Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.75 KB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HUẾ

ĐỀ TÀI :

HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM TẠI
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2016

0


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM TẠI
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Người hướng dẫn

: PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN

Sinh viên thực hiện



: TRẦN THỊ HUẾ

Khóa

: K58

Ngành

: KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể. Trước hết, cho cá nhân
tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam, các thầy cô trong khoa KT&QTKD đã trang bị cho tôi những kiến thức
cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đỗ Văn Viện giảng viên khoa KT&QTKD, người đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo,
hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
này. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng NN&PTNT huyện Thái Thụy, các tổ chức
đoàn thể cùng người dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số
liệu với những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng tôi xin
chân thành cảm ơn gia đình tôi, bố mẹ, các anh chị em, những người bạn thân đã
luôn ở bên tôi, giúp đỡ động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng
Sinh viên

Trần Thị Huế

i

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.................................................................................................................i
Mục lục..................................................................................................................... ii
Danh mục bảng........................................................................................................iv
Danh mục đồ thị, sơ đồ, biểu đồ................................................................................v
Danh mục viết tắt.....................................................................................................vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể.............................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3

1.4.

Kết quả nghiên cứu dự kiến..........................................................................3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........4
2.1.

Tổng quan tài liệu.........................................................................................4

2.1.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................4

2.1.2.


Tình hình nuôi tôm ở một số nước trên Thế Giới và Việt Nam..................32

2.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................45

2.2.1.

Khung phân tích.........................................................................................45

2.2.2.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu........................................................46

2.2.3.

Phương pháp phân tích...............................................................................47

2.2.4.

Phương pháp độ nhạy 2 chiều.....................................................................48

PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................50
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................50

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên......................................................................................50

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội..............................................................................51

3.2.

Tình hình phát triển nuôi tôm tại huyện Thái Thụy....................................58

3.2.1.

Tình hình sử dụng diện tích đất cho nuôi tôm của huyện Thái Thụy..........58

3.2.2.

Tình hình nuôi tôm của huyện Thái Thụy...................................................60

ii


3.3.

Thực trạng sản xuất tôm sú và tôm thẻ của các hộ điều tra.........................67

3.3.1.

Thông tin chung của hộ nông dân...............................................................67

3.3.2.


Tình hình sản xuất cúa các hộ.....................................................................68

3.2.3.

Thị trường tiêu thụ......................................................................................71

3.3.4.

Kết quả sản xuất kinh doanh.......................................................................73

3.3.

Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trong các hộ nông dân điều tra tại huyện
Thái Thụy năm 2015...................................................................................73

3.3.1.

Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của hộ tại huyện..............................73

3.3.2.

Đánh giá hiệu quả kinh tế...........................................................................75

3.4.

Phân tích độ nhạy 2 chiều theo giá để sử dụng VA (giá trị gia tăng) có
hiệu quả nhất..............................................................................................76

3.4.1.


Đối với tôm sú............................................................................................76

3.5.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ nông
dân tại huyện Thái Thụy.............................................................................80

3.5.1.

Các yếu tố khách quan................................................................................80

3.5.2.

Các yếu tố chủ quan....................................................................................82

3.6.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở các hộ nông dân tại
huyện Thái Thụy những năm tới.................................................................84

3.6.1.

Nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật nuôi tôm và tổ chức quản lý
sản xuất của các nông hộ............................................................................84

3.6.2.

Nâng cao chất lượng giống tôm..................................................................84


3.6.3.

Đảm bảo cung cấp vốn đầy đủ, kịp thời......................................................85

3.6.4.

Lựa chọn quy hoạch hợp lý đầm nuôi tôm..................................................85

3.6.5.

Tăng cưỡng xây dựng đáp ứng nhu cầu nuôi tôm.......................................86

3.6.6.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tôm...............................................................86

3.6.7

Đảm bảo môi trường trong lành..................................................................87

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................88
4.1.

Kết luận......................................................................................................88

4.2.

Kiến nghị....................................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................90


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giá tôm sú 6 tháng đầu năm của các năm 2015....................................40
Bảng 2.2. Giá tôm thẻ 6 tháng đầu năm của các năm 2105..................................41
Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra..........................................................46
Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Thái Thụy...........55
Bảng 3.2. Tình hình diện tích nuôi tôm của huyện Thái Thụy năm 2015.............59
Bảng 3.3. Thông tin chung về hộ điều tra.............................................................67
Bảng 3.4. Tình hình cơ sở vật chất bình quân trên hộ năm 2015..........................69
Bảng 3.5. Chi phí sản xuất bình quân của các hộ điều tra năm 2015....................71
Bảng 3.6. Tổng thu của hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ năm 2015..............................72
Bảng 3.7. Kết quả sản xuất kinh doanh tôm của các hộ điều tra...........................73
Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả của các nhóm hộ nuô tôm điều tra tại huyện
năm 2015 (Tính trên 1000m2)...............................................................74

iv


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Đồ thị 1.1.

Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và
hiệu quả kinh tế.................................................................................7

Đồ thị 2.1.


Diện tích, sản lượng tôm nước lợ 5 tháng đầu năm 2015..............38

Đồ thị 2.2.

Diễn biến giá tôm tháng 4/2015 và tháng 5/2015...........................39

Sơ đồ 2.1.

Khung phân tích hiệu quả kinh tế nuôi tôm..................................45

Đồ thị 3.1.

Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ...............................................68

Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất mức VA khi giá thức ăn và đầu ra thay
đổi của tôm sú.................................................................................77
Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất mức VA khi giá thức ăn và đầu ra thay đổi
của tôm thẻ........................................................................................79

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
AE

Hiệu quả phân bổ

BQ

Bình quân


CC

Cơ cấu

CLĐ

Công lao động

GO

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kĩ thuật

MI

Thu nhập hỗn hợp

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

TC

Tổng chi phí sản xuất

TE

Hiệu quả kĩ thuật

TVPD

Thực vật phù du

VA

Giá trị gia tăng

vi


PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi
đầu vươn ra thế giới và đã tăng trưởng cao qua những năm qua. Cho tới thời điểm
này thì ngành thủy sản đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của
nước ta. Trong đó, nuôi trông thủy sản là ngành then chốt và nuôi tôm là nghề
chính. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với

nhiều ngư dân ở Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố đống vai
trò quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng vai trò nhất
định trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung
cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, ngành y, góp phần tăng tích
lũy vốn, xuất khẩu thu ngoại tệ cho nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, góp
phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2015, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước
đạt 6,7 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường tiêu thụ kém, giá
xuất khẩu hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động
mạnh đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng sâu nhất là mặt hàng tôm. Xuất
khẩu tôm liên lục giảm 25 – 30% trong năm 2015. Trừ mặt hàng cá biển ( tăng 5%),
xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính khác đều giảm từ 3 – 25%. Xuất khẩu sang các
thị trường đều giảm ( 3- 27%) so với cùng kỳ năm ngoái, trừ ASEAN tăng 8%.
Về nhập khẩu, 10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam
đạt 908 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.Ước tổng nhập khẩu thủy sản
cả năm 2015 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó,
nhập khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, 42% với trên 455 triệu USD, giảm 7%,
nhập khẩu cá ngừ 216 triệu USD, tăng 14%, chiếm 20%, các loại cá biển khác đạt
346 triệu USD và chiếm 32%
Mặc dù sụt giảm mạnh nhưng tôm vẫn tiếp tục giữ ngôi vị số 1 với tỷ trọng

1


giá trị xuất khẩu 44% (giảm so với năm 2014 là 50,2%), trong khi cá tra, cá ngừ, hải
sản khác chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm ngoái : cá tra từ 22% lên 24%, cá ngừ
từ 6,1% lên 7%. Năm 2015, tôm chính thức là mặt hàng giảm mạnh nhất với 25%,
ước tính gần 3 tỷ USD và chiếm 44%. Trong đó, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng vẫn
chiếm 58% với 1,7 tỷ USD, giảm 25% so với năm ngoái. Xuất khẩu tôm sú chiếm
33% với 977 triệu USD, giảm 29%. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm

đáng kể: Mỹ (giảm 39%), EU(giảm 19%), Nhật Bản (giảm 21%), Trung Quốc
(giảm 19%), Hàn Quốc (giảm 24%).
Huyện Thái Thụy là một huyện ở phía đông tỉnh Thái Bình, là một trong những
huyện ven biển nên huyện có một vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc
phòng, dân cư được phân bổ theo chiều dài bờ biển 27 km. Thái Thụy là huyện có tiềm
năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm sú và tôm thẻ. Các điều
kiện khí hậu ẩm, nước biển có độ mặn cao, ổn định thuận lợi cho việc nuôi tôm sú và
tôm thẻ. Trong những năm qua tôm sú và tôm thẻ tại huyện đã và đang có những bước
phát triển khá tốt về cả sản lượng cũng như chất lượng tôm, tuy nhiên đầu ra cho sản
phẩm lại rất thấp, chủ yếu tiêu thụ trôi nổi trên thị trường. Đó còn chưa kể việc bà con
tự nhập giống, thức ăn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng dẫn đến tôm bị chết do
dịch bệnh, gây thiệt hại cho ngư dân. Điều này khiến cho sản phẩm tôm sú và tôm thẻ
khó thâm nhập vào thị trường khó tính trên thế giới. Hơn nữa nghề nuôi tôm ở đây còn
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, vấn đề đặt ra là phải giải quyết như môi trường bị ô
nhiễm, dịch bệnh thường xuyên, hiệu quả kinh tế chưa được phân tích, đánh giá chính
xác...Vì vậy, đánh giá thực trạng, xác định kết quả, hiệu quả nghề nuôi tôm tìm ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ cho ngư dân là điều quan
trọng. Xuất phát từ thực tế đó tôi lựa chon nghiên cứu đề tài: “ Hiệu quả kinh tế nuôi
tôm tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế nuôi tôm của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái

2


Bình để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của huyện
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi

tôm trong doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
nuôi tôm của các hộ nông dân tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình những năm gần đây.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ nông dân nuôi tôm.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại các hộ nông dân nuôi
tôm trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn 20132015
+ Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 26/6/2016 đến ngày 25/11/2016
- Phạm vi về nội dung:
+ Tập trung nghiên cứu HQKT 2 loại tôm chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ đang
được nuôi trên địa bàn huyện Thái Thụy.
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại huyện
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại
huyện

3


PHẦN II.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là một phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực
hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
đó trong những điều kiện nhất định.
2.1.1.2 Phân loại và các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả
* Phân loại hiệu quả và hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi, các
ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và
các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau thì nội
dung nghiên cứu HQKT cũng khác nhau. Do đó, HQKT thường được phân ra các
loại chủ yếu sau:
- Phân loại HQKT theo bản chất và mục tiêu
+ HQKT: phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và
chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế (tài chính) của hoạt động sản
xuất.
+ Hiệu quả xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa các lợi ích về mặt xã hội mà
sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã
hội do các hoạt động sản xuất mang lại.
+ HQKT- xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo cách phân loại này khi xem xét, đánh giá cần có cái nhìn toàn diện về
các khía cạnh hiệu quả. Vì thế, khi đánh giá HQKT nuôi tôm trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay cần quan tâm đến hiệu quả xã hội và
môi trường.

4


- Phân loại hiệu quả theo phạm vi nghiên cứu
Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được chia như sau:

+ HQKT quốc dân là HQKT được xem xét chung trong toàn bộ nền kinh tế xã hội.
+ HQKT theo ngành, lĩnh vực là HQKT được xem xét đối với từng ngành
sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như ngành công nghiệp, nông
nghiệp... trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong nông nghiệp của từng vùng có các
ngành như trồng trọt, chăn nuôi... trong chăn nuôi có các ngành cụ thể như chăn
nuôi gia súc, gia cầm.
+ HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng kinh tế - tự nhiên và
phạm vi lãnh thổ hành chính như: vùng Bắc Bộ, Nam Bộ... hay phạm vi tỉnh hoặc
huyện.
Theo cách phân loại này khi phân tích, đánh giá HQKT nuôi tôm của một
tỉnh cần gắn liền với chiến lược phát triển chung của cả nước, và đánh giá HQKT
nuôi tôm ở các huyện cần gắn liền với chiến lược chung của tỉnh trong các vấn đề
như môi trường, cơ cấu kinh tế, quy hoạch đất đai…
Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị sản xuất kinh
doanh cụ thể. Trong đề tài luận án này chúng tôi xem xét, đánh giá HQKT đối với
các trang trại, gia trại và hộ nuôi tôm.
- Phân loại hiệu quả theo đối tượng nghiên cứu theo cách phân loại này,
HQKT gồm các loại sau:
+ HQKT sử dụng các tài nguyên, nguồn lực sản xuất như: HQKT sử dụng
đất đai, lao động, vốn, vật tư, thiết bị kỹ thuật tham gia vào quá trình sản xuất.
+ HQKT ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các giải pháp kinh
tế và quản lý vào sản xuất.
Như vậy, để đánh giá HQKT nuôi tôm một cách đúng đắn chúng ta phải xem
xét cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ giữa hiệu quả bộ phận và hiểu
quả chung, quan hệ giữa phạm vi vi mô và vĩ mô, quan hệ giữa hiệu quả hiện tại và lâu
dài.

5



* Các mối quan hệ trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế
HQKT là một phạm trù kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù kinh tế
- xã hội khác. Vì vậy, hiểu các mối quan hệ này là cơ sở để nâng cao HQKT một
cách tối ưu và phù hợp với nội dung và yêu cầu đặt ra. Các mối quan hệ trong
nghiên cứu HQKT bao gồm các quan hệ cơ bản sau
- Quan hệ giữa HQKT và hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả của các lợi ích về xã
hội và tổng chi phí xã hội. Kết quả của các lợi ích xã hội như tăng công ăn việc làm,
tăng niềm tin vào cuộc sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng hằng ngày và cả những
vấn đề về cải thiện môi sinh, môi trường. Tổng chi phí xã hội thể hiện toàn bộ chi
phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong hoạt động sản xuất xã hội.
HQKT và hiệu quả xã hội là một phạm trù thống nhất có quan hệ mật thiết
với nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu quả xã hội
được dựa trên cơ sở nâng cao HQKT. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội lại là
điều kiện để thức đẩy các hoặt động sản xuất có HQKT cao hơn.
- HQKT trong quan hệ phát triển bền vững
HQKT với quan điểm phát triển bền vững là HQKT được tạo ra với những
tác động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt và đảm bảo hài hoà các lợi ích
về mặt xã hội và môi trường trong hiện tại và cả tương lai.
Như vậy, việc giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa HQKT và hiệu quả xã
hội, giữa HQKT kinh tế hiện tại và lâu dài là đảm bảo cho phát triển kinh tế một
cách bền vững.
- Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và HQKT
Hiệu quả của một đơn vị kinh tế gồm hai thành phần là hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ. Khi kết hợp hai độ đo này cho chúng ta độ đo HQKT
+ Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency - TE) Farrel cho rằng hiệu quả kỹ
thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ một tập hợp nhất định các yếu tố
đầu vào cho trước. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thuộc về những người thực hành giỏi
nhất (best practice)


6


X2
R

S
A
Q
P

Q'

S'
A'
X1

0

Đồ thị 1.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ
và hiệu quả kinh tế
Farrel minh họa những ý tưởng của mình bằng một ví dụ đơn giản, một
doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào (X1 và X2) để sản xuất một đầu ra (Y),
với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô. Đường đồng lượng đơn vị của doanh
nghiệp hiệu quả toàn bộ, được biểu diển bằng đường SS’ trong Đồ thị 1.1, cho phép
đo hiệu quả kỹ thuật.
Để sản xuất mức sản lượng đơn vị, doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào
biến đổi đã cho. Mức sử dụng hai yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ thuật nằm trên
đường đồng lượng đơn vị. Đây là trường hợp doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật toàn
bộ. Gỉa sử doanh nghiệp có mức sử dụng hai yếu tố đầu vào nằm tại điểm R, khi đó

hiệu quả kỹ thuật theo định nghĩa của Farrel là:
TE = OQ/OR
Và phi hiệu quả kỹ thuật là 1 – TE, cho biết phần trăm khối lượng đầu vào
bị thâm dụng trong quá trình sản xuất, hay nói cách khác, là phần trăm chi phí đầu
vào có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của
đầu vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho
biết một doanh nghiệp có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một
mức sản lượng nhất định.
+ Hiệu quả phân bổ (Allocative efficiency -AE)

7


Hiệu quả phân bổ liên quan đến việc phối hợp tối ưu về giá trị các yếu tố
đầu vào để tối thiểu hoá chi phí cho một mức sản lượng, hay tối đa hoá lợi nhuận.
Trên đồ thị 1.1, để sản xuất mức sản lượng đơn vị, mức chi phí tối thiểu nằm
trên đường đồng phí (AA’). Nếu doanh nghiệp sản xuất tại điểm Q thì đạt hiệu quả
kỹ thuật nhưng không đạt được hiệu quả phân bổ vì chi phí nhỏ nhất để đạt được
mức sản lượng đó năm tại điểm P. Hiệu quả phân bổ là:
AE = OP/OQ
Khoảng cách PQ biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất
diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ (và hiệu quả kỹ thuật) Q’, thay vì tại điểm hiệu
quả kỹ thuật nhưng không hiệu quả phân bổ Q.
Như vậy, hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của
người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số
giữa sản phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu
quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản ánh
giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực sản
xuất. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu

vào và giá đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency - EE)
HQKT theo định nghĩa của Farrel là tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế đạt được với cái tối đa có
thể đạt được. Trên đồ thị 1.1 HQKT được xác định.
EE = TE x AE = OP/OR
Như vậy, HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều
tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Nếu đạt một trong
hai hiệu quả nói trên (hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện
cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt HQKT. Vì thế, chỉ khi nào các cơ sở sản
xuất kinh doanh sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT, và như vậy HQKT là thước đo
đúng đắn nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của một cơ sở kinh tế.

8


Trong đánh giá HQKT nuôi tôm phải coi HQKT nuôi tôm là một phạm trù
kinh tế có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù kinh
tế - xã hội. Các nguồn lực trong nuôi tôm luôn có hạn, giá cả các yếu tố đầu vào
biến đổi không ngừng do đó hiểu các mối quan hệ này là cơ sở để nâng cao hiệu quả
trong nuôi tôm một cách tối ưu và phù hợp với yêu cầu, nội dung nghiên cứu
2.1.1.3 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế
- Ở góc độ vĩ mô
Tính hiệu quả theo quan điểm của K. Marx, đó là việc “ Tiết kiệm và phân
phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành ”
và đó cũng chính là quy luật “ Tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu
quả”. Như vậy, theo quan điểm của K. Marx tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và
nó bao hàm cả tăng HQKT và xã hội.

Vận dụng quan điểm của K. Marx, các nhà Kinh tế học Xô viết mà đại diện
là Obogomolop cho rằng “ HQKT là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu
tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Như vậy, quan điểm này chỉ mới đề cập đến nhu cầu tiêu dùng, quỹ tiêu
dùng là mục đích cuối cùng cần đạt được của nền sản xuất xã hội, nhưng chưa đề
cập đến quỹ tích lũy để làm điều kiện, phương tiện đạt được mục đích đó.
Quan điểm này đúng nhưng chưa thỏa đáng, không đảm bảo việc tạo ra năng
suất lao động xã hội cao hơn tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, mục đích sản xuất là tạo ra
giá trị sử dụng nhưng chưa xét đến đầu tư các nguốn lực và các yếu tố bên trong,
bên ngoài của nền kinh tế để tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc dân đó, như
vậy việc “ tiết kiệm thời gian lao động” bị đẩy xuống sau và không được xem xét là
vấn đề chính thể, kết quả là kinh tế- xã hội phát triển chậm, năng suất lao động thấp.
Rõ ràng, HQKT là mục tiêu của mọi nền sản xuất xã hội, là cơ sở để thể hiện tính
ưu việt của chế độ này so với chế độ khác.
Các nhà kinh tế học như Samuelson và Nordhaus cho rằng : “ Hiệu quả là
một tình trạng mà trong đó các nguồn lực xã hội được sử dụng hết để mang lại sự
thỏa mãn tối đa cho người tiêu dùng” hay “ Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả

9


năng sản xuất của nó” và “ HQKT xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thỏa mãn
của người này mà không làm phương hại cho người khác. Theo David Begg và các
cộng sự “ Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại
hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh
tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” và David Begg
còn khẳng định “ Hiệu quả nghĩa là không lãng phí”.
Như vậy quan điểm này là đúng nhưng chưa đủ vì điểm lựa chọn nằm trên
đường giới hạn khả năng sản xuất mới là điều kiện cần chứ chưa đủ để đạt HQKT

tối ưu. Hơn nữa, những quan điểm này phản ánh còn chung chung, khó xác định
được HQKT một cách chính xác vì chưa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm.
Các nhà kinh tế học Cộng hòa dân chủ Đức mà đại diện là Stenien cho rằng:
“ HQKT là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu
ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ,
góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội” . Kết quả hữu ích là một đại lượng vật
chất tạo ra trong sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ mâu thuẫn giữa khả năng hữu
hạn về tài nguyên với nhu cầu ngày càng tăng lên của con người, nên người ta phải
xem xét kết quả đó đạt được như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đem lại
kết quả hữu ích hay không.
Quan điểm này có ưu điểm là đã xét đến chi phí bỏ ra để có được kết quả,
tức phản ánh trình độ, chất lượng của hoạt động sản xuất. Nhưng nhược điểm là vẫn
chưa rõ ràng, chưa cụ thể về phương diện xác định, tính toán kết quả hữu ích của
hoạt động sản xuất.
- Ở góc độ vi mô
Ở góc độ vi mô hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT, nhưng
tựu chung lại có 3 quan điểm chính sau:
Thứ nhất, HQKT là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của các
sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào để
đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả - Chi phí

10


Thứ hai, HQKT là đại lượng được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
HQKT = Kết quả / Chi phí
Thứ ba, HQKT là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả đạt được và

độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Sự so sánh ở đây bao gồm cả
về số tuyệt đối và tương đối
HQKT =  Kết quả /  Chi phí
Hoặc HQKT = %  Kết quả / %  Chi phí
Từ quan điểm trên cho thấy: Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận
thuần túy như quan điểm thứ nhất thì chỉ mới xác định được quy mô của hiệu quả
nhưng không phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuấ, trình độ sử dụng các
yếu tố nguồn lực đầu vào mà chưa so sánh được khả năng cung cấp của cải vật chất
cho xã hội những đơn vị sản xuất đạt hiệu số này như nhau vì chưa xét đến chi phí
bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Và trong thực tế trong nhiều trường hợp
không thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có ý nghĩa. Nếu đánh giá HQKT
bằng quan điểm thứ hai thì chưa toàn diện vì mới phản ánh được chất lượng của
hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lực vào nhưng chưa xác
định được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất là
kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, kinh tế, xã hội... các yếu
tố này cần được phản ánh đầy đủ mới thấy hết các khía cạnh của HQKT. Với quan
điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cho biết hiệu
quả của mức độ đầu tư theo chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật
mới. Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là không xét đến HQKT của tổng chi
phí bỏ ra vì kết quả sản xuất là sự đạt được do tác động của cả chi phí bổ sung và
chi phí sãn có. Trong thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh có chi phí sẵn có khác
nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung sẽ khác nhau.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh
doanh, điều này tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của
từng đơn vị sản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, mọi quan
điểm về HQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản

11



xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa.
Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp,
mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích
kinh tế của mình mà còn phải phù hợp với các yêu cầu của xã hội và đảm bảo các
lợi ích chung bởi các định hướng, chuẩn mực do Nhà nước quy định.
Vì thế, theo chúng tôi HQKT trong sản xuất kinh doanh nói chung và nuôi
tôm nói riêng được hiểu một cách khái quát như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết
quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu tư, các
nguồn lực tự nhiên và các phương thức quản lý nhằm đạt mục tiêu của từng cơ sở
sản xuất kinh doanh và phù hợp với yêu cầu xã hội.
2.1.1.4 Đặc điểm kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ
* Tôm sú
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:
Ngành :Arthropoda
Lớp : Crustacea Bộ : Decapoda Họ chung : Penaeidea
Họ : Penaeus Fabricius
Giống : Penaeus Loài : Monodon
Tên khoa học : Penaeus monodon
a. Phân bố
- Thế giới: Phân bố rộng ở các thủy vực vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Tây
Thái Bình Dương, Đông Nam Châu Phi.
- Đông Nam Á: Philipin, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.
- Ở Việt Nam: Cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tập trung nhiều ở vùng Duyên
Hải miền Trung.
b. Môi trường sống
- Chủ yếu sống ở vùng nước lợ, cửa sông, ven biển, sống ở đáy nơi có bùn
cát, sống vùi mình.
- Sống được ở nồng độ muối: 0 - 40‰ (thích hợp nhất là 15 - 25‰).


12


- Nhiệt độ thích hợp: 25 - 30oC.
- PH thích hợp: 7,5 - 8,5. 20 - DO là 5mg/lit.
c. Tập tính ăn và thức ăn
- Ăn tạp: Mãnh vụn, bùn bã hữu cơ, giun nhiều tơ, loại hai mãnh vỏ, côn
trùng.
- Thời gian bắt mồi: Thủy triều rút (sú trong tự nhiên) Sáng sớm và chiều tối
(sú trong ao)
- Động tác bắt mồi: Bằng càng của chân bơi, đẩy thức ăn vào miệng.
- Thời gian tiêu hóa thức ăn: từ 4 – 5 h
d. Sinh sản
- Con đực
+ Cơ quan sinh dục ngoài nằm giữa đôi chân bơi số 1
+ Cơ quan sinh dục trong thì tinh hoàn màu trắng đục và ống dẫn tinh.
- Con cái:
+ Cơ quan sinh dục ngoài nằm ở giữa đôi chân bò số 5
+ Cơ quan sinh dục trong gồm buồng trứng và ống dẫn tinh
- Tuổi thành thục từ tháng thứ 8 trở đi, nhận biết qua túi tinh ở cơ quan sinh
dục phụ của con cái và trọng lượng con đực từ 500g trở lên.
- Buồng trứng đổi màu và kích thước theo sự phát triển của tuyến sinh dục
(từ trong suốt màu xanh nhạt, xanh đậm).
- Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (22h – 2 h), trứng đẻ được 14 – 15h , nhiệt
độ 270C - 280C, thì trở thành ấu trùng Nauplius. Số lượng trứng của tôm phụ thuộc
vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cơ thể tôm.
- Tôm sú đẻ quanh năm nhưng thường tập trung từ tháng 3 – tháng 4 và
tháng 7 – tháng 10 hàng năm.
* Tôm thẻ

Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được định loại là:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda

13


Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
- Tên tiếng Việt: Tôm bạc Thái Bình Dương, tôm chân trắng (theo FAO), ở
Việt Nam thường gọi là tôm chân trắng.
a. Phân bố
Tôm Lipopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng
ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê - hi - cô, vùng biển
Equađo; hiện tôm chân trắng đã được di giống ở nhiều nướ c Đông Á và Đông Nam
Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. b. Hình
thái cấu trúc
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm bạc, bình
thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ
là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng
cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai
đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép
sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson
(gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn
nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4

hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt
thứ nhất chân ngực.
c. Tập tính
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đây là bùn, độ sâu
khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50%, thích hợp ở độ mặn
nước biển 28 – 34%, pH = 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 320 độ C, tuy nhiên
chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 280 độ C.
Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không

14


đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh
trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự
nhiên từ tôm bột đến tôm cô 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g
có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau
tôm sú.
d. Sinh sản
Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có
thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm
đều bắt được tôm chân trắng. Song mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại
có sự khác nhau ví dụ: Ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4.
Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm 23 mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g
thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2
lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 - 4 lần đẻ
liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius, ấu trùng
Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành
Postlarvae. Chiều dài của P ostlarvae tôm P.Vannamei khoảng 0,88 - 3mm.
2.1.1.5 Lý luận về hiệu quả kinh tế nuôi tôm

- Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế có thể là phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau
khi trừ đi chi phí bỏ ra hay có tỷ lệ giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra và nó bao
gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Nội dung hiệu quả kinh tế
Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ các
yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ
thuật, quản lý…).
Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật
thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô
của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng

15


trường hợp. Hiệu quả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế
nào? Mức chi phí cho một đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội
dung này giúp chúng ta phân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay
quá trình kinh tế.
Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản
xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng các
30 yếu tố đầu vào và đâu ra, từ đó chúng ta mới biết được hao phí để sản xuất một
đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên,
kết quả và hiệu quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội, thị trường…
Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào
và các yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định.
HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản

xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn:
Đối với các yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp
nói riêng, tài sản cố định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm, gia súc cơ bản, nhà
xưởng, chuồng trại…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm
nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác, nên việc
tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất
tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao
thông, hệ thống thuỷ lợi, trạm điện…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ
thuật… cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế khó có tính toán cụ
thể và chính xác những chi phí này.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá trên thị trường gây khó khăn
cho việc xác định chính xác chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất, nhưng
mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn

16


xác, nên cũng ảnh hưởng tới tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
Đối với các yếu tố đầu ra: Trên thực tế chỉ lượng hoá được các kết quả bằng
hiện vật, còn kết quả dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng
cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường, cãi thiện chế độ dinh dưỡng cho
người dân… thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau
một thời gian. Vì vậy, việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn
- Bản chất hiệu quả kinh tế
+ Từ các nội dung trên cho thấy bản chất của HQKT là nâng cao năng suất
lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy
luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm

thời gian lao động. Quan niệm này cũng thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng
kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội.
Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là
thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phương án
sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất thông
qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phù hợp. Về
khía cạnh này HQKT thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ HQKT không phải là mục đích cuối cùng của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở
việc đánh giá hiệu quả đã đạt được, mà còn thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy
sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng
của sản xuất.
Như vậy, HQKT là chỉ tiêu rất cụ thể, thiết thực cho từng doanh nghiệp,
nông hộ và cả nền sản xuất xã hội. Thông qua việc nghiên cứu HQKT nhằm tìm ra
những phương hướng và biện pháp phù hợp có lợi để từ đó tác động nhằm thúc đẩy
sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Nghiên cứu HQKT
nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và hoà nhập với nền kinh tế
trong khu vực và quốc tế

17


×