Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi pháp việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 103 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÁP VIỆT

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Khóa : 58
Lớp : KEKTA
Chuyên ngành : Kế toán kiểm toán
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.................................................................................................................iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................3
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến.........................................................................................................3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................4
2.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm, cơ chế, vai trò thuế GTGT..................................................................................4
2.1.2. Đối tượng nộp thuế GTGT...................................................................................................6
2.1.3. Đối tượng của thuế GTGT....................................................................................................7
2.1.4. Căn cứ tính thuế GTGT.........................................................................................................8
2.1.5. Phương pháp tính thuế GTGT...........................................................................................11
2.1.6. Một số lưu ý về hóa đơn...................................................................................................12
2.1.7. Kế toán thuế GTGT.............................................................................................................13
2.1.8. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................26
2.2.1. Khung phân tích.................................................................................................................26
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.............................................................................27

i


2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................................................27
2.2.4. Phương pháp chuyên môn kế toán...................................................................................28
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................................30
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................................30
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.................................30
3.1.2.Tổ chức bộ máy của công ty...............................................................................................32
3.1.3. Tài sản nguồn vốn của Công ty..........................................................................................40
3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.........................................................................44
3.1.5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt. .46
3.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt...48
3.2.1. Đặc điểm thuế GTGT tại công ty........................................................................................48
3.2.2. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ....................................................................................58
3.2.3. Kế toán thuế GTGT phải nộp.............................................................................................64

3.2.4. Kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT.................................................................................69
3.2.5. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn..................................................................................83
3.3. Nhận xét và giải pháp................................................................................................................86
3.3.1. Nhận xét.............................................................................................................................86
3.3.2. Giải pháp đề xuất...............................................................................................................88
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................91
4.1. Kết luận.....................................................................................................................................91
4.2. Kiến nghị....................................................................................................................................92
4.2.1. Về phía Nhà nước..............................................................................................................92
4.2.2. Về phía Công ty..................................................................................................................92

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt giai đoạn 20142016......................................................................................................................................38
Bảng 3.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014-2016 ĐVT: VN......41
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2013-2015. 44
Bảng 3.4: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty qua 3 năm 2014-2016............47

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 133......................................................................16
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 3331....................................................................19
Sơ đồ 2.3: khung phân tích kế toán thuế GTGT tại công ty............................................26
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.............................32
Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt............................34
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện lao động của công ty xét theo tính chất công việc giai

đoạn 2013 – 2015............................................................................................................39

iv


PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thuế ra đời gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, là công
cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thực chất thuế là công cụ để Nhà
nước điều tiết thu nhập của xã hội nhằm tạo quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu tài
chính của mỗi quốc gia trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình
(B.T.Phúc & cộng sự, 2011).
Thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ
mô nền kinh tế. Thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân
sách nhà nước mà còn ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế. Mỗi
quyết định về thuế đều liên quan đến tích lũy, đầu tư, tiêu dùng, đến vấn đề
phân bổ nguồn lực trong xã hội. Cụ thể, nó biểu hiện qua các mặt: tạo ổn định
môi trường kinh tế vĩ mỗ, kiềm chế lạm phát, tạo lập, phân phối và sử dụng
các nguồn lực một cách có hiệu quả, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, ổn
định tài chính tiền tệ, tạo ra sự đảm bảo an toàn về tài chính cho các hoạt
động kinh tế xã hội.
Trong các loại thuế thì thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế có ý
nghĩa quan trọng đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh và là nguồn đóng góp
lớn của các doanh nghiệp vào NSNN.Trong hầu như tất cả các hàng hóa, dịch
vụ của mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, thuế GTGT đều
chiếm một phần trong tổng giá trị của nó, tạo nguồn thu lớn và tương đối ổn
định cho NSNN.
Để bắt kịp tình hình kinh tế ngày càng phát triển, những ngành nghề
mới, thành phần kinh tế mới ra đời thì hệ thông luật thuế của nhà nước cũng

phải điều chỉnh, cải tiến liên tục. Tại Cuốc hội khóa IX kì họp thứ 11 ngày
10/05/1997 đã thông qua luật thuế GTGT thay thế cho luật doanh thu, luật

1


thuế TNDN thay cho luật thuế lợi tức và hiệu lực thi hành của hai loại thuế
này từ ngày 01/01/1999.
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt là công ty chuyên cung
cấp các mặt hàng về thức ăn chăn nuôi. Trong những năm qua công ty hoạt
động luôn đạt hiệu quả. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo
cùng với đội ngũ nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó là nhờ công tác kế
toán của công ty đều tuân thủ theo những quy định của Bộ tài chính đặc biệt
là trong kế toán thuế nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng. Trong doanh
nghiệp, thuế GTGT đầu ra là trách nhiệm của doanh nghiệp nộp hộ người tiêu
dùng vào NSNN, thuế GTGT đầu vào là quyền lợi được hoàn lại của doanh
nghiệp. Khi có một sự thay đổi nào về Luật thuế GTGT công ty đều thực hiện
đúng thông tư hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế. Tuy nhiên, bên cạnh
những điểm đạt được việc tổ chức công tác kế toán thuế GTGT còn tồn tại
nhiều thiếu sót. Kết quả của công tác kế toán thuế GTGT sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả của các phần hành kế toán khác, vì thế tổ chức công tác thuế
GTGT cần phải hoàn thiện kịp thời, chính xác đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thuế GTGT, tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần thức ăn chăn
nuôi Pháp Việt” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty
cổ phần (CP) thức ăn chăn nuôi Pháp Việt, từ đó đề xuất một số giải pháp

nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế kế toán thuế GTGT tại công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế GTGT, công tác kế
toán thuế GTGT trong doanh nghiệp.

2


-Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần
thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế
GTGT tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sổ sách kế toán, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới công tác kế
toán thuế GTGT tại công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt tại thôn An Lạc, xã Trưng
Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện từ ngày 26 tháng 06 năm 2016 đến ngày 31 tháng
11 năm 2016.
Số liệu minh họa: số liệu 3 năm 2014 – 2016
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT
- Đặc điểm hàng hóa, đặc điểm thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra
của công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
- Hạch toán thuế GTGT, kê khai thuế GTGt,…
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thuế GTGT của

công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt

3


PHẦN 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm, cơ chế, vai trò thuế GTGT
2.1.1.1. Khái niệm thuế GTGT
Tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua
Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là
một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp
vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT tính trên giasbasn chưa có thuế GTGT. Người sản xuất,
cung ứng hàng hóa, DV có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng. Người
tiêu dùng mua sản phẩm, DV với giá đã có thuế GTGT, vì vậy người tiêu
dùng chính là người chịu khoản thuế này.
2.1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 và Thông tư
219/2013/TT-BTC ngày ngày 31/12/2015, có thể khái quát một số đặc điểm
sau của thuế GTGT:
- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được
sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ đó.
- Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các
khâu của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.
- Thuế GTGT phát sinh nhiều lần, xuất hiện mỗi khâu của quá trình

kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người
phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó.

4


- Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh hầu như tất cả hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường.
- Xét về tính chất thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế
được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối
cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
2.1.1.3. Vai trò thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi
đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, nên tạo được
nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
- Thuế tính trên giá bán hàng hoá nên không phải đi sâu hợp lệ cuả các
khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các
loại thuế trực thu.
- Đối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng
số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí cho hàng xuất
khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
- Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu có tác dụng tích cực bảo
hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
- Tạo điều kiện cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc
khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã
thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn; khắc phục được
tình trạng trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu
dùng không cần đòi hỏi hoá đơn. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, số thuế
thu ở khâu này không nhiều.

- Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự rõ ràng. Với ít
thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu
vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế theo ngành nghề cụ thể; không gây
phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh

5


lệch nhau nhiều.
- Nâng cao được tính thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người nộp thuế.
Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo
điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ
sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải mức thuế với cơ quan thuế. Việc
kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua,
người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ đầy đủ nên việc thu thuế tương đối
sát với hoạt động kinh doanh vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu thu thuế ở
khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu
về thuế.
- Tăng cường công tác thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn
chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh
tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế
độ hoá đơn, chứng từ.
- Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng tăng cường đầu
tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.
- Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc bổ sung một số
loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt...góp phần làm cho hệ thống chính
sách thuế cuả Việt Nam ngày càng phù hợp với sự vận động và phát triển góp
phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam.
2.1.2. Đối tượng nộp thuế GTGT

Theo điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã quy định về đối tượng nộp
thuế như sau:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức
kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước
ngoài chịu thuế GTGT. Bao gồm:

6


-Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí kinh doanh theo
Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và pháp luật kinh doanh;
-Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự
nghiệp và các tổ chức khác;
-Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham
gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật
đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
-Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng
khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
-Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ
chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước
ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ
là người nộp thuế.
2.1.3. Đối tượng của thuế GTGT
2.1.3.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Theo Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013
quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế GTGT là các loại HH, DV dùng cho sản xuất, kinh

doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HH, DV mua của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài), trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định
của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.1.3.2. Đối tượng không chịu thuế
Đối tượng không chịu thuế được quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT
số 13/2008/QH12 và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế GTGT(số 31/2013/QH13), Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
của Chính phủ, quy định cụ thể tại Điều 4 thông tư số 219/2013/TT-BTC của

7


Bộ Tài chính gồm 26 nhóm HH, DV:
Các HH, DV không thuộc diện nộp thuế chủ yếu là đối tượng HH, DV
tiêu dùng phục vụ cho xã hội như sản phẩm trồng trọt chăn nuôi do nông dân tự
sản xuất và tự tiêu thụ, sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng, muối biển, hay các
sản phẩm nông thủy sản sơ chế, các dịch vụ không mang tính lợi nhuận và các
dịch vụ công cộng như dịch vụ trong y tế, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo…
Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 2 năm 2015 về thuế
GTGT bổ sung vào đối tượng không chịu thuế đối với các mặt hàng sau: Phân
bón, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp...
Các cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu
vào của các sản phẩm HH, DV sử dụng cho sản xuất kinh doanh HH, DV
thuộc đối tượng không chịu thuế mà phải tính vào nguyên giá TSCĐ, giá trị
nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.
2.1.4. Căn cứ tính thuế GTGT
Theo điều 6 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định về căn cứ
tính thuế:
Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất



Giá tính thuế

Điều 7 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và điều 7 TT 219/2013/TTBTC quy định về giá tính thuế như sau:
-Đối với HH, DV do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa
có thuế GTGT. Đối với HH, DV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có
thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
-Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế
nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng (+)
với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định
theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
-Đối với HH, DV dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là

8


giá tính thuế GTGT của HH, DV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm
phát sinh các hoạt động này.
-Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế
GTGT;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê theo từng kỳ hoặc trả
trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng
kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước
ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được
trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài.
-Đối với HH bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế GTGT của HH đó, không gồm lãi trả góp, trả
chậm;
-Đối với gia công HH là giá gia công chưa có thuế GTGT;

-Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình hạng mục
công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường
hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì
giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu
và máy móc, thiết bị;
-Đối với đơn vị kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa
có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp
NSNN;
-Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán HH và DV hưởng hoa
hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT;
-Đối với HH, DV được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán
là đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có =
thuế GTGT

9


-Giá tính thuế đối với HH, DV quy định tại khoản 1 điều này bao gồm
cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng;
-Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người
nộp thuế có phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá bình quân giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá
tính thuế.
 Thuế suất
Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12; Điều 8, Điều 9, Điều 10
thông tư 219/2013/TT-BTC; Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về Thuế suất
thuế GTGT như sau:
 Mức thuế suất 0%

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với HH, DV xuất khẩu, vận tải quốc tế,
dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải và HH, DV không chịu thuế GTGT
khi xuất khẩu.
 Mức thuế suất 5% áp dụng đối với HH, DV sau đây:
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt không bao gồm đóng chai,
bình;
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua sơ chế;
Đồ chơi trẻ em, sách (trừ một số loại không chịu thuế);
Thiết bị y tế, giáo dục, hoạt động văn hóa;
Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông
nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc , phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
 Mức thuế suất 10%
Mức thuế suất 10% áp dụng cho tất cả các HH, DV thông thường và
các HH, DV không thiết yếu, không nằm trong diện chịu thuế suất 0% và 5%.

10


2.1.5. Phương pháp tính thuế GTGT
Điều 9 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008:
Có hai phương pháp tính thuế GTGT là: Phương pháp khấu trừ thuế
GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
a. Phương pháp khấu trừ thuế:
Điều 10 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Khoản 4 Điều 1 Luật
thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 :


Đối tượng áp dụng:

Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị tổ chức kinh doanh, DN và

các cơ sở kinh doanh khác thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ
theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn chứng từ, và đăng ký nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế trực
tiếp trên GTGT.


Xác định số thuế phải nộp:

Số thuế GTGT =

Số thuế GTGT -

Số thuế GTGT đầu

phải nộp
Trong đó:

đầu ra

vào được khấu trừ

Số thuế GTGT
đầu ra

=

Giá trị tính thuế của

*


HH,DV bán ra

Thuế suất thuế GTGT
của HH,DV đó

Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào là số thuế ghi trên hóa đơn GTGT mua HH, DV
dùng cho SXKD HH, DV chịu thuế GTGT, số thuế ghi trên chứng từ nộp thuế
của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước
ngoài theo hướng dẫn của bộ tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài
không có tư cách pháp nhân Việt Nam và các cá nhân nước ngoài có kinh
doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
b. Phương pháp trực tiếp

11


Điều 11 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định:


Đối tượng áp dụng:

Phương pháp này áp dụng cho các cá nhân, hộ kinh doanh là người Việt
Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo luật đầu tư và các tổ
chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế, cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, đá
quý.
*Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT


=

phải nộp

GTGT của HH, DV

*

chịu thuế

Thuế suất thuế GTGT
của HH, DV đó

Trong đó:
GTGT của HH,

=

Doanh số của HH, DV

DV

bán ra

-

Giá vốn của HH, DV
bán ra

Đối với cơ sở kinh doanh bán HH, DV có đầy đủ hóa đơn theo chế độ

quy định hoặc có đủ điều kiện xác định doanh thu bán hàng nhưng không có
đủ hóa đơn mua HH, DV đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu
nhân (*) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
2.1.6. Một số lưu ý về hóa đơn
Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013; Thông tư
39/2014/TT-BTC ngày 31/013/2014; Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày
27/2/2015
Một hóa đơn được dùng để khấu trừ thuế GTGT phải thỏa mãn các điều
kiện:
- Hóa đơn đó đã được thông báo phát hành hóa đơn và sau ngày thông
báo 5 ngày thì mới được sử dụng (tra cứu bằng cách vào website:
www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn) .

12


- Hóa đơn phải ghi đầy đủ chỉ tiêu trên tờ hóa đơn như: số lượng, đơn
giá, mặt hàng, đơn vị tính, không được tẩy xóa ....; thông tin ghi trên hóa đơn
hợp lệ (như: tên công ty, mã số thuế phải đúng...).
- Hóa đơn GTGT từ 20 triệu đồng trở lên (theo quy định của TT219 và
TT119) thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: chứng từ không
dùng tiền mặt là chứng từ thanh toán qua ngân hàng chứng minh cho việc
chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán (tài
khoản của người mua và người bán phải là tài khoản đã được đăng ký hoặc
thông báo với Cơ quan thuế theo mẫu 08 của TT156/2013/TT-BTC); hóa đơn
mua của cùng một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu nhưng mua nhiều lần
trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu
trừ thuế với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
- Hóa đơn GTGT mua về phải phục vụ cho hoạt động SXKD của mặt
hàng chịu thuế của doanh nghiệp và phải hợp lí về mặt giá trị.

2.1.7. Kế toán thuế GTGT
2.1.7.1. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
a. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ


Chứng từ sử dụng:

Các cơ sở SXKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng
hóa hoặc cung cấp dịch vụ cần sử dụng các loại hóa đơn chứng từ sau:
- Hóa đơn GTGT mẫu số : 01GTKT3/001
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số: 01/GTGT
- Chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi…
- Các phụ lục tờ khai: PL 01-2/GTGT
- Tờ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư
- Sổ theo dõi thuế GTGT
- Các chứng từ khác có liên quan…


Tài khoản sử dụng

13


Kế toán sử dụng Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ để hạch
toán thuế GTGT đầu vào. Tài khoản 133 chỉ áp dụng cho đơn vị kinh doanh
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.


Kết cấu : Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”:


Nợ



Số thuế GTGT được khấu trừ, Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không
được hoàn lại trong kỳ.
được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số thuế GTGT của hàng mua trả lại.
Số thuế GTGT đầu vào còn
được khấu trừ.

Tài khoản 133 có hai tài khoản cấp 2:
-Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV
Tài khoản này phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư
HH, DV mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD HH, DV thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
-Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
Tài khoản này phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư mua
sắm TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD HH, DV thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình bất động sản đầu tư.


Nguyên tắc hạch toán

Khi hạch toán vào TK133 cần theo một số quy định:
TK này chỉ áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đối với HH, DV mua vào dùng đồng thời cho SXKD HH, DV chịu

thuế và không chịu thuế GTGT, thì chỉ hạch toán vào TK133 khoản thuế

14


GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp không xác định được khoản thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ thì toàn bộ khoản thuế GTGT đầu vào được
hạch toán vào TK133. Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ
theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh
thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì hạch toán vào
CPXSKD hoặc GVHB ra trong kỳ tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Trường
hợp số thuế GTGT không được khấu trừ lớn liên quan đến hàng đã bán và
chưa bán, thì phân bổ vào GVHB trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ,
số còn lại được tính vào GVHB ra của kỳ kế toán sau.
Trường hợp HH, DV mua vào được dùng hóa đơn chứng từ đặc thù
(tem bưu điện, vé cước vận tải…) ghi giá thanh toán là đã có thuế GTGT thì
cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá HH, DV mua vào đã có thuế để xác
định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
152,156,
627 sinh trong tháng nào TK
331
Thuế GTGT đầu vào được TK
khấu
trừ phát
thì 131,
được

TK 111, 112,331

kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế

Giá chưa thuế

GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số

Hàng bị trả
thuế
lại GTGT

đầu ra, thì chỉ khấu trừ

thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra phải nộp của tháng đó. Số
giá còn lại sẽ được khấu trừ tiếp vào kỳ tính
thuế GTGT Tổng
đầu vào
Tổngthuế
giá sau hoặc

được xét hoàn thuế theo quy định.

TK 133

Thanh toán
VAT vào

VAT vào

TK 33312

TK 333
Thuế GTGT của hàng NK


Thuế GTGT được khấu trừ

TK111, 112


Sơ đồ hạch toán
Hoàn thuế
15


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản 133
(Nguồn: Thông tư số 200/2014/TT – BTC)
Giải thích:
(1) : Doanh nghiệp mua NVL, hàng hóa, các chi phí khác bằng tiền mặt,
tiền gửi, hoặc trả chậm sẽ đồng thời được khấu trừ thuế và được ghi nợ Ttài
khoản 133.
(2) : Là trường hợp NVL, hàng hóa, chi phí mua ngoài trả lại người bán
sẽ ghi giảm phải trả người bán, tăng trả trước người bán và đồng thời ghi
giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi có tài khoản 153.

16


(3) Nợ tài khoản 133/ Có tài khoản 33312, trường hợp mua hàng hóa từ
nước ngoài có thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
(4) Cuối kì kế toán sẽ tiến hành khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra,
Nợ 133/ Có 3331.
(5) Là trường hợp thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn thuế GTGT phải
nộp trong 3 năm liên tiếp.

b. Kế toán thuế GTGT đầu ra


Tài khoản sử dụng

Để hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp kế toán sử dụng tài khoản
3331-Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này để phản ánh số thuế GTGT đầu ra,
số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ,
số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. Tài khoản 3331- Thuế
GTGT phải nộp áp dụng cho các đơn vị SXKD thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp trực tiếp trên GTGT.
 Kết cấu: Tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp:
Nợ

- Số thuế GTGT đã được khấu trư - Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
trong kỳ.
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế
phải nộp.
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN.
- Số thuế GTGT đã nộp thừa vào - Số thuế GTGT còn phải nộp vào
NSNN.

NSNN.

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
-Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh thuế GTGT
đầu ra, số thuế GTGT đã nộp, số thuế GTGT còn phải nộp của hàng hóa, sản
phẩm dịch vụ đã tiêu thụ.


17


-Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: phản ánh số thuế
GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.


Nguyên tắc hạch toán

Hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp cho Nhà nước theo Luật định và
kịp thời phản ánh vào sổ sách kế toán và đối chiếu với tờ khai thuế GTGT
hàng tháng của đơn vị.
Đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh kịp thời và đầy đủ các khoản thuế
cho Nhà nước. Mọi thắc mắc và khiếu nại về mức thuế, số thuế phải nộp theo
thông báo thì cần được giải quyết kịp thời theo quy định hiện hành, không
được vì bất cứ lý do gì trì hoãn việc nộp thuế.
Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi từng loại thế GTGT theo số phải nộp, số
đã nộp, số còn phải nộp.
Đơn vị nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo đúng
tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán.

18


Sơ đồ hạch toán



TK 3331
TK 111,112,131


TK 133

Thuế GTGT của HH bán ra

Thuế GTGT được khấu trừ

TK 111, 112
Thuế GTGT đã nộp NSNN
TK 133

TK 111, 112, 131
Thuế GTGT của hàng
NK

Thuế GTGT của hàng bán
bị
trả lại

TK 511 (711)

Phần thuế GTGT miễn
giảm

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tài khoản 3331
(Nguồn: Thông tư số 200/2014/TT – BTC)
Giải thích:
(1): Trường hợp hàng hóa bán ra thu bằng tiền, tiền gửi phải thu đồng
thời ghi nhận doanh thu thuế GTGT phải nộp.
(2): Cuối kì kế toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra.


19


(3): Thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hớp này có
bút toán ghi kết chuyển số phát sinh của 3331 bên có lớn hơn số phát sinh bên
nợ của 1331 bên có lớn hơn số phát sinh bên nợ (của 1331 + số dư đầu
kì1331)
(4): Trường hợp hàng hóa bị trả lại sẽ ghi nhận giảm doanh thu và
giảm thuế phải nộp.
(5): Phần doanh thu được miễn đã hạch toán hết thuế GTGT phải nộp.
2.1.7.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
a. Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập
- Hộ, cá nhân kinh doanh
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh nước ngoài không theo Luật đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc chưa thực hiện dầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ
trường hợp đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
b. Chứng từ sử dụng
Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT
Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT
Sổ theo dõi thuế GTGT
c. Nguyên tắc hạch toán
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào:
-Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ. tài sản cố định phản ánh giá mua là
tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào); Thuế GTGT đầu vào
không theo dõi trên tài khoản 133 mà tính vào giá vật tư, hàng hóa, dịch vụ
mua vào; không được khấu trừ hay hoàn thuế đối với đối tượng nộp thuế

GTGT theo phương pháp trực tiếp.

20


×