Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

THỬ NGHIỆM VACCINE SUIGEN DONOBAN 10 PHÒNG BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO TỪ 90 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.33 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM VACCINE SUIGEN DONOBAN - 10
PHÒNG BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO
TỪ 90 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG DUY
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

NGUYỄN HOÀNG DUY

THỬ NGHIỆM VACCINE SUIGEN DONOBAN - 10
PHÒNG BỆNH HÔ HẤP TRÊN HEO
TỪ 90 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 08/2012

i


PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Duy
Tên luận văn: “Thử nghiệm vaccine Suigen Donoban - 10 phòng bệnh hô
hấp trên heo từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng”.
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên
hướng dẫn và các đóng góp của hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp
ngày….... tháng…… năm…….
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii


LỜI CẢM ƠN
Con mãi khắc ghi công ơn trời biển của Cha Mẹ đã sinh thành và dưỡng dục
con nên người. Cảm ơn các anh chị thân yêu đã chia sẻ, động viên để em có được
niềm tin và nghị lực vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống và học tập.
XIN ĐƯỢC BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN CHÂN THÀNH
TS. Nguyễn Tất Toàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ môn Nội Dược cùng toàn thể quý thầy cô Khoa

Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
TS. Nguyễn Thị Phước Ninh và ThS. Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Chú Trần Văn Nhàn cùng toàn thể các anh chị tại trại chăn nuôi Năm Nhàn
đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại.
Công ty TNHH Virbac Việt Nam đã tài trợ cho tôi thực hiện đề tài.
Anh Nguyễn Phạm Huỳnh, chị Lê Thị Tuyết Toan: Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh; anh Đỗ Thanh Hóa, chị Trần Ngọc Uyên: Công ty TNHH
Virbac Việt Nam; chị Nguyễn Thị Ánh Hồng: học viên lớp Cao học Thú y khóa
2011 đã động viên và hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
CẢM ƠN
Tập thể lớp DH07DY và toàn thể những bạn bè thân yêu đã luôn bên cạnh,
chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Duy

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm vaccine Suigen Donoban - 10 phòng bệnh
hô hấp trên heo từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng” được tiến hành tại trại chăn
nuôi heo công nghiệp của ông Trần Văn Nhàn ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi,
Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 05/11/2011 đến ngày 16/02/2012. Thí nghiệm
được bố trí trên 2 lô: lô thí nghiệm (TN) sử dụng vaccine Suigen Donoban - 10 và
lô đối chứng (ĐC) không sử dụng vaccine Suigen Donoban - 10. Kết quả thí nghiệm
thu được như sau:
Tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính với Mycoplasma hyopneumoniae (MH) và

Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) ở lô TN giai đoạn 90 ngày tuổi đều là
100 %, còn ở lô ĐC lần lượt là (87,5 %; 100 %). Đến 185 ngày tuổi, tỷ lệ mẫu huyết
thanh dương tính với MH và APP ở lô TN lần lượt là (100 % và 91,7 %), còn ở lô
ĐC đều là 100 %. Hiệu giá kháng thể trung bình kháng MH và chỉ số kháng thể S/P
trung bình kháng APP ở thời điểm 90 ngày tuổi trên lô TN lần lượt là (2.175 ± 918;
78 ± 21) cao hơn so với lô ĐC (1.190 ± 472; 55 ± 11), với (P < 0,05). Đến thời điểm
185 ngày tuổi thì hiệu giá kháng thể trung bình kháng MH và chỉ số kháng thể S/P
trung bình kháng APP trên lô TN là (2.425 ± 1.153; 64 ± 19) thấp hơn lô ĐC
(2.495 ± 955; 70 ± 21), với (P > 0,05).
Tỷ lệ con ho, thở bụng, ho kết hợp thở bụng lô TN lần lượt là (20 %; 17,5 %;
12,5 %) thấp hơn so với lô ĐC (42,9 %; 19 %; 14,3 %) tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Tỷ lệ ngày con ho và ngày con thở
bụng lô TN lần lượt là (2,8 %; 1,7 %) thấp hơn lô ĐC (6,8 %; 4 %) với (P < 0,05).
Tỷ lệ ngày con ho kết hợp thở bụng lô ĐC thấp hơn lô TN (P < 0,05). Tỷ lệ con tiêu
chảy, viêm khớp lô TN thấp hơn lô ĐC (12,5 %; 5 % so với 33,3 % và 9,5 %), với
(P > 0,05). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy lô TN thấp hơn lô ĐC (0,8 % so với 3,7 %), với
(P < 0,05). Tỷ lệ ngày con viêm khớp lô TN là 0,5 % thấp hơn lô ĐC (0,9 %), với

iv


(P > 0,05). Tỷ lệ con viêm da và ngày con viêm da lô TN cao hơn lô ĐC (P > 0,05).
Tỷ lệ heo chết và loại thải của lô TN thấp hơn so với lô ĐC (17,5 % so với 23,8 %).
Trọng lượng trung bình của heo lô TN ở hai giai đoạn 90 ngày tuổi và xuất
chuồng lần lượt là (36,67 kg; 98,27 kg) cao hơn so với lô ĐC (34,88 kg; 94,63 kg),
(P > 0,05). Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) lô TN giai đoạn 90 ngày tuổi - xuất
chuồng là 627,14 cao hơn so với lô ĐC (571,45). Hệ số chuyển hóa thức ăn
(kgTĂ/kgTT) lô TN thấp hơn lô ĐC (2,88 so với 3,21).
Tỷ lệ phổi có bệnh tích nhục hóa lô TN thấp hơn lô ĐC (90,9 % so với
93,75 %), (P > 0,05). Điểm trung bình bệnh tích vi thể của tất cả phổi khảo sát ở lô

TN là (1,4 điểm) thấp hơn so với lô ĐC (2,44 điểm), (P < 0,05). Phân bố điểm bệnh
tích vi thể ở lô TN đa số nằm ở mức 1 điểm (66,67 %) còn lô ĐC đa số ở mức 2
điểm và 3 điểm (31,25 % và 37,5 %). Tỷ lệ hư hại phổi giảm rõ rệt ở lô TN
(34,2 %) so với lô ĐC (51,04 %), với (P < 0,05).
Lợi nhuận thu được trên 1 kg heo hơi xuất chuồng ở lô TN là (9.706 đồng)
cao hơn (3.834 đồng) so với lô ĐC (5.872 đồng).

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ....................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục....................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... ix
Danh sách các bảng, hình ảnh ..................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu trại ........................................................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lí .......................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng của trại ................................. 3
2.2 Công tác chăn nuôi - thú y tại trại thực tập ........................................................... 3
2.2.1 Hệ thống chuồng trại .......................................................................................... 3

2.2.2 Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho heo ............................................................... 4
2.2.3 Thức ăn cho heo ................................................................................................. 5
2.2.4 Qui trình nuôi dưỡng heo tại trại thực tập .......................................................... 5
2.3 Sơ lược về hệ hô hấp của heo................................................................................ 6
2.3.1 Chức năng và đặc điểm của đường hô hấp trên heo .......................................... 6
2.3.2 Các thể hô hấp trên heo ...................................................................................... 7
2.4 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo ......................................................... 7
2.4.1 Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae .......................... 7

vi


2.4.2 Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis) ........................................................... 8
2.4.3 Bệnh viêm đa khớp truyền nhiễm (bệnh Glasser).............................................. 9
2.4.4 Bệnh viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (Atrophic rhinitis) .............................. 9
2.4.5 Bệnh do Streptococcus suis.............................................................................. 10
2.4.6 Bệnh viêm phổi – màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae ............... 11
2.4.7 Hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp (Porcine Respiratory Reproductive
Syndrome = PRRS) ................................................................................................... 12
2.4.8 Bệnh cúm heo ................................................................................................... 12
2.4.9 Hội chứng ốm còi trên heo sau cai sữa ............................................................ 13
2.4.10 Sơ lược về bệnh phức hợp hô hấp trên heo (PRDC: Porcine Respiratory
Disease Complex) ..................................................................................................... 14
2.5 Sơ lược về vaccine .............................................................................................. 14
2.5.1 Khái niệm ......................................................................................................... 14
2.5.2 Nguyên lý phòng bệnh của vaccine ................................................................. 15
2.6 Giới thiệu về vaccine suigen Donoban – 10 ....................................................... 15
2.6.1 Giới thiệu.......................................................................................................... 15
2.6.2 Ưu điểm của vaccine suigen Donoban – 10 ..................................................... 16
2.6.3 Chỉ định ............................................................................................................ 16

2.6.4 Liều lượng và cách sử dụng ............................................................................. 16
2.7 Lược duyệt các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 19
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.......................................................................... 19
3.2 Đối tượng ............................................................................................................ 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 19
3.4 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 19
3.5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 21
3.5.1 Đánh giá miễn dịch dịch thể kháng MH và APP ............................................. 21
3.5.2 Đánh giá tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên heo thí nghiệm .......................... 21
3.5.3 Đánh giá khả năng tăng trưởng của đàn heo thí nghiệm.................................. 21

vii


3.5.4 Đánh giá bệnh tích đại thể và vi thể của phổi của heo thí nghiệm .................. 23
3.5.5 So sánh hiệu quả kinh tế của 2 lô thí nghiệm................................................... 25
3.6 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 26
4.1 Đánh giá miễn dịch dịch thể kháng MH và APP ................................................ 26
4.2 Đánh giá tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của heo thí nghiệm .............. 28
4.2.1 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng bệnh hô hấp trên heo thí nghiệm .... 28
4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy, viêm khớp, và bệnh khác trên heo thí nghiệm ....................... 30
4.2.3 Tỷ lệ heo chết và loại thải ở 2 lô thí nghiệm .................................................... 31
4.3 Đánh giá khả năng tăng trưởng của đàn heo thí nghiệm..................................... 33
4.4 Đánh giá bệnh tích đại thể và vi thể của phổi ..................................................... 34
4.5 So sánh hiệu quả kinh tế của 2 lô thí nghiệm...................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 42
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 45

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADE

: Vitamine A, D, E

APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

CS

: Cai sữa

CT

: Chuyển thịt

DNA

: Deoxyribonucleic acid

DTH

: Dịch tả heo


ĐC

: Đối chứng

ELISA

: Enzyme linked immuno sorbent assay

FMD

: Foot and mouth disease

GRAS

: Generally recognized as safe

HGKT

: Hiệu giá kháng thể

HI

: Haemagglutination inhibition

HSCHTA

: Hệ số chuyển hóa thức ăn

MH


: Mycoplasma hyopneimoniae

NAD

: Nicotiamide adenin dinucleotide

PCR

: Polymerase chain reaction

PCV

: Porcine circovirus

PRDC

: Porcine respiratory disease complex

PRRS

: Porcine reproductive and respiratory syndrome

PMWS

: Post weaning multisystemic wasting syndrome

RNA

: Ribonucleic acid


SIV

: Swine influenza virus

SS

: Sơ sinh

TLDT

: Tỷ lệ mẫu dương tính

TLTB

: Trọng lượng trung bình

TN

: Thí nghiệm

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

UV

: Ultra violet

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Qui trình vệ sinh phòng bệnh của trại .......................................................4
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn sử dụng trong trại ..................................5
Bảng 2.3 Thành phần trong 1 ml sản phẩm Suigen Donoban – 10 ........................15
Bảng 3.1 Qui trình tiêm vaccine cho heo trong trại................................................20
Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệm và qui trình tiêm vaccine trên heo nái và heo con ......21
Bảng 3.3 Số lượng heo, thời điểm lấy mẫu và số mẫu xét nghiệm ........................22
Bảng 3.4 Số lượng mẫu phổi làm tiêu bản vi thể ...................................................24
Bảng 4.1 Hiệu giá kháng thể trung bình kháng MH và chỉ số S/P trung bình kháng
APP của heo thí nghiệm ..........................................................................................26
Bảng 4.2 Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên heo thí nghiệm giai đoạn
từ 90 đến 185 ngày tuổi ...........................................................................................28
Bảng 4.3 Tỷ lệ tiêu chảy, viêm khớp, và viêm da trên heo thí nghiệm ..................30
Bảng 4.4 Tỷ lệ heo chết và loại thải của heo thí nghiệm........................................31
Bảng 4.5 Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm .................33
Bảng 4.6 Tỷ lệ các loại bệnh tích trên phổi của heo ở 2 lô thí nghiệm ..................34
Bảng 4.7 Tỷ lệ hư hại phổi của heo ở 2 lô thí nghiệm ...........................................38
Bảng 4.8 Mức độ tổn thương và phân bố điểm bệnh tích vi thể ............................39
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế giữa 2 lô thí nghiệm .....................................................40

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Heo lô đối chứng bị viêm dính màng phổi ..............................................36
Hình 4.2 Phổi trái của heo lô đối chứng bị xẹp ......................................................36
Hình 4.3 Phổi heo lô thí nghiệm bị nhục hóa .........................................................37
Hình 4.4 Phổi heo lô thí nghiệm có ổ mủ ...............................................................37

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu mới, xu thế chuyên môn hoá sản xuất, chăn nuôi trong trang trại tập trung
ngày càng phổ biến. Với quy mô chăn nuôi lớn, các chủ chăn nuôi tiết kiệm được
nhiều chi phí, thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng dễ bị thiệt hại hơn khi có bệnh
truyền nhiễm xuất hiện trong đàn heo. Trong các bệnh truyền nhiễm có ảnh hưởng
lớn đến ngành chăn nuôi thì bệnh đường hô hấp ở heo chiếm tỷ lệ cao. Theo
Christensen và Mousing (1999), đến khi giết mổ thì hầu như không có heo nào
không bị bệnh đường hô hấp. Chính vì thế bệnh trên đường hô hấp luôn là mối quan
tâm hàng đầu của nhà khoa học cũng như người chăn nuôi heo. Một số vi sinh vật
gây bệnh trên đường hô hấp trên heo như: Porcine Reproductive and Respiratory
Syndrome Virus (PRRSV), Swine Influenza Virus (SIV), Porcine Circovirus
(PCV), Mycoplasma hyopneumoniae (MH), Actinobacillus pleuropneumoniae
(APP), Bordetella bronchiseptica, Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis và
Streptococcus suis (Lâm Thị Tú Anh, 2010).
Điều trị bệnh hô hấp bằng kháng sinh làm giảm các triệu chứng bệnh, nhưng
không có hiệu quả loại trừ mầm bệnh hoàn toàn trên heo nhiễm bệnh (Harris, 2000),
do đó phòng bệnh trở thành vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, trên thị
trường có nhiều loại vaccine phòng bệnh đường hô hấp cho heo đồng thời cũng có
nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về đánh giá hiệu quả phòng bệnh đường hô hấp
bằng vaccine đơn giá (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010) cũng như vaccine kết hợp
với kháng sinh (Nguyễn Văn Nhã, 2011). Tuy nhiên ở nước ta chưa có nhiều nghiên
cứu đánh giá hiệu quả phòng bệnh đường hô hấp trên heo bằng vaccine đa giá.
Vaccine Suigen Donoban - 10, một loại vaccine đa giá tổng hợp chứa 15 loại kháng

1



nguyên (10 kháng nguyên vi khuẩn và 5 kháng nguyên độc tố), là vaccine phòng
bệnh hô hấp trên heo mới xuất hiện ở Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn sản xuất đặt ra, được sự chấp nhận của
Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn cùng sự hỗ
trợ của công ty Virbac, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm vaccine Suigen
Donoban - 10 phòng bệnh hô hấp trên heo từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine Suigen Donoban - 10 trong việc phòng
bệnh hô hấp trên heo từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng nhằm áp dụng vào thực tiễn
sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thử nghiệm với 2 lô: lô thí nghiệm (TN) và lô đối chứng (ĐC). Lô TN
sử dụng vaccine Suigen Donoban - 10. Lô ĐC không sử dụng vaccine Suigen
Donoban - 10.
Theo dõi heo giai đoạn từ 90 ngày tuổi đến xuất chuồng
Lấy máu xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng kháng thể kháng MH và APP
Theo dõi biểu hiện lâm sàng
Ghi nhận một số chỉ tiêu sinh trưởng, thức ăn tiêu thụ trên heo từ 90 ngày
tuổi đến xuất chuồng
Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể của phổi heo thí nghiệm
Tính hiệu quả kinh tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu trại
2.1.1 Vị trí địa lí
Trại chăn nuôi heo công nghiệp của chú Trần Văn Nhàn nằm trên đường
Nguyễn Thị Rành, ấp Canh Lý, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh,
cách trung tâm thị trấn Củ Chi khoảng 10 km về hướng Tây - Bắc.
Trại nằm trên khu đất rộng 1 hecta, với hai mặt giáp nhà dân, mặt sau là rừng
cao su, mặt còn lại là đường đất rộng 8 m, cách trục đường giao thông chính 500 m.
2.1.2 Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng của trại
Trại được thành lập từ năm 2003 với quy mô nhỏ và chăn nuôi heo thịt là chủ
yếu, qua nhiều năm kinh doanh có lãi trại tiếp tục mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn
dần. Đến nay, quy mô của trại gồm: hệ thống chuồng trại khoảng 5.000 m2, ao nuôi
cá 2.000 m2, nhà kho 300 m2, nhà ở 400 m2, phần còn lại trồng cây ăn trái. Tính đến
ngày 14/02/2012 trại có 1.744 con heo bao gồm: nái sinh sản (188 con), nái hậu bị
(9 con), heo con theo mẹ (242 con), heo sau cai sữa (375 con), heo thịt (930 con).
Ông Trần Văn Nhàn là giám đốc trực tiếp quản lý các công việc trong trại.
Trại không có nhân viên kỹ thuật, chỉ có 5 công nhân làm tất cả các khâu.
Chức năng chính của trại là cung cấp thịt thương phẩm cho thị trường.
2.2 Công tác chăn nuôi - thú y tại trại thực tập
2.2.1 Hệ thống chuồng trại
Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và được chia thành 3
khu: khu nuôi heo nái, khu nuôi heo sau cai sữa và khu nuôi heo thịt. Trại được lợp
bằng tole, kiểu nóc đôi, vật liệu làm chuồng là thép mạ kẽm, có quạt làm mát khi
nhiệt độ vượt quá mức qui định. Để phù hợp với đặc điểm sinh lý và kỹ thuật chăm
sóc, mỗi dãy chuồng có những đặc điểm riêng. Dãy nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ

3


có dạng chuồng sàn, mỗi ô gồm 3 phần: phần giữa lót dale xi măng dành cho heo
mẹ, xung quanh có chắn sắt hạn chế heo mẹ đè con, hai bên có phần giành cho heo

con được lót bằng dale nhựa, ngoài ra còn có hệ thống đèn úm để sưởi ấm heo con.
Dãy nuôi nái mang thai có sàn bằng xi măng, mỗi con được nuôi riêng trong lồng
sắt, hệ thống máng ăn và uống chung được bố trí từ đầu đến cuối dãy. Dãy nuôi heo
sau cai sữa có dạng chuồng sàn, lót dale bằng xi măng, xung quanh làm song sắt, có
1 máng ăn và 2 vòi nước tự động. Dãy nuôi heo thịt được xây dựng kiểu chuồng hở,
có 1 máng ăn và 4 núm uống tự động. Mỗi ô diện tích khoảng 30 m2, nuôi khoảng
18 - 20 con heo.
2.2.2 Qui trình vệ sinh phòng bệnh cho heo
Bảng 2.1 Qui trình vệ sinh phòng bệnh của trại
Đối tượng

Thời điểm

Loại thuốc

1 ngày

Excede

3 ngày

Sắt (lần 1) + Catosal

7 ngày

Respi-sure One (Suyễn heo)

10 ngày

Sắt (lần 2)


15 ngày

Swivac C (Dịch tả)

28 ngày

Tulathromycin

70 ngày

Aftopor (FMD)

4 tuần

Amervac (PRRS)

Heo nái

15 ngày

Auskipra-BK/GN (Giả dại)

trước khi đẻ

7 ngày

Kí sinh trùng

3 ngày


Tắm + sát trùng

12 giờ

Calcimax

1 ngày

Gentamox

3 ngày

Gentamox

15 ngày

Swivac C (Dịch tả)

24 ngày

ADE + Farrowsure (Parvo virus)

Heo con

Nái sau đẻ

Chú thích: FMD: foot and mouth disease; ADE: vitamine A, D, E

4



Sát trùng trại hàng tuần bằng Novadine 10 %. Các dãy chuồng sau khi
chuyển heo được rửa sạch sẽ, để khô, sau đó khò bằng bình ga, quét vôi và để trống
chuồng khoảng 1 tuần trước khi chuyển heo vào.
2.2.3 Thức ăn cho heo
Thức ăn sử dụng cho heo hậu bị, nái nuôi con và nái cai sữa là cám M’118
của công ty Guyomarc’h Việt Nam. Nái mang thai cho ăn cám 654 của cơ sở Thái
Mỹ. Heo con theo mẹ từ tập ăn đến cai sữa dùng cám RT Red 1012 của công ty
Cargill Việt Nam. Heo con từ cai sữa đến 40 kg sử dụng cám Jolie, từ 40 kg đến
xuất chuồng sử dụng cám Boss 110 của Guyomarc’h Việt Nam.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn sử dụng trong trại
Thức ăn

M’118

654

BOSS 110

hỗn hợp

RT RED

JOLIE 2

1012

Đạm (%)


16

14

18

21

20

Xơ (%)

6

10

4,5

5

4

Béo (%)

-

7

-


-

-

P (%)

0,7

1

0,6

0,55

0,6

Ca (%)

0,8 - 1,2

1,2

0,8 - 1,2

0,7 - 1,2

0,7 - 1,2

NaCl (%)


0,3 - 0,8

-

0,2 – 1

-

0,2 - 0,5

13

14

13

14

13

3000

2500

3000

3200

3200


Ẩm độ (%)
NLTĐ (Kcal/kg)

Nguồn: phòng kỹ thuật trại chăn nuôi heo công nghiệp Nguyễn Văn Nhàn năm 2012
Chú thích: NLTĐ: năng lượng trao đổi
2.2.4 Qui trình nuôi dưỡng
Heo con mới sinh dùng khăn lau sạch nhớt trong miệng giúp heo tránh bị
ngạt, thoa bột Mistrans và cho vào chuồng ủ ấm. Khi heo mẹ đẻ được 4 - 5 con thì
cho heo con bú sữa đầu. Heo con được 1 ngày thì tiến hành bấm răng, cắt đuôi, 5
ngày tuổi thì tập ăn bằng thức ăn RT Red 1012 của Cargill, 6 ngày tuổi thì tiến hành
thiến. Heo con được 28 ngày tuổi thì chích Tulathromycin và tiến hành cai sữa, heo

5


mẹ được tách đi, heo con vẫn tiếp tục được nuôi ở chuồng nái 5 - 6 ngày để giúp
heo giảm stress sau đó chuyển heo con qua chuồng cai sữa. Heo con cai sữa cho ăn
với lượng ít và được chia làm nhiều lần trong ngày. Trong 1 tuần đầu cho ăn thức ăn
RT Red 1012 như lúc tập ăn sau đó trộn cám Jolie theo tỷ lệ 5:1 để chuyển dần sang
thức ăn mới. Khoảng 1 tuần sau chuyển dần sang tỷ lệ 1:1 và cho ăn hoàn toàn bằng
cám Jolie sau 3 tuần cai sữa. Khi heo được 60 ngày tuổi thì tiến hành chích
Gentamox (2 ml/con) và chuyển xuống chuồng nuôi thịt. Heo được cho ăn uống tự
do bằng máng ăn, núm uống tự động. Hằng ngày công nhân thường xuyên kiểm tra
đàn heo, khi phát hiện heo bệnh hoặc bị tổn thương do đánh nhau thì nhốt riêng
hoặc có kế hoạch loại thải nếu cần.
2.3 Sơ lược về hệ hô hấp của heo
2.3.1 Chức năng và đặc điểm của đường hô hấp của heo
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường chung
quanh, gồm sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí. Tham gia vào quá trình này
là O2 cần cho sự biến dưỡng các chất ở mô bào (oxy hóa) và CO2 là sản phẩm cuối

cùng của quá trình trao đổi chất. Ngoài CO2 phổi còn tham gia bài tiết các sản phẩm
bay hơi khác khỏi cơ thể như các thể keto, các thể acid (Nguyễn Như Pho, 2000).
Đường dẫn khí phân nhánh thành hệ thống ống dẫn khí. Hệ thống ống dẫn
này dẫn không khí tới biểu mô phế nang để trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao
gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và
tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng ngực thì chia thành hai phế quản gốc, mỗi
phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế quản gốc chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế
quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế nang tận cùng. Phế nang là phần chấm dứt
của tiểu phế quản tận cùng. Ngoại trừ xoang miệng và vùng hầu, phía trong lòng
ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết chất nhày (Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2007). Phổi chiếm gần trọn vẹn phần giữa xoang ngực, gồm phổi
trái và phổi phải, thông thường dung tích của phổi phải lớn hơn phổi trái. Mỗi lá
phổi chia làm nhiều thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô, riêng phổi phải
có thêm thùy azygot (thùy phụ).

6


2.3.2 Các thể hô hấp
Thở thể hỗn hợp: đây là phương thức thở bình thường, có sự tham gia của cơ
ngực và cơ bụng. Quan sát ta thấy khi thở thành ngực và thành bụng cùng hoạt động
nhịp nhàng. Tất cả các gia súc trong điều kiện sinh lý đều thở theo phương thức
này, trừ chó bình thường thở thể ngực.
Thở thể ngực: khi thở chỉ có các cơ vùng ngực tham gia, cơ bụng và cơ
hoành hầu như không hoạt động, thở thể này xảy ra khi các cơ quan vùng bụng mắc
bệnh viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, gan lách sưng to, bàng quang sưng do bí tiểu.
Thở thể bụng: khi thở chỉ thấy các cơ hoành và cơ bụng tham gia, thở thể này
xảy ra khi các cơ quan trong xoang ngực mắc các bệnh viêm màng phổi, tích nước
xoang ngực, chấn thương vùng ngực (Nguyễn Như Pho, 2000).
2.4 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo

2.4.1 Bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae
Bệnh viêm phổi địa phương (bệnh suyễn heo) là bệnh truyền nhiễm do
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra, thường xảy ra ở thể mãn tính, lưu hành
ở một địa phương. Tỷ lệ mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp
(khoảng 16 %) nếu không ghép với các bệnh khác. MH thuộc giống: Mycoplasma,
loài Mycoplasma hyopneumoniae (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng: thể cấp tính ít gặp, chủ yếu phát sinh ở đàn heo chưa từng
nhiễm bệnh lần nào. Heo bệnh có biểu hiện kém ăn hay bỏ ăn, bỏ bú, da có phần
nhợt nhạt, thân nhiệt cao khoảng 400 C có khi kéo dài trong nhiều ngày. Xuất hiện
những xáo trộn hô hấp như ho, hắt hơi, khịt mũi, chảy nước mũi nhiều. Heo thở
nhanh, nhiều nhưng thở rất khó khăn (thở há mồm, thở bằng bụng, ngồi thở kiểu
chó ngồi). Thể mãn tính: heo bệnh có thân nhiệt bình thường, ho dai dẳng (ho
“khô”, ho từng hồi), thở khó, thở khò khè về đêm, heo gầy còm, da nhợt nhạt, lông
xù, có thể tiêu chảy, heo có thể chết đột ngột (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: viêm phổi khởi phát từ vùng thùy giữa lây sang thùy đỉnh và thùy
hoành cách mô. Bệnh thường thấy ở thùy đỉnh và thùy giữa, phổi phải thường nặng
hơn phổi trái với các bệnh tích như hóa gan, nhục hóa (Trần Thanh Phong, 1996).

7


Điều trị: theo Harris (2000), kết hợp các loại kháng sinh trong điều trị sẽ
mang lại hiệu quả giảm các triệu chứng của bệnh viêm phổi địa phương, các kháng
sinh bao gồm tilmicosin, tiamulin, enrofloxacin, oxytetracyclin, lyncomycin. Tuy
nhiên, sử dụng kháng sinh để điều trị không có hiệu quả loại trừ MH trên heo đã
nhiễm bệnh. Điều trị bệnh viêm phổi địa phương phải kết hợp điều trị bệnh kế phát.
Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý: giữ chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ.
Sát trùng chuồng, máng ăn, máng uống thật kỹ lưỡng. Không nuôi nhốt heo với mật
độ cao. Áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra. Phòng bệnh bằng vaccine: dùng
vaccine gồm tế bào MH với chất bổ trợ đã làm giảm bệnh do hình thành kháng thể

kháng MH trong huyết thanh, ngăn ngừa sự phát triển bệnh tích đại thể trên đàn heo
gây bệnh thực nghiệm. Một số vaccine phòng bệnh viêm phổi địa phương do MH
được trình bày ở phụ lục 1.
2.4.2 Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis)
Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida,
thuộc họ Pasteurellaceae, giống Pasteurella gây ra. Bệnh thường ghép với bệnh
dịch tả heo, viêm phổi địa phương truyền nhiễm (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng: thể quá cấp tính, bệnh diễn biến rất nhanh trong vòng 12 - 24
giờ, heo sốt 410 C, nằm yên một chỗ, bỏ ăn, thở khó, có thể thủy thủng ở hầu. Thể
cấp tính, heo có thể chết sau vài ngày, sốt cao 40,50 C - 410 C, chảy nhiều nước mũi,
lúc đầu loãng sau đặc dần, có thể có mủ hoặc đôi khi có máu, hầu sưng, da có thể
thấy xuất huyết hoặc tụ huyết, heo lúc đầu bón sau đó có thể tiêu chảy. Vùng bụng
và ngực sưng to đỏ sậm. Thể mãn tính, bệnh kéo dài từ 3 - 6 tuần. Heo gầy còm,
khó thở, ho nhiều có thể tiêu chảy liên miên, có khi thấy viêm khớp, da bong vảy, đi
đứng không vững (Nguyễn Như Pho, 2000).
Bệnh tích: thể quá cấp, thường không điển hình. Thấy tụ huyết, xuất huyết và
thấm dịch ở mô liên kết, đôi khi có thể thấy tim xuất huyết điểm. Thể cấp tính, viêm
phổi thùy lớn, phổi bị gan hóa, viêm bao tim tích nước, có khi xuất huyết điểm ở
tim. Hạch sưng to thủy thủng, đôi khi có thể gặp thận tụ máu, dạ dày ruột viêm cata,
lách bình thường hoặc bị tụ máu (Nguyễn Như Pho, 2000).

8


Điều trị: phát hiện kịp thời, cách ly thú bệnh, phòng bệnh cho toàn đàn. Khắc
phục yếu tố mở đường, dùng kháng sinh trị căn bệnh: streptomycine (20 mg/kg). Có
thể dùng riêng penicilline (50.000 UI/kg) hoặc phối hợp với streptomycine và
penicilline. Có thể dùng sulfamide: sulfamerazin, sulfamethazin, sulfaquinoxaline
(150 - 200 mg/kg). Lưu ý: đã có hiện tượng đề kháng với kháng sinh.
Phòng bệnh: vệ sinh phòng dịch, bồi dưỡng, chăm sóc tốt đàn heo nhất là

những lúc giao mùa. Thường xuyên tẩy uế sát trùng chuồng trại. Có thể dùng kháng
sinh phòng bệnh: tiamulin (40 ppm) trộn vào thức ăn. Phòng bằng vaccine: Có thể
dùng vaccine keo phèn (5 ml/heo 3 tháng tuổi), miễn dịch kéo dài 6 tháng; vaccine
nhũ hóa (1 - 2 ml/con), miễn dịch kéo dài 6 tháng (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.3 Bệnh viêm đa khớp truyền nhiễm do Haemophilus parasuis (Glasser)
Glasser là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra.
Triệu chứng: heo sốt 400 C - 41,50 C, bỏ ăn, khó thở, ho, đi khập khiễng hoặc
ngồi kiểu chó, sưng khớp, thủy thủng ở mí mắt, lỗ tai và mặt. Sau 2 - 5 ngày, heo
bệnh sẽ chết với biểu hiện đỏ đều tím xanh trên da (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: viêm màng phổi nhiều sợi huyết, viêm ngoại tâm mạc, viêm phúc
mạc, có thể gặp viêm phế quản phổi. Viêm khớp, dịch khớp đục và có những cặn
sợi huyết màu vàng xanh ở xoang khớp (Trần Thanh Phong, 1996).
Điều trị: Haemophilus parasuis nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh như
penicillin, amoxicillin, tetracycline, cephalexin. Sự đề kháng của vi khuẩn sẽ xảy ra
nhanh chóng khi sử dụng kháng sinh thường xuyên (Nguyễn Trung Ngoan, 2005).
Phòng bệnh: huyền trọc chứa 1010 vi khuẩn/ml hỗn hợp với 15 - 20 %
Al(OH)3 tiêm dưới da (4 - 10 ml) cho phòng vệ tốt (Trần Thanh Phong, 1996). Một
số vaccine phòng bệnh viêm đa khớp truyền nhiễm được trình bày ở phụ lục 1.
2.4.4 Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm (Atrophic rhinitis)
Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm do nhiều nguyên nhân gây ra trong
đó vi trùng Pasteurella multocida type D chiếm 30 - 57 %, vi trùng Bordetella
bronchiseptica chiếm 3 - 15 %, vi trùng Streptococcus pyogenes chiếm 7 - 13 %,
virus viêm xoang mũi Done chiếm 5 - 30 % trường hợp (Trần Thanh Phong, 1996).

9


Triệu chứng: thân nhiệt gần như bình thường. Heo ngứa mũi, hắt hơi, chảy
nhiều nước mũi, nước mắt. Sau đó nước mũi đặc dần có mủ, đôi khi ho. Trên heo
cai sữa thường gặp ho khan và khó thở hơn heo trưởng thành. Xương mặt bị teo,

méo mó ở những mức độ khác nhau: hàm dưới nhô ra do hàm trên ngắn lại, mõm
nghiêng về một phía, da nhăn nheo. Những biến chứng thường gặp là viêm xoang
mũi, trán, viêm họng, viêm phổi, viêm màng não (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: bên trong lỗ mũi có mủ và nhiều tế bào bị hủy hoại, vách sụn giữa
mũi bị hủy hoại hay bị uốn cong, loa mũi mất hoàn toàn hay hủy hoại từng phần,
xương hàm trên cong và ngắn lại, các hạch lâm ba vùng đầu bị sưng, phổi xẹp, viêm
phổi có bọng mủ, viêm màng phổi - phổi (Trần Thanh Phong, 1996).
Điều trị: cần xác định rõ nguyên nhân chính và phụ để điều trị có hiệu quả.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do Bordetella bronchiseptica thì dùng sulfamide,
polymycine B, oxytetracycline, chloramphenicol. Có thể nhỏ mũi bằng dung dịch
lugol (Trần Thanh Phong, 1996).
Phòng bệnh: vệ sinh phòng bệnh, nuôi dưỡng đủ chất, tỷ lệ Ca/P hợp lý, bổ
sung acid amin nhất là lysine. Heo con mua về phải cách ly theo dõi trong 2 tháng,
heo nái mua về nên theo dõi cho đến khi nái đẻ được 2 tháng. Nếu có dịch xảy ra,
nên diệt toàn bộ, tiêu độc bằng NaOH 1 %. Ở Pháp đã sản xuất và sử dụng vaccin
Bordetella bronchiseptica (hấp thụ bởi hydroxide aluminium) để phòng bệnh (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.4.5 Bệnh do Streptococcus suis
Streptococcus suis là cầu khuẩn gram (+), đường kính 0,5 - 1 μm, xếp thành
chuỗi, hiếu khí hay yếm khí tùy nghi (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng: trên heo sau khi sinh: xáo trộn vận động, liệt nhẹ, khớp nóng và
đau. Trên heo khoảng 10 - 15 ngày sau cai sữa có biểu hiện thần kinh, run rẩy, trợn
mắt, có hoặc không có viêm khớp, cử động bơi chèo. Trên heo nái: chảy nước nhờn
âm hộ, có thể sẩy thai, nước tiểu đục, có thể có máu, mủ (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: heo có thể viêm khớp có mủ, viêm phúc mạc có sợi huyết, sung
huyết gan và phổi, viêm ngoại tâm mạc có nhiều thanh dịch và sợi huyết, sung

10



huyết thận và màng não, thủy thũng não, viêm tử cung, viêm bàng quang có mủ,
viêm thận có mủ (Trần Thanh Phong, 1996).
Điều trị: heo nhiễm bệnh được điều trị từng cá thể bằng cách tiêm kháng sinh
penicillin hoặc ampicillin. Điều trị sớm giúp giảm thiệt hại và có thể hồi phục hoàn
toàn. Nếu heo bị co giật có thể dùng thuốc an thần. Cung cấp nước và các chất điện
giải qua miệng và trực tràng (12 ml/kg thể trọng) (Trần Thanh Phong, 1996).
Phòng bệnh: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt
mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi. Hạn chế các yếu tố làm giảm sức đề kháng
của heo như: thay đổi thức ăn, môi trường đột ngột, chuyển đàn, nuôi nhốt quá chật,
điều kiện vệ sinh thông thoáng kém.
2.4.6 Bệnh viêm phổi - màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae
APP là vi khuẩn gram (-), có capsule, kị khí tùy nghi, không bào tử, không di
động (Đặng Thị Thu Hường, 2005).
Triệu chứng: thể quá cấp, heo sốt trên 400 C, ói mửa, tiêu chảy, ở mũi và
miệng có thể có sùi bọt có máu. Heo chết sau 24 - 36 giờ. Đôi khi con vật chết đột
ngột mà không hề có biểu hiện bệnh nào. Thể cấp tính, heo ủ rũ, kém ăn, khó thở,
thân nhiệt tăng. Heo có thể chết hoặc qua khỏi nếu vượt qua 4 ngày đầu (con vật
này sẽ chuyển thành dạng mãn tính dai dẳng). Thể mãn tính, heo không sốt hoặc sốt
nhẹ, đôi khi ho, kém ăn dẫn đến giảm trọng lượng (Đặng Thị Thu Hường, 2005).
Bệnh tích: ở thể cấp tính, phổi có màu hồng sậm đến đỏ mận, có bọt máu ở
khí quản, dịch máu trong xoang ngực, viêm dính sợi huyết giữa phổi với thành
ngực, hoành cách mô và màng ngoài tim. Trên heo bệnh mãn tính, những tổn
thương ở phổi sẽ biến đổi sau vài tuần và khó phân biệt với những tổn thương do
những bệnh đường hô hấp khác (Đặng Thị Thu Hường, 2005).
Điều trị: cần phát hiện sớm và điều trị từng cá thể bằng cách tiêm một trong
các loại kháng sinh sau: amoxycillin, ampicillin, enrofloxacin, tiamulin, penicillin.
Phòng bệnh: phát hiện sớm heo bệnh, cách ly điều trị kịp thời. Tiêm vacin
phòng bệnh cho heo định kì 6 tháng/1 lần ở những khu vực có lưu hành bệnh. Vệ
sinh chuồng trại, giữ chuồng trại khô sạch, thoáng mát vào mùa hè và kín ấm vào


11


mùa đông. Heo trước khi nhập vào đàn cần nuôi 4 tuần ở chuồng cách ly và kiểm
tra huyết thanh để loại trừ heo bệnh và mang trùng (Phạm Sỹ Lăng và ctv, 2006).
2.4.7 Hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp (PRRS)
Hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp là bệnh do virus ARN có vỏ bọc gây ra
với đặc điểm: gây sảy thai và chậm lên giống trở lại cùng với sự tăng số heo chết
lúc sinh, tăng số heo con chết trước khi cai sữa (Trần Thanh Phong, 1996).
Triệu chứng: trên heo nái có biểu hiện kém ăn, thở khó, sốt không ổn định (ít
khi vượt quá 400 C), sẩy thai có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn, có thể cương mạch hay
sung huyết ở tai, mũi, đuôi. Sự cho sữa bị ảnh hưởng và heo nái chậm lên giống trở
lại. Heo nọc lờ đờ, tái xanh ở lỗ tai, chất lượng tinh giảm. Heo con theo mẹ có biểu
hiện thủy thủng ở mí mắt, viêm màng tiếp hợp mắt, da tái xanh, tiêu chảy phân lỏng
màu đỏ nâu hay xám, khó thở, viêm màng não. Heo cai sữa và heo nuôi vỗ có biểu
hiện gia tăng xáo trộn hô hấp và biến đổi màu da (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: trên da có thể có vết xuất huyết hoặn bị thâm tím, phổi bị sung
huyết và viêm phổi thùy trước. Thoái hóa các đại thực bào ở phế nang và viêm phổi
liên thùy. Có những ổ hoại tử ở trên nhau của nái bệnh (Trần Thanh Phong, 1996).
Điều trị: hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cần sử dụng kháng sinh phòng
phụ nhiễm. Tăng sức đề kháng bằng cách dùng chất điện giải, thuốc bổ, men. Tăng
cường chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng (Trần Thanh Phong, 1996).
Phòng bệnh: chăm sóc tốt những nái đã bị nghi nhiễm virus PRRS, cách ly
phòng chống dịch. Định kỳ lấy máu kiểm tra kháng thể chống virus PRRS trên đàn
nái, nọc, loại thải ngay lập tức nọc bị nhiễm virus PRRS. Phòng bệnh bằng vaccine
cần phải được cân nhắc cẩn thận tuỳ theo tình trạng miễn dịch của đàn nái với virus
PRRS. Một số loại vaccine phòng PRRS được trình bày ở phụ lục 1.
2.4.8 Bệnh cúm heo
Cúm heo là bệnh truyền nhiễm do virus ARN thuộc họ Orthomyxoviridae
gây nên. Bệnh thường xuất hiện vào lúc trời lạnh (Trần Thanh Phong, 1996).

Triệu chứng: sốt cao 40,50 C - 41,50 C trong 3 - 4 ngày, kém ăn, lông dựng
đứng, da tái nhạt, viêm kết mạc, chảy nhiều nước mắt, hắt hơi, chảy nhiều nước mũi

12


có thể có mủ (nếu kế phát các bệnh khác), ho từng tiếng hoặc từng hồi. Trường hợp
viêm cuống phổi - phổi thì heo thở nhanh, khó thở (Trần Thanh Phong, 1996).
Bệnh tích: tập trung ở phổi như viêm phổi cata hay viêm phổi cata có mủ,
viêm cuống phổi - phổi, viêm phổi - màng phổi. Ở thể mãn tính bệnh gây viêm phổi
xẹp có giới hạn, hạch phổi sưng (Trần Thanh Phong, 1996).
Điều trị: bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ nên dùng
kháng sinh trộn vào thức ăn để chống phụ nhiễm.
Phòng bệnh: tăng cường vệ sinh chuồng trại, khô ráo vào mùa mưa, ấm áp
vào mùa lạnh. Tiêm vaccine ở 8 tuần tuổi và chích lại sau 4 tuần.
2.4.9 Hội chứng ốm còi trên heo sau sữa (PMWS)
Hội chứng còi cọc trên heo sau cai sữa do Porcine Circovirus (PCV) gây ra.
PCV thuộc họ Circoviridae, giống Circovirus là virus AND 1 sợi, dạng vòng, kích
thước rất nhỏ (17 nm). PCV gồm 2 serotype là PCV-1 và PCV-2.
Triệu chứng: heo đang phát triển bình thường sau đó gầy ốm một cách nhanh
chóng. Nhiều heo có biểu hiện sốt cao (410 C - 420 C), ho, biếng ăn, khó thở, hoàng
đản và tiêu chảy nhẹ (Shanti Satibai Gopani, 2008).
Bệnh tích: viêm phổi kẽ, viêm gan, thận sưng lớn đồng thời phù thủng. Hạch
bạch huyết sưng lớn, vùng hạch bẹn sưng gấp 2 - 3 lần bình thường. Lách sưng lớn
nhưng không sung huyết. Ruột viêm, thành ruột mỏng phù thủng tại màng treo ruột
và manh tràng. Dạ dày loét, vách sưng phù (Shanti Satibai Gopani, 2008).
Điều trị: cho đến nay, vẫn chưa có biện pháp điều trị hội chứng PMWS.
PCV-2 chỉ gây bệnh khi bị kích thích bởi yếu tố mở đầu nào đó. Vì vậy, chiến lược
điều trị thường tập trung vào những bệnh phụ nhiễm.
Phòng bệnh: an toàn sinh học, vệ sinh nghiêm ngặt và phân chia heo theo

từng nhóm tuổi riêng biệt, điều kiện chuồng nuôi phải phù hợp nhằm giảm thiểu
stress và đảm bảo dinh dưỡng cho heo. Hạn chế tối đa việc ghép giữa các đàn heo,
nên duy trì nguyên tắc “cùng vào, cùng ra”. Một số vaccin phòng bệnh PMWS được
trình bày ở phụ lục 1.

13


2.4.10 Sơ lược về bệnh phức hợp hô hấp trên heo (Porcine Respiratory Disease
Complex = PRDC)
Tiên phát là do MH, SIV, PRRS, Circovirus. Thứ phát là do vi khuẩn APP,
B. bronchiseptica, P. multocida, H. parasuis, S. suis.
Cơ chế truyền bệnh: mầm bệnh có nhiều ở phổi, phủ tạng, dịch tiết đường hô
hấp, dịch mũi. Đầu tiên, MH tấn công gây tổn thương lông rung niêm mạc khí quản
và suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho các vi khuẩn phụ nhiễm tấn công.
B. bronchiseptica và P. multocida type D gây viêm teo xương mũi truyền nhiễm.
H. pneumoniae gây viêm đa xoang, đa khớp có sợi fibrin. APP gây viêm phổi đốm,
tụ huyết phổi, dính sườn. S. suis gây viêm đa xoang, đa khớp, viêm phổi mủ.
Triệu chứng: nung bệnh từ 5 - 7 ngày, bệnh xảy ra ở dạng cấp tính. Heo sốt
cao, suy yếu, bỏ ăn, ốm nhanh, ho, khó thở, há miệng để thở, ngồi thở, thở bụng.
Bệnh tích: phổi bị nhục hóa, xẹp, có nhiều đốm xuất huyết, đôi khi có mủ,
viêm dính sườn, viêm khớp, bao tim tích nước, tràn dịch màng phổi và xoang bụng.
Điều trị: cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, nếu do vi khuẩn gây ra thì
dùng kháng sinh để trị căn bệnh. Một số kháng sinh được dùng để điều trị hô hấp
phức hợp: amoxicillin, cephalosporin, florfenicol, tylosin. Dùng thuốc điều trị triệu
chứng và làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Trộn kháng sinh vào thức ăn liên
tục trong vòng 7 ngày sau khi phát hiện bệnh.
Phòng bệnh: thực hiện một chính sách nghiêm ngặt về an toàn sinh học. Giữ
chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ. Không nuôi nhốt heo với mật độ cao, hạn chế tối
đa việc ghép giữa các đàn heo, áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra. Chủng vaccine

phòng các bệnh liên quan tới hô hấp trên heo theo định kỳ. Áp dụng quy trình kháng
sinh trộn vào thức ăn nhằm phòng ngừa sự xâm nhiễm các mầm bệnh.
2.5 Sơ lược về vaccine
2.5.1 Khái niệm
Vaccine là chế phẩm sinh học được điều chế từ chính tác nhân gây bệnh
(toàn phần hay một phần) hay sản phẩm của chúng, được làm giảm hay mất độc lực.
Khi đưa vaccine vào cơ thể đối tượng được nhận (bằng các phương pháp khác nhau)

14


×