Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu Cafe buôn ma thuật và đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.01 KB, 5 trang )

Cafe

Buôn

Ma

Thuật



Đắk

Lắk

Vào tháng 6/2011, những cú click tìm kiếm tình cờ trên mạng đã giúp Luật sư Lê Quang Vinh - Cty CP
Sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự, trụ sở tại Hà Nội, phát hiện hai nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và Đắk
Lắk đã bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm dụng tại Pháp và Trung Quốc.
Ông Vinh làm văn bản gửi Sở KHCN Đắk Lắk, cho biết chỉ dẫn địa lý cafe Buôn Ma Thuột đã bị Cty
Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd có văn phòng đặt tại Quảng Châu (Quảng Đông, Trung
Quốc), đăng ký độc quyền nhãn hiệu thời hạn 10 năm, bắt đầu từ 2010 và 2011 cho một số loại sản phẩm
trên
toàn
lãnh
thổ
Trung
Quốc.
Còn tên DAK LAK của tỉnh trồng nhiều cà phê nhất Việt Nam cũng bị Cty ITM ENTREPRISES (Pháp)
đăng ký nhãn hiệu, đã được cơ quan sở hữu trí tuệ Pháp cấp độc quyền sử dụng cho sản phẩm cà phê của
họ từ tháng 9/1997.

Hai nhãn hiệu "BUON MA THUOT & chữ Tàu" và "BUON MA


THUOT COFFEE 1896 và logo" đã được Trung Quốc cấp chứng
nhận bảo hộ độc quyền cho công ty Guangzhou Buon Ma Thuot
Coffee Co.,Ltd.
Cty này sử dụng thương hiệu được cấp độc quyền, sau đó tiếp tục đăng ký trên phạm vi toàn cầu theo hệ
thống Madrid. Theo đó, thương hiệu cà phê DAK LAK của họ sẽ được bảo hộ tại các quốc gia khác
không kể Pháp, gồm: Áo, Bulgaria, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Czech, Đức, Croatia, Hungary, Ý,
Ma rốc, Monaco, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Slovenia, Nga, Slovakia, Serbia…
Nước
mắm
Phú
Quốc
Nước mắm Phú Quốc đã bị một công ty có địa chỉ tại Mỹ sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1982.
Đó là công ty Viet Huong Fishsauce, Hoa Kỳ, được cơ quan đăng ký nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp nhãn hiệu
nước mắm Phú Quốc từ năm 1982. Trên các sản phẩm nước mắm của công ty này từ năm 1982 tới nay sử
dụng nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” có hình bản đồ VN và đảo Phú Quốc.


Nhãn hiệu Phú Quốc trên sản phẩm của Công ty Viet Huong - Hoa Kỳ
Sau đó công ty này đã lần lượt đăng ký nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” ở cộng đồng chung Châu Âu
và Úc. Mới đây nhất- năm 2006, công ty này được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc vẫn
với
mẫu
nhãn
hiệu

logo
như
trên".
Mới đây 11/5/2011, một doanh nghiệp tại Hồng Kông là Cty TNHH thương mại Việt Hương (VIET
HUONG TRADING COMPANY LIMITED) đã chính thức nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để đăng

ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu “Phú quốc” cho nhóm hàng hóa 30 (trong đó có nước mắm) trên lãnh thổ
Trung
Quốc.
Kẹo
dừa
Bến
Tre
Năm 1998, khi đang có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất cao, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre
của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bỗng sụt giảm nghiêm trong. Qua dò hỏi bà được biết trên thị trường
đang có sản phẩm kẹo dừa giả, nhái kẹo dừa Bến Tre. Tháng 8/2008, bà được biết Công ty TNHH Rừng
Dừa đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc được 8 tháng, chỉ còn ba tháng nữa là được cấp bằng
độc quyền.


Bà Hai Tỏ và nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của Công ty Đông Á

Cùng người phiên dịch, bà đến trình bày sự việc tại Cục Quản lý hành chánh Công thương nhãn hiệu hàng
hóa quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nêu rõ những thiệt hại về kinh tế và luật pháp mà
doanh nghiệp làm giả gây ra tại thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Đến năm 1999, bà thành công trong
việc
đòi
lại
tên
cho
sản
phẩm
đặc
trưng
của
Bến

Tre
này.
Cà phê Trung Nguyên

Sau 2 năm, Trung Nguyên mới đòi lại được thương hiệu ở Mỹ.
Tháng 7/2000, Thương hiệu cà phê Trung Nguyên – thương hiệu được đánh giá là nổi bật nhất của cà phê
Việt Nam đã bị một công ty của Mỹ là Rice Field nhanh chân đăng ký trước tại Cơ quan Sáng chế và
Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Sau hai năm thương thảo, công ty này đã chấp thuận trả lại quyền bảo hộ và


nhận làm đại lý phân phối sản phẩm Cafe Trung Nguyên của Việt Nam tại Mỹ.
Thuốc

Vinataba
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat
Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước
Asean.

Thuốc lá Vinataba
Năm 2002, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước
ngoài. Do có đăng ký thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24/1/2003, tại
Lào,
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu
Vinataba, Công ty Sumatra không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã buộc phải hủy bỏ các sản
phẩm
mang
thương
hiệu
Vinataba...
Tại Campuchia, vào tháng 12/2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Tuy nhiên,

tại Trung Quốc, đến tháng 3/2003, việc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có được công nhận là đơn vị sở
hữu
thương
hiệu
Vinataba
hay
không
mới
được
công
bố.
PetroVietnam
Tháng 4/2002, một công ty của Mỹ là Nguyen Lai Corporation đã nộp đơn tại USPTO đăng ký thương
hiệu PetroVietnam & hình ngọn lửa – thương hiệu quen thuộc và rất nổi tiếng của ngành công nghiệp dầu
khí của Việt Nam. Ngoài ra còn một số các doanh nghiệp khác như võng xếp Duy Lợi, Bi’tis, bánh phồng
tôm Sa Giang.... cũng đã bị mất thương hiệu tại các nước.


PetroVietnam
Sự chủ quan và chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài nhiều doanh nghiệp đã
đánh mất tên sản phẩm của chính mình. Thực tế tên thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam
cũng là tài sản của Nhà nước. Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của Nhà
nước bị rơi vào tay người khác. Mặt khác, việc này càng nguy hại hơn đối với những sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam. Có thể sản phẩm đó sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các
nước
do
xâm
phạm
độc
quyền

nhãn
hiệu.
Về lâu dài, niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của Việt Nam có thể suy giảm nghiêm
trọng do không thể phân biệt được đâu là thực đâu là giả. Như vậy một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ
bị mất đi hoặc ảnh hưởng rất lớn.



×