Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI AN PHÚ, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI AN PHÚ, HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THU HOÀI
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 07/2012

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
***************

TRẦN THỊ THU HOÀI

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA TẠI XÍ NGHIỆP


CHĂN NUÔI AN PHÚ, HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS – TS. LÊ ĐĂNG ĐẢNH
TS. PHẠM HỒ HẢI
Tháng 07/2012


 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Thị Thu Hoài.
Tên luận văn: “Nghiên cứu các biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm
móng trên bò sữa tại Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú, huyện Củ Chi, thành phố
Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của một hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày
15/08/2012.
Giáo viên hướng dẫn

PGS – TS. Lê Đăng Đảnh

ii 
 



LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm sâu sắc
Con mãi biết ơn ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy con khôn lớn.
Xin chân thành cảm ơn:
BGH Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các thầy cô giáo Khoa Khoa Học, Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã giảng dạy và
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
ở trường.
Thầy Lê Đăng Đảnh, Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa; anh Phạm Hồ Hải,
Phòng Sức Khỏe Vật Nuôi, Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam đã hết lòng
hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Ban Giám Đốc Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú, xã An Phú, huyện Củ Chi, Tp.
HCM, các anh kỹ thuật viên cùng toàn thể mọi người làm việc trong xí nghiệp đã
quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề tài.
Chị Lan Anh cùng các chị trong phòng Sức Khỏe Gia Súc; chị Kim Nhung
lớp Chăn Nuôi 32 đã lắng nghe, chia sẻ và động viên cho tôi cố gắng trong thời gian
thực tập.
Các bạn thân yêu đã hết lòng chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong những năm
học vừa qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24/07/2012.
Sinh viên
TRẦN THỊ THU HOÀI

iii 
 


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm móng trên bò

sữa tại Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh” được tiến
hành tại trại chăn nuôi bò sữa của Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú, xã An Phú, huyện
Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ 15/02/2012 đến 15/06/2012. Kết quả thu
được sau thời gian thực tập như sau:
Khảo sát tình hình thực tế tại 2 trại chăn nuôi bò sữa 4 và 5 lần lượt là:
chuồng trại xây dựng kiên cố, THI có giá trị 81,85 và 81,25 (P < 0,05); tỷ lệ thức ăn
tinh trong khẩu phần của bò sữa sinh sản chiếm 54,54 % và 47,27 % (P < 0,01); bò
được nuôi nhốt và được tự do đi lại trong ô chuồng với tỷ lệ bệnh chân móng bình
quân mỗi tháng khảo sát 3,32 % và 3,68 % (P > 0,05); nhóm vi sinh vật gây bệnh
viêm móng trên những cá thể bệnh của trại chủ yếu là E. coli và Staphylococcus
aureus; kết quả kháng sinh đồ trên 2 loài vi khuẩn này là nhạy cảm với 2 loại kháng
sinh là norfloxacin và doxycyclin.
Giá trị nồng độ acid lactic trong máu của những bò bị bệnh chân móng ở 2
trại chăn nuôi 4 và 5 có giá trị lần lượt là 1,29 mmol/l và 3,37 mmol/l (P < 0,001).
Sau khi tiến hành thí nghiệm bổ sung chất đệm NaHCO3 vào trong khẩu
phần cho ô bò chọn thí nghiệm để làm giảm nồng độ acid lactic trong máu, giá trị
nồng độ acid lactic trong máu của bò sữa đã giảm còn 88,25 % so với lúc trước khi
bắt đầu thí nghiệm (từ 5,06 mmol/l giảm xuống còn 4,47 mmol/l) (P > 0,05).
Điều trị thử nghiệm cho những cá thể bị bệnh chân móng bằng phương pháp
điều trị bắt cặp so sánh giữa dùng Intra Hoof-fit Gel với ngâm chân trong dung dịch
CuSO4 5 % trong hố ngâm chân, kết quả điều trị khỏi bệnh lần lượt là: 33,33 % và
25 % (P > 0,05).
Điều trị những cá thể bệnh về móng ở trại được thực hiện theo 3 phương
pháp là sử dụng kháng sinh, tiêm biotin và kết hợp dùng kháng sinh với bổ sung
biotin; với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lần lượt là 66,18 %, 77,78 % và 55,56 % (P >
0,05).

iv 
 



MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................. ii 
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii 
TÓM TẮT ............................................................................................................. iv 
MỤC LỤC .............................................................................................................. v 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ................................................................. x 
Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1 
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ............................................................................ 2 
1.2.1 Mục đích........................................................................................................ 2 
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................... 4 
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN BÒ SỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ................................................... 4 
2.1.1 Quá trình hình thành...................................................................................... 4 
2.1.2 Vị trí địa lý .................................................................................................... 4 
2.1.3 Tình hình tổ chức và hoạt động của Công ty ................................................ 5 
2.2 SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI AN PHÚ ...................................... 6 
2.2.1 Diện tích và cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú..................... 6 
2.2.2 Nguồn nước ................................................................................................... 6 
2.2.3 Khí hậu và thời tiết ........................................................................................ 6 
2.2.4 Chuồng trại .................................................................................................... 7 
2.2.5 Phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng .............................................................. 7 
2.3 CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................. 8 
2.3.1 Stress nhiệt .................................................................................................... 8 
2.3.2 Điều kiện vệ sinh ......................................................................................... 10 



 


2.3.3 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của bò sữa......................................................... 11 
2.3.4 Thức ăn trong chăn nuôi bò sữa .................................................................. 17 
2.3.5 Bệnh chân móng trên bò sữa ....................................................................... 18 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 25 
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN .................................................. 25 
3.1.1 Địa điểm thực hiện đề tài ............................................................................ 25 
3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài ........................................................................... 25 
3.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 25 
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 25 
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 26 
3.4.1 Khảo sát tình hình thực tế ở trại .................................................................. 26 
3.4.1.1 Khảo sát cơ cấu đàn và tiểu khí hậu chuồng nuôi .................................... 26 
3.4.1.2 Khẩu phần ăn............................................................................................ 26 
3.4.1.3 Bệnh chân móng ....................................................................................... 27 
3.4.1.4 Xác định vi sinh vật gây bệnh móng ở trại .............................................. 28 
3.4.2 Xác định ảnh hưởng của bệnh chân móng đến nồng độ acid latic máu ...... 28 
3.4.3 Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chất đệm NaHCO3 vào khẩu
phần của bò sữa đến hàm lượng acid lactic máu.................................................. 29 
3.4.4 Thử nghiệm giải pháp điều trị bệnh móng bằng Intra Hoof-fit Gel và
bằng ngâm dung dịch CuSO4 5 % ........................................................................ 30 
3.5 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 31 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 32 
4.1 Cơ cấu đàn của trại chăn nuôi được khảo sát ................................................. 32 
4.2 Khẩu phần ăn.................................................................................................. 33 
4.2.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trong khẩu phần của trại...... 33 

4.2.2 Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần dành cho bò sữa tại trại khảo sát......... 35 
4.3 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ............................................................................... 37 
4.4 Tỷ lệ bệnh chân móng của mỗi trại được khảo sát ........................................ 39 
4.5 Xác định vi sinh vật gây bệnh móng và kết quả kháng sinh đồ ..................... 40 

vi 
 


4.6 Nồng độ acid lactic trong máu của bò sữa ..................................................... 41 
4.6.1 Nồng độ acid lactic trong máu của những cá thể bò sữa bệnh chân
móng ..................................................................................................................... 41 
4.6.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung NaHCO3 đến nồng độ acid lactic máu
trên bò sữa ............................................................................................................ 42 
4.7 Đánh giá hiệu quả của những liệu trình điều trị bệnh chân móng ở trại
khảo sát................................................................................................................. 43 
4.8 Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh móng bằng Intra Hoof-fit Gel và bằng
dung dịch CuSO4 5 % .......................................................................................... 44 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 46 
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 46 
5.2 Tồn tại và đề nghị ........................................................................................... 47 
5.2.1 Tồn tại ......................................................................................................... 47 
5.2.2 Đề nghị ........................................................................................................ 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48 
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 52 

vii 
 



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABBH

: Acid béo bay hơi

BQTLTĂT

: Bình quân tỷ lệ thức ăn tinh

CF

: Crude fiber (Xơ thô)

CP

: Crude protein (Đạm thô)

CV

: Coefficient of variation (Hệ số biến động)

ctv

: cộng tác viên

DCAD

: Dietary Cation Anion Difference

DMI


: Dry matter intake (Lượng thức ăn ăn vào)

ME

: Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

RH

: Relative Humidity (Độ ẩm tương đối)

SD

: Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)

VCK

: vật chất khô

TLBBQ

: Tỷ lệ bệnh bình quân

THI

: Temperature – Humidity Index (Chỉ số nhiệt - ẩm độ)

R

: Resistance (Kháng)


I

: Intermediate (Trung gian)

S

: Sensible (Nhạy cảm)

viii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn của mỗi trại theo giống bò được khảo sát.......................... 32 
Bảng 4.2 Cơ cấu đàn của mỗi trại theo nhóm bò được khảo sát.......................... 33 
Bảng 4.3 Thành phần của sản phẩm đá liếm Phos-rich Rockies ......................... 35 
Bảng 4.4 Thành phần của sản phẩm Availa 4 ...................................................... 35 
Bảng 4.5 Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn ........................................ 35 
Bảng 4.6 Lượng thức ăn thô trong khẩu phần của bò sữa của trại....................... 36 
Bảng 4.7 Lượng thức ăn tinh và tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần cho bò
sữa của hai trại khảo sát ....................................................................................... 36 
Bảng 4.8 Mối tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm với chỉ số THI (Nguồn:
Dr. Frank Wiersma, 1990) ................................................................................... 38 
Bảng 4.9 Tiểu khí hậu của hai trại chăn nuôi bò sữa đã được khảo sát ............... 38 
Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh chân móng ở mỗi trại hàng tháng ..................................... 39 
Bảng 4.11 Kết quả phân lập vi trùng và kháng sinh đồ ....................................... 40 
Bảng 4.12 Hàm lượng acid lactic máu của các cá thể bệnh chân móng ở trại..... 41 
Bảng 4.13 Kết quả nồng độ acid lactic máu trước và sau thí nghiệm bổ sung
NaHCO3 vào khẩu phần bò sữa ........................................................................... 42 

Bảng 4.14 Tỷ lệ khỏi bệnh theo phương pháp điều trị của trại khảo sát ............. 43 
Bảng 4.15 Số ngày điều trị bò sữa bị bệnh chân móng ở trại khảo sát ................ 44 
Bảng 4.16 Tỷ lệ khỏi bệnh viêm móng ở trại bò sữa khảo sát khi điều trị
bằng Intra Hoof-fit Gel và bằng dung dịch CuSO4 5 %....................................... 44 
Bảng 4.17 Tỷ lệ giữ được băng chuyên dụng trong điều trị bệnh móng bằng
Intra Hoof-fit Gel ................................................................................................. 45 

ix 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Bò sữa Tp. HCM ................ 5
Hình 3.1 Viêm da kẽ móng………………………............……………….……….27
Hình 3.2 Chảy máu gan bàn chân……………………………………….….……..27
Hình 3.3 Dưới móng bị rỗ……….. .................................................................. …27
Hình 3.4 Chân sau đau đứng co lại………………………………………………27
Hình 3.5 Lấy máu……..............................................................................................…….……29
Hình 3.6 Cho máu vào tube………………………………………………….…...29
Hình 3.7 Lượng máu cần lấy………………………………………………….….29
Hình 3.8 Intra Hoof-fit Gel cùng với cọ quét và băng keo chuyên dụng............. 30
Hình 4.1 Thân bắp ngậm sữa...................... ......................................................... 33
Hình 4.2 Cỏ voi, cỏ voi lai……………………………………………………….33
Hình 4.3 Thức ăn ủ chua………….... ..................................................................... 34
Hình 4.3 Thức ăn ủ chua………….. ....................................................................... 34
Hình 4.5 Hèm bia…. ............................................................................................ 34
Hình 4.6 Cám hỗn hợp FF40 cho bò sữa………………………………………...34
Hình 4.7 Chế phẩm Availa 4….. .......................................................................... 34
Hình 4.8 Đá liếm Phos-rich Rockies……………………………………………..34



 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi là một bộ phận không thể thiếu đối với một nước nông nghiệp như
Việt Nam chúng ta. Chăn nuôi cung cấp những thực phẩm dinh dưỡng cao cho đời
sống con người, đó là thịt, trứng và sữa. Trong đó, sữa là nguồn cung cấp các yếu tố
thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển của con người ngay từ lúc chúng ta còn sơ
sinh.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang phát triển
trong các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng như trong khu vực gia đình của nước ta.
Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 250.000 con bò sữa, cung cấp
lượng sữa đáp ứng trên 40 % nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bò sữa ở nước ta được
nuôi tập trung ở miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm
2009, cả nước đã có khoảng 115.518 con bò sữa, trong đó khu vực phía Nam chiếm
trên 85 % tổng đàn bò mà Tp. HCM đã chiếm gần 63,5 % tổng đàn bò cả nước. Sản
lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2010 khoảng 320.000 tấn, đáp ứng khoảng 20 – 30
% nhu cầu tiêu dùng trong nước (bình quân khoảng 14 kg/người/năm). Để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng trong khi sản xuất sữa trong nước còn nhiều
hạn chế thì nhập khẩu sữa là một giải pháp tình thế. Tổng gía trị nhập khẩu sữa và
sản phẩm từ sữa 06 tháng đầu năm 2010 của 13 nước nhập vào nước ta là
289.686.000 USD (Tổng cục Thống kê, ngày 09/09/2010). Đây là một giá trị không
nhỏ. Để giảm thiểu điều này, ngành chăn nuôi bò sữa của chúng ta phải cải thiện
con giống, kỹ thuật, các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng… để nâng cao sản lượng
sữa và chất lượng của bò sữa.



 


Trong thực tế chăn nuôi bò sữa tại các tỉnh phía Nam, hiện tượng viêm móng
trên bò sữa là một vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức sản xuất của bò
sữa, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, mà lại không được quan tâm nhiều.
Trên bò sữa, bệnh viêm vú và bệnh viêm móng là hai bệnh phổ biến nhất và gây tác
hại lớn nhất, đặc biệt trên bò có máu lai HF cao, sản lượng sữa lớn: viêm vú tiềm ẩn
54,69 %; viêm móng 25,89 % (Nguyễn Văn Nam, 2010). Tuy nhiên, thực tế nhiều
người chăn nuôi vẫn chưa quan tâm đúng mức, bò chủ yếu nuôi nhốt trên nền
chuồng cứng, ít vận động, vệ sinh chuồng trại kém, dinh dưỡng còn chưa cân đối…
đã góp phần gia tăng bệnh chân móng trên bò sữa.
Từ những thực tế đã nêu trên, được sự chấp nhận của Bộ môn Chăn Nuôi
Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM kết
hợp với đề tài của Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam, dưới sự hướng dẫn của
PGS – TS. Lê Đăng Đảnh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
các biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm móng trên bò sữa tại Xí nghiệp
Chăn nuôi An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tỷ lệ bệnh chân móng trên bò sữa sinh sản của trại qua mỗi tháng,
và nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp phòng và điều trị bệnh về móng trên đàn bò
sữa. Từ đó rút ra một số kết luận giúp ích cho các nhà chăn nuôi bò sữa địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu liên quan đến:
Cấu trúc chuồng trại, nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, chỉ số THI
Quy trình chăm sóc, vệ sinh bò sữa và chuồng trại, sát trùng chuồng trại
Số cá thể bò bị bệnh về móng
Liệu trình điều trị bệnh chân móng của trại
Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần

Lấy mẫu dịch viêm để phân lập vi trùng gây bệnh và kháng sinh đồ


 


Chọn bò thí nghiệm và bổ sung chất đệm NaHCO3 vào trong khẩu phần
Lấy mẫu máu bò sữa để phân tích hàm lượng acid lactic
Thử nghiệm điều trị bệnh về móng bằng Intra Hoof-fit Gel và bằng dung
dịch CuSO4 5 %


 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN BÒ SỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Quá trình hình thành
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Bò sữa Thành
phố Hồ Chí Minh tiền thân là Khu kinh tế mới Phạm Văn Cội II, thành lập từ sau
ngày 30/04/1975 với cơ sở vật chất ban đầu do người dân các quận Tân Bình, quận
4, quận 10, cùng với Liên đội 9 Thanh niên xung phong TP. HCM xây dựng.
Sau giai đoạn khai hoang phục hóa vùng kháng chiến cũ (mật khu Hố Bò),
năm 1977, Khu kinh tế mới Phạm Văn Cội II chuyển thành Nông trường Phạm Văn
Cội II, sau đó đổi tên thành Nông trường Chà Dơ, rồi thành Nông trường Quốc
doanh An Phú.
Từ năm 1987, chuyển thành Công ty Bò sữa TP. HCM thuộc Sở Nông nghiệp
Thành phố, theo quyết định số 63/QD/UB cấp ngày 26/02/1992 của UBND TP. HCM

và trở thành đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn từ tháng
12/1996.
Đầu năm 2004, do yêu cầu tăng cường năng lực của đơn vị, Nông Trường
Phạm Văn Cội I được sát nhập vào Công ty Bò sữa Tp. HCM. Tháng 9/2007, nhận
chứng chỉ ISO 9001:2000 cho Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú. Tháng 12/2007, Công ty
Bò sữa chuyển thành Công ty TNHH MTV Bò sữa TP. HCM.
2.1.2 Vị trí địa lý
Công Ty Bò sữa TP. HCM tọa lạc tại ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi,
TP. HCM (nằm trên tỉnh lộ 15 về phía tây, cách quốc lộ 22 về phía đông 20 km).


 


Xí Nghiệp Chăn Nuôi An Phú là thành viên của Công Ty TNHH MTV Bò
Sữa TP. HCM, ở ấp An Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, Tp. HCM.
2.1.3 Tình hình tổ chức và hoạt động của Công ty
Công Ty TNHH MTV Bò Sữa TP. HCM gồm nhiều đơn vị trực thuộc theo cơ
cấu tổ chức và hoạt động được tóm tắt qua Sơ đồ 2.1.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BÒ SỮA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NÔNG TRƯỜNG
PHẠM VĂN CỘI

XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
AN PHÚ

XÍ NGHIỆP KHAI THÁC

MỦ CAO SU MÂY SẮC

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
MỦ CAO SU PHÚ MỸ
HƯNG

TRẠI 1

TRẠI 2

TRẠI 3

TRẠI 4

TRẠI 5

TRẠI 6

TRẠI 7

TRẠI 8

Trung tâm
chuyển giao kỹ
thuật

XÍ NGHIỆP CHĂN
NUÔI ĐÀ LOAN

TRẠI



Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Bò sữa Tp. HCM


 


2.2 SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI AN PHÚ
2.2.1 Diện tích và cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Chăn nuôi An Phú
Xí nghiệp chăn nuôi An Phú gồm có:
 Diện tích nhà kho, chuồng trại là 40 ha
 Diện tích đồng cỏ chăn thả là 320,37 ha
 Diện tích đồng cỏ tưới (dùng cắt cho bò ăn) là 127,07 ha
Xí nghiệp chăn nuôi An Phú quản lý 9 trại, trong đó:
 Trại 1 nuôi bò Lai Sind
 Trại 2 nuôi bò Lai Sind và Brahman
 Trại 3 nuôi bò sữa hậu bị
 Trại 4 và 5 nuôi bò sữa
 Trại 6 nuôi bò Droughtmaster
 Trại 7 nuôi bò Brahman
 Trại 8 nuôi bò đực vỗ béo
 Trại chăn nuôi dê
Ngoài ra, Xí nghiệp còn thực hiện công tác chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và
trồng cỏ cho khách hàng.
2.2.2 Nguồn nước
Trại có giếng khoan riêng, cách xa nguồn gây ô nhiễm 30 – 50 m, cung cấp
nước uống cho bò và vệ sinh chuồng trại. Nguồn nước mặt có tầng nước vào mùa
mưa sâu từ 3 – 8 m, mùa nắng sâu từ 6 – 8 m. Nguồn nước ngầm được khai thác bằng
cách khoan giếng công nghiệp có lượng nước nhiều nằm ở độ sâu 75 – 100 m, chất

lượng tốt nhưng chỉ dùng trong sinh hoạt.
2.2.3 Khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân cả năm là 28,1 0C; cao nhất là 30,3 0C vào tháng
4 dương lịch; thấp nhất 26,6 0C vào tháng 12 dương lịch.
Ẩm độ: ẩm độ tương đối trung bình cả năm 74 %; cao nhất là 82 % và thấp
nhất là 65 %.


 


Lượng mưa: bình quân cả năm là 1.779,4 mm; cao nhất vào tháng 10 dương
lịch 347,1 mm và thấp nhất vào tháng 3 dương lịch 0,5 mm.
Nắng
 Mùa nắng thường bắt đầu vào tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
 Số giờ chiếu nắng trong năm bình quân khoảng 2.525 giờ.
 Số giờ chiếu sáng mỗi ngày trung bình khoảng 6,7 – 7,2 giờ.
Gió
 Đầu tháng 3 đến tháng 5: gió mùa đông nam.
 Đầu tháng 5 đến giữa tháng 9, 10: gió mùa tây nam.
2.2.4 Chuồng trại
Kiểu hình chuồng trại: trại được xây dựng theo kết cấu kiên cố 2 dãy
chuồng quay đầu vào nhau có lối đi ở giữa, mái lợp bên trên và xung quanh chuồng
để hở. Máng ăn ở hai bên của lối đi, máng uống ở bên ngoài. Mỗi dãy chuồng được
lắp 3 – 4 quạt điện công suất lớn, và 4 – 5 quạt gió lắp trên mái chuồng.
Mái chuồng: chuồng lợp 2 mái đôi hở tạo độ thông thoáng tốt; khoảng cách
từ nền đến mái thấp nhất là 3 m, đỉnh mái cao nhất so với nền chuồng là 5,5 m. Mái
chuồng lợp bằng tole lạnh.
Nền chuồng: làm bằng bê tông, có xẻ rãnh, có lợp tấm đan bằng bê tông phía
trên rãnh thoát nước ở giữa phía trong chuồng. Độ dốc nền chuồng từ 3 – 5 0,

khoảng thời gian ráo nền chuồng sau khi xịt rửa từ 15 – 20 phút.
2.2.5 Phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng
Hình thức chăn nuôi: nuôi nhốt trong chuồng, bò vận động tự do. Kết hợp
chăn thả ra đồng cỏ ngày 2 lần, sáng từ 7 – 8 giờ, chiều từ 2 – 3 giờ đối với bò sữa
hậu bị và bò khô sữa.
Mật độ nuôi: 7 – 14 m2/con.
Phương thức cho ăn: cho ăn ngày 2 lần vào 6 giờ 30 phút buổi sáng và 14
giờ buổi chiều. Cho bò ăn thức ăn tinh (hỗn hợp cám FF40 và hèm bia hòa nước),
sau đó cho bò ăn thức ăn thô (cỏ tươi, cỏ ủ chua).
Loại thức ăn: bao gồm


 


 Thức ăn thô xanh: cỏ voi, cỏ voi lai, cỏ VA – 06, cỏ tím, cây bắp
ngậm sữa.
 Thức ăn ủ chua: hỗn hợp thân bắp ngậm sữa và cỏ tươi ủ chua.
 Thức ăn tinh: Cám hỗn hợp FF40 của hãng Proconco dành cho bò
sữa.
Hèm bia của Công ty bia Sài Gòn
Vệ sinh chuồng nuôi: phân được hốt dọn 2 lần trong ngày, xịt rửa chuồng và
tắm bò 2 lần trong ngày. Phân được chở ra ngoài hố ủ riêng của xí nghiệp. Rãnh
thoát nước hở xung quanh dãy chuồng.
Sát trùng chuồng trại: định kì sát trùng chuồng 7 – 10 ngày/lần, sử dụng
máy phun áp suất cao để phun thuốc sát trùng.
Công tác thú y: tiêm vaccine lở mồm long móng và vaccine tụ huyết trùng
định kì 6 tháng/lần.
Khai thác sữa: vắt sữa ngày 2 lần, buổi sáng lúc 4h30 – 6h, buổi chiều lúc
16h30 – 18h. Vắt sữa bằng máy, khu vắt sữa có lót tấm đệm bằng cao su. Sữa sau

khi vắt được làm lạnh ở 4 0C, được thu mua bởi công ty sữa Vinamilk.
2.3 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.3.1 Stress nhiệt
Nhiệt luôn luôn sinh ra trong cơ thể bò do trao đổi chất và sự lên men thức
ăn trong dạ cỏ. Bò càng cao sản thì lượng nhiệt sinh ra càng nhiều. Đối với đàn bò
sống ở vùng ôn đới thì lượng nhiệt này sẽ giúp ổn định thân nhiệt. Tuy nhiên, đối
với đàn bò sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam thì lượng nhiệt này cần
thải ra môi trường.
Nhiệt độ môi trường luôn thay đổi nhưng nhiệt độ cơ thể luôn duy trì ổn định
ở 38,4 – 39 0C vì cơ thể có cơ chế điều tiết nhiệt. Tuy nhiên, bò đang cho sữa sự
sinh nhiệt gấp đôi bò không cho sữa nên dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi
trường, bò càng cao sản thì càng chịu ảnh hưởng nhiều, đặc biệt tác hại trong giai
đoạn đỉnh cao của chu kỳ sữa. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên kết hợp với nhiệt


 


sinh ra trong cơ thể lớn hơn sự thải nhiệt của cơ thể ra môi trường thì thân nhiệt
tăng quá 39 0C xuất hiện stress nhiệt.
Khả năng thải nhiệt của bò sữa phụ thuộc vào hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ,
được biểu hiện qua chỉ số nhiệt ẩm THI (Temperature – Humidity Index), được tính
theo công thức:
THI = td – (0,55 – (0,55*RH/100))*(td – 58)
td: nhiệt độ bình thường 0F = (0C*9/5) + 32
RH (Relative Humidity): ẩm độ tương đối
Mức độ stress nhiệt của bò sữa liên quan chặt chẽ với giá trị THI như sau:
THI < 72: không stress
THI: 72 – 78: stress nhẹ
THI: 78 – 89: stress trung bình

THI: 89 – 98: stress nặng (Nguồn: Dr. Frank Wersma, 1990)
Tác động của stress nhiệt lên điều kiện sinh lý và khả năng sinh sản của bò
sữa đã được hình thành rõ ràng. Dấu hiệu đầu tiên của stress nhiệt là bò đổ mồ hôi
và thở dốc. Sản lượng sữa có thể giảm 10 %. Stress nhiệt vào cuối thời gian mang
thai sẽ làm giảm trọng lượng của bê và sau đó là giảm sản lượng sữa. Bò cạn sữa
được ở trong bóng mát sẽ sinh ra bê có trọng lượng lớn hơn và sản lượng sữa cao
hơn những con không sống trong bóng râm (Delaval, 2001).
Ở khí hậu nóng, bò phải sử dụng quá nhiều năng lượng chỉ để hạ nhiệt làm
mát cơ thể (cách duy nhất đó là thở). Do đó thay vì sử dụng năng lượng chuyển hóa
từ thức ăn để sản xuất thêm sữa thì chúng lại phải dùng rất nhiều phần năng lượng
tạo ra đó để hạ nhiệt và làm mát cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta tạo ra môi trường
chuồng trại mát mẻ, bò khỏe mạnh hơn, hiệu quả của quá trình chuyển hóa năng
lượng từ thức ăn sẽ được cải thiện, năng suất sữa cao hơn.


 


2.3.2 Điều kiện vệ sinh
Một môi trường sạch sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của các mầm bệnh và tạo
được tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe của gia súc.
2.3.2.1 Vệ sinh chuồng nuôi
Vệ sinh chuồng nuôi có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi.
Hàng ngày, chuồng trại phải quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông
rãnh thoát phân và nước thải. Nếu có chất lót nền chuồng, không nên để phân quá
lâu trong chuồng. Vào mùa mưa phải dọn mỗi tuần một lần, mùa khô có thể kéo dài
hơn, nhưng hàng ngày phải độn thêm để chuồng luôn luôn khô ráo. Hàng năm định
kỳ quét vôi, tẩy uế, kiểm tra toàn bộ chuồng để tu sửa những nơi bị hư hỏng.
2.3.2.2 Vệ sinh môi trường chung quanh chuồng nuôi
Tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm làm cho mỗi

khu chăn nuôi thành một khu an toàn dịch bệnh. Cần chú ý vệ sinh khu vực chuồng
nuôi để đảm bảo cho đất và không khí trong khu chuồng trại không bị nhiễm bẩn.
Hơn nữa, hộ nuôi cần phải có điều kiện xử lý phân và nước thải để hạn chế đến mức
thấp nhất mọi khả năng lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi,
đặc biệt là nguồn lây từ ruồi, nhặng.
2.3.2.3 Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải
Hệ thống xử lý chất thải phải được thiết kế cẩn thận ngay từ đầu để tránh ô
nhiễm môi trường vì lượng phân, nước tiểu, nước rửa chuồng hàng ngày thải ra rất
lớn. Trước hết, cần có hệ thống cống rãnh thoát nước để cho nước bẩn chảy thoát
khỏi nền chuồng.
Hố chứa phân phải cách chuồng ít nhất là 5 m và cách giếng nước uống ít
nhất là 100 m.
Cần bố trí hố ủ phân phù hợp để tận dụng toàn bộ phân và cỏ ăn thừa cũng
như chất độn chuồng đưa vào hố ủ phân nhằm tăng khối lượng phân bón ruộng,
tăng thu nhập cho người chăn nuôi, nhưng vẫn bảo đảm vệ sinh. Nếu có điều kiện,
tốt nhất nên xây bể chứa biogas để sản xuất khí cho đun nấu, kết hợp tiệt trùng nâng
cao chất lượng phân và vệ sinh môi trường.

10 
 


2.3.3 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của bò sữa
Bò sữa thuộc loài nhai lại có dạ dày chia làm 4 túi, trong đó ba túi gồm dạ
cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách, gọi chung là dạ dày trước, không có các tuyến tiết dịch
tiêu hóa mà vai trò chủ yếu là tiếp nhận thức ăn ợ lên miệng để nhai lại và nghiền
nát thức ăn nhờ quá trình lên men bởi vi sinh vật. Túi thứ 4 là dạ múi khế, còn gọi là
dạ dày thực, có hệ thống tuyến tiêu hóa phát triển mạnh (Nguyễn Xuân Trạch,
2003).
Đặc điểm nổi bật về tiêu hóa của thú nhai lại là sự lên men ở dạ cỏ nhờ vào

hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Thức ăn được lên men ở dạ cỏ tạo thành các acid
béo bay hơi (ABBH), CH4, CO2, đồng thời còn sản sinh một lượng năng lượng đáng
kể dưới dạng ATP. Nhờ nguồn năng lượng này giúp vi sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và
phát triển. Ngoài ra, trong quá trình lên men còn tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt
không có lợi cho quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ.
Gia súc nhai lại khai thác năng lượng chủ yếu từ các ABBH. Các ABBH
được tạo ra trong quá trình vi sinh vật phân giải cellulose cung cấp nguồn năng
lượng chủ yếu đối với gia súc nhai lại: từ 66 – 75 % số năng lượng cung cấp cho cơ
thể (Hoàng Văn Tiến, 1995). Như vậy, nuôi bò sữa cũng chính là nuôi hệ vi sinh vật
dạ cỏ.
2.3.3.1 Sơ lược dạ cỏ
Dạ cỏ chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu,
chiếm 85 – 90 % dung tích dạ dày, 70 – 75 % dung tích đường tiêu hóa. Dạ cỏ chia
làm 2 phần: túi nang lưng và nang bụng; chia làm 3 lớp: lớp trên chứa đầy hơi, lớp
giữa chứa thức ăn thô, lớp dưới cùng chứa chất lỏng. Khi thức ăn vào dạ cỏ, tùy
thuộc vào thành phần (chất xơ, chất lỏng) mà thức ăn đi vào nơi cố định. Nhờ hoạt
động của dạ cỏ, thức ăn sẽ được trộn đều và tạo thành môi trường lý tưởng cho hoạt
động của vi sinh vật dạ cỏ, đặc biệt là vi khuẩn tiêu hóa chất xơ. Theo Đinh Văn Cải
và ctv (1995), dạ cỏ là trung tâm tiêu hóa quan trọng nhất của loài nhai lại. Dạ cỏ
chứa thức ăn thô và không có enzyme tiêu hóa, sự tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ chủ yếu
nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ.

11 
 


2.3.3.2 Hệ vi sinh vật dạ cỏ và vai trò của vi sinh vật với vật chủ
Chủng loại vi sinh vật dạ cỏ rất phong phú và thuộc về 3 nhóm chính: vi
khuẩn, protozoa và vi nấm. Theo Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch
(2003), hệ vi sinh vật sống và phát triển mạnh trong dạ cỏ khi nhiệt độ được duy trì

ở 38 – 42 0C, ẩm độ 80 – 90 %. Tuyến mang tai luôn tiết nước bọt, bảo đảm cho
chất chứa dạ cỏ được thấm ướt và giữ cho pH ổn định (pH dạ cỏ = 6,5 – 7,1), thích
hợp cho vi sinh vật hoạt động.
Vi khuẩn
Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ 109 - 1011 tế bào/g chất chứa dạ cỏ (Nguyễn
Xuân Trạch, 2003), vi khuẩn sinh sản thêm 7 % mỗi giờ. Số lượng vi khuẩn tăng
theo nồng độ dưỡng chất khẩu phần và khối lượng thức ăn ăn vào của thú. Trong dạ
cỏ, vi khuẩn ở thể tự do chiếm 30 % và 70 % vi khuẩn sống bám vào các mảnh thức
ăn, nếp gấp biểu mô, cơ thể protozoa. Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ nên phần
lớn vi khuẩn sẽ bị cuốn đi và tiêu hóa khi vào dạ múi khế và ruột non. Vì vậy, số
lượng vi khuẩn ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trọng để xác định tốc độ công
phá và lên men thức ăn. Vi khuẩn dạng tự do này thay đổi theo khẩu phần, cách
nuôi dưỡng, thời gian sau khi cho ăn.
Trong dạ cỏ có khoảng 100 loài vi khuẩn, được chia thành các nhóm:
 Vi khuẩn phân giải cellulose
 Vi khuẩn phân giải tinh bột, glucid hòa tan
 Vi khuẩn phân giải các chất chứa nitơ
Nguyên sinh động vật (protozoa)
Tổng số protozoa trong 1 ml dịch dạ cỏ là 105 – 106 (Preston và Leng, 1987).
Khi khẩu phần thức ăn nhiều xơ và ít đường hòa tan thì mật độ nguyên sinh
động vật thấp (< 105 protozoa/ml dịch dạ cỏ); ngược lại, khẩu phần giàu tinh bột và
đường hòa tan thì số lượng protozoa lên đến 4.106 protozoa/ml dịch dạ cỏ (Preston
và Leng, 1987).
Có khoảng 120 loài protozoa trong dạ cỏ. Phần lớn protozoa ở dạ cỏ thuộc
lớp trùng tơ, được chia thành 2 nhóm chính:

12 
 



 Entodiniomorphs (chủ yếu là Entodinia spp.)
 Holotrichs (chủ yếu là Isotricha spp. hoặc Dasytricha spp.)
Trong đó, Entodiniomorphs có nhiều trong dạ cỏ khi thú ăn khẩu phần nhiều
xơ và tinh bột; còn loài Holotrichs có mặt nhiều khi khẩu phần nhiều cỏ non và
đường hòa tan.
Vi nấm
Nấm yếm khí trong dạ cỏ là loài vi sinh vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa
thành phần cấu trúc thực vật từ bên trong. Chức năng của nấm trong dạ cỏ là mọc
chồi, phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ bền chặt của cấu trúc này,
góp phần làm tăng sự phá vỡ của các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự công
phá của nấm tạo điều kiện cho vi khuẩn và men của chúng bám vào các cấu trúc tế
bào và tiếp tục quá trình phân giải cellulose.
2.3.3.3 Vai trò tiêu hóa chất dinh dưỡng của hệ vi sinh vật dạ cỏ
Tiêu hóa cellulose
Bò sữa là động vật nhai lại nên thức ăn thực vật chủ yếu là cỏ, rơm.
Cellulose và hemicellulose là thành phần cấu tạo của các tế bào thực vật, rất khó
tiêu hóa do có sự liên kết giữa cellulose, hemicellulose và lignin. Dưới tác động của
vi nấm, phá vỡ màng cellulose và để lộ những thành phần bên trong của tế bào như
tinh bột, đường, protein… tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men hoạt động.
Sản phẩm tiêu hóa chất xơ trong dạ cỏ bao gồm 4 loại ABBH:
 Acid acetic (C2) chiếm 60 – 70 %
 Acid propionic (C3) chiếm 15 – 20 %
 Acid butyric (C4) chiếm 10 – 15 %
 Các ABBH khác chiếm 2 – 5 %
Các ABBH sau khi xâm nhập vào máu theo hệ thống tĩnh mạch chuyển đến
gan, ở đây chúng được tổng hợp thành glycogen và tiếp theo sẽ được chuyển thành
glucose khi cần thiết. Các ABBH cũng bị oxi hóa trong tế bào để tạo thành năng
lượng nhất là khi dùng co các cơ vận động; có thể dùng để tổng hợp các acid béo và

13 

 


các chất béo trong sữa. Cuối cùng, chúng được dùng để tổng hợp đường lactose
trong thành phần của sữa.
Tỷ lệ các ABBH tạo ra trong quá trình tiêu hóa chất xơ rất khác nhau tùy vào
khẩu phần ăn của thú. Nếu khẩu phần nhiều xơ thì tỷ lệ tiêu hóa toàn bộ khẩu phần
giảm xuống và tăng tỷ lệ acid acetic. Nếu khẩu phần nhiều thức ăn tinh thì tăng tỷ lệ
acid propionic và giảm acid acetic, giảm sự phát triển của các vi khuẩn phân giải
cellulose. Nếu quá nhiều thức ăn tinh, trong dạ cỏ sẽ xảy ra quá trình lên men lactic.
Acid lactic làm giảm pH dạ cỏ, từ đó ức chế hoạt động vi sinh vật lên men chất xơ ở
dạ cỏ. Acid lactic được tạo ra sẽ thâm nhập vào máu gây ra bệnh gọi là “acidose”.
Nếu khẩu phần có glucid hòa tan (như rỉ đường hoặc bã mía ép thủ công còn chứa
lại một số đường saccarose), sẽ làm giảm tỷ lệ acid acetic và tăng lượng acid
butyric. Hiện tượng tăng acid butyric sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp mỡ
trong sữa.
Chất bột đường
Chất bột đường trong thức ăn chủ yếu là tinh bột và đường đa. Vi khuẩn và
protozoa phân giải tinh bột thành polysaccharide, glycogen, amilopectin. Những
đường đa này sẽ tiếp tục được lên men để tạo thành các acid béo bay hơi, trong đó
sự lên men dần của amilopectin có ý nghĩa trong sự ngăn ngừa lên men quá mạnh,
hình thành quá nhiều thể khí có thể gây chướng bụng, đầy hơi sau khi bò ăn nhiều
thức ăn tươi xanh non vào dạ cỏ. Các đường dễ tan như: disaccharide,
monosaccharide từ thức ăn và quá trình phân giải cellulose và hemicelulose sẽ được
len men tạo thành các acid béo bay hơi và một lượng lớn là acid lactic.
Chất đạm (protein)
Vi sinh vật trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp được các acid amin thiết yếu
qua nhiều giai đoạn. Protein trong thức ăn vào dạ cỏ sẽ bị men protease của vi
khuẩn cắt các nối peptid của các đại phân tử thành các polypeptid, men
polypeptidase của hệ vi sinh vật tiếp tục cắt polypeptide thành các acid amin và qua

phản ứng khử amin tạo ra NH3, CO2. Vi khuẩn sẽ sử dụng nitrogen trong NH3 kết

14 
 


×