Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM BIOTIC LÊN TĂNG TRỌNG VÀ SỨC KHỎE CỦA ĐÀN HEO TỪ 70 ĐẾN 130 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI HEO CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.43 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM BIOTIC LÊN TĂNG TRỌNG
VÀ SỨC KHỎE CỦA ĐÀN HEO TỪ 70 ĐẾN 130 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI HEO CÔNG TY CỔ PHẦN
CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ HỒNG VÂN
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược thú y
Niên khóa: 2007 – 2012

 

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**************

TRẦN THỊ HỒNG VÂN

HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM BIOTIC LÊN TĂNG TRỌNG
VÀ SỨC KHỎE CỦA ĐÀN HEO TỪ 70 ĐẾN 130 NGÀY


TUỔI TẠI TRẠI HEO CÔNG TY CỔ PHẦN
CHĂN NUÔI PHÚ SƠN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
chuyên ngành dược

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 8/2012

i
 


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng cha mẹ
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời hi sinh để con có được ngày
hôm nay.
Thành kính ghi ơn
PGS.TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Bộ Môn Bệnh Lý - Ký Sinh
Cùng toàn thể quí thầy, quí cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Chân thành biết ơn
Ban giám đốc công ty cổ phần Chăn Nuôi Phú Sơn
Các cô chú và anh chị công tác tại trại heo công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn

đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt quá trình thực
tập của mình.
Công ty liên doanh Bio – Pharmachemie đã hỗ trợ tôi về phần vật chất trong
thí nghiệm.
Cám ơn
Tất cả các bạn trong lớp Dược Thú Y 33 và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

ii
 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Thị Hồng Vân
Tên luận văn: “Hiệu quả của chế phẩm Biotic lên tăng trọng và sức khỏe của
đàn heo từ 70 đến 130 ngày tuổi tại trại heo công ty cổ phần chăn nuôi Phú
Sơn”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y
ngày tháng năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lâm Thị Thu Hương

iii
 


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Hiệu quả của chế phẩm Biotic lên tăng trọng và sức khỏe của đàn heo

từ 70 đến 130 ngày tuổi tại trại heo công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn” được tiến
hành tại trại heo công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn xã Hố Nai 3, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai. Thời gian từ ngày 21/02/2012 đến ngày 15/05/2012.
Thí nghiệm trên 150 con heo chia thành 2 đợt thí nghiệm, mỗi đợt phân làm 3
lô, mỗi lô gồm 25 con.
Lô đối chứng: sử dụng thức ăn của trại.
Lô thí nghiệm 1: sử dụng thức ăn của trại có bổ sung 2 g Biotic/kg thức ăn.
Lô thí nghiệm 2: sử dụng thức ăn của trại có bổ sung 3 g Biotic/kg thức ăn.
Kết quả thí nghiệm :
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) cao nhất là lô thí nghiệm 2 (678 ± 106,10),
thấp nhất là lô đối chứng (641,90 ± 99,30) và lô thí nghiệm 1 (647,5 ± 114,50).
Hệ số chuyển biến thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) cao nhất là ở lô đối
chứng (2,47  0,03), thấp nhất là lô thí nghiệm 2 (2,41  0,05) và lô thí nghiệm 1
(2,45  0,01).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất là lô đối chứng (3,23 %), thấp nhất là lô thí
nghiệm 2 (2,20 %) và lô thí nghiệm 1 (2,50 %).
Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp cao nhất là lô đối chứng (6,17 %),
thấp nhất là lô thí nghiệm 2 (4,77 %) và lô thí nghiệm 1 (4,97 %).
Chi phí cho 1 kg tăng trọng cao nhất là lô đối chứng (17.040 đồng/kg), thấp
nhất là lô thí nghiệm 2 (16.984 đồng/kg) và ở lô thí nghiệm 1 (16.993 đồng/kg).

iv
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ...................................................................... iii

Tóm tắt luận văn....................................................................................................iv
Mục lục................................................................................................................... v
Danh mục các chữ viết tắt .....................................................................................ix
Danh mục các bảng ................................................................................................ x
Danh mục các hình ................................................................................................xi
Danh mục các biểu đồ ...........................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích........................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt ..................................................................... 3
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo thịt ............................................................. 5
2.2.1 Sự tiêu hóa ..................................................................................................... 5
2.2.2 Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột .......................................................... 6
2.2.3 Mối liên hệ hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật ........................ 6
2.3 Bệnh tiêu chảy và nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo thịt............................. 7
2.3.1 Bệnh tiêu chảy ............................................................................................... 7
2.3.2 Nguyên nhân và tác hại bệnh tiêu chảy......................................................... 7
2.3.2.1 Bệnh tiêu chảy do nhiễm virus và vi khuẩn ............................................... 7
2.3.2.2 Bệnh tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng...................................................... 8
2.3.2.3 Bệnh do nấm và độc tố nấm ....................................................................... 8
v
 


2.3.2.4 Bệnh do quản lý chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh ................................. 8
2.4 Khuynh hướng cải thiện đường ruột hiện nay ................................................. 9
2.5 Sơ lược về chế phẩm Biotic ........................................................................... 10

2.5.1 Tác dụng của các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm Biotic ........................ 10
2.5.1.1 Tác dụng của Lactobacillus acidophillus................................................. 10
2.5.1.2 Tác dụng của Bacillus subtilis ................................................................. 11
2.5.1.3 Tác dụng của nấm men Saccharomyces serevisiae ................................. 11
2.5.1.4 Tác dụng của nấm mốc Aspergillus oryzae ............................................. 12
2.5.2 Vai trò của chế phẩm Biotic ........................................................................ 12
2.5.2.1 Ảnh hưởng có lợi của vi sinh vật trong chế phẩm Biotic ........................ 12
2.5.2.2 Ảnh hưởng có lợi của vi sinh vật trong chế phẩm đến tính miễn dịch đường
tiêu hóa ................................................................................................................ 12
2.5.2.3 Tác dụng thức ăn lên men sau khi trộn chế phẩm Biotic ......................... 13
2.5.3 Cách sử dụng chế phẩm Biotic.................................................................... 14
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu ..................................................... 14
2.6.1 Nghiên cứu trong nước................................................................................ 14
2.6.2 Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 15
2.7 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Phú Sơn ......................................... 16
2.7.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 16
2.7.2 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................. 16
2.7.3 Các sản phẩm chủ yếu của trại .................................................................... 17
2.7.4 Quy mô sản xuất.......................................................................................... 17
2.7.5 Điều kiện chăn nuôi heo thịt ....................................................................... 18
2.7.5.1 Chuồng trại ............................................................................................... 18
2.7.5.2 Nước uống ................................................................................................ 19
2.7.5.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm ................................................................ 19
2.7.5.4 Chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................................. 20
2.7.5.5 Điều trị bệnh cho heo thịt ......................................................................... 21
2.7.6 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng ........................................................ 22
vi
 



2.7.6.1 Quy trình vệ sinh thú y ............................................................................. 22
2.7.6.2 Quy trình tiêm phòng một số bệnh ở trại ................................................. 24
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 26
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .................................................................. 26
3.1.1 Thời gian ..................................................................................................... 26
3.1.2 Địa điểm ...................................................................................................... 26
3.2 Đối tượng thí nghiệm ..................................................................................... 26
3.3 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 26
3.4 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 26
3.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 27
3.5.1 Nội dung 1: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Biotic lên tăng trọng và sức
khỏe của heo từ 70 đến 130 ngày tuổi.................................................................. 27
3.5.1.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 27
3.5.1.2 Đánh giá khả năng tăng trưởng của heo................................................... 27
3.5.1.3 Đánh giá về sức khỏe của heo .................................................................. 27
3.5.2 Nội dung 2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm..................... 28
3.6 Công thức tính và xử lý số liệu ...................................................................... 28
3.6.1 Công thức tính ............................................................................................. 28
3.6.2 Xử lý số liệu ................................................................................................ 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 29
4.1 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Biotic lên tăng trọng và sức khỏe của heo từ
70 đến 130 ngày tuổi ............................................................................................ 29
4.1.1 Đánh giá khả năng tăng trưởng của heo...................................................... 29
4.1.1.1 Trọng lượng bình quân ............................................................................. 29
4.1.1.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối .......................................... 31
4.1.1.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn.............................. 35
4.1.2 Đánh giá về sức khỏe của heo ..................................................................... 36
4.1.2.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................... 36
4.1.2.2 Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp................................................. 38
vii

 


4.1.2.3 Tỷ lệ ngày con mắc các bệnh khác .......................................................... 40
4.2 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm ............................................ 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 43
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 43
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 45
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 49

viii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

TN

: Thí nghiệm

TL

: Trọng lượng

TLBQ


: Trọng lượng bình quân

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng truyệt đối

LTATT

: Lượng thức ăn tiêu thụ



: Thức ăn

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy


TLNC có BHBHH

: Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp

HB

: Hậu bị

FMD (Foots and Mouth Disease) : Bệnh lở mồm long móng
PRRS (Porcine Reproductive
Respiratory Syndrome)

: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên 

ME (Metabolizable energy)

: Năng lượng trao đổi

NRC (National Research Council) : Hội đồng nghiên cứu quốc gia

ix
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhu cầu dưỡng chất của heo .................................................................. 4
Bảng 2.2 Cơ cấu đàn của trại heo Phú Sơn ......................................................... 18
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của cám.......................................................... 20
Bảng 2.4 Quy định về lượng thức ăn cho heo thịt trong từng giai đoạn ............. 20

Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng của trại heo Phú Sơn năm 2012 ........................ 24
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 27
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của heo ở đầu và cuối thí nghiệm................... 29
Bảng 4.2 Tăng trọng bình quân và tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ..... 31
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí
nghiệm .................................................................................................................. 35
Bảng 4.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm ....................................... 37
Bảng 4.5 Tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp của heo thí nghiệm ............. 39
Bảng 4.6 Chi phí chế phẩm cho 2 đợt thí nghiệm ............................................... 40
Bảng 4.7 Chi phí thức ăn cho 2 đợt thí nghiệm ................................................... 41
Bảng 4.8 Chi phí thuốc điều trị 2 đợt thí nghiệm ................................................ 41
Bảng 4.9 Tổng kết chi phí cho 2 đợt thí nghiệm ................................................. 42

x
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Chế phẩm sinh học Biotic .................................................................... 10
Hình 2.2 Chuồng trại nuôi heo thịt ..................................................................... 19
Hình 4.1 Heo ở các lô thí nghiệm........................................................................ 34
Hình 4.2 Heo bị tiêu chảy .................................................................................... 36

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân cuối thí nghiệm của heo ở các lô thí
nghiệm .................................................................................................................. 30
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của các lô thí nghiệm...................................... 32
Biểu đồ 4.3 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm ............................ 35


xi
 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về thực phẩm bổ dưỡng và an toàn
là vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm. Trong đó, thịt heo là nguồn thực phẩm tiêu
thụ mạnh của thị trường nước ta hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi các nhà
chăn nuôi phải tìm giải pháp để có năng suất cao mà chất lượng sản phẩm vẫn tốt
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trước những biến động của nền kinh tế, cùng với tình hình dịch bệnh diễn
biến phức tạp, có rất nhiều giải pháp đã được đưa ra. Bên cạnh các giải pháp về con
giống, quản lý chăm sóc, phòng và trị bệnh thì thức ăn là một yếu tố quan trọng.
Đặc biệt là vai trò của thức ăn đối với giai đoạn nuôi heo thịt vì đây là giai đoạn
quyết định cuối cùng của năng suất và chất lượng sản phẩm. Một trong những
phương pháp phổ biến được dùng là bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn cho heo,
với những lợi ích mà nó đem lại cho người chăn nuôi đã làm người chăn nuôi lạm
dụng kháng sinh như thuốc kích thích tăng trọng, dẫn đến nhiều hậu quả như vi
khuẩn kháng thuốc, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, rối loạn chức
năng tiêu hóa của gia súc, gia cầm…
Với hy vọng loại bỏ được những hạn chế của phương pháp sử dụng kháng sinh
trong thức ăn chăn nuôi mà vẫn đem lại hiệu quả kích thích tăng trọng, giảm tiêu
tốn thức ăn, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức đề kháng đối với mầm bệnh xâm nhập, các
cơ sở sản suất và chăn nuôi đã tập trung vào nghiên cứu. Kết quả của quá trình tìm
tòi này là hàng loạt các chế phẩm được bổ sung vào thức ăn nhằm hỗ trợ giảm

khuyết điểm hoặc thay thế kháng sinh như các chất chiết từ thảo mộc, enzyme, các

1
 


 

acid hữu cơ,… Trong đó, phương pháp sử dụng các chất bổ sung vào thức ăn hay
thức ăn có chứa vi sinh vật sống cũng đang được áp dụng nhằm ổn định hệ vi sinh
vật có lợi và ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật có hại trong đường ruột giúp
phòng ngừa viêm ruột, tiêu chảy. Từ đó, kích thích tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, giúp
tăng trọng nhanh, tăng phẩm chất thịt. Một trong những sản phẩm của phương pháp
này là chế phẩm sinh học Biotic của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie gồm các
men sinh vật có lợi chính sau: Lactobacillus acidophillus, Bacillus subtilis,
Saccharomyces cerevisiae, Aspergillus oryzae, chế phẩm có thể hòa tan trong nước
hoặc trộn vào thức ăn của gia súc, gia cầm.
Được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi
Phú Sơn và sự hỗ trợ của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie, cùng với sự hướng
dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả của
chế phẩm Biotic lên tăng trọng và sức khỏe của đàn heo từ 70 đến 130 ngày
tuổi tại trại heo công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Biotic lên tăng trọng và sức khỏe đàn heo từ
70 đến 130 ngày tuổi.
1.2.2 Yêu cầu
Chọn heo và bố trí thí nghiệm bổ sung chế phẩm Biotic
Cân heo tại một số thời điểm

Ghi nhận các trường hợp bệnh trên đàn heo
So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng.

2
 


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO THỊT
Sau khi cai sữa heo được chuyển sang chuồng nuôi thịt. Thời gian nuôi thịt
thường từ 5 – 6 tháng để đạt trọng lượng xuất chuồng từ 80 – 100 kg. Ở mức thể
trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu
hướng tích lũy nhiều mỡ, nuôi kéo dài thêm thường không có lợi.
Heo thịt thường nuôi giam chừng 20 – 40 con mỗi ô để thuận tiện cho việc
khám chữa bệnh hằng ngày. Trong điều kiện khí hậu nóng heo cần được tắm mát
thường xuyên để kích thích sự thèm ăn để heo lớn nhanh mau xuất chuồng (Võ Văn
Ninh, 2007).
Theo tài liệu khuyến nông (2006) thì những ngày đầu không nên tắm heo, sau
3 ngày mới cho ăn no. Thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với thức ăn trong
giai đoạn heo cai sữa, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
Nhu cầu dưỡng chất của heo thịt như sau:

3
 


 


Bảng 2.1 Nhu cầu dưỡng chất của heo (NRC, Hoa Kỳ, 1988)
Trọng lượng sống của heo (kg)
Chất dinh dưỡng
20 – 50

50 – 100

ME (kcal)

3260

3275

Protein thô (%)

15(*)

13(*)

Lysin

0,75

0,6

Methionin + Cystin

0,41


0,34

Threonin

0,48

0,4

Tryptophan

0,12

0,1

Canxi (%)

0,6

0,5

Phospho tổng số (%)

0,5

0,4

Phospho hữu dụng (%)

0,23


0,15

Natri (%)

0,1

0,1

Selen (mg)

0,15

0,1

Vitamin A (UI)

1300

1300

Vitamin E (UI)

11

11

( Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 2000)
(*)Tỷ lệ protein này chỉ phù hợp cho khẩu phần rất cân bằng acid amin, nếu không
thể cân bằng acid amin thì tăng tỷ lệ protein thêm 2 – 3 %.


4
 


 

Trong thời gian nuôi thịt có thể chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (20 đến 40 kg)
Khoảng 2 tháng đầu, đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ
thần kinh. Do đó thú cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để phát triển chiều dài
và chiều cao. Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung
xương kém phát triển, hệ cơ cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn. Trái lại,
nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng urê,
heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm (Võ Văn Ninh, 2007).
Giai đoạn 2 (40 đến 70 kg)
Khoảng tháng thứ 2 – 3, heo tiếp tục phát triển cả về hệ xương và hệ cơ. Giai
đoạn này heo cần nhiều lipid, glucid và protein nhưng nhu cầu protein thấp hơn giai
đoạn 1.
Giai đoạn 3 (70 đến 90 kg)
Khoảng 2 tháng cuối, đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô
liên kết, con thú nẩy nở theo chiều ngang. Giai đoạn này heo cần nhiều lipid, glucid
hơn các giai đoạn trước nhưng nhu cầu protein, khoáng chất, sinh tố cho mỗi kg
thức ăn lại ít hơn. Dư thừa dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng
lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất con thú trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon,
thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng
(Võ Văn Ninh 2007).
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT
2.2.1 Sự tiêu hóa
Quá trình tiêu hóa diễn ra dưới tác động vật lý như: nhai nghiền thức ăn, nhu
động ruột để phân tán thức ăn thành những hạt nhỏ, đồng thời cũng diễn ra dưới tác

động của vi sinh vật và tác động hóa học như: tác động của các enzyme tiêu hóa để
biến đổi các chất dinh dưỡng có phân tử lớn như protein, lipid, tinh bột,… rồi mới
hấp thu qua niêm mạc ruột và máu, lúc này cơ thể mới sử dụng được. Phần thức ăn
còn lại không được tiêu hóa, cùng với cặn bã của dịch tiêu hóa, niêm mạc biểu bì,

5
 


 

xác vi sinh vật và những sản phẩm trao đổi chất khác được tống ra ngoài gọi là
phân.
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), sự hiểu biết về sự tiêu hóa thức ăn
của gia súc trong những điều kiện khác nhau rất quan trọng trong việc xác định giá
trị của thức ăn và tổ chức đúng đắn việc nuôi dưỡng thú.
2.2.2 Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), hệ vi sinh vật đường ruột rất phong phú và
đa dạng. Tùy heo đặc tính của từng loại vi khuẩn mà chúng sẽ phân bố trải dài từ
niêm mạc miệng, nước bọt, hầu họng, dạ dày, ruột non, ruột già. Người ta tạm chia
hệ vi vật đường ruột làm hai loại:
Hệ vi sinh vật tùy nghi: những vi sinh vật lên men thối, loài có hại cho vật
chủ. Số lượng của chúng thay đổi tùy theo điều kiện thức ăn, môi trường tiêu hóa,
sức đề kháng của cơ thể… bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn như:
Staphylococcus, Proteus, Salmonella, Clostridium, E.coli… đa số chúng thích nghi
với môi trường pH từ trung tính đến kiềm. Mặc dầu môi trường ruột có độ ẩm, chất
dinh dưỡng thuận lợi để các vi sinh vật gây thối phát triển, sự sinh sản của chúng
vẫn có giới hạn vì những yếu tố kiềm hãm: độ acid của dạ dày, dịch mật, dịch tụy,
sự cạnh tranh đối kháng của các vi sinh vật khác.
Hệ vi sinh vật bắt buộc: những vi sinh vật chịu được pH thấp, thích nghi với

môi trường dạ dày – ruột. Chúng phát triển tốt trong đường ruột gia súc, gia cầm và
định cư vĩnh viễn tại đây. Các vi sinh vật nhóm này bao gồm: Streptococcus lactic,
Streptococcus feacium, Lactobacillus acidophillus, Bacillus subtilis, Aspergillus
oryzae, Saccharomyces cerevisiae, …
2.2.3 Mối liên hệ hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), đa số vi sinh vật đường ruột tham gia phân
giải chất dinh dưỡng. Nhóm vi khuẩn lactic phân giải nhóm hydrat carbon, glucid,
tinh bột, tạo acid hạ thấp pH đường ruột, ức chế vi khuẩn gây thối. Một số vi khuẩn
ở dạ dày – ruột như: Bacillus subtilis, Bacterium coli… còn tham gia tổng hợp
vitamin nhóm B. Khi các vi khuẩn này chết, cơ thể sẽ hấp thu nguồn protein từ xác
6
 


 

vi khuẩn. Vi khuẩn sản sinh enzyme amylase để phân giải tinh bột và enzyme
protease để phân giải protein. Làm cách nào để tăng sinh vi khuẩn có lợi là rất quan
trọng đối với động vật vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, làm tăng năng suất
và sức khỏe động vật.
Mặt khác các vi sinh vật có hại lên men thối rữa lại là nguyên nhân chính gây
các bệnh đường ruột như Salmonella, Proteus, E.coli, Clostridium…nhóm vi khuẩn
có hại sẽ chiếm ưu thế khi gia súc bị bệnh, bị nhiễm từ môi trường hoặc do sức đề
kháng của gia súc bị giảm sút do stress, dinh dưỡng kém hay do sự thay đổi của môi
trường.
2.3 BỆNH TIÊU CHẢY VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY TRÊN HEO
THỊT
2.3.1 Bệnh tiêu chảy
Trong các bệnh thường gặp ở heo thịt thì bệnh tiêu chảy là một trong những
bệnh phổ biến, thường xảy ra ở bộ phận ruột với mức độ nặng nhẹ khác nhau, gây

tác hại rõ rệt đến cơ thể vật nuôi.
Bệnh tiêu chảy có tầm quan trọng đặc biệt đến cơ thể, vì khi bị bệnh có nghĩa
là một trong những đoạn ruột đã bị tổn thương và rối loạn cơ năng, khiến cho việc
chuyển hóa thức ăn, tiết các dịch tiêu hóa, các men bị trở ngại, dẫn đến việc tiêu
hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Hậu quả là cơ thể không đảm bảo
năng lượng để duy trì sự sống và phát triển cơ thể. Do vậy, heo bị bệnh thường thể
hiện gầy yếu, suy nhược, giảm tăng trọng, giảm sức sản xuất thịt, cơ thể cũng giảm
sức đề kháng và dễ dàng bị các bệnh kế phát, dẫn đến tử vong, gây thiệt hại kinh tế
cho việc chăn nuôi.
2.3.2 Nguyên nhân và tác hại bệnh tiêu chảy
2.3.2.1 Bệnh tiêu chảy do nhiễm virus và vi khuẩn
Bệnh tiêu chảy xảy ra ở thể cấp tính, lây lan nhanh, làm cho heo chết hàng
loạt với tỷ lệ cao, với triệu chứng đặc trưng: ỉa chảy nặng, chết nhanh do mất nước,
rối loạn điện giải và nhiễm độc máu, như: bệnh dịch tả có thể làm chết 70 – 90 %.

7
 


 

Một số ít heo bệnh có thể khỏi bệnh nhưng hồi phục chậm nên dễ bị nhiễm
khuẩn kế phát. Thí dụ: một số ít heo bị dịch tả có thể khỏi bệnh sau đó lại bị nhiễm
kế phát bệnh phó thương hàn do Salmonella cholereasuis và E.coli làm cho bệnh
của heo trở nên trầm trọng.
Những heo bệnh sau khi khỏi bệnh còn mang và thải mầm bệnh trong một thời
gian, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh trong đàn.
2.3.2.2 Bệnh tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng
Bệnh gây tổn thương niêm mạc ruột, gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và
hấp thu dinh dưỡng như bệnh giun đũa, sán lá ruột. Bệnh không làm cho heo chết

hàng loạt như bệnh tiêu chảy do virus và vi khuẩn nhưng bệnh thường gây bội
nhiễm.
2.3.2.3 Bệnh do nấm và độc tố nấm
Nguyên nhân này ít gặp hơn hai nguyên nhân trên nhưng cũng gây ra nhiều tác
hại cho thú.
Một số loài nấm ký sinh ở đường tiêu hóa gây ra các tổn thương niêm mạc dạ
dày, ruột, tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn kế phát, gây viêm ruột, thú bị ỉa chảy
nặng, mất nước, rối loạn điện giải và chết nhanh.
2.3.2.4 Bệnh do quản lý chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh
Trong điều kiện chăn nuôi mà heo không được sử dụng hoặc sử dụng không
đầy đủ các biện pháp phòng các bệnh có thể phòng được thì bệnh do virus, vi khuẩn
và ký sinh trùng sẽ xảy ra.
Sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn có
nhiều đạm, béo, xơ đều không tốt, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không phù hợp
với giai đoạn phát triển của heo… Làm cho bộ máy tiêu hóa không phân giải được
hết thức ăn, tạo điều kiện vi sinh vật gây bệnh phát triển sinh độc tố gây rối loạn
tiêu hóa và gây tiêu chảy.
Môi trường sống thay đổi gây stress, cơ thể bị suy yếu, nhu động ruột giảm,
thức ăn nằm một chỗ, một số vi sinh vật bình thường vô hại tăng nhanh số lượng trở
nên nguy hại, gây bệnh tạo độc tố làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
8
 


 

Thời tiết thay đổi quá nóng hay quá lạnh đặc biệt khi ẩm độ cao cũng là
nguyên nhân làm heo bị tiêu chảy.
2.4 KHUYNH HƯỚNG CẢI THIỆN TIÊU HÓA Ở ĐƯỜNG RUỘT HIỆN
NAY

Để phòng bệnh tiêu chảy không sử dụng kháng sinh, người ta đã áp dụng
nhiều biện pháp như sử dụng acid hữu cơ, chất khoáng, probiotic, prebiotic,… bổ
sung vào khẩu phần thức ăn của heo.
Acid hữu cơ gồm acid lactic, acid folic, acid citric,… làm giảm pH đường
ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, kích thích phân tiết amylase,
lipase, protease, trypsin ở tụy tạng. Các khoáng vi lượng như: Fe, Cu, Co,… nhất là
Fe được cung cấp đầy đủ, muối kim loại như CuSO4 cũng được sử dụng để hổ trợ
thêm trong việc diệt khuẩn.
Prebiotics là những chất carbohydrat không tiêu hóa được lên men. Chúng
kích thích hệ vi sinh vật có lợi phát triển, giảm số lượng vi khuẩn có hại trong
đường

ruột.

Các

sản

phẩm

prebiotic

phổ

biến

như:

oligosaccharide


(manna – transgalacto, fructo – oligosaccharide), tannin, whey powder (đường
lactose được lên men lactic),…
Probiotics (chất trợ sinh) là những vi sinh vật sống được đưa vào cơ thể với
dạng chất bổ sung, giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, ổn định sự tiết chất nhầy
đường ruột, là hàng rào bảo vệ cơ học chống sự phá hoại của vi sinh vật có hại đối
với biểu mô ruột (Salminel và ctv, 1996). Nhóm vi sinh vật chủ yếu được sử dụng là
Lactobacillus acidophillus và một số ít các loài khác như Bacillus subtilis,
Streptococcus faecium và nấm men. Chất trợ sinh có những tác động như thay đổi
quần thể vi sinh vật đường ruột và làm giảm sự có mặt của E.coli tạo ra kháng sinh
trong đường ruột, tổng hợp acid lactic làm giảm pH đường ruột, cải thiện tiêu hóa
thức ăn, kích thích đáp ứng miễn dịch ở ruột…(Pollmann và ctv, 1980; trích dẫn bởi
Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Từ đó, probiotic được coi là giải pháp phòng
ngừa bệnh đường ruột.

9
 


 

2.5 SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM BIOTIC
Biotic là một chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn gia súc, gia cầm. Chế
phẩm này được tổng hợp từ các vi sinh vật hữu ích, được sản xuất bằng công nghệ
lên men vi sinh. Chế phẩm không độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường, dễ sử
dụng và mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Thành phần chính của chế phẩm: Lactobacillus acidophillus (2 tỉ CFU),
Bacillus subtilis (2 tỉ CFU), Saccharomyces cerevisiae (2 tỉ CFU), Aspergillus
oryzae (2 tỉ CFU). Thành phần khác: vitamin A, vitamin D3, folic acid, niacin,
vitamin B, lactose, dextrose.


Hình 2.1 Chế phẩm sinh học Biotic
2.5.1 Tác dụng của các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm Biotic
2.5.1.1 Tác dụng của Lactobacillus acidophillus
Lactobacillus bám chặt vào màng nhầy ruột, ức chế sự bám của vi sinh vật
gây bệnh và sản xuất các acid hữu cơ: acid lactic, acid acetic, acid benzoic làm
giảm pH đường ruột, từ đó tạo môi trường không thuận lợi cho các vi sinh vật có
hại phát triển.
Lactobacillus còn có khả năng sản xuất các kháng sinh như: acidolin,
lactobacillin, acidophilin, lactocidin, lactoin. Lactocidin hoạt động ở pH 5 – 7,8 và
10
 


 

không mẫn cảm với các hoạt động xúc tác. Lactocidin thô có các hoạt động ức chế
nhiều loại vi khuẩn bao gồm Proteus spp, Salmonella spp, E.coli, Staphylococcus
spp. Do đó, Lactobacillus acidophillus có thể đóng vai trò quan trọng trong việc
kiểm soát các vi sinh vật có hại trong đường ruột của gia súc và người
(Vincent và cộng sự, 1977; dẫn liệu Nguyễn Đức Duy Anh, 2005).
Ngoài ra, Lactobacillus còn sản suất các vitamin B 1 , B 2 , B 6 , B 12, H 2 O 2
giúp tăng sự chuyển hóa chất dinh dưỡng, diệt vi sinh vật gây hại và khử độc tố
đường ruột. Lactobacillus còn có khả năng sản xuất các enzyme tiêu hóa như
amylase, cellulase, lipase, protease làm tăng khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng.
2.5.1.2 Tác dụng của Bacillus subtilis
Bacillus subtilis sản sinh các enzyme: amylase, cellulase, pectinase, protease,
lipase, trypsin, urease, manase làm tăng khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Bên
cạnh, Bacillus subtilis còn sản sinh các acid hữu cơ: acid lactic, acid acetic làm
giảm độ pH đường ruột và cạnh tranh vị trí bám với vi sinh vật gây bệnh làm ức chế
sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra Bacillus subtilis có khả năng

sản sinh các vitamin nhóm B (Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy, 2003).
2.5.1.3 Tác dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae tạo sinh khối chứa acid amin, vitamin nhóm B,
vách tế bào chứa mannan, glucan giúp tăng cường miễn dịch thông qua hoạt hóa
đại thực bào. Bên cạnh, Saccharomyces cerevisiae còn có khả năng chuyển hóa
glucose thành acid pyruvic là cơ chất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động và việc
sản xuất các acid lactic, acid acetic, pyruvic, propionic đưa pH ruột xuống 4 – 5
làm ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
Saccharomyces cerevisiae tiết các enzyme tiêu hóa amylase, cellulase,
lipase, protease giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thụ và bài thải độc tố ra
ngoài.
Sản phẩm chiết xuất từ tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
(Echomos) có nguồn carbohydrates tiêu hóa cao (64 %), hiệu quả trong mục tiêu
phòng bệnh. Echomos có hiệu quả làm ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn
11
 


 

ngừa vi khuẩn gây hại bám vào thành ruột và loại thải mầm bệnh ra ngoài, kích
thích khả năng sinh miễn dịch nhờ đó giảm tỉ lệ hao hụt (dẫn liệu Trần Ngọc
Toàn, 2007).
2.5.1.4 Tác dụng của nấm mốc Aspergillus oryzae
Aspergillus oryzae sinh tổng hợp các enzyme xylanase, endo – β – glucanase...
thủy phân cellulose, oligosaccharide, β – glucan... làm giảm độ nhớt trong đường
tiêu hóa, giảm rối loạn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa thức ăn động
vật, giúp phân thải ra khô hơn.
Aspergillus oryzae còn lên men tạo ra sinh khối protein chứa hàm lượng các
amino acid cân đối, các vitamin và tạo hương thơm có lợi cho tiêu hóa của vật nuôi

( Nguyễn Hữu Huân, 2009)
2.5.2 Vai trò của chế phẩm Biotic
Chế phẩm Biotic xúc tác phân giải thức ăn hỗn hợp, kích thích tiêu hóa giúp
gia súc, gia cầm ăn nhiều, tăng trưởng nhanh. Các vi sinh vật trong chế phẩm giúp
phòng chống bệnh đường ruột.
2.5.2.1 Ảnh hưởng có lợi của vi sinh vật trong chế phẩm Biotic
Duy trì và cân bằng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Hệ vi sinh vật
đường ruột của heo có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ăn
vào của vật chủ, tham gia vào sự trao đổi chất của các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần như carbohydrat, protein, lipid,… Do đó, việc bổ sung Lactobacillus
acidophillus, Bacillus subtilis, Aspergillus oryzae, Saccharomyces cerevisiae
thường xuyên có thể giúp heo giảm bớt tỷ lệ tiêu chảy.
Saccharomyces cerevisiae và Aspergillus oryzae có một số men tiêu hóa và
chất đặc trị có tác dụng kích thích tính thèm ăn của gia súc, giúp tăng sức đề kháng,
tăng trọng và tăng hiệu suất sử dụng thức ăn.
2.5.2.2 Ảnh hưởng của vi sinh vật trong chế phẩm đến tính miễn dịch đường
tiêu hóa
Theo Tannock (1997), Saarela và ctv (2000) cho rằng khả năng bám vào niêm
mạc của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột tạo nên sự tương tác giúp các vi sinh
12
 


 

vật có lợi tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch. Nhờ đó
thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ ruột. Yếu tố
được xác định có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế
bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân hủy peptidoglycan tạo ra chất
muramylpeptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào.

Vi khuẩn lên men lactic (lactic acid bacteria (LAB)) là vi khuẩn gram dương
có tính miễn dịch. Vì chúng thay đổi hệ sinh thái đường tiêu hóa, kích thích ruột
liên kết với mô lympho, ảnh hưởng trong sản xuất cytokine, hoạt động thực bào,
tăng tế bào T (Meydani và Ha, 2000).
Sự bổ sung vi khuẩn Lactobacillus acidophilus cho động vật trưởng thành có
thể làm tăng số tế bào lympho T ở hồi tràng, nơi có thể bảo vệ sức khỏe của đường
ruột (Valeur, 2004).
2.5.2.3 Tác dụng thức ăn lên men sau khi trộn chế phẩm Biotic
Thức ăn lên men sẽ nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng thức ăn. Thức
ăn có mùi thơm ngon, kích thích tính tiết dịch vị, tăng tính thèm ăn.
Kết quả nghiên cứu trên heo 2 – 4 tháng tuổi khi cho ăn thức ăn lên men rượu
cho thấy số lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn và chất lượng dịch vị tốt hơn (acid dịch
vị tăng, pH dịch vị giảm, hoạt lực men pepsin tăng rõ rệt) so với thức ăn không lên
men. Do đó tăng tiêu hóa đối với thành phần protein (14,03 %), carbohydrat (1,04
%) so với thức ăn chín, gia súc ăn nhiều (thu nhận thức ăn tăng hơn thức ăn chín
7 – 10 %) (Nguyễn Khắc Tuấn, 1996).
Tăng cường sự chuyển hóa và tổng hợp thành các chất có giá trị dinh dưỡng
cao mà bản thân thức ăn thiếu hoặc có ít như vitamin B (B1, B2, B6, B12), acid amin
thiết yếu. Thức ăn lên men còn có tác dụng khử độc, khử mùi hôi khó chịu.
Thức ăn lên men ngăn cản sự thối rữa trong đường ruột do vi khuẩn thối rữa
gây ra. Đồng thời kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột đặc biệt là E.coli do
tác động của acid lactic và ảnh hưởng đối kháng của vi khuẩn lactic (Rani và
Khetarpaul, 1998). Do đó thức ăn lên men giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao hiệu quả
kinh tế.
13
 


×