Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

giáo án tin hoc 6 ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.98 MB, 153 trang )

Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

Chương I : LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin phổ biến.
- Biết máy tính là công cụ hổ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học là ngành
khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử
- Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và các thành phần cơ bản nhất của máy tính.
Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm.
- Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân.
- Biết cách bật/ tắt máy tính.
- Làm quen với bàn phím và chuột máy tính.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG :
- Khái niệm thông tin, các dạng thông tin phổ biến.
- Cấu trúc MTĐT : thiết bị ngoại vi và một số chức năng của các bộ phận chính của MTĐT.
- Một số đặc thù của MTĐT.
- Một số ứng dụng của máy tính điện tử.

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 1



Trường THCS Bàu Lâm

Tuần :1
Tiết : 1

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 18/08/2014
Ngày dạy : 20/08/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nắm được các khái niệm cơ bản về thông tin và hoạt động của con người.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Tầm quan trọng của việc học tin học
2. Kỹ năng:
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Hàng ngày, trên ti vi, sách báo, các em được nhge nhắc đến rất nhiều những
cụm từ như xã hội thông tin, xa lộ thông tin, bùng nổ thông tin…Các em cũng được chứng kiến sự

phát triển như vũ bảo của CNTT và thừa hưởng biết bao thành tựu mà nó đem lại. Vậy thông tin và
tin học là gì, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong bài học đầu tiên này.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1 (10): Thông tin là gì?
GV: Các em hãy quan sát các hình ảnh sau
và cho biết:
+ Cậu bé đang làm gì?
+ Họ đang làm gì?
HS: - Cậu bé đang đọc sách
- Nhóm người đó đang xem phim
- Họ đang tính toán
GV: Những hành động này giúp học biết
được những gì?
HS: - Đọc sách giúp họ biết được kiến thức
- Xem ti vi để biết tin tức
- Tính toán để biết kết quả.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS
Tất cả những kiến thức, tin tức hay kết quả..
mà con người biết được như trên gọi chung
là thông tin
HS: Quan sát, nghe giảng
GV: Bạn nào có thể chỉ ra cho cả lớp biết
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 2


Trường THCS Bàu Lâm


Năm Học 2014-2015

được khái niệm thông tin là gì?
HS: Đưa ra khái niệm thông tin theo hiểu
biết của mình.
GV: Tổng kết lại: “Thông tin là tất cả những
gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung
quanh (sự vật, sự kiện..)và về chính con
người”.

1. Thông tin là gì?
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết
về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện..)và về
chính con người.
Hoạt động 2 (20’): Hoạt động thông tin của con người
GV: Thường ngày các em xem bản tin dự
báo thời tiết, âm thanh đó cho các em biết
được thông tin gì?
HS: chúng em biết được thông tin về tình
hình thời tiết nắng, mưa, nhiệt độ cao, thấp.
GV: Các em đã từng đi vào thành phố chưa?
Vậy hình ảnh đèn giao thông đang ở tính
hiệu màu đỏ cho ta biết thông tin gì?
HS: Báo hiệu các phương tiện tham gia giao
thông dừng lại trước vạch sơn trắng.
GV: Các em đã làm thế nào để biết được
những thông tin trên?
HS: Em đã nhìn lên màn hình tivi và nghe
âm thanh phát ra.

GV: Như vậy sau khi tiếp nhận, các em đã
ghi nhớ ( lưu trữ) được và truyền lại hay trao
đổi với các bạn khác các thông tin đó.
GV: Khi đã biết trời sẽ có mưa, em phải làm
gì?
Khi thầy tín hiệu đèn đỏ, người đi xe phải
làm gì?
HS: Em sẽ mang theo áo mưa khi đi học
Người đi xe sẽ phải giảm tốc độ và dừng lại
trước vạch sơn trắng.
GV: Như vậy chúng ta đã có những phản
2. Hoạt động thông tin của con người
ứng, ứng xử khác nhau khi tiếp nhận những
* Hoạt động thông tin
thông tin đó, hoạt động này được gọi là xử lý
- Tiếp nhận thông tin
thông tin.
- Xử lý thông tin
GV: Tất cả những việc tiếp nhận, xử lý, lưu
- Lưu trữ thông tin
trữ và truyền( trao đổi) thông tin trên được
- Truyền thông tin
gọi chung là hoạt động thông tin.
GV: Theo các em trong các hoạt động trên
(mô hình qua trình xử lý thông tin), hoạt
động nào quan trọng nhất trong việc mang
lại hiểu biết cho con người? Vì sao?
HS: Quá trình xử lý thông tin là quan trọng
GV:Lê Thị Hồng Nhung


Trang 3


Trường THCS Bàu Lâm

nhất.
GV: Khẳng định trả lời của HS là đúng, vì
nếu chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà
không hề có bất kỳ phản ứng, ứng xử nào,
thì việc tiếp nhận trở nên vô nghĩa.
Vì thế, khi thông tin được tiếp nhận ( thông
tin vào), chúng ta sẽ có xử lý, kết quả của
việc xử lý đó là một thông tin mới được gọi
là thông tin ra.
Đây chính là mô hình của quá trình xử lý
thông tin.
HS: Chăm chú nghe giảng
GV: Còn việc lưu trữ và truyền thông tin có
vai trò như thế nào?
HS: Học sinh trả lời theo cách nghĩ riêng
GV: Nhận xét và tổng kết: Việc lưu trữ và
truyền thông tin làm cho thông tin được tích
lũy và nhân rộng.

Năm Học 2014-2015

* Mô hình quá trình xử lý thông tin:

Trong mô hình quá trình xử lý thông tin thì quá
trình xử lý thông tin là quan trọng nhất


- Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông
tin được tích lũy và nhân rộng
Hoạt động 3(8’): Hoạt động thông tin và tin học
GV: Để quan sát các vì sao trên trời, các nhà
thiên văn học không thể sử dụng mắt thường
được, họ sử dụng dụng cụ gì?
3. Hoạt động thông tin và tin học
-Dụng cụ gì giúp em quan sát các tế bào
- Ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ.
trong môn sinh học?
Nhiệm vụ của tin học là nghiên cứu việc thực
-Khi em bị ốm, bác sỹ đo nhiệt độ cơ thể em hiện các hoạt động thông tin một cách tự động
bằng cách nào?
trên cơ sở sử dụng MTĐT.
HS: Sử dụng kính thiên văn; sử dụng kính
- Nhờ sự phát triển của tin học, máy tính không
hiển vi; sử dụng nhiệt kế.
chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần túy mà còn
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết: có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác
Các dụng cụ đó chính là những công cụ tuyệt nhau của cuộc sống
vời mà con người sáng tạo ra để hỗ trợ các
giác quan, mở rộng khả năng tiếp nhận, xử
lý thông tin về thế giới xung quanh.
Máy tính ban đầu được làm ra để hỗ trợ cho
việc tính toán của con người.
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Đến nay, sự phát triển ngày càng tiến bộ
của tin học đã khiến máy tính không chỉ là
công cụ tính toán thuần túy, mà còn có thể

hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống.
HS: Nghe giảng.
4. Kết luận củng cố: (3’)
- Nắm được hoạt động thông tin và mô hình quá trình xử lý thông tin
5. Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 4


Trường THCS Bàu Lâm

Tuần : 1
Tiết : 2

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 20/08/2014
Ngày dạy : 23/08/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
-Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
2. Kỹ năng:
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’):
Hoạt động thông tin là gì? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể ?
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Qua bài đầu tiên các em đã biết khái niệm về thông tin. Các giác quan giúp con
người tiếp nhận được nhiều dạng thông tin khác nhau. Thông tin xung quanh em rất đa dạng. Tuy
nhiên trong vai trò là công cụ giúp con người trong hoạt động thông tin, các máy tính thông dụng
hiện nay chưa tiếp nhận và xử lý được mọi loại thông tin. Vậy các dạng thông tin mà máy tính
thông dụng hiện nay tiếp nhận và xử lý là những dạng nào?.Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải
đáp thắc mắc này.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1 (25): Các dạng thông tin cơ bản
GV: Tổ chức trò chơi:
1. Các dạng thông tin cơ bản:
Số HS tham gia: 3 HS.
Có 3 dạng thông tin cơ bản.
Dụng cụ: Hai tờ giấy, một góc bảng, phấn
+ Dạng văn bản:
Cách chơi:
Là những gì ghi lại bằng các con số, bằng
-GV viết vào tờ giấy từ “ngôi nhà” rồi đưa
chữ viết hay kí hiện trong sách vở, báo chí là các
cho HS thứ nhất, yêu cầu em này vẽ hình

ví dụ về thông tin ở dạng văn bản.
tương ứng với nội dung trong tờ giấy vào tờ
+ Dạng hình ảnh:
giấy thứ hai, giữ bí mật “từ” em nhìn thấy
Những hình vẽ minh họa trong sách báo,
trong tờ giấy.
chú mèo và chuột trong phim hoạt hình, tấm ảnh
- HS thứ hai sẽ nhìn bức tranh đó và nói cho gia đình…cho chúng ta thông tin ở dạng hình
HS thứ ba về nội dung bức tranh
ảnh.
- HS thứ ba viết điều mình nghe thấy lên trên
+ Dạng âm thanh:
bảng.
Tiếng trống trường, tiếng còi tàu hỏa, tiếng
GV: Cho cả lớp so sánh “từ” trong tờ giấy
chim hót…là những ví dụ về thông tin ở dạng âm
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 5


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

mà GV đưa ra với “từ” trên bảng
thanh.
HS: Khẳng định nội dung tờ giấy và chữ viết
trên bảng là như nhau.
GV: Từ “ngôi nhà” chính là thông tin mà ba

bạn cùng tiếp nhận được.Các em hãy cho
thầy biết thông tin mà bạn thứ nhất tiếp nhận
được dạng gì? Thông tin bạn thứ hai tiếp
nhận ở dạng gì? Thông tin bạn thứ ba tiếp
nhận ở dạng gì?
HS: Thông tin bạn thứ nhất tiếp nhận là dạng
chữ viết (văn bản); thông tin bạn thứ hai tiếp
nhận là dạng hình ảnh; thông tin bạn thứ ba
tiếp nhận là dạng âm thanh.
GV: Nhận xét, kết luận: Đó chính là ba dạng
thông tin mà hiện nay các máy tính có thể
tiếp nhận và xử lý được.
- Đây là ba dạng thông tin cơ bản mà các máy
tính hiện nay có thể tiếp nhận và xử lý.
Hoạt động 2 (10’): Biểu diễn thông tin
GV: Đưa ra các ví dụ gần gũi với HS để HS 2.Biểu diễn thông tin:
dễ nắm bắt được.
* Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin
VD: + Để tính toán chúng ta biểu diễn thông dưới dạng cụ thể nào đó.
tin dưới dạng những con số và ký hiệu toán
học.
+ Các nốt nhạc để biểu diễn một bản
nhạc cụ thể…
GV: Ba dạng thông tin cơ bản đã đề cập ở
trên thực chất chỉ là cách biểu diễn thông tin.
Chú ý: Cùng một thông tin có thể có nhiều
cách biểu diễn khác nhau.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
GV: Việc biểu diễn thông tin có quan trọng *Vai trò của biểu diễn thông tin:
không, tại sao?

- Có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp
nhận thông tin.
HS: Quan trọng. Vì biểu diễn thông tin giúp - Có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động
cho việc tiếp nhận, truyền và quan trọng nhất thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin
là xử lý thông tin được dễ dàng, chính xác.
nói riêng.
Chính vì vậy, con người không ngừng cải tiến,
GV: Nhận xét, tổng kết lại
hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ
HS: Nghe giảng, ghi chép
biểu diễn thông tin mới.
4. Kết luận củng cố: (2’)
- Nêu lại các dạng thông tin cơ bản và cách biểu diễn thông tin
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 6


Trường THCS Bàu Lâm

Tuần : 2
Tiết : 3

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 25/08/2014
Ngày dạy : 27/08/2014


I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
-Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
2. Kỹ năng:
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’):
Nêu lại các dạng thông tin cơ bản? Lấy ví dụ ?
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Tiết học trước chúng ta đã hiểu được thế nào là biểu diễn thông tin và vai trò
của nó trong các hoạt động thông tin. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu việc biểu diễn thông tin trong
máy tính được diễn ra như thế nào nhé.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1 (33’): Biểu diễn thông tin trong máy tính
GV: Hoạt động thông tin của máy tính phải
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
diễn ra như thế nào để máy tính có thể xử lý
- Thông tin lưu giữ trong máy tính được gọi là dữ
được thông tin giúp con người?

liệu.
HS: Muốn xử lý thông tin, máy tính cần phải - Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới
tiếp nhận rồi lưu trữ thông tin để xử lý
dạng dãy các số 0 và 1, gọi là dãy bit.
GV: Nhận xét. Để xử lý thông tin, thì thông
- Việc quy ước biểu diễn các thông tin như văn
tin lưu trữ trong máy tính phải được biểu
bản, âm thanh, hình ảnh…dưới dạng dãy bit để máy
diễn dưới dạng phù hợp. Đó là dạng gì? Các tính có thể tiếp nhận và xử lý được còn gọi là “số
em hãy theo dõi ví dụ sau:
hóa”
Khi thi công sửa chữa một đoạn đường hẹp,
để tránh ách tắc cũng như hạn chế số lượng
xe đi lại tại cùng một thời điểm, tại hai đầu A
và B của đoạn đường, người ta dùng 1 đèn
báo với quy ước:
Đèn A
Đèn B
Ý nghĩa
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 7


Trường THCS Bàu Lâm

Bật
Bật
Được đi từ A đến B và từ B về A
Bật

Tắt
Được đi từ A đến B
Tắt
Bật
Được đi từ B đến A
Tắt
Tắt
Cấm đi lại
HS: Chú ý quan sát.
GV: Giả sử chúng ta quy ước:
- Trạng thái bật là 1; trạng thái tắt là 0. Các
em hãy viết lại bảng trên.
HS: Hoàn thành bảng trên bằng cách thay tín
hiệu bật bằng 1, tín hiệu tắt bằng 0.
GV: Như vậy, chỉ với hai số 0 và 1, việc cấm
hay cho phép xe cộ đi lại trên đoạn đường có
thể biểu diễn dưới dạng các dãy 11, 10, 01,
00. Đây cũng chính là cách thức mà các kỹ
sư tin học quy ước để biểu diễn thông tin
trong máy tính.
GV: Vậy thông tin trong máy tính được biểu
diễn dưới dạng dãy các số 0 và 1, gọi là dãy
bit.
HS: Ghi chép
GV: Các em thấy rằng máy tính và con
người hoạt động thông tin dưới các hình thức
biểu diễn thông tin khác nhau ( giống như
hai quốc gia nói hai thứ tiếng khác nhau).
Như vậy con người và máy tính muốn giao
tiếp được với nhau thì phải làm như thế nào?

HS: Cần phải có một bộ phận nào đó làm
nhiệm vụ phiên dịch.
GV: Nhận xét , tổng kết: Bộ phận phiên dịch
chính là bộ phận biến đổi thông tin.
GV: Vậy bộ biến đổi thông tin hoạt động
như thế nào?
HS: - Thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm
thanh, mà con người đưa vào máy tính sẽ
được bộ phận này biến đổi thành thông tin
dưới dạng dãy bit.
- Thông tin dạng dãy bit muốn đưa ra cho
con người hiểu được, phải được bộ phận này
biến đổi thành một trong ba dạng văn bản,
hình ảnh hay âm thanh
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Năm Học 2014-2015

- Để máy tính và con người giao tiếp được với nhau
thì cần phải có một bộ phận biến đổi thông tin.

- Thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, mà
con người đưa vào máy tính sẽ được bộ phận này
biến đổi thành thông tin dưới dạng dãy bit.
- Thông tin dạng dãy bit muốn đưa ra cho con
người hiểu được, phải được bộ phận này biến đổi
thành một trong ba dạng văn bản, hình ảnh hay âm
thanh
- Đó chính là chức năng của bộ phận biến đổi.
- Đây cũng chính là mô hình quá trình giao tiếp

giữa người và máy.

Trang 8


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

GV: Nhận xét và tổng kết.
4. Kết luận củng cố: (3’)
- Nêu lại cách biểu diễn thông tin trong máy tính,chức năng của bộ phận biến đổi.
5. Dặn dò: (2’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.

Tuần : 2
Tiết: 4

************************************
Ngày soạn: 26/08/2014
Ngày dạy : 29/08/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Biết được các khả năng ưu việt của máy tính
- Biết tin học được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Hiểu rằng sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết
của con người quyết định
2. Kỹ năng:
- Ứng dụng được những ích lợi của máy tính vào thực tiễn

3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hãy nêu chức năng của bộ phận biến đổi thông tin?
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Chúng ta đã biết máy tính được phát minh ra để hỗ trợ con người. Ngày nay,
máy tính được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Tại sao lại như vậy?
Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải biết máy tính làm được những gì? Đó chính là nội
dung của bài học hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1 (30’): Tìm hiểu một số khả năng của máy tính
GV: Đưa ra phép nhân một số có 8 chữ số
1. Một số khả năng của máy tính:
nhân với số 9. yêu cầu 1HS lên bảng thực
hiện.
HS: Chú ý quan sát.
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 9



Trường THCS Bàu Lâm

GV: Tính lại cho cả lớp thông qua chương
trình Excel hoặc máy tính cầm tay.
GV: Qua hai cách thực hiện trên, em hãy so
sánh tốc độ và độ chính xác tính toán của
người so với máy tính?
HS:Máy tính có khả năng tính toán nhanh và
chính xác hơn con người..
GV: Nhận xét và kết luận lại
HS: lắng nghe, ghi chép

Năm Học 2014-2015

+ Khả năng tính toán nhanh
+ Tính toán với độ chính xác cao

+ Có khả năng lưu trữ lớn
GV: Bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến một
khả năng khác nữa của máy tính. Đó là khả
năng lưu trữ.
GV: Em hãy cho thầy biết, hôm nay các em
mang theo bao nhiêu quyển sách trong cặp?
HS: Trả lời.
GV: Giả sử lớp chúng ta, ai cũng có lượng
sách giống của bạn trên, thì cả lớp ta có bao
nhiêu quyển sách?
HS: Tính toán rồi trả lời.
GV: Bây giờ các em hãy xem máy tính có
khả năng lưu trữ bao nhiêu quyển sách nhé.

GV đưa ra đĩa CD chứa 1000 quyển sách để
HS so sánh.
GV: Các em có nhận xét gì về khả năng lưu
trữ của máy tính.
HS: Máy tính có khả năng lưu trữ lớn
GV: Nhận xét , tổng kết lại.
HS: Ghi chép
+ Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
GV: Ngoài ra, máy tính còn có khả năng làm
việc không mệt mỏi, một máy tính có thể
làm việc được liên tục trong nhiều ngày,
nhiều năm. Đây là điểm mạnh hơn hẳn của
máy so với con người.
GV: Tổng kết lại các khả năng của máy tính.
4. Kết luận củng cố: (7’)
-Nhắc lại những khả năng mà máy tính có được.
Bài tập:
Các phát biểu sau đây đúng hay sai
A. Máy tính là công cụ đa dụng và có những khả năng to lớn
B. Máy tính có thể làm được tất cả mọi việc, có thể thay thế hoàn toàn con người.
C. Máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua câu lệnh.
D. Sức mạnh của máy tính không phụ thuộc vào con người.
Đáp án: A đúng; B sai; C đúng; D sai
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 10



Trường THCS Bàu Lâm

Tuần : 3
Tiết: 5

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 1/09/2014
Ngày dạy : 3/09/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Biết được các khả năng ưu việt của máy tính
- Biết tin học được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Hiểu rằng sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết
của con người quyết định.
2. Kỹ năng:
- Ứng dụng được những ích lợi của máy tính vào thực tiễn
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hãy nêu những khả năng mà máy tính có được?
3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: (1’)
Tiết học trước chúng ta đã biết được những khả năng mà máy tính có được.
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu máy tính điện tử có thể dùng vào những việc gì và những điều máy
tính chưa thể nhé.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (20’): Dùng máy tính vào những công việc gì?
GV: Các em hãy vận dụng từ cuộc sống
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những
xung quanh em, trong gia đình, ở trường
việc gì?
học, trên ti vi, sách báo, liệt kê cho thầy
- Thực hiện các tính toán.
những công việc được thực hiện nhờ máy
tính.
HS: Trả lời.
GV: Ngầm chia bảng làm 6 cột, ghi các câu
trả lời vào vị trí các cột tương ứng trên bảng.
Hướng dẫn cho HS có thể trả lời mỗi cột có
khoảng 2 đến 3 thông tin, yêu cầu HS nhận
- Tự động hóa các công việc văn phòng.
xét, so sánh và đặt tên cho từng cột sao cho
chỉ ra được 6 nhóm công việc mà máy tính
có thể làm được.
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 11



Trường THCS Bàu Lâm

- Thực hiện các tính toán.
- Tự động hóa các công việc văn phòng.
- Hỗ trợ công tác quản lý.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và rô bốt..
- Liên lạc: Tra cứu và mua bán trực tuyến.
HS: lắng nghe, ghi chép.

Năm Học 2014-2015

- Hỗ trợ công tác quản lý.

- Công cụ học tập và giải trí.

- Điều khiển tự động và rô bốt..

- Liên lạc: Tra cứu và mua bán trực tuyến.

Hoạt động 2 (13’): Máy tính và điều chưa thể
GV: Chúng ta vừa liệt kê rất nhiều công việc 3. Máy tính và điều chưa thể:
mà máy tính đã tham gia hỗ trợ con người. - MT là một công cụ tuyệt vời.
Chứng tỏ rằng máy tính là một công cụ tuyệt - MT không sáng tạo ra điều gì mới, hạn chế về
vời. Tuy vậy nó cũng có những hạn chế.
khả năng phát minh, sáng tạo (khả năng tư duy)
GV: Nêu ra câu hỏi: MT có thể phân biệt - MT chưa hoàn toàn thay thế con người.
được màu sắc, mùi vị… được không?.
GV:Lê Thị Hồng Nhung


Trang 12


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

HS: Trả lời
GV: Rút ra kết luận: MT vẫn chưa thay thế
được con người.
GV: Theo các em, ai làm ra máy tính, sức
mạnh máy tính do ai quyết định?
HS: Con người làm ra máy tính, con người
quyết định sức mạnh của máy tính.
GV: Nhận xét và tổng kết lại.
HS: lắng nghe, ghi chép
GV: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng
-Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người
nhau khám phá ra những khả năng tuyệt vời và
của máy tính, nhưng đồng thời cũng chỉ ra
do những hiểu biết của con người quyết định.
được 1 việc mà máy tính chưa làm được.
Chặng đường phía trước rất còn dài, thầy hi
vọng các em sẽ là những người sáng tạo ra
những thế hệ máy tính mới với nhiều khả
năng thông minh hơn.
Và để biến những ước mơ này thành sự thật,
việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải học để
sử dụng thành thạo máy tính, thầy sẽ giúp
các em làm được điều này trong các tiết học

sau.
4. Kết luận củng cố: (4’)
Bài tập:
Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là:
A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế
B. Khả năng tính toán chưa nhanh
C. Không có khả năng tư duy như con người
D. kết nối internet còn chậm
Chọn phương án đúng
Đáp án: C đúng
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 13


Trường THCS Bàu Lâm

Tuần : 3
Tiết: 6

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 5/09/2014
Ngày dạy : 6/09/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:

- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan
trọng nhất của máy tính cá nhân
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Biết phân loại phần mềm.
2. Kỹ năng:
- Mô hình hóa được ba bước của mọi quá trình xử lý thông tin
- Chỉ ra các khối trong cấu trúc chung của máy tính điện tử đáp ứng quá trình xử
lý thông tin ba bước và chức năng của từng khối
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Bài giảng điện tử, máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành công cụ xử lý thông tin
hữu hiệu?
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Ở bài 3, các em đã thấy rõ được khả năng, sức mạnh của máy tính, lý giải được
tại sao máy tính lại được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong các hoạt động thông tin.
Vậy, những bộ phận nào cấu thành nên máy tính? Chức năng của chúng ra sao? Các em sẽ tìm được
câu trả lời sau khi học xong bài hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu một số khả năng của máy tính

GV: Từ bài học đầu tiên, chúng ta đã biết
1. Mô hình quá trình ba bước:
rằng hoạt động thông tin là một hoạt động
*Mô hình quá trình xử lý thông tin
diễn ra thường xuyên và tất yếu trong cuộc
sống. Để ôn lại các hoạt động của thông tin,
TT vào
Xử lý
TT ra
thầy mời 1 bạn lên bảng làm bài tập trắc
nghiệm sau?
Hoạt động thông tin là?
A. Tiếp nhận thông tin
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 14


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

B. Xử lý thông tin
C. Lưu trữ thông tin
D. Truyền(trao đổi) thông tin
E. Tất cả các đáp án trên.
HS: Lên bảng làm bài tập
GV: Hỏi xem cả lớp có bao nhiêu học sinh
đồng ý với ý kiến đó, rồi công bố đáp án.
GV: Nhận xét và hỏi HS hoạt động nào là

quan trọng nhất?
HS: Hoạt động xử lý thông tin là quan trọng
nhất
GV: Nhận xét câu trả lời của HS
HS: Nghe giảng
GV: Em nào có thể lên bảng vẽ lại cho thầy
mô hình quá trình xử lý thông tin
HS: TT vào
Xử lý
TT ra
GV: Nhận xét, em có thể thấy việc đưa thông
tin vào có thể gọi là bước Nhập thông tin
( Input) và việc lấy thông tin ra có thể gọi là - Việc đưa thông tin vào có thể gọi là bước Nhập
bước Xuất thông tin(Output)
thông tin ( Input) và việc lấy thông tin ra có thể gọi
HS: Quan sát, nghe giảng
là bước Xuất thông tin(Output)
GV: Dựa vào việc đặt tên này, các em hãy vẽ
lại cho thầy mô hình trên.
Input
Xử lý
Output
HS: Input
Xử lý
Output
GV: Đưa ra mộ vài ví dụ và đưa về mô hình
quá trình 3 bước
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, tổng kết lại
HS: Nghe giảng

GV: Vậy các em có nhận xét gì về việc mô
hình hóa các quá trình xử lý thông tin?
HS: Mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể
mô hình hóa thành một quá trình ba bước.
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Chúng ta muốn máy tính hỗ trợ con
người xử lý thông tin, thì chúng ta cũng phải
chế tạo máy tính với các thiết bị tương ứng
sao cho nó cũng có khả năng thực hiện xử lý
theo mô hình ba bước trên. Nhà toán học
- Mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể mô hình
Phôn Nôi man đã đưa ra cấu trúc cơ bản
hóa thành một quá trình ba bước
chung của máy tính mà ở mục sau chúng ta
sẽ làm quen.
Hoạt động 2 (25’): Cấu trúc chung của máy tính
GV: Trình chiếu sline hay bảng phụ về các 2. Cấu trúc chung của máy tính
thiết bị vào như bàn phím, con chuột…
a. Thiết bị vào: Là các thiết bị có nhiệm vụ thực
HS: Quan sát, ghi tên và chức năng các thiết hiện quá trình nhập (Input)
bị
VD: bàn phím, máy quét, con chuột
GV: Sau khi đã có thông tin vào, máy tính sẽ
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 15


Trường THCS Bàu Lâm


lưu trữ và xử lý thông tin đó
GV: Trình chiếu về hình ảnh bộ xử lý trung
tâm
HS: Quan sát
GV: Hiển thị bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
HS: Quan sát
GV: Các em thử suy nghĩ và nêu ra một tác
dụng quan trọng của bộ nhớ ngoài?
HS: Bộ nhớ ngoài như đĩa mềm, đĩa CD,
USB… có tác dụng lưu trữ dữ liệu mà ta có
thể mang đi nhiều nơi để sử dụng, hay dùng
lại nhiều lần.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS.
Kết luận: Đó cũng chính là lý do bộ nhớ
ngoài không ngừng được cải tiến về kích
thước (nhỏ đi), về dung lượng nhớ(tăng lên).

GV: Trình chiếu về các thiết bị ra
GV: Trình chiếu hình ảnh nhà toán học VON
NEUMANN

Năm Học 2014-2015

b. Khối xử lý và lưu trữ:
* Bộ xử lý trung tâm (CPU): Là bộ não của máy
tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều
khiển phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự
chỉ dẫn của chương trình.
* Bộ nhớ: Là nơi lưu trữ các chương trình và dữ
liệu. Có 2 loại

+ Bộ nhớ trong: Dùng để lưu trữ chương trình và dữ
liệu trong quá trình máy tính làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là RAm và ROM.
Khi máy tính tắt, toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị
mất đi.
+ Bộ nhớ ngoài: Dùng để lưu trữ lâu dài chương
trình và dữ liệu.
Đó là ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, bộ nhớ
flash (USB)…
Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi
máy tính tắt.
+ Tham số quan trọng của thiết bị nhớ là dung
lượng nhớ. Đơn vị chính dùng để đo dung lượng
nhớ là Byte.
c. Thiết bị ra:Là các thiết bị để hiển thị , đưa thông
tin ra sau khi thông tin được xử lý.
VD: Màn hình, loa, máy in…

4. Kết luận củng cố: (2’)
- Nắm vững và hiểu được mô hình quá trình ba bước.
- Cấu trúc cơ bản chung của máy tính do nhà toán học VON NEUMANN đưa ra.
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 16


Trường THCS Bàu Lâm


Tuần : 4
Tiết: 7

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 9/09/2014
Ngày dạy : 10/09/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan
trọng nhất của máy tính cá nhân
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Biết phân loại phần mềm.
2. Kỹ năng:
- Mô hình hóa được ba bước của mọi quá trình xử lý thông tin
- Chỉ ra các khối trong cấu trúc chung của máy tính điện tử đáp ứng quá trình xử
lý thông tin ba bước và chức năng của từng khối.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hãy nêu cấu trúc chung của máy tính?

3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Ở tiết trước chúng ta đã học cấu trúc chung của máy tính được đưa ra bởi nhà
toán học VON NEUMANN, để các khối chức năng đó hoạt động được thì chúng cần có 1 chương
trình điều khiển, kết nối các khối chức năng đó. Chương trình đó là gì, tiết học hôm nay chúng ta sẽ
đi tìm hiểu về nó.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (8’): Máy tính là một công cụ xử lý thông tin
GV: Em nào có thể nhắc lại cho cả lớp biết
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin:
cấu trúc chung của máy tính theo VON
NEUMANN?
INPUT => XỬ LÝ VÀ LƯU TRỮ=>OUTPUT
HS: Cấu trúc chung của máy tính là: Thiết bị - Các khối chức năng này hoạt động dưới sự
vào, bộ xử lý và lưu trữ, thiết bị xuất.
hướng dẫn của các chương trình máy tính do con
GV: Nhận xét và tổng kết lại
người lập ra.
việc đưa thông tin vào có thể gọi là bước
- Nhờ các thiết bị, các khối chức năng đó, máy
Nhập thông tin ( Input) và việc lấy thông tin tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu
ra có thể gọi là bước Xuất thông tin(Output) hiệu
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 17


Trường THCS Bàu Lâm


Năm Học 2014-2015

HS: Quan sát, nghe giảng
Hoạt động 2 (20’): Tìm hiểu về phần mềm máy tính
GV: Các thiết bị trong mô hình này được gọi 4 Phần mềm và phân loại phần mềm.
là các thiết bị vật lý, hay phần cứng.
Tuy nhiên nếu chỉ như vậy, thì máy tính của
chúng ta cũng chưa thể hoạt động được
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Các em gõ vào bàn phím, nhưng những
thông tin đó không được tiếp nhận, không
được xử lý, do đó không có bất kỳ 1 thông
a. Phần mềm là gì?
tin nào được đưa lên màn hình.
Là chương trình tập hợp bởi nhiều câu lệnh, mỗi
GV: Vậy máy tính cần gì nữa?
câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực
Chúng cần một “linh hồn” để kết nối những hiện.
thiết bị phần cứng lại với nhau làm cho
chúng phát huy được tác dụng.
b. Phân loại phần mềm:
“Linh hồn” đó chính là phần mềm
Dựa vào chức năng của phần mềm người ta chia
HS: Nghe giảng, ghi chép.
thành 2 loại chính:
* Phần mềm hệ thống:
+ Là các chương trình tổ chức việc quản
GV: Dựa vào kiến thức bài 3 về những công lý, điều phối các thiết bị phần cứng của máy tính
việc có thể sử dụng máy tính, em hãy hình

sao cho chúng hoạt động nhịp nhàng và chính
dung và kể ra những phần mềm cần thiết để xác.
thực hiện các công việc đó?
+ Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là
HS: Trả lời
HĐH:
GV: Nhận xét, đánh giá lại
VD: Dos, Windows, Linux…
* Phần mềm ứng dụng:
+ Là chương trình đáp ứng những yêu cầu
ứng dụng cụ thể.
VD: Phần mềm nghe nhạc, kế toán…
Hoạt động 3(7’): Bài tập
GV: Cho bài tập :
BT1: Chọn câu trả lời đúng.
Phần mềm là gì?
A. Các thiết bị vật lý
B. Thiết bị xử lý thông tin
C. Chương trình tập hợp bởi nhiều câu
lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một
thao tác cụ thể cần thực hiện
BT2: Xây dựng các phát biểu đúng từ các
cụm từ sau?
Hệ điều hành
Là 1 phần mềm ứng dụng
Windows XP
Là một phiên bản của hệ điều hành
Chương trình soạn thảo văn bản
Là phần mềm ứng dụng quan trọng nhất
Là phần mềm hệ thống

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 18


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

HS: Làm bài tập
4. Kết luận củng cố: (2’)
- Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm.
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài mới.

Tuần : 4
Tiết: 8

*****************************************
Ngày soạn: 10/09/2014
Ngày dạy : 12/09/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân.
- Hiểu và thấy sự cần thiết phải tuân thủ nội quy phòng máy tính.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc bật/tắt máy tính.
- Thực hiện được một số thao tác với bàn phím.
3. Thái độ :

- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Phần mềm là gì ? phần mềm có những loại nào ?
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Ở tiết trước chúng ta đã học cấu trúc chung của máy tính điện tử, hôm nay
các em sẽ được trực tiếp tìm hiểu và làm quen với các thiết bị đó.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (10’): Xác định các thiết bị cấu thành máy tính
GV: Yêu cầu HS nhận biết các bộ phận cơ 1. Các bộ phận của máy tính cá nhân.
bản của MT.
GV: Mở máy giới thiệu bộ vi xử lý, bộ nhớ,
a. Các thiết bị nhập dữ liệu
đĩa cứng, máy in, loa, màn hình.
Chuột, bàn phím.
GV: Giới thiệu các thiết bị lưu trữ dữ liệu: đĩa
b. Thân máy tính.
mềm, đĩa cứng.
CPU, Ram, Đĩa cứng, CD-rom…
GV: Các em tìm hiển xem các bộ phận gì cấu
c. Các thiết bị xuất dữ liệu
GV:Lê Thị Hồng Nhung


Trang 19


Trường THCS Bàu Lâm

thành một MT hoàn chỉnh
HS: Quan sát, thực hành, ghi chép

Năm Học 2014-2015

Màn hình, máy in, loa…
d. Các bộ phận khác:
UPS, võ máy tính…

Hoạt động 2 (25’): Thực hành khởi động máy tính
2. Bật CPU và màn hình.
GV: Hướng dẫn HS cách khởi động MT
- Cắm cáp nguồn của ổn áp vào điện lưới.
- Bật công tắc nguồn của ổn áp
- Bật công tắc nguồn của máy in và các thiết
bị ngoại vi khác.
- Bật công tắc nguồn của màn hình.
- Bật công tắc nguồn của CPU.

GV: Hướng dẫn mở chương trình Notepad:
Nháy nút Start và nháy Run gõ Notepad
nhấn Enter.
HS: Phân biệt vùng chính của bàn phím,
phím số, phím chức năng.

HS: Tập gõ và quan sát. Phân biệt của việc gõ
1 phím và tổ hợp phím.
HS: Di chuyển chuột.
GV: Hướng dẫn HS cách tắt máy tính.

3. Làm quen với bàn phím và chuột
- Phân biệt vùng chính của bàn phím, phím số,
phím chức năng.
- Tập gõ phím và tổ hợp phím.
- Di chuyển chuột
4. Tắt máy tính:
-Tắt nguồn của CPU (Thực hiện bằng lệnh turn
off computer)
-Tắt nguồn của màn hình.
-Tắt nguồn của máy in.
-Tắt nguồn của ổn áp.
-Rút cáp nguồn của ổn áp ra khỏi điện lưới.

4. Kết luận củng cố: (2’)
- Thực hiện lại cách bật và tắt máy tính
- Chỉ ra một số bộ phận của máy tính
- Các em về nhà thực hành lại và xem trước bài mới
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện.

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 20



Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

Chương II : PHẦN MỀM HỌC TẬP
I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nhận biết chuột và bàn phím, biết các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím.
- Biết lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón, tâm quan trong của việc đặt mười
ngón tay trên bàn phím.
- Biết quy tắc gõ các phím trên bàn phím
- Biết sử dụng các phần mềm đã lựa chọn để luyện tập sử dụng chuột và bàn phím.
- Biết sử dụng phần mềm học tập để mở rộng kiến thức
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác đơn giản với chuột
- Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở.
- Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới
và hàng phím số, chỉ yêu cầu gõ đúng, chưa yêu cầu gõ nhanh, chưa đòi hỏi gõ hoàn
toàn chính xác.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG :
- Giới thiệu một số phần mềm học tập.
- Thông qua phần mềm học tập rèn luyện một số KTKN cơ bản khia thác sử dụng phần
mềm máy tính

GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 21



Trường THCS Bàu Lâm

Tuần : 5
Tiết: 9

Năm Học 2014-2015

Ngày soạn: 13/09/2014
Ngày dạy : 15/09/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Phân biệt các nút chuột
- Biết các thao tác cơ bản với chuột
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, chuột.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: không
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1’):Tiết trước các em đã được thực hành làm quen với một số thiết bị
máy tính, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ về một thiết bị đó là chuột.

b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (33’) Tìm hiểu các thao tác chính với chuột
GV: Em hãy nhắc lại mô hình hoạt động 3 bước
của máy tính
HS: Thông tin vào=>Xử lý=>Thông tin ra
GV: Nhận xét. Bài học hôm nay chúng ta sẽ
luyện tập sử dụng chuột, em hãy cho thầy biết
chuột là thiết bị thuộc bước nào trong mô hình
trên?.
HS: Chuột là thiết bị sử dụng trong quá trình
đưa thông tin vào.
GV: Nhận xét, tổng kết lại: Chính vì thế, chuột
được gọi là thiết bị vào. Đây là một thiết bị
1. Các thao tác chính với chuột:
được sử dụng rộng rãi và hầu như không thể
thiếu với mọi máy tính.Bài hôm nay sẽ hướng
dẫn các em cách sử dụng chuột và giúp cho các
em luyện tập thành thạo các thao tác đó.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Các em hãy nhìn hình vẽ trên màn hình và
nhìn chuột ở máy tính, hãy cho biết trên chuột
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 22


Trường THCS Bàu Lâm


có mấy nút?
HS: Trả lời: Có 2 nút nhấn và một nút ở giữa
GV: Nhận xét. Trên màn hình các em đã thấy
quy ước đặt tên cho các nút chuột. Bây giờ
chúng ta sẽ xem xét việc cầm chuột như thế nào
cho đúng và dễ thao tác nhất.
GV: Trên màn hình là cách cầm chuột đúng, em
hãy quan sát và rút ra cách cầm
HS: Dùng tay phải để giữ chuột, ngón tay đặt
lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
GV: Nhận xét. Còn nút giữa, thường chỉ có tác
dụng điều khiển, không có tác dụng trong việc
nhập dữ liệu. Khi cần sử dụng đến nút này các
em dùng ngón tay trỏ để điều khiển.
GV:Giới thiệu lần lượt các thao tác chính với
chuột kết hợp với hình ảnh minh họa.
HS: Quan sát, nghe giảng, ghi chép
? Với chuột gồm có những thao tác nào?
- Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên
mặt phẳng (không nhấn bất cứ nút chuột nào).
GV : Nhắc nhở học sinh di chuyển chuột phải
nhẹ nhàng và trên một mặt phẳng. Khi di
chuyển không nhấn nút chuột nào cả.
- Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột và thả
tay .
GV : Giới thiệu một số trường hợp nháy nút
phải chuột.
? : Tương tự như nháy chuột, nháy nút phải
chuột ta làm thế nào?
HS: Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay

GV: chúng ta thường dùng thao tác nháy đúp
chuột để mở các chương trình ứng dụng.
GV : Chúng ta thường dùng thao tác kéo thả
chuột trong các trò chơi điện tử, hoặc cũng có
thể sắp xếp các biểu tượng bên trái của màn
hình desktop sang bên phải bằng thao tác kéo
thả chuột.
? : Đặc điểm nổi bật của thao tác kéo thả
chuột là gì?
HS: Thay đổi được vị trí của các đối tượng.
GV : Nhận xét và trình bày thao tác.
?
:Di chuyển chuột và kéo thả chuột giống
và khác nhau như thế nào?
HS: Giống nhau là: cả di chuyển chuột và kéo
thả chuột đều giữ và di chuyển chuột trên một
mặt phẳng.
- Khác nhau là: khi di chuyển chuột ta không
nhấn bất cứ nút chuột nào, còn kéo thả chuột thì
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Năm Học 2014-2015

Các thao tác chính với chuột bao gồm:
* Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên mặt
phẳng (không nhấn bất cứ nút chuột nào).
* Nháy chuột : Nhấn nhanh nút trái chuột và thả
tay.
* Nháy nút phải chuột : Nhấn nhanh nút phải chuột
và thả tay.

* Nháy đúp chuột : Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút
trái chuột.
* Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di
chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để kết thúc
thao tác.

Trang 23


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

ta có sử dụng nhấn nút trái chuột
GV: Mời các em HS khác nhận xét.
HS: Ghi chép
4. Kết luận củng cố: (9’)
- Nhắc lại các thao tác chính với chuột máy tính
- Gọi một vài HS thực hiện lại các thao tác đối với chuột
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà học bài cũ và xem trước phần tiếp theo.

Tuần : 5
Tiết: 10

*************************************
Ngày soạn: 17/09/2014
Ngày dạy : 19/09/2014

I. KIẾN THỨC – KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:
- Phân biệt các nút chuột
- Biết các thao tác cơ bản với chuột
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Phòng máy tính.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’):
2. Kiểm tra bài cũ: không
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1’)
Ở tiết trước chúng ta đã biết được các thao tác chính với chuột. Tiết này chúng ta sẽ
cùng luyện tập các thao tác đó với phần mềm luyện tập chuột Mouse Skills
b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu và hướng dẫn sử dụng phần mềm Mouse Skills
GV: Phần mềm này giúp em luyện tập thao
2. Hướng dẫn sử dụng chuột với phần mềm
tác sử dụng chuột lần lượt theo 5 mức sau
Mouse Skills
đây:
+Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột.
+Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột.
+Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột.

+Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột.
+Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột.
+Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột.
+Mức 4: Luyện thao tác nháy nút chuột phải. +Mức 4: Luyện thao tác nháy nút chuột phải.
+Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.
+Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.
GV:Lê Thị Hồng Nhung

Trang 24


Trường THCS Bàu Lâm

Năm Học 2014-2015

- Mỗi mức, phần mềm cho phép thực hiện 10
lần thao tác luyện tập chuột tương ứng. Phần ‫ ٭‬Khởi động phần mềm:
mềm sẽ tính điểm cho từng thao tác và sẽ tính B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng con chuột trên
tổng điểm các em đạt được sau khi thực hiện màn hình.
xong tất cả các mức luyện tập
B2: Nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu vào cửa sổ
- Mức 1, 2, 3, 4 phần mềm sẽ làm xuất hiện
luyện tập chính.
một hình vuông nhỏ trên màn hình. Nhiệm vụ
của em là thực hiện thao tác chuột tương ứng
trên hình vuông này. Mức 5, trên màn hình
xuất hiện một cửa sổ và một biểu tượng nhỏ,
ta kéo thả biểu tượng này vào bên trong
khung cửa sổ đó.
‫ ٭‬Khởi động phần mềm:

B1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng con
chuột trên màn hình.
B2: Nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu vào
cửa sổ luyện tập chính.
Hoạt động 2 (25’) Luyện tập
GV: Yêu cầu HS luyện theo từng mức
3. Luyện tập
GV: vừa hướng dẫn, vừa thao tác mẫu trên
** Lưu ý:
máy cho HS quan sát.
+ Khi thực hiện xong một mức, phần mềm sẽ xuất
HS: Quan sát, thực hành.
hiện thông báo kết thúc mức luyện tập. Nháy phím
bất kỳ để chuyển sang mức luyện tập tiếp theo.
+ Trong khi đang luyện tập có thể nhấn phím N để
chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện
tất cả 10 thao tác luyện tương ứng.
+ Các mức đánh giá:
Beginner: Mức thấp nhất.
Not Bad: Tạm được.
Good: Khá tốt.
Expert: Rất tốt.
4. Kết luận củng cố: (2’)
- Nhắc lại các thao tác chính với chuột máy tính
- Tổng kết nêu ra những hạn chế mà các em mắc phải khi thực hành
5. Dặn dò: (1’)
-Về nhà thực hành lại các thao tác nếu có điều kiện.

GV:Lê Thị Hồng Nhung


Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×