Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.53 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chỉ tính riêng ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều vụ án
lớn như ”Năm Cam”, “Khánh Trắng”, “Lã Thị Kim Oanh”,… gây xôn xao dư
luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đời sống xã hội, nền chính trị, bộ
máy chính quyền quốc gia… Cùng với nền kinh tế thị trường và sự toàn cầu hoá
về mọi măt đời sống xã hội, tình hình tội phạm ở Việt Nam và trên thế giới ngày
càng gia tăng phức tạp.
Tình trạng trên luôn đặt ra câu hỏi: Tội phạm bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại gia
tăng? Động cơ nào – nguyên nhân thúc đẩy con người phạm tội mà không sợ sự
trừng phạt của pháp luật, của xã hội loại người? Nghiên cứu động cơ phạm tội là
một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả
công tác phòng chống cũng như việc bắt, xét xử tội phạm. Vì vậy, em xin chọn
đề tài “Động cơ phạm tội: lý luận và thực tiễn” cho bài tập này của mình.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI
1. Khái niệm động cơ
Việc nghiên cứu về động cơ liên quan đến nhiều mặt của dời sống con người mà
được thể hiện trong hoạt động như lao động, ứng xử trong các mối quan hệ,
trong các hoạt động chủ đạo của con người …
Cách tiếp cận mang tính nhân văn với động cơ của Maslow (nhà tâm lý học Mỹ),
ông đưa ra một hệ thống những nhu cầu được sắp xếp từ các nhu cầu sinh tồn cơ
bản nhất đến những nhu cầu mang tính người hơn như các nhu cầu mang tính
nhận thức, xã hội, thẩm mỹ…Những động cơ đặc biệt của con người đã được


nhận diện bằng các kỹ thuật phóng chiếu trong đó các đối tượng phóng chiếu
những nhu cầu của mình lên các bức tranh. Như vậy theo Maslow thì động cơ
được hiểu như là nhu cầu, động cơ cũng mang tính thứ bậc, có cả động cơ thuần


tuý sinh học và động cơ mang tính văn hoá – xã hội – tính người…
Theo Leonchive (nhà tâm lý học Xô Viết) khi bàn tới cấu trúc của hoạt đông ông
cho rằng: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố, 3 thành tố là hoạt
động – hành động – thao tác thuộc về phái chủ thể, chúng tạo nên nội dung đối
tượng của hoạt động. Điều này có nghĩa rằng động cơ chỉ xuất hiện trong hoạt
động và nó nằm trong bản thân của khách thể hoạt động. Cũng theo ông, hoạt
động luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối tượng), đó là mục đích chung, mục
đích cuối cùng của hoạt động. Mục đích chung là động cơ được cụ thể bằng
những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận mà từng hoạt động hướng vào.
Đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau về động cơ thông qua các lý thuyết của
các tác giả khác nhau, song điểm chung thống nhất trong cách nhìn nhận về hiện
tượng tâm lý này là xem động cơ là sự định hướng, kích thích, thúc đẩy và duy
trì hành vi, hoạt động của con người. Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác
nhau về động cơ, ta có thể rút ra được khái niệm chung đó là: “Động cơ là yếu
tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định
hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng
đó”.
2. Khái niệm động cơ phạm tội
Như đã đề cập đến khái niệm động cơ, ta điều hiểu rằng động cơ là yếu tố thúc
đẩy, đóng vai trò là đích cuối cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong
suốt quá trình hoạt động của mình. Động cơ được hình thành trên cơ sở nhu cầu
của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả
năng thực hiện thì nó trở thành động cơ.
Nói đến động cơ và hoạt động thì không thể bỏ qua hành vi của con người. Hành
vi là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình


thức cụ thể hóa nhằm đạt được những mục đích có chủ định và mong muốn. Quá
trình thực hiện tội phạm cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội mà ở đó động cơ
thúc đẩy được gọi là động cơ phạm tội. Động cơ phạm tội theo tâm lý học pháp

lý là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng
được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý,
cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.
Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các
dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách
quan là biểu hiện cơ bản. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như
những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm,
thời gian... khi không có hành vi khách quan, những biểu hiện về mặt chủ quan
là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi khách quan. Hành vi
phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa hành vi khách
quan (gây hại) và mặt chủ quan (có lỗi). Việc thực hiện hành vi phạm tội này trở
thành tội phạm. Như vậy, động cơ có phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi,
thúc đẩy hoạt động phạm tội đạt mục đích.
Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội diễn ra đa dạng và phức tạp. Hành vi phạm
tội là hoạt động tâm lý của người phạm tội, thể hiện trong thực tiễn khách quan.
Và khi thực hiện hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham gia của nhận
thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu của người phạm tội. Nhận thức giúp con người
xác định được mục tiêu cần hướng tới, cảm xúc làm cho họ gắn với mục tiêu
hơn, ý chí giúp họ vượt qua khó khăn trong trong quá trình thực hiện hành vi
phạm tội, còn nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo thành động cơ thúc đẩy người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội là kết quả tác động của cá
nhân người phạm tội với môi trường, hay nói cách khác khi nói đến nguyên nhân
dẫn người phạm tội thực hiện tội phạm là nói đến nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan.


Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoặc đạt
tới một mục đích nào đó. Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội bao giờ cũng có
động cơ nhất định thúc đẩy. Không có động cơ tâm lý thúc đẩy thì không thể có

hành vi phạm tội.
Ví dụ: Tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy
định về Tội trộm cắp tài sản, động cơ phạm tội của tội phạm trong tội này chính
là yếu tố vật chất. Yếu tố vật chất thúc đẩy hành vi của họ từ bên trong dẫn tới
mục đích phạm tội trộm cắp tài sản ra bên ngoài. Họ trộm cắp tài sản nhằm thỏa
mãn nhu cầu của mình, đây là nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành động cướp tài
sản.

II.

NGUỒN GỐC CỦA ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI
Như trong phần trình bày khái niệm về động cơ phạm tội ta đã thấy có rất nhiều
quan niệm, quan điểm khác nhau, song quan điểm có lẽ chứa nhiều yếu tố tiến
bộ nhất là quan điểm cho rằng động cơ là yếu tố bên trong thúc đẩy hành vi
phạm tội. Yếu tố bên trong ấy có thể hiểu chính là nguyên nhân của hành vi
phạm tội hay là khuynh hướng chống xã hội. Khuynh hướng ở đây là một quản
điểm, một xu hướng hoạt động, xu hướng chống xã hội. Bởi vì chỉ có động cơ
mới nảy sinh tội phạm, mới có những kẻ phạm tội nên ta cần xem xét lại sự hình
thành khuynh hướng ấy như thế nào, bắt nguồn từ đâu.
Có quan điểm giải thích theo hướng sinh vật học cho rằng động cơ phạm tội nằm
trong cấu tạo thể chất của cá nhân. Theo đó những giải thích của họ đã đặt một
sự liên hệ giữa hành vi tội phạm với khuynh hướng chống xã hội của cá nhân với
kiểu hình thù thể xác. Họ dùng những đặc điểm cơ thể để báo hiệu cho những
hành vi phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học,
sinh học cho rằng nguyên nhân (hay động cơ tội phạm) nằm ngay trong sự xã hội
hoá đầu tiên bị khiếm khuyết của đứa trẻ. Bởi vậy mà động cơ chống đối xã hội
mang tính bẩm sinh không được kiểm soát của chủ thể hành vi.


Trong cuốn Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, tác giả Nguyễn

Xuân Yêm cho rằng: Việc kết hợp những quan điểm chống xã hội của một người
với ảnh hưởng của tình huống cuộc sống được tiếp nhận một cách chủ quan dẫn
đến chỗ hình thành động cơ và mục đích tội phạm cụ thể. Trong ý thức của con
người tình huống được xem như là một lý do, nghĩa là một nguyên nhân bên
ngoài, còn động cơ là kích thích bên trong... Động cơ có thể đi trước lý do, đóng
vai trò thúc đẩy trực tiếp để gây ra tội phạm. Có nghĩa rằng lý do là tình huống
cụ thể của cuộc sống, là nguyên nhân bên ngoài, còn động cơ là nguyên nhân bên
trong hay được hiểu chính là quan điểm chống xã hội. Ta cần thấy rằng, quan
điểm chống xã hội (động cơ – lý do – nguyên nhân bên trong) được hình thành
trong suốt quá trình hình thành và phát triển của cá nhân, chịu sự ảnh hưởng và
tác động trực tiếp từ môi trường, mà môi trường này là môi trường không thuận
lợi như gia đình, nhà trường, những người xung quanh...
Như vậy, ta thấy rằng động cơ phạm tội hay khuynh hướng chống xã hội không
phải là bẩm sinh như một số quan niệm đã nêu, nó không phải sinh ra đã có ở
con người. Khuynh hướng ấy là xu hướng, là quan điểm – và nó là một vấn đề
của nhân cách con người, là nhân cách con người. Song quan điểm ấy là quan
điểm sai lệch, chống lại xã hội, không tuân thủ các quy định của nhà nước, pháp
luật, vi phạm hệ thống giá trị, đạo đức nghiêm trọng của xã hội. Sự hình thành
nhân cách sai lệch này không đơn thuần do yếu tố sinh học chi phối mà là sự
tổng hợp của nhiều yéu tố ảnh hưởng như nhận thức, giáo dục, hệ thống giá trị
xã hội, văn hoá, điều kiện về kinh tế xã hội và đặc biệt là sự nỗ lực trong các mối
quan hệ của chính cá nhân ấy. Mỗi con người sinh ra (trừ những người khuyết
tật) đều bình đẳng và thừa hưởng những giá trị, tiền đề về mặt sinh học như
nhau. Song nhân cách mỗi người khác nhau chính là do yếu tố chủ chốt là sự
giáo dục tới cá nhân ấy.
Xét ở góc độ vi mô, ai cũng sống trong xã hội, cùng chịu sự tác động của xã hội
nhất định thể nhưng tại sao lại có người tốt, người xấu. Sự hình thành nhân cách
xấu có gốc cũng chính từ môi trường. Nhân cách chống xã hội được sinh thành
từ một xã hội không thuận lợi, đó là môi trường giáo dục gia đình, trong đó các



thành viên trong gia đình không làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ, không làm
gương, không quan tâm chăm sóc, yêu thương nuôi dạy đầy đủ, thiếu vắng đi
người này người kia… Hay ở nhà trường việc giáo dục không đến nơi, tổ chức
cũng như quản lý lỏng lẻo, giáo dục đạo đức nhân cách không đến nơi. Rồi trong
tập thể xóm làng người xung quanh có những tấm gương xấu, không quan tâm
đến nhau, tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”… Cũng như vậy điều kiện kinh tế
xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách con người. Một xã
hội có sự chênh lệch giàu nghèo lớn, nền kinh tế không ổn định, trẻ sinh ra và
lớn lên trong sự thiếu thốn sẽ không thể có được một nhân cách phát triển toàn
diện và tích cực đựơc.
Mặt khác như C.Mác nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, có
nghĩa rằng con người ấy chỉ thực sự là con người khi sống và hoạt động trong
cách mối quan hệ xã hội. Bản chất con người cũng nằm trong đó, được thể hiện
ra thông qua hoạt động. Những cá nhân sống ỷ lại, không tích cực, chủ động
tham gia các hoạt động lao động, học tập, rèn luyện sẽ không trở thành một cá
nhân tốt, một nhân cách tốt và như thế sẽ có xu hướng lệch chuẩn, chống đối xã
hội.
Như vậy sự kết hợp yếu tố sinh học giáo dục trong các môi trường và sự tích cực
chủ động của các cá nhân tạo nên nhân cách, quan điểm sống của cá nhân. Với
một cá nhân không được giáo dục đầy đủ, sống trong môi trường có nhiều khiếm
khuyết, cũng như chủ nghĩa cá nhân phát triển cao, ỷ lại, lười biếng sẽ làm nảy
sinh, hình thành ở họ những tư tưởng không phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã
hội, đi ngược lại, chống lại xã hội.

III.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI
CỦA TỘI PHẠM KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Trước hết ta phải hiểu rằng tội phạm kinh tế là tội phạm có liên quan đến lĩnh

vực kinh tế, chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Quốc tế hoá nền kinh tế


thế giới mang lại nhiều mặt tích cực cho đời sống con người và xã hội, song một
hệ quả song song với nó là những vấn đề tiêu cực, bấp bênh của nền kinh tế, sự
phân biệt giàu nghèo, sự không thích ứng kịp của con người… Làm cho cuộc
sống của nhiều người mất đi sự an toàn, bị đe doạ. Từ đó mà tội phạm nảy sinh,
một trong những loại tội phạm ấy, chịu sự chi phối trực tiếp liên quan trực tiếp
vảo kinh tế thị trường là tội phạm kinh tế.
Hiện nay trong cơ chế thị trường mới, sự thay đổi và quốc tế háo nền kinh tế làm
cho tội phạm về kinh tế càng diễn biến phức tạp, tội phạm kinh tế tăng nhanh,
đặc biệt tội phạm ẩn kinh tế rất nhiều, về thành phần, cơ cấu tội phạm cũng như
tính chất tội phạm có nhiều điểm đáng chú ý và gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Tội phạm kinh tế liên quan đến những tội cụ thể như: buôn lậu, tham nhũng, kinh
doanh trái phép, làm, bán hàng giả, trốn thuế… Thành phần và cơ cấu tham gia
phạm tội rất đa dạng nhưng đa số ở độ tuổi 30–40; xuất hiện tội phạm có liên
quan chặt chẽ với nhiều cán bộ cao cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Trình độ
được đào tạo qua các lớp quản lý, kinh tế, sản xuất, kinh doanh chỉ trên 30%, còn
lại chưa được đào tạo. Đối tượng phạm tội có tới 60% là công nhân viên chức.
Tội phạm tham nhũng và buôn lậu cấu kết chặt chẽ tạo điều kiện giúp đỡ nhau.
Đã có rất nhiều vụ án lớn, thiệt hại hàng tỷ đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền kinh tế quốc dân. Địa bàn hoạt động của tội phạm ngày càng được mở
rộng, không chỉ có ở các thành phố lớn mà cả các thị trấn, huyện thị địa
phương... Tội phạm có tổ chức chặt chẽ và thậm chí cả vũ trang... Điều đó thúc
đẩy việc phòng chống tội phạm kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt
trong nền kinh tế quốc tế hoá, đang thực hiên sự chuyển đổi cơ cấu, tài chính.
Tình hình trên đặt ra cho chúng ta 1 câu hỏi tại sao lại có tội phạm kinh tế và
nghiêm trọng như vậy. Hay nói cách khác điều gì thúc đẩy con người phạm vào
tội phạm kinh tế. Đó là những nguyên nhân (đựơc hiểu là những động cơ) sau:
Về mặt kinh tế – xã hội, ta thấy những khó khăn kinh tế tác động trực tiếp vào

đời sống mỗi gia đình, người dân, cán bộ, Đảng viên làm suy giảm mức sống về
cả vật chất lẫn tinh thần, theo đó mà sự sa sút tinh thần làm nảy sinh dễ dàng


những yếu tố tâm lý, tình cảm tiêu cực, tính vị kỷ, sự tha hoá trong lối sống,
buông lỏng trong công tác giáo dục rèn luyện… Bản năng sinh tồn trỗi dậy, con
người có xu hướng co vào sự chăm chút cho cá nhân, gia đình mình, thoả mãn
nhu cầu của mình, quên đi quyền lợi của nhiều người khác. Đây chính là động
lực thúc đẩy những hành vi sai trái như bòn rút của công, chiếm đoạt của công,
buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng…
Mặt khác ta cũng thấy những khó khăn trong điều kiện kinh tế thị trường tác
động tiêu cực vào việc thực hiện các chính sách xã hội về giáo dục, bảo hiểm,
đào tạo, đặc biệt là sự thiếu công bằng về quyền lợi của mọi người. Hơn nữa cơ
chế thị trường nền kinh tế mới làm nảy sinh ở con người nhiều nhu cầu cả vật
chất và tinh thần cao hơn, bản thân những chính sách xã hội chứa đựng nhiều bất
cập… Đó là điều kiện thuận lợi cho sự nảy sinh tội phạm nói chung và tội phạm
kinh tế nói riêng.
Sự khủng hoảng kinh tế xã hội để lại những hậu quả xấu cho các nền kinh tế, đến
hoạt động chung của nền kinh tế. Do vậy mà gây ra tình trang cạnh tranh thiếu
lành mạnh giữa các chủ thể của hoạt đông kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển cho mình. Thêm vào đó, ở nước ta có các cơ chế kinh tế thị trường,
nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đòi hỏi đội ngũ tham gia vào hoạt động
này phải có trình độ đáp ứng được, nhưng nhìn chung trình độ của những người
tham gia hoạt động này còn thấp, chỉ khoảng > 30% số người được đào tạo về
quản lý kinh tế, kinh doanh… Sự nhận thức thấp trong điều kiện khó khăn như
thế chắc hẳn sẽ làm cho các doanh nghiệp không tồn tại được, vì sự tồn tại và
phát triển của mình, họ vẫn sẵn sàng thực hiện hành vi trái pháp luật, tiêu cực
làm gia tăng tội phạm.
Ngoài những tác động đến con người từ nên kinh tế xã hội làm nảy sinh động cơ
thúc đẩy phạm tội kinh tế, còn có những tác động tiêu cực từ chính cơ chế quản

lý, công tác tổ chức cán bộ. Ta thấy rằng có những nguyên nhân của tội phạm về
kinh tế và các hành vi vi phạm pháp luật khác nằm ngay trong cơ chế quản lý.
Theo cơ chế quản lý cũ, gắn liền tuyệt đối hoá sở hữu nhà nước nảy sinh những


hiện tượng quan liêu, là điều kiện lợi dụng tài sản nhà nước, thoả mãn mục đích
tư lợi, các đặc quyền đặc lợi xâm phạm tài sản quốc gia. Cơ chế quản lý ấy là
nguồn gốc của những động cơ, mục đích hám lợi, xâm phạm tài sản… thúc đẩy
hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước, tham nhũng… Trong cơ chế quản lý mới,
sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường kéo theo hàng loạt thay đổi, cải cách.
Song giai đoạn chuyển giao có nhiều lúng túng, bất cập, rối loạn từ chính sách,
pháp luật nhà nước, kết hợp với tính tuỳ tiện, tính cơ hội của con người Việt
Nam mà trở thành động cơ làm nảy sinh sự phạm tội, thực hiện những hành vi
phạm tội.
Mặt tổ chức, sắp xếp cán bộ quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong tình hình
phạm tội hiện nay. Sự yếu kém về trình độ năng lực quản lý, thiếu kiến thức kinh
tế hoặc thiếu các phẩm chất đạo đức cần thiết của người lãnh đạo… Thêm nữa
việc xử lý sai phạm của cán bộ chưa nghiêm, không có tác dụng ngăn ngừa nên
trở thành những động cơ của hành vi phạm tội về kinh tế.
Một động cơ khác của tội phạm kinh tế có liên quan đến điều kiện về tâm lý xã
hội. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao nên nhu
cầu cũng theo đó phát triển. Khi sự nhận thức sai lệch về con đường cách thức
thoả mãn nhu cầu dẫn đến thực hiện các hành vi sẽ sai trái, vi phạm pháp luật và
nảy sinh tội phạm. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự phạm tội trong thời gian qua
phần lớn không phải do động cơ miếng cơm manh áo, hoàn cảnh quá khó khăn.
Cái thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội là cái bên trong, thuộc về tâm
lý con người như tính vị kỷ, tham lam, khát vọng làm giàu vô điều kiện, ý thức
coi thường pháp luật… Song ta cũng hiểu rằng những thói hư tật xấu này được
hình thành do sự giáo dục, do sự tác động của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài,
nên động cơ thúc đảy hành vi phạm tội cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài.

Thêm một động cơ rằng khi con người tìm thấy, nhìn thấy những điều kiên thuận
lợi, những sơ hở của pháp luật có thể đem lại lợi ích cho mình, họ cũng sẽ nảy
sinh lòng ham muốn thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vậy chính sách
pháp luật, sự hạn chế của cơ quan điều tra, thi hành pháp luật cũng có thể làm


nảy sinh tội phạm. Nhu cầu của con người là vô cùng, lại thêm sự cuốn hút của
chính đồng tiền, cái ma lực từ đồng tiền có thì “mua tiên cũng được” khiến con
người bất chấp mọi thứ, kể cả tính mạng của mình để có được. Nó cũng là một
trong những động cơ phạm tội kinh tế.
Như vậy, dù chưa đầy đủ và sâu sắc song ta cũng thấy được phần nào những
động cơ dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội kinh tế. Thấy được những yếu
tố, nhóm điều kiện thuân lợi góp phần hình thành động cơ phạm tội này. Qua
việc tìm ra những động cơ, điều kiện nảy sinh hành vi phạm tội kinh tế nói riêng
và các vi phạm pháp luật nói chung giúp chúng ta dự đoán được tình hình tội
phạm và ngăn ngừa tội phạm trong tương lai.

KẾT LUẬN
Việc làm rõ được động cơ phạm tội có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề ngăn
chặn cũng như cải tạo người phạm tội. Song để hiểu một cách chính xác về động
cơ phạm tội hay là nguyên nhân thúc đẩy hành vi phạm tội còn rất nhiều tranh
cãi. Khi làm rõ đựơc động cơ phạm tội thì giúp ta hiểu rõ:
 Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
 Dự báo được khả năng tái phạm tội của tội phạm.
 Xác định được khung hình phạt hoặc tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội


Trong quá trình truy bắt, giúp cán bộ điều tra, truy bắt định hướng được
hành động, vạch kế hoạch và tránh được phần nào rủi ro, nguy hiểm…




×