Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

vấn đề tự học của sinh viên đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.11 KB, 14 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
(Tiểu luận kết thúc học phần môn
“Phương pháp nghiên cứu khoa học”)

Giảng viên: TS PHẠM VĂN TUÂN
SV thực hiện: NGUYỄN MỸ DUYÊN
Mã số SV: 1653404040434
Khoa: Quản Lý Nguồn Nhân Lực

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
(Tiểu luận kết thúc học phần môn
“Phương pháp nghiên cứu khoa học”)

Giảng viên: TS PHẠM VĂN TUÂN


SV thực hiện: NGUYỄN MỸ DUYÊN
Mã số SV: 1653404040434
Khoa: Quản Lý Nguồn Nhân Lực

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
ĐIỂM
Điểm chữ

CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Điểm số

Giám thị 1

MỤC LỤC

Giám thị 2




PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người càng phải hoàn thiện. Cùng với
sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, những kiến thức sinh viên tiếp thu được từ lúc bước vào
trường cho đến khi ra trường dần trở nên lạc hậu. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu học
tập của thời đại, mỗi sinh viên cần tìm ra cho mình một phương pháp học tập phù
hợp.
Chúng ta biết rằng tự học là hình thức học tập không thể thiếu của sinh viên
đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng nói chung đặc biệt là trong môi
trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay. Tự học là yếu tố quan trọng quyết
định đến kết quả học tập của sinh viên. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là làm sao
để đào tạo cho sinh viên khả năng tự học để có thể học tập suốt đời hướng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh: “Việc học không bao giờ cùn, còn sống còn phải học”. Luật
giáo dục (2005) đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi
dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy
sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng
dụng.” Yêu cầu của việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giảng dạy theo phương
pháp tích cực (lấy người học làm trung tâm) và sinh viên phải tự học là chính, lấy tự
học làm nòng cốt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong hệ thống này.
Đặc biệt là về ý thức tự học của sinh viên. Tại trường Đại học Lao động − Xã hội
(CSII), một phần không nhỏ sinh viên vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc tự học. Tổ chức tự học chưa hợp lý, khoa học dẫn đến chất lượng kết quả chưa
cao. Sinh viên vẫn còn quen với phương pháp đọc chép, còn thụ động trong xây
dựng bài và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hệ thống học tín chỉ đề ra. Vì

vậy, đề tài “Vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Lao động − Xã hội (CSII)”
được nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng về vấn đề tự học của sinh viên ở Đại học

5


Lao động − Xã hội (CSII). Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp giúp sinh viên hiểu
hơn về vai trò của năng lực tự học và nâng cao chất lượng giáo dục trong giảng
đường, thúc đẩy lòng ham học, ham hiểu biết để sống có hoài bão, ước mơ của sinh
viên trong thời đại hiện nay.
2.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Tự học là vấn đề đã được con người quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi chưa có
giáo dục con người vẫn luôn muốn tìm cách để cho mình có thể nhớ lâu hơn những
lời dạy, những kinh nghiệm đã học được để hành động theo nó. Và tới bây giờ, khi
đã có giáo dục, tự học vẫn luôn luôn là đề tài khiến bao nhà giáo dục ở Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung phải suy nghĩ: “làm sao để học có hiệu quả?”
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học trên thế giới

Từ trước công nguyên, các nhà giáo dục nổi tiếng như Khổng Tử (ở phương
Đông) và Socrate (ở phương Tây) đã rất đề cao việc tự học. Khổng Tử (551-479
TCN) từng đòi hỏi học trò của mình phải tích cực suy nghĩ: “Không giận vì muốn
biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật
có 4 góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba khóc kia thì không dạy nữa”.
Cách dạy học của ông là cung cấp điều cơ bản và gợi mở để học trò tự mình tìm ra
phần lớn tri thức.
Trong khi đó, ở Hi Lạp, Socrate đã đưa ra quan niệm rất nổi tiếng: giáo dục
phải giúp con người tự khẳng định chính mình. Vì thế, trong dạy học, ông đã đề

xuất và thực hiện triệt để một phương pháp dạy học rất tiến bộ lúc bấy giờ, đó là
hỏi-đáp.Người thầy sẽ đặt những câu hỏi gợi ý để dẫn dắt học trò đến với chân lý.
Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như J.A Comensky (1592 – 1670),
G.Brousseaiu (1712 – 1778), J.h Pestalozzi (1746 – 1872) trong các công trình
nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tích cực, độc lập,
sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh khuyến khích người học giành lấy tri thức
bằng con đường tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học.

6


Từ những nghiên cứu này đầu thế kỷ XX các khái niệm liên quan đến tự học
lần lượt ra đời với các tác phẩm: “Tổ chức công việc tự học của sinh viên đại học”
của hai nhà nghiên cứu A.A Gorosepki và M.T. Lubinsia trình bày lý luận và cách
thức tổ chức tự học. Tác giả R.Retske trong cuốn sách “Học tập hợp lý” cũng nhấn
mạnh đến việc phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Cùng với xu thế phát triển hiện đại, các nhà giáo dục học ở các nước phát
triển đã đi sâu nghiên cứu và tối ưu hóa việc học, hình thành và phát triển năng lực
tự học để người học có thể học thường xuyên, học suốt đời. Quan trọng hơn hết
người học sẽ càng lĩnh hội được nhiều kiến thức thông qua việc tự học và khám phá
được nhiều tri thức mới hơn
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề tự học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, dù đi sau giáo dục thế giới nhưng cũng có những bước phát triển
đột phá. Từ xa xưa, nước ta đã có truyền thống hiếu học. Trong thời phong kiến,
giáo dục vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Ở thời Lý – Trần, sự ra đời của văn
miếu Quốc Tử Giám (1070) vua Lý Thánh Tông đã đưa giáo dục Việt Nam sang
giai đoạn mới. Thời bấy giờ có nhiều nhân tài kiệt xuất với nhiều thầy dạy giỏi
nhưng yếu tố tự học của bản thân vẫn được đặt lên trên hết.
Đến thời Pháp thuộc, mặc dù nền giáo dục Tây Âu có những bước đổi mới

nhưng giáo dục Việt Nam vẫn chậm đổi mới. Nền giáo dục thực sự bước đầu được
đổi mới khi Hồ Chí Minh phát động phong trào”Nha bình dân học vụ” (8/9/1945)
với việc xóa mù chữ và nêu cao tinh thần tự học. Người cho rằng “Về cách học phải
lấy tự học làm cốt”. Những bài học quý báo ấy của Người đến hiện nay vẫn còn
được lưu giữ và phát huy.
Trong giai đoạn giáo dục hiện đại ngày nay, với sự ra đời của hệ thống đào tạo
theo tín chỉ. Nền giáo dục Việt Nam cần tìm hiểu và nghiên cứu cách thức học tập
phù hợp cho sinh viên để thích ứng nhanh nhất với hệ thống đào tạo Đại học, Cao
đẳng này. Từ đây, nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời và đặc biệt là trong vấn đề
“tự học” − phương thức học tập được sử dụng nhiều nhất trong hệ đào tạo này.
7


TS Huỳnh Thị Phương Nga (Đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội)
với nghiên cứu: “Sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội với vấn
đề tự học”. Tác giả đã đưa ra những điều tra chính xác về thời gian cũng như cách
học của sinh viên Đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội. Qua đó, chúng ta
có cái nhìn tổng quát về việc học và khuyến khích các cơ sở nên quan tâm đúng
mức đến việc học của sinh viên.
Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội vào ngày 18/5/2009 đã đăng bài
nghiên cứu “Tổ chức tốt việc tự học của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay” của Phan Bích Ngọc (Bộ
môn tâm lý giáo dục trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội). Bài
viết đã đưa ra vai trò và bản chất của việc tự học, từ đó đề xuất các giải pháp để tổ
chức tốt việc tự học trong hệ thống đào tạo tín chỉ như hiện nay.
Với mục đích tìm hiểu và khái quát thực trạng quá trình tự học ở sinh viên, tác
giả Nguyễn Thị Thu Huyền đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng kỹ năng tự học ngoài
lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí
Minh” được viết vào năm 2013. Đề tài nghiên cứu đã đưa ra những kết luận chính
xác và có những giải pháp hợp lý về vấn đề tự học.

Ngoài ra khi nghiên cứu vấn đề tự học, ThS. Nguyễn Thanh Sơn – Trường
Đại học Yersin Đà Lạt đã có đề tài nghiên cứu về “Quản lý hoạt động học tập của
sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ” (2012) Tác giả tập trung làm rõ 7 nội
dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ để
sinh viên có thể hiểu hơn về cách thức tự học và tổ chức tự học một cách hợp lý.
Trong đề tài “Vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội
(CSII)” tác giả căn cứ vào thực trạng tự học của sinh viên để đề xuất các biện pháp
hướng dẫn, bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

8

đề tài




Nghiên cứu thực trạng về tự học và năng lực tự học của sinh viên trường Đại học

Lao động – Xã hội (CSII).
• Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề tự học không hiệu quả của sinh viên Đại


học Lao động – Xã hội (CSII)
Đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quá trình tự học của sinh

viên và nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).
• Tìm hiểu những kiến thức căn bản nhất về vấn đề tự học của sinh viên. Nêu rõ được
nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cận nó phải tuân thủ theo

qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu ra sao….
• Tìm hiểu tầm quan trọng của vấn đề tự học, và làm thế nào để nâng cao tinh thần tự
học của sinh viên.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
• Hệ thống hóa lý luận khái niệm liên quan đến tự học.
• Đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến vấn đề tự học không hiệu quả
của sinh viên.
• Tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quá trình học của sinh viên Đại học
Lao động – Xã hội (CSII).
4. Giới hạn phạm vi nghiên
4.1 Đối tượng nghiên cứu

cứu

Năng lực tự học của Sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)
4.2 Phạm vi nghiên cứu




Không gian: Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)
Thời gian: Khảo sát trong năm 2017
Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm 1,2,3,4 trường Đại học Lao động – Xã hội
(CSII)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
- Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc
- Quan điểm tiếp cận thực tiễn
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể




Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
• Phương pháp điều tra giáo dục: là phương pháp chủ đạo của đề tài
- Mục tiêu điều tra: khảo sát thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học
Lao động – Xã hội (CSII)

9


-

Đối tượng khảo sát: 500 sinh viên ở tất cả các khoa (khoa Quản lý nguồn nhân lực,
khoa Kế toán, khoa Công tác xã hội, khoa Bảo hiểm, khoa Quản trị kinh doanh).
Mỗi khoa chọn 100 sinh viên trong đó có 25 sinh viên năm 1, 25 sinh viên năm 2,

-

25 sinh viên năm 3 và 25 sinh viên năm 4.
Công cụ điều tra: ban đầu, khảo sát thông tin bằng bảng hỏi mở, từ thông tin bảng
hỏi mở, tác giả nghiên cứu sẽ thiết kế bảng hỏi đóng để thu thập các thông tin chính

-

thức, đưa vào kết quả nghiên cứu của đề tài.
• Phương pháp phỏng vấn
Mục tiêu phỏng vấn: tìm hiểu thông tin sâu sắc hơn về kỹ năng tự học của sinh viên

-


trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).
Đối tượng phỏng vấn: 15 giảng viên và 30 giảng viên của 5 khoa của Trường Đại
học Lao động – Xã hôi (CSII).
• Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia lĩnh vực Giáo dục học để lý giải thực trạng,
đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường kỹ năng tự học cho sinh viên Đại học Lao
động – Xã hội (CSII).


Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập từ phương

pháp điều tra. Tất cả số liệu thu thập được đều được xử lý bằng máy tính với phần
mềm SPSS 20.0.
6.

Đóng góp mới của đề tài
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

của đề tài



Bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tự học trong học tập nói chung




và trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng.
Giúp sinh viên xác định được động cơ học tập, hiểu được tự học còn góp phần nâng
cao hoạt động trí tuệ của bản thân trong việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mới. Rèn

10


luyện cho sinh viên cách độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết các vấn đề khó khăn
trong quá trình học. Ngoài ra tạo động lực có thể thực hiện hoài bão của mình.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
• Làm rõ thêm thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã
hội (CSII) và khả năng thích ứng với yêu cầu tự học trong hệ thống đào tạo tính chỉ
để từ đó sinh viên có các phương pháp học hiệu quả hơn.
• Lập được kế hoạch học tập, phương pháp học “SQ3R” (SQ3R là viết tắt của các từ
tiếng anh (survey, question, read, recite, review) Quan sát, Hỏi, Đọc, Trả bài và Ôn
tập). Từ đó, sinh viên tự lập được các chiến thuật, phương pháp và kỹ năng học tập


có hiệu quả.
Sinh viên có thể xây dựng cho mình những kỹ năng tự học có hiệu quả trong hệ
thống đào tạo tín chỉ. Mặt khác, trang bị được những kiến thức phù hợp với nền tri
thức ngày càng hiện đại.
8.

Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu

Chương III: Kết quả nghiên cứu & Nhận định vấn đề
Chương IV: Giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng tự học

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm tinh thần tự học
1.1.1 Lịch sử quá trình tự học
1.1.2 Giá trị từ tinh thần tự học
1.1.3 Tự học trong đời sống hiện đại
1.2 Khái niệm kỹ năng tự học
1.2.1 Tiêu chuẩn xây dựng khả năng tự học
1.2.2 Động lực tự học con người
11


1.3

Khái niệm phương pháp tự học

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quan về trường ĐH Lao động – Xã hội (CSII)
2.2 Quy trình nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
2.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
2.2.3 Một số phương pháp khác
2.3 Thiết kế thang đo

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ
3.1
3.2

Đặc điểm mẫu khảo sát
Đánh giá những tác động đến khả năng tự học của sinh viên ĐH Lao

động – Xã hội (CSII)
3.3 Đánh giá phương pháp tự học của sinh viên ĐH Lao động – Xã hội
(CSII)

CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ NĂNG TỰ HỌC
4.1
4.2

Giải pháp nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên
Giới thiệu phương pháp tự học hiệu quả

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2007) Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo

Dục Việt Nam
2. ThS. Nguyễn Thanh Sơn – Trường Đại học Yersin Đà Lạt (2012) “Quản lý hoạt
động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ” được download tại
12



địa chỉ: />q=cache:24GAoPN4cU8J:yersin.edu.vn/Download/MyFile/236+&cd=1&hl=vi&ct
=clnk&gl=vn
3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (4/4/2017) “Phương pháp đào tạo theo hệ thống

tín chỉ” được xem tại địa chỉ />%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_%C4%91%C3%A0o_t%E1%BA
%A1o_theo_h%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_t%C3%ADn_ch%E1%BB%89
4. TS Huỳnh Thị Phương Nga (Đại học Ngoại Ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội) (2005)
“Sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội với vấn đề tự học” được
download tại địa chỉ:
/>5. Nguyễn Thị Thu Huyền (Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh) (2013) “Thực trạng

kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường Đại học Sư
Phạm

TP.

Hồ

Chí

Minh”

được

download

tại


địa

chỉ:

:8080/eFileMgr/efile_folder/efile_local_folder/2014/8/201408-20/tvefile.2014-08-20.5647054986.pdf
6. Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội (18/5/2009) “Tổ chức tốt việc tự học của
sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức
tín

chỉ

hiện

nay”

được

download

tại

địa

chỉ:

/>7. Sưu tầm (2013), ”Nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Công
nghiệp tp. HCM cơ sở 3” Thư viện tài liệu trực tuyến – XEMTAILIEU được
download tại địa chỉ />8. Khoa Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử - Cơ khí và Xây dựng (19/5/2015) ”Thực
trạng tự học của sinh viên khoa Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử - Cơ khí và Xây
dựng” diễn đàn trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai được download tại địa chỉ

/>
13


14



×