Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

QUY TRÌNH TRỒNG ỚT CHO NĂNG SUẤT CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.33 KB, 7 trang )

QUY TRÌNH TRỒNG ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Cây ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn nên
dễ thu hồi vốn đầu tư. Hiện nay diện tích trồng ớt tại nước ta đang được mở rộng trên
nhiều tỉnh thành như Tiền Giang, Long An,Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam
Định…. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà
con cũng phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chăm sóc như sau.

GIỐNG: Hiện tại trên thị trường có rất nhiều giống ớt cho năng suất phẩm chất khác nhau như: Giống ớt Chỉ
thiên 907 (cho thu hoạch sau trồng 70-75 ngày); Giống ớt Cay 2048 (cho thu hoạch 80-85 ngày sau trồng); Ớt
Chìa Vôi Ấn Độ (cho thu hoạch sau trồng 70-75 ngày). Đó là các giống ớt cay đang có ưu thế cho năng suất cao,
kháng bệnh tốt…
CHUẨN BỊ ĐẤT: Đất phải cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng, trong khi làm đất bà con nên kết hợp bón
vôi với lượng 100 kg/sào (1000m2). Lên liếp cao 20-25 cm so với rãnh, mặt liếp rộng 0,6-1,4m tuỳ theo trồng
hàng đơn hay hàng đôi.
- Trồng hàng đôi theo kiểu nanh sấu hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm.
- Trồng hàng đơn theo hàng cách hàng 1m, cây cách cây 50cm.
Để hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, sau khi lên luống xong bà con nên trải bạt (loại 2 mặt đen và trắng) rồi đục lỗ
theo mật độ trồng như trên.
GIEO HẠT: Để tiết kiệm hạt giống, dễ chăm sóc lúc cây còn nhỏ và độ đồng đều của cây khi đem trồng, bà con
nên gieo hạt trong vườn ươm. Lượng giống cần cho 1 công (1000m2) khoảng 20 gam. Trước khi gieo nên ngâm
vào nước ấm (3 sôi 2 lạnh) từ 1-2 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch rồi ủ trong khăn ẩm khoảng 30-36 tiếng khi hạt nứt
mép thì đem gieo vào bầu trong vườn ươm, gieo xong lấp một lớp đất mỏng rồi tưới nhẹ.
Khi cây có lá thật, cứ 4-5 ngày tưới phân bón cho cây một lần (với liều lượng 200gr Sitto Phat 20-5-5/20 lít
nước, quậy đều cho phân tan hết trước khi tưới), chăm sóc đến khi cây có 4-5 lá thật thì đem trồng.
Chú ý: Tưới nước cho vườn ươm không nên để quá ẩm sẽ làm cây chết rạp, trước khi đưa cây ra trồng thì giỡ bỏ
dàn che và hạn chế tưới nước, giúp cây quen dần với môi trường.Sau khi trồng xong cứ mỗi chiều phải kiểm tra
ruộng, nếu cây chết phải dặm ngay.
PHÂN BÓN: Cây ớt yêu cầu phân bón liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là thời kỳ cây cho trái
rộ. Với mỗi loại giống ớt và khu vực trồng khác nhau bà con có thể áp dụng cách bón thích hợp nhất.
Bón lót ( trước khi trồng): Sử dụng bón cho 1000m2 với lượng phân bón: 100kg vôi + 1000kg phân chuồng hoai
+ 50kg Super lân + 3kg kali + 10kg SITTO PHAT 20-20-15-3SiO2+TE. Bón xong nên trải màng phủ nông


nghiệp để hạn chế hao hụt phân bón, cỏ dại và sâu bệnh.
Bón thúc (nên chia nhỏ số lần bón thúc để cung cấp dinh dưỡng cho cây đều và kéo dài hơn, thường thì bón 4-5
lần là thích hợp nhất):
- Lần 1 (sau trồng 20-25 ngày) 10kg Sitto Phat 20-20-15-3SiO2+TE + 0,5kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/ 1000m2.
- Lần 2 (khi ớt đậu trái đều) 10kg Sitto Phat 17-9-17-12SiO2+TE + 0,5kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/ 1000m2.


- Lần 3 (khi bắt đầu thu hoạch trái) 12kg Sitto Phat 17-9-17-12SiO2+TE + 1kg SITTO-V Siêu Calci-Bo/
1000m2.
- Lần 4 và 5 ( khi cây thu hoạch rộ) 10kg Sitto Phat 20-20-15-3SiO2+TE + 1kg SITTO-V Siêu CalciBo/1000m2.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: Sâu hại: (gồm bọ trĩ, nhện đỏ,rầy xanh,rầy mềm, sâu xanh, sâu khoang,sâu đục trái
…) thường xuất hiện nhiều khi cây ớt bắt đầu cho trái, đến khi thu hoạch và đến lúc cây tàn; chúng tập trung vào
mặt dưới lá và ngọn, chích hút nhựa cây và là môi giới truyền bệnh virut. Vậy ta phải thường xuyên theo dõi kịp
thời lúc sâu còn nhỏ để phun xịt có hiệu quả, nếu sâu phát triển thành dịch thì phun liên tục 2 lần cách nhau 2-3
ngày.
Bệnh hại: Trên cây ớt thường xuất hiện một số bệnh như bệnh chết cây con nên dùng các thuốc như Metaxyl.…
Bệnh héo xanh vi khuẩn có hiện tượng cây thường héo ban ngày, xanh lại vào ban đêm, vài ngày sau thì chết;
không nên trồng ớt trên ruộng đã trồng các cây họ cà, thuốc lá, dưa. Nên làm luống cao, thoáng, không đọng
nước, phun các loại thuốc trị nấm Aliette 80WP…
Bệnh chết cây thường xuất hiện khi cây bắt đầu cho trái, bệnh làm lá vàng rồi lan nhanh làm cho cây chết.
Bệnh thán thư lá và trái là bệnh làm giảm năng suất đáng kể của cây ớt. Vậy bà con nên chú ý dùng một số loại
thuốc sau để phòng trừ: Antracol, Aliette 80WP…Ngoài ra còn một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh chết
nhánh, bệnh đốm khuẩn,.. bà con nên chú ý theo dõi đồng ruộng thường xuyên và có biện pháp phòng trị kịp
thời.
THU HOẠCH ỚT: Thu hoạch khi trái bắt đầu chuyển màu, ngắt cả cuống trái để bảo quản được lâu hơn, tránh
làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi nở hoa. Khi cây ớt cho thu hoạch rộ thường 1-2 ngày
thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch của cây ớt có thể kéo dài hơn 3 tháng.

14:45 03/08/2008


Thâm canh tăng năng suất cây ớt
(VOH) - Cây ớt là loại cây trồng thuộc nhóm rau ăn trái nên thời gian thu hoạch ngắn và cho thu hoạch nhiều
lứa trong một vụ. Do đó, có thể đầu tư chăm sóc cây ớt ngay từ đầu để hạn chế sâu bệnh gây hại là điều phải
quan tâm.
Thâm canh tăng năng suất cây ớt
(VOH) - Cây ớt là loại cây trồng thuộc nhóm rau ăn trái nên thời gian thu hoạch ngắn và cho thu hoạch nhiều
lứa trong một vụ. Do đó, có thể đầu tư chăm sóc cây ớt ngay từ đầu để hạn chế sâu bệnh gây hại là điều phải
quan tâm.
Thứ nhất là Bà con nên chọn loại đất trồng cho cây ớt, đất phải được luân canh với Lúa, Bắp, Đậu…điều quan
trọng là bà con cần biết trong vòng ít nhất là 3 năm, không nên trồng liên tiếp các vụ ớt với các vụ sản xuất cây
họ Cà như Cà chua, Cà tím … nếu trồng trên nền đất cũ thì nhất thiết phải xử lý đất bằng nấm đối kháng Tri-côđẹt-ma như chế phẩm TRICHO-MX để hạn chế nấm bệnh.
Thứ hai nữa là đất trồng không quá phèn mặn, pH thích hợp từ 5,5-6,5, nếu độ pH<5,5 phải bón thêm vôi để
tăng độ pH thích hợp. Sau khi cày đất tơi xốp Bà con rải vôi để xử lý đất khoảng 50kg/1000m2. Để tiện công
phun xịt, giảm giá thành Bà con có thể sử dụng MX–Độ pH. Dùng MX-Độ pH thay thế cho việc bón vôi với chi
phí thấp hơn, tiết kiệm nhân công, đặc biệt không gây phản ứng tỏa nhiệt làm hư hại rễ cây trồng.
Thứ ba là do cây ớt không giống với cây rau ăn trái khác, cây ớt phải trải qua giai đoạn vườn ươm khoảng 25-30
ngày rồi mới đem ra đồng, do đó vào giai đoạn này Bà con có thể phun bổ sung cho cây con loại phân bón lá
như Food- MX1. Với Food-MX1 có chứa đến 35% đạm, trong đó lân và kali chỉ chứa 5%, đặc biệt trong FoodMX1 còn có bổ sung thêm các phụ gia đặc hiệu sẽ giúp cây phát triển và nhú đọt mới nhanh, cây có bộ lá xanh
hơn.
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sẽ chuyển qua giai đoạn sinh trưởng sinh thực, nghĩa là
cây ớt sẽ bước vào giai đoạn ra hoa kết trái, vào giai đoạn này để cây có khả năng cao trong việc ra hoa tốt Bà
con nên bổ sung loại phân có chứa lân như Ép- bo- Bột Ra Hoa sẽ giúp cây phân hóa mầm hoa nhanh và nhiều
hơn. Ngoài ra, F.Bo còn chứa nguyên tố Bo giúp hoa dễ đậu trái sau này. Do đặc tính của cây ớt là vừa nuôi trái


vừa có những đợt hoa sau nên khi cây đã đậu trái, Bà con cần cung cấp dinh dưỡng để cây nuôi trái tốt cũng như
tiếp tục phân hóa mầm hoa cho những lứa sau. Rõ ràng, ngoài lượng phân đạm, kali để nuôi trái, cần thiết phải
cung cấp thêm lượng lân để tạo mầm hoa. Khi cây đã cho trái lúc này Bà con nên dùng phân bón lá như Phútem- mờ- ít 5 phun 1-2 lần để giúp trái tăng trưởng nhanh, trái to nặng, mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày. Để
tăng chất lượng trái, Bà con nên pha chung phút-em- mờ- ít 5 với phân hữu cơ sinh học Nu- tri-mít phun cho
cây. Bà con chỉ nên phun ở liều lượng thấp và chỉ phun 1 đến 2 lần.

Bên cạnh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đối với cây ớt do cho nhiều trái và phát triển cành nhánh nhiều, Bà con
nên làm giàn để đỡ cho cây tránh đỗ ngã, vì khi ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh sẽ dễ làm bong gốc, Bà con
nên cắm cây (chiều dài khoảng 7 tất đến 1 m) để chống đỡ, mỗi cây ớt cắm 1 cây, cắm xiên buộc vào thân chính,
có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng. Đồng
thời, tỉa bỏ những cành nhỏ bên dưới để tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển, cây cho năng suất cao.

Để ớt chín đều
07:25, 23/08/2011
Mỗi chùm ớt thường có 3-5 quả, hoa trong 1 chùm nở
3-4 ngày mới hết nên trong điều kiện chăm sóc bình
thường ớt chín không tập trung, mỗi ngày phải thu hái
1 lần mất nhiều thời gian lao động. Để các trái ớt chín
đều trong 1 chùm, thu hoạch nhanh giảm công lao
động, nhà nông cần lưu ý một số biện pháp chăm sóc
sau.
Bón nhiều phân gia cầm hoai mục: Phân gia cầm hoai mục
rất thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển, năng suất cao,
chất lượng tốt. Phân gia cầm nên bón lót 50% lúc trồng khoảng 3-5 tạ/sào và bón thúc cho ớt
sau trồng 3-4 tháng làm tăng tuổi thọ của cây ớt.
Bón vôi bột: Độ pH thích hợp cho cây ớt sinh trưởng, phát triển thuận lợi khoảng 6-7, với
những chân đất chua, độ pH < 5,5 cần bón thêm vôi bột. Lượng bón 18-25kg/sào. Vôi được
rải đều trên mặt ruộng trước khi làm đất, cày bừa trộn đều vôi với đất để hả vôi trong 7-10
ngày mới tiến hành trồng ớt.
Bón cân đối đạm và kali cho ớt theo tỷ lệ 1N : 1K2O với mỗi lần bón thúc để tăng khả năng
chống bệnh hại cho cây và tăng chất lượng quả ớt chín. Tùy vào màu sắc tán lá xanh hay
vàng, năng suất quả sau mỗi lần thu hái, bón thúc 10-15 ngày/lần, mỗi lần 2-4 kg đạm ure + 24 kg kali clorua/sào.
Phun phân bón lá chất lượng cao. Sử dụng một trong hai sản phâm Vườn sinh thái hoặc Bioplant phun cho ớt 10 ngày/lần. Trong hai sản phẩm phân bón lá cao cấp này có chứa nhiều axit
amin, nguyên tố đa, trung, vi lượng cân đối, các enzim, vitamin, chất auxin cần thiết cho cây
trồng và các chủng vi sinh vật hữu ích làm tới xốp đất, tăng khả năng tổng hợp và phân hủy
xác hữu cơ nên làm tăng độ màu mỡ của đất, giảm 20-30% lượng phân bón vô cơ. Nhờ có các

auxin kích thích sinh trưởng điều tiết cho các quả/chùm giúp cho quả ớt lớn nhanh, độ đồng
đều cao, chín sớm. Thực tế các hộ nông dân xã Thanh Vân, Hương Lâm, Mai Đình (huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vụ thu đông 2009 sử dụng 2 sản phẩm này phun cho ớt làm trái
chín đều, tăng 15-20% năng suất quả.
Luân canh hàng năm với cây lúa nước để hạn chế nguồn bệnh cho vụ sau.
Sử dụng sản phẩm Phytoxin VS để phòng các loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn cho ớt rất hiệu


quả. Phytoxin VS là loại sản phẩm sinh học nằm trong nhóm Exin-4.5HP đã được đăng ký sử
dụng tại Việt Nam từ năm 2009. Sản phẩm Phytoxin VS có cơ chế tác dụng như một loại “vac
xin” cho cây trồng.
Cách sử dụng, phun dung dịch Phytoxin VS (pha 1 gói 10ml/8 lít nước) ướt hạt nứt nanh, để
hong khô trong bóng râm, sau đem gieo. Phun cho ớt lúc mọc có 2-3 lá thật và các lần sau
cách nhau 12-15 ngày. Kết quả sử dụng sản phẩm Phytoxin VS phòng bệnh cho ớt ở huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vụ đông 2009 và vụ xuân năm 2010 rất tốt, cây ớt hoàn toàn không
bị các bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh lở cổ rễ, thán thư, sương mai làm thối trái.
Theo Báo Nông nghiệp VN
Tin cũ hơn:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ớt
I. CHỌN GIỐNG: giống phải có tính thích nghi cao với từng
mùa vụ. Hiện nay, vụ Hè Thu có thể chọn giống ớt lai Hai mũi
tên đỏ số 207, giống CN 225 đề kháng khá tốt với bệnh thán
thư - nổ trái, vụ Đông Xuân có thể chọn giống P22, P34 vỏ trái
dầy, màu đẹp, năng suất 10 - 15 tấn/ha tùy vùng đất, tùy điều
kiện canh tác.

II. KỸ THUẬT TRỒNG:
Thời vụ:
- Vụ sớm: gieo T8 - T9, trồng T9 - T10, thu hoạch T12 - T1 đến T4 - T6 năm sau.

- Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 - T11, trồng T11 -T12, thu hoạch T2- T3 trở đi.
- Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 - T5, trồng T5 - T6, thu hoạch T8 - T9 trở đi.

Chuẩn bị cây con trong bầu, khay: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng ủ hoai + 0,5 tro trấu cho
vào bầu/khay và gieo hạt vào chăm sóc, che nắng, phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ chích
hút làm lây lan bệnh virus. Cây con đạt 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày) có thể mang ra trồng,
nếu có màng phủ có thể trồng sớm hơn (20 - 25 ngày tuổi).

Xử lý đất lên liếp: Nếu trồng trên đất ruộng thấp: Trước khi trồng nên đưa nước vào ngập
ruộng 10 cm, rải 100 kg vôi càn long cho 1.000 m2. Ngâm khoảng 7 - 10 ngày, sau đó tháo
nước ra và tiến hành lên liếp. Liếp cao 30 - 50 cm, mặt liếp rộng 70 - 80 cm, liếp cách liếp
1,2 m tính từ giữa liếp.


Khoảng cách trồng: có thể trồng hàng đơn để tận dụng cây tái sinh hoặc trồng hàng đôi.
- Trồng hàng đơn: cây cách cây 40 cm.
- Trồng hàng đôi: cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm.
Nên phủ bạt trước khi đặt cây để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại và giữ kết cấu đất luôn tơi xốp
cho rễ mọc khỏe về sau.

Tỉa cành: tỉa bỏ tất cả những cành mọc phía dưới chảng ba, tạo điều kiện thông thoáng,
đủ ánh sáng bên dưới tán cây để hạn chế mầm bệnh tấn công. Khi có cành, lá, trái bị sâu
bệnh xâm nhiễm cũng nên mạnh dạn cắt bỏ và đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ để tránh lây
lan.

III. BÓN PHÂN (liều lượng cho 1.000m2)
Phân bón gốc:
- Bón lót: 1 - 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ
Super Humic + 2 kg Micromate (trung vi lượng) + 2 kg Basudin 10 H.
- Bón thúc lần 1 (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg HỢP TRÍ Super

Humic.
- Bón thúc lần 2 (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg
Nitrabor.
- Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g HỢP TRÍ Super
Humic ngâm chung để tưới 5 - 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây
ớt nếu không phủ bạt).

Phân bón lá: Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục
đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh
trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao nhưng trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp,
đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.
Tránh lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng
trưởng nhất là khi cây đang nuôi trái, vì cây sẽ dễ mẫn cảm với bệnh hại và làm giảm
phẩm chất trái.
- Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng: phun Hydrophos liều 50 ml/bình 16 lít, giúp
cây chống đén, cây thành thục và ra hoa sớm, ra hoa đồng loạt.
- Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: phun Bud Booster, có chứa kẽm, ma-nhê, bo
nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê


nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại. Liều lượng 20 g/bình 16
lít.
- Ngày thứ 30 và 37 sau trồng: phun Bortrac (20 ml/bình 16 lít)
giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, không bị rụng cù nèo.
- Khi trái đang phát triển: cây cần rất nhiều can-xi và kali để
tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng
thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Phun 2 loại phân bón lá
Caltrac + HỢP TRÍ HK 7-5-44+TE (15 ml + 40 g/bình 16 lít),
5 - 6 ngày/lần phun.


IV. PHÒNG TRỊ BỆNH:
Đối với kỹ thuật trồng ớt, biện pháp canh tác - xử lý đất, bón
phân cân đối, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, phun
thuốc sớm khi thời tiết thay đổi để phòng bệnh sẽ đạt hiệu quả
cao hơn việc dùng thuốc khi bệnh đã phát triển nặng.

Sử dụng thuốc phòng bệnh:
- Phòng bệnh hại rễ: sau khi đặt cây 10 - 15 ngày dùng thuốc gốc đồng tưới hoặc phun
vào vùng rễ cây ớt. Nếu sử dụng thuốc Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) nên pha liều 1
g/1 lít nước để tưới hay phun, cũng có thể trộn với phân lót đáy trước khi trồng liều 0,5
kg/công.
- Phòng bệnh bộ phận cây trên mặt đất: phun thuốc sớm khi thời tiết thay đổi hoặc phun
định kỳ 7 - 10 ngày/1 lần. Sử dụng luân phiên 1 trong các loại thuốc như sau:
Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ), Phytocide 50WP, Agri-Life 100SL.
- Phòng bệnh thán thư thối trái ớt: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Caltrac (25 g + 15
ml/bình 16 lít).
- Phòng bệnh sương mai, thối ngọn, thối trái: Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) + Phytocide
50WP (25 g + 7 g/bình 16 lít) Mancozeb, Carbendazim, Polyram, Ridomil…

Sử dụng thuốc trừ bệnh: khi cây đã có triệu chứng nhiễm bệnh như thối trái, nổ trái,
đốm lá, thối cành… điều trước tiên cần phải làm là vệ sinh ruộng ớt bằng cách cắt và thu
gom bớt thân, cành, lá, trái bị bệnh đem ra khỏi ruộng thiêu huỷ hoặc chôn vùi để tránh
mầm bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc với liều tấn công 2 - 3 ngày một lần và phun liên
tiếp 2 - 3 lần/1 đợt bằng một trong những công thức sau. Áp dụng cho bình phun 16 lít:
- Agri Life 100SL (15 - 20 ml)
- Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) (20 g) + Polyram (40 g)
- Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) (20 g) + Phytocide 50WP (15 g)


- Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) (20 g) + Metalaxyl (20 - 30 g)

- Norshield 86.2WG (Đồng Đỏ) (20 g) + Carbendazim (50 ml)

Ngoài ra nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non biến
dạng, đổi màu, gân nổi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn), kể cả trái non cũng biến dạng thì
nên nhổ ngay để loại bỏ nguồn bệnh vì đây là bệnh do côn trùng chích hút truyền virus
không có thuốc trị.

V. PHÒNG TRỪ SÂU HẠI:
Đối với sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục trái hoặc rầy mật, bọ trĩ, bọ phấn, bà con có thể sử
dụng luân phiên một trong các loại thuốc như sau: Brightin 1.8EC, Actimax 50WG,
Thiamax 25WDG, Secure 10EC, Ammate,… liều lượng xem trên bao bì.



×