. Là cơ sở cho sinh viên học nghề, rèn luyện đạo đức tốt, khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp của từng sinh viên
không thể tồn tại độc lập, bao giờ cũng tồn tại trong hệ thống mối quan hệ phức tạp,
đa dạng, đan xen lẫn nhau như: Mối quan hệ với tập thể, thầy cô, xã hội được tập thể
lớp, mọi người xung quanh và cộng đồng thừa nhận thì nhu cầu thành đạt sẽ toàn vẹn.
Như vậy, nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp phải bao gồm các tiêu chí
cơ bản nêu trên. Quan điểm này được thầy cô tham gia nghiên cứu đồng ý, được thể
hiện biểu đồ sau:
6


7

Khai thác sâu nhận thức sinh viên về nhu cầu thành đạt trong học tập nghề
nghiệp, với câu hỏi: “Theo bạn NCTĐTHTNN của SVCĐN có quan trọng không ?”.
Chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 2: Đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên về nhu cầu thành đạt trong

học tập nghề nghiệp
St

Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ %

Thứ bậc

1

Quan trọng

92

30.7

2

2

Tương đối quan trọng

157

52.3

1


3

Không quan trọng

51

17.0

3

300

100.0

Tổng

Qua bảng số liệu trên, cho ta biết 300 khách thể nghiên cứu, trong đó: 157 khách
thể nhận thức NCTĐTHTNN, SVCĐN là tương quan trọng, chiếm 52.3%, xếp thứ
nhất, quan trọng: 30.7%, xếp thứ 2, không quan trọng bằng: 17.0 % xếp thứ 3. Nhận
thức nhu cầu thành đạt trong học tập nghề là quan trọng đạt: 30.7%, chủ yếu thuộc về
sinh viên có học lực giỏi, khá và số ít là học lực trung bình.
7


8

Khi sinh viên học tốt, tay nghề giỏi sẽ nhận thức tốt và rất tốt về nhu cầu thành
đạt trong học tập nghề, các em có tầm nhìn sâu rộng về tương lai, định hướng con
đường rộng mở cho lập nghiệp. Những người thợ giỏi, công nhân lành nghề, nhà công

nghệ thông tin đa tài nhận thức tốt giá trị thành đạt nghề luôn nổ lực, thể hiện tài năng,
sẵn sàng vượt khó trong học tập toàn tâm, toàn ý trao dồi kiến thức nâng cao tay nghề.
Bên cạnh đó, không quan trọng 17.0% nhận thức kém về giá trị thành đạt, là số ít
sinh viên chưa chú ý đến thành tích học tập, không cố gắng thực hiện mục tiêu học tập
mà tập thể, giảng viên, nhà trường đặt ra. Những sinh viên này thường nhận nhiệm vụ
mức không hoàn thành, hay hấp tấp đưa ra quyết định, dễ mắc sai lầm. Học theo nghĩa
vụ gia đình giao nên rất thụ động, sợ mạo hiểm, rụt rè, lường biếng thao tác máy móc,
nhất là khi thực hành, không quan tâm ra trường có xin được việc làm hay không.
Không khao khát uy tín trước tập thể, không quan tâm ảnh hưởng phẩm chất, năng lực
của bản thân đến người khác. Không mong muốn đoàn kết, gắn bó, chia sẽ, trao đổi,
kinh nghiệm, kiến thức giữa các nhóm bạn.
Phần nhận thức hạn chế này của sinh viên về nhu cầu thành đạt trong học tập
nghề nghiệp, còn có sự tác động: Gia đình, xã hội, nhất là thực tế đã và đang tuyển
dụng người học nghề sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề, người công
nhân của các nhà máy, xí nghiệp trong nước và nước ngoài, vấn đề này đã nói bảng 1.
3. Kiến nghị:
Từ thực trạng: Nhận thức của học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề Bình
Phước về nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp còn hạn chế, chúng tôi đưa ra
kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa nhận thức nhu cầu thành đạt trong học tập nghề
nghiệp của học sinh, sinh viên như sau:
a. Đối với học sinh, sinh viên:
- Nhận thức đúng: người học nghề phải song hành năng lực và phẩm chất thì xã
hội sẽ trao vị trí và địa vị tương xứng, không nên có cái nhìn khuyết về nhu cầu thành
đạt trong học tập nghề của chính mình.
- Phải thấy được tầm quan trọng khi được tập thể/thầy cô yêu quý và tín nhiệm,
8


9


đây là nền tảng, là điều kiện quan cơ bản cho thành đạt trên con đường sự nghiệp sau
này. Là động lực thúc đẩy người học luôn nổ lực phấn đấu năng lực và phẩm chất.
- Phải thấy được giá trị to lớn sự đoàn kết, yêu thương gắn bó của tập thể trong
học tập và cuộc sống. Vì đó là đạo đức cần phải có của con người.
- Luôn nhận thức con người chúng ta, quá trình tồn tại và phát triển là sự hoạt
động thường xuyên, liên tục tích cực, sáng tạo ra nhiều thành tích lớn đóng góp cho
cộng đồng/tập thể. Là đóng góp quý giá luôn được xã hội thừa nhận và đánh giá cao,
nhằm góp làm cho xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Qua đó cải tạo chính mình.
b. Đối với giáo viên:
- Nâng cao nhận thức về nhu cầu thành đạt học tập nghề nghiệp cho học sinh,
sinh viên, lồng ghép vào từng môn học, nhiều hình thức giáo dục khác nhau.
- Là tấm gương sáng: Có nhiều đóng góp lớn cho cộng đồng/tập thể, bằng việc
làm cụ thể và sản phẩm thiết thực, có giá trị tốt cho cộng đồng.
- Mỗi thầy cô là hình mẫu về tinh thần đoàn kết trong tập thể gắn bó thương yêu,
cùng nhau thành đạt trong sự nghiệp, luôn được tập thể yêu quý và tín nhiệm.
c. Đối với gia đình:
- Gia đình là tấm gương sáng: đoàn kết, gắn bó keo sơn, có uy tín với cộng đồng
và được tập thể: thôn xóm, phố phường yêu quý và tín nhiệm cho con em noi theo.
- Gia đình phải nhận thức đúng học nghề của con em, loại bỏ quan niệm:
“Trường nghề là nơi tạm trú chân, không học nghề vẫn trở thành công nhân …”.
- Chủ động kết hợp với nhà trường giáo dục nhận thức toàn vẹn về nhu cầu thành
đạt trong học tập nghề nghiệp con em và động viên con em học tốt, rèn luyện phẩm
chất và tay nghề giỏi lập thành tích cao đóng góp cho tập thể/ cộng đồng.
d. Đối với nhà trường:
- Cần giáo dục, tuyên truyền sâu sắc và rộng rãi ý nghĩa, tầm quan trọng nhận
9


10


thức toàn vẹn về nhu cầu thành đạt trong học tập nghề nghiệp cho sinh viên học nghề.
- Chủ động đưa ra văn bản đề nghị lên các cấp liên quan trong việc tuyển dụng
người học nghề phải xét kỹ hồ sơ học tập, nhất là thành tích năng lực và phẩm chất,
xem đó là tiêu chí quan trọng tuyển dụng. Đó cũng là nền tảng cơ bản phân công việc
làm, vị trí của họ trong tập thể.
- Tất cả phòng ban, khoa tổ tập thể giáo viên toàn trường luôn đoàn kết thi đua,
lập thành tích lớn trong giảng dạy đóng góp cho cộng đồng/tập thể. Tạo ra thương
hiệu về tín nhiệm chất lượng đào tạo, được cộng đồng tin yêu, là lựa chọn hàng đầu
môi trường học tập tốt cho người học. Từ đó, giúp cho sinh viên hiểu giá trị khi được
tập thể/thầy cô yêu quý và tín nhiệm. Nhìn vào đó các em phấn đấu noi theo.
đ. Đối với xã hội:
- Đảng và nhà nước đưa ra quyết định, văn bản tuyển dụng người học nghề phải
xét kỹ hồ sơ học tập, nhất là đạt thành tích lớn về năng lực, phẩm chất, xem đó là tiêu
chí quan trọng tuyển dụng, là nền tảng cơ bản phân công việc làm phù hợp, phân công
vị trí xứng đáng trong tập thể.
- Đảng và nhà nước có biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người
dân, người học nghề về sự thành đạt của người học nghề trên con đường hành nghề.
- Đảng và nhà nước đưa ra quyết định, văn bản tạo thuận lợi cho người học nghề
phát triển nghề nghiệp và có vị thế trong xã hội, cho họ có tiếng nói quan trọng trong
cơ quan, khối Đảng, khối nhà nước.
- Các công ty, nhà máy, xí nghiệp ... trong nước, ngoài nước khi tuyển dụng
người học nghề, phải căn cứ vào bảng điểm, phiếu đánh giá hạnh kiểm, phiếu ghi
thành tích. Xem đó là căn cứ ban đầu cho phân công việc làm phù hợp và vị trí.

10



×