Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (TƯƠNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.68 KB, 92 trang )

CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Thầy: LÊ MINH TƯƠNG)
I. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
1. Đọc kỹ đề, phân biệt được các dạng đề cụ thể (có thể thiên về tư tưởng đạo lí
hay hiện tượng đời sống).
2. Nắm được cấu trúc của từng loại để bám và viết cho đúng và trúng vấn đề.
3. Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
Lập luận phải chặt chẽ. Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
4. Không lấy những dẫn chứng chung chung sẽ không tốt cho bài làm. Dẫn
chứng phải có tính thực tế (dù là sáng tạo) và thuyết phục.
5. Viết khoảng 3 – 3,5 trang giấy thi là vừa đủ cho 600 từ như yêu cầu của đề
bài. Không viết quá dài dòng, lan man sẽ gây khó chịu cho người chấm (sẽ ảnh
hưởng những câu sau – nhất là câu NLVH nhiều điểm nhất – 4 điểm).
6. Đọc kĩ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận
cho đúng.
7. Viết chữ cẩn thận, trình bày sạch đẹp và đúng cấu trúc quy định.
II. CÁC DẠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
A. TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ: Gồm:
- Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính nhân văn cao đẹp.
- Dạng đề bàn về những vấn đề mang tính tác hại ảnh hưởng đến sự hình
thành nhân cách con người.
B. HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: Gồm:
1. Hiện tượng đời sống tác động tốt đến con người.
2. Hiện tượng đời sống tác động xấu đến con người.
C. DẠNG ĐỀ KẾT HỢP HAI MẶT TỐT – XẤU TRONG MỘT VẤN ĐỀ.
D. DẠNG ĐỀ MANG TÍNH ĐỐI THOẠI – BỘC LỘ SUY NGHĨ RIÊNG VỀ
VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA.
E. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA TRONG CÂU CHUYỆN.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

1




CẤU TRÚC BÀI LÀM TỪNG DẠNG ĐỀ CỤ THỂ:
A. TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ:
1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, tâm hồn nhân
cách; các quan hệ gia đình, xã hội; cách ứng xử; lối sống của con người trong XH…).
2. Cách làm chung:
- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
+ Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lí mà đề bài đưa ra.

- Thân bài: Có nhiều luận điểm:
+ Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí:
++ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng
(nếu có);
++ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí;
++ Quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư
tưởng, đạo lí được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…)
+ Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí
(Dùng dẫn chứng cuộc sống XH để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác
dụng của tư tưởng, đạo lí đối với đời sống xã hội).
Có thể có nhiều luận điểm nhỏ tùy mức độ đề bài yêu cầu.
+ Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề:
++ Đánh giá mức độ đúng của vấn đề và tác dụng của nó đối với đời
sống xã hội.
++ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lí vì
có những tư tưởng, đạo lí đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại
khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; cần có

dẫn chứng minh họa.
- Kết bài:

+ Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động (Đây là vấn đề cơ bản của một

bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết
phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống).
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

2


CHỦ ĐỀ SỐNG ĐẸP:
Đề 1: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “Sống trong đời sống
cần có một tấm lòng. Để là gì, em biết không? Để gió cuốn đi”. (Trịnh Công Sơn).
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI: Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước nguy cơ bị căn bệnh vô
cảm xâm thực vào đời sống. Và cách duy nhất để chống lại loài virut này có lẽ là tấm
lòng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ của mọi người. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lẽ đã
rất chân thành khi viết nên những ca từ: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Để là gì, em biết không? Để gió cuốn đi”.
II. THÂN BÀI:
1. Trước hết ta cần hiểu câu hát ấy có ý nghĩa gì?
- Trước hết, nhạc sĩ khẳng định : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.
“Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Nhạc sĩ đặt ra
câu hỏi: “Để là gì, em biết không?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình
ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đjep, gió sẽ
mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
- Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần

phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để
mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân
mình…mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận về tấm lòng của con người trong cuộc sống:
a. Từ cách giải thích ở trên, ta thấy câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang
đến cho ta bao điều hay, ý đẹp:
- “Tấm lòng” trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: trong cuộc sống,
khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi niềm vui ấy, khi ta chia sớt
một nỗi buồn, nỗi buồn ấy sẽ vơi đi. Khi còn người ta biết quan tâm đến nhau thì thế
giới này không còn khổ đau và bất hạnh. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- “Tấm lòng” trong cuộc sống để tha thứ và khoan dung: Đây chính là thái độ
sống rộng lượng với người khác (nhất là với những người gây ra đau khổ cho mình)
đối lập với lòng đố kị, định kiến, thành kiến. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sống
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

3


mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiến tranh. Chúng ta cần chung sức vì một nền hòa
bình từ chính mỗi người. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- “Tấm lòng” của con người chính là sự dũng cảm, cũng chính là đức hi sinh
của con người. Đó chính là sức chịu đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình: Dũng
cảm là dám xả thân vì lí tưởng cao đẹp, dám đương đầu với thử thách, dám đối diện.
Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin vào những điều tốt đẹp. Dám tin vào
những điều tốt đẹp khiến con người có thể làm được nhiều điều. (Dẫn chứng và phân
tích dẫn chứng)
b. Từ iệc phân tích ở trên ta cần phê phán những kẻ sống thiếu “tấn lòng”:
- Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân. (Dẫn chứng và phân
tích dẫn chứng)
- Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn về tâm hồn. (Dẫn chứng và phân tích

dẫn chứng)
3. Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra cho bản thân mình những bài học nhận thức
và hành động:
- Về nhận thức, ta thấy: đây là ca từ thể hiện mội lối sống đẹp, là điều cần có
ở mỗi con người trong cuộc sống.
- Về hành động, ta cần: Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp,
rèn luyện “tấm lòng” mình cho ý nghĩa; phê phán sự thờ ơ, vô cảm, vô tâm trong xã
hội. Làm việc tốt mỗi ngày.
III. KẾT BÀI: Tóm lại, những ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã giúp ta hiểu ra
sâu sắc hơn về giá trị của “tấm lòng” trong cuộc đời. Mỗi con người sống trong xã
hội, trong một cộng đồng, chúng ta cần kết nối những tấm lòng ấy lại với nhau. Có
như vậy xã hội mới thoát ra khỏi căn bệnh vô cảm.
Đề 2: Viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về ý nghĩa của câu nói: “Ai cũng muốn
làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo
thành từ những điều rất nhỏ” (Frank A.Clark).
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI: Nêu vấn đề, dẫn dắt câu nói.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

4


II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
- “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao”: Khát vọng vươn tới những cái
đích lớn của mỗi con người, làm thay đổi cuộc sống theo hướng đi lên, tốt đẹp hơn.
- “Nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất
nhỏ”: song không ý thức được những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ những
việc nhỏ, như dòng sông được tạo ra từ nhiều con suối, một sa mạc bắt đầu từ những
hạt cát…

- Ý cả câu: con người luôn có khát khao làm những điều lớn lao, kì vĩ mà quên
rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình thường.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận ý kiến:
a. Ý nghĩa của câu nói:
- Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mỗi người,
cần được hoan nghênh, khuyến khích. Một em bé mơ ước trở thành phi công, mọt bác
sĩ, một nhà khảo cổ học,… đó là điều đáng khích lệ. (Dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng)
- Nhưng phải luôn ý thức được rằng: Cuộc sống con người vốn là tổng hòa các
mối quan hệ xã hội, nhân cách con người cũng được tạo nên bởi sự kết hợp mọi bình
diện từ nhỏ đến lớn (hành vi, đạo đức, lối sống…). Ý nghĩa của cuộc sống cũng được
kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị (Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thật
tươi đẹp biết bao từ những điều bé nhỏ, bình dị như miếng trầu bà ăn, câu chuyện mẹ
kể, cây tre đánh giặc,…). (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Từ những điều bé nhỏ, tích lũy nhiều cái bé nhỏ thành những điều lớn lao.
Nếu không có kiến thức góp nhặt từ mẫu giáo cho đến hết lớp 12 làm sao ta có thể đủ
vững tin bước vào đời. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
b. Phê phán: Lối nghĩ, cách nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở
thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. (Dẫn chứng và
phân tích dẫn chứng)
3. Bài học nhận thức và hành động:

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

5


- Về nhận thức, ta thấy: Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động
và nhận thức rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích kiên quyết làm cho bằng được.
- Về hành động, ta cần: Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu

từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới nhữngđiều lớn lao. Học tập câu nói của
Hồ Chủ Tịch: “Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được dù là điều phải nhỏ. Đều gì trái
thì cố tránh cho kỳ được dù là điều trái nhỏ”.
III. KẾT BÀI: Đánh giá chung về vấn đề.
Đề 3: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lối sống giản dị.
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI: Trong cuộc sống con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng
nhân ái, lòng tự trọng, lòng dũng cảm, ý chí nghị lực, niềm tin, lối sống giản dị…
Trong đó, lối sống giả dị là đức tính quý báu của con người.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
Trước hết ta cần hiểu thế nào là lối sống giản dị? “Lối sống giản dị” là lối sống
đơn giản, không cầu kỳ, không phức tạp, không khoa trương, không xa hoa. Sống phù
hợp với hoàn cảnh bản thân và xã hội. Đó là lối sống lành mạnh, chuẩn mực.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên, ta thấy lối sống giản dị là lối sống mang
nhiều ý nghĩa thiết thực:
- Giản dị chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong tâm
hồn. Lối sống giản dị thể hiện sự chuẩn mực trong cách ăn mặc, tác phong, lời nói.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về lối sống giản dị; Tổng thống Jumica
của Urugoay, thay vì sống trong dinh thự sang trọng do nhà nước cấp lại chọn sống
trong nhà nông trang xiêu vẹo, nằm trên con đường đất bẩn; một tổng thống tự tay
canh tác, sống với mức thu nhập bằng mức trung bình của người dân trong nước. Còn
bao nhiêu tiền của đều dành cho từ thiện). (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

6



- Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể
hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống và trong những hoàn
cảnh nhất định. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Người có lối sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, nể phục. (Dẫn chứng
và phân tích dẫn chứng)
b. Tuy nhiên bên cạnh ngợi ca lối sống giản dị ta cũng cần phê phán lối sống
phung phí, xa hoa, đua đòi:
- Chạy theo lối sống thời thượng, tự cho mình là sành điệu (Dẫn chứng và
phân tích dẫn chứng).
- Tình trạng quan chức ăn chơi xa hoa (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
3. Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành
động:
- Về nhận thức, ta thấy: Lối sống giản dị là lối sống lành mạnh, chuẩn mực.
Cần phân biệt những hành vi thể hiện lối sống giản dị với các hành vi khác như: luộm
thuộm, cẩu thả, sơ sài hay nói năng cộc lốc, trống không.
- Về hành động, ta cần: Chúng ta phải có ý thức rèn luyện để có lối sống tiết
kiệm, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Học tập lối sống giản dị của Bác Hồ. Bác
Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị. Người dân Việt Nam không ai quên được
hình ảnh quen thuộc của Bác trong bộ quần áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su đi
nhiều đến mòn vẹt, ăn uống đơn giản “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Không chỉ ở
chiến khu Việt Bắc, khi về thủ đô Hà Nội, Bác ở trong ngôi nhà sàn giản dị với những
bữa cơm thanh đạm, dép cao su quạt lá cọ. Cả cuộc đời Bác Hồ là một bài học lớn
cho chúng ta về đức tính giản dị.
III. KẾT BÀI: Ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị, bản
thân luôn ý thức rèn luyện cho mình lối sống giản dị một cách thực chất, chân thành.
Đề 4: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lời dạy của Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI:

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

7


Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là
một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy,
Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô
giá. Người đã dạy chúng sinh rằng: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng
khoan dung”.
II. THÂN BÀI:
1. Trước hết, ta cần hiểu lời dạy này có ý nghĩa như thế nào?
- “Tài sản” là sự sở hữu của cá nhân hay tập thể về một giá trị vật chất hay tinh
thần có ý nghĩa rất lớn.
- “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, yêu thương con người, sẵn sàng
tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xóa bỏ những lỗi lầm mà
người khác (thường là người dưới) đã phạm phải.
- Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của
con người, là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
a. Từ cách giải thích đã nêu ở trên, ta thây lòng khoan dung của con người trong
cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa thật cao đẹp:
- Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần
người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm
phần người, phẩm giá làm người. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên,
hòa thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản,
nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là
không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.

(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Mặt khác, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hóa
được họ. Khi nhận được lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối
lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm mà họ đã từng mắc phải (Nhờ chính

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

8


sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người
có ích cho xã hội).
b. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối
sống ích kỷ, cố chấp, thù dai:
Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận
thù (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
3. Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành
động:
- Về nhận thức, ta thấy: lòng khoan dung là làm cho tâm hồn ta trở nên thánh
thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn
về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy
sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự
lành”.
- Về hành động, ta cần: rèn luyện nhân cách, phẩm giá, sống biết yêu thương,
sẻ chia, đồng cảm; biết kiềm chế những cảm xúc nóng giận và học cách yêu thương,
vị tha, khoan dung.
III, KẾT BÀI: Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng
tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan
dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất
để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Đề 5: Trình bày ý kiến của anh/ chị (khoảng 400/ 600 từ) về sự đồng cảm, chia sẻ
trong xã hội chúng ta ngày nay.
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Giới thiệu về các vấn đề đồng cảm và chia sẻ trong xã hội chúng ta ngày nay.
- Trình bày khái quát suy nghĩ của bản thân.
II. Thân bài:
1. Giải thích về lòng đồng cảm và chia sẻ:
- Đồng cảm là sự cảm thông đối với một người, một việc nào đó trong cuộc sống.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

9


- Chia sẻ là hành động quan tâm, san sẽ về vật chất và tinh thần giữa người với
người.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
- Sự cảm thông với nhau thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ, những lời động viên,
khích lệ, an ủi,... (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Trong cuộc sống, không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với
người. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Đồng cảm, chia sẻ được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp như quyên góp, ủng
hộ làm việc thiện, giúp đỡ trẻ em, người già, người tàn tật, người không nơi nương
tựa, những trường hợp bị thiên tai, hoạn nạn,... (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Đồng cảm và chia sẻ chính là động lực giúp con người đi đến những điều tốt
đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhất là trong giai đoạn ngày nay, là cơ
sở để đất nước phát triển vững mạnh. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Xã hội ngày nay đang thực hiện tốt sự đồng cảm, chia sẻ. Tuy nhiên, đâu đó vẫn
còn nhiều người chưa biết đồng cảm, chia sẻ, chỉ biết lo cho bản thân mà quên mất
cộng đồng. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).

III. Kết bài: Đồng cảm, chia sẻ là biểu hiện của lòng tốt, phù hợp với truyền thống
của dân tộc. Chúng ta phải có ý thức và trách nhiệm cao trong việc chia sẻ với những
người chung quanh.
Đề 6: Nhà thơ Tố Hữu viết: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”. Theo anh/ chị
thế nào là sống đẹp? Lấy ví dụ thực tế để chứng minh.
DÀN BÀI
I. Mở bài:
- Câu thơ: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” trích từ bài Một khúc ca của nhà
thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1979, sau khi đất nước hòa bình thống nhất được bốn năm.
- Trong hoàn cảnh cả dân tộc đang hăng hái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng Tổ
quốc thì mọi người cần phải có quan điểm sống đúng đắn. Xã hội không chấp nhận
lối sống cá nhân ích kỉ.
II. Thân bài:
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

10


1. Giải thích Thế nào là sống đẹp?
- Quan niệm sống đẹp của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa. Đó là nếp sống
trong sạch, thanh cao, nhân ái.
- Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng nêu cao quan điểm sống đẹp: Tiên thiên hạ chi
ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc. (Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ).
- Ở thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, khuyến khích và cổ vũ phong
cách sống: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Bản thân Bác là tấm gương tuyệt
vời cho nhân dân noi theo.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
- Bằng cuộc đời phấn đấu, hi sinh vì dân, vì nước của Bác. (Dẫn chứng và phân
tích dẫn chứng).
- Bằng tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời

đánh Mĩ. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Bằng các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình (Nêu một số
tấm gương sáng tiêu biểu trong thực tế cuộc sống). (Dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng).
III. Kết bài:
- Sống đẹp là quan điểm sống đúng đắn, đáng ca ngợi.
- Ai cũng cố gắng sống đẹp thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh.
Đề 7: “Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho người khác” – Auguste de Comte.
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bàn luận về vấn
đề trên.
DÀN BÀI
I. Mở bài: Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả?
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

11


“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” đó là một quan niệm sống đúng đắn, có
tinh thần trách nhiệm, tinh thần cao thượng, đem lại niềm vui, tình yêu và hạnh phúc
cho những người thân trong gia đình, những người có cảnh ngộ đáng thương trong xã
hội. Một quan niệm sống đầy tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả! Cũng chính tinh
thần đó Auguste de Comte đã phát biểu “Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho
người khác”.
II. Thân bài:
1. Giải thích câu nói:

- Sống có bổn phận là cốt sống cho người khác: nghĩa là một trong những trách
nhiệm của mình là phải sống cho người khác, người có tinh thần trách nhiệm, sống
đúng vị trí và bổn phận của mình chính là sống cho người khác: người khác ở đây
được hiểu là những người thân trong gia đình, anh chị em, bà con họ hàng thân thích,
những người xung quanh, những người ngoài xã hội.
- Hạnh phúc là sống cho người khác: sống cho người khác trước hết là bổn phận
- mang tính trách nhiệm - nhưng cao hơn bổn phận là hạnh phúc. Được sống cho
người khác là niềm vui, niềm hạnh phúc của chính mình. Đem lại niềm vui, niềm
hạnh phúc cho người khác cũng chính là đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính
mình.
- Vậy “Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho người khác” có thể nói cách khác
là: sống cho người khác chính là bổn phận và hạnh phúc của chính mình.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận:
a. Phân tích:
- Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và tích cực, mang tinh thần nhân ái,
nhân văn, nhân đạo cao cả. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Trước hết, sống cho người khác là một bổn phận, là trách nhiệm mà ta cần thực
hiện, vì có sống cho người khác, hy sinh cho người khác, mang đến những điều tốt
đẹp cho người khác,...thì người khác cũng sẽ sống cho mình, đem lại những điều tốt
đẹp cho mình. Chúng ta thường nói: một người vì mọi người và mọi người vì một
người cũng chính là thực hiện tinh thần câu nói của Auguste de Comte. (Dẫn chứng
và phân tích dẫn chứng).
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

12


- Sau đó, sống cho người khác là niềm vui, hạnh phúc của chính mình, điều này
còn cao hơn cả bổn phận. Trong cuộc sống, chúng ta được sống cho người mà mình
yêu thương chính là điều hạnh phúc của con người. Thật bất hạnh và đau khổ thay

cho những ai không có người thương yêu để mà sống cho họ, sống vì họ,... (Dẫn
chứng và phân tích dẫn chứng).
b. Chứng minh: Bằng thực tiễn đời sống của bản thân, gia đình,...
+ Trong cuộc sống đời thường, trong học tập, lao động: có nhiều tấm gương
sống cho người khác, cho cộng đồng.
+ Trong chiến tranh, những người lính đã hy sinh anh dũng đã giành lại độc lập,
tự do cho đất nước, cho nhân dân,...
+ Những người làm công tác xã hội; từ thiện, tôn giáo, khoa học chuyên biệt,...
c. Bình luận.
- Đây là câu nói có ý nghĩa giáo dục rất tích cực đối với chúng ta, đặc biệt là thế
hệ trẻ ngày nay. Cần phát huy những tác động tốt ấy đến với mọi người xung quanh.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Tuy vậy vẫn còn có nhiều người trong cuộc sống, lao động, học tập và công tác
lại chỉ sống cho riêng mình. Đó là lối sống ích kỉ cần phê phán, cần phải thay đổi.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
3. Mở rộng:
III. Kết bài:
- Khẳng định sự đúng đắn, những tác động tích cực, ý nghĩa, giá trị, tác dụng
giáo dục câu nói của Auguste de Comte.
- Bài học đối với bản thân và những người khác.
Đề 8: “Tôn sư trọng đạo” - Thành ngữ
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bàn luận về vấn
đề trên, nhất là đặt trong bối cảnh xã hội ngày nay?
DÀN BÀI
I. Mở bài: Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn
sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng,
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

13



giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực
hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài:
1. Giải thích câu tục ngữ:
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người,
dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai
trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo
đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là người học trò phải
biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy
cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức
khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích. “Tôn sư trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt
Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con
người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những
câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:
+ “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho
ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
+ “Học thầy không tầy học bạn” – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết,
chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.
Vì thế dân gian lại có câu:
+ “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một
đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:
+ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là
thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu: “Tôn sư trọng
đạo”.
Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” - có nghĩa là: nếu không tôn trọng

thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hà được. Vì muốn làm thầy thì
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

14


trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết
bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều
người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.
Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sư trọng đạo”
là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn
trọng người thầy, tôn trọng đạo học.
b. Chứng minh.
- Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
- Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy
xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
Như thầy Lý Công Uẩn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn
Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời
nhà Mạc. Thế kỉ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy
người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỉ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò
hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức
Kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,... Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất
Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cùng với các học trò
xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước
ta.
c. Bình luận: Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường,
được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn
đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà
thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học

tập...
Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành
ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...
III. Kết luận:

- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm

quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo”.
- Bài học bản thân.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

15


CHỦ ĐỀ Ý CHÍ, NGHỊ LỰC – NIỀM TIN:
Đề 1: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu nói của Lỗ Tấn: “Trên con
đường đi đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI: Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước
mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống,
trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nổ lực lao động rất nhiều.
Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ
Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng:
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một
kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
- “Đường đến thành công” là ẩn dụ để nói đến hành trình gian nan mà con
người phải vượt qua để đến thành công. “Thành công” là kết quả đạt được một cách
mỹ mãn trong lĩnh vực nào đó mà con người theo đuổi.

- “Kẻ lười biếng” là kẻ lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm việc.
Như vậy, Lỗ Tấn muốn nói: để thành công, người ta phải đổ mồ hôi, công sức,
thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được.
Con đường đó không dành cho những kẻ lười biếng.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy câu nói có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Vì sao Lỗ Tấn nói: “Trên con đường đi đến thành công không có dấu
chân của kẻ lười biếng”? Vì con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai,
đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa; là cả quá trình học tập, lao
động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài,
chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mời thành công. Không có một thành công, thành
quả nào mà không phải đổi bằng mồ hôi, công sức. Như vậy, đường thành công
không dành cho những ai lười biếng. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

16


- Câu nói của Lỗ Tấn là một chân lý, khẳng định được giá trị của sự thành
công: bất cứ sự thành công nào cũng đổi bằng sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.
Lười biếng, ỉ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Có những trường hợp thành công bằng con đường khác nhưng thành công đó
sẽ không bền và không có ý nghĩa. Điều gì do công sức của mình tạo dựng nên thì đó
mới thuộc về giá trị bền vững và mới mang ý nghĩa (Dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng).
b. Cần phê phán, lên án về thói lười biếng:
Trong công việc, học tập, lao động…(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức và hành động:

- Về nhận thức, ta thấy: đây là câu nói có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó khẳng
định được chân lý của sự thành công. Từ đó mỗi người cần suy nghĩ nghiêm túc về
chính bản thân mình để có thể vươn đến sự hoàn thiện.
- Về hành động, ta cần: Mỗi người phải nắm vững chân lý này để xây dựng
cho mình một phương hướng cụ thể nhằm đạt được những thành công trong cuộc
sống; không ngừng rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám thành
công.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.
- Đánh giá chung về vấn đề.
Đề 2: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu
nói của Nick Vujicic: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá
xa vời”.
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI:

Nêu được vấn đề cần nghị luận.

II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
+ “Mục tiêu” là điểm, là đích mà chúng ta hướng đến trong cuộc đời, là một dự
định, một định hướng được đề ra trước mắt ta.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

17


+ “Ước mơ” là khát vọng, là mong muốn đạt được những điều mình đang ấp ủ
trong lòng.
+ Như vậy, điều mà Nick Vujicic muốn gửi đến chúng ta là: trong cuộc sống

mỗi con người hãy xây dựng cho mình một mục tiêu, một ước mơ. Hãy thực hiện nó
vì nó không có gì “quá lớn”, không có gì “quá xa vời”.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
a. Tác dụng, ý nghĩa:
- Tại sao lại “không có mục tiêu nào quá lớn”?
+ Vì có mục tiêu thì chúng ta mới có động lực để thúc đẩy mình và nếu không
có mục tiêu thì chúng ta sẽ giống như con thuyền giữa đại dương không biết đâu là
bến bờ (Chứng minh bằng chính cuộc đời của Nick Vujicic; cuộc đời của Bill Gate..).
+ Bản thân mỗi người phải đề ra cho mình mục tiêu vì đó chính là tương lai
của bản thân. Đừng nghĩ là nó quá lớn với bạn vì nghĩ nó quá lớn bạn lại đâm ra sợ
hãi với chính bản thân. Đôi khi gặp thất bại nhưng thất bại lại là chỗ dựa lớn nhất cho
sự trưởng thành (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Tại sao lại “không có ước mơ nào quá xa vời”?
+ Vì khi chúng ta ước mơ ta đã không ngừng ngày đêm trau dồi năng lực bản
thân để tiến đến gần với ước mơ đó. Ước mơ cũng giống như mục tiêu, nó sẽ giúp ta
thêm kiên định ý chí (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
+ Đừng sống không có ước mơ, vì như thế bạn đã để tâm hồn của mình tàn lụi
ngay khi còn sống. Ước mơ giống như con đường chưa có nhưng sẽ khám phá và
vượt qua. Và thử hỏi nếu con người sống mà không có ước mơ? Chắc chắn đó là cuộc
sống vô nghĩa nhất. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
b. Phê phán những con người sống thiếu ước mơ, thiếu mục tiêu:
- Họ sẽ sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh lên người khác; ăn bám gia đình, bạn
bè (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Thiếu chí hướng, mục đích, ước mơ nghĩa là đã “chết ngay khi còn sống”.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Về nhận thức, ta thấy: Đây là một câu nói có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó
khẳng định được chân lý của sự thành công. Từ đó mỗi người cần suy nghĩ nghiêm
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

18



túc về chính bản thân mình để có thể vươn đến sự hoàn thiện. Sống phải có ước mơ
và có mục tiêu riêng cho mình. Không có ước mơ, không có mục tiêu thì mọi cái sẽ
quá xa vời với mỗi chúng ta.
- Về hành động, ta cần: Mỗi người phải xây dựng cho mình một ước mơ, một
mục tiêu, một phương hướng cụ thể nhằm đạt được những thành công trong cuộc
sống; không ngừng rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám thành
công.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của câu nói.
- Đánh giá chung về vấn đề.
Đề 3: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu
nói của Nick Vujicic: “Cuộc đời của tôi và bạn là con thuyền vượt qua bao sóng
gió. Chúng ta vừa là thuyền trưởng vừa là hoa tiêu”.
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI:

Nêu được vấn đề cần nghị luận.

II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
+ “Cuộc đời” theo nghĩa rộng là cuộc sống vô bờ bến với nhiều khó khăn,
chông gai đang chờ ta trên đại dương mênh mông ấy. “Con thuyền” là hình ảnh ẩn dụ
để ví “tôi và bạn” trên hành trình vượt trùng dương bao la.
+ “Thuyền trưởng” là người chỉ huy con tàu. “Hoa tiêu” là người dẫn đường.
+ Cả câu có ý nghĩa là: Chúng ta phải tự mình làm con thuyền vượt qua
những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Mỗi người hãy tự mình làm thuyền trưởng
và cũng là người dãn đường. Có như vậy “mới vượt qua bao sóng gió” để đi đến
thành công.

2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
a. Tác dụng, ý nghĩa của câu nói:
- Cuộc sống là không giới hạn, con đường chúng ta đi chưa bao giờ phẳng lặng
mà sẽ đầy những sóng to gió lớn. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy tự mình là
con thuyền để chuẩn bị cho một cuộc hành trình.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

19


- Là người thuyền trưởng ta phải vững tay chèo, vững niềm tin, giàu ý chí nghị
lực để vượt qua thử thách (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)..
- Là người hoa tiêu, ta phải có cái nhìn đúng đắn, tỉnh táo, sắc sảo để định
hướng đúng đắn cho hướng đi của con thuyền (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Nhược bằng, hoa tiêu đúng đường mà thuyền trưởng lái chệch đi. Hoặc
thuyền trưởng vững vàng mà hoa tiêu chỉ sai đường thì cả hai cũng không tránh khỏi
bão tố, có khi lại nguy hiểm đến con thuyền. Hoa tiêu và thuyền trưởng phối hợp lại
cùng nhau một cách chặt chẽ sẽ tạo cho con thuyền thêm sức mạnh và sự dũng mãnh
đạp lên đầu sóng ngọn gió cập bến bờ thành công (Dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng).
- Giả sử trên con thuyền đó không có hoa tiêu, cũng không có thuyền trưởng,
chắc chắn con thuyền sẽ lênh đênh giữa đại dương mà không biết đâu là bến bờ (Dẫn
chứng và phân tích dẫn chứng).
b. Phê phán những kẻ yếu đuối, ủy mị, không tự mình vươn lên trước sóng gió:
- Đó là những kẻ sống thiếu ý chí và nghị lực. Sống tầm thường.
- Chắc chắn họ sẽ “chết đuối” giữa trùng khơi của số phận.
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Về nhận thức, ta thấy: đây là một câu nói có ý nghĩa ô cùng lớn lao vì nó
khẳng định được chân lý của sự thành công. Từ đó, mỗi người cần suy nghĩ nghiêm

túc về chính bản thân mình để có thể vươn lên đến sự hoàn thiện. Sống phải có ước
mơ và có mục tiêu riêng cho mình. Phải tự mình chèo lái con thuyền của mình trước
muôn trùng sóng gió.
- Về hành động, ta cần: Mỗi người phải xây dựng cho mình một ước mơ, một
mục tiêu, một phương hướng cụ thể nhằm đạt được những thành công trong cuộc
sống; không ngừng rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám thành
công. Phải là người hoa tiêu, người thuyền trưởng vững vàng.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của câu nói.
- Đánh giá chung về vấn đề.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

20


Đề 4: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu
nói của Nick Vujicic: “Ý nghĩa của cuộc sống không phải là khi đạt được sự hoàn
thiện mà chính trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện”.
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI:

Nêu được vấn đề cần nghị luận.

II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:
+ “Sự hoàn thiện” là một sự hoàn hảo, trọn vẹn khi ta chiếm lĩnh được điều gì
đó trong cuộc sống. “Hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện” là hành trình chinh phục
ước mơ và khát vọng, biến ước mơ thành hiện thực.
+ Cả câu này có ý nghĩa là: Ý nghĩa thực sự của cuộc sống là khi chúng ta đi
tìm sự hoàn thiện, bởi chính trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện ta sẽ học được rất

nhiều điều lý thú và bổ ích.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
a. Tác dụng, ý nghĩa của câu nói:
- Cuộc sống mang lại cho ta nhiều ý nghĩa: ta hạnh phúc vì mình được sống,
được tận hưởng những gì cuộc sống ban tặng (đôi khi chỉ là nghe một bản nhạc hay
cũng đã làm lòng ấm áp); ý nghĩa hơn cả là lúc ta vươn tới thành công, hoàn thiện
chính mình; được hưởng thành quả do mình làm ra. (Dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng).
- Nhưng “Ý nghĩa của cuộc sống không phải là khi đạt được sự hoàn thiện mà
chính trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện”. Vì khi chúng ta dấn thân vào cuộc
hành trình, chúng ta sẽ trải qua muôn vàn gian khó. Chính hành trình ấy là sự trải
nghiệm những vui buồn, mất mát, hi sinh, khổ đau, thất bại, hạnh phúc, vấp ngã,
đứng lên… Trải qua những điều đó, khi vươn tới sự hoàn thiện ta mới thấy hết ý
nghĩa của nó. Còn những ai cậy nhờ vào người khác để có được sự hoàn thiện thì họ
lại chẳng biết ý nghĩa là gì. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Chính ngay trong thất bại, khi ta vấp ngã ta vẫn tìm thấy niềm vui và ý nghĩa
vì nhờ nó mà ta biết cố gắng hơn. Đó là môi trường giông tố, nơi ta tôi luyện bản lĩnh
của mình. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

21


b. Phê phán những kẻ sống bám vào sự hi sinh của người khác: hoặc không biết
đến ý nghĩa cuộc sống là gì? Sống thụ động; gặp thất bại đã chán nản, bỏ bê…
(Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Về nhận thức, ta thấy: Đây là một câu nói có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì nó
khẳng định được ý nghĩa đích thực của cuộc sống là hành trình đi tìm sự hoàn thiện.
Từ đó mỗi người cần suy nghĩ nghiêm túc về chính bản thân mình để có thể vươn đến

sự hoàn thiện. Cần quý trọng những trải nghiệm của bản thân trên con đường đi đến
thành công vì đó là ý nghĩa đích thực của sự hoàn thiện.
- Về hành động, ta cần: Mỗi người phải xây dựng cho mình một ước mơ, một
mục tiêu, một phương hướng cụ thể nhằm đạt được những thành công trong cuộc
sống; không ngừng rèn luyện nhân cách, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám thành
công.
III. KẾT BÀI:
- Đánh giá chung về vấn đề.
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của câu nói.
Đề 5: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) giải thích ý kiến: “Điều tôi muốn biết
trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà bạn đã chấp nhận nó như thế
nào”. (A. Linconl)
DÀN BÀI
I. MỞ BÀI: Trong cuộc sống của chúng ta, thành hay bại, thắng hay thua là đều phụ
thuộc vào tính cách của con người. Thường thì phải qua thất bại rồi mới đến thành
công. Nhưng cũng có người thấy thất bại đã cúi đầu chấp nhận một cách dễ dàng.
Bàn về thái độ của con người trước thất bại, Tổng thống Mĩ – ông A. Linconl cho
rằng “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà bạn đã
chấp nhận nó như thế nào”.
II. THÂN BÀI:
1. Giải thích:

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

22


- “Thất bại” là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như
dự định. “Chấp nhận” là thái độ ứng xử của bản thân trước thất bại.
- Cả câu này có ý nghĩa là: Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn

đề quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước
sự thất bại trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa câu nói của A. Linconl.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận về thái độ cần có trước thất bại:
a. Ý nghĩa của câu nói:
- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu
nguyên nhân của sự thất bại (khách quan và chủ quan). (Dẫn chứng và phân tích dẫn
chứng).
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn
toàn cho khách quan (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất bại đã
qua để tiếp tục thực hiện công việc và mơ ước của mình. Thất bại là môi trường tôi
luyện ta trưởng thành hơn (A. Linconl là con người đã 8 lần thất bại nặng nề trong
cuộc đời và một ngày ông trở thành Tống thống của nước Mĩ). (Dẫn chứng và phân
tích dẫn chứng).
b. Phê phán: Những kẻ ủy mị, yếu đuối, ngại khó ngại khổ (nhiều sĩ tử thi rớt Đại
học đã chán nản, buồn phiền, thậm chí có người còn tự tử…).
3. Bài học về nhận thức và hành động:
- Về nhận thức, ta thấy: Đây là câu nói đúng, có tác dụng ý nghĩa nhân văn
tích cực, là lời khuyên bổ ích cho những ai thất bại.
- Về hành động, ta cần: Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống
tích cực. Không đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cẩn trước mọi
sự việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh sống.
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của ý kiến.
- Đánh giá chung về vấn đề.

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

23



Đề 6: Hãy viết một bài văn (khoảng 400/ 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị
về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn
đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.
DÀN BÀI
I. Mở bài: Tự tin là “vũ khí” cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Chính vì
vậy mà có ý kiến cho rằng: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc
chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin
vào bản thân.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin:
- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là
nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc
quan và thành công trong cuộc sống. Do đó, tự tin là đức tính quý báu. (Dẫn chứng
và phân tích dẫn chứng).
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ
đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu:
nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan,… (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách,
nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống. (Dẫn chứng và
phân tích dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần
nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng.
Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tư dưỡng phẩm chất và trau

dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.
Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

24


III. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên.
Đề 7: Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Hê-minh-uê: “Con người có thể bị hủy
diệt chứ không thể bị đánh bại”.
Gợi ý làm bài
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Quan niệm về cách sống.
- Dẫn dắt câu nói: “Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Con người có thể bị hủy diệt vì sức lực, khả năng và trí tuệ của con người có hạn
trước hiểm họa của thiên nhiên, trước sự tàn bạo của chiến tranh và sự độc ác của con
người.
- Con người không thể bị đánh bại vì con người có ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, sức
chịu đựng phi thường. Ý chí quyết tâm sẽ là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt
qua tất cả mọi trở ngại, mọi thế lực đen tối để dẫn đến thành công.
2. Phát biểu suy nghĩ:
- Câu nói thể hiện niềm tin ở khả năng của con người “Xưa nay nhân định thắng
thiên cũng nhiều”. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Câu nói có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
- Sự tác động của ý kiến trên đối với nhận thức và thái độ của bản thân trước cuộc
sống. (Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).
III. Kết bài: Tổng hợp vấn đề hoặc liên hệ bản thân để rút ra những bài học bổ ích.
Đề 8: Trình bày quan điểm của anh/ chị về ý kiến sau: “Điều quan trọng trên đời
không phải là ta đang đứng ở đâu, mà là ta đang đi về đâu”.

Gợi ý làm bài
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề.

Thầy: LÊ MINH TƯƠNG

25


×