LỜI MỞ ĐẦU
Sự tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay, đã ảnh hưởng không ít đến cuộc sống
của người dân, nhất là quan niệm về tình yêu của giới trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng. Họ đã có cái nhìn thoáng hơn trong vấn đề tình yêu và “chuyện góp gạo thổi
cơm chung”. Trong thời gian gần đây, tình trạng này càng ngày càng phổ biến nhiều
hơn. Hiện tượng này được giới sinh viên gọi là “tình yêu sống thử”
Và chuyện sống thử ngày nay đã không còn là chuyện hiếm gặp, thậm chí nó
còn rất phổ biến trong lớp trẻ sinh viên hiện nay. Cuộc sống thiếu thốn tình cảm khiến
người ta cần nhau hơn. Và vì thế đôi khi tình yêu không xuất phát từ trái tim mà nó
như một thói quen, một nhu cầu cần có để lấp chỗ trống.
Con người tìm đến nhau ngoài tình yêu ra cũng vì những ham muốn dục vọng
và thể xác tầm thường. Đó vốn đã là bản năng của con người nhưng khi đi quá giới
hạn và lạm dụng điều đó thì tất cả sẽ trở thành những trò lố lăng và bị lên án. Tuổi trẻ
nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng hiện nay sống thử rất nhiều đặc biệt là
những cô, cậu tỉnh lẻ, chưa có nhà cửa và còn đi thuê mướn. Chính tình trạng ‘ở nhờ’
ấy đã đẩy nhiều sinh viên vào những cuộc đời ‘góp gạo thổi cơm chung’, đề rồi phài
nếm nhiều trái đắng của cuộc đời.
Với đề tài này “NHẬN DẠNG RỦI RO TRONG VẤN ĐỀ SỐNG THỬ CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY” cùng với những giải pháp được đưa ra, nhóm
chúng tôi mong muốn sẽ giúp phần nào những ai sẽ, đang và đã ‘sống thử” có cái nhìn
rõ nét hơn vế tình trạng “ sống thử” hiện nay nhằm tự trang bị cho mình những biện
pháp phòng ngừa, khắc phục những hậu quả xấu, đồng thời biến những điều đó thành
cơ hội tốt đẹp cho cuộc sống hôn nhân sau này.
Nhóm thực hiện
1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỐNG THỬ
TRONG SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số quan điểm về “sống thử”.
Theo cách hiểu thường thấy thì sống thử là sống với nhau chung một nhà như
vợ chồng nhưng không có hôn thú, cũng không tổ chức lễ cưới, là sống thử cho biết,
nếu hợp thì tiến tới còn không thì chia tay…
Cùng với quan điểm này thì trong xã hội Việt Nam cũng có hai xu hướng ủng
hộ và phản đối vấn đề “sống thử” :
Những người cổ vũ cho lối sống này cho rằng, cùng với sự phát triển của kinh
tế xã hội đất nước, trong xu thế hội nhập quốc tế, các giá trị đạo đức truyền thống có
thể có những điều đã lỗi thời thì sống thử có nhiều điều tốt. Họ cho rằng nguyên nhân
gây nên bất hạnh đối với các gia đình trẻ là do họ đã không hiểu đầy đủ về nhau về
nhiều phương diện dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau.Vì vậy sống thử thì không nhiều
điều phiền phức có thể can thiệp vào cuộc sống của họ.
Những người trung thành với đạo đức phương Đông thì kịch liệt phản đối vì họ
cho rằng đây là lối sống buông thả, trái đạo lý và thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam.
2. Thực trạng về sống thử trong sinh viên Việt Nam :
Theo một khảo sát của Viện Khoa học Xã hội TP.HCM và T.Ư Đoàn TNCS
HCM tại 5 trường ĐH tại TP.HCM và 3 trường ĐH tại Hà Nội,thực hiện năm 2007,
chỉ có khoảng gần 30% SV quyết phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân. Số còn lại
chấp nhận, coi đó là việc bình thường hoặc đánh giá đó là việc không tốt, nhưng cũng
không phản đối.
2
Tọa đàm “Sức khỏe sinh sản – hành trang của giới trẻ” do T.Ư Hội SVVN phối
hợp với Bộ Y tế tổ chức những ngày giữa tháng 6 năm 2008 giữa các trường Đại học ở
Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, tỷ lệ SV đồng ý với việc sống thử và quan
hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng cao, có xu hướng tăng lên ở một số khu vực nội
thành đô thị lớn. Riêng với câu hỏi “Bạn có muốn sống thử?”, 73% bạn nam được hỏi
trả lời có, hơn 61% bạn nữ cùng quan điểm muốn sống thử trước hôn nhân.
Chỉ trong 10 ngày đã có tới 13.500 độc giả tham gia trắc nghiệm trực tuyến trên
VnExpress với câu hỏi "Có nên sống thử". Dù được khuyến cáo những cái lợi và hại,
song vẫn có 7.600 người, chiếm 56%, đồng tình với sống thử, chỉ 36% không ủng hộ,
và 18% ý kiến trung lập.
Trong số các sinh viên từng sống thử chỉ 10 - 15 % đi đến hôn nhân là số liệu
của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng ( theo báo Pháp Luật ngày 21
tháng 07 năm 2010).
BS Nguyễn Thu Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Ánh Sáng (207 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) nói : 70% khách hàng đến những trung
tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là đối tượng sinh viên. Đa phần trong số
đó là các bạn nữ đến để nạo hút thai.
Thống kê cho thấy VN đang ở mức báo động về tỉ lệ nạo phá thai, đặc biệt
nguy hại là 20% đang ở lứa tuổi vị thành niên. Hiện nay, cả nước có 5% em gái sinh
con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước 20 tuổi.
3
Có nên sống thử ???
Chấp nhận,
56%
Không chấp
nhận, 36%
Ý kiến khác,
18%
Qua những con số thật sự đáng suy ngẫm như vậy chúng ta hãy tìm hiểu thử
nguyên nhân tại sao “sống thử” được gọi là trào lưu của sinh viên hiện nay :
• Ở Việt Nam, việc giảng dạy trên học đường về hôn nhân, gia đình còn
có phần hạn chế thì việc giới trẻ tự trang bị cho mình về lĩnh vực đó qua nghe nhạc,
đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về tình yêu và gia đình và cả những trang web
về tình dục điều này dẫn tới sự tiếp xúc một cách không chọn lọc những trào lưu mới
từ văn hóa ngoại quốc sự thì xu hướng sống thử xâm nhập vào giới trẻ là điều không
thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử
để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy
thôi”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu nhất thời này khiến các bạn trẻ dễ dàng “ sống
thử”, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem hôn nhân là việc hệ trọng cả đời.
• Không còn khắt khe như ngày xưa, trinh tiết được xem là cái để đánh giá
phẩm hạnh của người con gái , ngày nay giới trẻ có cách nghĩ thoáng hơn, họ xem
trình độ học vấn và phong cách giao tiếp là yếu tố tạo nên sự thu hút của một cá nhân
nên có buông thả theo lối sống thử.
• Cũng có nhiều lý do khác như vì tuổi trẻ bồng bột muốn chứng tỏ mình
đã là người lớn và việc mang những tình cảm trong sáng lên những cung bậc mới là
điều tất yếu : đó là một cuộc sống như vợ chồng nhằm đáp ứng những nhu cầu được
quan tâm, chăm sóc yêu thương lẫn nhau,…
• Một phần nữa là lý do về kinh tế “Yêu nhau mà, hai người về sống
chung vừa tiết kiệm được tiền ăn, tiền ở,…vừa dễ quản lý nhau nữa”. Đây là cách nghĩ
thường gặp ở các sinh viên có ý định tiến tới việc “cùng nhau góp gạo thổi cơm
chung”.
• Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc quyết định sống thử của các
bạn sinh viên không kém phần phức tạp đó là sự quan tâm từ phía gia đình. Một số gia
4
đình do cha mẹ lo làm ăn hoặc vì điều kiện kinh tế khó khăn mà quên đi việc quan tâm
đến con cái. Những đứa con sinh ra từ gia đình này, ở họ luôn tồn tại cảm giác thiếu
thốn tình thương, sự quan tâm chăm sóc từ người thân, sẽ làm cho họ dễ dàng hướng
đến việc sống chung cùng bạn tình trước hôn nhân để bù đắp lỗ hỏng lớn đó. Tuy
nhiên, cũng có những gia đình mà cuộc sống bị bó chặt, luôn có sự giám sát thái quá từ
các bậc cha mẹ thì việc phá vỡ rào cản này là điều không thể tránh khỏi.
Với những khái quát sơ lược, chúng tôi hy vọng mang đến cho các bạn cái
nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.
CHƯƠNG 2
5
NHẬN DẠNG RỦI RO KHI SỐNG THỬ ĐỐI VỚI SINH
VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Mặt tiêu cực của vấn đề sống thử của sinh viên Việt nam
1.1 Rủi ro trong quá trình học tập.
Mỗi năm có hàng vạn sinh viên mới nhập trường phần lớn là các bạn ở tỉnh lên
thành phố học tập. Cuộc sống xa nhà, xa nhà, xa cha mẹ, họ phải tự định đoạt cho
tương lai của mình, bắt đầu một cuộc sống độc lập, tự lo quản lý sinh hoạt và chi tiêu,
và tự do yêu đương. Những bạn sinh viên ấy ban đầu đến với tình yêu bằng một tình
cảm chân thành, không vụ lợi, tiến đến việc góp gạo thổi cơm chung, bắt đầu quá trình
sống thử.
Tuy nhiên, đối với sinh viên, việc quan trọng của họ bây giờ là tập trung vào
việc học, học vì tương lai của họ. Nhưng một khi họ đã bước vào cuộc sống thử thì sẽ
gặp phải không ít rủi ro trở ngại. Một sinh viên bình thường khi bước vào giảng đường
đại học, xa gia đình, môi trường học tập rất khác so với thời học sinh cấp 3 cũng đã
gặp nhiều vấn đề rủi ro áp lực trong học tập rồi thì một sinh viên khi sống thử lại càng
gặp nhiều vấn đề hơn nữa dẫn đến nhiều rủi ro xảy ra trong học tập.
Vậy trong quá trình sống thử, một sinh viên đại học có thể gặp phải những rủi
ro sau trong việc học:
• Không tiếp thu được lượng kiến thức mà giảng viên truyền đạt
• Không tham dự được hầu hết các giờ lên lớp
• Có thể bỏ các kì thi, kiểm tra
• Đi học trễ
• Bị thi lại, học lại
• Kết quả học tập bị sa sút
• …
Cuối cùng, sau tất cả những rủi ro mà sinh viên sống thử gặp phải là kết quả
học tập sẽ suy giảm. Vậy, rủi ro này là do đâu ?Trong quá trình sống thử không phải
lúc nào mọi chuyện cũng êm đềm, đẹp đẽ như tình yêu lúc ban đầu, trong quá trình
nay sẽ xảy ra vô số chuyện mà trước khi sống với nhau họ không hề biết.
6
Khi khảo sát các cặp đôi sống thử có rất nhiều chuyện cần phải bàn. Ngoài việc
giấu gia đình, họ còn phải đảm bảo việc ăn ở, học hành, sinh hoạt và vô số chuyện
không tên khác. Khi sống chung, tất nhiên các bạn sinh viên nữ là người chịu thiệt thòi
hơn cả, phải lo chuyện tề gia nội trợ theo phong tục tập quán của người phương Đông
làm cho họ có ít thời gian tập trung vào việc học hành. Nếu sinh viên đến với nhau
sống thử vì hoàn cảnh khó khăn, eo hẹp về kinh tế thì họ còn phải lo gánh nặng về
kinh tế với bao nhiêu là chi phí như tiền nhà trọ, điên nước, tiền sinh hoạt hằng ngày,
tình phí…
Khi hai người yêu nhau việc giận hờn ghen tuông là đều không thể tránh khỏi,
nhưng khi hai người về sống chung dưới một mái nhà tính sở hữu ngày càng cao hơn,
đặc biệt là những bạn nữ thì việc này xảy ra thương xuyên hơn, cãi vã, giận hờn, thậm
chí là bạo lực… làm cho các bạn không thể tập trung vào việc học. Đối với bạn nam
thì sẽ cảm thấy chán nản lao vào các cuộc vui chơi, đối với các bạn nữ thì suy sụp tinh
thần, lo lắng về chuyện tình cảm không thể ngủ được hay ngồi vào bàn học mà suy
nghĩ chuyện kia không tập trung. Kết quả là hôm sau không thể dậy nổi để kịp giờ lên
giảng đường, lên lớp mà không thể tập trung vào bài giảng của thầy cô, tới phòng thi
mà không có một chút gì nhớ về bài học thậm chí là bỏ thi…
1.2. Rủi ro về sức khỏe tinh thần.
• Thể chất suy giảm do lao lực nhiều.
Cuộc sống sv với bao bộn bề lo toan về việc học, về những mối lo lắng khi xa
nhà. Nhiêu đó thôi cũng làm cho các bạn sinh viên rơi vào tình cảnh kiệt sức. Thế nên
khi lao vào cuộc sống “vợ chồng” với một ai đó càng làm cho những mối lo toan đó
tăng lên gấp bội, vì phải lúc đó không còn là công việc của một mình mà đã là hai
người. Điều đó làm cho những đôi “vợ chồng” này càng thêm kiệt sức, mệt mỏi.
7
• Hụt hẫng trong tình cảm vì bị lừa
Lúc bắt đầu thì đầy những hứa hẹn, khi chia tay thì chỉ còn là những nỗi đau
trong lòng. Đặc biệt là các bạn nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn nam vì họ
yếu đuối hơn. Nếu tình cảm đã qáu sâu đậm mà tan vỡ hoặc nhiều khi các bạn suy nghĩ
tiêu cực thì họ thường không tin tưởng vào tình yêu nữa.
• Tủi nhục vì sống trong bạo hành.
Nạn “Sống thử, bạo hành… thật” trong sinh viên không còn xa lạ với những ai
sống đời nhà trọ, đặc biệt là các bạn nữ sinh. Sống thử là để tận hưởng cảm giác thăng
hoa của tình yêu, thế nhưng nhiều nữ sinh đã phải gánh hậu quả nặng nề của nạn bạo
hành này.
Khi yêu nhau thì cái gì cũng đẹp nhưng sau một thời gian sống thử thì ai cũng
trở nên xấu tính, bản chất ngày càng lộ rõ, từ đó phát sinh những mâu thuẫn. Lúc đầu
thì chỉ cãi vã, ném cái bát cái cốc, nhưng dần dần hai người lao vào đánh nhau tay đôi.
Vì yếu hơn nên các bạn gái thường bị tổn thương cả thể chất và tinh thần.Tuy nhiên vì
thể diện và muốn "giữ chân" tình cảm, nên nhiều nữ sinh đành cam chịu cảnh bạo
hành. Đương nhiên hậu quả để lại không nhỏ tí nào.
Theo các chuyên gia tâm lý, bạo hành trong tình yêu xảy ra nhiều nhất ở các
bạn trẻ chọn lối sống thử. Khi đó xem như đã thuộc về nhau, ý thức giữ gìn tình yêu
cũng giảm đi, nam giới bộc lộ bản chất còn các bạn nữ lại dễ chấp nhận chịu đựng vì
sợ bị bỏ rơi.
8