Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.81 KB, 2 trang )
Bí quyết làm bài thi nghị luận xã hội
Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở kì thi tốt nghiệp và thi
đại học năm 2009, trong đề thi môn Ngữ văn sẽ có một câu hỏi (3 điểm) yêu cầu vận
dụng kiến thức về xã hội đời sống để viết bài nghị luận xã hội về:
- Một tư tưởng đạo lí
- Một hiện tượng đời sống
Nghị luận xã hội không phải là một kiểu bài mới, nhưng đây là lần đầu tiên được
đưa chính thức vào cấu trúc đề thi. Khác với nghị luận văn học thường giới hạn trong
phạm vi các tác phẩm văn học đã được quy định trong hướng dẫn ôn tập, nghị luận xã
hội vô cùng đa dạng phong phú về vấn đề. Khó có thể lường trước yêu cầu nghị luận
sẽ hướng vào vấn đề xã hội gì. Vì thế, đừng nên “ học tủ “ nhé, nhất là với nghị luận
xã hội.
Việc đưa nghị luận xã hội vào cấu trúc thi là hợp lý, bởi kiểu bài này đòi hỏi học
sinh phải có ý thức học một cách nghiêm túc ; có thói quen chủ động giải quyết nhiều
tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống; rèn luyện tư duy nhanh chạy, biết gắn
việc học lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội. Kiểu bài này khó, nhưng hay, có ích
và phân loại đúng trình độ người học.
Để làm tốt phần thi này, các em hãy tham khảo một số “bí truyền” sau nhé:
1. Tích lũy thông tin
Dù có thể ra đề vào bất cứ vấn đề gì, nhưng chắc chắn người ra đề sẽ tính toán rất
kĩ để chọn vấn đề phù hợp nhất với khả năng, điều kiện, môi trường tiếp nhận và xử lí
thông tin của một học sinh trung học. Hầu như tất cả các đề nghị luận xã hội hiện nay
đều gắn với những vấn đề “nóng” của đời sống xã hội. Bởi thế, để giải quyết được
những tình huống khác nhau, không có cách nào khác, học sinh phải thường xuyên
tích lũy thông tin, hiểu biết về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh
bằng cách đọc sách báo, tài liệu…Trong thời đại bùng nổ thông tin này, có cả “ngàn lẻ
một” cách cho các em tiếp cận, tìm hiểu thời sự. Nên có định hướng, phương pháp
tiếp cận thông tin. Những gì mình đọc được, hoặc tận mắt nhìn thấy, nghe thấy, nên
ghi lại để có dịp ứng dụng. Bản thân quá trình ghi chép đã là một loạt các thao tác tư
duy: mô tat, phân tích, tổng hợp…Ghi chép là một hoạt động cần thiết, không nên ỉ
vào khả năng của trí nhớ. Khi đã được ghi chép, thì những hiểu biết thực tế đó sẽ thẩm