Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

đánh giá tác động môi trường thực trạng và giải pháp đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HUẾ
NHÓM 2-K39E
------------------

BÀI TẬP NHÓM

M
À
N
ĐỀ TÀI: Đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp
GVHD: Hồ Xuân Quang


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Huế, tháng 10 năm 2017

Danh sách thành viên nhóm 2 lớp K39E luật học
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.


12.
13.
14.
15.

Trương Thùy Linh
Dương Thị Lời
Nguyễn Thị Minh Lưu
Hoàng Thị Mừng
Phan Thị Mỹ
Dương Thị Nga
Hồ Như Ngọc
Ksơr Hờ Nguyệt
Ksor H’ Nhin
Phan Hồng Nhung
Nguyễn Nhật Oanh
Nguyễn Tiến Phú
Hoàng Thị Diệu Phương
Phạm Nguyễn Lệ Quyên
Đinh Hồng Sơn

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU
I.VAI TRÒ CỦA ĐTM
Ngày nay hầu hết các nước nói chung và nước ta nói riêng đều tập trung
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,đó là ưu tiên hàng đầu nhưng cũng không vì
vậy mà yếu tố môi trường bị gạt bỏ qua một bên.Chính vì thế mỗi dự án,kế
hoạch,chương trình đề ra muốn được thực hiện luôn phải trải qua giai đoạn đánh
giá khả năng tác động tích cực - tiêu cực của nó đến môi trường trong mối quan
hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đó chính là “đánh giá tác động
môi trường” hay viết tắt là ĐTM.Đây là một công cụ quản lí môi trường quan
trọng có tính phòng ngừa,là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra kiểm tra nhà nước
về môi trường và giúp chọn phương án tốt để ít gây thiệt hại cho môi trường khi
triển khai.Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa hết sức quan
trọng,nó góp phần cho phát triển bền vững, giúp nhà nước, các cơ sở và cộng
đồng có mối quan hệ chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ
quan quản lý, của chủ dự án đến việc bảo vệ môi trường và giúp kết hợp các công
tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài.
II.MỤC ĐÍCH CỦA ĐTM
- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến
môi trường của các chính sách, chương trình và của các dự án. Nó góp
phần loại trừ cách “đóng cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây,
không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư
nhân.

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E



GVHD: Hồ Xuân Quang

-

-

-

-

-

-

-

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù
hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường,
nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không
Đôi với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có
thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra
quyết định, thông qua các để nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người
ra quyết định. Công chúng có thế’ tham gia vào quá trình này trong các
cuộc họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên
gây tác động và bên chịu tác động).
Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một

cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và
cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
Những dự án mà vể cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu
hướng tự loại trừ. không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả
đến sự chất vấn của công chúng
. Thông qua ĐTM nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định, chảng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình
quan trắc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và
kiểm toán môi trường độc lập.
Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công
nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.
ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt
hơn, trợ giúp cho tăng trướng kinh tế.
Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí
nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào
đấy, nghĩa là chấp nhận phát triển tăng trường kinh tế.

B- NỘI DUNG
I.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm ĐTM
Theo Khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định:

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp


Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án đó.
2. Quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường:
1.1 Đối tượng phải thực hiện:
Được quy định Khoản 1 Điều 18 của Luật bảo vệ môi trường 2014:

-

-

- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh
quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; Dự án có nguy cơ tác động
xấu đến môi trường.
- Quy định chi tiết ở Khoản 1 Điều 12 Nghị Định 18/2015/NĐ-CP Quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
2.2 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Việc thực hiện: ( Điều 19, luật bảo vệ môi trường 2014)
+ Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự
mình hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị
dự án;
+Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư
dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
Một số trường hợp chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:

( Khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường 2014 và Khoản 1 Điều 15 nghị định
18/2015)
+ Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
+ Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến
môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt;
+ Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với
đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định 18/2015;
+ Theo đề nghị của chủ dự án.
2.3 Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường:
- Việc thực hiện:( khoản 4 điều 12 nghị định 18/2015)

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Chủ dự án phải tiến hành tham vấn:
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ,nơi thực hiện dự án;
+ các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối
tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án
đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

- Quy trình thực hiện:
+ Đối với UBND cấp xã và các tổ chức: (Khoản 5 điều 12 nghị định
18/2015)
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp
bởi dự án kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến;
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và các tổ chức chịu tác
động trực tiếp bởi dự án có văn bản phản hồi trong thời hạn tối đa mười lăm (15)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vănbản của chủ dự án, hoặc không cần có
văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
+ Đối với cộng đồng dân cư: ( Khoản 6 điều 12 nghị định 18/2015)
Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những
người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã
triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ,
trung thực trong biên bản họp cộng đồng
- Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm:
+ Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã
được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng;
+ Thuộc danh mục bí mật nhà nước.
2.4 Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án;
phương pháp đánh giá tác động môi trường.
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của
dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

Nhóm thực hiện: nhóm 2


Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự
án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự
án. - Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và
sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
- Biện pháp xử lý chất thải.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả tham vấn.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các
biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
- Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
2.5 Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
* Hồ sơ đề nghị thẩm định: ( Điều 6 Thông tư 27/2015 Về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số
lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải
cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài
liệu tương đương khác.

* Thẩm định thông qua hội đồng thẩm định:
-:Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy
định Khoản 1 Điều 14 nghị định 18/2015 như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ
các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư
của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án
thuộc thẩm quyền quyếtđịnh phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ
lục III Nghị định này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy
định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
- Thành phần của Hội đồng thẩm định: ( Khoản 3 Điều 14 nghị định 18/2015)

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Do Thủ Trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội

đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản
biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số
thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác
động môi trường.
* Thẩm định không thông qua Hội đồng thẩm định:
Khoản 5 Điều 14 nghị định 18/2015:
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án để kịp
thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức
lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua
hội đồng thẩm định.
* Thời hạn thẩm định:( Khoản 2 điều 14 nghị định 18/2015)
+ Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ
hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
+ Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
+ Trong thời hạn quy định trên cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo
bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện
báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không
tính vào thời gian thẩm định.

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp


2.6 Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:
* Hồ sơ đề nghị phê duyệt:
Điều 9 Thông tư 27/2015:
+ Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,
trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận
của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự
án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục (trừ trang bìa thực hiện
theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư này) với số lượng đủ để gửi tới các
địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này kèm theo một (01) đĩa CD trên
đó chứa một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của
báo cáo và một (01) tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã
quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục)
* Thời hạn phê duyệt: (Khoản 2 Điều 9 thông tư 27/2015)
+ Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề
nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, thủ trưởng hoặc người
đứng đầu cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

động môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.7 Thông tư này và xác nhận vào
mặt sau trang phụ bìa của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.8 Thông tư này;

+ Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn
bản nêu rõ lý do trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2.7 Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Cơ quan có thẩm quyền:


Khoản 4 điều 9 thông tư 27/2015

Sau khi nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
do các Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi đến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sao lục và gửi
đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy bannhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi thực hiện dự án và Ban quản lý các khu công nghiệp đối với dự án
thực hiện trong khu công nghiệp.
Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường: Điều 28 luật bảo vệ môi trường 2014


Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình
bảo vệ môi trường của chủ đầu tư dự án ,cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi
trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường của dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
+ Chủ dự án:( điều 16 nghị định 18/2015)
-Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các
biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt

báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình
quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

10


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật
Bảo vệ môi trường.
* Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt quy định tại điều 26 Luật bảo vệ môi trường 2014 :
+ Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
+ Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu
đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này, chủ đầu tư dự án
phải giải trình với cơ quan phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản
chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

* Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận hành quy định tại
điều 27 Luật bảo vệ môi trường 2014 :
Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả
thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án
lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định. Những dự
án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
- Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử
nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn
hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10)
ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc
kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích
nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc
hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
- Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án
phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

11



GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được
phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ
quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn
thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều
giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục
vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án.
- Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến
phạm vi, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐTM HIỆN NAY (THỰC TRẠNG ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT)
1.

Thực trạng của hoạt động ĐTM:

- Việc đánh giá tác động môi trường được tiến hành sau khi được cơ quan Nhà
nước chấp thuận chủ trương đầu tư
+Trong những năm qua, nước ta sử dụng tổng hợp các công cụ nhằm bảo đảm
hài hòa sự phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, nhất là đánh giá tác động môi
trường (ÐTM)... Hoạt động nói trên bước đầu đã đạt được những kết quả nhất
định.
+Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện các công cụ này cho phù hợp thực tiễn và
dự báo tốt hơn.Đối với công tác ÐTM, các quy định pháp luật đã được ban hành,
điều chỉnh, bổ sung phù hợp tình hình thực tế ở Việt Nam.
+Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ÐTM đã được hoàn thiện với luật,

nghị định và thông tư hướng dẫn lập báo cáo ÐTM đối với các loại hình dự án
đầu tư khác nhau. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT), UBND
cấp tỉnh, các bộ, ngành và ban quản lý các khu công nghiệp cũng có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt báo cáo ÐTM.
=> Theo kết quả điều tra chưa đầy đủ cho thấy: Kể từ khi Nghị định số
29/2011/NÐ-CP Quy định về ÐMC, ÐTM, cam kết bảo vệ môi trường (BVMT)
có hiệu lực cho đến nay (đang áp dụng Nghị định số 18/2015/NÐ-CP), cả nước
có khoảng 7.000 báo cáo ÐTM và 2.500 đề án BVMT chi tiết (áp dụng đối với dự
án đã đi vào vận hành nhưng chưa có ÐTM) đã được thẩm định, phê duyệt.
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm Bộ TN và MT thẩm định khoảng từ 200
đến 250 báo cáo ÐTM; ở cấp tỉnh, thành phố trung bình trên toàn quốc mỗi địa
phương là từ 33 đến 35 báo cáo ÐTM...Nhờ các văn bản quy phạm pháp luật đã

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

12


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

được sửa đổi, bổ sung cho nên các quy trình, thủ tục thẩm định ÐTM được quy
định rõ ràng, minh bạch theo hướng cải cách hành chính, bảo đảm chất lượng của
công tác thẩm định. Các nội dung và chất lượng của báo cáo ÐTM có những tiến
bộ nhất định, nhiều dự án trước khi vận hành chính thức đã được xác nhận thực
hiện các công trình BVMT theo yêu cầu của báo cáo ÐTM.
Cụ thể:

Từ năm 2005 đến nay, hơn 100 dự án đầu tư các lĩnh vực khác nhau đã phải
thay đổi địa điểm hoặc không được phê duyệt vì không bảo đảm các yêu cầu về
BVMT. Do vậy, có thể khẳng định ÐTM trở thành công cụ hữu ích khi gắn trách
nhiệm của chủ dự án đối với công tác BVMT ở nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Bộ TN&MT đã thẩm định
khoảng 200 - 250 báo cáo ĐTM; ở cấp tỉnh, số liệu này rất khác nhau, tính trung
bình trên toàn quốc mỗi địa phương là 33 - 35 báo cáo ĐTM; các Bộ/ngành thẩm
định rất ít từ 1 - 30 báo cáo ĐTM, riêng Bộ Giao thông vận tải thẩm định khoảng
70 báo cáo mỗi năm. Tuy nhiên, đến nay chưa có số liệu cụ thể về các đơn vị tư
vấn ĐTM, ước tính khoảng gần 1.000 tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ ĐTM
trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa áp dụng hệ thống cấp
Chứng chỉ hành nghề tư vấn ĐTM.
(Nguồn: Báo Nhandan.vn)
- Trong một số trường hợp vì lợi ích kinh tế một số cơ quan quản lý Nhà nước
xem thường và xem nhẹ vai trò của ĐTM với tư cách là một công cụ bảo vệ và
phát triển môi trường một cách bền vững
+Hiện chưa có quy định về kinh phí thực hiện ĐTM do tính đa dạng về loại
hình dự án, quy mô, công suất, địa điểm thực hiện… Đối với phí thẩm định các
báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 195/2016/TT-BTC quy
định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định ĐTM. Theo
Thông tư này, mức thu phí thẩm định đối với 1 báo cáo ĐTM dao động từ 6 - 96
triệu đồng, tùy thuộc vào tổng vốn đầu tư và loại hình dự án.
+Đối với báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND cấp tỉnh, việc
tổ chức thu phí được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh và Thông tư số 2/2014/TT-BTC ngày 2/1/2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ
TN&MT hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng
nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Với mức thu phí từ 5 - 26 triệu đồng

Nhóm thực hiện: nhóm 2


Lớp K39E

13


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

trên 1 báo cáo ĐTM, các địa phương sẽ có điều kiện thuận lợi hơn so với trước
đây trong việc tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM.
(Báo Tapchimoitruong.vn)
Nếu ĐTM sơ bộ được thông qua, sau khi có thiết kế kỹ thuật và thông tin cụ
thể về các thông số kỹ thuật, phương án thi công, vận hành cần thực hiện ĐTM
chi tiết; đề xuất biện pháp giảm thiểu, chương trình quản lý môi trường ở mức chi
tiết và hoàn thiện báo cáo ĐTM.Cần xem mỗi ĐTM là tập hợp các nghiên cứu
chuyên sâu về các thành phần môi trường vật lý, sinh thái, văn hóa, kinh tế, xã
hội; về khoa học dự báo và công nghệ môi trường,…
- Công tác tham vấn cộng đồng còn mang tính hình thức
+Bên cạnh đó, tham vấn ý kiến cộng đồng và việc thể hiện ý kiếm tham vấn
cộng đồng trong báo cáo ĐTM còn rất hình thức. Không ít báo cáo ĐTM khi
thẩm định có đính kèm văn bản tham vấn có nội dung giống hệt nhau, trong khi
các cơ quan nhà nước trả lời tham vấn là khác nhau.
Theo Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường trong quá trình thực
hiện ĐTM vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ dự án và tư vấn.Nhiều
trường hợp chủ dự án đã giao khoán, phó mặc cho tư vấn môi trường thực hiện
ĐTM, trong khi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung báo cáo ĐTM là thuộc chủ
dự án. Do đó, nội dung tư vấn môi trường đưa ra trong báo cáo ĐTM đôi khi
không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án…

+Mỗi ĐTM phải tập hợp nhiều thành phần chuyên gia nhiều ngành khoa học tự
nhiên, công nghệ, xã hội; phải có đủ thời gian nghiên cứu và nguồn lực tài chính.
Cần công khai thông tin rộng rãi cho chính quyền, nhân dân địa phương, các đơn
vị, cá nhân quan tâm, lắng nghe, tiếp thu ý kiếncủa họ về dự án cũng như các vấn
đề môi trường và xã hội trước khi thẩm định báo cáo ĐTM.
Tuy nhiên vấn đề trên chỉ mang tính hình thức, người dân vẫn còn nằm ngoài
cuộc trong công tác ĐTM, nhân dân không được tiếp cận và tìm hiểu rõ hơn về
công tác này, những giải đáp chỉ qua loa, cho có, chưa có sự cụ thể hóa tác động
vào tư tưởng của nhân dân.
+Hơn nữa, không dừng lại khi đã nhận Giấy thẩm định mà còn tiếp tục suốt
vòng đời dự án, bao gồm cả giám sát, quản lý môi trường sau thẩm định. Nghị
định 18/2015/NĐ-CP và Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đã quy định cụ thể về
vấn đề giám sát hậu thẩm định.

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

14


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Theo ông Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động
môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), còn nhiều dự án bỏ qua
bước ĐTM, chưa lập hồ sơ hoạt động sau ĐTM, hoặc có những dự án thực hiện
ĐTM làm cho có. Đặc biệt, nhiều trường hợp chủ dự án giao khoán, phó mặc cho
bên tư vấn môi trường thực hiện ĐTM, nên nội dung tư vấn đưa ra trong báo cáo

ĐTM không thống nhất, thậm chí không phù hợp với nội dung của dự án…Hiện
nay, theo thông lệ quốc tế, chi phí để lập một báo cáo ĐTM thường chiếm 1-3%
tổng kinh phí của một dự án. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn có những dự án đầu tư
hàng chục tỷ đồng, nhưng chi phí thực hiện ĐTM chỉ là vài chục triệu đồng. Đặc
biệt, thủ tục thực hiện ĐTM vẫn giao cho chủ đầu tư tiến hành, hoặc thuê đơn vị
tư vấn độc lập, như vậy rất khó giữ được tính khách quan. Cùng với đó, theo Luật
Bảo vệ môi trường 2014, ngoài Bộ TN-MT, các bộ, ngành khác cũng có thẩm
quyền thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc ngành quản lý. Việc phhân
cấp như vậy dễ làm mất đi tính độc lập trong quá trình thẩm định khi các bộ,
ngành khó có thể phản bác các dự án do chính mình đưa vào quy hoạch phát
triển. Về điều này, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cũng thẳng thắn thừa
nhận: "ĐTM vẫn mang tính chất chung chung và là hình thức doanh nghiệp qua
mắt để được đầu tư. Cần phải xem xét ĐTM trong giai đoạn cấp giấy phép xây
dựng, thiết kế cơ sở, mới có căn cứ để đánh giá tác động môi trường".
(Theo Báo Tin tức Hà Nội)
- Năng lực của Hội đồng thẩm định đánh giá cũng chưa đáp ứng yêu cầu,
chưa có chế tài xử lý cụ thể, hiệu quả để gánh trách mhiệm của Hội đồng thẩm
định trong quá trình thẩm định, báo cáo ĐTM
+Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về môi trường, một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường bị suy thoái như hiện nay bị
cho là do công tác đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập, từ quy định
pháp lý đến quá trình thực thi.
+Cho đến nay, hệ thống các văn bản hướng dẫn về đánh giá tác động môi
trường vẫn còn những bất cập, chưa đồng bộ gây khó khăn khi thực hiện cho cả
cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự phối hợp trong hoạt động
kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường với địa phương vẫn chưa thực sự chặt chẽ(nguồn nhân lực
và tài chính) để thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa chủ dự án với các cơ quan, đơn vị tư vấn trong quá
trình thực hiện đánh giá tác động môi trường vẫn chưa thật sự chặt chẽ. Thực tế


Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

15


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

cho thấy, đã có nhiều trường hợp chủ dự án đã giao khoán, phó mặc cho bên tư
vấn môi trường thực hiện đánh giá tác động môi trường, trong khi trách nhiệm
pháp lý đối với nội dung báo cáo này phải thuộc về chủ dự án.
Theo Luật Bảo vệ môi trường, một báo cáo ĐTM nói chung cần phải tuân thủ
theo một bố cục và những yêu cầu về nội dung nhất định như phải có các nội
dung mô tả liên quan đến dự án, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực dự
án, dự báo và đánh giá tác động.... Tuy nhiên, chất lượng báo cáo ĐTM trên thực
tế không đạt được những yêu cầu theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nội dung
về mô tả dự án chưa nêu được những vấn đề thuộc về đặc thù của dự án có liên
quan tới môi trường, từ đó dẫn đến hệ quả là phần này trong báo cáo quá dài, lại
không cung cấp đủ thông tin phục vụ cho việc dự báo và đánh giá tác động, cũng
như giải pháp giảm thiểu tác động xấu và giám sát môi trường sau này.Việc đánh
giá sự cố rủi ro trong các giai đoạn của dự án của nhiều báo cáo còn hời hợt hoặc
chỉ liệt kê dự báo rủi ro mà không chú ý đánh giá tác động tới môi trường khi các
sự cố rủi ro xảy ra, dẫn đến việc chủ đầu tư không lường hết các kịch bản xấu để
đầu tư thích đáng cho hoạt động kiểm soát rủi ro môi trường.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỰC TRẠNG ĐTM Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

Tác động môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt
Nam( Hình ảnh )

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

16


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

C
ông nghiệp thép và cái giá đắt về môi trường

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

17


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Dự án trăm triệu USD “trốn” ĐTM: Bất chấp cả chỉ đạo của Chính phủ
Trong quyết định chủ trương đầu tư Dự án của Công ty TNHH Ja Solar

Việt Nam

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

18


GVHD: Hồ Xuân Quang

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Lớp K39E

19


GVHD: Hồ Xuân Quang

2.

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

Tình hình đánh giá tác động môi trường:
Theo báo cáo Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 6 tháng
đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Bộ Tài nguyên và
Môi trường (TN&MT) được biết từ đầu năm đến nay có 11 dự án chiến

lược, quy hoạch đã thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hơn
200 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong
đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt 151 báo cáo; hơn
2000 dự án, hoạt động đầu tư đã được các địa phương xác nhận bản cam kết
bảo vệ môi trường;2.223 đề án bảo vệ môi trường chi tiết và 33.909 đề án
bảo vệ môi trường đơn giản của các cơ sở đang hoạt động chưa lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định đã
được các Bộ, địa phương xác nhận; 1.863 hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận
các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được kiểm tra, xác nhận, trong
đó Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận 150 dự án, các Bộ,
ngành và địa phương là 1.713 dự án.
(Theo Tintucmoitruong.com.vn)

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

20


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

3. Đánh giá tác động môi trường từ pháp luật đến thực tiễn:
- Không thể phủ nhận tầm quan trọng và hiệu quả của việc thực hiện đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) trong công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, để
nâng cao chất lượng ĐTM, đáp ứng yêu cầu của thực tế quản lý môi trường thì
việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đang là vấn đề cấp thiết hiện
nay. Tham vấn cộng đồng còn hạn chế

-Theo các chuyên gia môi trường, việc triển khai thực hiện, đánh giá ĐTM và
bản cam kết BVMT vừa là phương tiện hữu hiệu trong lĩnh vực quản lí Nhà nước,
vừa là công cụ để bảo vệ sản phẩm của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Tuy
nhiên, công tác xây dựng báo cáo ĐTM hiện còn nhiều bất cập do chất lượng cán
bộ tư vấn và nhận thức của đơn vị chủ quản chưa thực sự coi trọng công tác này.
Chất lượng báo cáo ĐTM của nhiều dự án hiện còn thấp, biện pháp BVMT thiếu
tính khả thi.
- Trong quá trình hình thành dự án đầu tư, việc quy định thực hiện thủ tục
ĐTM đang gặp những vướng mắc giữa Luật Đầu tư và Luật BVMT. Cụ thể, theo
Luật Đầu tư, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư không yêu cầu nhà đầu tư
(NĐT) phải nộp quyết định phê duyệt ĐTM. Tuy nhiên, Luật BVMT quy định,
quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định
chủ trương đầu tư dự án. Do đó, NĐT phải thực hiện thủ tục xin quyết định phê
duyệt ĐTM trước khi thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Trong thực
tiễn thi hành, thủ tục quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM rất phức tạp và tốn kém.
Nếu chưa nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư mà thực hiện thủ tục này sẽ
rủi ro cho NĐT. Mặt khác, thông tin đầu tư chưa đủ, độ chính xác chưa cao, do
vậy, thủ tục quyết định phê duyệt ĐTM được các địa phương đề xuất thực hiện
sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư.
- Cùng với đó, thẩm định báo cáo ĐTM rất quan trọng, tuy nhiên việc phân
cấp theo quy định hiện hành đang bộc lộ nhiều bất cập. Theo Luật BVMT, ngoài
Bộ TN&MT, các bộ, ngành khác cũng có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM
đối với dự án thuộc ngành quản lý.
+ Việc phân cấp như hiện tại dẫn đến tính thiếu độc lập trong quá trình thẩm
định khi các bộ ngành khó có thể phản bác các dự án do chính mình đưa vào quy
hoạch phát triển. Vì vậy, ngoài các dự án đặc biệt vì mục đích AN-QP thì nhiệm
vụ thẩm định báo cáo ĐTM nên được giao cho các cơ quan độc lập có khả năng
cung cấp dịch vụ với các ràng buộc về trách nhiệm pháp lý rõ ràng

Nhóm thực hiện: nhóm 2


Lớp K39E

21


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

- Công tác giám sát thực hiện đánh giá ĐTM còn yếu cả trong khâu trình lập,
phê duyệt, xây dựng vận hành, thử nghiệm, vận hành chính thức và chấm dứt hợp
đồng. Về giải pháp khắc phục, trước tiên cần phải rà soát lại các luật có liên quan
đến đánh giá ĐTM, bổ sung quy định về chế độ trách nhiệm cho người đứng đầu
tổ chức tư vấn và thành viên hội đồng đánh giá ĐTM. Tiến hành đánh giá ĐTM
hai bước đối với các dự án có quy mô lớn và phức tạp. Tăng cường công tác tham
vấn cộng đồng theo hướng công khai thông tin cho chính quyền nhân dân địa
phương, cho các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp, các đơn vị cá nhân quan tâm và
lắng nghe, có cơ chế để tiếp thu đầy đủ ý kiến. Quá trình thẩm định, đánh giá
ĐTM phải nhận diện được các vấn đề phức tạp, nhạy cảm và đề xuất được mức
độ giám sát sau khi phê duyệt. Trong trường hợp năng lực của tổ chức tư vấn và
hội đồng thẩm định trong nước không đáp ứng được nhu cầu của các dự án lớn,
công nghệ phức tạp sẽ tính đến việc sử dụng các tổ chức tư vấn và chuyên gia
nước ngoài trình độ cao để thực hiện, tham gia vào quá trình đánh giá cũng như
giám sát. Nghiên cứu các cơ chế giám sát thực hiện đánh giá ĐTM bởi các tổ
chức khoa học trong và ngoài nước. Đánh giá ĐTM hiện nay như hình thức để
các doanh nghiệp được đầu tư. Bộ TN&MT đã thức sâu sắc vấn đề này, nên đề
nghị cho phép xem xét báo cáo đánh giá ĐTM trong giai đoạn xem xét cấp giấy
phép xây dựng. Khi đó dự án mới có thiết kế cơ sở, mới có căn cứ để đánh giá tác
động môi trường”

Sự quan tâm, tiếng nói của Đại biểu Quốc hội
+Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) không phải là một chuyên gia
môi trường, nhưng cách đặt vấn đề với Bộ trưởngBộ TN&MT cho thấy, có sự tìm
hiểu, quan tâm rất sâu sắc: Đánh giá ĐTM kiểu gì, thực hiện như thế nào mà chỉ
sau thời gian hoạt động không lâu, các nhà máy đã gây ÔNMT, gây bức xúc như
vậy? Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) thì mong muốn: “Bộ TN&MT phải
làm sao để nâng cao được chất lượng đánh giá ĐTM”.
+Là “tư lệnh” Ngành, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã cố gắng trả lời làm rõ chất
vấn của đại biểu. Bộ trưởng cho biết: Công tác đánh giá ĐTM các dự án đầu tư
còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt quy trình thực hiện đánh giá ĐTM chưa thực
sự chặt chẽ. Chúng ta quy định thực hiện đánh giá ĐTM để cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; trong quá trình lập báo cáo đầu tư, cơ quan
phê duyệt ĐTM không nắm được thiết kế chi tiết, chi tiết xây dựng thi công dự
án, do dó báo cáo đánh giá chưa khả thi. Năng lực các tổ chức tư vấn đánh giá
ĐTM còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với những dự án lớn có quy mô lớn và tính
tự giác cao. Năng lực của hội đồng thẩm định đánh giá ĐTM cũng chưa đáp ứng

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

22


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

yêu cầu, chưa có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của tổ chức tư vấn và hội đồng
thẩm định. Do đó, có nơi, có lúc việc thẩm định, đánh giá ĐTM còn rất lỏng lẻo,

như một số đại biểu Quốc hội đã phản ánh, chưa có cơ chế tài chính để đảm bảo
hoạt động này, công tác này chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
(Theotapchitainguyenvamoitruong.vn)
Ví dụ thực tiễn:
Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản
xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng
coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục.
Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại,
và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi
trường tới hàng chục nghìn m3/ngày.
Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan của nhà nước lại chỉ
thực hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công
nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây
là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có
thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.
Vào tháng 4 năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi
trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hiện tượng này sau đó lan ra
vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển
vớt được hàng tấn cá chết. Nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng trên là do nguồn
nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại khu kinh tế Vũng Áng xả thải gây độc. Qua
phân tích, cả nước biển lẫn nước đầm Lăng Cô (Huế) đều bị ô nhiễm, nồng độ
PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số cho phép, làm tăng độ pH
trong nước, nhiều khả năng đây là nguyên nhân làm cá chết hàng loạt. Ngoài ra
tảo biển phát triển mạnh, cộng với khí độc ở đáy lồng khiến cá thiếu oxy. Từ kết
quả phân tích, khả năng cá chết do dịch bệnh đã được loại bỏ.
Ngày 25 tháng 4 năm 2016, ông Hoàng Giật Thuyên - GĐ Phòng An toàn Vệ
sinh môi trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam - cho biết, Cty Formosa (Khu
kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba
tháng đầu năm 2016. Điều đáng nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà
theo đánh giá của các nhà khoa học là thuộc dạng "độc và cực độc".Trả lời báo

chí, Formosa thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận
không thông báo cho chính quyền khi súc rửa “vì không biết quy định này”.

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

23


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp

“Con trăn “khổng lồ nối từ các nhà máy thuộc dự án Formosa Hà Tĩnh ra
biển Vũng Áng

“Sau tất cả” những người nông dân chài nghèo phải gánh chịu hậu quả
4.Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ĐTM:

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

24


GVHD: Hồ Xuân Quang

Đề tài: đánh giá tác động môi trường, thực trạng, giải pháp


Nhìn chung hoạt động ĐTM của nước ta thực sự chưa được chú trọng một
cách nghiêm túc và sát sao nên dẫn đến khả năng tiếp cận khoa học về
ĐTM theo kinh nghiệm thế giới vẫn chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là quy
trình thực hiện ĐTM, xác định phạm vi ĐTM, tham vấn cộng đồng, sử dụng
báo cáo ĐTM sau khi được phê duyệt... như là một tài liệu pháp lý “cho
đúng hình thức”nhưng hoàn toàn không phù hợp vì ĐTM là dự báo. Thực
trạng đó do một số nguyên nhân sau :
- Một số quy định trong hệ thống văn bản pháp luật về BVMT chưa hoàn
toàn phù hợp với thực tiễn và khoa học
Điển hình như thời điểm lập ĐTM để xin chủ trương đầu tư (điểm a, khoản 2
Điều 25 Luật BVMT năm 2014); các quy định về việc lập lại ĐTM chưa thực sự
rõ ràng; việc quy định về đánh giá tác động sức khỏe cộng đồng, xã hội áp dụng
cho tất cả các loại hình dự án là không phù hợp và khó khả thi. Đến nay, chưa có
quy định cụ thể về việc kiểm tra, giám sát công tác BVMT của dự án cho tất cả
các công đoạn từ chuẩn bị, xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại
và đóng cửa dự án.
Ngoài ra, một số quy định trong các luật như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng,
Luật BVMT còn thiếu tính đồng bộ. Trong quá trình hình thành dự án đầu tư, việc
quy định thực hiện thủ tục ĐTM đang gặp những vướng mắc giữa Luật Đầu tư và
Luật BVMT. Cụ thể, theo Luật Đầu tư, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
không yêu cầu nhà đầu tư (NĐT) phải nộp quyết định phê duyệt ĐTM. Tuy
nhiên, Luật BVMT quy định, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để
cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án. Do đó, nhà đàu tư phải
thực hiện thủ tục xin quyết định phê duyệt ĐTM trước khi thực hiện thủ tục quyết
định chủ trương đầu tư. Trong thực tiễn thi hành, thủ tục quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM rất phức tạp và tốn kém. Nếu chưa nhận được chấp thuận mà thực
hiện thủ tục này sẽ rủi ro cho nhà đầu tư. Mặt khác, thông tin đầu tư chưa đủ, độ
chính xác chưa cao, do vậy, thủ tục quyết định phê duyệt ĐTM được các địa
phương đề xuất thực hiện sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư.

Cùng với đó chưa có một văn bản luật nào quy định một cách riêng rẽ và chi
tiết về những vẫn đề phải được đảm bảo trong một văn bản ĐTM cũng như chưa
có một chế tài nào thực sự nghiêm khắc cho hành vi quoa loa gian dối khi tiến
hành ĐTM.

Nhóm thực hiện: nhóm 2

Lớp K39E

25


×